Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Sơ đồ nhiệt va nguyen lý hoạt động hệ thống cấp đong nhanh IQF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.79 KB, 31 trang )

Sơ đồ nhiệt và nguyên lý hoạt động hệ thống cấp đông nhanh IQF

a. Đặc tính kỹ thuật:
Cách nhiệt phòng đông bằng panel PU lắp ghép dày 125 mm, hai mặt trong và ngoài
bọc tolt color bond, nền phòng được thiết kế có dạng máng được hàn kín các mối
ghép nên hạn chế được nước xâm nhập vào cách nhiệt.
Nền phòng có độ dốc hướng vào máng thoát nước ở giữa thuận lợi cho việc phun
nước làm vệ sinh và xả đá dàn lạnh.
Cửa phòng đông có đủ kích thước cho công nhân ra vào bảo dưỡng và làm vệ sinh
thiết bị.
Các đầu vào và ra cửa băng tải có trang bị màng chắn chống không khí ẩm bên
ngoài xâm nhập vào bên trong buồng đông gây bám đá dàn lạnh và ngăn chặn hơi
lạnh trong buồng ra ngoài gây tốn công suất lạnh. Màng chặn này bằng vật liệu
silicone, đảm bảo đàn hồi ổn định khi bị lạnh đến nhiệt độ lạnh sâu và vật liệu này
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ truyền động có cơ cấu căng băng tự động có khả năng tránh được băng quá căng
hoặc quá lỏng do co giản của băng theo nhiệt độ.
Khung đỡ băng tải được lót bằng các thanh nhựa, đảm bảo hạn chế ma sát trượt với
băng tải, hoạt động hiệu quả cao và có tuổi thọ sử dụng lâu dài và đạt yêu cầu vệ
sinh thực phẩm.
Hệ thống phân phối các luồng gió được bố trí thích hợp, khoảng cách các khe thổi
đủ xa để giữa hai luồng gió không bị ảnh hưởng ma sát với nhau và rất dễ tạo được
hiệu ứng COANDA ở bề mặt sản phẩm, điều này có nghĩa hiệu suất truyền lạnh từ
luồng gió vào sản phẩm đạt mức tối ưu, thời gian đông ngắn và giảm được hao hụt
sản phẩm.
Các cửa chắn gió kiểu bản lề thuận tiện cho đóng mở mỗi ca làm vệ sinh.
Quạt dàn lạnh loại lồng sóc tạo áp lực gió cao, cánh quạt bằng inox và được cân
bằng động, đường hút của cánh quạt có biên dạng hình cong để đạt hiệu suất cao
nhất và tiết kiệm điện năng, loại có khả năng hoạt động trong môi trường lạnh sâu
và tưới nước bên ngoài.
Dàn lạnh loại ống và cánh bằng thép mạ kẽm nhúng nóng có các cánh tản nhiệt của


dàn lạnh đủ thưa để có thể hoạt động từ 16 giờ liên tục trở lên mới xã đá
b. Sơ đồ nguyên lý:



1-Máy nén ; 2-Tháp giải nhiệt ; 3-Bình chứa ; 4-Bình ngưng; 5-Bình tách dầu ;
6-Bình tách lỏng; 7-van tiết lưu; 8-Tủ cấp đông ;9-Bình thu hồi dầu;10-Bình trung
gian;11-Bể nước xả băng;12-Bơm xả băng;13-Bơm giải nhiệt.
c. Nguyên lý hoạt động của hệ thống băng chuyền:
Hệ thống băng chuyền phẳng. Vì máy nén có tỷ số nén cao nên phải sử dụng chu
trình 2 cấp nén.
Hơi môi chất sẽ được máy nén hạ áp nén lên bình trung gian, tại đây môi chất sẽ
được làm mát trung gian. Sau khi được làm mát trung gian xong hơi môi chất được
máy nén cao áp hút vế và tiếp nén cao áp.
Hơi sau khi nén cao áp đi vào bình tách dầu. Tại đây, dầu sẽ được tách ra khỏi hơi
môi chất để trở về lại máy nén tránh trường hợp máy nén thiếu hay dầu sẽ theo hơi
môi chất vào các thiết bị trao đổi nhiệt sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt.
Sau đó, môi chất sẽ đi vào bình ngưng tụ. Bình ngưng tụ là thiết bị trao đổi nhiệt


