Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CAO SẢN TOÀN TẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.44 KB, 33 trang )

THƯƠNG HIỆU VÀNG CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM

VƯỜN CÂY GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO ISLAND
Add: 77/5 Bình Thuận 1, Hòa Ninh, Long Hồ, Vĩnh Long
ĐT: (84-70) 859 859 Fax: (84-70) 954 222 HP: 0913.960 543

CÂY SẦU RIÊNG CAO SẢN
--------------------------------------CHƯƠNG I
ĐẠI CƯƠNG VỀ TRỒNG TRỌT
VÀ ĐẶC TÍNH CÂY SẦU RIÊNG

I. MỞ ĐẦU :
Nói đến trồng trọt thì phải gắn liền đế những điều kiện tự nhiên như: đất đai, nước, ánh sáng,
thời tiết... và một yếu tố rất quan trọng khác là chủng loại cây giống có phù hợp với xu thế phát triển
kinh tế ngành thì mới đạt được hiệu quả lợi nhuận cao và lâu dài.
Khi chọn giống cây trồng lâu năm mà phẩm chất kém, năng suất thấp và không ổn định hay
giống cây trồng không phù hợp với tính chất thì dễ dẫn đến thất bại và khó điều chỉnh (vì sau thời gian
xây dựng cơ bản thường từ 2 - 3 năm và sau đó vài năm vườn cây mới bộc lộ rõ những nhược điểm cơ
bản). Trong trường hợp nầy phải cải tạo tòan bộ đất đai và chọn giống thích hợp để gây dựng lại từ dầu
hay ít ra phải tiêu tốn nhiều công sức, thời gian để điều chỉnh lại.
Do đó, khi lập vườn phải thận trọng nghiên cứu về đất đai, những điều kiện tự nhiên có liên
quan và phải quan tâm đặc biệt về giống. Khâu chọn giống phải đạt được các yếu tố cơ bản như: năn
suất cao và ổn định để nâng cao hiệu quả kinh tế, phẩm chất tốt để thỏa mãn nhu cầu của thị trường,
sức chống chịu và khả năng tăng trưởng cao sẽ giảm được chi phí đầu từ, rút ngắn thời gian sinh
trưởng, tuổi thọ của cây sẽ lâu dài hơn.
Sau đây là vài vấn đề cần nghiên cứu về đìêu kiện tự nhiên, đặc tính sinh lý di truyền của cây
sầu riêng.
II. ĐẤT ĐAI VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
Cây trồng muốn sống và tăng trưởng phải có môi trường để bám vào và nhận các chất dinh
dưỡng, nước, oxy... Các điều kiện tự nhiên khác như ánh sáng, nhiệt độ, thủy triều hay mức thủy cấp
bình quân, lượng mưa trong năm, độ ẩm của không khí... và những tác nhân khác bổ sung khi cần


thiết, sẽ giúp cây tăng trưởng và phát triển.
A. Đất đai và phân bón :
1. Đất đai là môi trường cơ bản để cây sống và tăng trưởng :
- Mỗi lọai cây trái thích nghi với lọai đất nhất định. Tùy loại, đặc tính sinh lý, sinh thái mà nó
phân bổ rộng hay hẹp trên khu vực địa lý thích hợp.
- Cải tạo lý tính và hóa tính cho đất là điều kiện không dễ dàng, nhất là cải tạo hóa tính, vìbón
phân khoáng vào đất thường không thấy ngay kết quả. Kỹ thuật bón phân, thời điểm bón, chu kỳ bón


tùy thụôc vào mỗi lọai cây, lọai đất, sự tăng trưởng, mùa vụ... rất phức tạp. Cải tạo lý tính thì gặp khó
khăn vì cuốc xới sâu cây bị đứt rễ, làm rối lọan sinh lý, sinh trưởng.
- Cây ăn trái lâu năm thường có rễ cọc ăn sâu vào đất. Đất xấu cần nhiều phân bón mà qui trình
bón phân hóa học cho mỗi loại cây, từng vùng đất lại chưa có "bài bản" cụ thể, thường dựa vào kinh
nghiệm, độ chừng... Vì vậy, trên đất xấu cây sống không lâu, dẫn đến hiệu quả kinh tế kém.
- Kết cấu tùy thụôc vào các yếu tố: hạt đất, độ ẩm, oxy trong đất.
• Đất xét nặng, hạt đất mịn, kết dính rất chặt mùa khô thì nứt nẻ, tưới khó thấm; mưa thì oi
nước, làm đất không thoáng , cây dễ bị úng rễ.
• Đất cát thì kết cấu không chặt chẽ nên rất thoáng, dễ thoát nước, cây ít bị úng, nhưng chất
dinh dưỡng lại nghèo nàn.
• Tốt nhất là đất cát pha hay sét pha, đất phù sa ven sông rạch ao hồ có nhiều chất mùn bả hữu
cơ, đất đỏ Bazan
- Đất thoáng là điều kiện giúp cây hấp thu chất khí và các chất dinh dưỡng trong đất. Hàm
lượng nước trong đất có vị trí rất quan trọng nếu thiếu nước cây bị khô héo, kiệt quệ, thừa nước cây dễ
bị úng rễ. Mùa khô nên giữ ẩm cho đất bằng cách dùng rơm rạ, cỏ khô, bả xơ dừa... phủ xung quanh
gốc và bón nhiều phân hữu cơ để tạo thành chất mùn cung cấp dinh dưỡng cho cây.
2. Phân là nguồn dinh dưỡng nuôi cây :
- Đối với cây ăn trái lâu niên, lý tính của đất có tầm quan trọng cho năng suất và tuổi thọcủa
cây. Sầu riêng có rễ cọc ăn rất sâu và rễ bàng ăn lan rộng.
Ở vùng đất bạc màu, đất sét nặng, trước khi trồng nên đào những hố rộng và sâu để theo từng
lớp và phơi đất cho khô. Khi đắp mô nên trộn thêm một lượng phân hữu cơ, phân lân, vôi bột để bổ

sung chất dinh dưỡng cho đất hay nâng cao độ PH.
- Dân gian có câu: "Người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân". Vì thế hơn ba thập niên qua nông
dân đã biết sử dụng phân bón hóa học làm cho năng suất cây trồng tăng một cách đáng kể. Sử dụng
phân bón hóa học nên căn cứ vào những nghiên cứu tòan diện về tính chất đất trên từng vùng sản xuất,
thậm chí trên từng thửa đất; hay ít nhất cũng phải dựa vào những kinh nghiệm hay thủ nghiệm thăm dò
tỏ ra có hiệu quả.
Những chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất không dủ để bảo đảm nâng cao năng suất nên phải
thường xuyên bổ sung phân cho đất. Bón phân nhằm tăng lượng phân dự trữ ở trạng thái dễ tiêu trong
đất cho cây lâu năm. Hàm lượng phân bón không được vượt quá tỉ lệ cho phép và phải cân đối giữa
đạm, lân, kali, các yếu tố đa lượng hay vi lượng.
- Bón phân phải dựa vào tính chất của đất mới đẹm lại kết quả. Có trường hợp bón phân vào
đất chất nầy là nhằm phát huy tác dụng của chất khác.
Thí dụ như bón vôi nhằm phát huy tác dụng của đạm dễ tiêu cho cây hơn là để nâng cao độ PH.
Trên vùng đất phèn phân bón đạm đơn thuần cho cây không tốt, đôi khi đưa đến kết quả tệ hại hơn. Ở
đây vai trò của chất lân rất quan trọng. Giai đọan đầu khi chỉ cần bón phân, sau đó bón thêm đạm thì
lân sẽ làm cho chất đạm phát huy tác dụng.
Vai trò của lân không làm "hạ phèn" cho đất như có người lầm tưởng (vì hầu hết các lọai phân
lân đều mang tính "phèn").


Ở vùng đất đồi, đòi hỏi nhiều Kali, trước khi cần đạm, kết quả sẽ ngược lại nếu ta đem áp dụng
lên đất phù sa có hàm lượng Kali cao.
Các khoáng trung lượng và vi lượng thường trong đất có không đủ hoặc không cân đối. Tùy
theo trường hợp cụ thể bổ sung cho cây trồng trực tiếp hoặc gián tiếp. Các khóang vi lượng cần cho
cây trồng như: S (ưu hùynh), Mg (Magie), Bo, Fe (Sắt), Cu (đồng), Zn (kẽm), Mn(Mangan), Mo
(Molipden)... bổ sung trực tiếp bằng cách sử dụng các chế phẩm phân vi lượng hay các muối khoáng
hòa tan vào nước theo tỉ lệ thích hợp để xịt trực tiếp lên thân, cành và lá của cây. Bề mặt dướic của lá
có khả năng hấp thụ cao hơn mặt trên có thể đến 6 lần. Bổ sung gián tiếp bằng cách bón hay tưới phân
khoáng vào đất hiệu quả tuy chậm nhưng lâu bền hơn.
B. Các điều kiện tự nhiên có vai trò kích thích hay kiềm hãm sự tăng trưởng của cây :

1. Lượng mưa trong năm :
Mỗi lọai cây có tính chống chịu khác nhau. Cây sầu riêng tuy chịu hạn tốt ở giai đọan trưởng
thành nhưng cây con rất cần nước và lượng nước phải điều hòa. Vấn đề nước cung cấp cho cây trồng
do mưa rất quan trọng. Ở miền Nam trung bình có từ 4 - 5 tháng khô. Từ Bảo Lộc (Lâm Đồng) có
lượng mưa cao nhất và phân bố khá đều, chỉ có khỏang 3 tháng khô, nhờ đó cây trái dễ sinh trưởng và
tươi tốt quanh năm. Vùng Phan Rang, lượng mưa trung bình hàng năm thấp nhất, cây trồng ở đây phải
quan tâm đúng mức việc cấp nước vào mùa khô, nên trồng những lọai cây có tính chịu hạn cao.
Vùng đất đồi, vùng đất xám, vùng đất đỏ kết cấu không chặt và giữ nước tốt. Khi cây trưởng
thành bộ rễ ăn sâu, nên trongnhững tháng hạn cây có thể chịu đựng được.
Vùng đất sét nặng phải có biện pháp thoát nước tốt trong mùa mưa lũ và cấp nước trong những
tháng khô hạn. Đất sét nặng giữ nước rất chặt, có thể tạo nên "mực nước chết" kéo dài làm rễ cây
thiếu oxy, bị ngộp và bị úng. Đến mùa khô hạn đất sẽ nứt nẻ, nếu không được cuốc xới lên, nước tưới
khó thấm.
Vào mùa mưa thường xảy ra những giông bảo. Ở Nam Bộ, mỗi năm phải chịu ảnh hưởng vài
chục cơn giông, đôi khi kèm theo gió xoáy và chịu ảnh hưởng cả chục cơn bảo. Cây sầu riêng cao sản
tán lá khá rộng và mang nhiều cành lá, sản lượng trái cao, nếu gặp giông bảo dễ gây tổn hại, nhất là
sầu riêng trồng bằng cành chiết không có rễ cọc, chỉ có rễ bàng ăn nông, mưa dầm nhiều ngày đất
nhão, thân mang nhiều cành trái, gặp giông bảo dễ bị lật gốc. Nếu đã trồng bằng cành chiết, trước mùa
mưa nên có kế hoạch chống đổ ngã. Lưu ý phòng khi dùng cọc hoặc dây để cố định cây vô ý làm cây
bị tổn thương.
2. Nhiệt độ và ánh sáng :
Cây ăn quả nhiệt đới cần nhiệt độ bình quân và ánh sáng khá cao. Sầu riêng là một lọai cây háo
nhiệt và ánh sáng (kể từ năm thứ hai trở đi).
- Nhiệt độ: Biên độ tối thích để cây sầu riêng tăng trưởng từ 20 độ C - 28 độ C. Miền Nam
Trung bộ, miền Đông Nam bộ và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở nơi có độ pH không quá
thấp hay nhiễm mặn, trồng sầuriêng đều được.
Nhiệt độ xuống đến 16 độ C và lên đến 40 độ C trong thời gian ngắn cây không bị ảnh hưởng
lớn.
- Ánh sáng: Ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp, tích lũy chất hữu cơ và giúp cho năng suất
cao hơn. Lượng ánh sáng trung bình trong ngày và cả năm khá cao là yếu tố thuận lợi cho sự sinh



