Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tầm quan trọng và những cơ hội thúc đẩy thương mại nhóm cây tài nguyên làm hàng thủ công mỹ nghệ, góp phần tăng thu nhập cho các cộng đồng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 87 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và PTNt

Trường đại học lâm nghiệp
-------------------------------------

trương quang trung

tầm quan trọng và những cơ hội thúc đẩy thương
mại nhóm cây tài nguyên làm hàng thủ công mỹ
nghệ, góp phần tăng thu nhập cho các cộng đồng
thuộc khu bảo tồn thiên nhiên
đakrông - tỉnh quảng trị

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Nội - 2008


Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và PTNt

Trường đại học lâm nghiệp
----------------------------------

Trương quang trung

tầm quan trọng và những cơ hội thúc đẩy thương
mại nhóm cây tài nguyên làm hàng thủ công mỹ


nghệ, góp phần tăng thu nhập cho các cộng đồng
thuộc khu bảo tồn thiên nhiên
đakrông - tỉnh quảng trị

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Khắc Bản

Hà Nội - 2008



1

Mở đầu
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông nằm trên địa phận tỉnh Quảng Trị,
tổng diện tích khoảng 37.640 ha, là nơi có thảm thực vật rừng xanh mưa mùa
nhiệt đới và á nhiệt đới đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của các tỉnh miền
Trung. Theo thống kê của các nhà khoa học Việt Nam, hệ thực vật Khu bảo
tồn thiên nhiên Đakrông gồm 1.053 loài thực vật bc cao cú mch thuộc 528
chi, 130 họ. Vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông có diện tích khong
51.607 ha gồm 10 xã. Tổng dân số vùng đệm l 23.469 người, gồm 4 dân tộc:
Kinh, Pa Kô, Pa Hung và Vân Kiều. Phần lớn dân số vùng đệm là người nghèo
có cuộc sống chưa ổn định và có tập quán sống dựa vào tài nguyên rừng. Các
kết quả điều tra cho thấy, khai thác lâm sản ngoài gỗ nói chung, song mây, tre
nứa nói riêng là nguồn thu nhập thứ hai của người dân vùng đệm. Dưới sức ép
của thị trường, quá trình khai thác song mây, tre nứa diễn ra ồ ạt, không có tổ

chức, hoạt động này gây không ít khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ tài
nguyên của Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Việc khai thác quá mức đã và
đang làm cho môi trường sống cũng như hệ sinh thái rừng bị suy thoái, nguồn
song mây, tre nứa sinh trưởng ngoài tự nhiên ngày một cạn kiệt. Một số loài
trở nên khan hiếm hoặc lâm vào tình trạng bị đe doạ tuyệt chủng.
Phần lớn các loài song mây, tre nứa lưu thông trên thị trường Quảng Trị
và các tỉnh lân cận được sử dụng để sản xuất đồ gia dụng, đồ trang trí nội thất
và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Trong những năm về trước, thị trường song
mây, tre nứa thuộc các xã trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông đã
được hình thành trên quy mô khá rộng. Hiện nay, do nguồn nguyên liệu thô có
hạn, chất lượng nguyên liệu xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng
và chất lượng của khách hàng dẫn tới quá trình marketing các sản phẩm song
mây, tre nứa còn nhiều bất cập.


2

Vì vậy, song song với việc quản lý, vấn đề điều tra, đánh giá Tầm
quan trọng và những cơ hội thúc đẩy thương mại nhóm cây tài nguyên làm
hàng thủ công mỹ nghệ, góp phần tăng thu nhập cho các cộng đồng thuộc
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị vừa đáp ứng nhu cầu về
nguyên liệu sản xuất cho ngành mây tre đan xuất khẩu của Việt Nam, tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, vừa tham gia vào
bảo về rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.


3

Chương 1
Tổng quan TàI LIệU

1.1. Vai trò lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Theo De Beer và McDemott (1989) thì lâm sản ngoài gỗ bao gồm toàn
bộ những nguyên liệu sinh học không kể gỗ, những nguyên liệu này được khai
thác từ rừng tự nhiên phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Như vậy,
lâm sản ngoài gỗ gồm toàn bộ những sản phẩm cho sợi như song mây, tre nứa,
những sản phẩm ăn được như hoa quả, cây gia vị, cây làm thuốc và các chất
tiết của thực vật như nhựa, tinh dầu, các chất nhuộm màu, các sản phẩm từ
động vật như thịt, tổ chim, mật ong, da, xương, móng, sừngcũng như các
sản phẩm thu được từ các hệ sinh thái biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Trong vòng hai thập kỷ lại đây, tài nguyên rừng Việt Nam đã bị giảm
sút nhanh chóng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng, nhưng nguyên
nhân chính là do cơ chế quản lí các hoạt động khai thác lâm sản chưa phù hợp
và do tập quán du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số ở những vùng có
rừng. Vào những năm 1943, rừng Việt Nam ước tính khoảng 14,3 triệu ha, độ
che phủ rừng chiếm 43% diện tích cả nước. Đến năm 1987, diện tích rừng
trong cả nước chỉ còn 9,3 triệu ha, chiếm 28% diện tích. Những con số
thống kê năm 2001 cho thấy, diện tích rừng nước ta là 10,9 triệu ha, chiếm
32% diện tích cả nước. Không chỉ rừng bị co hẹp mà chất lượng rừng
ngày càng xuống cấp.
Nước ta có nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên biển và đất ngập nước vô
cùng phong phú. Trong đó, lâm sản ngoài gỗ đã đem lại việc làm cho hàng
trăm nghìn người. Một loạt các loài lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng
hoặc từ các mô hình nông lâm kết hợp phục vụ việc sử dụng trong gia đình,
đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu (như nấm, cây thuốc, cây
tinh dầu, hoa quả, tre nứa, song mây). Cùng với các sản phẩm gây trồng


