Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận triết học hubt đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.42 KB, 22 trang )

Tiểu luận triết học
z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHOA HỌC XÃ HỘI
--------

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Tên tiểu luận:

Trình bày nội dung yêu cầu cụ thể và cơ sở triết
học của nguyên tắc toàn diện.
Nêu ví dụ về một người bạn thân của em
(Mã đề:2)

Hà Nội, 2014

1


Tiểu luận triết học

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................5
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................6


1.Lí do chon đề tài...................................................................................................................6
2.Mục đích nghiên...................................................................................................................6
3.Kết cấu đề tài(gồm 3 phần)..................................................................................................7
NỘI DUNG.................................................................................................................................8
I.Nội dung, yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên tắc toàn diện ................................8
1.Khái niệm : .....................................................................................................................8
2.Nội dung...........................................................................................................................8
4.Cơ sở lý luận..................................................................................................................10
5.Ví dụ minh họa về sự xem xét toàn diện .......................................................................11
II.Vận dụng quan điểm toàn diện để tìm hiểu về người bạn thân nhất.................................12
1.Dũng cảm lên nào con gái!............................................................................................13
2.Chủ đề chung.................................................................................................................13
3.Kề vai sát cánh...............................................................................................................13
4.Là chính mình................................................................................................................14
5.Hãy ý tứ tránh những hành động thân thiết quá đà........................................................14
6.Đừng nghĩ vẩn vơ nữa....................................................................................................14
7.Một người bạn trọn vẹn..................................................................................................15
8.Bạn bè không có mâu thuẫn,cãi nhau thì không phải là bạn..........................................15
9.Sẵn sàng tha thứ sau những bất hòa...............................................................................16
10.Sự im lặng ngọt ngào...................................................................................................16
11.Chia sẻ mọi thứ............................................................................................................16
12.Dùng thời gian nhìn người...........................................................................................17
KẾT LUẬN...............................................................................................................................19
PHỤ LỤC..................................................................................................................................21
...................................................................................................................................................21
DANH MỤC THAM KHẢO....................................................................................................22

2



Tiểu luận triết học

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của em, do em tự tìm tài liệu, không
sao chép bài của bạn khác hay nhờ ai viết hộ ,hoặc thuê người viết hộ.

Sinh viên :

3


Tiểu luận triết học

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn khoa triết học và khoa học xã hội trường ĐH
Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội đã giúp đỡ em về giáo trình tài liệu cũng như
cơ sở vật chất trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu môn Triết Học MácLênin
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Vũ Hồng Tiến .Người
đã trực tiếp giảng dạy hướng dẫn tận tình chu đáo ,tạo mọi điệu kiện thuận lợi
giúp em trong quá trình thực hiện cũng như hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy !!

Sinh viên :

4


Tiểu luận triết học

LỜI NÓI ĐẦU

Triết học ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN và được tiếp lối cho dến
ngày nay với như ngx thành tựu rực rỡ .Triết học là hinhg thái xã hội ,vì thế từ
khi ra đời triết học Mac- Lêni đã trở thành cơ sở lí luận cho mọi khoa học khác
và kim chỉ nam cho mọi hoạt động tích cực của xã hội .Những quy luật mà triết
học Mác –Lênin phát hiện nó đã giúp con người nhận thức đúng đắn hơn về thế
giới khác quan từ đó tích cực lao ộng sản xuất cải tạo thế giới nhằm phục vụ
cho đời sống con người .
Một trong những quan điểm đúng dắn mà chư nghĩa Mác –Lênin đưa ra
phải kể đến quan điểm toàn diện .
Sự liên hệ phổ biến là đặc trưng phổ quát nhất của thế giới. Vì vậy khi xem xét
sự vật phải xem xét trong tất cả các mặt, các mối liên hệ của nó, phải tìm ra
những mối liên hệ bản chất, những mặt cơ bản, chủ yếu để nhận thức đúng đắn
sự vật. Lênin nói: Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự
vật đó. Chúng ta không thểlàm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng
sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chóng ta khỏi phạm
sai lầm và sự cứng nhắc”.
Phương pháp luận quan trọng tất yếu được rót ra từ quan điểm toàn diện
trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có thái độ khách quan trong việc
phân tích và giải quyết các vấn đề nghiên cứu; phải tìm cơ sở khách quan của
mọi khái niệm, mọi quan niệm trong lĩnh vực tinh thần.
Trong nghiên cứu khoa học, việc phân tích và khẳng định các mối liên hệ
không phải xuất phát từ những ước lệ chủ quan mà phải thực tế khách quan.