ngược dòng nên lỏng môi chất được quá lạnh ngay ở thiết bị ngưng tụ. Đây là bình
ngưng ống chùm nằm ngang.
Tại bình ngưng lỏng môi chất sẽ được làm mát bằng nước nhờ tháp giải nhiệt. Sau
khi hơi môi chất được làm mát thành lỏng đi qua bình chứa cao áp, đường ống nối
tiếp từ bình ngưng xuống bình chứa cao áp đó là đường ống cân bằng áp.
Bình chứa cao áp dùng để chứa lỏng môi chất ở áp suất cao, giải phóng bề mặt của
thiết bị ngưng tụ duy trì sự cấp lỏng liên tục cho van tiết lưu. Sau đó lỏng sẽ qua mắt
gas và tiết lưu tự động, nhờ mắt gas mà chúng ta có thể biết lượng gas trong hệ
thống đủ hay thiếu, hoặc gas có lẫn tạp chất.
Lỏng tiếp tục đi theo ống dẫn lỏng đi qua phin lọc, khi qua đây thì các cặn bẩn cơ

học, nước, các axit sẽ được loại trừ. Lỏng qua phin sấy lọc rồi qua van điện từ, van
điện từ với nhiệm vụ đóng mở nhầm cung cấp dịch cho tiết lưu hoặc ngưng cấp dịch
cho tiết lưu.
Môi chất sau đó lại đi vào tiết lưu nhiệt (ở đây ta dùng van tiết lưu tự động ), van
tiết lưu tự động trong quá trình làm việc tự động điều chỉnh khe hở giữa chốt và
than van nhầm khống chế mức dịch vào bình trung gian vừa đủ và duy trì, hơi đầu
ra của bình trung gian có một mức độ thấp nhất, lỏng qua van tiết lưu vào bình
trung gian, với nhiệm vụ duy trì mức dịch luôn ổn định và trên bình có gắn van
phao để khống chế mức dịch cực đại trong bình.
Môi chất tiếp tục đi qua van điện từ vào van tiêt lưu để điều chỉnh quá trình cấp
dịch cho hệ thống.
Trước khi vào băng chuyền thì môi chất lỏng phải vào van tiết lưu, ở đây ta dùng
van tiết lưu cân bằng ngoài ( vì trở lực của coil lạnh lớn và vì sự chênh áp giữa áp
suất trước khi vào coil lạnh và áp suất trước khi ra khỏi coil lạnh lớn vì lý do đó nên
phải sử dụng van tiết lưu cân bằng ngoài với đường ống lấy áp suất tín hiệu ở đầu ra
của coil lạnh ), van tiết lưu nhiệt có đầu cảm biến đặt đường ống hút phía sau coil
lạnh, trong bầu cảm biến có chứa môi chất, khi mà nhiệt độ của môi chất trong dàn
lạnh sẽ tăng lên thì môi chất trên trong bầu cảm biến sẽ nở ra và tác dụng lên màng
của van tiết lưu nhiệt làm cho van mở ra và cấp dịch cho coil lạnh với bầu cảm biến
nhiệt đặt trên đường ống hút phía sau coil lạnh, khi mà nhiệt độ của môi chất ra
khỏi băng chuyền tăng lên thì môi chất trong bầu cảm biến nhiệt sẽ nở ra và tác
dụng lên màng của van tiết lưu nhiệt làm cho van mở ra và cấp dịch cho coil lạnh.
Trong trường hợp ngược lại nếu gas sau khi ra khỏi dàn lạnh có nhiệt độ thấp thì
van tiết lưu sẽ đóng bớt lại, lượng dich cung cấp cho coil lạnh sẽ giảm. Ở hệ thống
băng chuyền này ta dùng chất tải lạnh là không khí, khi môi chất vào coil lạnh thì
chúng sẽ trao đổi nhiệt với lương gió do các quạt lạnh thổi ra, lượng gió này sau khi
được làm lạnh sẽ được các bec phun, phun các tia khí lạnh với tốc độ cao hướng
trực tiếp lên mặt trên và mặt dưới của sản phẩm, thổi hơi nóng bao bọc quanh sản
phẩm đẩy nhanh quá trình trao đổi nhiệt.



Tách lỏng dòng gas hút về máy nén. Lượng lỏng sau dàn bay hơi khá lớn nếu sử
dụng bình tách lỏng thì không có khả năng tách hết, rất dễ gây ngập lỏng.
Mục đích của việc tách lỏng này nhằm không cho các môi chất lỏng về máy nén gây
va đập thủy lực hư hỏng máy nén. Hơi môi chất sau tách lỏng sẽ được hút về lại máy
nén thấp áp, chu trình mới sẽ được lập lại tiếp tục.