4

trong trang trại và vườn đồi, lâm sản ngoài gỗ đã cung cấp cho các cộng đồng

địa phương sống ở trong và xung quanh vùng có rừng nguồn thực phẩm, dược
liệu, thức ăn cho gia súc, củi đun, nguyên liệu xây nhà, nguyên liệu thô cho
các ngành công nghiệp nhỏ, đồng thời tạo thu nhập bổ sung cho kinh tế hộ gia
đình. Thực phẩm từ rừng như thịt đông vật, măng, hoa quả, mật ong, rau và
nấm ănđã và đang được sử dụng trong các hộ gia đình như các món ăn
chính hoặc phụ.
Tại các vùng nông thôn miền núi, gỗ, song mây, lá cọđược coi là
nguyên liệu sử dụng trong xây dựng nhà cửa, đặc biết tre nứa là nguồn nguyên
liệu quan trọng không thể thiếu trong xây dựng nhà, trang trí nội thất, làm
chuồng trại cho trâu bò, làm hàng rào. Tre nứa còn được người dân miền núi
gọi là gỗ của người nghèo. Đối với kinh tế hộ gia đình, lâm sản ngoài gỗ đóng
vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số, nhiều hộ gia
đình vào rừng khoảng 200 ngày/năm để săn bắn, thu hái các sản phẩm rừng.
Lâm sản ngoài gỗ là mức thu nhập tối thiểu và là nguồn sinh kế của nhiều
nhóm dân tộc khác nhau trên đất nước ta. Đối với môi trường, lâm sản ngoài
gỗ là một phương thức đáp ứng các mục tiêu bảo tồn rừng, bảo vệ nguồn nước
và bảo tồn đa dạng sinh học.
1.2. Vai trò của nhóm cây làm hàng thủ công mỹ nghệ
Tre nứa là nguồn tài nguyên không chỉ có giá trị cao trong kinh tế và
đời sống mà còn có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái
làng xã ở Việt Nam.
Đối với các tỉnh phía Bắc, tre, luồng, lồ ôchất lượng cao được khai
thác để sản xuất tre, ván ép, đũa xuất khẩu. Sau khi tre, luồng, lồ ô khai thác
cạn kiệt, chất lượng kém, chúng được tiếp tục khai thác để sản xuất tăm nhang
bán trên thị trường nội địa và xuất khẩu sang một số nước Châu á. Tuy không
thể đưa ra con số tổng thể nhưng có thể nói, lượng tăm nhang được sản xuất để


5


xuất khẩu hàng năm khá lớn, ví dụ một công ty nhỏ ở Nghệ An (công ty Hưng
Thảo- Quỳnh Châu) hàng năm thu mua từ 4000-6000 tấn các loại tre để sản
xuất tăm nhang xuất khẩu.
Trước hết tre nứa là nguồn nguyên liệu xây dựng, để làm nhà ở (cột,
kèo, xà, mái che, cửa, vách) để đan lát các dụng cụ sinh hoạt (thúng rổ, rá,
nong, nia, cót, nón mũ,) làm đồ mỹ nghệ, nhạc cụ, làm cột điện, đan thuyền,
làm cầu và một số phương tiện giao thông khác.
Trong công nghiệp chế biến giấy sợi, tre trúc là nguồn nguyên liệu rất
quan trọng, chồi non của nhiều loại tre trúc là nguồn thức ăn truyền thống của
nhiều nước Châu á.
Đối với hệ sinh thái rừng nhiệt đới, tre trúcgiữ vai trò quan trọng,
chúng là một thành phần, nhiều trường hợp là thành phần cơ bản của rừng,
góp phần phủ đất, chống xói mòn, giữ nướcCùng với các loài cây khác, tre
trúc đem lại nguồn không khí trong lành, tươi vui và bình an, đầm ấm cho
thôn quê Việt Nam, chúng còn là cây cảnh, cây trang trí trong các vườn hoa,
các khu vui chơi giải trí công cộng và ngay cả ở trong gia đình.
Song mây là nguồn tài nguyên rừng rất quan trọng ở Đông Nam á từ
nhiều năm nay. Hầu hết các loài mây đều có dạng thân tròn, mặt ngoài nhẵn
bóng, mềm dẻo, chịu lực cao nên được sử dụng trên nhiều lĩnh vực. Các loài
song mây có thân lớn được sử dụng làm khung xương bàn ghế, giường, tủ,
gậyở Đông Nam á, nhiều loài song mây được sử dụng nguyên vẹn cả cây
hoặc chế biến làm các đồ gia dụng và đồ thủ công mỹ nghệ. Từ rất lâu đời,
nhân dân ta cũng như các dân tộc ở nhiều nước trong khu vực đã quen dùng
song mây chẻ nhỏ để đan dệt mặt bàn ghế, thảm mây, đan giỏ, thúng, rổ, rá,
làm dây buộc trong xây dụng nhà cửa, làm bẫy cá, bẫy chim, mành treo
cửa.[22].