5


Tiểu luận triết học

MỞ ĐẦU

1.

Lí do chon đề tài
Theo quan điểm biện chứng duy vật , các mối liên hệ của sự vật hiện,

tượng của thế giới la có tính khách quan .Theo quan điểm đó, sự quy định lấn
nhau , tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật , hiện tượng
(hoặc trong bản thân chúng ) là cái vốn có của nó , tồn tại độc lập không phụ
thuộc vào ý trí của con người ;con người chỉ có thẻ nhận thức và vận dụng các
mối lien hệ đó trong hoạt đọng thực tiễn của mình .Không có bất cứ sự vật hiện
tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đói biệt lập , với các sự vật , hiện tượng hay
quá trình khác . Đồng thời , cũng không có bất cứ sự vật , hiện tượng nào không
phỉa là một cấu trúc hệ thống , bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối
liên hệ bên trong nó tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống , hơn nữa
là một hệ thống mở , tồn tại trong mối luên hệ với hệ thống khác, tương tác và
làm biến đổi lân nhau .
Từ tính khách quan và phổ biến của các mối quan hệ đã nêu trên đã cho
thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện phải là quan điểm cơ bản trong nhận thức khoa
học. Nguyên tắc toàn diện trong nghiên cứu phải là nguyên tắc chủ đạo.
Trong nghiên cứu phải xem xét, phân tích các khách thể nghiên cứu trên mọi
mặt, mọi mối liên hệ có thể nghiên cứu trên mọi mặt có thể có và có thể làm
được, tránh những phiến diện trong phân tích một vấn đề cụ thể. Theo đó sau
những phân tích có giới hạn của những giả định khoa học là những phân tích mở
rộng nhằm đạt tới phản ánh đầy đủ hơn những biến đổi trong tính chỉnh thể
của một khách thể nghiên cứu .Chính vì lí do đó mà chúng tôi quyết định lựa
chọn đề tài này là đề tài nghiên cứu !!!

2.


Mục đích nghiên
 Tìm hiểu về nội dung ,những yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên
tắc toàn diện .
 Vận dụng quan điểm toàn diện để timd hiểu về người bạn thân nhất .
6


Tiểu luận triết học

3. Kết cấu đề tài(gồm 3 phần)
I.

Nội dung ,những yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên tắc xem xét
toàn diện

II.



Khái niệm



Nội dung



Yêu cầu cụ thể




Cơ sở triết hoc
Vận dụng quan điểm toàn diện
Kết luận

7


Tiểu luận triết học

NỘI DUNG
Nội dung, yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên

I.

tắc toàn diện .
1.

Khái niệm :
Quan điểm toàn diện (nguyên tắc xem xét toàn diện ) 1 là nguyênt tắc xem

xét được rút ra tư nguyên lý về mối quan hệ phổ biến. Quan điểm đó trở thành
nguyênt tắc phương pháp luận chỉ đạo mọi nhận thức và hành động. Là quan
điểm khi xem xét và nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu
tố kể cả các mặt không trung gian ,giám tiếp có kiên quan tới sự vật.
Phải có quan điểm toàn diện vì sự vật nào cũng tồn tạit rong mối liên hệ không
có sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt , cô lập với sự vật khác.
2.

Nội dung

Khi xem xét và đánh giá các sự vật hiện tượng và quá trình thì phải đặt nó

trong mối quan hệ với các sự vật hiện tượng khác .Điều đó cũng có nghĩa là
phải xem xét sự vât hiện tượng từ nhiều góc độ khác nhau và trên nhiều khía
cạnh khác nhau : sau đó tổng hợp để tìm ra mối liên hệ chủ yếu , xác định rõ bản
chất của dự vật hiện tượng đó .
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn
nhau. Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có
những mối liên hệ phổ biến.