Hệ thống làm lạnh (phần 1) [10/12/2009]

Bộ phận cơ bản của hệ thống làm lạnh của ô tô gồm có: Máy nén, giàn nóng, bình
chứa/sấy khô, van giãn nở và giàn lạnh

Khái quát
Bộ phận cơ bản của hệ thống làm lạnh của ô tô gồm có: Máy nén, giàn nóng, bình chứa/sấy khô, van giãn
nở và giàn lạnh.
+ Ngoài các bộ phận cơ bản trên còn có một quạt gió để tạo ra dòng khí và một bộ lọc không khí để làm
sạch không khí hút vào.
+ Ngoài ra còn có các thiết bị khác và các chức năng giúp tạo ra các chức năng hoàn chỉnh cho hệ thống
như chống tạo sương mù, tránh chết máy và bù không tải động cơ.


Máy nén
1. Chức năng
Sau khi được chuyển về trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất thấp môi chất được nén bằng máy nén và
chuyển thành trạng thái khí ở nhiệt độ và áp suất cao. Sau đó nó được chuyển tới giàn nóng.

2. Máy nén kiểu đĩa chéo
(1) Cấu tạo
Một cặp píttiông được đặt trong đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 đối với máy nén 10 xylanh và 1200

đối với loại máy nén 6 xilanh.
Khi một phía píttông ở hành trình nén, thì phía kia ở hành trình hút.
(2) Nguyên lý hoạt động


/>Kích chuột xem mô phỏng
Píttông chuyển động sang trái, sang phải đồng bộ với chiều quay của đĩa chéo, kết hợp với trục tạo thành
một cơ cấu thống nhất và nén môi chất (ga điều hoà). Khi píttông chuyển động vào trong, van hút mở do sự
chênh lệch áp suất và hút môi chất vào trong xy lanh. Ngược lại, khi piston chuyển động ra ngoài, van hút
đóng lại để nén môi chất. áp suất của môi chất làm mở van xả và đẩy môi chất ra. Van hút và van xả cũng
ngăn không cho môi chất chảy ngược lại.
3. Máy nén loại xoắn ốc

(1) Cấu tạo
Máy nén này gồm có một đường xoắn ốc cố định và một đường xoắn ốc quay tròn.
(2) Nguyên lý hoạt động
Tiếp theo chuyển động tuần hoàn của đường xoắn ốc quay, 3 khoảng trống giữa đường xoắn ốc quay và
đường xoắn ốc cố định sẽ dịch chuyển để làm cho thể tích của chúng nhỏ dần. Đó là môi chất được hút vào
qua cửa hút bị nén do chuyển động tuần hoàn của đường xoắn ốc và mỗi lần vòng xoắn ốc quay thực hiện
quay 3 vòng thì môi chất được xả ra từ cửa xả. Trong thực tế môi chất được xả ngay sau mỗi vòng.
4. Máy nén khí dạng đĩa lắc


(1) Cấu tạo
Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối trực tiếp với trục. Chuyển động
quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động của píttông trong xylanh để thực hiện việc hút, nén
và xả trong môi chất.
(2) Nguyên lý hoạt động
click chuột xem mô phỏng
/>Van điều khiển thay đổi áp suất trong buồng đĩa chéo tuỳ theo mức độ lạnh. Nó làm thay đổi góc nghiêng

của đĩa chéo nhờ chốt dẫn hướng và trục có tác dụng như là khớp bản lề và hành trình píttông để điều khiển
máy nén hoạt động một cách phù hợp.

Khi độ lạnh thấp (khi nhiệt độ bên trong thấp)
Khi độ lạnh thấp, áp suất trong buồng áp suất thấp giảm xuống→Van mở ra vì áp suất của ống xếp lớn hơn
áp suất trong buồng áp suất thấp→áp suất của buồng áp suất cao tác dụng vào buồng đĩa chéo. Kết quả là
áp suất tác dụng sang bên phải thấp hơn áp suất tác dụng sang bên trái. Do vậy hành trình píttông trở lên
nhỏ hơn do được dịch sang phải..
THAM KHẢO:
Để thay đổi dung tích của máy nén có 2 phương pháp: Một là dùng van điều khiển được nêu ở trên và dùng
loại van điều khiển điện từ.
Máy nén (tham khảo)


