Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Nghiên cứu khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn ở một số vùng ven biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 215 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
============

NGUYỄN TIẾN HẢI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHẮN SÓNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN
Ở MỘT SỐ VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2008


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
============

NGUYỄN TIẾN HẢI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHẮN SÓNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN
Ở MỘT SỐ VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC


Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Vương Văn Quỳnh

HÀ NỘI – 2008


-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam là quốc gia có tới hơn 3000 km bờ biển, nằm hoàn toàn trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và trải dài trên đường di chuyển của phần lớn
các trận bão được hình thành từ vùng Biển Philippin và Biển Đông. Dưới ảnh
hưởng của giải hội tụ nhiệt đới và hàng chục trận bão mỗi năm ở Việt Nam
thường xuyên xuất hiện thời tiết mưa to và gió mạnh dữ dội. Đây là nguyên
nhân chủ yếu của hiện tượng sóng mạnh ven biển gây tổn hại lớn cho kinh tế
xã hội và môi trường ở nhiều vùng ven biển Việt Nam.
Với xu hướng nóng lên chưa đảo ngược được của khí quyển trái đất, sự
gia tăng tất yếu của hiện tượng thời tiết mưa to và gió mạnh thì lũ lụt và sóng
dữ được dự báo là còn thường xuyên và nguy hiểm hơn nữa ở nước ta. Vì
vậy, nghiên cứu những giải pháp chắn sóng ven biển là yêu cầu cấp bách của
thực tiễn phát triển đất nước.
Sử dụng rừng để chắn sóng ven biển là một trong những giải pháp đã
được khoa học và thực tiễn ở nước ta chấp nhận và không phải là giải pháp
mới. Tuy nhiên, trong thực tế ở nhiều nơi thì rừng phòng hộ đầu nguồn và
rừng ngập mặn ven biển lại không ngừng bị suy giảm cả về diện tích và trữ
lượng, còn thiệt hại do lũ lụt và sóng biển thì dường như mỗi ngày một

nghiêm trọng hơn.
Khi thảo luận về tình trạng trên người ta cho rằng nguyên nhân chủ yếu
là chúng ta chưa đánh giá được đầy đủ khả năng chắn sóng ven biển, chưa
xây dựng được những tiêu chuẩn cho rừng chắn sóng ven biển, chưa quy
hoạch được những diện tích cụ thể cần thiết cho việc bảo vệ và phát triển rừng
chắn sóng ven biển và chưa xây dựng được những giải pháp tổng thể cho
quản lý sử dụng hiệu quả loại rừng phòng hộ này.


-2-

Vì không đánh giá đúng vai trò chắn sóng ven biển của rừng nên trong
một số trường hợp người ta chuyển chúng thành những diện tích nương rẫy,
chăn thả hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Vì chưa có tiêu chuẩn quản lý cho rừng
phòng hộ chắn sóng ven biển nên người ta đã khai thác một cách quá mức làm
mất đi khả năng chắn sóng ven biển của rừng. Vì chưa có quy hoạch cụ thể
mà ở một số nơi người ta đã duy trì diện tích rừng chắn sóng nhiều quá mức
cần thiết làm giảm diện tích trồng trọt hoặc chăn nuôi, ngược lại ở một số nơi
khác người ta lại giữ rừng quá ít không đủ để thực hiện chức năng phòng hộ
của chúng. Do thiếu những giải pháp tổng thể cho quản lý rừng chắn sóng ven
biển nên các biện pháp được áp dụng thường không đồng bộ, chồng chéo và
không giải quyết được nhiều vấn đề của thực tiễn vừa mang tính kỹ thuật vừa
mang tính kinh tế và xã hội cho quản lý rừng.
Để khắc phục những tồn tại trên, đề tài tiến hành “Nghiên cứu khả
năng chắn sóng của rừng ngập mặn ở một số địa điểm ở Việt Nam”. Kết
quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xây dựng được các giải pháp khoa học
cho việc sử dụng rừng để chắn sóng ven biển trên quy mô cả nước ta.


-3-


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu về rừng ngập mặn và hiệu quả chắn sóng của các dải rừng
ngập mặn.
Rừng ngập mặn là tên chung của những dải rừng ven biển bị ngập
thường xuyên hoặc định kỳ bởi thuỷ triều. Với diện tích rộng, sinh khối lớn,
tổ thành đa dạng và đặc biệt là phân bố ở nơi “đầu sóng ngọn gió” rừng ngập
mặn được xem là đối tượng có giá trị kinh tế và sinh thái to lớn. Nó có khả
năng cung cấp gỗ củi và nhiều loại hải sản giá trị, có khả năng cố định bùn
cát, chắn gió, chắn sóng bảo vệ các nhà cửa, đồng ruộng và những công trình
kinh tế văn hoá ven bờ, góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường sống của
con người và thiên nhiên nói chung ở nhiều vùng duyên hải. Với ý nghĩa kinh
tế và sinh thái to lớn rừng ngập mặn đã trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều tác giả. Đến cuối thế kỷ XX các nghiên cứu đã được thực hiện ở hầu hết
các quốc gia có RNM. Chúng tập trung vào ba lĩnh vực chính: (1) - sự hình
thành đặc điểm cấu trúc và sinh thái RNM, (2)- giá trị kinh tế và sử dụng
RNM, và (3)- vấn đề kinh tế xã hội và chính sách cho quản lý RNM.
Các nghiên cứu về RNM thường dành một phần hoặc toàn bộ vào sự
hình thành cấu trúc và sinh thái rừng. Những vấn đề được hàng trăm tác giả
quan tâm đến là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, đặc điểm tổ thành,
quá trình tái sinh, diễn thế, sinh trưởng, phát triển, năng suất sinh học v.v…
Phân tích kết quả nghiên cứu của các tác giả cho phép đi đến một số kết luận
sau:
- Rừng ngập mặn trên thế giới có khoảng 18.107.700 ha, phân bố trong
phạm vi rộng ở các vùng biển ấm. Vị trí xa nhất của RNM ở Bắc bán cầu là
vịnh Agaba thuộc Hồng Hải (300B) và Nam Nhật Bản (320B); ở Nam bán