1

Khái niệm Quan điểm toàn diện, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà

Nội, Khoa Triết học và KHXH, Giáo trình môn học Những nguyên lý cơ bản
của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Phần thứ nhất Triết học Mác – Lênin, Tập 1: Các
bài giảng(tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội – 2013, tr.55
8


Tiểu luận triết học
Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một
cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng
xảy ra trong thế giới
Ví dụ cụm từ “ phong phú và đa dạng” là tổng hợp các mối quan hệ mới nhau.
vì vậy ,nó trái ngược lại với “Tách dời và cô lập”
3. Yêu cầu cụ thể
Quan điểm toàn diện đòi hỏi:2 chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên
hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và
trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ

trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng
về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết
học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa
học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát
từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức
chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các
mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,
mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có
phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát
triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần
lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác
định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử
sao cho phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất
định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng
phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân
xử thế”.

2

Yêu cầu cụ thể của quan điểm toàn diện, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Giáo

trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tr.71
9


Tiểu luận triết học
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật,
chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn
phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời

chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để
tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu : “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát
huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử
thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá
kinh tế đưa lại.
Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong
nhận thức và hoạt động của bản thân chúng ta phải có quan điểm phát triển.
Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt
chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hoá
của chúng.
Nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật , hiện tượng chúng
ta cần xem xét nó trong mối lien với nhu cầu thực tiễn của con người. Mối liên
hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của con người rất đa dạng .
4.

Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối lien hệ phổ

biến – một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng . Đây là
một phạm trù của phép biện chứng duy vật để chỉ sự quy định , tác động qua lại ,
sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt cảu sự vật
hiện tượng trong thế giới khác quan .
Triết học Mác khẳng định :cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng là
thuộc tính thống nhất vật chất của thế giới .Các sự vật , hiện tượng dù đa dạng
và khác nhau đến mấy thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của
một thế giới duy nhất là vật chất mà thôi .Ngay bản thân ý thức vốn không phải
là vật chất những cũng chỉ là sự phát triển đến đỉnh cao của một thuộc tính , của
một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người , nội dung của ý thức
có mối liên hệ chắt chẽ với thế giới bên ngoài .

10


Tiểu luận triết học
Theo triết học Mác , mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là khách quan vốn
có của bản thân chúng , đồng thời mối liên hệ còn mang tính phổ biến và tính
phổ biến ấy được thể hiện ở những vấn đề sau đây :
a)

Xét về mặt không gian , mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng

biệt , xong chúng tồn tại không phải trong trạng thái biệt lập tách tuyệt đối của
các sự vật hiện tượng khác .Ngược lại , trong sự tồn tại của mình thì chúng tác
động lấn nhau và nhận sự tác động của các sự vật hiện tượng khác .Chúng vừa
phụ thuộc nhau , ức chế nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau và phát triển
b)

Xét về mặt cấu tạo ,cấu trúc bên trong của sự vật hiện tượng thì mỗi sự

vật hiện tượng được tạo thành bởi nhiều nhân tố , nhiều bộ phận khác nhau và
các nhân tố , bộ phận đó không tồn tại riêng lẻ mà chúng được tổ chức sắp xếp
theo một logic nhất định , trật tự nhất định để tạo thành chỉnh thể . Mỗi biện
pháp , yếu tố trong đó mà có vai trò vị trí riêng của mình , lại vừa tạo điều kiện
cho các bộ phận yếu tố khác xét về mặt thời gian , mỗi sự vật hiện tượng nói
riêng và cả thế giới nói chung trong sự tồn tại , phát triển của mình đều phải trải
qua các giai đoạn , các thời kì khác nhau và các giai đoạn đó không tác dời nhau
. sự kết thúc của giai đoạn này là mở đầu cho giai đoạn khác tiếp theo .Điều này
thể hiện rõ mối lien hệ giữa quá khứ –hiện tại – tương lai(Hiện tại chẳng qua là
bước tiếp theo của qua khứ va là bàn đạp cho tương lai )
Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như

mốiliên hệ giữa: mặt đối lập- mặt đối lập; chất – lượng, cái cũ – cái
mới; cái riêng- cáichung; nguyên nhân- kết quả; nội dung – hình thức; bản
chất- hiện tượng; tất nhiên-ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực
5. Ví dụ minh họa về sự xem xét toàn diện .
Mặt trăng và Mặt Trời tranh cãi với nhau về Trái Ðất. Mặt Trời nói : "Lá và cây
cối, tất cả đều màu xanh". Nhưng Mặt Trăng thì lại cho rằng, tất cả chúng mang
một ánh bạc lấp lánh. Mặt Trăng nói rằng, con người trên Trái Ðất thường ngủ.
Còn

Mặt

Trời

lại

bảo

con

người

luôn

hoạt

động

đấy

chứ.