1. Loại trục khuỷu
Ở máy nén khí dạng chuyển động tịnh tiến qua lại, chuyển động quay của trục khuỷu máy nén thành
chuyển động tịnh tiến qua lại của píttông.
2. Loại cánh gạt xuyên
Mỗi cánh gạt của máy nén khí loại này được đặt đối diện nhau. Có hai cặp cánh gạt như vậy mỗi cánh gạt
được đặt vuông góc với cánh kia trong rãnh của Rôto. Khi Rôto quay cánh gạt sẽ được nâng theo chiều
hướng kính vì các đầu của chúng trượt trên mặt trong của xylanh.

Hệ thống làm lạnh (phần 2) [11/12/2009]

Hệ thống làm lạnh (phần 2)
>> Hệ thống làm lạnh (phần 1)

Van giảm áp và phớt làm kín trục
1. Van giảm áp
Nếu giàn nóng không được thông hơi bình thường hoặc độ lạnh vượt quá mức độ cho

phép, thì áp suất ở phía áp suất có áp suất cao của giàn nóng và bình chứa/ máy hút ẩm sẽ
trở nên cao bất bình thường tạo lên sự nguy hiểm cho đường ống dẫn. Để ngăn không cho
hiện tượng này xảy ra, nếu áp suất ở phía áp suất cao tăng lên khoảng từ 3,43 MPa
(35kgf/cm2) đến 4,14 MPa (42kgf/cm2), thì van giảm áp mở để giảm áp suất.


CHÚ Ý:
Thông thường, nếu áp suất trong mạch của hệ thống làm lạnh tăng lên cao bất thường thì
công tắc áp suất sẽ ngắt ly hợp từ. Vì vậy van giảm áp rất hiếm khi cần phải hoạt động.
+ Nếu phích cắm dạng nóng chảy đã được sử dụng trước đây bị kích hoạt dù chỉ một lần
thì không thể sử dụng lại nữa.
2. Phớt làm kín trục
Phớt làm kín trục được lắp trên trục dẫn động máy nén. Khi phớt làm kín trục bị mòn
hoặc hỏng thì môi chất sẽ rò rỉ.
CHÚ Ý:
Đối với máy nén khí loại đĩa lắc, Phớt làm kín trục không thể thay thế được, vì máy nén
khí này là loại không thể tháo rời.

Công tắc áp suất
Máy nén khí loại cánh gạt xuyên có một công tắc nhiệt độ đặt ở đỉnh của máy nén để phát
hiện nhiệt độ của môi chất. Nếu nhiệt độ môi chất cao quá mức, thanh lưỡng kim ở công
tắc sẽ biến dạng và đẩy thanh đẩy lên phía trên để ngắt tiếp điểm của công tắc. Kết của là
dòng điện không đi qua ly hợp từ và làm cho máy nén dừng lại. Do đó ngăn chặn được
máy nén bị kẹt


Dầu máy nén
1. Chức năng
Dầu máy nén cần thiết để bôi trơn các chi tiết chuyển động của máy nén. Dầu máy nén
bôi trơn cho máy nén bằng cách hoà vào môi chất và tuần hoàn trong mạch của hệ thống

điều hoà. Vì vậy cần phải sử dụng dầu phù hợp.
CHÚ Ý:
Dầu máy nén sử dụng trong hệ thống R-134a không thể thay thế cho dầu máy nén dùng
trong R-12. Nếu dùng sai dầu bôi trơn có thể làm cho máy nén bị kẹt.
2. Lượng dầu bôi trơn máy nén
Nếu không có đủ lượng dầu bôi trơn trong mạch của hệ thống điều hoà, thì máy nén
không thể được bôi trơn tốt. Mặt khác nếu lượng dầu bôi trơn máy nén quá nhiều, thì một
lượng lớn dầu sẽ phủ lên bề mặt trong của giàn lạnh và làm giảm hiệu quả quá trình trao
đổi nhiệt và do đó khả năng làm lạnh của hệ thống bị giảm xuống.
Vì lý do này cần phải duy trì một lượng dầu đúng qui định trong mạch của hệ thống điều
hoà.
3. Bổ sung dầu sau khi thay thế các chi tiết
Khi mở mạch môi chất thông với không khí, môi chất sẽ bay hơi và được xả ra khỏi hệ
thống. Tuy nhiên vì dầu máy nén không bay hơi ở nhiệt độ thường hầu hết dầu còn ở lại
trong hệ thống. Do đó khi thay thế một bộ phận chẳng hạn như bình chứa/bộ phận hút
ẩm, giàn lạnh hoặc giàn nóng thì cần phải bổ sung một lượng dầu tương đương với lượng


dầu ở lại trong bộ phận cũ vào bộ phận mới.

