Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

tiết 2 phân bố dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.73 KB, 6 trang )

GV: Ngô Thị Hồng
Ngày soạn: /08/2017
Ngày giảng:
/08/2017(7A)
/08/2017(7B)

Trường THCS Hoàng Tân

Tiết 2:

SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới.
- Nhận biết sự khác biệt cơ bản và sự phân bố 3 chủng tộc chính trên thế giới.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ dân số, bản đồ tự nhiên thế giới.
- Nhận biết qua tranh ảnh và trên thực tế 3 chủng tộc chính trên thế giới.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS về sự bình đẳng của các chủng tộc.
4. Kỹ năng sống.
- Tư duy: tìm kiếm và xử lí thông tin( HĐ 1,2)
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, giao tiếp , hợp
tác khi làm việc nhóm( HĐ1,2)
- Làm chủ bản thân( HĐ1)
- Thể hiện sự tự tin( HĐ1)
5. Định hướng năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,
năng lực tính toán.
* Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống kê,


năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. Chuẩn bị .
- Lược đồ phân bố dân cư trên thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới.
- Tranh ảnh về người của 3 chủng tộc chính.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận.
4. Tiến trình bài giảng.
1.ổn định, tổ chức.(1’)
Lớp
Sĩ số
Vắng
7A
7B
2.Kiểm tra bài cũ(5’)
? (1) - Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?
Giáo án Địa 7

Năm học 2017- 2018


GV: Ngô Thị Hồng
Trường THCS Hoàng Tân
? (2) - Bùng nổ dân số xảy ra khi nào ? nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết ?
HS. Trả lời được:
(1) - Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao
động hiện tại và trong tương lai của 1 địa phương.
(2) - Bùng nổ dân số xảy ra khi dân số tăng nhanh, tăng đột ngột do tỉ lệ sinh cao,
tỉ lệ tử giảm nhanh. (Tỉ lệ gia tăng dân số bình quân lên 2,1%).
- Nguyên nhân
- Sự gia tăng dân số không đồng đều trên thế giới.

+ Dân số ở các nước phát triển đang giảm.
+ Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển.
- Hậu quả: Nhiều trẻ em, gánh nặng về ăn, ở, học, y tế, việc làm,...
- Cách giải quyết: - Nhiều nước có chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội tích
cực để khắc phục bùng nổ dân số
3.Bài giảng mới.
GV. - Bài trước các em đã được tìm hiểu về tình hình dân số thế giới vậy dân số thế
giới phân bố ra sao ? Trên thế giới có các chủng tộc nào? bài hôm nay chúng ta cùng
tìm hiểu.
Hoạt động : - Tìm hiểu sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới(18’)
Mục tiêu:- HS hiểu được khái niệm về MĐDS, chỉ ra được sự phân bố dân cư
trên TG.
- + HS hình thành các năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng hình ảnh
- Phương pháp: quan sát, phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm.
- Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật mảnh ghép
HĐộng của GV và HS
Nội dung
- GV phân biệt rõ 2 thuật ngữ “dân số” và “dân cư” yêu
1. Sự phân bố dân cư.
cầu học sinh đọc thuật ngữ mật độ dân số.
+ “Dân số” là tổng số người ở trong một lãnh thổ được
xác định tại một thời điểm nhất định.
+ “Dân cư” là tất cả những người sống trên một lãnh
thổ).
HS. Đọc thuật ngữ “Mật độ dân số” sgk/187.
Hoạt động nhóm:
- Áp dụng tính mật độ dân số ở bài tập 2 - sgk/9
+ HS: Làm BTập theo nhóm bàn (2 phút) – Báo cáo kết
quả.