6


Song mây không chỉ có giá trị sử dụng cao mà còn là một thành phần
quan trọng trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc
ở nước ta cũng như thổ dân ở nhiều khu vực Trên thế giới đã có tập quán trồng
một số loài song mây quanh vườn nhà, coi song mây như những cây trồng cần
thiết và gần gũi với đời sống hàng ngày.
Trong nhiều năm trở lại đây, do nhu cầu của con người tăng cao nên
việc gây trồng, khai thác, chế biến và buôn bán song mây, tre nứa diễn ra
mạnh mẽ. ở Việt Nam, song mây, tre trúc đã đem lại công ăn việc làm cho
hàng chục triệu người dân sống ở miền núi và nông thôn. Một trong những
nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu thiết
yếu hàng ngày và là nguồn sinh kế chủ yếu cho đại đa số dân cư miền núi.
Điều đó đã tạo điều kiện ổn định cuộc sống và trong giai đoạn hiện tại góp
phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân sống ở vùng cao, vùng xa.
1.3. Thị trường cây làm hàng thủ công mỹ nghệ
1.3.1. Thị trường cây làm hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới và các nước
trong khu vực
Song mây là nhóm quan trọng nhất của các nhóm tài nguyên thuộc rừng
sau gỗ. Qua nhiều thế kỷ, con người dùng song mây phục vụ việc mưu sinh và
điều này đã được ghi chép trong lịch sử nhân loại. Mặc dù song mây phân bố chủ
yếu ở các nước Châu á nhưng nó cũng được tìm thấy ở nhiều nơi khác trên thế
giới như là Ai Cập cổ đại, Châu Âu trong suốt giai đoạn Phục Hưng và nứơc Pháp
trong giai đoạn trị vì của Vua Louis XIII và Louis XV. Song mây đến nay là sản
phẩm không phải gỗ quan trọng nhất trong kinh doanh quốc tế.
Song mây đã được người dân bản địa trong khu vực sử dụng từ rất lâu
đời, nhưng mãi đến thế kỷ XIX thì mới trở thành nguồn thương phẩm được
mua bán trên thị trường Quốc tế. Đầu thế kỷ XX, Singapore đã có ngân hàng
hối đoái phục vụ cho việc khai thác và chế biến song mây ở Đông Nam á. Từ


7


năm 1922-1927, các nước Đông Nam á đã xuất khẩu hàng năm từ 16.00027.500 tấn song mây tới Hồng Công, Hoa Kỳ và Pháp. Trong thời kỳ này, xuất
khẩu song mây của Singapore, của Kalimantan đạt tới 9.400-19.000 tấn.
Thị trường buôn bán thế giới ngày càng sôi động trong những năm cuối
thế kỷ XX [22].
Trong những năm 1970, Indonesia đã trở thành nguồn cung cấp khoảng
90% nhu cầu song mây thô trên thế giới. Trong năm 1977, Singapore tuy
không có nguồn nguyên liệu song mây thương phẩm, nhưng cũng đã thu được
trên 21 triệu đôla Mỹ từ việc sơ chế và biến đổi song mây đến bán thành phẩm,
với khoảng 90% được cung cấp từ Indonesia [21].
Sự gia tăng mức độ xuất khẩu ở những quốc gia chủ yếu rất nổi bật:
Tổng giá trị ngoại tệ xuất khẩu song mây của Indonesia tăng gấp 250 lần qua
17 năm, của Singapore tăng gấp 75 lần qua 15 năm, của Thái Lan tăng gấp 23
lần sau 9 năm và của Malayxia cững tăng gấp 12 lần qua 8 năm. Tổng giá trị
hàng song mây xuất khẩu của các nước trên đến năm 1980 đã đạt tới 400 triệu
đôla mỹ/năm (riêng Indonesia chiếm 50%). Lợi nhuận về buôn bán và chế
biến song mây ở 2 khu vực trung gian (Đài Loan và Hồng Công) cũng đạt
khoảng 200 triệu đôla Mỹ/năm [22].
Thế giới đã nhận thấy vai trò quan trọng của lĩnh vực song mây trong
phát triển kinh tế xã hội cũng như tạo công ăn việc làm. Theo ước tính, 90%
tất cả các nhà máy song mây luôn sử dụng ít nhất 50 lao động với mức đầu tư
bình quân khoảng 2000 đô la Mỹ (USD) một người, nhiều hơn gấp 10 lần đối
với các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ gia dụng thông thường. Hiện nay, trên
thế giới có khoảng trên 700 triệu người buôn bán và sử dụng song mây với rất
nhiều mục đích khác nhau. Thương mại toàn cầu và giá trị sử dụng của song
mây cũng như giá trị của chúng được dự báo vào khoảng 7000 triệu USD
trong một năm (Theo tổ chức lương thực FAO, 2003).


8


Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, giá trị xuất khẩu các mặt hàng song
mây của các nước trên thế giới là 46.186.529 USD. Giai đoạn 2001-2004, mậu
dịch quốc tế về song mây đạt 186.476.950 USD (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Hàng song mây xuất khẩu quốc tế gần đây và các nước dẫn đầu
về xuất khẩu song mây
Các nước dẫn đầu về xuất khẩu trong nhưng Những năm xuất khẩu gần đây
năm gần đây (tổng 2001-2004)

Tên nước

Giá trị thương
mại (USD)

trên thế giới
Gía trị
Giai đoạn

thương mại
(USD)

Indonesia (36.9%)

68.862.894

2004

45.654.253

Singapore (26.5%)


49.351.016

2003

49.535.579

Hồng Kông (23.4%)

43.607.002

2002

42.739.213

Trung Quốc (3.8%)

7.011.113

2001

46.817.324

Việt Nam (2.9%, 2001-2003)

6.476.000

Trung bình

46.186.592


Malaysia (1.8%)

3.354.112

Các nước khác (4.8%)

7.805.813

Tổng xuất khẩu: 186.467.950 (USD)
Nguồn dữ liệu COMTRADE, Số liệu thống kê Liên Hiệp Quốc.