Ly hợp từ
1. Chức năng
Ly hợp từ được động cơ dẫn động bằng đai. Ly hợp từ là một thiết bị để nối động cơ với
máy nén. Ly hợp từ dùng để dẫn động và dùng máy nén khi cần thiết.


2. Cấu tạo
Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ phận
khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và stator được lắp ở thân trước
của máy nén.

3. Nguyên lý hoạt động
Khi ly hợp từ được đóng, dòng điện chạy qua cuộn dây Stator và làm cho từ trường của
nam châm điện mạnh lên. Kết quả là Stato hút bộ phận định tâm với một lực từ trường
mạnh đủ để máy nén khí quay cùng với puli.


+
Khi ngắt ly hợp từ dòng điện không qua Stato bộ phận định tâm không bị hút và chỉ có
puli quay trơn
Giàn nóng
1. Chức năng
Giàn nóng (giàn ngưng) làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén bởi
máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái và nhiệt độ áp suất cao (phần lớn môi
chất ở trạng thái lỏng và có lẫn một số ở trạng thái khí).

2. Cấu tạo
Giàn nóng gồm có các đường ống và cánh tản nhiệt, nó được lắp đặt ở mặt trước của két
nước làm mát.
3. Nguyên lý hoạt động
Môi chất dạng khí ở nhiệt độ và áp suất cao được đưa từ máy nén qua 3 đường ống của
giàn nóng để được làm mát.
Bình chứa/ bô hút ẩm và kính quan sát
1. Bình chứa/ bộ hút ẩm
Bình chứa là một thiết bị để chứa môi chất được hoá lỏng tạm thời bởi giàn nóng và cung
cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh.
Bộ hút ẩm có chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ấm trong chu
trình làm lạnh.
Nếu có hơi ấm trong chu trình làm lạnh, thì các chi tiết ở đó sẽ bị mài mòn hoặc đóng
băng ở bên trong van giãn nở dẫn đến bị tắc kẹt.



2. Kính quan sát
(1) Chức năng
Kính quan sát là lỗ để kiểm tra được sử dụng để quan sát môi chất tuần hoàn trong chu
trình làm lạnh cũng như để kiểm tra lượng môi chất.
(2) Cấu tạo
Có hai loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và loại kia được lắp ở
giữa bình chứa và van giãn nở.
(3) Những chú ý khi kiểm tra
Nhìn chung khi nhìn thấy nhiều bọt khí qua kính quan sát nghĩa là lượng môi chất không
đủ và khi không nhìn thấy các bọt khí thì lượng môi chất đủ.
LƯU Ý:
+ Trong trường hợp không có môi chất hoặc môi chất quá nhiều sẽ không nhìn thấy các
bọt khí do đó cần phải chú ý. Ngoài ra tuỳ theo tình hình cụ thể chẳng hạn như tốc độ
động cơ hay áp suất môi chất cũng có thể thấy các bọt khí ngay cả khi lượng môi chất
vừa đủ.
+
Đối với giàn nóng loại làm mát phụ vì nhiều môi chất được đổ vào ở thời điểm mà ở đó
không có bọt khí có thể môi chất không đủ thậm chí dường như là rất bình thường khi


kiểm tra bằng cách nhìn qua kính quan sát.
Giàn nóng loại làm mát phụ
1. Mô tả
Ở các xe ngày nay giàn nóng làm mát phụ được sử dụng cải thiện khả năng làm lạnh.