+ GV. Chuẩn xác:
\ Việt Nam: 2,38 người/km2
\ Trung Quốc: 1,33 người/km2
- MĐ dân số: là số người TB
Giáo án Địa 7

Năm học 2017- 2018


GV: Ngô Thị Hồng
Trường THCS Hoàng Tân
\ Inđônêxia: 1,07 người/km2
sống trên 1km².
? So sánh và nhận xét về mật độ dân số của nước ta so
với Inđônêxia, Trung Quốc, thế giới?
- Việt Nam có mật độ dân số rất cao.
?Qua kết quả bài tập 2, hãy khái quát công thức tính
MĐDS?
Dân số (người)
= Mật độ dân số (người/km2).
Diện tích (km2)
? Áp dụng tính: Mật độ dân số thế giới năm 2002 biết:
- diện tích các châu: 149 triệu km2.
- dân số: 6.294 triệu người.
=> Mật độ 42 người/km2.


- Quan sát lược đồ hình 2.1.sgk/7 cho biết:
? Một chấm đỏ thể hiện bao nhiêu người ?
-500.000 người.

? Có khu vực chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa thớt, nơi
không có nói lên điều gì?
-Nơi dày -> đông người; nơi thưa -> ít người; không có ->
không có người sinh sống.
? Quan sát lược đồ: em thấy dân cư thế giới phân bố
ntn?
GV. Đưa bản đồ tự nhiên thế giới.
Thảo luận.
( 4 nhóm – 2 phút)
GV phân thành 4 mảnh ghép nhỏ:
?N1: Các khu vực đông dân chủ yếu phân bố tập trung
ở những đâu?
?N2: Khu vực thưa dân nằm ở những vị trí nào?
?N3: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố dân cư
không đồng đều?
?Chú ý vị trí gần hay xa biển, là đồng bằng hay thung
lũng sông lớn, là vùng núi, vùng hoang mạc, địa cực?
?N4: ở VN có những giải pháp nào hạn chế sự phân bố
dân cư không đồng đều ?
? Tại sao có thể nói rằng: “Ngày nay con người có thể
sống ở mọi nơi trên Trái Đất”?
GV phân thành 1 mảnh ghép lớn:
N5: Đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới?
HS thảo luận, đại diên nhóm trình bày, nhận xét.
Giáo án Địa 7

- Dân cư phân bố không đều
trên thế giới.
+ Những nơi đông dân: nơi có
KT phát triển, điều kiện sống và

GT thuận lợi như đồng bằng, đô
thị hay vùng khí hậu ấm áp, mưa
nắng thuận hoà đều có dân cư
tập trung đông đúc.
+ Các vùng núi, vùng sâu, vùng
xa, giao thông khó khăn, vùng
cực giá lạnh hoặc hoang mạc,...
khí hậu khắc nghiệt có dân cư
thưa thớt.
- Ngày nay con người có thể
sống ở mọi nơi trên Trái Đất

Năm học 2017- 2018


GV: Ngô Thị Hồng
Trường THCS Hoàng Tân
HS. - Với những tiến bộ về phương tiện đi lại, kĩ thuật
hiện đại, khoa học kĩ thuật phát triển con người có thể
khắc phục những trở ngại để sinh sống ở bất kì nơi đâu
trên thế giới.
GV nhận xét, chốt, ghi bảng
HĐ2. Các chủng tộc(14’)
Mục tiêu:- HS hiểu và trình bày được nội dung đặc điểm các chủng tộc trên
thế giới dụng hình ảnh
- Phương pháp: quan sát, phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm.
- Kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Phương pháp hình thành biểu tượng Địa lí

? Đọc thuật ngữ “Chủng tộc”/ sgk/186.

? Trên thế giới có mấy chủng tộc chính? Là những
chủng tộc nào?
- Có 3 chủng tộc chính.
? Căn cứ vào đâu để chia dân cư trên thế giới ra thành
các chủng tộc ?
- Căn cứ vào hình thái bên ngoài: da, tóc, mắt…
Thảo luận.
(3 nhóm – 2 phút)
? Tìm hiểu về 1 chủng tộc (trên cơ sở quan sát tranh
ảnh, sgk và trên thực tế) về:
- Đặc điểm về hình thái ?
- Địa bàn sinh sống chủ yếu ?
+ N1: Môn – gô – lô- it (Da vàng).
+ N2: Nê – grô-it (Da đen).
+ N3: Ơ-rô-pê-ô-it (Da trắng)
HS. Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhóm khác
nhận xét bổ sung.
GV. Chuẩn xác bằng bảng phụ – nội dung kiến thức
Tên
Đặc điểm hình thái
Địa bàn sinh sống
chủng
bên ngoài cơ thể
chủ yếu
tộc
- Da màu vàng:
- Chủ yếu ở Châu
Giáo án Địa 7