trưởng cây sầu riêng. Sau 10 - 15 tháng kể từ khi trồng, cây cần nhiều ánh sáng. Cây thiếu ánh sáng ít
phân cành, cành lá yếu ớt. Cây đủ ánh sáng sẽ tăng trưởng nhanh, tăng sức chống chịu sâu bệnh và rút
ngắn thời gian phát dục.
Để cây nhận được ánh sáng tối đa, khi lên tiếp hoặc bố trí cây trồng nên chọn hướng sao cho
cây có thể nhận được nhiều ánh sáng nhất. Bình thường nên xẻ mương liếp và trồng theo hướng Đông
Tây. Ở triền đồi hay vùng đất có độ dốc cao nên nghiên cứu chọn hướng thích ứng.
Ánh sáng mặt trời đi đôi với sự gia tăng nhiệt độ và những bức xạ có hại (tia tử ngọai) vào giữa
trưa dễ làm hại cây con lúc mới trồng. Giai đọan cây ra lá non thiếu nước làm lá bị héo rụn và có thể bị
chết. Ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đất nhiều ngày sẽ làm giảm độ ẩm nhanh chóng, tia tử ngoại sẽ
diệt dần các vinh vật, nên các chất hữu cơ có trong đất khó phân hủy để biến thành chất mùn làm thức
ăn cho cây. Tình trạng nầy kéo dài sẽ làm cho đất bị chai cằn, bạc màu. Để tránh tình trạng đó, vào
mùa khô, nên dùng vật liệu dễ tìm để che phủ theo xung quanh mô trồng.
3. Thủy triều và mức thủy cấp :
Vùng đồng bằng sông Cửu Long thủy triều và mức thủy cấp có liên quan mật thiết đến sự cấp
nước, chống úng, độ pH của đất. Những ảnh hưởng đó thường rõ rệt.
- Các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ, một phần của tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng
Tháp, những vùng đất cận các nhánh sông Tiền, sông Hậu có biên độ thủy triều cao trung bình 2,5m
đến 3m. Nếu đất thoát nước tốt, có đê bao chống lũ an toàn, chủ động giữ mức thủy cấp phục vụ nhu
cầu tưới tiêu, xả phèn, xả mặn hay ngăn chặn phèn tiềm tàng theo những mạch mao dẫn lên tầng đất
mặt là nơi thuận lợi cho nghề trồng sầu riêng. Nếu có qui hoạch và vận dụng những tiến bộ kỹ thuật sẽ
tăng nhanh sản lượng.
- Một số vùng ở tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng
Tàu, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kom Tum. Phía Tây của tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và ngọai
thành của thành phần Hồ Chí Minh nên thay đổi tập quán trồng cây ăn quả và quan tâm đến vấn đề
cung cấp nước cho cây vào mùa khô hạn hơn vấn đề chống úng vì mức thủy cấp nơi đây thường thấp.
- Những điểm cần lưu ý ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
• Vào những lúc triều dâng cao thường có mưa to kéo dài. Ở thời điểm ấy, nên tranh thủ lúc
nước ròng chắt cạn nước trong ao ra để phòng ngừa mưa to kéo dài hay nước từ ngoài sông rạch rò rỉ

vào.
• Mùa khô cạn, con nước lớn gần cuối chu kỳ (nửa tháng một lần) nên giữ nước lại cho đủ tưới
cho cây đến đầu con nước sau (thường từ 5 đến 7 ngày).Không được giữ mức thủy cấp cao hơn mức an
toàn trong nhiều ngày. Với cây sầu riêng nên giữ mức thủy cấp thấp hơn 70cm so với gốc cây.
Chủ động xác định biên độ triều lên xuống và giữ mức thủy cấp theo ý muốn để phục vụ việc
tưới tiêu là rất quan trọng. Ở các cù lao dọc theo sông Tiền, sông Hậu nông dân chuyên sống bằng
nghề trồng cây ăn trái nên có nhiều kinh nghiệm quí báu trong việc chủ động làm đê, đắp bờ bao giữ
nước, chống lũ.
Cây sầu riêng có đặc tính thích nghi hầu hết các vùng đất từ Kom Tum trở vào các tỉnh miền
Tây Nam Bộ, chỉ trừ những vùng đất có độ pH quá thấp, có cao độ quá cao hay bị mặn. Những yếu tố
như kết cấu đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng, các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùngm từng


chân đất canh tác - phải nắm vững mới có thể chủ động trồng, chăm sóc dễ dàng và nhanh chóng thành
công.
III. ĐẶC TÍNH SINH LÝ - DI TRUYỀN CỦA CÂY SẦU RIÊNG :
Ở miền Nam, có hàng trăm giống cây sầu riêng, trong đó chỉ có vài giống được xem là khá tốt
(giống theo nghĩa hẹp, đó là sản phẩm chủng- Cultivar). Bao gồm những cây lai tạp hoặc do biến dị
được nhân giống từ hạt của những cây mẹ cho năng suất và chất lượng khá nhất. Trong mấy năm gần
đây nhiều vườn ở Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai giàu lên nhờ thu hoạch sầu riêng.
Vườn có năng suất cao là vườn trồng cây ghép hoặc cây chiết. Ở Xuân Lộc, Long Khánh thụôc tỉnh
Đồng Nai, Cai Lậy thuộc tỉnh Tiền Giang, Cái Mơn thụôc huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre có nhiều
vườn dầu riêng lâu đời đường kính gốc hơn 80cm. Năng suất khá nhưng không ổn định và chất lượng
không cao vì hầu hết là trồng giống từ cây con ươm lên từ hạt.
Những yếu tố về sinh lý di truyền và phương pháp nhân giống quyết định đến năng suất và
chất lượng. Sau đây là những nghiên cứu khái quát về cơ chế sinh lý, đặc tính di truyền và phương
pháp nhân giống cậy sầu riêng.
A. Cây giống :
Hiện nay người ta sử dụng các phương pháp sau đây để nhân giống
1. Nhân giống hữu tính (nhân giống từ hạt) :

Dùng hạt của trái chín lấy từ cây có năng suất cao, chất lượng khá nhất để gieo làm giống.
Trung bình hạt sầu riêng nặng 25 gam, cá biệt đến 50gam. Trái kém chất lượng thì hạt càng to. Sử
dụng túi nilon đục nhiều lỗ để thoát nước, đường kính khoảng 6mm đến 8mm, cho đất pha cát hoặc đất
trộn với trấu mục vào, chiều cao khoảng bằng 1,5 đến 2 lần đường kính bọc. Khi gâm hạt phải gắn đầu
hạt (phần đầu có dính cơm màu trắng) vào đất khoảng 1/2 hạt. Dùng bả xơ dừa, bao nilon, bao tải...
đậy lên trên để giữ ẩm. Nếu cần trồng trực triếp có thể làm mô sẵn, gắn hạt vào giữa mô, dùng bẹ
chuối cắt ngang khỏang 10cm hay tàu dừa che lại. Sau 3- 7 ngày hạt nẩy mầm. Nên để hai lá mầm nuôi
cây sau đó tự rụng. Vào tháng thứ hai, cây khá cao, có khoảng 4 -5 cặp lá.
- Ưu: Rễ cộc ăn sâu, cây lớn nhanh chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở giai đọan cây
con, tuổi thọ cao, chịu hạn giỏi. Lợi dụng đặc tính nẩy các nhà làm giống ươm cây con làm gốc ghép.
- Nhược: Làm giống từ hạt cho tỉ lệ cây lai, biến dị và biến bị bất lợi có tỉ lệ hơn% (có cây
trồng trên 30 năm không ra hoa. Nhiều cây có đường kính gốc 60cm - 70cm chiếm diện tích tán cây
rộng 70cm2 cho chỉ vài chục ký trái/năm. Hoặc cây cho trái kém chất lượng, cơm rất mỏng bao không
trọn hạt, bị sượng,bị đắng ...) Các trường hợp trên không thể điều chỉnh cho tốt hơn một cách dễ dàng.
Điều tra một số vườn, cho kết quả tỷ lệ cây có phẩm chất gần giống như cây mẹ khoảng 30%. Chỉ số
điều tra ở một số vườn khác có năng suất chất lượng khá hơn (bảng 1). Ở vùng đất tốt và chăm sóc chu
đáo cây ra hoa sớm nhất phải mất 7 năm, trung bình khoảng 10 - 12 năm.
BẢNG 1
Chỉ tiêu
Đặc tính cho trái
- Gần giống với trái cây mẹ

Số lượng (cây)

Tỷ lệ (%)

51

32,1



- Biến dị và lai bất lợi

87

54,7

- Biến dị và lai có lợi

21

13,2

Sự chênh lệch trên do những yếu tố sinh lý di truyền từ lúc ra hoa thụ phấn trên cây mẹ truyền
sang thế hệ sau. Để khắc phục những bất lợi trên chỉ duy nhất nhân giống bằng phương pháp vô tính
mới duy trì được những đặc tính ưu việt của cây mẹ cho các thế hệ cây con đời sau :
2. Nhân giống vô tính :
Đó là phương pháp nhân giống bằng cách chiết cành, ghép cành, ghép chồi sinh trưởng
(đối với sầu riêng có nhiều công trình nghiên cứu cắm cành nhưng không hiệu quả, phương
pháp cấy mô chưa ai đề cập đến).
- Ưu điểm :
+ Rút ngắn được thời gian phát dục, cây sớm ra hoa kết quả.
+ Duy trì được những đặc tính của cây mẹ.
+ Tán cây thấp, phân cành mạnh, dáng cây đẹp, dễ thu hoạch, rất có lợi cho việc trồng mật độ
dầy để tăng năng suất.
- Nhược điểm :
Cây con ở vườn ươm hay mới mang ra trồng thường yếu ớt, dễ nhiễm bệnh, vì sức chống chịu
kém. Vào giai đạon này, cây bị xáo trộn nhiều về sinh lý do bộ rễ còn non nớt, vết ghép có khi chưa
thật sự tiếp hợp, cây bứng ra thì bị đứt rễ, cành chiết thì bị cắt đứt nguồn dinh dưỡng đột ngột ... Đó là
những yếu tố làm cây tăng trưởng chậm ở giai đoạn đầu.