-4-

cầu là Nam Autralia (380N), đảo Chatham và phía Tây New Zeyland (440N)
(Walter,1971; Blasco F., 1984; Molony B. và M. Sheaves., 1995).
- Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng có khí hậu ấm và mưa nhiều.
Mặc dù có thể tồn tại ở những vùng nhiệt độ tháng lạnh nhất xuống đến 100C,
song thuận lợi nhất cho phát triển rừng ngập mặn vẫn là những vùng nhiệt độ
trung bình từ 200C trở lên và lượng mưa trên 1000 mm/năm (Larsson J., Folke
C. and Kautsky N., 1994).
- Đất RNM có nguồn gốc là phù sa lắng đọng ở nơi dòng nước yếu.
Lớp trên cùng của trầm tích là bùn và sét, phần dưới đã bắt đầu cứng chặt. Đất
RNM thường chứa nhiều chất dinh dưỡng do nước triều mang đến nhưng rất
thiếu oxy. Dưới rừng ngập mặn có quá trình tích lũy liên tục thực vật gẫy đổ
do già cỗi của nhiều thế hệ. Chúng lẫn trong đất tạo nên những tầng sinh phèn
dưới mặt đất làm cho lượng phèn tiềm tàng luôn ở mức cao. Hoạt động thủy
triều hàng ngày làm cho đất có độ mặn trung bình khoảng 15/oo - 25/oo. Tính
chất lý, hóa học của đất phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc của phù sa và trầm
tích (Sammut J. R.B., Callinan và G.C. Fraser, 1996b; Hutchings P. và
Saenger P., 1987; Lugo A.E. và Snedaker S.C., 1974).
- Nước triều là nhân tố tác động lớn nhất đến sự phân bố của cây RNM.
Ở đâu có nước triều vào sâu trong các cửa sông thì RNM cũng phân bố sâu
trong nội địa. Dòng nước ngọt do các sông, rạch đổ ra làm loãng độ mặn của
nước biển, phù hợp với sự phát triển của nhiều loài trong từng giai đoạn sống
nhất định của RNM.
- Danh lục thực vật của RNM thế giới với số loài dao động từ 50 đến
75 loài (Logo và Snedaker, 1974; Saenger và các cộng sự, 1983; Blasco,
1984). Các chi thực vật phổ biến nhất ở RNM thuộc các chi Mắm, Đước, Vẹt,
Dà, Giá và Bần. RNM là nơi cư trú của hàng chục loài thú, hơn 200 loài chim,



-5-

nhiều loài cá tôm và động vật nhuyễn thể. Tuy nhiên, do điều kiện ngập nước
và độ mặn cao nên tổ thành RNM thường đơn giản, hiện tượng ưu thế loài
thường rất rõ với cấu trúc phổ biến là một tầng cây gỗ. Có rất ít các loài cây
bụi và cây thân cỏ dưới rừng ngập mặn.
- Quá trình tái sinh dưới RNM là tái sinh lỗ trống hoặc tái sinh vệt.
Phần lớn cây RNM là loài ưa sáng mạnh, nên chúng chỉ thực sự tái sinh được
ở những ô trống do cây rừng gãy đổ tạo ra hoặc nơi bãi bồi bên ngoài (Phan
Nguyên Hồng, 1995; Turner, R.E. và R.R. Lewis III., 1997).
- Phù hợp với quá trình biến đổi của bãi bồi là một chuỗi gần như có
thứ tự của các quần xã RNM thay thế nhau, bắt đầu từ các quần xã tiên phong
như Mắm thuần loài, Mắm và Đước, Đước chiếm ưu thế đến các quần xã ổn
định hơn như Đước thuần loài, Đước hỗn giao với Đưng hoặc Vẹt, Đước hỗn
giao với Vẹt, Vẹt thuần loại, hỗn giao Ô rô, Giá, Bần, Cóc, Chà là hỗn giao
cây RNM và cây xâm nhập v.v...
- Ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và trên phù sa màu mỡ cây RNM thường
lớn nhanh và đạt kích thước to lớn tới vài chục met, trữ lượng rừng lên tới
hàng trăm m3/ha. Ngược lại ở những vùng Á nhiệt đới, trên đất xấu RNM
thường có dạng trảng cây bụi với chiều cao cây rừng giới hạn ở mức một vài
mét và tổng sinh khối không vượt quá 50 tấn/ha. Tốc độ sinh trưởng cây rừng
ngập mặn trong những năm đầu thường tăng lên, đến khoảng năm thứ 10 - 15
tăng trưởng ổn định và lại bắt đầu giảm dần. Vào khoảng 35 - 40 tuổi cây
rừng chuyển sang tuổi thành thục tự nhiên, kích thước cây rừng không tăng
nữa và nó bắt đầu già cỗi, gẫy đổ (Phan Nguyên Hồng, 1987; Lee,S.Y., 1999;
Đỗ Đình Sâm, 2005).
Nghiên cứu về khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn


-6-


Trong hầu hết các công trình nghiên cứu về RNM đều đề cập tới vai trò
phòng hộ bảo vệ môi trường, trong đó có vai trò chắn sóng biển của RNM.
Gayathri Sriskanthan (1994) đã khẳng định giống như các bãi trầm tích,
RNM có vai trò như đê chắn sóng của rạn san hô và làm phân tán năng lượng
và độ lớn sóng biển. Chúng góp phần quan trọng trong việc duy trì tính toàn
vẹn của dải ven biển (Phan Nguyên Hồng, 2004).
Bretchneider và Reid đã nghiên cứu sự giảm sóng do ma sát nền đáy ở
vùng không có thảm thực vật ngập mặn và nhận thấy rằng tại vùng nước sâu
không có thảm thực vật rừng ma sát nền không làm giảm chiều cao sóng
(Herbich, 2000).
Trước đây các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào khả năng của rừng
ngập mặn chắn sóng tạo bởi gió và thủy triều. Còn khả năng chắn sóng thần
chủ yếu được tiến hành trong những năm gần đây sau trận sóng thần gây thiệt
hại kinh hoàng ở Ấn Độ và nhiều nước Đông nam Á năm 2003 (Latief H. &
Hadi S. 2007).
Yoshihiro Mazda và cộng sự (1997) đã nghiên cứu tác dụng làm giảm
chiều cao của sóng biển khi đi sâu vào các đai rừng. Tác giả chỉ ra với RNM 6
năm tuổi với chiều dài đai rừng 1,5km có thể làm giảm chiều cao sóng từ 1m
ở ngoài biển còn 0,05m khi vào đến bờ. Còn khi nghiên cứu tác dụng của
rừng ngập mặn trong việc chống lại sóng thần, tác giả đã đưa ra kết luận là tác
động của thủy lực của sóng thần lên những khu rừng ngập mặn không thể tính
toán bằng các phương pháp nội suy từ thủy triều và sóng biển (Yoshihiro
Mazda và cộng sự, 2005). Các tác giả đã đưa ra những yêu cầu về đường kính
bình quân cây rừng ở vị trí ngang ngực (D1.3) và bề rộng đai rừng W đối với
những sóng thần có chiều cao (H) khác nhau (số ở bảng 2.1).
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản về sóng thần


-7-


Chiều cao sóng thần (H), m

3

Đường kính tối thiểu

rừng, (W), m

6

10

(D1.3), cm
Bề rộng tối thiểu của đai

4.5

20

7

10

35

100

100


Việc nghiên cứu các mô hình lý thuyết đã cho thấy tham số hệ số độ
nhám bề mặt của rừng được dùng để tạo mô hình hoá tác dụng của rừng có
thể được ước lượng từ các cuộc khảo sát hoặc các hình ảnh số về lớp thảm
thực vật. Thông tin này sau đó có thể được sử dụng để tạo mô hình và dự báo
những tác động của các đợt sóng thần tương lai. Các kết quả nghiên cứu đã
cho thấy sóng thần cũng như sự ngập úng giảm đi mỗi khi mật độ của rừng
tăng lên.
Kandasamy Kathiresan, Narayanasamy Rajendran (2005) đã nghiên
cứu "Vai trò của rừng ngập mặn ven biển trong việc giảm tác hại của sóng
thần" tại dọc bờ biển Parangippettai, bang Tamil Nadu, Ấn Độ đã khẳng định
sóng thần ít gây tổn hại về tài sản và sinh mạng cho những vùng có RNM.
Harada và cộng sự (2000) đã làm thí nghiệm thủy lực nghiên cứu khả
năng làm giảm tác động của sóng thần bởi nhiều mô hình khác nhau: rừng
ngập mặn, rừng ven biển, các khối chắn sóng, đá, nhà chắn sóng và kết luận
rằng rừng ngập mặn có tác dụng như những bức tường bê tông trong việc làm
giảm tác động của sóng thần, ngăn chặn sự phá hủy nhà cửa ở phía sau rừng.
Latief H. & Hadi S (2007) cho thấy có 4 cách thức mà rừng ngập mặn
làm giảm thiệt hại của sóng thần. (1)- ngăn giữ sự trôi dạt của các loại gỗ củi,


-8-

thuyền bè và các vật nổi - những thứ có thể gây tổn hại tới các công trình
trong quá trình trôi dạt. (2)- giảm vận tốc dòng chảy, vì vậy giảm độ sâu mực
nước ngập do sóng gây lên. (3)- cung cấp một mạng lưới che đỡ cho những
người bị sóng thần cuốn trôi. (4)- tích luỹ cát và tạo các dụn cát có tác dụng
như những vật cản trở sóng thần. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của rừng ngập
mặn có thể biến đổi nhiều phụ thuộc vào kích thước của cây, mật độ và chiều
sâu của rừng, một số mảnh rừng nhỏ sẽ có thể có tác dụng rất thấp hoặc
không có tác dụng phòng hộ gì. Trong trường hợp sóng thần quá lớn thì rừng

có thể không có tác dụng gì, thậm chí nó còn tăng sự tổn hại do các cây rừng
bị đổ và bật rễ lên, sau đó bị cuốn trôi vào phía lục địa.
Fritz H.M. & Blount C. Thematic paper (2006) đã tổng kết những
nghiên cứu về khả năng của rừng ngập mặn chắn sóng biển do bão. Các tác
giả nhận thấy để có tác dụng phòng hộ chắn sóng do bão thì rừng phải có bề
dày hàng km. Rừng ngập mặn có khả năng giảm sóng là do lực ma sát và sự
cản trở ở vùng đáy, thân và cả rễ cây rừng. Khả năng chắn sóng giảm khi
nước lên. Khi sóng lớn, tác động trong thời gian dài và mực nước dâng cao thì
tác dụng phòng hộ của rừng ngập mặn ven biển bị giảm thấp. Đối với các đợt
bão, rừng ngập mặn có thể giảm độ cao của sóng vào mức 0.5m trong từng
1km bề dày của rừng.
Kết qủa nghiên cứu tác hại của bão trong 3 làng ở Ở Ấn độ cho thấy
làng có rừng bị ảnh hưởng ít nhất và có sản lượng mùa màng cao nhất. Các
tác giả cũng cho thấy sử dụng rừng ngập mặn để chắn sóng là biện pháp rẻ
tiền và hiệu quả. Nó vừa có khả năng làm giảm cường độ và năng lượng của
sóng biển vừa để cho nước rút nhanh không gây tổn hại bởi sự ngập nước sau
bão như các đê nhân tạo. Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng các công trình
nhân tạo vừa đắt đỏ trong việc xây dựng và bảo dưỡng, vừa kém tác dụng và
thậm chí còn có thể gây nguy hại đối với gió bão.


