Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Liên hệ quy luật lượng chất trong học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.73 KB, 4 trang )

2. Vận dụng trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân khi
đang là học viên cao học.
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý
nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của học viên cao học như
sau:
*Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Cao học
So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Cao học tăng lên một
cách đáng kể. Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo
dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ
dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở Cao học một môn chỉ kéo dài khoảng 8 đến 18
buổi học (từ 1 đến 2 tháng). Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức
sẽ khiến học viên cao học gặp những khó khăn. Chính vì thế học viên cao học
cần phải chủ động tìm hiểu và sãn sàng để thích nghi với sự thay đổi này. Không
chỉ khác biệt về khối lượng kiến thức, học Cao học và phổ thông còn có sự khác
biệt về sự đa dạng kiến thức. Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học
phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp còn học Cao học còn đi kiến tập, thực
tập, thực tế, làm tiểu luận, luận văn... Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách
thức cho các học viên cao học.. Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không
chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nói sự chuyển đổi từ phổ thông
lên Cao học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy
mà người sinh viên cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn
cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với Cao học. Chỉ khi
nào làm được như vậy, các học viên Cao học mới hy vọng đạt được những
thành tích rực rỡ trong quá rình học tập và nghiên cứu của mình.
* Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng
diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực
hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không
nằm ngoài điều đó. Để có một tấm bằng Thạc sỹ chúng ta cần phải tích lũy đủ số
lượng các tín chỉ của các môn học. Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích


lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định
quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do
đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy
về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần
học tập đều đặn hàng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi học viên. Tránh gặp


gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được
trong quá trình học tập. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và
trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.
* Các học viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm
túc, trung thực.
Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự
tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh
đổi bằng sức lao động mà có được, chứ không nhờ vào một sự giúp đỡ nào khác.
Để làm rõ ý kiến trên, chúng ta cùng suy ngẫm về câu chuyện ngụ ngôn sau: “
Một người nọ tìm thấy cái kén của con bướm. Anh ta nhận thấy cái kén này bắt
đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra. Quan sát một hồi lâu, anh thấy con
sâu bướm cố hết lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Động lòng thương,
anh ta lấy kéo cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vượt ra ngoài đễ dàng.
Khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì nhỏ lại. Người
nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không? Mong rằng đôi cánh
kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi. Than ôi! Vô ích! Con bướm đã trọn
đời tàn tật, lê lết với cái cánh nhỏ bé không thể bay đi được”. Người nọ vì lòng
thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời của con bướm. anh không biết luật của
tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu để vượt qua khỏi lỗ nhỏ của cái
kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến
đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi cái kén, bướm ta mới có đủ sức vươn đôi cánh
lớn ra mà bay bổng.
Hãy trở lại với việc học tập và rèn luyện của học viên viên. Trong một kỳ

thi, nếu có học viên gian lận để một kết quả tốt thì chẳng khác gì con sâu bướm
bé nhỏ tội nghiệp kia. Bằng gian lận, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản
chất thì vẫn chưa có được biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu
hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu được, không đáp ứng được yêu cầu
công việc sau này và nếu ta giúp đỡ bạn bè theo theo cách của anh chàng trong
câu chuyện kia thì không khác gì chúng ta đang hại họ.
* Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng
vội đốt cháy giai đoạn
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả
khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy .
Học viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể
học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là
phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực


tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều học viên trong quá trình đi
học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi , dẫn đến sự chậm chễ trong
học tập, rồi “ nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào
việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học
mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo
lượng kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức học
ngay từ đầu , nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác,
chưa học cơ bản đã đến nâng cao, “chưa học bò đã lo học chạy”. Như vậy, muốn
tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi học viên
cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi
về chất.
*Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
Khi bước chân vào Cao học, có một bộ phận không nhỏ trong học viên tự
mãn với những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống
không có lý tưởng, hoài bão. Nhưng bên canh đó một số học viên có ý thức rèn

luyện và phấn đấu học tập để có trình độ tri thức cao nhất.
Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng
của sự vật. Sự tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật. Khi đã đỗ vào Cao học, trở thành những
tân học viên chúng ta được tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn. Nhiệm vụ
của mỗi học viên là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức ( tích
lũy về lượng), trở thành những thạc sỹ quản lý đất đai...đóng góp cho xã hội,
tránh tinh thần thỏa mãn với những gì đã đạt được.
Trong quá trình học tập, học viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả
tốt của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta
sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến
thức nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi học viên cần phải không ngừng học tập phấn
đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh
được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.
*Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên
Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen
gặt tính cách, gieo tính cách găp số phận” câu nói đó có ý nghĩa triết học của nó.
Đó là quy luật lượng- chất trong triết học, rõ ràng là, những thói quen mà chúng
ta đang có được hình thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại
trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói hư như thế đến lượt nó lại quyết định đến


tính cách của chúng ta, và số phận của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách
của họ. Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), học
viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học
tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày. Trong cuộc
sống cũng như trong quá trình học tập học viên phải rèn luyện hàng ngày để
hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời
gian, làm việc nghiêm túc và khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ
góp phần hình thành nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng

như trong cuộc sống.
*Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi học viên.
Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng)
sẽ góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp
có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thành
tích cao. Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của
mỗi học viên.



×