B. Sự tăng trưởng và phát triển của cây :
Do đặc tình sinh lý di truyền của từng loại cây giống nên mức độ tăng trưởng và phát triển đều
khác nhau.
- Cây ươm từ hạt (nhân hữu tính) :
Cây tăng trưởng nhanh ở các giai đoạn. Điều kiện thuận lợi và chăm sóc chu đáo thì vào năm
thứ 7 cây có đường kính gốc khoảng hơn 20cm có thể cho được một ít trái (khoảng 15%). Năm thứ 10
có thể cho trái được 55%, năm thứ 15 có thể cho trái được 95% trên tổng số cây.
- Cây nhân giống bằng phương pháp vô tính :
Cây con được nhân giống từ những mắt ngủ, cành, hay chồi sinh trưởng của cây mẹ đã phát
dục thì cây con sẽ ra hoa sau vài năm. Đường kính gốc từ 8-10cm thì có thể để trái được (khoảng 2-4
năm).
Trong nửa năm đầu sau khi trồng cành chiết tăng trưởng mạnh hơn cành ghép. Gốc ghép to
(ghép mắt) phát mạnh hơn gốc ghép nhỏ (ghép cành). Ghép chồi sinh trưởng (đóng đầu) nếu được che
chắn gió và giảm cường độ nắng buổi trưa ngay những tháng đầu vẫn phát triển mạnh. Sau một năm
trồng tốc độ phát triển của cành chiết, cành ghép hay gốc ghép như nhau :


Cây con có hệ số phân cành lớn và mau cho hoa trái. Sản lượng phụ thuộc vào giống. vào năm
thứ 7, đường kính gốc của cây 18 - 20cm, đối với giống sầu riêng cao sản có thể cho đến 200 ký
trái/năm. Năm thứ 10 có thể đạt 350 ký trái/năm.
Sau năm thứ 10 cây trồng bằng cành chiết từ từ lộ rõ nhược điểm : cành lá dần dần còi cọc,
chậm phát triển, dễ bị sâu bệnh, năng suất trái tăng chậm. Nếu không chăm sóc tốt, trái giảm dần, cây
suy kiệt và chết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do cây không có rễ cọc, rễ bàng thì kém phát
triển.
Cây con ghép chồi sinh trưởng từ mô cành non và gốc ghép cũng còn non nên sự tiếp hợp được
xem là thật sự. Nơi ghép không để lại những vết sẹo và bên trong không có những xoang do gỗ già
không tiếp hợp được như kiểu ghép cành. Nó còn khắc phục được sự trụi rễ do bứng cây con trước hay
sau khi ghép mắt, hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh qua vết đứt của rễ.
C. Sự ra hoa :
Cây sầu riêng nhân giống bằng hạt ra hao rất chậm và đôi khi không ra hoa. Cây mang những

đặc tính di truyền của tổ tiên (là cây hoang dạo) nên dạng cây, thân lá, hoa, trái không thuần nhất. Lá
dựng lên, thân chính vượt cao, ít phân cành. Các yếu tố di truyền cũng như các kích thích tố (hormone)
ở đỉnh sinh trưởng, các mắt ngủ chi phối và nó thường kích thích hoặc ức chế các hoạt động của cây
như sự phân cành, sự ra hoa sớm hay không ra hoa, tính dễ hay khó đậu trái, sự ra hoa thứ sinh, tính
chống chịu ...
Cây con nhân giống bằng cách chiết, ghép cành hay ghép mắt từ cây mẹ mọc từ hạt nhưng
chưa đến giai đoạn phát dục vẫn mang đặc tính của cây con trồng bằng hạt đó.
Cây con nhân giống vô tính là bản sao của cây mẹ. Những hormone sinh dục của cây mẹ có sẵn
trong cành chiết, cành ghép, mắt ghép hay chồi ghép giúp cho cây con sớm phát dục. Chỉ cần sau nửa
năm trồng, nếu gặp khô hạn, cây cũng có thể ra hoa (trường hợp này ta phải sớm cắt bỏ hoa và cung
cấp phân, nước cho cây đầy đủ hơn).
Sầu riêng ra hoa thành từng đóa từ những cành to ở phía dưới và cả hai bên hông. Mỗi đóa có
nhiều chùm, mỗi chùm có nhiều hoa. Tùy theo giống mà cách bố trí hay kiểu hoa cũng khác nhau.
D. Sự thụ phấn :
Khi cây đã trưởng thành,
Trong giai đoạn thụ phấn nếu mưa sẽ làm cho việc thụ phấn khó khăn hơn. Nếu noãn được thu
phấn thì sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi thành trái, múi nào có hạt sẽ phát triển cơm đầy múi, còn
múi nào không hạt sẽ trở thành múi lép. Có vài loại sầu riêng có hạt lép và có cơm đầy múi. Theo
Phichit Xôtvăthana (Thái Lan), nếu noãn của hoa cái thụ phấn của nhị đực hạt lép sẽ sinh ra hạt lép và
nếu thụ với nhị đực của hạt không lép sẽ sinh ra hạt. Thường sầu riêng có 5 hay 6 múi , một múi sẽ có
5 trứng, các múi này nếu được nhị đực thụ phấn tốt tất cả thì sẽ phát triển thành múi. Nếu không nhận
được nhị đực, múi sẽ bị lép, nếu chỉ nhận được một vài phấn của nhị đực thì nó cũng phát triển một vài
phần (múi không đầy). Vì thế sầu riêng một trái sẽ có 25 hay 30 trứng (noãn) thì phải cần đủ 25 hay 30
nhị đực kết hợp để cho noãn phát triển thành hạt và cơm.
Khoảng 15 tuần vào mùa khô và 17 tuần vào mùa mưa sau khi hoa nở thì trái chín.
Giống sầu riêng cao sản trung bình vào năm thứ sáu có thể cho 80 ký – 150 ký trái. Tùy giống
có thể cho khoảng 40 – 90 trái/cây/năm.


Trái có dạng hoặc tròn tùy giống, tách ra được 5-6 mảnh, mỗi mảnh chứa nhiều múi (thường có

từ 2-3 múi) lớn nhỏ không đều.
Tùy giống và chất lượng trái sẽ có những đặc tính như: màu trái biến đổi từ xanh, ngà đậm hay
vàng … gai nhọn sắc hay lì, trái tròn hay dài, cơm dầy hay mỏng. Hạt to hay nhỏ, cơm màu trắng đục,
vàng kem hay vàng nghệ, có cơm nhão, ráo hay bị sượng … Đó là những biểu hiện phẩm chất chủ yếu
của từng loại giống. Có giống phẩm chất khá , song vỏ trái không thể tách ra được dễ dàng, các mảnh
vỏ kết dính với nhau thật chặt chẽ. Tuy không phải là nhược điểm chủ yếu nhưng phải loại bỏ trong
công tác giống.
E. Sự rụng trái :
Hoa thụ phấn, bầu lớn lên thành trái non. Nguyên nhân của hiện tượng rụng trái non có nhiều,
cần lưu ý:
- Do mất cân đối hay thiếu các hormone làm trái tăng trưởng không bình thường. Khắc phục
bằng cách bổ sung kích thích tố (hormore) đúng lúc với liều thích hợp.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất không đủ hoặc mất cân đối làm rối loạn dinh dưỡng
của cây. Tình trạng thừa hoặc thiếu vài loại chất dinh dưỡng nào đó, hay bổ sung các chất dinh dưỡng
quá liều trong thời gian ngắn cũng gây rối loạn về sinh lý sẽ làm rụng trái hàng loạt. Cắt đứt nguồn
dinh dưỡng đột ngột (cuốc xới làm bộ rễ tổn thương , bỏ khô hạn kéo dài hoặc sau thời gian khô hạn
tưới cho cây lượng nước quá thừa, hay do mưa to kéo dài) sẽ gây ra rụng trái non.
Tùy nguyên nhân sự rụng trái mà đưa ra giải pháp khăc phục. Lưu ý đến nguyên nhân do bón
phân liều cao, bón nhiều đạm chất ở vùng đất thiếu lân hay Kali … dễ đưa đến tình trạng rụng trái non
nặng nề nhất. Ngoài ra còn có yếu tố về thời tiết , khí hậu cũng gây hại đáng kể.
F. Sự ra hoa trái cách niên và cho trái kém phẩm chất :
1. Sự ra hoa trái cách niên :
Cây ra hoa trái năm sai năm ít, có tính lập đi lập lại nhiều lần (tính chu kỳ), gọi là hiện tượng
cách niên (bỏ vụ). Có mấy nguyên nhân sau :
- Cây đã cho nhiều trái mà sau đó không bồi dưỡng, năm tiếp theo cây bị suy kiệt sẽ cho
hoa trái kém đi. Điều chỉnh bằng cách chăm sóc bồi dưỡng đúng mức sau khi đã thu hoạch xong,
nhất là sau những năm trúng mùa.
- Do di truyền: Cây nhân giống bằng hạt hiện tượng cách niên thường rõ vì đặc tính di truyền
của tổ tiên là cây hoang dại thường có sản lượng không ổn định bằng phương pháp nhân giống hữu
tính khó loại trừ được. Cây nhân giống vô tính từ cây mẹ có tính cách niên (do không theo dõi được

nhiều năm) cây con vẫn cho trái cách niên. Đây là trường hợp không thể khắc phục được chỉ có cách
phòng ngừa là chủ động chọn giống trước khi trồng. Ở đây vai trò nhà làm giống là nhân tố quyết định
để tạo ra một giống tốt và không bị cách niên.
2. Sự cho trái kém phẩm chất :
- Do yếu tố sinh lý : phân, đất, nước và những điều kiện canh tác không đủ đảm bảo cho nhu
cầu của cây sẽ tạo ra trái kém phẩm chất.
- Chế độ canh tác không thích hợp, cuốc xới làm tổn thương bộ rễ đắp gốc bằng bùn quá dầy
làm rễ non bị úng có thể đưa đến tình trạng cơm bị sượng. Cành hay thân bị sâu bệnh làm nứt nẻ nên
không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi trái cũng làm trái bị bé, dị dạng hay cơm bị
lạt …
- Do những yếu tố di truyền của cây mẹ truyền lại cho thế hệ cây con sau này. Cây mẹ cho trái
kém phẩm chất cây con cũng rơi vào tình trạng cho phẩm chất trái như vậy.