-9-

Một số nghiên cứu đã khẳng định rừng ven biển không chỉ có tác dụng
giảm tổn hại của gió bão, bụi muối, xói mòn, các trận lốc và có thể cứu một
số người trong sóng thần mà còn làm tăng khả năng của hệ thống ven biển
trong việc cung cấp các dịch vụ cho con người, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo
vệ môi trường cho nhiều loài tôm cá. Tuy nhiên, các khu rừng ngập mặn như
“lá chắn sinh học” không thể có tác dụng phòng hộ hoàn hảo nếu không được
xem xét kỹ lưỡng trong việc quy hoạch sử dụng tài nguyên ven biển

(Wolanski E. 2007).
Phân tích kết quả nghiên cứu của thế giới về khả năng chắn sóng của
rừng ngập mặn cho phép đi đến những nhận xét sau:
- Nghiên cứu về khả năng chắn sóng do gió mạnh được thực hiện sớm
hơn và đạt nhiều thành tựu hơn là nghiên cứu về khả năng chắn sóng thần.
Phương pháp nghiên cứu khả năng chắn sóng thần của rừng ngập mặn được
thực hiện chủ yếu qua mô hình thí nghiệm hoặc thống kê thiệt hại do sóng
thần gây lên mà chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện trực tiếp trong
những đợt sóng thần thực tế.
- Các nghiên cứu đều khẳng định hiệu quả chắn sóng của rừng ngập
mặn. Tuy nhiên, vẫn chưa xây dựng được những tài liệu hướng dẫn cho việc
quy hoạch và quản lý một cách hiệu quả những dải rừng chắn sóng phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể của các địa phương.
- Các tài liệu công bố chủ yếu phản ảnh hiệu lực chắn sóng tổng hợp
của đai rừng ngập mặn, đó là khả năng làm suy yếu sóng biển sau các đai
rừng thí nghiệm. Những liên hệ chủ yếu là mức giảm chiều cao sóng biển
theo bề rộng của các đai rừng phòng hộ. Còn rất ít tài liệu công bố về liên hệ
giữa khả năng làm suy yếu sóng biển với các yếu tố cấu trúc rừng ngập mặn.
Trong thực tế thì khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn phụ thuộc nhiều vào


-10-

các yếu tố cấu trúc rừng như mật độ, chiều cao, đường kính thân, đường kính
tán cây rừng và bề rộng các đai rừng. Đây mới là cơ sở khoa học để thiết lập
các khu rừng ngập mặn có hiệu quả chắn sóng cao và phù hợp với các địa
phương.
1.2. Ở Việt Nam
- Những nghiên cứu về sinh thái rừng ngập mặn
Với diện tổng diện tích hàng triệu ha và ý nghĩa kinh tế môi trường

quan trọng rừng ngập mặn ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ rất sớm. Một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố như sau.
Công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về RNM ở Việt Nam là
luận án tiến sĩ của Vũ Văn Cương (1964) "Hệ sinh thái thực vật và thảm thực
vật khu vực Sài Gòn – Vũng Tàu miền Nam Việt Nam". Tác giả đã mô tả các
quần xã thực vật nước mặn, nước lợ của vùng Sài Gòn, Vũng Tàu và các yếu
tố đất.
Nguyễn Văn Thôn và Lâm Bỉnh Lợi (1972), đã xuất bản cuốn "Rừng
ngập mặn Việt Nam". Các tác giả đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học,
phân loại và lâm học của rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam.
Thái Văn Trừng (1978), trong cuốn "Thảm thực vật rừng Việt Nam
trên quan điểm hệ sinh thái" đã phân loại các kiểu rừng ngập mặn tương ứng
với từng kiểu thổ nhưỡng và thống kê các loài thực vật tham gia tổ thành rừng
ngập mặn ở cả 3 miền Nam, Trung và Bắc Bộ của Việt Nam.
Phan Nguyên Hồng (1970), trong đề tài luận án phó tiến sĩ đã trình bày
"Đặc điểm sinh thái, phân bố hệ thực vật và thảm thực vật rừng ven biển miền
Bắc Việt Nam".


-11-

Nghiên cứu về sinh trưởng và sinh khối của rừng ngập mặn ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là rừng đước của tác giả trong và ngoài
nước như Barry Clough (1996), Ong (1985), Phan Nguyên Hồng và Nguyễn
Hoàng Trí (1983), Viên Ngọc Nam (1996), Đặng Trung Tấn (2000) đã kết
luận rằng có thể yếu tố độ triều là nhân tố quyết định kết cấu rừng ngập mặn,
ngoài ra các điều kiện đất đai như loại đất, độ ngập nước, độ mặn và hàm
lượng chất hữu cơ là các yếu tố ảnh huởng đến sinh trưởng và sinh khối của
rừng ngập mặn.
Ngô Đình Quế (2000), đã dựa vào sự khác nhau về các điều kiện địa lý

tự nhiên để phân chia thảm thực vật rừng ngập mặn và đất ngập mặn ven biển
nước ta theo 3 miền: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thành 6 vùng và 12 tiểu
vùng.
Đào Văn Tấn (2003), trong công trình "Nghiên cứu độ mặn và thời
gian trồng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của Bần chua ở giai đoạn sau vườn
ươm" đã trình bày về ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh trưởng
của cây Bần chua.
- Những nghiên cứu về tác dụng phòng hộ của RNM
Ở Việt Nam, từ lâu người ta biết đến tác dụng chắn sóng của rừng ngập
mặn và hầu hết những công trình nghiên cứu về rừng ngập mặn đều đề cập
đến tác dụng chắn sóng. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về vai trò chắn
sóng của rừng ngập mặn thì còn rất ít, có thể kể đến một số công trình sau.
Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2005), đã nghiên cứu về "Vai trò của
rừng ngập mặn trong việc bảo vệ các vùng ven biển". Các tác giả chỉ ra rằng
bão và sóng biển làm vỡ hoặt sạt đê gây thiệt hại to lớn cho đời sống và sản
xuất chủ yếu ở những vùng không có rừng ngập mặn hoặc rừng ngập mặn đã
bị chặt phá.