- Con người hoạt động, vậy tại sao trên Trái Ðất lại yên ắng đến vậy ? Mặt Trăng
cãi.
11


Tiểu luận triết học
- Ai bảo là trên Trái Ðất yên lặng ?- Mặt Trời ngạc nhiên- Trên Trái Ðất mọi thứ
đều hoạt động, và còn rất ồn ào, náo nhiệt nữa.
Và họ cãi nhau rất lâu, cho đến khi Gió bay ngang qua.
- Tại sao các bạn lại cãi nhau về chuyện này chứ ? Tôi đã ở bên cạnh Mặt Trời
khi Mặt Trời nhìn xuống Trái Ðất, và tôi cũng đi cùng Mặt Trăng khi Mặt Trăng
xuất hiện. Khi Mặt Trời xuất hiện, mọi thứ là ban ngày, cây cối màu xanh, con
người hoạt đông. Còn khi Trăng lên, đêm về, mọi người chìm vào giấc ngủ.
Nếu chỉ nhìn mọi việc dưới con mắt của mình, thì mọi thứ chẳng có gì là hoàn
hảo, trọn vẹn cả. Không thể đánh giá Trái Ðất chỉ bằng con mắt của Mặt Trời
hoặc Mặt trăng được.
Cũng vậy khi đánh giá một con người, một sự việc nào đó, không thể nhìn từ
một phía được.
II.

Vận dụng quan điểm toàn diện để tìm hiểu về người
bạn thân nhất
Có một sự thật là các cô nàng đều thích có một ông bạn thân là con trai. Nhưng
làm cách nào để bắt đầu và tồn tại một tình bạn trong sáng với một cậu bạn là
con trai?Câu hỏi này chắc hẳ trong số chúng ta có rất nhiều người đã từng đặt ra
cho bản thân mình rồi nhỉ?
Tôi hiện đang có một người bạn thân như vậy.Anh ý tên là Phạm Văn
Thành,sinh năm 1992.Quê ở Vạn Hòa,Nông Cống,Thanh Hóa.Anh ấy hiện đang
hoc khoa Trắc Địa,trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường Miền Trung.Để có

được tình bạn ngày hôm nay,chúng tôi phải trải qua rất nhiều thử thách.Từ tìm
hiểu hoàn cảnh sống đến sở thích,….nói chung lại là tìm hiểu trên mọi góc đô
̣.Điều này rất phù hợp với nguyên tắc toàn diện của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Bạn thắc mắc tại sao tôi làm được như vậy?Sau đây là một số kinh nghiệm của
tôi,hãy cùng tôi nghiên cứu ,tham khảo và đóng góp ý kiến.

12


Tiểu luận triết học
1. Dũng cảm lên nào con gái!
Đầu tiên, trước khi muốn bắt đầu làm bạn với một tên con trai, bạn phải học
cách dũng cảm và bỏ ngoài tai tất cả những đồn thổi. Vì đương nhiên khi thấy
hai cô cậu tuổi ô mai lúc nào cũng kè kè với nhau, thiên hạ sẽ chụp mũ ngay họ
là một cặp đấy.
Một số trường hợp, bạn sẽ phải chấp nhận việc những vệ tinh xung quanh rơi
rụng dần. Và thời gian đầu thì phụ huynh sẽ hơi nhăn mặt khi thấy “lũ trẻ” sao
mà cứ tí tởn bám lấy nhau.
Nhưng có sao, để sở hữu được một tên bạn thân con trai thì có khối điều thú vị
hay ho hơn nhiều. Chẳng cần phải đi thanh minh giải thích làm gì, chuyện gì
cũng cần phải có thời gian chứ, đúng không?
2.