CHƯƠNG II
GIỐNG SẦU RIÊNG CAO SẢN
I. MỞ ĐẦU :
Có nhiều ý kiến đánh giá về sầu riêng
A. Ý kiến của người ưa thích :
Những người ưa thích và những người trồng sầu riêng hiện nau cho rằng:
- Sầu riêng là loại cây đặc sản của vùng nhiệt đới, có giá trị cao về dinh dưỡng và là loại trái
cây quí trên thị trường (xem bảng 2)
- Giá sầu riêng cao so với những loại trái cây khác. Giá nghịch vụ bán khoảng 5 USD/kg.
- Có nhiều tài liệu công bố về giá trị dinh dưỡng của cơm sầu riêng giúp tăng tuổi thọ ở Thái
Lan. Sầu riêng được ướp vào xôi; bánh, kẹo, kem … làm cho giá trị của thức ăn được tăng thêm.
Bảng 2
Thành phần
Năng lượng

Trong 100g cơm

153 calories

Nước

64,00

Protein

2,70g

Chất béo

3,40g

Carbonhydrate

27,90g

Khoáng

103,90mg

Beta-carotene

140µg

Vitamine B1

0,10mg


Vitamine B2

0,13mg

Vitamine C

23,30mg

Nutrient composition of Malaysian foods, IMR-1982 (Green Fingers-N.Sahadevan).
- Người phương Tây không thích mùi thơm “quá nặng” của sầu riêng. Nhưng nếu ăn được vài
lần thì học xem là loại trái cây nhiệt đới độc đáo nhất.
B. Ý kiến của người không tán thưởng :
- Sầu riêng có mùi khó chịu, không thể ngửi chứ đừng nói đến việc đưa đến miệng. Có nơi
người ta cấm mang lên phương tiện lưu thông công cộng, lén mang theo có thể bị phạt nặng.
- Trồng sầu riêng sau nhiều năm mới được hưởng. Có năm được mùa, có năm mất mùa. Đôi
khi trồng sau hàng chục năm cây vẫn không ra hoa trái một ít nhưng cơm lại quá mỏng và bị sượng
không ăn được. Tình trạng này chiếm tỉ lệ đáng kể ở các vườn trồng sầu riêng trước đây. Vì thế nhiều
người không ưa thích trồng nhất là những nông dân lớn tuổi.
II. NGUỒN GỐC VÀ VÙNG TRỒNG :


Ở Xulavedi, Indonesia (đảo Borneo) người ta đã tìm thấy cây sầu riên hoang dại có cơm rất
mỏng, ăn được, dạng trái bé, gai nhọn sắc.
Sầu riêng được trồng ở vùng nhiệt đới ẩm và nóng như ở Malaysia, Thái Lan, Philippines, Nam
Ấn Độ, Srilanka và vài nước ở Châu Phi … các vùng nói trên, cây sầu riêng mọc rất tốt ở Malaysia,
Inđonesia, Thái Lan có nhiều vùng trồng sầu riêng tập trung qui mô.
Ở Việt Nam, những vùng trồng sầu riêng lâu năm như ở Cá mơn (Bến Tre), Ngũ Hiệp, Tam
Bình (Tiền Giang), ở Long Khánh, Xuân Lộc (Đồng Nai), ở Lái Thiêu (Bình Dương), ở Di Linh, Bảo
Lộc (Lâm Đồng), ở Buôn Mê Thuộc (Đắc Lắc). Trong vài năm trở lại đây nhiều vườn trồng sầu riêng
đạt hiệu quả khá cao. Dần dần nông dân bỏ tập quán trồng bằng hạt mà sử dụng cây ghép.

Cây sầu riêng có thể sinh trưởng tốt nhiều nơi trên vùng đất từ Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc qua
Di Linh, Bảo Lộc của Lâm Đồng trở vào các tỉnh miền Đông Nam Bộ hay Đồng bằng Tây Nam Bộ.
III. GIỐNG SẦU RIÊNG CAO SẢN :
Đến nay vẫn chưa có thể thống kê được ở Miền Nam có bao nhiêu giống sầu riêng. Điều này
rất khó được thực hiện và là việc làm không có hiệu quả kinh tế. Do trồng rải rác, mỗi vườn một ít, chỉ
có một vườn trồng tập trung và hầu hết cây giống bị thoái hóa. Vì vậy việc nghiên cứu về giống và kỹ
thuật canh tác có nhiều khó khăn.
Để vườn sầu riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phải dứt khoát với thói quen trồng cây bằng hạt.
Phải có định hướng trong việc chọn giống. Những chỉ tiêu về chất lượng, năng suất, tính ổn định
(không bị cách niên), sức tăng trưởng và tính chống chịu cao. Cây mẹ dùng để nhân giống phải được
kiểm tra theo dõi ít nhất là 3 vụ kể từ khi vườn cây cho trái. Bằng phương pháp trên một số địa phương
đã bình tuyển được vài giống có năng suất và chất lượng khá.
Phương pháp khác là nhập giống từ các quốc gia có trình độ cao trong kỹ thuật lai tạo giống
bằng con đường chính thức hoặc không chính thức.
A. Giống sầu riêng nội địa :
1. Sầu riêng khổ qua xanh :
a) Vùng trồng: Giống nầy được trồng và phát triển mạnh ở Tiền Giang khá lâu. Phương pháp
chọn giống từ cây mẹ có năng suất cao, chiết ra làm giống và sau đó là ghép cành với số lượng khá
lớn.
b) Đặc tính: Năng suất cao và ổn định. Trái màu xanh, hơi dài có năm rãnh, trái chín vỏ vẫn
xanh. Trái đùm từ 3 – 7 trái. Trọng lượng khoảng 1,8kg – 2,5kg. Cơm mỏng vừa bao tròn hạt, hạt to.
Màu cơm vàng nhạt và hơi nhão.
c) Ưu và nhược điểm:
* Ưu điểm : Cây phát triển mạnh, lá rộng và dài giúp cây quang hợp tốt. Sức chống chịu hạn
và sâu bệnh khá. Năng suất rất ổn định.
* Nhược điểm : Cơm mỏng, nhão và màu không hấp dẫn. Trái lơi ngoài cành dễ gây tình trạng
chết phăng cành sau vụ trúng mùa. Hiện nay giống nầy được trồng nhiều ở Ngũ Hiệp, Tam Bình (Tiền
Giang) và các vùng lân cận. Các địa phương như Tây Ninh, Đồng Nai trồng cũng khá nhiều.
2. Sầu riêng sữa hạt lép, sầu riêng cơm vàng hạt lép :
a) Vùng trồng: Cả hai giống trên được trồng bằng hạt, từ cây mẹ nầy người ta đã nhân giống ra

để trồng rộng rãi. Giống sầu riêng sữa hạt lép gốc ở Cái Mơn, sầu riêng hạt lép gốc ở Ngũ Hiệp. Đây là
những giống chất lượng và năng suất khá.
b) Đặc tính:


- Sầu riêng sữa hạt lép: Dạng cây phát triển yếu, lá nhỏ ngắn, đọt non và mặt dướI lá vàng nâu.
Trái màu xanh lúc nhỏ, khi chín màu vàng nhạt, gai thưa, ngắn. Năng suất trung bình. Trái đùm từ 2-3
trái. Trọng lượng trung bình 2,1kg/trái. Cơm khá dầy, hạt bé, hạt lép. Màu cơm vàng, vị béo và nhão.
- Sầu riêng cơm vàng lép do nông dân chọn lọc từ lai hoặc biến dị. Dạng cây phát triển trung
bình, dạng lá màu xanh sậm, kích thước vừa phải. Trái chín màu ngà vàng, gai thưa ngắn. Năng suất
cao, trái đùm từ 2-5 trái. Trọng lượng trung bình 2kg/trái. Cơm dày, màu nhạt, hạt nhỏ hạt lép. Phẫm
chất ngon.
c) Ưu – Khuyết điểm:
- Ưu điểm: Năng suất khá cao, ít bị cách niên, phẩm chất ngon nên giá bán cao.
- Khuyết điểm: Giống sầu riêng sữa hạt lép cơm quá nhão. Vận chuyễn bảo quản lâu ngày,
phẩm chất giảm sút vì cơm bị đắng. Giống sầu riêng cơm vàng hạt lép trọng lượng trung bình thấp và
trái thường bị lép không thuận lợi cho hướng suất khẩu.
3. Các giống sầu riêng khác :
Do tập quán trồng bằng hạt nên bị lai, biến dị (đốc) hay phân ly tính trạng, tạo ra quá nhiều
giống khác nhau. Việc đặt tên không mang tính khoa học nên không giúp cho việc xác định giống một
cách cụ thể. Có những giống cùng tên gọi nhưng đặc tính cây, phẩm chất của trái lại khác nhau.
Đây là những giống chỉ nổi lên một đặc điểm nào đó như cơm dầy nhưng lại bị cách niên và
thưa trái, có giống sai trái nhưng phẩm chất kém,… hiện nay vẫn được trồng vớI nhiều tên gọI khác
nhau, xét về mặt hiệu quả rất kém.
B. Giống sầu riêng nhập nội :
Giống sầu riêng nhập nội làm phong phú thêm chủng loại cây trồng và góp phần nâng cao sản
lượng và chất lượng cây ăn quả cho quê hương. Năng suất và chất lượng cao, sự ra hoa kết trái ổn
định, tránh được tình trạng ra hoa trái cách niên. Điều tất nhiên khi trồng nên chọn giống theo tiêu
chuẩn, yêu cầu nhất định cho ý đồ chiến lược. Ngoài các tiêu chuẩn kể trên, phảI tính toán đến thị
trường tiêu thụ, trước mắt thị trường tiêu thụ nộI địa trái nhỏ hay trung bình dễ tiêu thụ hơn trái quá to;

da xanh người mua thích hơn màu sẩm mốc….
1) Sầu riêng D6 (D: Durian) :
2) Đây là giống sầu riêng có năng suất cao, phẩm chất ưu Việt được trồng ở phía Nam
Thái Lan :
a. Nguồn gốc :
Giống được nhập nộI từ đây. Được nhân giống và bán giống ra thị trường khoảng vài năm nay
với số lượng chưa lớn lắm, vì nguyên liệu làm giống còn hạn chế.
b. Đặc tính:
- Cây tăng trưởng mạnh. Tán cây đẹp, dáng cây Noel. Phân cành trung bình, lá dày to và dài
(trung bình: Ngang 6,5 cm, dài hơn 20cm). Sức kháng bệnh và chống chịu cao.
- Cây cho ra hoa trái gần thân chủ, nên ít bị tình trạng nặng oằn, làm cành bị khô kiệt và chết.
Ra hoa dễ đậu trái. Trái đùm 2-3 trái, trọng lượng trung bình 2,5 kg/trái, cá biệt đến 5kg/trái. Sản
lượng rất cao, năm thứ sáu có thể cho 180kg (60-70 trái).
- Dạng trái tròn màu da xanh gai thưa trung bình. Vỏ mỏng trung bình, dễ tách (có giống
tương tự nhưng rất dầy vỏ). Cơm màu vàng nhạt, có thể dầy hơn 2cm. Tỷ lệ cơn so với toàn bộ trung
bình 33% . Cơn ráo vừa phải. Hạt bé hay lép hoàn toàn (tỷ lệ lép khoảng 80%).


1. Giống sầu riêng Mong thoong (mỏn - thoong):
a. Nguồn gốc:
Sầu riêng Mong-thoong là giống đa bội 3n được nhập từ Thái Lan vào năm 1995 được trồng rải
rác ở nhiều nơi.
b. Đặc tính:
- Thân cây có dạng nhấp nhô, phân cành không đều. Cành vuông gốc với thân, cành non
thường rũ xuống. Tán cây thoáng, cành lá thưa. Lá khá rộng dài và thuôn hơn các giống khác. Phiến lá
dầy trung bình.
- Hoa dài, ngọn hoa cong tròn cuống hoa ngắn. Trái to và dài. Trọng lượng trung bình 2,8
kg/trái. Cơm dầy màu vàng nhạt, vị ngọt béo không nhão. Hạt bé hoặc lép. Tỉ lệ lép trên 85%. Thời
gian ra hoa trái đến thu hoạch khoảng 110 ngày.
- Đây là giống cho trái có phẩm chất ngon, bán cao giá và ở Thái Lan đã xuất khẩu khá nhiều.