-12-

Yoshihiro Mazda, Michimasa Magi, Mothoko Kogo, Phan Nguyên
Hồng (2005) đã nghiên cứu " Vai trò chắn sóng của rừng ngập mặn ở đồng
bằng Bắc Bộ, Việt Nam", các tác giả đã đề cập đến đặc điểm biến động của
mực nước triều, và ảnh hưởng của rừng ngập mặn đến mực nước triều.
Vũ Đoàn Thái (2005)., trong công trình "Bước đầu nghiên cứu khả
năng chắn sóng, bảo vệ bờ biển trong bão qua một số kiểu cấu trúc rừng
ngập mặn trồng ven biển Hải Phòng" đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chắn
sóng của một số kiểu trạng thái rừng trồng trong các trận bão số 2, 6, 7 (năm
2005), chỉ tiêu nghiên cứu là hệ số suy giảm độ cao sóng khi qua các dải rừng

ngập mặn. Kết quả nghiên cứu cho thấy RNM ở Hải Phòng có tác dụng làm
giảm đáng kể độ cao sóng trong bão. Tại thời điểm đo đối với rừng Trang 5
và 6 tuổi độ rộng 650m, rừng Bần chua 8 - 9 tuổi có độ rộng 920m và 650m,
độ cao sóng sau rừng giảm từ 77  88%. Mức độ giảm độ cao sóng trong bão
khi qua rừng phụ thuộc vào kiểu cấu trúc loại RNM và hướng sóng chuyền.
Tác giả đã kết luận rằng RNM có vai trò rất lớn làm giảm thiểu tác động phá
huỷ từ biển do sóng bão.
Nguyễn Danh Tĩnh (2007), khi thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ “Khả
năng chắn sóng của rừng ngập mặn ở một số vùng ven biển Thành phố Hải
Phòng” đã điều tra chiều cao sóng ở các điểm cách bìa rừng 0, 20, 40, 60 và
80m trên 6 tuyến qua 6 trạng thái rừng ngập mặn điển hình của vùng biển
Tiên Lãng - Hải Phòng. Việc điều tra được lặp lại 5 lần với những mức chiều
cao sóng ngoài bìa rừng khác nhau. Tác giả đã kết luận rằng chiều cao sóng ở
vị trí bất kỳ trong đai rừng có thể được xem là hàm số phụ thuộc vào chiều
cao sóng biển phía trước đai rừng, khoảng cách tới bìa rừng, mật độ và đường
kính tán trung bình của cây rừng. Căn cứ vào phương trình phản ảnh quy luật
giảm yếu chiều cao sóng biển khi vào sâu trong đai rừng và yêu cầu về chiều


-13-

cao sóng phía sau đai rừng ngập mặn không vượt quá 50cm tác giả đã xây
dựng được bảng tra bề rộng của đai rừng ngập mặn cần thiết theo mật độ, tuổi
rừng và chiều cao sóng cực đại phía trước đai rừng. Căn cứ vào kết quả
nghiên cứu của tác giả thì chiều rộng đai rừng ngập mặn cần thiết để chắn
sóng ở khu vực nghiên cứu sẽ dao động từ 600 đến 1100m tuỳ thuộc vào mật
độ và đường kính tán cây rừng ở tuổi trưởng thành.
Nguyễn Xuân Ngoãn (2007), trong đề tài luận văn thạc sỹ “ Nghiên
cứu tác dụng chắn sóng của một số trạng thái rừng ngập mặn tại xã Hoàng
Tân, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh” đã nghiên cứu quy luật giảm yếu

của chiều cao sóng biển khi vào sâu trong 4 đai rừng đại diện cho 4 trạng thái
rừng phổ biến ở khu vực. Tác giả đã kết luận mức giảm yếu của chiều cao
sóng trong đai rừng phụ thuộc vào chiều cao sóng trước đai rừng, chiều cao
và đường kính tán cây rừng và khoảng cách đến trước đai rừng. Từ kết quả
nghiên cứu tác giả đã xây dựng những bảng tra chiều cao sóng biển phía sau
đai rừng theo bề rộng theo các nhân tố ảnh hưởng.
Nhìn chung, những nghiên cứu về khả năng chắn sóng của rừng ngập
mặn ở Việt Nam mặc dù mới chỉ bắt đầu trong một vài thập kỷ nay, song
cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt về phương pháp nghiên
cứu. Kết của của chúng là tư liệu quan trọng để kế thừa và phát triển cho
những nghiên cứu hoàn chỉnh hơn nhằm sử dụng hiệu quả rừng ngập mặn để
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Chương 2
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung


-14-

Gúp phn xõy dng c s khoa hc cho qun lý rng chn súng Vit
Nam
2.1.2. Mc tiờu c th
- Nghiờn cu c im suy gim chiu cao súng bin khi vo sõu trong
rng ngp mn.
- Nghiờn cu cu trỳc v phõn b hp lý ca rng chn súng.
2.2. Ni dung nghiờn cu
ỏp ng c mc tiờu trờn, ti tin hnh nghiờn cu nhng ni
dung sau:

- Nghiờn cu c im cu trỳc cỏc trng thỏi rng ven bin.
- Nghiờn cu phõn b cỏc trng thỏi rng ven bin.
- Nghiờn cu c im suy gim chiu cao súng bin khi vo sõu trong
rng ngp mn.
- Nghiờn cu c im súng bin Vit Nam.
- Nghiờn cu cu trỳc v phõn b hp lý ca rng chn súng.
2.3. Gii hn nghiờn cu
- Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái
thái thảm thực vật thuộc khu vực Núi Luốt.
- Đề tài tập trung nghiên cứu độ ẩm đất với một số chỉ tiêu thủy văn
rừng quan trọng ở các ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu.
2.4. Phng phỏp nghiờn cu
2.4.1. Quan im v phng phỏp lun
Theo quan im h thng thỡ khi nghiờn cu hiu qu chn súng ca
rng khụng th khụng nghiờn cu c im ca chiu cao súng phớa trc ai