2. Các chủng tộc:


- Dựa vào hình thái
bên ngoài (màu da, tóc,
mắt, mũi) dân cư thế
giới chia thành 3 chủng
tộc chính là Mongoloit
(Châu Á), Nêgroit
(Châu Phi ) Ơropeoit
( Châu Âu)

Năm học 2017- 2018


GV: Ngô Thị Hồng
Trường THCS Hoàng Tân
Môn+ Vàng nhạt (Mông Cổ, Á
gô-lô-it Mãn Châu).
+ Vàng thẫm (Hoa, Việt,
(Da
Lào)
vàng)
+ Vàng nâu (Cam-puchia, In-đô-nê-xi-a).
- Tóc đen, mượt, dài.
Mắt đen, mũi tẹt.
Nê- Da nâu đậm, đen. Tóc - Chủ yếu ở Châu
grô-it
đen, ngắn và xoăn.
Phi.
(Da
- Mắt đen, to. Mũi thấp,

đen)
rộng. Môi dày.
- Da trắng hồng, tóc - Chủ yếu ở châu
Ơ-rômàu nâu hoặc vàng gợn Âu, châu Mĩ.
pê-ô-it súng.
(Da
- Mắt xanh hoặc nâu.
trắng)
Mũi dài, nhọn và hẹp.
Môi mỏng.
GV: Các chủng tộc trên hợp huyết và tạo ra nhiều chủng
tộc người lai khác nhau.
? Người Việt Nam chủ yếu thuộc chủng tộc nào ?
-HS trả lời
GD đạo đức:
? Có ý kiến cho rằng chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít cao quý
hơn các chủng tộc khác có đúng như vậy không ?
- Mở rộng: Sự khác nhau giữa các chủng tộc là đặc điểm
về hình thái bên ngoài, bên trong mọi người đều có cấu
tạo cơ thể như nhau. Sự khác nhau bên ngoài do di
truyền, không có chủng tộc nào thấp hèn hơn hoặc cao
quý hơn. Trước kia có sự phân biệt chủng tộc gay gắt
giữa chủng tộc da trắng và da đen . Ngày nay sự phân biệt
chủng tộc không còn , các chủng tộc đã chung sống, làm
việc, học tập, ở tất cả mọi nơi trên thế giới
? Là một HS em thấy mình cần có ý thức, trách nhiệm
gì để góp phần giữ gìn đoàn kết giữa các dân tộc?
- Luôn tự hào về dân tộc Việt, gìn giữ và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, đòan kết với bạn bè.
Giáo án Địa 7


Năm học 2017- 2018


GV: Ngô Thị Hồng
Trường THCS Hoàng Tân
- Chung tay xây dựng một tập thể sống hòa thuận hơn
với bạn bè, biết cách giải quyết những mối bất hòa nảy
sinh.
4. Củng cố.(4’)
HS. Đọc ghi nhớ sgk/9.
GV: em còn có những thắc mắc gì về thành phần nhân văn của môi trường nữa
không?
HS: trình bày trong 1 phút
5.Hướng dẫn về nhà(2’)
- Về nhà : Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 9 sách giáo khoa.
- Làm bài tập trong vở bài tập, tập bản đồ Địa lí 7.
GV:
- Áp dụng công thức tính MĐDS năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu
nhận xét:
Tên nước

Diện tích (km2

Dân số ( triệu
người)

Việt Nam

329.314


78,7

Trung Quốc

9.597.000

1273

In-đô-nê-xi-a
Thế giới

1.919.000
149.000.000

Kết quả
người/km2

206,1
6.294

Nhận xét
- Chuẩn bị bài 3: “Quần cư. Đô thị hoá”:
V.Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………...................
..................

Giáo án Địa 7


Năm học 2017- 2018



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×