Chủ đề chung

Chuẩn bị tư tưởng xong, bây giờ thì vào công cuộc vun xén cho cái cây tình
bạn của hai đứa. Hãy bắt đầu mọi thứ bằng những cuộc trò chuyện để hiểu nhau
hơn.
Đúng là có những cô nàng cực thích nói về bóng đá và game, cũng như sẽ tồn
tại những anh chàng có kiến thức uyên bác về thời trang hay mỹ phẩm. Khi đó

thì chẳng còn gì để bàn cãi.
Nhưng số đông còn lại, là những chàng trai đứng ngoài lề những câu chuyện nữ
tính. Vì vậy hãy để dành những câu chuyện về các bộ phim Hàn đẫm nước mắt,
các hotboy mạng lẫn những đôi giày cao gót mà “tám” với các cô bạn thôi con
gái nhé. Hãy chỉ nói về những chủ đề…ai cũng nói được như âm nhạc hay
phim ảnh, sau đó từ từ vòng tròn chủ đề sẽ mở rộng hơn.
3.

Kề vai sát cánh

Tình bạn phải trải qua sóng gió, nếm mùi thử thách gian nan thì mới bền vững.
Vì vậy, hãy chứng minh cho cậu ấy thấy bạn thật sự là một người bạn tuyệt vời.
Cùng giúp đỡ nhau trong học tập, tham gia hưởng ứng các phong trào, và ủng
hộ cậu ấy trong những quyết định tương lai. Đừng bỏ rơi khi cậu ấy cần một
người bạn nhé, chắc chắn anh chàng sẽ cảm động lắm đấy.
13


Tiểu luận triết học
Bên cạnh đó, hãy chân thành lắng nghe và góp ý cùng nhau những
khiếm khuyết. Nếu như bạn không thích việc cậu ấy vô tình đề cập đến các chủ
đề nóng bỏng, hay những câu chuyện cười hơi tục, hãy nói điều đó ra một cách
nghiêm túc và thân thiện. Cũng như chấp nhận để cậu ấy chỉnh sửa cái tính
nóng như lửa của bạn. Dần dần hai bạn sẽ hòa hợp và tốt hơn.
4.

Là chính mình

Không cần quá cầu kỳ hay săm soi bản thân kỹ lưỡng làm gì. Với một cậu bạn
thân thì việc này chẳng cần thiết, hắn đã coi bạn là bạn thì chẳng quan tâm hôm

nay bạn mặc váy màu hồng hay đỏ, bạn thắt hai bím hay cột vểnh, đi cao gót
hay giày búp bê đâu.
Hãy là chính bạn, thoải mái và tự tin vui vẻ như khi ở cạnh những cô bạn gái
khác mà thôi. Vì như vậy thì những câu chuyện mới dễ chia sẻ và bộc lộ bản
thân nhiều hơn. Tình bạn giữa một tên con trai và một đứa con gái, nếu biết
cách thì cũng đẹp và trong sáng như bao nhiêu tình bạn khác mà thôi.
Và không gửi tín hiệu gây rối
5.

Hãy ý tứ tránh những hành động thân thiết quá đà.

Nghe có vẻ ngược so với trên, nhưng thoải mái hồn nhiên không có nghĩa là
bạn có thể choàng vai, vuốt tóc hay ôm eo cậu bạn thân như là với những nhỏ
bạn khác. Mặc dù đã xác định chỉ làm bạn với nhau, nhưng những việc này đôi
khi khiến các chàng trai mới lớn vò đầu bứt tóc suy nghĩ phải chăng bạn đang
gửi tín hiệu gì đó với hắn. Óe!
Biết là bạn hoàn toàn vô tư, nhưng liệu cậu ấy có nghĩ như thế không. Và nếu
như anh chàng đang hiểu lầm và có những biểu hiện vượt quá tình bạn, hãy
điều tiết lại gấp nhé. Đừng làm tình bạn hai đứa rối rắm với những tín hiện phủ
sóng tùm lum như thế.
6.

Đừng nghĩ vẩn vơ nữa

Đôi khi, con gái thấy sao mà hắn là bạn thân mà nuông chiều, hiểu và lo lắng
còn hơn là “người ta”? Đôi khi con gái thấy, ở cạnh hắn còn nhiều chuyện để
nói, và rõ ràng là vui hơn khi đi với “người ta”? Và tự nhiên lại hay nghĩ về hắn
nhiều đến thế chứ! Hic.
14



