Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm truyền hình Cáp trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.51 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
CHUYÊN NGÀNH
Đề tài: Hoàn thiện quản lý tài chính tại trung tâm
Truyền hình Cáp trực thuộc đài Truyền hình Việt Nam
Tên sinh viên:
Lớp:
Chuyên ngành:
Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Vân Anh
Quản lý kinh tế 44B
Quản lý kinh tế
PGS.TS. Mai Văn Bưu

Hà Nội – Tháng 5 năm 2006


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

MỤC LỤC

PHÂN MỞ ĐẦU.................................................................4
PHẦN NỘI DUNG..............................................................7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CHO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH VÀ TRUYỀN HÌNH
TRẢ TIỀN....................................................................................7


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CHO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH VÀ TRUYỀN HÌNH
TRẢ TIỀN....................................................................................8
I.
Những khái niệm cơ bản về Truyền hình trả tiền, sự phát triển của
Truyền hình trả tiền trên thế giới và tại Việt Nam...................................8
1. Hoạt động kinh doanh truyền hình.................................................8
2. Những khái niệm cơ bản về Truyền hình trả tiền........................10
3. Hoạt động của Truyền hình trả tiền trên thế giới.........................12
4. Truyền hình trả tiền ở Việt Nam với những bước phát triển nhanh
và đa dạng...........................................................................................19
II.
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với hoạt động truyền hình...
1. Mục tiêu quản lý tài chính của hoạt động truyền hình.................21
2. Cơng cụ quản lý tài chính hoạt động truyền hình........................21
3. Bộ máy quản lý tài chính.............................................................22
4. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với hoạt động truyền
hình tại Đài Truyền hình Việt Nam....................................................23
III. Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính cho hoạt động truyền
hình trả tiền trên thế giới........................................................................31
1. Cơ chế tài chính doanh nghiệp độc lập và hiệu quả.....................31
2. Chun mơn hố rõ rệt giữa sản xuất chương trình truyền hình và
phân phối.............................................................................................33
3. Nguồn thu đa dạng: người xem truyền hình và nhà cung cấp đều
có lợi...................................................................................................35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM...................38
I.
Lịch sử phát triển của Đài truyền hình Việt Nam và sự ra đời của

Truyền hình Cáp.....................................................................................38

2


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

1. Lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu Đài Truyền
hình Việt Nam.....................................................................................38
2. Trung tâm Truyền hình Cáp Việt Nam ra đời và phát triển từng
bước....................................................................................................41
II.
Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm truyền hình Cáp Việt Nam.....
1. Q trình hồn thiện, đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về tại
chính tại Đài Truyền hình Việt Nam...................................................44
2. Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm truyền hình Cáp trực
thuộc Đài truyền hình Việt Nam.........................................................49
III. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm truyền hình
Cáp Việt Nam.........................................................................................65
1. Cơ chế quản lý chưa phù hợp.......................................................65
2. Nguồn thu hạn hẹp, chưa thực sự đem lại lợi nhuận....................66
3. Quản lý các khoản phải chi: Chế độ chi trả tiền lương đã lạc hậu,
kém hiệu quả.......................................................................................67

CHƯƠNG III: HỒN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH CẤP TRỰC THUỘC ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.....................................................69
I.

Chiến lược phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn
2005-2010...............................................................................................69
1. Truyền hình Việt Nam trước thách thức của đời sống và thời đại.....69
2. Chiến lược phát triển đến năm 2010 của Đài Truyền hình Việt
Nam.....................................................................................................71
II.
Một số giải pháp hồn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm
Truyền hình Cáp trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.......................74
1. Quan điểm chỉ đạo về sự phát triển của hoạt động kinh doanh
truyền hình..........................................................................................74
2. Một số giải pháp hồn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm
Truyền hình Cáp.................................................................................76
3. Các điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý tài chính cho hoạt
động truyền hình trả tiền.....................................................................86

PHẦN KẾT LUẬN............................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................92

3


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

PHÂN MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI là thế kỷ mà thời cơ và thách thức song song cùng tồn tại.
Cùng với q trình tồn cầu hố kinh tế, quan hệ kinh tế giữa các nước
ngày trở nên mật thiết, đồng thời sự cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá và đặc biệt là thông tin ngày càng