-15-

rừng, khoảng cách vào sâu trong đai rừng, bề rộng đai rừng, mật độ, kích
thước và hình dạng cây rừng, độ tan che rừng, độ nông sâu của mặt đất v.v...
- Nghiên cứu giải pháp chắn sóng ở Việt Nam chủ yếu hướng vào sóng
trên mặt biển do gió gây lên.
Sóng biển là hiện tượng dao động của nước theo chiều cao hoặc theo
chiều ngang trên mặt hoặc trong lòng biển. Sóng biển được hình thành do
nhiều nguyên nhân như gió, các dòng hải lưu, chấn động trong lòng đất, sự di
chuyển của tàu thuyền, các vụ nổ do con người gây lên v.v....
Sóng biển ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất và đời sống là
sóng trên mặt. Vì vậy, trong đề tài này thuật ngữ sóng biển được dùng để chỉ
sóng trên mặt. Chiều cao của sóng biển có thể dao động từ vài centimet đến

vài chục mét. Tuỳ theo chiều cao của sóng biển mà năng lượng tàng trữ trong
nó có khác nhau. Khi gặp phải các vật cản năng lượng dao động của sóng biển
được chuyển thành động năng xô đẩy vật cản theo hướng nâng lên và nhấn
xuống là chủ yếu. Tuy nhiên, cùng với tác động của gió các vật cản còn bị đẩy
hoặc trôi dạt theo hướng tiến của gió. Sóng biển càng cao, năng lượng của nó
càng lớn, tác động của nó vào vật cản càng mạnh. Khi chiều cao sóng vượt
quá khoảng 3m nó có thể lật được những tàu thuyền nhỏ, phá vỡ đê điều, đưa
nước mặn vào tàn phá các cánh đồng người ta gọi là sóng dữ hay sóng mạnh.
Thông thường khi tiến vào bờ, do tác động của thềm biển nông, chiều cao
sóng giảm nhanh. Vào đến bờ mà chiều cao sóng vẫn còn 5-10 m trở lên thì
sức tàn phá của nó trở lên ghê gớm. Người ta gọi đó là sóng thần. Sóng thần
có thể hình thành bởi những trận bão mạnh, hoặc do những chấn động dưới
lòng biển gây lên.


-16-

Trên thế giới còn rất ít nghiên cứu về sóng thần do động đất, chủ yếu vì
cơ hội gặp được sóng thần rất hiếm hoi, có thể vài chục năm thậm chí nhiều
hơn.
Trong đề tài này khi nghiên cứu hiệu quả chắn sóng của rừng, nhóm
nghiên cứu chọn đối tượng là sóng mặt do gió gây lên. Lý do trước hết vì
sóng biển ở nước ta chủ yếu do gió bão, còn do động đất dưới lòng biển là rất
hiếm. Hàng trăm năm qua Việt Nam vẫn chưa được chứng kiến một lần. Sóng
thần do động đất dưới lòng biển gây ra tuy rất nguy hiểm, nhưng xác suất xuất
hiện nhỏ nên tác động thực tế của nó đến sản xuất và đời sống ở nước ta là
không đáng kể, còn sóng mạnh do gió bão lại xảy ra hàng năm. Vì vậy,
nghiên cứu giải pháp chắn sóng biển do bão gây ra sẽ mang tính thực tiễn
hơn.
- Khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn và tiêu chí đánh giá hiệu quả

chắn sóng của rừng ngập mặn
Năng lượng và sức tàn phá của sóng biển phụ thuộc vào chiều cao của
nó. Khi vào sâu trong các đai rừng do ma sát với nền đáy, và tiêu tốn năng
lượng cho rung động cây cối mà năng lượng của sóng mất dần đi, chiều cao
sóng giảm dần. Mật độ cây rừng càng cao, kích thước cây rừng càng lớn và
khoảng cách vào sâu trong rừng càng xa thì năng lượng của sóng tiêu tốn
càng nhiều, chiều cao sóng càng ít, sức tàn phá của nó càng thấp. Khi gặp các
dải rừng chiều cao sóng và năng lượng của nó giảm dần, không gây những
xung động lớn làm ảnh hưởng đến các hiện tượng và quá trình khác của tự
nhiên, nên người ta gọi rừng là những tấm chắn sóng mềm. Khả năng chắn
sóng của rừng được xác định qua khả năng làm giảm chiều cao sóng khi vào
sâu trong đai rừng và hiệu quả chắn sóng của rừng là hiệu quả làm giảm chiều


-17-

cao súng. Tiờu chớ ỏnh giỏ hiu qu chn súng ca rng l mc gim chiu
cao súng khi vo sõu trong cỏc ai rng.
- Tiờu chun rng chn súng
S suy gim chiu cao súng khi vo rng ph thuc vo c im cu
trỳc rng v b rng ai rng. Vỡ vy, tiờu chớ dựng ỏnh giỏ kh nng
chn súng ca rng l mc gim chiu cao súng khi vo sõu trong ai rng.
Cũn tiờu chun rng chn súng l giỏ tr ca ch s tng hp c xõy dng
t cỏc ch tiờu cu trỳc v b rng ai rng m t ú tr lờn chiu cao súng
bt u gim xung di mc nguy him cho cỏc cụng trỡnh cn bo v.
Nh vy, tiờu chun rng chn súng thc cht l b giỏ tr ca cỏc ch
tiờu cu trỳc rng v b rng ai rng m t ú tr lờn chỳng lm cho ch s
tng hp vt quỏ mt giỏ tr nht nh v chiu cao súng gim xung di
mc nguy him. Chỳng s c xỏc nh trờn c s s dng phng trỡnh
biu din quy lut gim yu chiu cao súng khi vo sõu trong cỏc ai rng, v

chiu cao súng an ton vi cỏc cụng trỡnh cn c bo v.
Vỡ chiu cao súng bin v chiu cao súng an ton cho cỏc cụng trỡnh
cn bo v cỏc a phng khụng ging nhau, nờn tiờu chun rng chn
súng cỏc a phng cng khụng ging nhau. V nguyờn tc, nú c xỏc
nh theo phng trỡnh gim yu chiu cao súng trong cỏc ai rng, chiu cao
súng an ton vi cỏc cụng trỡnh cn bo v v chiu cao súng mnh phớa trc
ai rng. Chiu cao súng mnh cỏc a phng c xỏc nh trờn c s k
tha kt qu quan trc súng nhiu nm ca Tng cc Khớ tng Thy vn.