Tiểu luận triết học
Suỵt, hỏi nhỏ nhé, có bao giờ bạn hơn một lần nghĩ đến việc cùng hắn đi xa hơn
tình bạn không?
Những cảm xúc này khiến bạn dễ dàng ngộ nhận đó là tình yêu. Và đôi khi một
quyết định nóng vội thiếu đắn đo khiến đi tong một tình bạn đẹp đấy. Đừng vì
chút rung động ngọt ngào này mà khiến mối quan hệ bạn bè đang tốt đẹp bỗng
đâm ra ngượng nghịu nhé.
Chuyện gì đến sẽ đến, giờ thì đừng bận tâm suy nghĩ vẩn vơ nữa đấy.
Ai cũng bảo rằng không bao giờ tồn tại cái gọi là tình bạn giữa con trai và con
gái, hoặc là cả hai, hoặc là một trong hai người yêu thương nhiều hơn. Nhưng
tất cả chỉ người trong cuộc mới biết mà thôi.
7.
Một người bạn trọn vẹn
Không gì khó chịu hơn khi các bạn đang đi chơi cùng nhau mà bạn như quên
béng mất bạn mình đang có mặt ở đó, vì bạn quá say sưa chuyện trò khi gặp
đám bạn thuộc tầng lớp thượng lưu hay gặp anh chàng mà bạn đang kết. Nếu
bạn quan tâm đến ai đó thì hãy xem họ là người trong cuộc trong mọ tình huống.
Có thể bạn thấy mình “đàn chị” hơn nên cứ xông lên? Bạn có quyền đưa vào
danh sách những người bạn ít gặp thường xuyên hơn cơ mà.
8.

Bạn bè không có mâu thuẫn,cãi nhau thì không phải là bạn.

Không nhất thiết là bạn thân thì phải cùng mọi quan điểm. Những hiểu lầm và
tranh cãi là hiển nhiên. Trút hết bực bội ra ngoài, đừng có tích trữ trong lòng.
Nếu việc bạn phản đối là chính đáng, hãy nhấn mạnh vấn đề một cách cụ thể,
khéo léo và theo lẽ phải. T. hẹn gặp bạn ở rạp chiếu phim mà sau đó không đến?
Đừng la toáng lên “Cậu là người tồi, tớ chẳng bao giờ lên hẹn hò gì với cậu nữa
đâu!”. Thử xem: “Tớ chờ dài cổ mà cậu không đến, chuyện gì đã xảy ra thế?”

Rồi lắng nghe bạn ấy trả lời, và cho bạn ấy biết rằng sau này bạn đánh giá cao
nếu bạn ấy gọi điện báo cho bạn khi không thể thực hiện được.
Bạn của bạn có quyền nổi điên lên với bạn. Bạn làm lộ bí mật của bạn ấy, bỏ bạn
ấy khi bạn ấy cần bạn, hay làm vỡ món đồ mà bạn mượn bạn ấy. Hãy xin lỗi
thay vì có hành động chống chế, và đừng để điều đó xảy ra lần nữa.
15


Tiểu luận triết học
Đôi khi các bạn cũng phải biết sống chung với thói xấu của nhau. V. lúc nào
cũng “rùa” nhưng bạn ấy là người tuyệt vời, vậy khoan bắt bạn ấy phải đúng giờ
y chang. D. hay nói và hơi nhiều chuyện, vậy khi nói chuyện tốt nhất là tự giữ bí
mật cho chính mình.
Cuối cùng, luôn nhớ rằng các bạn là bạn, không phải là nhân bản, không thể lúc
nào cũng nhìn nhận sự việc giống nhau. Hãy cảm thông, thẳng thắn và các bạn
vẫn mãi là bạn dù điều gì xảy ra.
9.

Sẵn sàng tha thứ sau những bất hòa
Tình bạn không phải luôn luôn "thuyền yên biển lặng". Chắc chắn sẽ có

những lần hai bạn tranh cãi, nhưng một trong những cách nhận biết bạn thân đó
chính là tình bạn sẽ vượt qua tất cả. Các bạn không nói chuyện với nhau trong
vài ngày không có nghĩa là hai người sẽ không nhìn mặt nhau cả đời. Xung đột
là một phần của cuộc sống cũng như có thể góp phần khiến tình bạn của hai cá
thể trở nên bền chặt. Chỉ cần không giữ khư khư để bụng những bất hòa để rồi
quên đi người bạn đích thực thì hai bạn sẽ giữ được tình bạn thân thiết mãi.
10.

Sự im lặng ngọt ngào


Có thể ngồi với nhau trong im lặng một cách dễ chịu là một điều rất quan
trọng. Tám chuyện và cười đùa cũng tuyệt đấy, song không có gì sai nếu hai bạn
tận hưởng yên bình và thinh lặng. Bạn không cần cố gắng huyên thuyên nói
chuyện để lấp đầy từng khoảnh khắc bên nhau vì hai người bạn thân luôn cảm
thấy dễ chịu khi ở bên nhau.
11.