Có thể cho trái sau 3 năm trồng.
3/ Giống sầu riêng Chanee (Xa-ni):
a/ Vùng trồng:
Sầu riêng Chanee cũng là giống đa bội được du nhập từ Thái Lan cùng với giống Mong thoong
nhưng với số lượng rất ít, có lẻ vì cây phát triển chậm.
b/ Đặc tính :
- Thân cao vừa phải, tán lá dày và hẹp, cành đâm ra xung quanh có thứ tự và hướng lên. Lá bé
và ngắn. Gốc lá bầu tròn. Mặt lá phẳng có màu xanh không bóng.
- Hoa dài, đầu tròn, phía ngọn nhọn, cuống hoa mập. Ra hoa rất nhiều, đầy cả cây. Trái trung
bình nặng 2,2 kg, hình dạng tròn dài, gai to, ngắn, thưa, khi trái chín có màu xanh pha nâu. Cơm vàng
màu sẩm, rất dầy, hạt lép, vị ngọt, béo không nhão. Từ khi ra hoa đến thu hoạch ngắn khoảng 100
ngày.
- Giống Chanee cho trái co phẩm chất ngon ở Thái Lan, nông dân rất chuộng giống nầy vì cây
khỏe, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc và năng suất cao.
1. Sầu riêng “ Siêu Sớm” :
a. Nguồn gốc:
Giống được nhập nội từ Nam Thái Lan được nhân giống và bán ra thị trường trong thời gian
gần đây.
b. Đặc tính :
Tán cây thẳng, cành phân bố không đều. Lá phát triển trung bình, đuôi lá nhọn, gốc lá thuôn
hẹp, màu xanh nhạt.
- Hoa dài, tròn, đầu nhọn. Hoa ra gần thân chủ và thấp. ra hoa rất dễ đậu trái. Trái trung bình
2,7kg. Đùm sai 2-4 trái. Màu trái xanh tươi. Dạng trái hình ống, có 5 rãnh phân biệt khá rõ. Gai to,
nhọn, thưa trung bình khi chín rãnh muối ngã màu vàng hạt vỏ mỏng trung bình. Cơm dày, ráo, màu
vàng, hạt rất bé hoặc lép, hạt tròn. Tỷ lệ lép khoảng 85%.
- Một đặc tính quan trọng của giống “Siêu Sớm” là sự thành thục sinh dục của cây rất sớm.
sau 18 tháng cây có đường kính khoảng 4cm có thể cho hoa trái. Sự ra hoa trái rất ổn định.
- Ngoài ra, còn những gống như Kradom, Khan Yoa… của Thái Lan hay giống D8, D24,
D98, …của Malaysia nên du nhập trồng thử để có thể chọn ra được giống thích hợp và hiệu quả kinh
tế cao.



IV. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH :
Giống là một trong những khâu cơ bản nhất của nghề trồng trọt. Nếu có được một giống cây
ưu Việt cùng kỹ thuật nhân giống đảm bảo cho cây con khỏe mạnh, không mang mầm bệnh, rút ngắn
thời gian cho trái và bảo đảm được những chỉ tiêu về năng suất, chất lượng và các yếu tố khác sẽ giúp
cho nghề trồng trọt nhanh chóng đem lại hiệu quả kinh tế. Sau đây là một số phương pháp nhân giống
vô tính.
A. Chiết cành :
1. Đặc tính cành chiết:
– Cành chiết có thể cho hoa sớm (khoảng 2 năm), năm thứ ba cây có gốc đường kính 10cm thì
để trái được. Cây con mang đặc tính di truyền cảu cây mẹ, hệ số phân ly không đáng kể.
- Tán cây thấp, phân cành mạnh không có rễ cọc, rễ bàng ăn nông và làn rộng hơn tán cây. Nếu
cây cho trái không đều tán, gặp giông gió hoặc đất mô trồng quá mềm, cây dễ bị trốc gốc.
2. Phương pháp nhân giống :
a. Mùa vụ chiết:
Sầu riêng có thể chiết cành quanh năm. Tỉ lệ ra rễ cao thấp tùy mùa vụ. Thuận lợi nhất là lúc
thời tiết ấm áp, đầu mùa mưa (tháng 5 trong năm).
b. Cành chiết:
Cành quá non chiết dễ bị gãy, cành già khó ra rễ. Tốt nhất là cành không quá non hay quá già
(cành bánh tẻ là tốt). Tùy theo nguyên liệu nhiều hay ít, tùy mục đích cỡ cành để chiết. Cành có đường
kính lớn nên quấn bầu 2 đến 3 lần trước khi cắt cành. Tránh chiết cành bị bệnh, vì có thể từ cành bệnh
đó sẽ lây lan mầm bệnh cho nhiều cành và sức sống của cành đó rất yếu kém.
c. Cách chiết:
Dùng dao sắc cắt bóc ra một khoanh vỏ, có chiều dài khoảng bằng 2 đường kính của cành (ở
nơi muốn chiết). Cạo sạch lớp nhớt bên ngoài phần gỗ của cành (tầng hình thành). Hoặc cắt lấy khoanh
vỏ dài bằng ½ đường kính cành, dùng dây ni-lon, dây đồng, dây sắc mềm … quấn phần đã khắt cho
chặt, đồng thờI dấn lên trên và xuống dưới khoảng 2-5mm (tùy kích cỡ của cành) dùng mũi dao nhọn
hay dùi gây 2 –4 vết sẹo nhỏ phần trên vết khất (nơi sẽ quấn bầu), nhằm kích thích cho rễ chóng ra.
Dùng lá luộc sơ hay phơi nắng cho héo, bọc xung quan vết khất buộc chặt đầu trên đầu dưới lỏng hơn,

ở giữa nên tạo khoảng rỗng để có vùng tiểu khí hậu thuận lợi cho việc ra rễ.
Khoảng 10 – 15 ngày có thể bầu. Vật liệu dùng để bầu như: rơm ngâm nước lâu ngày, để cho
khô, nhún bùn non để quấn bầu, xơ dừa hay rễ lục bình (bèo Nhật Bản) hay vật liệu tương tự để bầu
cho kết quả rất tốt.
d. Chăm sóc:
Thường xuyên thăm bầu nếu khô bơm nước có pha kích thích tố ra rễ như IBA (Indole Butyric
Acid), NAA (Naphthalene Acetic Acid), IAA (Indole Acetic Acid) ở nồng độ 20 – 100ppm. Nếu bầu
quá ẩm nên xả bọc cho bầu ráo.
Bầu ra rễ đều, nhiều rễ con, có màu trắng ngà có thể cắt được.
Để tăng tỉ lệ sống của cành nên cắt bỏ bớt các cành thứ cấp vô dụng và các lá non đồng thời cắt
nhá ½ hay 2/3 cành để khi cắt rời khỏi thân cây mẹ cây không bị rối loạn sinh lý làm tăng được tỉ lệ
cành sống.
B. Ghép :
Ghép là sự cấy một bộ phận của cây này lên bộ phận cây khác để sau thời gian nhất định nó
dính liền lại với nhau (sự tiếp hợp).


1. Đặc tính của cây ghép :
- Cây trồng mau ra hoa trái và giữ được đặc tính của cây mẹ. Cây con dùng để lấy các bộ phận
ghép là con của cây mẹ đã phát dục vẫn cho mắc ghép hay cành ghép có chất lượng.
- Tán cây thấp, hệ số phân cành mạnh, rễ cọc ăn sâu, chịu hạn giỏi, sức tăng trưởng mạnh, cây
không bị tróc gốc do giông bão. Tuổi thọ cao hơn cây chiết vì gốc ghép là cây con ươm lên từ hạt (Đặc
tính cây trồng từ hạt là bộ rễ vững chắc).
- Phục tráng cho những cây già cõi hoặc những cây có năng suất, chất lượng kém. Cây ghép
không thể bị lai, đốc (biến dị) như một số ngườI giải thích.
Vì cơ chề sự tăng trưởng và phát dục cảu cây ghép là do các kích thích tố được tích lũy ở các
đỉnh sinh trưởng quyết định. Các đỉnh sinh trưởng hoàn toàn thuộc về mắc ghép, cành ghép, chồi ghép,
2. Phương pháp ghép:
Có rất nhiều phương pháp ghép: ghép cành, ghép mắc, ghép chồi sinh trưởng …
a. Ghép mắt:

* Nguyên liệu:
- Cây con dùng làm gốc ghép: dùng hạt ươm theo luống, mỗi luống 4-6 hàng, cây cách, cây
khoảng 15cm. Hoặc ươm hạt và túi nilon khổ 18 x 25cm sau sáu tháng đường kính cảu cây khoảng 0,5
– 0,6cm có thể dùng làm gốc ghép. Cây có đường kính đến 3cm vẫn làm gốc ghép. Trước khi ghép 3
ngày cắt bỏ ngọn và cành, có thể ghép trên luống hoặc bứng lên rồi ghép (kích thước đầu bứng trung
bình 12 x 12 x 25cm).
- Mắt ghép: lấy mắt ghép từ cành cấp 1, cấp 2 … có đường kính tương đương với gốc ghép.
Nếu cho cành tơ gần ngọn để các chất dinh dưỡng và các kích thích tố tích lũy được nhiều hơn. Cho
cành khỏe mạnh không bị sâu bệnh để lấy mắt. Chọn mắt ghép vừa nhú chồi khoảng 1,5mm. Có thể
bóc vỏ và cắt bớt lá cành định lấy mắt ghép (bóc vỏ như chiếc cành). Dùng lá giấy che kính lại. Sau 2
– 4 tuần các mắt ngủ đâm chồi từ 0,1-0,5cm thì có thể mắt cắt mang đến vườn ghép. Nếu cần mang đi
xa phải dùng lá, túi nilon che mắt và giữ ẩm. Đặt cành ở nhiệt độ 20 – 240C và ẩm độ không khí đạt
100% thì tốt.
* Cách ghép :
- Dùng dao cứng, sắc, mũi nhọn tách mắc ghép từ cành chọn làm nguyên liệu ghép. Kích thước
0,4 x 1,2cm đến 1,5 x 3cm tùy kích thước gốc hay cành lấy mắt ghép. Tách vỏ ở gốc một ô hình chữ T,
chữ U, chữ U ngược và cắt một ô tròn nhỏ khoảng vài milimet ở giữa. Nhanh tay đưa mắt ghép vào ô
vừa tách ra ở gốc ghép, và chồi ở mắt ghép phải được nằm ổ ô tròn. Dùng lá dừa, lá sầu riêng … cũng
khoét lỗ tròn nhỏ áp vào mắt ghép và quấn dây lại. Vị trí ghép cao thấp tùy thuộc vào đường kinh gốc
và phải lưu ý giữ cho chồi ghép không bị gãy. Sau 20 ngày mắt ghép sẽ liền với gốc ghép (tiếp hợp) và
chồi phát triển mạnh.
- Dùng dao, xứa, kéo bén cắt ngang gốc ghép phía trên vết ghép từ 2,5 – 5m. theo dõi cây con
đâm chồi non (chồi rừng) phải cắt bỏ.
- Tỷ lệ đạt trung bình theo phương pháp này khoảng 80%.
* Ưu nhược điểm :
+ Ưu điểm :
- Gốc ghép thường to nên dễ giúp cho chồi ghép phát triển nhanh.
- Hệ số nhân giống khá cao (ít tốn hao nguyên liệu hơn chiết cành).