Do vậy, trong đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa độ
ẩm đất với tổng hợp các nhân tố cấu trúc rừng, địa hình, lượng mưa, v.v.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu


-18-

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa
Nhằm tiết kiệm vốn thời gian nghiên cứu và tăng độ chính xác của kết
quả nghiên cứu, đề tài đã kế thừa một số tài liệu cơ bản của khu vực nghiên
cứu như bản đồ hiện trạng rừng Núi Luốt, điều kiện cơ bản của khu vực
nghiên cứu, một số kết quả nghiên cứu về thủy văn rừng trước đó.
2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
* Xác định ô tiêu chuẩn: Từ bản đồ hiện trạng rừng khu vực nghiên
cứu và bản đồ địa hình. Tiến hành lựa chọn vị trí lập các ô tiêu chuẩn, sao cho
chúng phân bố trên các điều kiện khác nhau về cấu trúc rừng và địa hình. Đề
tài đã lập tổng số 43 ô tiêu chuẩn, trong đó có 27 ô tiêu chuẩn dưới rừng trồng,
các ô tiêu chuẩn còn lại ở dưới thảm thực vật khác. Diện tích ô tiêu chuẩn dưới
rừng trồng là 400 m2 ( 20 m x 20 m ), dưới thảm thực vật khác là 100 m2.
* Nội dung điều tra:
- Đặc điểm tầng cây cao:

+ Đo chu vi thân cây: Chu vi thân cây được xác định bằng thước dây ở
độ cao 1,3m cách mặt đất, độ chính xác đến mm.
+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn, m): Chiều cao vút ngọn được xác định
bằng thước đo cao Blumleiss có độ chính xác đến dm.
+ Đo chiều cao dưới cành (Hdc, m): Chiều cao dưới cành được xác định
bằng sào và thước dây có độ chính xác đến dm.
+ Độ tàn che tầng cây cao, độ che phủ cây bụi thảm tươi, thảm khô
được xác định như sau:
- Dùng thước ngắm quang học, thông qua hệ thống 80 điểm ngẫu nhiên.
- Tại mỗi điểm dùng thước ngắm thẳng đứng lên tán cây. Nếu gặp tán
cho giá trị bằng 1, không gặp tán cho giá trị bằng 0, nếu gặp mép tán thì


-19-

cho giá trị 0.5. Cách xác định độ che phủ của cây bụi thảm tươi, thảm khô
cũng tương tự như vậy.
+ Điều tra cây bụi thảm tươi, thảm khô được xác định như sau:
- Trong mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành lập 5 ô dạng bản (ODB), 4 ô ở 4 góc
và 1 ô ở giữa ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô là 4 m2 (2 m*2 m).
- Trên mỗi ô dạng bản điều tra các chỉ tiêu về loài cây chủ yếu, chiều
cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài.
- Xác định lượng cây bụi thảm tươi, thảm khô (kg/m2) bằng cân.
- Điều kiện địa hình:
+ Vị trí: Xác định vị trí tương đối của các ô tiêu chuẩn theo các vị trí
chân, sườn, đỉnh.
+ Độ cao: Độ cao của các ô tiêu chuân được xác định theo vị trí các
đường đồng mức trên bản đồ địa hình.
+ Độ dốc: Độ dốc tại mỗi ô tiêu chuẩn được xác định bằng địa bàn cầm
tay. Tại mỗi ô tiêu chuẩn đo ở 4 vị trí khác nhau, sau đó tính trị số bình quân.

+ Hướng dốc: Xác định bằng địa bàn cầm tay theo hướng phẫu diện.
+ Dạng địa hình: Xác định bằng quan sát và đối chiếu trên bản đồ.
- Điều kiện thổ nhưỡng:
+ Xác định độ ẩm đất: Mẫu phân tích độ ẩm được lấy định kỳ ngày một
lần ở 13 ô tiêu chuẩn tại khu vực Núi Luốt, trong khoảng thời gian hơn 2
tháng, dùng khoan lấy mẫu ở các tầng đất 0 10 cm, 20 30 cm, 50 60 cm.
+ Xác định tỷ trọng, dung trọng: Mẫu được lấy ở các phẫu diện bằng
ống dung trọng đến hết tầng đất. ở những phẫu diện có độ sâu dưới 100cm, lấy
mẫu ở các tầng 0 -10 cm, 20 -30 cm, 50 - 60 cm, 80 cm. ở những phẫu diện có
độ sâu lớn hơn 100 cm, lấy mẫu ở các tầng 0 -10 cm, 20 30 cm, 50 60 cm,


-20-

80 cm, 100 cm, 120 cm.
+ Xác định độ xốp: Độ xốp được xác định thông qua dung trọng và tỷ
trọng của đất.
2.4.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp
- Các chỉ tiêu điều tra về cấu trúc rừng được thống kê và xác định theo
những phương pháp nghiên cứu trong Lâm sinh học và điều tra rừng.
- Các chỉ tiêu về độ ẩm, dung trọng, tỷ trọng, độ xốp của đất được xác
định theo phương pháp phân tích truyền thống tại Phòng phân tích đất của Bộ
môn Quản lý môi trường Trường Đại học Lâm nghiệp.
+ Độ xốp của đất được xác định theo công thức:
ĐX% =

dD
*d
100


(2.1)

Trong đó: ĐX là độ xốp của đất (%)
d là tỷ trọng của đất (gam/cm3).
D là dung trọng của đất (gam/cm3).
+ Độ ẩm của đất được xác định theo công thức:
Wđ% =

m2 m3
m3 m1

* 100

Trong đó: Wđ là độ ẩm đất (%).
m1 là trọng lượng hộp nhôm (gam).
m2 là trọng lượng đất ẩm và hộp nhôm (gam).
m3 là trọng lượng đất khô và hộp nhôm (gam).
- Phân tích quan hệ giữa các đại lượng:

(2.2)


-21-

Khi phân tích quan hệ giữa các đại lượng, đề tài đã sử dụng phương
pháp phân tích thống kê đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm Data Anlysis
trong bảng tính Excel.