Chia sẻ mọi thứ
Bạn thân đích thực là người mà bạn có thể thoải mái chia sẻ bất cứ chuyện

gì, không có giới hạn hay kiêng kỵ. Bạn có thể phàn nàn về gia đình cũng như
nói những chuyện trên trời dưới đất về người khiến bạn "say nắng". Bạn cũng có
thể sẵn lòng lắng nghe tất cả, kể cả những chuyện mình không hề quan tâm. Bởi
vì hai bạn thân thiết và tôn trọng nhau đủ để dành một sự chú ý đặc biệt cho
nhau.
"Bạn thân khó kiếm nhưng xứng đáng để bạn bỏ công sức đi tìm. Bạn mất bao
nhiêu lâu để tìm ra người bạn của đời mình? Hai bạn thường làm gì cùng nhau
16


Tiểu luận triết học
trong những buổi chơi bời phè phỡn tuổi trẻ trâu?", đó là những câu hỏi bạn nên
đặt ra khi bắt đầu nghĩ về việc kết thân với một người bạn nào đó.
12.

Dùng thời gian nhìn người

Dùng thời gian để nhìn người là ám chỉ sự quan sát lâu dài, không phải là ngay
từ lần đầu gặp mặt đã vội vàng đưa ra kết luận tốt xấu về một người nào đó. Kết

luận vội vàng sẽ dẫn đến việc nhìn nhận lầm giữa kẻ xấu và người tốt, từ đó ảnh
hưởng đến sự giao tiếp của mình với người đó sau này.
Ngoài ra con người còn vì lợi ích sinh tồn, đa số đều mang trên mình một chiếc
mặt nạ. Khi gặp bạn họ thường đeo một chiếc mặt nạ giả. Đây là một hành vi có
ý thức. Những chiếc mặt nạ chỉ có thể dùng khi gặp bạn, và chỉ thể hiện ra ở
những góc độ mà bạn thích. Nếu bạn chỉ căn cứ vào những điểm này mà phán
đoán sự tốt xấu của một người, từ đó quyết định mức độ giao tiếp với người đó
thì bạn có thể mắc phải sai lầm.
Dùng thời gian để nhìn người tức là sau lần gặp đầu tiên cho dù giữa bạn và
người đó “Mới gặp mà như đã quen thân nhau từ lâu!” hay là “Không hiểu sao
không thích người này!” đều cần phải có một khoảng trống, không nên để cho
yếu tố tình cảm chủ quan tốt xấu được chen vào. Sau đó mình sẽ bình tĩnh quan
sát hành vi của đối phương.
Thông thường, con người dù có che giấu tính cách của mình thế nào rồi cuối
cùng sẽ lộ ra bộ mặt thật. Vì đeo mặt nạ là một hành vi có chủ ý nên lâu ngày sẽ
tự mình cảm thấy mệt mỏi. Do vậy không còn cách nào khác cuối cùng đành tự
tháo mặt nạ, từ đó tính cách thật cũng lộ ra. Nhưng người đó không hề biết rằng
bạn đang kề bên bình tĩnh quan sát hành vi và cách cư xử của anh ta.
Tục ngữ có câu: “Thức lâu mới biết đêm dài, chơi lâu mới biết là người cố
nhân”. Dùng thời gian để nhìn người chính là để áp dụng câu châm ngôn trên.
Dùng “thời gian” thường rất dễ để nhận ra mấy loại người dưới đây:
Người không thành khẩn: Vì anh ta không thành thực, do vậy lúc đầu rất nhiệt
tình, sau đó lại thờ ơ; lúc đầu thân thiện, sau lại xa lạ. Dùng “thời gian” để nhìn
nhận ta có thể nhận ra sự thay đổi này.
17