trở nên gay gắt.
Thông tin ngày nay được xem như một nguồn lực quan trọng để phát
triển kinh tế- xã hội đất nước. Sự phát triển của thế giới trong những thập
niên gần đây cho thấy vai trị ngày càng tăng của thơng tin trong q trình
biến đổi khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thành công hay thất
bại của một quốc gia tuỳ thuộc rất lớn vào khả năng chiếm được lợi thế
thông tin. Thiếu thông tin, các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa
học, không thực tiễn và trở nên kém hiệu quả. Chính V.I Lênin đã từng
khẳng định "Khơng có thơng tin thì khơng có thắng lợi trong bất cứ lĩnh
vực nào, cả khoa học, kỹ thuật và sản xuất".
Truyền hình là một trong những phương tiện thơng tin đại chúng có tác
động mạnh mẽ và sâu rộng nhất, đang ngày càng trở thành nhu cầu thiết
yếu trong đời sống xã hội, là công cụ để điều hành, quản lý đất nước; là
phương tiện trong việc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết giữa các quốc gia,
dân tộc; là nguồn cung cấp tri thức một cách tương đối tồn diện cho
cơng chúng.
Nằm trong hệ thống các cơ quan thuộc Chính phủ, Đài Truyền hình
Việt Nam là một đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng thông tin, tuyên
truyền, góp phần nâng cao dân trí và phục vụ nhu cầu giải trí của nhân
dân. Cũng như những ngành kinh tế- kỹ thuật khác, Đài Truyền hình Việt
Nam cũng trải qua các giai đoạn thăng trầm cùng với quá trình phát triển
của đất nước. Từ năm 1995 đến nay Truyền hình Việt Nam đã có những
bước đột phá cả về quy mơ phát triển và chất lượng chương trình.
4


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B


Về cơ chế quản lý tài chính, giai đoạn trước năm 1995, mặc dù đất
nước đã trải qua hàng chục năm đổi mới, nhưng đối với hoạt động
Truyền hình thì khái niệm hạch tốn thu, chi vẫn cịn xa lạ. Đổi mới
dường như chỉ là công việc của các đơn vị kinh doanh, cịn Truyền hình
được coi là một hoạt động đặc biệt, thuộc độc quyền nhà nước, vì thế vẫn
được hưởng cơ chế tài chính bao cấp đặc biệt của Nhà nước. Với cơ chế
bao cấp đặc biệt đó, sau 25 năm ra đời và phát triển, Đài Truyền hình
Việt Nam cũng chỉ ở quy mơ một kênh chương trình, phát sóng 4 tiếng
một ngày và phủ sóng ở phạm vi đồng bằng sông Hồng.
Từ năm 2001, với việc thực hiện Quyết định 87/TTg ngày 01/6/2001 về
khoán thu, chi cho các hoạt động Đài Truyền hình Việt Nam và hiện nay
theo Quyết định 124/TTg ngày 31/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt
động truyền hình dần thốt khỏi cơ chế bao cấp, tạo điều kiện và động
lực mới cho Truyền hình Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Ưu điểm cơ bản
của cơ chế tài chính hiện hành là đã tạo được hệ thống các tiêu chuẩn
định mức lao động truyền hình, làm cơ sở khốn sản phẩm truyền hình
cho từng chức danh lao động. Tuy nhiên, Đài Truyền hình Việt Nam từ
một đơn vị hành chính sự nghiệp thuần tuý, chuyển thành đơn vị sự
nghiệp có thu, cơ chế tài chính hiện hành cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập.
Trước hết là sự khác biệt giữa cơ chế tài chính của Đài Truyền hình Việt
Nam với cơ chế tài chính đang áp dụng chung cho các đơn vị hành chính
sự nghiệp có thu theo Nghị định 10/2001/NĐ-CP. Hơn nữa trong nội bộ
Đài Truyền hình Việt Nam, việc áp dụng đồng nhất cơ chế tài chính giữa
đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền (PAY-TV) và các đơn vị thuần tuý
sự nghiệp thuộc Đài Truyền hình Việt Nam cũng bộc lộ những bất hợp
lý, làm mất đi lợi thế cạnh tranh và động lực phát triển của các đơn vị
kinh doanh dịch vụ này.
Để phát triển Đài truyền hình Việt Nam theo hướng trở thành một tập
đồn truyền thơng, vấn đề kinh doanh dịch vụ truyền hình nói chung và
kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền nói riêng có một vị trí quan trọng

5


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

trong việc tạo nguồn lực tài chính cho việc phát triển hoạt động truyền
hình trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh
truyền hình trả tiền là lĩnh vực kinh doanh rất mới mẻ, đến nay vẫn chưa
có được một cơ chế tài chính phù hợp. Trung tâm Truyền hình Cáp, đơn
vị kinh doanh truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam hiện
vẫn áp dụng quy chế quản lý tài chính như các đơn vị sự nghiệp thuần tuý
không làm nhiệm vụ kinh doanh (các ban biên tập). Các đơn vị làm
nhiệm vụ kinh doanh cũng chưa có quyền tự chủ tài chính trong việc thực
hiện những quyết định kinh doanh của mình. Trong bối cảnh đó, việc
nghiên cứu để hồn thiện quản lý tài chính cho hoạt động kinh doanh
truyền hình trả tiền trở thành một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
Sau thời gian hơn ba tháng thực tập tại phòng Kế hoạch, Ban Thư ký
biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam, nhận thức rõ ràng tình hình thực tế,
cùng với những kiến thức đã được học từ những bộ môn của khoa Khoa
học quản lý, em đã quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện quản lý tài chính
tại Trung tâm Truyền hình Cáp trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam”
với mong muốn áp dụng một cách có hiệu quả nhất những kiến thức đã
được trang bị vào thực tiễn tại Trung tâm Truyền hình Cáp.
Kết cấu của báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo gồm những phần chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính cho hoạt động truyền hình
và truyền hình trả tiền.

Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm truyền hình Cáp
Việt Nam.
Chương 3: Hồn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm truyền hình Cáp
trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.

6


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CHO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH VÀ
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT
NAM

CHƯƠNG III: HỒN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH CÁP TRỰC
THUỘC ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM


7


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH
VÀ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
I. Những khái niệm cơ bản về Truyền hình trả
tiền, sự phát triển của Truyền hình trả tiền
trên thế giới và tại Việt Nam
1. Hoạt động kinh doanh truyền hình
1.1. Ảnh hưởng của cơng nghệ và phương thức truyền hình đến
hoạt động kinh doanh
Cơng nghệ truyền hình bao gồm hai cơng đoạn: sản xuất chương trình
và truyền dẫn phát sóng tín hiệu đến các máy thu hình. Hiện nay nhiều
nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam đang áp dụng mạnh mẽ cơng
nghệ số hố (digital) vào cơng đoạn sản xuất chương trình. Ở Đài Truyền
hình Việt Nam hầu hết các thiết bị sản xuất tiền kỳ (quay phim), hậu kỳ
(dựng phim) kỹ thuật tương tự (analog) đã được thay thế bằng thiết bị kỹ
thuật số (digital). Còn khâu truyền dẫn phát sóng, thế giới hiện nay vẫn
sử dụng phổ biết công nghệ analog. Ở châu Á, ngay cả những nước giàu
có như Nhật Bản và Hàn Quốc cịn đặt ra lộ trình ứng dụng cơng nghệ số
kéo dài hàng chục năm nữa vì phát sóng kỹ thuật số phải kèm theo máy
thu hình kỹ thuật số rất tốn kém (hiện giá một máy thu hình kỹ thuật số
giá khoảng 1000 USD). Ở Việt Nam từ vài năm gần đây, Cơng ty VTC
(trước đây thuộc Đài Truyền hình Việt Nam nay thuộc Bộ Bưu chính
Viễn thơng) bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm truyền dẫn kỹ thuật số. Tuy

nhiên ở Việt Nam chưa có máy thu hình kỹ thuật số vì vậy phải có một
thiết bị chuyển đổi (settopbox) kèm theo máy thu hình thơng thường mới
xem được truyền hình kỹ thuật số. Đài Truyền hình Việt Nam đặt ra lộ
trình ứng dụng cơng nghệ truyền dẫn số từ sau năm 2010 để phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.
Về phương thức truyền dẫn, ngành Truyền hình nói chung đang sử
dụng nhiều phương thức truyền dẫn khác nhau. Phương thức truyền dẫn
8


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

phổ biến nhất là phát sóng mặt đất hay cịn gọi là Truyền hình quảng bá
(các máy thu hình, chỉ cần dùng loại anten thơng thường cũng có thể xem
được). Để phát sóng truyền hình quảng bá, mỗi kênh truyền hình phải có
một hệ thống máy phát riêng bao gồm hàng trăm trạm phát lại. Hiện tại
các kênh VTV của Đài Truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình địa
phương đều phát sóng quảng bá với diện tích phủ sóng hầu hết lãnh thổ
Việt Nam. Phương thức truyền dẫn thứ hai là sử dụng hệ thống cáp, hay
còn gọi là Truyền hình cáp. Để xem được truyền hình cáp (khơng hạn chế
số kênh), phải có hệ thống cáp truyền dẫn tín hiệu đến từng máy thu hình.
Thứ ba là truyền hình trực tiếp từ vệ tinh đến từng nhà, gọi là Truyền
hình vệ tinh (Direct To Home, viết tắt là DTH).
1.2. Các hình thức kinh doanh truyền hình
Kinh doanh truyền hình là một ngành dịch vụ đã phát triển trên thế giới,
ở Việt Nam mới phát triển trong khoảng một thập kỷ trở lại đây tuy nhiên
đến nay nó đang trở thành một ngành kinh tế có nguồn thu lớn. Xét về
khía cạnh kinh tế thì ứng với mỗi loại hình truyền hình có hình thức kinh

doanh phù hợp với đặc điểm của nó. Với Truyền hình quảng bá thì chủ
yếu kinh doanh bằng thu quảng cáo. Với Truyền hình cáp và Truyền hình
vệ tinh (gọi chung là truyền hình trả tiền- Pay TV) thì kinh doanh bằng
hình thức thu phí thuê bao tương tự như cước điện thoại vì đặc điểm của
Truyền hình trả tiền là có thể cung cấp chương trình theo yêu cầu của
khách hàng với số kênh khơng hạn chế, đồng thời có thể quản lý đến từng
máy thu hình. Ngồi ra cịn có thể phát triển các dịch vụ gia tăng từ hoạt
động truyền hình.
Như vậy có thể kể ra những hình thức kinh doanh truyền hình cơ bản
sau:
-

Quảng cáo trên truyền hình: Đây là hình thức có tỷ trọng doanh thu
lớn nhất trong các hình thức kinh doanh truyền hình hiện tại.