+ Nhược điểm :
- Gốc ghép trồng trên luống phải bứng khi cây đã lớn nên bộ rễ bị nhiều tổn thương nên dễ bị lây nhiễm
bệnh.
- Một số người lợi dụng phương pháp ghép này để làm ăn gian dối. Họ cắt ngang cây con và để
một thời gian cho cây con đâm chồi. Chọn và giữ lại chồi cách vết cắt vài cm rồi dùng dao rạch ô chữ
nhật xung quanh chồi non.
Sau đó vùng ngoài ô chữ nhật phát triển, vùng ô chồi non bị sượng lại … trông giống cây ghép
thật sự. Họ đem bán và kết quả là cây con được ươm lên từ hạt.
b. Ghép cành :
* Nguyên liệu :
- Dùng hạt sầu riêng sạch bệnh ươm trong túi nilon 12 x 17cm. Túi được đục nhiều lỗ thoát
nước. Bầu bằng vật liệu có nhiều chất dinh dưỡng và tơi xốp. Có thể đất phù sa ở sông rạch, trộn với
trấu mục hoặc đất đỏ, đất xám trộn với phân hữu cơ và trấu, bả xơ dừa. Ươm hạt đầu quay xuống
(phần dính cơm màu trắng đục) khoảng 2 tháng có thể dùng làm gốc ghép.
- Cành ghép là các cành cấp 2, cấp 3 … ngắn từ 5cm đến 20cm. Chọn cành không bị sâu bệnh,
còi cọc. Cành ghép phải từ cây là con cháu của cây đã cho trái.
* Cách ghép :
- Dùng dây nilon cột bầu cây con lên gần sát và theo chiều với cành ghép. Nếu ghép với số
lượng lớn, để tránh cho cành và cây không bị mang nặng nên làm giàn xung quanh tán cây để treo bầu.
giàn phải thật chắc chắn và an toàn chịu đựng được khoảng thời gian của đợt ghép.
- Dùng dao nhỏ, hay lưỡi lam vát xéo một bên thân (cách gốc trung bình 10 – 15cm) cho đứt
hẳn, và vát xéo phần đối diện tạo nên hình chữ V ở gốc ghép. Chẻ cành ghép một đoạn dài tương ứng
với phần được vát ở gốc. Đưa gốc ghép và cách ghép nối lại, dùng dây nilon băng lại. Dây nilon để
băng cành ghép có thể tạo từ cách cắt nilon che mưa, trải bàn cuộn trọn lại cắt thành đoạn 0,5 – 0,7cm
và chiều dài khoảng 16 – 22cm là vừa. Tránh sử dụng nilon quá mỏng, dễ bị đứt và quá dày dễ bị giập
cành.
Nếu bầu khô phải tưới chu đủ ẩm. Sau 20 – 25 ngày có thể tiếp hợp tốt. Lúc này cắt bầu và đưa
vào phòng dưỡng 10 ngày có thể đem đi trồng hoặc vô bầu lớn.
* Ưu nhược điểm :
+ Ưu điểm :

- Sau khi trồng vài tháng bộ rễ sẽ phát triển mạnh, cây tăng trưởng nhanh.
- Sức chống chịu khô hạn và sâu bệnh tốt. Tuổi thọ cao nhờ bộ rễ của cây ươm từ hạt.
- Bầu nhỏ sẽ vận chuyển bằng các phương tiện xe tàu với số lượng lớn.
- Thời gian từ ươm hạt đến lúc có cây con trồng nhanh. Hệ số nhân giống cao.
+ Nhược điểm :
- Cần làm giàn để treo bầu và thao tác phải thành thạo mới đạt kết quả tốt.
- Tốn quá nhiều cành để làm nguyên liệu ghép.


c. Ghép chồi sinh trưởng :
Ghép chồi sinh trưởng (cấy chồi sinh trưởng, đóng đầu) là kỹ thuật nhân giống khá mới mẻ,
làm tăng hệ số nhân giống tối đa. Nguyên tắc cứ một mắc, một đinh sinh trưởng sẽ cho một cây con.
Có thể ghép chồi sinh trưởng trên cây con 2 tuần tuổi hay con trên nửa năm tuổi. Hoặc có thể ghép
chồi sinh trưởng trực tiếp trên cây có đường kính vài cm trở lên hay được cắt cho ra chồi non rồi ghép.
Do khuôn khổ của tập sách nên chỉ trình bày ghép chồi sinh trưởng trên một cây con. Ghép chồi sinh
trưởng trên 2 – 3 cây caon, qui trình tương tự nhằm tăng cường bộ rễ song dễ bị sâu bệnh gây hại vùng
ghép tăng cường và cây lớn lên trọng tâm cây bị lệch qua một bên dễ làm ngã đổ.
* Nguyên liệu : Cây con ươm trong túi nilon từ 2 tuần trở về sau, có thể hơn nửa năm tuổi vẫn
sử dụng được (tốt nhất là cây trong khoảng 1-2 tháng tuổi. Chồi ghép có từ 1 mắt trở lên, có thể dài
đến 20cm nếu cần).
* Cách ghép :
- Dùng nilon trắng để làm phòng ghép. Kích thước phòng ngang từ 1 – 2m, cao 0,8 – 1m chiều
dài tùy thuộc số lượng cần thiết mỗi đợt ghép. Nên ngăn thành từng ô, mỗi ô 1 – 2m. Xung quanh
phòng phải sử dụng lá dừa, lá chuối, bao tải che nắng và tạo vùng tiểu khí hậu ổn định. Nhiệt độ trung
bình của phòng thích hợp vào khoảng 240C – 280C.
Nếu có điều kiện nên làm phòng ghép trên mặt ao hồ ẩm độ và độ nhiệt sẽ ổn định hơn, giúp
chồi ghép và gốc ghép dễ tiếp hợp.
Cũng có thể lợi dụng tán cây để cây ghép. Dùng túi nilon khổ 20 x 35cm để trùm cây đã ghép
và nịt thun lại cho kín.
- Chồi ghép phải chọn cành không quá non hay quá già và nên có đường kính tương xứng với

gốc ghép. Chiều dài chồi từ 1 – 4cm hoặc cần thiết có thể ghép chồi dài 10 – 15cm. Cắt bỏ 2/3 lá non
để giảm sự tiết nước ở chồi ghép.
- Hoặc vát xéo hai bên gốc ghép và chẻ đôi chồi ghép khoảng 0,5 – 1,5cm rồi chồng lên nhau.
Hoặc chẻ đôi gốc ghép và vát xéo chồi ghép chiều dài tương ứng rồi nêm vào. Xong dùng dây nilon
mảnh quấn lại đặt vào phòng ghép hay dùng túi nilon trùm kín cả chồi và gốc ghép.
* Chăm sóc :
- Phòng ghép hay nơi đặt bầu ghép nên giữ nhiệt độ ôn hòa.
- Thường xuyên phun mù để giữ ẩm và làm giảm nhiệt độ khi trời nắng nóng. Cần thiết có thể
dùng nước đá để giảm nhiệt phòng ghép.
- Sau hai tuần chồi và gốc có thể tiếp hợp với nhau. Sau ba tuần cho cây tiếp xúc dần với môi
trường tự nhiên (gió, ánh sáng mặt trờI).
- Sau hai tuần nên phun các loại thuốc sát khuẩn để phòng bệnh cho cây bằng các loại thuốc thông
thường.
- Chăm sóc tốt tỷ lệ tiếp hợp tốt 80% - 90%. Sau 3 tháng cây cao 25 – 30cm và có thể vững
vàng.
* Ưu khuyết điểm :
- Ưu điểm :
+ Rất ít tốn hao nguyên liệu làm chồi ghép. Hệ số nhân giống cao nhất.
+ Ít tốn chi phí làm giàn, treo bầu, bứng cây con … như trong cách ghép cành, ghép mắt.
+ Có thể sản xuất với quy mô lớn, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cầy giống cho trồng trọt.
+ Dễ kiểm soát, xử lý trong công tác bảo vệ thực vật, tạo nguồn cây giống sạch bệnh trước khi đưa
ra trồng.


- Khuyết điểm :
+ Cần kỹ thuật viên thành thạo để thao tác và kinh nghiệm chăm sóc.
+ Phải thực hiện trong phòng hoặc ở địa điểm có đủ điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ.
+ Cây làm gốc ghép, chồi ghép phải được tiết trùng mới đạt kết quả tốt.
+ Thiếu kiến thức bảo vệ thực vật, kinh nghiệm chăm sóc sẽ dẫn đến thiệt hại hàng loạt.
* Ghi chú : Có thể tham khảo tài liệu “Cây giống cây sầu riêng” của KS. Phạm Văn Vui –

Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam – Trang 14, Báo Khoa học Phổ thông số 806.


CHƯƠNG III
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
CÂY SẦU RIÊNG
Sầu riêng cũng như những loại cây ăn trái khác, song vì mỗi loại cây có những đặc tính về
sinh lý, sinh thái khác nhau nên phải có phương pháp trồng và chăm sóc thích ứng đem lại hiệu quả
cao.
I- KỸ THUẬT TRỒNG :
Có mấy vấn đề cần khẳng định về cây sầu riêng :
- Nhân giống vô tính cây ra hoa kết trái rất sớm từ 1 – 3,5 năm.
- Tùy các yếu tố trồng và chăm sóc, thời gian để trái được từ 2,5 – 3,5 năm. Gốc có đường
kính từ 10cm trở lên có thể để trái vững vàng.
- Cây trồng bằng cành chiết và cành ghép đều mau ra hoa trái, nhưng cành chiết vào mùa mưa
giông dễ bị lật gốc và tuổi thọ cây thường thấp.
A- Làm đất :
- Sầu riêng trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Đất hơi phèn vẫn trồng được. Độ pH lý
tưởng từ 6 – 6,5, một số vùng có độ pH từ 5 – 5,5, sầu riêng vẩn phát triển khá tốt.
- Vùng đất xám và đất đỏ Bazan ở Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ, sầu riêng vẫn mọc
tươi tốt. Vùng đồng bằng Nam Bộ phải trồng sầu riêng trên đất có xẻ mương, làm tiếp và mô cao để
tránh úng vào mùa mưa và có nước để tưới vào mùa khô.
- Tầng đất mặt ở ruộng, đất phù sa ven sông, ổ hồ ao, kênh rạch phơi khô, đắp mô trồng rất
tốt.
Có hai cách trồng sầu riêng sau đây :
1. Theo cách cũ :
Dùng dá, cuốc đào xới ở vị trí cần trồng một hố sâu khoảng 20cm, rộng khoảng 80cm để phơi
đất cho khô, có thể trộn thêm một ít phân hữu cơ rồi lấp lại làm mô cao khoảng 15 – 20cm và trồng
cây ở giữa mô.
a) Ưu điểm :