Tiểu luận triết học
Người nói dối: Loại người này thường không ngừng dùng sự dối trá để che lấp
những lời nói dối. Nói dối lâu, sau đó sẽ lộ ra kẻ hở từ đầu đến cuối. Dùng “thời

gian” chính là công cụ sắc bén để kiểm nghiệm những lời nói dối đó.
Người lời nói không đi đôi với hành động: Loại người này nói và làm là hai
chuyện hoàn toàn khác nhau. Dùng “thời gian” để nhìn nhận có thể phát hiện ra
sự không đồng nhất trong lời nói và hành động.
Tóm lại, trên thực tế, dùng “thời gian” có thể nhìn ra bất kể loại người nào, bao
gồm cả kẻ tiểu nhân và người quân tử.
Phải mất một thời gian dài mới có thể nhìn ra được tính cách thật của một người.
Ở đây không có một tiêu chuẩn nào, mà chúng ta phải hoàn toàn dựa theo những
tình huống khác nhau. Cũng có thể nói, có người ngay từ lần tiếp xúc thứ hai,
thứ ba đã bị ta hiểu thấu bên trong. Nhưng cũng có người mà chơi với họ hai, ba
năm, con người thật của họ vẫn còn nằm trong vòng “bí mật”. Họ có tài che dấu
hoặc có cái gì đó sâu kín bên trong làm cho ta không thể nào hiểu rõ họ được.
Do vậy tiếp xúc với người lạ, giống như tiếp xúc với một miền đất mới, không
nên quá vồn vã, nên lùi vài bước, dành cho mình thời gian để nghe ngóng, quan
sát. Đây là cách bảo vệ bản thân tối thiểu nhất mà bạn cần phải làm.

18


Tiểu luận triết học

KẾT LUẬN
Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và
về sự phát triển rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện
thực. Đó chính là quan điểm toàn diện.Vì bất cứ sự vật nào, hiện tượng nào
trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi
nhận thức về sự vật hiện tượng ta phải xem xét nó thông qua các mốiliên hệ của
nó với sự vật khác hay nói cách khác chúng ta phải có quan điểm toàn diện,
tránhquan điểm phiến diện chỉ xét sự vật hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội
vàng kết luận về bản chất hay về tính qui luật của chúng..

Khắc phục cách nhìn phiến diện (chỉ nhìn nhận một hoặc một vài liên hệ;
đánh giá cào bằng những đặc trưng khác nhau); Khắc phục tình trạng nguỵ biện
(biến cái không cơ bản thành cơ bản); Khắc phục tình trạng chiết trung (gắn kết
những nhân tố không có liên hệ nội tại với nhau thành một chỉnh thể)
Trong cải tạo thế giới: việc quán triệt quan điểm toàn diện sẽ giúp cho
việc đánh giá, nhận xét, nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách hệ thống đồng bộ,
đồng thời nắm vững bối cảnh, quá trình biến đổi của sự vật hiện tượng và xu
hướng phát triển của sự vật hiện tượng, từ đó có hệ thống các chính sách, biện
pháp, phương tiện tác động phù hợp, trong đó có những khâu đột phá, trọng tâm,
trọng điểm; đồng thời có tính mềm dẻo, linh hoạt khi tình hình thay đổi.Bất cứ
sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật
khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện
tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét
sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về
tính quy luật của chúng.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên
hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và
trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ
trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng

19


Tiểu luận triết học
về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết
học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức
khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được
khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là
tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội. Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi
hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên

hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ...
để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem
lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận
thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối
liên hệ ở những điều kiện xác định. Trong quan hệ giữa con người với con
người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. Ngay cả
quan hệ với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời
gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như
ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.

20


Tiểu luận triết học

PHỤ LỤC

(Bạn em là người ngồi giữa)
Họp chi đoàn lớp
Bạn em luôn là người tham gia mọi hoạt động trong lớp, là cán bộ
đoàn xuất sắc, tấm gương để mọi người học tập.

21


Tiểu luận triết học

DANH MỤC THAM KHẢO
Sách giáo trình Triết học Mác- Lênin trường Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Các trang web

Tìm kiếm trên google
/>%A7a_ph%C3%A9p_bi%E1%BB%87n_ch%E1%BB%A9ng_duy_v%E1%BA
%ADt.
/>%87n-ch%E1%BB%A9ng-duy-v%E1%BA%ADt-kh%C3%A1i-ni%E1%BB
%87m-%C4%91%E1%BA%B7c-tr%C6%B0ng.
/>%C6%A1-s%E1%BB%9F-l%C3%BD-lu%E1%BA%ADn-c%E1%BB%A7aquan-%C4%91i%E1%BB%83m-to%C3%A0n.

22



×