-

Dịch vụ truyền hình: Bao gồm việc kinh doanh bản quyền các
chương trình truyền hình, dịch vụ kỹ thuật truyền hình, sản xuất các
chương trình truyền hình theo đơn đặt hàng và hàng loạt các dịch vụ
“ăn theo” (du lịch, sản xuất sản phẩm, đồ lưu niệm sử dụng thương
hiệu các chương trình, MC, Ngơi sao truyền hình...).

9


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

-


Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

Truyền hình trả tiền (Pay-TV): Đó là hình thức kinh doanh thơng
qua việc cung cấp chương trình truyền hình trong nước và nước
ngồi; các dịch vụ viễn thơng, internet; dịch vụ bán hàng theo yêu
cầu khách hàng (theo hình thức thuê bao).

2. Những khái niệm cơ bản về Truyền hình trả tiền
Truyền hình trả tiền – Pay TV là hình thức xem truyền hình có thu phí,
do đó đặc điểm chính yêu cầu của phương thức thực hiện Truyền hình trả
tiền là phải có khả năng đáp ứng được việc truyền dẫn được nhiều kênh
truyền hình, các dịch vụ gia tăng và đặc biệt là phải có khả năng quản lý
được các chương trình đến từng đầu thu giải mã (cần có hệ thống khóa
mã). So với truyền hình quảng bá có sự khác biệt căn bản về nguồn thu
chính (từ tiền th bao, khơng phải từ quảng cáo), về tính tương tác, liên
hệ mật thiết giữa người xem và nhà cung cấp chương trình và việc đáp
ứng hầu hết các nhu cầu về xem truyền hình của người xem. Cùng với sự
phát triển nhanh chóng của khoa học và kinh tế, lượng người xem truyền
hình trả tiền trên thế giới tăng nhanh, xu thế phát triển của Truyền hình
trả tiền là tất yếu.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương thức thực hiện truyền hình trả
tiền: truyền hình Cáp (CATV), MMDS, DTH, Internet,…nhưng chỉ có 2
phương thức được khuyến nghị sử dụng và đã chứng tỏ được nhiều ưu
điểm cũng như có tính tương hỗ nhau là truyền hình cáp CATV và truyền
hình số qua vệ tinh DTH. (Truyền hình số mặt đất khơng thích hợp cho
Truyền hình trả tiền, chỉ thích hợp cho việc thay thế hệ thống truyền hình
quảng bá hiện tại).
Truyền hình Cáp và truyền hình vệ tinh cung cấp chương trình cho
những khách hàng đăng ký dịch vụ với mức phí thuê bao hàng tháng.
Truyền hình trả tiền có số chương trình nhiều hơn so với truyền hình

quảng bá, ngồi các chương trình sản xuất trong nước cịn cung cấp
chương trình của các Trung tâm sản xuất hoặc Đài Truyền hình các quốc
gia khác. Truyền hình Cáp và Truyền hình vệ tinh nói chung khác nhau
về kỹ thuật truyền tín hiệu đến từng máy thu hình.
Truyền hình Cáp truyền tín hiệu thơng qua dây cáp nối từ nhà cung cấp
đến từng máy thu hình (có thơng qua các trạm chuyển hoặc chia tín hiệu).
10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

Mỗi một máy thu hình vừa là đầu thu, vừa là đầu phát. Chất lượng và số
lượng truyền tải đã tăng lên rất nhiều cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, từ 20 kênh năm 1970, đến nay dây cáp đã có thể truyền tải các
gói thơng tin trên 150 kênh khác nhau, tuỳ theo từng nhà cung cấp.
Không chỉ dừng lại ở truyền và phát các chương trình truyền hình,
Truyền hình Cáp cịn có thể cung cấp các dịch vụ viễn thông khác như
dịch Internet cũng thơng qua đường dây cáp (phải có thêm một modem
nhận tín hiệu tại đầu sử dụng) và dịch vụ điện thoại.
Với Truyền hình vệ tinh, hệ thống thu phát phải gồm ba thành phần
chính:
-

Trạm phát mặt đất (Uplink station): Trạm phát làm nhiệm vụ nhận
tín hiệu từ các nguồn chương trình khác nhau: studio, vệ tinh,… đã
qua xử lý (biên tập, phụ đề, lồng tiếng,…) sau đó qua các bộ: Số
hóa, mã hóa, ghép kênh, và hệ thống khóa mã quản lý khách hàng
Viaccess rồi được phát lên vệ tinh.


-

Vệ tinh (Satellite): Có tác dụng như một trạm chuyển tiếp tín hiệu
(transponder): nhận tín hiệu phát ra từ trạm mặt đất sau đó dịch tần,
khuếch đại rồi phát trở lại trái đất.

-

Trạm thu tín hiệu vệ tinh: Có nhiều loại trạm thu khác nhau tuỳ theo
mục đích sử dụng. Đối với các hộ gia đình xem trực tiếp thì cần có
chảo thu tín hiệu. Các trung tâm truyền hình Cáp ở các thành phố
cũng thu tín hiệu từ vệ tinh, sau đó mới truyền tín hiệu đến các hộ
th bao theo đường cáp.