Cỏch tip cn trong ỏnh giỏ hiu qu chn súng ven bin ca rng
+ i tng nghiờn cu trong ỏnh giỏ hiu qu chn súng ven bin

ca rng
Mi h thng trong t nhiờn u cú ranh gii c v mt khụng gian,
thi gian v nhng c thự ca nú. Trong nghiờn cu khoa hc thỡ ngi ta
thng xỏc nh i tng nghiờn cu l nhng h thng cha ng cỏc hin
tng v quỏ trỡnh cn nghiờn cu. Ranh gii ca chỳng c xỏc nh l gii
hn m trong ú cỏc hin tng nghiờn cu cũn quan h mt thit vi nhau.
Khi nghiờn cu hiu qu gim l ca rng v nghiờn cu thu vn núi
chung, gii hn ca h thng c xỏc nh l ranh gii cỏc lu vc. ú l
nhng din tớch mt t m quỏ trỡnh tớch lu v vn chuyn nc din ra
tng i c lp vi nhng din tớch xung quanh. thun tin cho vic thu
thp v phõn tớch d liu, i tng nghiờn cu rng gim l trong ti ny
c xỏc nh l cỏc lu vc va v nh. iu ny ớt nht cng m bo tớnh


-22-

đồng nhất nhất định về lượng mưa trong toàn lưu vực - một nhân tố thường bị
sai số nhiều khi xác định cho các vị trí khác nhau trong lưu vực bằng phương
pháp nội suy không gian.
Khi nghiên cứu hiệu quả chắn sóng của rừng thì giới hạn của hệ thống
thường được xem là phạm vi cách phía trước đai rừng 1-2 lần chiều cao của
nó cho đến cách phía sau đai rừng 10 - 20 lần chiều cao của nó. Đây là phạm
vi ảnh hưởng của rừng đến chiều cao sóng về cả phía trước và phía sau đai
rừng. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là một số lưu vực
vừa và nhỏ điển hình ở vùng cao và một số dải rừng ngập mặn và khoảng
trống cách 1- 20 lần chiều cao về phía trước và sau đai rừng.
Cách tiếp cận trong xây dựng phương pháp xác định bề rộng và cấu
trúc cần thiết của các đai rừng chắn sóng ven biển, xác định diện tích và
phân bố rừng giảm lũ cần thiết ở các lưu vực.
Phương pháp xác định bề rộng và cấu trúc cần thiết của các đai rừng

chắn sóng ven biển:
Phương pháp xác định bề rộng và cấu trúc cần thiết của các đai rừng
chắn sóng ven biển được xây dựng trên cơ sở phân tích phương trình phản
ảnh quy luật giảm chiều cao sóng khi vào sâu trong đai rừng, cùng với những
thông tin đầu vào là chiều cao sóng mạnh phía trước đai rừng và chiều cao
sóng cần thiết để bảo vệ các công trình phía sau đai rừng.
Xây dựng phương pháp xác định bề rộng và cấu trúc cần thiết của các
đai rừng chắn sóng ven biển là việc phân tích và đưa ra các bước công việc
đảm bảo từ phương trình phản ảnh quy luật giảm chiều cao sóng vào, chiều
cao sóng mạnh phía trước đai rừng và chiều cao sóng an toàn đối với các công
trình cần bảo vệ v.v... xác định được đặc điểm cấu trúc và bề rộng đai rừng
cần thiết phù hợp với mỗi vùng sinh thái của vùng duyên hải Việt Nam.


-23-

Phương pháp xác định diện tích và phân bố rừng cần thiết cho giảm lũ
ở các lưu vực:
Phương pháp xác định diện tích và phân bố cần thiết của rừng giữ nước
giảm lũ được xây dựng trên cơ sở phân tích phương trình liên hệ giữa hệ số
tăng lũ với tỷ lệ diện tích rừng quy chuẩn và tiêu chuẩn rừng giữ nước. Xây
dựng phương pháp xác định diện tích và phân bố rừng cần thiết cho việc giảm
lũ là việc phân tích để đưa ra các bước công việc đảm bảo từ phương trình
phản ảnh quy luật giảm lũ theo tỷ lệ diện tích rừng quy chuẩn, tiêu chuẩn rừng
giảm lũ và đặc điểm các lưu vực v.v... xác định được diện tích và phân bố
rừng cần thiết để giảm lũ cho mỗi lưu vực.
(3). Nghiên cứu khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn ven biển
Năng lượng và sức tàn phá của sóng biển chủ yếu phụ thuộc vào chiều
cao của nó, còn tác dụng chắn sóng của rừng ngập mặn thực chất là tác dụng
ngăn cản làm triệt tiêu dao động của sóng, làm giảm chiều cao và sức tàn phá

của nó. Hiệu quả ngăn sóng của rừng ngập mặn chủ yếu liên quan đến mật độ,
kích thước cây rừng và khoảng cách vào sâu trong rừng hay bề rộng của giải
rừng. Vì vậy, nhóm tác giả nghiên cứu tác dụng chắn sóng của rừng qua việc
phân tích biến đổi chiều cao sóng ở những khoảng cách khác nhau trong các
giải rừng ngập mặn có cấu trúc khác nhau.
Nhóm nghiên cứu đã thiết lập 21 tuyến điều tra chiều cao sóng biển,
trong đó có 4 tuyến ở Yên Hưng Quảng Ninh, 2 tuyến ở Cát Bà và 5 tuyến ở
Tiên Lãng Hải Phòng, 4 tuyến ở Tiền Hải Thái Bình, và 6 tuyến ở Cần Giờ
TP. Hồ Chí Minh . Các tuyến có hướng vuông góc với đường bờ biển.
+ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng ven biển.
Tại mỗi tuyến điều tra sóng biển đề tài thiết lập 2-4 ô tiêu chuẩn điển
hình đại diện cho các trạng thái rừng với những mật độ khác nhau. Những chỉ


×