2. Nguyên lý hoạt động
Ở chu trình làm lạnh của giàn nóng làm mát phụ, bộ điều biến hoạt động như là bình
chứa/ bộ hút ẩm và lưu trữ môi chất ở dạng lỏng bên trong bộ điều biến. Ngoài ra môi
chất tiếp tục được làm mát ở bộ phận làm mát để được chuyển hoàn toàn thành dạng lỏng

và do đó khả năng làm mát được cải thiện. Trong bộ điều biến, có bộ phận lọc và hút ẩm
để loại trừ hơi ẩm cũng như vật thể lạ trong môi chất.
GỢI Ý:
Để thay thế chất hút ẩm và bộ phận lọc trong bộ điều biến, phải xả môi chất và sau đó
tháo nắp đậy.
CHÚ Ý:
Trong chu trình làm lạnh phụ, điểm mà ở đó các bọt khí biến mất ở trước giai đoạn ổn
định khả năng làm mát cần phải bổ xung thêm 100g môi chất để đạt được lượng cần thiết.
Nếu việc bổ sung lượng môi chất dừng lại ở điểm mà bọt khí biến mất, thì khả năng làm
lạnh là không đủ. Nếu nạp quá nhiều môi chất sẽ làm giảm tính kinh tế nhiên liệu và khả
năng làm lạnh do đó cần phải đảm bảo bổ sung đúng lượng môi chất.


Van giãn nở (Dạng hộp)
1. Chức năng
+ Van giãn nở phun môi chất ở dạng lỏng có nhiệt độ và áp suất cao qua bình chứa từ một
lỗ nhỏ làm cho môi chất giãn nở đột ngột và biến nó thành môi chất ở dạng sương mù có
nhiệt độ và áp suất thấp.
+
Tuỳ theo độ lạnh, van giãn nở điều chỉnh lượng môi chất cung cấp cho giàn lạnh.
2. Cấu tạo
Một van trực tiếp phát hiện nhiệt độ của môi chất (độ lạnh) xung quanh đầu ra của giàn
lạnh bằng một thanh cảm nhận nhiệt và truyền tới khí ở bên trong màng ngăn. Sự thay
đổi áp suất khí là do sự thay đổi nhiệt độ cân bằng giữa áp suất đầu ra của dòng lạnh và
áp lực lò xo đẩy van kim để điều chỉnh lượng môi chất.
3. Nguyên lý hoạt động
Nhiệt độ xung quanh cửa ra của giàn lạnh thay đổi theo đầu ra của giàn lạnh.


+ Khi độ lạnh nhỏ nhiệt độ xung quanh đầu ra của giàn lạnh giảm xuống và do đó nhiệt

độ được truyền từ thanh cảm nhận nhiệt tới môi chất ở bên trong màng ngăn cũng giảm
xuống làm cho khí co lại. Kết quả là van kim bị đẩy bởi áp lực môi chất ở cửa ra của giàn
lạnh và áp lực của lò xo nén chuyển động sang phải. Van đóng bớt lại làm giảm dòng môi
chất và làm giảm khả năng làm lạnh.
+
Khi độ lạnh lớn, nhiệt độ xung quanh cửa ra của dòng lạnh tăng lên và khí giãn nở. Kết
quả là van kim dịch chuyển sang trái đẩy vào lò xo. Độ mở của van tăng lên làm tăng
lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống và làm cho khả năng làm lạnh tăng lên.
Van giãn nở


1. Cấu tạo
Bộ phận cảm nhận nhiệt độ của van giãn nở được đặt ở bên ngoài của cửa ra của giàn
lạnh. ở đỉnh của màng dẫn tới ống cảm nhận điện, có chứa môi chất và áp suất của môi
chất thay đổi tuỳ theo nhiệt độ bên ngoài của giàn lạnh.
Áp suất môi chất ở bên ngoài của giàn lạnh tác động vào đáy màng.
Sự cân bằng giữa lực đẩy màng lên (áp suất môi chất ở bên ngoài của giàn lạnh + lò xo)
và áp suất môi chất của ống cảm nhận nhiệt làm dịch chuyển van kim do đó điều chỉnh
được dòng môi chất.
2. Chức năng và nguyên lý hoạt động
Chức năng và nguyên lý hoạt động của loại van này giống như loại van giãn nở dạng hộp.
Giàn lạnh


1. Chức năng
Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở có nhiệt độ và áp
suất thấp, và làm lạnh không khí ở xung quanh giàn lạnh.
2. Cấu tạo
Giàn lạnh gồm có một thùng chứa, các đường ống và cánh làm lạnh Các đường ống
xuyên qua các cánh làm lạnh và hình thành các rãnh nhỏ để truyền nhiệt được tốt.