Các trạm thu này đều có đặc điểm chung là ngun lý thu tín hiệu
giống nhau, thơng số kỹ thuật thu giống nhau; chỉ khác nhau về tính
chuyên dụng của thiết bị thu, chất lượng thiết bị thiết bị và số lượng thiết
bị thu (số kênh cần thu của các trạm phát lại) tuỳ thuộc vào mục đích, yêu
cầu cụ thể của từng loại trạm thu.
Các trạm thu của truyền hình DTH cũng đang được sử dụng để phục vụ
truyền hình Cáp và cả truyền hình quảng bá với chất lượng ổn định hơn.

11


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B


3. Hoạt động của Truyền hình trả tiền trên thế giới
Trên thế giới, truyền hình trả tiền hiện đang chiếm tỷ trọng lớn về
doanh thu so với các hình thức kinh doanh khác, nhiều nước còn vượt cả
doanh thu quảng cáo vì lợi thế của nó. Thứ nhất, do phương thức truyền
dẫn là cáp và thu trực tiếp từ vệ tinh, truyền hình trả tiền có thể phục vụ
đến từng khách hàng thuê bao với số kênh gần như khơng hạn chế và có
thể cung cấp chương trình theo u cầu. Truyền hình trả tiền cịn có
nhiều nguồn thu từ các dịch vụ gia tăng khác. Thứ hai, khả năng thu
quảng cáo trên truyền hình quảng bá ngày càng hạn chế và đã bão hoà, lại
bị cạnh tranh gay gắt do sự xuất hiện của nhiều hình thức quảng cáo mới
như internet, hệ thống bán hàng đa cấp, quảng cáo truyền miệng... làm
cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực truyền thông ngày càng chú ý hơn đến
lĩnh vực truyền hình trả tiền với lượng khách hàng tiềm năng có thể nói là
lý tưởng. Chính vì những lý do đó, ở nhiều nước trên thế giới hầu như
khơng có truyền hình quảng bá mà chủ yếu là truyền hình trả tiền với các
phương thức truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh. Qua truyền hình trả
tiền, mỗi khán giả có thể đặt mua để được xem từng bộ phim, từng trận
bóng đá mà họ u thích. Kinh doanh truyền hình trả tiền ở các nước phát
triển cịn rất thuận lợi nhờ luật bản quyền ở họ được thực hiện nghiêm
chỉnh. Các hãng truyền hình muốn sử dụng chương trình của nhau phải
trả tiền bản quyền.
Truyền hình trả tiền trên thế giới đã được bắt đầu thực hiện từ giữa thế
kỷ 20, luôn phát triển gắn liền với những tiến bộ của viễn thơng thế giới.
3.1. Kinh doanh truyền hình trả tiền tại Mỹ
Là một nước dẫn đầu về công nghệ, truyền hình trả tiền ở Mỹ đã được
tính đến từ những năm 1950, trải qua một quá trình lịch sử dài với nhiều
trở ngại về kỹ thuật, cạnh tranh với truyền hình quảng bá và thậm chí trở
ngại cả từ Chính phủ Mỹ.
Hệ thống truyền hình Cáp đầu tiên được thiết lập năm 1948, chủ yếu sử
dụng ở những vùng nông thôn, vùng núi của Mỹ. Hệ thống này mở rộng

dần trong những năm 50 và 60. Năm 1960, có 650,000 hộ dân đăng ký
truyền hình Cáp, đến năm 1970 đã có 4,5 triệu thuê bao. Càng phát triển,
truyền hình Cáp càng gặp phải sự phản đối của Truyền hình quảng bá
12


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

thông thường. Họ cho rằng hệ thống này sử dụng bất hợp pháp các
chương trình truyền hình, khơng trả tiền bản quyền cho các chương trình
sử dụng. Năm 1965 và 1966, Hội đồng viễn thông quốc gia (FCC) đã ra
hai quy định đầu tiên cho hệ thống truyền hình Cáp, yêu cầu các kênh
truyền hình Cáp phải chiếu quảng cáo cho truyền hình quảng bá, khơng
được sử dụng chương trình đã phát sóng trên truyền hình quảng bá,
khơng được phát những phim được làm trong 10 năm và những sự kiện
thể thao diễn ra trong 5 năm gần đó… Tất cả những quy định này đặt ra
nhằm triệt tiêu mọi sự cạnh tranh của truyền hình Cáp với truyền hình
quảng bá.
Đầu thập kỷ 70, có rất nhiều tổ chức đứng ra đấu tranh cho quyền lợi
của truyền hình Cáp, họ cho rằng truyền hình Cáp có thể đem lại nhiều
lợi ích cho người dân thơng qua việc cung cấp một số lượng lớn các kênh
chuyên về giáo dục, giải trí và FCC đang kìm hãm sự phát triển của cả
một công nghệ mới hiện đại. Trong năm 1970,1971, Văn phịng Chính
sách Viễn thơng thuộc Nhà trắng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp giữa
những người làm truyền hình, truyền hình Cáp, các cơng ty truyền hình
để xem xét lại những quy định mà FCC dành cho truyền hình Cáp. Đến
năm 1972, FCC phải đưa ra những quy định mềm mỏng hơn, mở cửa một
số thị trường mới cho truyền hình Cáp. Giữa thập kỷ 70, có hai sự kiện