Trong giai đoạn này, Inđonêsia là nơi xuất khẩu song mây lớn nhất thế
giới, chiếm 36,9% tổng sản lượng xuất khẩu song mây thế giới.
Giai đoạn 2001-2004, mậu dịch quốc tế về song mây đạt 186.476.950
USD. Trong giai đoạn này, Inđonêsia là nơi xuất khẩu song mây lớn nhất thế
giới, chiếm 36,9% tổng sản lượng xuất khẩu song mây thế giới.
Tổng giá trị nhập khẩu song mây ước tính hơn 236 triệu USD trong giai
đoạn 2001-2004. Trong số những nước đứng đầu về nhập khẩu, Trung Quốc


9

dẫn đầu với 38,6% tổng sản lượng nhập khẩu song mây thế giới. Tiếp đến là
Hồng Công 12,3%. Việt Nam đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng các nước
nhập khấu song mây nhiều nhất, chiếm 3,5% tương ứng với hơn 7 triệu USD.
Bảng 1.2. Hàng song mây nhập khẩu quốc tế gần đây và các nước dẫn đầu
về nhập khẩu song mây
Các nước dẫn đầu về nhập khẩu trong


Những năm nhập khẩu gần đây

nhưng năm gần đây (tổng 2001-2004)

trên thế giới

Tên nước

Giá trị

Giai đoạn

Gía trị

thương mại

thương mại

(USD)

(USD)

Trung Quốc (38.6%)

101.639.122

2004

55.341.578


Hồng Công (12.3%)

32.496.915

2003

62.296.137

Cộng đồng Châu Âu(10.4%)

27.328.891

2002

56.218.001

Singgapore (6.9%)

18.121.830

2001

62.350.997

Mỹ (4.2%)

11.011.412

Trung bình


59.051.678

Việt Nam (3.5%)
Các nước khác (24.2%)

7.730.000
65.207.434

Tổng nhập khẩu mây: 236.206.713 (USD)
Ngun: d liu COMTRADE, s liu thng kờ Liờn Hip Quc

1.3.2. Thị trường cây làm hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
Tổ tiên ta đã khai thác và sử dụng song mây trong đời sống hàng ngày,
việc mua bán đã xuất hiện ở các vùng trong nước từ xa xưa. Trong thời Pháp
thuộc, song mây cũng là nguồn cung cấp cho nhu cầu chế biến, sử dụng và
kinh doanh xuất khẩu của người Pháp. Từ sau 1945 đến nay, nhiều cơ sở khai
thác, chế biến và kinh doanh về song mây, tre nứa đã được thành lập, vì vậy
mà khối lượng song mây, tre nứa khai thác ngày càng nhiều.
ở nước ta, các sản phẩm chế biến từ song mây, tre trúc cũng đã và đang
là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, là công ăn việc làm của hàng ngàn người
lao động. Theo nghiên cứu của FAO (2003), Việt Nam là nơi sản xuất và nơi


10

xuất khẩu chính về mây tre đan. Việt Nam đạt đến con số xuất khẩu song mây
ra thế giới với giá trị 6.467.000 đô la, chiếm 2,9% tổng sản lượng xuất khẩu
thế giới về song mây. Tuy nhiên, khả năng cung cấp nguyên liệu thô hiện tại
không thể đáp ứng khối lượng yêu cầu và xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu thô
ngoài tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng và tập trung có tính chất nhỏ giọt vào

các mô hình thu hoạch bền vững.
Để hỗ trợ cho ngành nghề thủ công mỹ nghệ đang phát triển, chính phủ
đang khuyến khích việc trồng song mây đối với các đối tượng liên quan. ở các
tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hà Tĩnh và Hà Nam song mây đã và đang được
trồng trong vườn nhà qua hàng thế kỷ. Hàng năm, nông dân trên khắp nước có
thể sản xuất khoảng 1500 đến 2000 tấn từ việc thu hoạch sản phẩm từ gia đình
họ. Ngày nay, thị trường song mây, tre nứa đang được mỡ rộng tự do và hoạt
động bởi các doanh nghiệp tư nhân, các nhà máy chế biến sơ khởi, các hãng
xuất khẩu và các công ty xuất khẩu do nhà nước quản lý. ở Việt Nam, một số
hoạt động chế biến thứ cấp được thực hiện để phục vụ thị trường nội địa, nói
chung các sản phẩm xuất khẩu đều ở dưới dạng chế biến sơ khởi. Việc chế
biến thứ cấp để làm ra các sản phẩm trang trí nội thất và các vật dụng gia đình
khác thường xảy ra ở các nước đang nhập khẩu. Hàng năm, khoảng 20.000
đến 40.000 người liên quan đến việc khai thác và chế biến song mây, tre nứa,
đây là nguồn cung cấp việc làm quan trọng.