- Dễ làm, chi phí thấp.
- Mùa nắng cây tăng trưởng mạnh, nhẹ công tưới nước.
b) Nhược điểm :
- Mùa nước dâng cao hay mưa to kéo dài, đất bị úng làm rễ non bị thối, nếu kéo dài, rễ già
vẫn bị hư hại. Cây ngừng tăng trưởng, có thể bị còi cọc, suy kiệt.
- Cây ra hoa muộn. Khó chủ động điều khiển cho cây ra hoa trái theo ý muốn.
2. Theo cách mới :
a) Mục đích :
- Giúp cây có được môi trường thuận lợi để sinh trường và phát triển.
- Tạo điều kiện dễ dàng để bổ sung chất dinh dưỡng như phân hữu cơ, chầt mùn, … cho cây.
- Có thể chủ động cho ra hoa trái theo ý muốn.
b) Thực hiện :
- Đào hố sâu 0,6m, chiều rộng 0,8m x 0,8m, bón khoảng 1 – 2kg vôi sống vào hố. Phơi đất
thật khô. Dùng 20 – 30kg phân xanh (hay phân chuồng, phân rác, …) đã oai mục và 0,5kg – 1kg phân


lân (P2O5) trộn vào đất phơi khô và lấp xuống hố theo thứ tự theo tầng đất (đất ở đáy, ở giữa và lớp đất
mặt).
- Đắp thêm một số đất khô có nhiều chất dinh dưỡng như đất vế mặt ruộng, đất phù sa sông
rạch … Tùy điều kiện đất đai từng vùng mà làm mô cho thích hợp. Mô nên có chiều cao 0,4 – 0,8m và
rộng từ 1,2 – 2,2m nếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Ở vùng đất miền Đông Nam Bộ nếu có độ nghiên lớn hơn 2% - 5% chỉ nên đắp mô cao 15 –
25cm, rộng khoảng 60cm. Nếu độ nghiêng lớn hơn 5%, có thể không cần làm mô, chỉ cần cuốc xới
cho đất tơi xốp và trộn phân khoáng và phân hữu cơ cho cây trồng mau tốt. Mùa mưa phải có kế hoạch
chống xói mòn. Có thể trồng xen canh các loại cây ăn trái không có tính cạnh tranh dinh dưỡng mạnh
hoặc trồng cây màu để vừa che cỏ, vừa chống xói mòn mặt đất và tăng thêm thu nhập. Nên sử dụng
thuốc xịt cỏ vào mùa mưa, vừa diệt cỏ vừa hạn chế sự xâm thực.
c) Nhận xét :
- Ưu điểm :
+ Giúp cây có được môi trường thuận lợi để hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ trong đất và

tránh được tình trạng bất lợi do nhập úng. Cây tăng trưởng tốt và tuổi thọ cũng cao hơn.
+ Ở vùng đồng bằng khi cần bổ sung thêm đất, chất mùn dù với lượng khá lớn, bộ rễ của cây
vẫn không bị hư hại do úng.
- Nhược điểm :
+ Chi phí cho việc làm mô cao.
+ Đòi hỏi phải tiến hành vào cuối mùa mưa hay trước mùa mưa vì cần có thời gian phơi đất.
+ Mùa khô phải tưới cho cây thường xuyên hơn so với cách làm mô thấp.
Trên đây là cách làm đất trước khi trồng cây. Nhưng không thể áp dụng máy móc. Ví như,
cần trồng sầu riêng vào đầu mùa mưa nhưng thiếu phân hữu cơ, thì vẫn làm mô trồng trước. Khi có đủ
phân thì bón sau bằng cách bón phân xung quanh và dùng đất ốp vào.
Vấn đề quan trọng là trước khi làm mô phải xem những khâu nào là cơ bản và dài lâu thì phải
đáp ứng ngay. Phần nào có thể bổ sung sau đó thì linh hoạt tính toán thực hiện cho hợp lý. Thí dụ, cải
tạo đất làm cho tơi xốp là yếu tố không thể làm sau khi trồng cây vì đã trồng cây rồi không thể đào bới
ở dưới gốc cây lên để trở đất. Nên khâu cải tạo đất phải thực hiện chu đáo.
B- Trồng cây :
1. Mô trồng :
Tùy theo kích cỡ bầu cây giống mà móc hố tương ứng để đặt cây.
2. Bón lót :
- Nếu có phân dơi, phân cá, phân hữu cơ hoai mục nên bón một ít vào hố, tùy khả năng mà
bón ít nhiều. Trộn sơ cho phân lẫn vào đất. Loại phân có nhiều đạm hay hàm lượng muối trong phân
cao thì phảI vùi sâu vào đất để rễ non không bị ngộ độc.
- Rải một ít thuốc sát trùng như Basudin 10H, Furadan, BHC … để phòng trừ mối, kiến, tuyến
trùng … làm hại rễ non. Liều lượng từ 20 – 50g tùy loại.
3. Trồng cây giống :
- Thêm hoặc bớt đất ở hố sao cho đặt cây xuống mặt mô ngang bằng với phần trên của bầu.
- Cho đất vào xung quanh bầu đến gần ngang mô trồng là được. Không cần vô đất quá mịn dễ
làm đất bị lèn, do mưa nhiều hay tưới thừa nước.


- Dùng cọc, que cắm gần gốc để cố định cho cây đứng thẳng. Dùng dây nilon, dây nhựa để

cột, tránh dùng dây chuối khô, lạt dừa (ruột), … có tính giữ ẩm để phát sinh nấm bệnh hại cây.
C- Chăm sóc :
Cây con mới trồng chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên nên ảnh hưởng đến quá trình dinh
dưỡng, trao đổi chất, sức chống chịu rất kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh như
ánh sáng, nhiệt, gió, … nếu chăm sóc không tốt dễ bị tình trạng còi cọc, chậm lớn. Có vườn sau khi
trồng một năm, cây vẫn còn bị chết, đó là do :
- Hoặc nguồn cây giống không sạch bệnh, cành ghép, mắt ghép già cồi bị sâu bệnh.
- Hoặc do chăm sóc không chu đáo, mùa nắng thiếu nước cây suy kiệt, mùa mưa bị úng rễ bị
hư hạI, sử dụng phân thuốc quá liều lượng.
Để nâng cao tỷ lệ sống và giúp cây trồng tăng trưởng được tốt, cần tuân thủ một số chế độ sau
:
1. Chế độ đất và nước :
- Đất xung quanh mô trồng phải được giữ ẩm vào mùa khô và mùa mưa phải ráo. Có thể quan
sát độ ẩm của đất bằng cách bới sâu xuống khoảng 10 – 20cm, lấy ít đất lên vo thành viên được là tốt.
Vo thành viên không được quá ẩm hoặc bời rời là thiếu nước.
- Nên sử dụng nguồn nước sạch để tưới. Tránh tưới nước có độ phèn cao (độ pH quá thấp)
hay nước có hàm lượng muối khoáng quá nhiều. Nguồn nước ao tù, nước bùn … dùng tưới phải tránh
dính lên thân lá sẽ làm môi trường thuận lợi cho nấm địa y phát triển.
Trong những tuần lễ đầu, nếu thời tiết nóng bức hay quá nắng, nên tưới ướt thân và lá vài lần
(lúc trưa và xế chiều) để tránh mất nước ở cây. Nếu trồng đại trà ở những vùng thiếu nước nên dùng
bình xịt để tưới vừa nhanh, vừa tiết kiệm được nước. Trời mát mẻ hay có mưa không cần tưới.
2. Hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên :
- Trồng xong nên dùng lá dừa, lá cây … để che nắng trưa đến xế (tia nắng thường gay gắt,
nhiệt độ cao, tia tử ngoại có thể làm hại cây nhất là ở giai đoạn cây ra là non).
- Vườn trống trải phải dùng cọc để cố định cây, để giông gió không làm gãy đổ trong vài
tháng đầu sau khi trồng.
- Có thể dùng rơm, rạ, cỏ khô, bả dừa, bả cây họ đậu, … đậy xung quanh mô để giữ ẩm vào
mùa khô, hay chống xói mòn vào mùa mưa. Tránh đậy cận gốc, ẩm độ cao, nấm bệnh dễ phát triển làm
hư hại gốc.
Tùy thực tế các yếu tố bất lợi xảy ra thế nào thì tìm cách khắc phục thích hợp.

II- BÓN PHÂN :
Đến nay chưa có một tài liệu khả dĩ xem là kim chỉ nam cho qui trình bón phân trong các giai
đoạn sinh trưởng đối với cây sầu riêng. Phương pháp cung cấp phân được giới thiệu sau đây dựa vào
kinh nghiệm và một số tài liệu tham khảo của nước ngoài.


A- Nguyên tắc cung cấp phân :
Phân bón bao gồm phân vô cơ (phân hóa học) và phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng,
phân ruốc …) cung cấp cho cây trồng là nhằm tăng nguồn dinh dưỡng dự trữ cho cây trong đất.
Cây không thể hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ phân (đặc biệt là phân vô cơ) mà phải thông
qua yếu tố cơ bản rất đặc biệt là đất và nước.
Mỗi gian đoạn sinh trưởng của cây luôn đi kèm với quá trình sinh lý nhất định. Do vậy, muốn
cung cấp phân cho cây có hiệu quả nên tuân thủ nguyên tắc.
1. Bón phân có định kỳ :
Cây còn nhiều chất dinh dưỡng, nhất là lúc ra chồi non, lá non, ra hoa, mang trái. Nên cần bón
thúc phân cho cây khi lá đã già hay sau mùa thu hoạch trái và sau đó thường xuyên bón bổ sung. Thời
gian từ ra hoa đến trái chín của sầu riêng khoảng 18 tuần. Giai đoạn làm cơm cần nhiều chất dinh
dưỡng hơn giai đoạn cuối, nên bón phân trước khi trái hình thành cơm.
2. Bón đúng và bón đủ :
- Mỗi giai đoạn và sinh trưởng nhu cầu chất dinh dưỡng có khác nhau. Cung cấp nhiều đạm
cây sẽ giảm ra hoa, trái dễ bị rụng, hương vị phẩm chất giảm.
- Phải cung cấp đủ lượng phân dự trữ trong đất để cây phát triển và có năng suất cao. Thiếu
phân cây ngừng sinh trưởng, phát dục không hoàn chỉnh, năng suất kém …
- Ngược lại, cây thừa phân sẽ làm bộ rễ tổn hại, tình trạng nặng cây sẽ bị chết. Bón nhiều
phân trong thời gian ngắn ở giai đoạn mang trái sẽ làm rụng trái hàng loạt …
Tốt nhất là bón vừa đủ theo định kỳ sinh trưởng của cây.
3. Bón để nuôi cây :
Vào thời điểm đất khô, thiếu nước tưới nếu bón phân sẽ gây lãng phí và có thể gây hại cho
cây. Quan trọng nhất là phân đạm, khi bón phân tưới qua một vài lần tưởng rằng phân đã thấm sâu vào
đất và cây đã hấp thụ hết. Thực tế chỉ hấp thụ một phần, phần lớn còn lại, nếu đất bị khô, khí hậu nóng

hoặc nắng lâu ngày đạm chất sẽ bị hốc hơi.
Để phát huy tác dụng của phân bón, khi đã bón phân thì phải tưới một lượng nước vừa đủ và
liên tục được giữ ẩm (nhất là vào mùa nắng) để cây hấp thụ được phân và tránh những mất thoát đáng
tiếc. Vào mùa mưa, ở những vùng đồng bằng, liếp thường nhỏ, bón phân xong nếu bị mưa to dễ bị rửa
trôi (nhất là ở vùng đất có kết cấu bề mặt quá chặt). Do đó, phải tìm cách để cho phân ngấm sâu vào
đất.
B- Sử dụng phân hữu cơ :
1. Các loại phân hữu cơ thông dụng :
Phân hữu cơ là các loại phân xanh, phân chuồng, phân ruốc, phân dơi … Phân chuồng, phân
rác, phân xanh trước khi sử dụng phải ủ cho hoai mục. Phân chưa hoai mục có nhiều vi sinh vật có hại
cho cây trồng hoặc khi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ để tạo thành chất mùn sẽ sinh nhiệt (có thể
lên trên 500C) làm tổn hại bộ rễ.
Phân hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rất có giá trị. Giúp cải tạo đất rất tốt,
làm đất có kết cấu tơi xốp hơn, tăng độ phì của đất (không làm chai đất như phân vô cơ).