ảnh hưởng lớn đến tương lai truyền hình trả tiền của Mỹ. Thứ nhất, hãng
truyền hình HBO trở thành một hãng truyền hình quốc gia sử dụng vệ
tinh để phát sóng, giảm đáng kể chi phí đường truyền. Thứ hai, một loạt
quy định mới cho truyền hình cáp được thiết lập, cho phép truyền hình
Cáp phát những chương trình hấp dẫn hơn, có sức cạnh tranh hơn. Hãng
HBO đã hỗ trợ các trung tâm truyền hình Cáp rất nhiều bằng cách cho
vay kinh phí mua và lắp đặt chảo thu tín hiệu, để các trung tâm này có thể
thu được các chương trình thể thao và phim mà hãng HBO phát từ vệ
tinh; từ đó tiếp tục truyền tín hiệu đến các hộ dân bằng đường cáp. Bắt
đầu từ cuối những năm 70, Truyền hình Cáp ở Mỹ phát triển mạnh mẽ: từ
10 triệu thuê bao năm 1975 đã lên đến 40 triệu thuê bao chỉ trong 10 năm
sau (1985). Các hãng sản xuất chuơng trình truyền hình nhờ đó cũng bắt
đầu phát triển. Đến năm 1980 đã có 28 hãng sản xuất chương trình sử
dụng vệ tinh để phát sóng các chương trình của mình và trở thành các

13


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

chương trình truyền hình quốc gia trên nhiều lĩnh vực: thể thao, giải trí,
tin tức… Những chương trình dành cho truyền hình trả tiền này cũng ảnh
hưởng đến truyền hình quảng bá thơng thường, tạo sự cạnh tranh về sự
chú ý của người xem. Truyền hình quảng bá cũng phải tự sản xuất các
chương trình tương tự để thu hút người xem truyền hình (như các chương
trình bản tin, phim nhiều tập và tăng thời lượng phát sóng). Các loại
truyền hình trả tiền khác như truyền hình vệ tinh hay MMDS cũng phát
triển theo. Truyền hình trả tiền ở Mỹ bắt đầu hướng đến thị trường ở

nước ngoài như Châu Âu và Mỹ Latin.
Đến đầu thập kỷ 90 thì Truyền hình trả tiền đã trở thành loại hình
truyền hình phổ biến nhất ở Mỹ, 79 chương trình truyền hình Quốc gia
được truyền qua vệ tinh với 60 triệu thuê bao, hơn 60% hộ gia đình ở Mỹ
sử dụng truyền hình trả tiền. Sự phát triển q nhanh chóng này làm
nhiều chính trị gia ở Mỹ lo ngại sẽ dẫn đến sự độc quyền truyền hình.
Truyền hình quảng bá cũng bắt đầu lên tiếng lại, bảo vệ cho lợi ích của
những người dân ở những vùng núi, vùng xa mà theo họ là khơng thể
chịu được chi phí của truyền hình trả tiền.
Đầu năm 1992, FCC yêu cầu truyền hình Cáp phải giảm chi phí lắp đặt,
các loại truyền hình vệ tinh, MMDS phải chú ý phát sóng đến các vùng
núi, tăng lượng chương trình phát sóng trên truyền hình vệ tinh nhất
những kênh truyền hình cơ bản (khơng phải trả tiền) để người dân có thể
xem được nhiều kênh chỉ với một chảo thu tín hiệu đơn giản…
Đến năm 1999, 85% hộ gia đình ở Mỹ sử dụng truyền hình trả tiền (bao
gồm cả truyền hình Cáp và truyền hình vệ tinh). Truyền hình Cáp lúc này
có khả năng truyền phát hơn 120 kênh cùng lúc, truyền hình kỹ thuật số
cũng bắt đầu được thực hiện. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, truyền
hình trả tiền ở Mỹ tiếp tục phát triển vững chắc, thể hiện qua số lượng
thuê bao tăng đều đặn, nội dung chương trình phong phú và các dịch vụ
viễn thông như Internet, điện thoại qua đường Cáp cũng trở nên quen
thuộc với người xem truyền hình. Nói chung, truyền hình trả tiền ở Mỹ
ln luôn dẫn đầu cả về công nghệ và nội dung chương trình. Các kênh
truyền hình của Mỹ ln được u thích và phổ biến ở các nước trên thế
giới.