3. Nguyên lý hoạt động
Một mô tơ quạt thổi không khí vào giàn lạnh. Môi chất lấy nhiệt từ không khí để bay hơi
và nóng lên rồi chuyển thành khí.
Không khí qua giàn lạnh bị làm lạnh, hơi ẩm trong không khí đọng lại và dính vào các
cánh của giàn lạnh. Hơi ẩm tạo thành các giọt nước nhỏ xuống và được chứa ở trong
khay sẽ được xả ra khỏi xe thông qua ống xả.
Theo nguồn từ tài liệu đào tạo của toyota
Điều khiển A/C trong hệ thống lạnh [03/12/2009]

Để vận hành điều hoà một cách bình thường hoặc để giảm hư hỏng đối với các bộ phận
khi có hư hỏng xảy ra.


Khái quát
1. Mô tả
Để vận hành điều hoà một cách bình thường hoặc để giảm
hư hỏng đối với các bộ phận khi có hư hỏng xảy ra, các tín
hiệu từ mỗi cảm biến hay công tắc được gửi tới bộ khuyếch
đai điều hoà để điều khiển điều hoà.
- Điều khiển công tắc áp suất:
Công tắc áp suất dùng để phát hiện sự tăng lên không bình
thường của áp suất môi chất và ngắt ly hợp từ để bảo vệ các
bộ phận trong chu trình làm lạnh và dừng máy nén.
- Điều khiển nhiệt độ giàn lạnh:
Bộ điều khiển nhiệt độ bay hơi để phát hiện nhiệt độ bề mặt


của giàn lạnh và đóng hay ngắt ly hợp từ để điều khiển sự
hoạt động của máy nén sao cho giàn lạnh không bị phủ
băng.

- Hệ thống bảo vệ đai dẫn động:
Hệ thống này dùng để xác định việc khoá máy nén, bảo vệ
đai dẫn động khỏi bị lỏng bằng cách lắp ly hợp từ và làm
cho đèn chỉ báo công tắc điều hoà (công tắc A/C) nhấp
nháy.
- Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn:
Hệ thống này dùng để điều chỉnh hệ số sử dụng của máy
nén và cải thiện tính kinh tế nhiên liệu cũng như khả năng
dẫn động.
- Bộ điều khiển điều hoà kép (máy lạnh ở sau):
Bộ phận này dùng để đóng ngắt van điện từ để điều khiển
mạch môi chất kép.
- Điều khiển bù không tải:
Bộ phận này dùng để ổn định chế độ không tải của động cơ
khi bật điều hoà.
- Điều khiển quạt điện:
Bộ phận này dùng để điều khiển quạt điện và cải thiện khả
năng làm lạnh, tính kinh tế nhiên liệu và giảm ồn.
Điều khiển công tắc áp suất


1. Chức năng
Công tắc áp suất được nắp ở phía áp suất cao của chu trình
làm lạnh. Khi công tắc phát hiện áp suất không bình thường
trong chu trình làm lạnh nó sẽ dừng máy nén để ngăn
không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ được
các bộ phận trong chu trình làm lạnh.
2. Phát hiện áp suất thấp không bình thường
Working the compressor when Cho máy nén làm việc khi
môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc khi không có

môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên
nhân khác sẽ làm cho việc bôi trơn kém có thể gây ra sự kẹt
máy nén. Khi áp suất môi chất thấp hơn bình thường (nhỏ
hơn 0,2 MPa (2 kgf/cm2)), thì phải ngắt công tắc áp suất để


ngắt ly hợp từ.
3. Phát hiện áp suất cao không bình thường
Áp suất môi chất trong chu trình làm lạnh có thể cao không
bình thường khi giàn nóng không được làm mát đủ hoặc
khi lượng môi chất được nạp quá nhiều. Điều này có thể
làm hỏng các cụm chi tiết của chu trình làm lạnh.
Khi áp suất môi chất cao không bình thường (cao hơn 3,1
MPa (31,7kgf/cm2)), thì phải tắt công tắc áp suất để ngắt ly
hợp từ.
Điều khiển nhiệt độ giàn lạnh

Để ngăn chặn không cho giàn lạnh bị phủ băng, cần thiết phải điều khiển nhiệt độ bề mặt
của giàn lạnh thông qua điều khiển sự hoạt động của máy nén.
Nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh được xác định nhờ điện trở nhiệt và khi nhiệt độ này thấp
hơn một mức độ nhất định, thì ly hợp từ bị ngắt để ngăn không cho nhiệt độ giàn lạnh
thấp hơn 0°C (32°F). Hệ thống điều hoà có bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh không cần
thiết điều khiển này.
Hệ thống bảo vệ đai dẫn động


×