2. Cách bón :
a) Dùng phân xanh, phân chuồng bón xung quanh tán cây :
Đào hố ngang 10 – 30cm, sâu 10 – 30cm xung quanh tán cây. Nếu phân ít có thể đào phân
nửa hơn một phần ba tán cây. Cho phân xuống rãnh và lấp đất lại. Nên kết hợp với việc bón phân hóa
học, nhất là ở giai đoạn bón thúc, làm cho cây phát triển nhanh hơn và tránh được sự lãng phí do bốc
hơi hay bị rửa trôi.
b) Dùng phân cá, phân ruốc, phân dơi :
- Có thể kết hợp với phân xanh, phân chuồng để bón như trên theo định kỳ. Cây chưa cho trái
nên bón định kỳ 6 tháng một lần (đầu mùa mưa bón một lần và đầu mùa nắng bón một lần). Cây đã
cho trái nên bón vào giai đoạn trước nửa tháng ở đợt thu hoạch trái sau cùng.
- Có thể ngâm với phân hóa học để lấy nước tưới thường xuyên cho cây 10 – 15 ngày/lần,
giúp cây phát triển nhanh.
+ Có thể dùng lu, khạp, hủ … đựng khoảng 2 giạ phân cá, phân ruốc (có thể trộn thêm phân
dơi), 2 kg phân DAP, 200g – 800g phân Kali (nên dùng Sulfat Kali K2SO4) hoặc 2,5kg phân NPK

16.16.8 … đổ nước vào cho ngập và ngâm sau 2 tuần lễ thì sử dụng được. Thỉnh thoảng quậy lên cho
mau rã.
+ Dùng khoảng 100cc nước phân (1/3 lon sữa bò) pha với 10 lít nước để tưới cho 5 – 10 cây
con. Nên tưới vào chiều mát và sáng hôm sau, tưới xả lại bằng nước sạch. Cây trồng sau 10 ngày có
thể tưới phân được.
Cây lớn tăng lượng phân lên khoảng 5cc (1/2 lon sữa bò) pha 10 lít. Tưới từ 5 lít đến 40 – 50
lít cho một cây. Chu kỳ tưới khoảng 1 tháng/ 1 lần.
C-Sử dụng phân hóa học :
1. Cách bón :
Cây con trồng cao khoảng 50cm có thể bón phân hóa học như NPK, DAP hoặc trộn lẫn hỗn
hợp Urê, Lân và Kali theo tỷ lệ 3-4-3 cho vùng đất có độ phì nhiêu trung bình ở đồng bằng sông Cửu
Long, tỷ lệ 2-3-5 cho vùng đất xám hay đất đỏ Bazan. Sầu riêng ở giai đoạn trưởng thành cần nhiều
Kali, tùy vùng đất mà xác lập tỷ lệ NPK bón cho hợp lý, lượng phân bón cho cây phải đảm bảo cho
nhu cầu tăng trưởng ở các giai đoạn. bảng sau đây chỉ lượng phân sử dụng tương ứng với sự phát triển
của cây.
BẢNG 3
Chiều cao cây (m)

Lượng phân bón 1 lần Chu kỳ bón (tháng)
(gam)

0,5

40 – 50

2

1

60 – 80


3

2

150 – 200

4

3

200 – 300

4

4

300 – 600

6 (a)

(a) Bón vào đầu hay cuối mùa mưa phải linh động xác định thời điểm bón phân. Để cây ra
hoa sớm nên bón phân lần 2 trước khi dứt mưa một tháng. Nghĩa là phải bón trước khi ra hoa khoảng 2
tháng.


Nếu cây đã cho trái thì có thể bón 3 lần như sau :


BẢNG 4

Giai đoạn sau khi đã Số lượng phân bón /1 lần
đậu trái
25 – 30 ngày

200 – 300g

60 ngày

400 – 500g

Thu hoạch gần xong

Ghi chú

Tùy cây nhỏ hay lớn
mà giảm hay tăng

600 – 1.000g (b)

(b) Cây từ 6 tuổi trở lên lượng phân bón tăng lên từ 1kg cho đến 3kg (gia tăng tỷ lệ thuận với
độ rộng của tán cây).
2. Một số qui trình kỹ thuật bón phân nên tham khảo :
a) Tài liệu cây sầu riêng của Lê Thanh Phong, Võ Thanh Hoàng, Dương Minh. Khoa trồng
trọt trường Đại Học Cần Thơ – NXB Nông nghiệp – TPHCM năm 1996. Việc bón phân cho mỗi cây
qua các năm tuổi được đề nghị như sau :
- Trong năm thứ 1 : Bón cho mỗi cây từ 100 – 150g N, 50g P2O5 và 50g K2O (tương đương
200 – 300g Urêa + 300g Super lân + 100g K2SO4/ gốc). Bón mỗi lần phân nửa vào đầu và cuối mùa
mưa.
- Trong năm thứ 2 và 3 : Mỗi năm bón cho cây 200 – 300g N, 100g P2O5 và 100g K2O. Bón
một lần phân nửa vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

lần bón :

- Năm bắt đầu cho trái : Bón cho mỗi cây 500g N, 250g P2O5 và 250g K2O. Có thể chia làm 3
* Lần thứ 1 : Bón 1/3 đạm, 1/2 Kali ở giai đoạn trước khi ra hoa.
* Lần thứ 2 : Bón 1/3 đạm và 1/2 Kali khi trái có đường kính 10 – 15cm.
* Lần thứ 3 : Bón 1/3 đạm và toàn bộ số phân lân sau khi thu hoạch trái xong.

- Năm cho trái ổn định : tăng dần lượng phân bón đến 2 – 3kg NPK tỷ lệ 2-1-1 hàng năm và
cần bón thêm 20 – 30kg phân chuồng hoai mục cho mỗi gốc.
Năm thứ 1 và thứ 2 nên pha phân để tưới. Từ năm thứ 3 trở đi nên xới xung quanh gốc để bón
(vòng theo tán cây).
b) Tài liệu Phân bón và cách sử dụng của KS Nguyễn Thị Quí Mùi – NXB Nông nghiệp –
TPHCM – 1997. Sầu riêng mới trồng ít chú ý đến việc bón phân. Lượng phân hóa học có thể bón cho
1 cây/ năm.
+ 200 – 400g Urêa
+ 800 – 1.000g Lân Super.
+ 100g Sulfat Kali (K2SO4).
Số phân trên có thể chia làm 4 – 5 lần bón trong năm.
Có thể dùng NPK 15-15-15 dùng từ 300 – 500g chia làm nhiều lần bón trong năm tùy theo tuổi
của cây.
c) Tài liệu nghiên cứu qui trình trồng sầu riêng Thái Lan của Phichit Xôtvătthana :
- Trong 2 năm đầu sau khi trồng, việc bón phân có tính quyết định cho sự thành công trong
nghề trồng sầu riêng. Tỷ lệ phân bón 15-15-15, liều lượng 300 – 500g chia làm 3 – 4 lần.


- Bón phân bồi dưỡng cho cây còn nhỏ hoặc cây có tuổi cao, sau khi thu hoạch trái nhằm thúc
cho cây tạo hệ thống rễ chắc khỏe và tích lũy dinh dưỡng cho vụ ra hoa tiếp theo. Bón nhiều Phospho
hơn theo tỷ lệ 12-24-12 với lượng dùng từ 200g đến 3 kg.
- Bón cho cây chuẩn bị ra hoa : Giai đoạn trước khi ra hoa nên bón chất đạm ít đi và tăng
thêm Phospho và Kali như loại : 9-24-24.

- Bón phân ở giai đoạn kết trái : Nên dùng các loại phân làm tăng thêm chất lượng trái như
13-13-21 hay 14-14-21, lượng phân dùng từ vài trăm gam đến vài ký, và chia làm nhiều lần tùy cây
lớn nhỏ. Để sầu riêng có chất lượng cao và trái to thì phun Kali cùng với Lưu huỳnh bột loại hòa tan
trong nước nhưng không nên dùng quá liều cần thiết sẽ gây độc cho cây.
* Lưu ý :
- Tránh bón thúc vào giai đoạn cây đang ra cành lá non. Bón vào giai đoạn lá vừa già hay là
đã già.
- Kỹ thuật bón phân hóa học, chọn liều lượng thích hợp và tỷ lệ NPK cung cấp cho cây sầu
riêng là rất quan trọng. Trong thực tế canh tác môi trường đất trồng trọt mỗi vùng mỗi khác, đặc điểm
sinh trưởng của từng giống cũng khác. Chưa có công trình nghiên cứu về cây sầu riêng hoàn chỉnh. Vì
thế phải theo dõi điều chỉnh trong quá trình công tác, lượng phân bón phù hợp từng giai đoạn sinh
trưởng … để xác lập được công thức tương đối là vấn đề cần thiết.
1. Đối với cây sầu riêng phạm vi độ pH thích ứng hẹp nên dùng nhiều biện pháp để điều chỉnh
độ pH như bón vôi, bón tro, bón các loại chất kiềm, làm thủy lợi … Đất quá chua hay quá kiềm khi
bón phân vào sẽ sinh trưởng ra những phản ứng bất lợi.
2. Chỉ bón phân khoáng khi đã xác định được đất đang thiếu hay cây đang cần loại phân
khoáng đó để phát huy tác dụng các loại phân khác cho cây trồng.
3. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón lá sử dụng cho cây sầu riêng cũng rất
tốt. Ở một mức độ nào đó nó có thể thay thế được phân khoáng bón vào đất.
III- ĐỐN TỈA TẠO DÁNG VÀ DI DỜI :
A- Đốn tỉa tạo dáng :
Phải đốn tỉa các cành mọc không đúng hướng, các cành già, cành bị sâu bệnh để điều chỉnh
tán cây cho đẹp, dáng cây sầu riêng giống như cây Noel mà người phương Tây, tín đồ công giáo rất
thích. Vườn sầu riêng nếu được trồng cho ngay hàng thẳng lối, tạo dáng cho đẹp thì được xem như
vườn cây cảnh hấp dẫn khách du lịch. Hãy thử tưởng tượng, vào trưa hè oi bức, nằm đun đưa trên
chiếc võng, dưới tán cây sầu riêng mát rượi, ngâm nga bài thơ hay hàn huyên tâm sự với người bạn
phải lòng mình và ăn những múi sầu riêng thơm nứt !…
Tỉa cành, tạo dáng giúp cho cây được thoáng, cành lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp
và hạn chế được sâu bệnh. Giúp cho cây khỏi phải nuôi những cành ăn hại, tốn hao chất dinh dưỡng
mà không có lợi.

Loại những cành già nằm gần mặt đất nhằm ngăn ngừa bùn đất, phân bón bám vào cành lá tạo
môi trường tốt cho vi sinh vật gây hại như các loại nấm, tảo làm hạn chế sự hấp thu, bài tiết và quang
hợp ở các bộ phận đó.
Đốn tỉa bớt các cành cấp 1. Nên phân tầng, mỗi tầng có khoảng 3 – 4 cành cấp 1. Tầng nọ
cách cành kia 40 – 70cm ( đối với những cây trưởng thành). Các cành cấp 2,3 nếu dầy đặc, phải tỉa bỏ
bớt.
B- Di dời :
Nhiều người cho rằng sầu riêng bứng, di dời chắc chắn sẽ chết – Điều đó là thực tế. Song nếu
cần bứng và di dời mà tuân theo một số bước sau thì tỷ lệ sống rất cao.


×