14


Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

3.2. Truyền hình trả tiền tại nước Anh, Pháp, Đức
Truyền hình Cáp và truyền hình vệ tinh ở Anh rất gắn bó với nhau.
Truyền hình vệ tinh hiện đang chiếm ưu thế hơn, nhưng tương lai của
truyền hình Cáp cũng rất hứa hẹn vì tính đa dịch vụ của nó. Vì vậy ở
Anh, các hãng truyền hình trả tiền được ví như một hiệu sách, bán cả
sách (các chương trình truyền hình) và những sản phẩm tương tự như
báo, tạp chí (các dịch vụ viễn thơng khác), được phép bán, nhưng lại
không chịu trách nhiệm sản xuất nội dung chương trình. Truyền hình Cáp
bắt đầu có mặt ở Anh từ năm những năm 50, đầu tiên là để phục vụ nhu
cầu xem truyền hình ở những nơi khó bắt được tín hiệu phát sóng bằng
angten. Đến năm 1966, những dịch vụ trả tiền đầu tiền mới được thử
nghiệm ở London, dịch vụ này còn khá xa lạ với người dân. Từ năm
1970, truyền hình Cáp bắt đầu phát triển cùng với sự phát triển của kỹ
thuật Cáp (khả năng truyền dẫn gấp 250.000 lần so với đường điện thoại).
Chính phủ Anh cũng bị thuyết phục rằng sự phát triển của truyền hình
Cáp sẽ cung cấp một phương tiện giải trí mới, kinh phí phát triển sẽ do
những tổ chức tư nhân cung cấp. Năm 1985, với sự cho phép của Chính
phủ, các hãng truyền hình Cáp nước ngồi, đặc biệt là Mỹ và Canada bắt
đầu thâm nhập vào thị trường truyền hình trả tiền ở Anh. Năm 1990,
truyền hình Cáp ở Anh được phép cung cấp dịch vụ điện thoại qua đường
Cáp của mình và trở thành hệ thống khơng thể thiếu, phục vụ nhu cầu
nghỉ ngơi giải trí của người dân trên tồn nước Anh.
Truyền hình vệ tinh được xây dựng và phát triển đồng thời trên toàn
Châu Âu, đặc biệt là ba nước tiên phong Anh, Pháp, Đức. Năm 1980, ba
nước này ký một thoả thuận cùng xây dựng một vệ tinh liên lạc Châu Âu,
phục vụ cho truyền hình vệ tinh cũng như truyền hình Cáp ở cả ba nước.
Các hãng truyền hình trả tiền Pháp do tư nhân điều hành, ngồi ra, nhiều

hãng cịn là sự hợp tác của tư nhân Anh, Pháp, Luxembourg và Hà Lan
cùng tham gia. Những kênh truyền hình được yêu thích nhất là hệ thống
kênh tổng hợp, phim truyện, tin tức từ TV1 đến TV6 (kênh tiếng Pháp
TV5 cũng là một kênh khá quen thuộc với khán giả truyền hình Việt
Nam).
Truyền hình trả tiền ở Châu Âu ban đầu cũng gặp những trở ngại lớn từ
sự độc quyền của truyền hình cơng cộng như hãng Bundenspost ở Đức và
15


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

BBC của Anh. Nhưng với những chính sách hợp lý, hướng tới cơng nghệ
hiện đại, truyền hình Cáp và vệ tinh được khẳng định vị trí của mình. Các
hãng truyền hình quốc gia cũng sử dụng cơng nghệ mới để phát triển,
nâng cao hơn nữa chất lượng và uy tín của mình ở Châu Âu và trên tồn
thế giới.
3.3. Sự phát triển của Truyền hình trả tiền tại Trung Quốc gắn
liền với công cuộc cải cách đất nước
Vệ tinh liên lạc đầu tiên của Trung Quốc được phóng lên vào năm
1970. Năm 1972, đài thu sóng vệ tinh đầu tiên được xây dựng để thu
nhận các chương trình trong nước và quốc tế. Trong suốt những năm 80,
Trung Quốc phóng thêm năm vệ tinh, đáp ứng yêu cầu phát sóng từ Bắc
Kinh đến các tỉnh thành. Bắt đầu từ thập kỷ 90, ngành Truyền hình và
đặc biệt là Truyền hình trả tiền ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, gắn
liền với những nỗ lực cải cách và mở cửa của đất nước.
Đầu năm 1990, chế độ làm việc 5 ngày/1 tuần được áp dụng thay thế
cho 6 ngày/1 tuần. Thời gian nghỉ ngơi giải trí của người dân được tăng

lên gấp đôi. Chế dộ này đã đem lại những thách thức và cơ hội mới cho
Truyền hình. Người dân muốn được xem nhiều chương trình truyền hình
hơn, với nội dung và chất lượng tốt hơn.
Năm 1990, có khoảng hơn 100 trung tâm Cáp ở Trung Quốc, nhưng
chủ yếu là thử nghiệm và số người người sử dụng rất ít. Đầu năm 1991,
Chính phủ Trung Quốc thừa nhận “ Truyền hình Cáp là một bộ phận
quan trọng của ngành Truyền hình Trung Quốc, cần được quan tâm phát
triển ngang bằng với truyền hình quảng bá”. (Theo Niên giám phát thanh
truyền hình Trung Quốc-1992,1993). Ngay sau đó, tháng 3/1991, Trung
tâm Truyền hình Cáp quốc gia đầu tiên- Đài Truyền hình Cáp Bắc Kinh,
được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động, hỗ trợ cho truyền hình quảng
bá để phục vụ cho nhân dân.
Các kênh truyền hình giải trí trên thế giới như HBO, ESPN, MTV (Mỹ)
hoặc NHK (Nhật)… đều nhận thấy Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ
đầy tiềm năng, tuy nhiên, những dịch vụ truyền hình của nước ngồi này
đều chưa được Chính phủ Trung Quốc chấp nhận, vẫn chỉ có những đài
Truyền hình của Trung Quốc mới được phép phát sóng và cung cấp các
dịch vụ truyền hình. Nhưng chính những người dân Trung Quốc lại tìm
16