11

36%
39.447

22%
23.33

12%
10%

12.645


10.302

Nht
Bn
Phn trm

22%

Triu USD 23.33

7%
5%
5.806

i
Loan

Hng
Cụng

10%

12%

Phỏp

10.302 12.645

7.493


4%

4%

4.665

4.143

Hn
Quc

c

Cỏc
nc
khỏc

Hoa K

5%

7%

4%

4%

36%

5.806


7.493

4.143

4.665

39.447

Phn trm
Triu USD

Quc gia

39.447
36%
23.33
22%
12.645
10.302
10%

12%
5.806
5%

7.493
7%

4.143

4%

4.665
4%

Cỏc n c

Nht bn

i Loan

Hng Cụng

Phỏp

c

Hn Quc

Hoa K

Tri u USD

23.33

10.302

12.645

5.806


7.493

4.143

4.665

39.447

Phn t r m

22%

10%

12%

5%

7%

4%

4%

36%

khỏc

Quc gia


Nguồn: Cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam 2004- Bộ Thương Mại

Biểu đồ 1.1: Sản phẩm mây tre xuất khẩu thông qua thị trường năm 2004
Trong thập niên 1970 và 1980, hầu hết sản phẩm mây tre của Việt Nam
được xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa.
Nhưng từ khi khối các nước Đông Âu sụp đổ, các nước như Nhật Bản, Trung
Quốc, Hồng Kông chỉ nhập nguyên liệu thô, cộng với quyết định cấm xuất


12

khẩu song mây dưới dạng nguyên liệu thô vào năm 1992 đã làm suy giảm việc
xuất khẩu song mây. Đây là thời gian khó khăn đối với ngành chế biến thủ
công mỹ nghệ mây tre đan của Việt Nam. Nhật Bản là thị trường quan trọng
nhất đối với hàng mây tre xuất khẩu của Việt Nam, chiếm khoảng 22% (hoặc
23,33 triệu USD). Hàng thủ công và đồ nội thất bằng song mây là những mặt
hàng xuất khẩu quan trọng và đạt giá trị xuất khẩu hơn 100 triệu USD. Nhu
cầu về mây tre có khuynh hướng gia tăng do sự đòi hỏi của thị trường, vì thế
mà nó đạt được tầm quan trọng tối đa so với trước đây [7].
Ngày nay, song mây, tre nứa là nguyên liệu thô quan trọng đối với
ngành nghề thủ công, đã tạo công ăn việc làm cho ít nhất 2 đến 3 triệu người ở
Việt Nam.
Đến năm 1996, thị trường đối với mặt hàng này lại bắt đầu mở rộng,
trồng mây tre làm nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và ngành công
nghiệp chế biến mây tre lại được khôi phục. Hiện nay, việc trồng mây, tre tạo
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến này đã phát triển ở nhiều nơi, thị
trường mây tre đan từ các tỉnh Bắc Trung bộ hoạt động tích cực trong những
năm gần đây đã làm các làng nghề đan lát truyền thống nổi tiếng ở Hà Tây,
Thái Bình... sống lại, thu hút hàng triệu lao động và mang về hàng trăm triệu

đô la Mỹ hàng năm.
1.4. Một số nghiên cứu về cây làm hàng thủ công mỹ nghệ
1.4.1. Một số nghiên cứu về cây làm hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới
Trong nhng nm gn ây, trên th gii xut hin nhiu công trình
công b v các kt qu nghiên cu phân loi, sinh thái, sinh trng, phát trin,
nhân ging, bo tn,... các loi song mây, tre na.
- Xuhuangcan, Zeng Bengshan, Yin Guangtian and Liu Ying (1996), đã
nghiên cứu về tài nguyên song mây của Trung Quốc và sự bảo tồn chúng hiện
nay. Song mây đã đem lại công ăn việc làm cho khoảng 70.000 người dân
Trung Quốc. Do khai thác quá mức, một số loài cần phải đưa vào bảo tồn và


13

phát triển. Từ giữa năm 1970, người ta đã quan tâm đến bảo tồn song mây và
các khu bảo tồn rừng nhiệt đới tự nhiên đã được thành lập ở Hải Nam và
Yunnan. Viện nghiên cứu rừng nhiệt đới và Viện thực vật học nhiệt đới ở
Yunnan đã bắt đầu nghiên cứu về sinh thái, các đặc tính sinh học của song
mây. Những nghiên cứu về nuôi cấy mô đã đạt được những thành công nhất
định, góp phần đưa một số loài song mây vào bảo tồn invitro [28].
- Xu, H.C., Rao, A.N., Zeng, B.S. & Yin, G.T., (2000), đã đề cập đến
tình hình phân bố, sử dụng các loài song mây ở Trung Quốc. Những số liệu về
thí nghiệm gây trồng, nghiên cứu quá trình phát triển cũng như thời kỳ vật hậu
của các loài Calamus tetradactylus, Daemonorop margaritae cũng được trình
bày khá chi tiết. Đặc biệt những nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng của
cây con, nghiên cứu nuôi cây mô phục vụ cho nhân giống các loài song
mây bị đe doạ (C. simlicifolius, C. egregius, C. gracilis, D. margaritae
và D. jenkinsiana) đã được nhóm tác gỉa quan tâm và đạt được kết quả
khả quan [27].
- Từ 1983-1987, Philippin đã tiến hành điều tra tài nguyên song mây

trên toàn quốc. Những số liệu về diện tích song mây, mật độ và trữ lượng song
mây tự nhiên có thể khai thác hàng năm đã được đưa ra. Giới thiệu một số loài
song mây được gây trồng trên quy mô lớn trong vườn hộ gia đình. Nhà nước
đã có những chính sách hỗ trợ giá, miễn giảm thuế, hỗ trợ về kỹ thuật... cho
người trồng song mây. Các hoạt động bảo tồn song mây được thực hiện tại các
khu vực bảo tồn rừng tự nhiên. Chiến lược bảo tồn nguồn gen tại ngân hàng
gen cũng đã được xúc tiến [26].
- Wang Kanglin, nghiên cứu tính đa dạng cây tre và đã thống kê khoảng
206 loài và 10 giống tre thuộc 28 chi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Môi
trường sống tự nhiên của nhiều loài tre bị ảnh hưởng do việc khai thác gỗ hoặc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tác giả còn đề xuất ba giải pháp bảo tồn
các loài tre ở Vân Nam [24].


14

- Phần lớn các nghiên cứu về tre nứa trên thế giới mới chỉ tập trung vào
một số loài phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc như: Phylostachys reticulate
(Numata, 1965), ở ấn Độ như Dendro calamus strictus, Melocana
bambusoides, Bambusa bambos (S.K. Sath, 1959), ở Pakistan

như

Dendrocalamus strictus, D. bamitonii, D. longispathus, B. arundiannacea, B.
polymorpha, B. tulda (K.J.Ahmed, 1959).
1.4.2. Một số xuất bản và nghiên cứu về cây làm hàng thủ công mỹ nghệ ở
Việt Nam
Công tác nghiên cu v song mây nc ta còn quá ít, các ti liu đã
xuất bản cng ch l nhng bn thng kê, mô t tóm tt v phân loi, sinh thái.
Mt s ti liu ch yu tập trung v kinh nghim gieo trng song mây các

a phng.
- Gagne Pain trong cun Thc vt chí tng quát ca ông Dng cho
rng, song mây ông Dng gm 5 chi vi khong 32 loi, riêng Vit Nam
có 5 chi, 26 loi.
Do sức ép của thi trường cũng như việc khai thác bừa bãi dẫn đến lượng
song mây ngoài tự nhiên cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ đe doạ cao.
- Danh lục Vit Nam (2007) ã cp n tình trng nguy cấp ca
các loi di ây [16]:
Song mt (Calamus platyacanthus Warb.) hin ang b khai thác kit
qu xut khu, ngun gen ang b e do tuyt chng. Danh lục nc ta
ã a loi ny vo tình trng sẽ nguy cp (VU).
Song bt (Calamus poilanei Conrard) cng l loi có giá tr kinh t cao,
hin ti c Danh lục Vit Nam a vo tình trng nguy cấp (EN).
Hèo sợi to (Guihaia grossefibrosa (Grapnep.) J. Dransf., S. K. Lee &
Wei ) Trong Danh lục đỏ Việt Nam xếp vào tình trạng nguy cấp (EN).


15

Cho ti nay, mi có mt s t liu iu tra, nghiên cu v sinh thái,
ánh giá v tr lng v sn lng song mây, tre nứa. áng chú ý l các ti liu:
- Trần Thị Phương Anh, Nguyễn Khắc Khôi (2001). Tuyển tập các công
trình ngiên cứu sinh thái học và tài nguyên sinh vật. Nghiên cứu một số đặc
điểm hình thái để nhận biết các chi trong họ Cau ngoài thiên nhiên ở Việt
Nam [1].
- V Vn Dng (2002). Song mây v trin vng phát trin Vit Nam.
Tp chí kinh t Sinh thái s 17. Theo tác gi, nc ta có 6 chi vi khong 30
loi song mây. Do nhu cu th trng cao nên các loi mây song b khai thác
rt mnh, mt s loi có kh nng b tiêu dit trong tng lai. Tác gi cng
cho rng, phát trin song mây, chúng ta cn tin hnh các nghiên cu v

phân loi, sinh thái, k thut gieo trng, c bit l khoanh nuôi, gieo trng
trong rng t nhiên [18].
- Trần Phương Anh, Nguyễn Khắc Khôi (2003). Trong cuốn những vấn
đề cơ bản trong khoa học và sự sống. Các tác giả nghiên cứu hệ thống phân
loại họ Cau (Arecaceae) ở Việt Nam. Ghi nhận hiện nay ở Việt Nam có 105
loài thuộc 39 chi, theo một sơ đồ phân loại tổng quát dựa trên sơ đồ phân loại
của Nuhl et J. Dransfifeld (1987) [3].
- Trn Phng Anh (2005), Nghiên cứu về Chi mây (Calamus L) Vit
Nam. Tác gi ã a ra mô t, phân b, sinh thái ca 18 loi v 1 th trong chi
Calamus Vit Nam. Kt qu ny s l ti liu quan trng tham kho cho
vic xác nh tên loi v nhu cu v sinh thái cng nh phân b ca các loi
trong chi mây ca khu vc nghiên cu [2].
- Vũ Đình Quang (2004), cho rng, s suy gim ngun mây t nhiên l
do khai thác quá mc v thiu s qun lý cht ch ca các c quan chc nng.
khc phc tình trng ny, d án lâm sn ngoi g nh hng gây trng
loi mây tt (Calamus tetradactylus) nhm to thu nhp cho cng ng vùng


16

m, gim áp lc lên ngun ngoi t nhiên. Hin ti các tnh thuc khu vc
min Trung ang khai thác nhiu loi song mây cho th trng. Mô hình gây
trng loi mây tt Cm Xuyên H Tnh s l nhng kinh nghim quan trng
cho vic gây trng, bo tn các loi nh song mt, song bột, mây nc, mây
hèo, mây ng... ang b sn lùng ro rit [29].
- Ninh Khc Bn v cng s (2005), Nghiên cu v thnh phn loi
cng nh phân b ca mt s loi song mây ti khu vc vùng lõi v vùng m
Vn Quc Gia Bch Mã. ây s l t liu ban u h tr cho vic nh tên,
tham kho v phân b, sinh thái ca mt s loi song mây hin sinh trng
trong khu vc min Trung Vit Nam [8].

- Ninh Khc Bn v các cng s (2005), nghiên cu về thị trường, i
sâu phân tích hin trang khai thác, s dng các loi song mây ti khu vc
vựng m Vn Quc Gia Bch Mã. Do khai thác quá mc, ngun song mây
ngoi t nhiên ang suy gim c v s lng ln cht lng. Vì vy, vic
nghiên cu v nhu cu sinh thái, sinh trng và phát trin ca mt s loi
song mây ang b khai thác quá mc s l nhng dn liu có ích cho công tác
bo tn v s dng bn vng ti nguyên song mây nc ta nói chung, khu
vc min Trung nói riêng [7].
- Ninh Khc Bn và cộng sự (2005), Nghiên cu thnh phn loi, sinh
trng phát trin, tr lng, các doanh nghip sn xut v th trng song
mây ti tnh Qung Nam. Các tác gi ch ra rng, khai thác vô t chc, thiu
hiu bit v thi k vt hu ca các loi song mây v hình thc qun lý lng
lo ã dn n tr lng v sn lng song mây t nhiên ti Qung Nam ang
ngy cng cn kit [6].
- Nguyễn Minh Đường (1963), Nghiên cứu một số đặc điểm về hình
thái, sinh thái, phân bố của loài nứa.
- Phạm Văn Tích (1964), Nghiên cứu cây vầu.


17

- Trần Nguyên Giảng (1967), Nghiên cứu đề xuất kỹ thuật trồng Luồng
và Diễn.
- Vũ Văn Dũng (1978), nghiên cứu thành phần và phân bố các loài tre
nứa của miền Bắc Việt Nam. Tác giả xác định thành phần loài tre trúc có
khoảng 10 chi, 48 loài.
- Lâm Xuân Sanh, Châu Quang Hiền (1981), Nghiên cứu về tre lồ ô.
- Trần Đức Hậu (1985), Nghiên cứu về sinh lý cây Trúc ở Việt Bắc.
- Lã Đình Mỡi chủ biên (1998), Tài nguyên thực vật. Giáo trình dành
cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh. Tác giả đánh giá vai trò tre trúc

trong nền kinh tế xã hội cũng như sự phân bố và các đặc tính của nguyên liệu
tre trúc, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của chúng [22].
- Lã Đình Mỡi chủ biên (1998), Tài nguyên thực vật đông Nam á,
nghiên cứu về các cây song mây: từ hình thái, sinh thái, sinh trưởng và phát
triển cho đến nhân giống, trồng trọt và việc quản lí bảo vệ ngoài tự nhiên cũng
như việc ưu tiên phát triển, buôn bán [21].
Tóm lại, các nghiên cứu đã có ở nước ta tập trung nhiều vào phân loại,
sinh thái và phân bố... của các loài song mây, tre nứa. Nghiên cứu về công
nghệ, về thị trường... mới chỉ mang tính chất sơ bộ, do vậy việc thực hiện đề
tài : Tầm quan trọng và những cơ hội thúc đẩy thương mại nhóm cây tài
nguyên làm hàng thủ công mỹ nghệ, góp phần tăng thu nhập cho các
cộng đồng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị
mang tính khả thi và có ý nghĩa thực tế.


18

1.5. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiêm cứu
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
1.5.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn ĐaKrông nằm về phía Nam huyện ĐaKrông tỉnh Quảng Trị,
có toạ độ địa lý: 16023' - 16009 Vĩ độ Bắc. 106052' - 107009 Kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Triệu Phong.
- Phía Nam giáp huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế).
- Phía Tây giáp sông Đakrông và đường Hồ Chí Minh.
- Phía Đông giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế).
Vùng lõi Khu bảo tồn bao gồm một phần diện tích của 8 xã là: Hải
Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên, Tà Long, Húc Nghì, A Bung, Đakrông và Ba
Nang, đều thuộc vùng núi huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị. Tổng diện tích tự
nhiên của Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông là 37.640 ha.

1.5.1.2. Địa hình địa mạo
Nhìn chung, địa hình bị chia cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất
và tạo sơn hình thành. Chúng có đặc điểm chung là núi thấp, dốc ngắn, bị chia
cắt sâu và độ dốc khá lớn.


19

B¶n ®å 1.1: B¶n ®å Khu b¶o tån thiªn nhiªn §akr«ng


20

1.5.1.3. Khí hậu
Nằm trong miền khí hậu Đông Trường Sơn. Vùng này có khí hậu nhiệt
đới gió mùa, có mùa Đông còn tương đối lạnh. Do địa hình của dãy núi Trường
Sơn ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển nên đã tạo ra sự khác biệt lớn
trong phân hoá khí hậu của khu vực. Theo kết quả quan trắc khí tượng trong
nhiều năm của các đài khí tượng Khe Sanh, A Lưới và Đông Hà cho ta thấy:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm bình quân từ 22 - 230C. Mùa
mưa, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Ngược lại, trong mùa khô (từ
tháng 4 đến tháng 9), do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất nóng và
khô, Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 400C. Độ ẩm trong các tháng này
có thể xuống dưới 30%.
- Chế độ mưa ẩm: Đây là vùng có lượng mưa rất lớn, trung bình hàng
năm tổng lượng mưa đạt tới 2500 - 3000 mm, trong đó 90% tập trung trong
mùa mưa. Độ ẩm không khí trung bình vùng đạt 85 - 87%; trong mùa mưa độ
ẩm lên tới 90%.
- Mưa bão: Hai tháng nhiều bão nhất là tháng 9 và tháng 10. Bão
thường kèm mưa lớn lụt lội gây thiệt hại khá nghiêm trọng.

1.5.1.4. Thuỷ văn
Nhìn chung, hệ thống sông suối trong khu bảo tồn khá dày đặc nhưng
các sông suối thường ngắn, dốc, lắm ghềnh thác, cửa sông hẹp, nên mùa mưa
lượng nước sông thường dâng cao. Còn vào mùa khô lưu lượng nước của các
con sông giảm xuống. Vì vậy, nước triều thường chảy ngược lên gây ảnh
hưởng mặn đối với ruộng đồng hai bên bờ sông. Trong đó, sông Đakrông là
một nhánh lớn nhất của sông Thạch Hãn bao kín gần như cả 3 mặt của khu
bảo tồn (phía Nam, phía Tây và phía Bắc).
1.5.1.5. Địa chất
- Hầu hết các núi thấp và trung bình, cấu tạo bởi các loại đá Macma
Bazơ và trung tính có nguồn gốc núi lửa. Điển hình là các loại đá Forfirit,
Anđezit, Diorit, các loại đá này có màu phớt lục, nâu đỏ hoặc màu tím hồng.


21

- Các núi thấp và đồi cao vùng Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc được
cấu tạo chủ yếu bởi các loại đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn như
phiến thạch sét, phylit, sa phiến thạch, mica, bột kết,... có tuổi Ocdovic - Silua.
1.5.1.6. Thổ nhưỡng
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông gồm các loại đất chính như sau:
- Đất Felarit có mùn trên núi trung bình
- Nhóm đất Feralit đỏ và phát triển ở vùng đồi núi thấp
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét
- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Macma Bazơ và trung tính
- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng
1.5.1.7. Thảm thực vật rừng:
Thảm thực vật rừng Đakrông được chia thành các kiểu rừng chính và
phụ dưới đây:
- Rừng kín thường xanh chủ yếu là cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhịêt đới
- Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm phục hồi sau khai thác (kiểu phụ
thứ sinh nhân tác)
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau nương rẫy (kiểu
phụ thứ sinh nhân tác)
- Rừng hỗn giao tre- nứa- gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt
- Trảng cỏ cây bụi thứ sinh nhân tác
- Núi đá không cây
1.5.1.8. Hệ thực vật rừng:
Qua điều tra bước đầu, trong khu vực khảo sát đã thống kê được 1.053
loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 528 chi, 130 họ. Trong đó, ngành thực vật
Hạt kín (Angiospermae) vẫn chiếm đa số, sau đó là Khuyết thực vật
(Pteridophyta) rồi đến thực vật Hạt trần (Gymnospermae) [11].


22

Ngoài 5 loài đặc hữu là: Dâu da (Baccaurea sylvestris), Bồ cu vẽ
(Breynia septata), Basoi (Macaranga eberhadtii), Thuỷ tiên hương
(Dendrobium amabile) và Song bột (Calamus poilanei). Khu bảo tồn thiên
nhiên Đakrông có 24 loài trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới [11].
1.5.1.9. Khu hệ động vật
Kết quả khảo sát đã ghi nhận 67 loài Thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát
và ếch nhái, 210 loài bướm [11].
1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.5.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
Vùng đệm của khu bảo tồn Đakrông có 4.300 hộ; 23.469 khẩu, phân bố
trong 10 xã (Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc, Húc Nghì, Tà Long, A Bung,
Đakrông, Pa Nang, Tà Rụt và Mò ó). Số nhân khẩu trong một hộ khá cao,
bình quân 6 người/hộ (xem phụ biểu). Mật độ dân số trung bình trong khu vực

28,94 người/km2, song sự phân bố dân cư rất không đồng đều theo địa bàn
từng xã. Tại các xã gần thị trấn, ven đường quốc lộ hay các đường dân sinh
lớn thì dân số thường tập trung khá đông đúc, ngược lại ở vùng cao, vùng xa,
dân cư thường rất thưa thớt. Tỷ lệ tăng dân số trung bình trong giai đoạn 2002
- 2006 là 1,83%; tuy có giảm dần trong những năm gần đây, nhưng tỉ lệ vẫn
còn cao.
Trong vùng có 4 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Vân Kiều
chiếm đại đa số (42,9%), dân tộc Kinh (28,6%) và dân tộc Pa Kô (28%), Pa
Hy (0,5%). Hầu hết đồng bào dân tộc vẫn sống dựa vào nương rẫy là chính,
diện tích đất canh tác rất ít, đời sống của đồng bào các dân tộc nhìn chung còn
khá nghèo nàn và lạc hậu.
Toàn khu vực vùng đệm có 10.904 lao động, chiếm 30% dân số toàn
huyện, trong đó lao động nam có 8.084 (chiếm 74,13%), nữ có 2.820 lao động
(chiếm 25,87%). Lao động tập trung chủ yếu ở khối sản xuất nông nghiệp


×