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

cách tiếp cận những kênh truyền hình nước ngồi này mà khơng cần sự
đồng ý của Chính phủ. Đầu năm 1991, ở Trung Quốc có khoảng 25000
chảo thu tín hiệu vệ tinh, chủ yếu được dùng để phục vụ cho cơng tác
giáo dục, quốc phịng và khoa học. Sau đó, chính phủ Trung Quốc cho
phép người dân ở những vùng sâu, vùng núi xa được phép mua chảo vệ

tinh để có thể bắt sóng và xem những kênh truyền hình Quốc gia. Trung
Quốc cũng tiến hành xây dựng những nhà máy riêng để sản xuất chảo thu
phục vụ cho người dân. Từ đó, người dân Trung Quốc, khơng chỉ ở vùng
sâu, vùng xa cũng mua chảo từ chợ đen, hoặc lấy lý do để thu sóng tốt
hơn… Đến năm 1993, đã có khoảng 2 triệu chảo thu sóng được dùng với
mục đích cá nhân. Người dân bắt đầu tiếp xúc với chương trình truyền
hình giải trí nước ngồi, đặc biệt là những chương trình được phát sóng
từ Hồng Kơng với năm kênh StarTV được dịch sang tiếng Trung Quốc,
phát sóng 24h một ngày, khơng thu phí. Người dân có nhiều lựa chọn hơn
với nhu cầu thưởng thức cao hơn, họ khơng cịn q “trung thành” với
những kênh truyền hình trong nước nữa. Ngành Truyền hình Trung Quốc
gặp thử thách lớn, phải đổi mới nội dung và cách thể hiện.
Chính phủ Trung Quốc cũng đứng trước những sức ép từ hai phía: nhu
cầu tăng lên của người dân và sức ép mở cửa, giảm sự độc quyền của
Nhà nước trên nhiều lĩnh vực từ nước ngồi. Những chính sách mới cho
Truyền hình bắt đầu được tính đến và đưa vào thực hiện. Tuy nhiên,
những chính sách này vẫn chưa được hợp pháp hố trên văn bản mà chỉ
được thơng báo qua những bài phát biểu của những vị lãnh đạo vì Chính
phủ Trung Quốc chưa muốn từ bỏ quyền kiểm sốt hồn tồn của mình
với Truyền hình. Song song với việc nhập khẩu các chương trình truyền
hình nước ngồi, Trung Quốc tuyên bố sẽ tích cực cải thiện chất lượng
chương trình truyền hình trong nước để xuất khẩu chương trình của minh
sang thị trường nước ngoài, cân bằng cán cân xuất nhập khẩu truyền
hình.
Năm 1994, từ khi những chính sách mới được thực hiện, rất nhiều
phóng viên, trụ sở của các đài truyền hình thế giới xuất hiện ở Trung
Quốc. Để hạn chế sự du nhập quá mức của văn hoá Châu Âu và Mỹ,
Trung Quốc đưa ra một hạn ngạch nhập khẩu, theo đó tổng thời lượng
phát sóng của các chương trình truyền hình nước ngồi (đã được dịch và
17



Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

biên tập lại, phát trên các kênh trong nước) khơng được vượt q 15%
tổng thời lượng phát sóng. Các chương trình giải trí nước ngồi này cũng
khơng được phép phát sóng vào giờ cao điểm được quy định từ 7 giờ tối
đến 9 giờ tối, chú trọng nhập khẩu các chương trình từ các nước Châu Á,
Latin và Nam Mỹ. Những quy định này được những hãng truyền hình
quốc tế nhìn nhận một cách tích cực. Họ cho rằng sự mở cửa dù mới chỉ
là bước đầu này của Trung Quốc là rất khả quan, dần dần tạo ra một thị
trường lớn cho truyền hình quốc tế.
Ngành Truyền hình, Truyền hình trả tiền của Trung Quốc bắt đầu phát
triển nhanh chóng. Cuối năm 1997, các hệ thống truyền hình cáp ở Trung
Quốc tăng lên đến 1.285 hệ thống trên toàn quốc và số thuê bao là 55,91
triệu. Đến cuối năm 1998, Trung Quốc đã có trên 1.200 hệ thống cáp với
số thuê bao cáp vượt 80 triệu, hơn cả những dự đốn trước đó của những
người làm truyền hình. Ở các vùng đô thị như Bắc Kinh, Quảng Châu,
Thượng Hải, truyền hình cáp đã đạt được mức sử dụng của hơn một nửa
số hộ gia đình, cịn số lượng kênh truyền hình có thể thu được qua cáp
tăng từ dưới mười hồi đầu thập kỷ 1990 đã tăng lên hơn 30 vào cuối thập
kỷ này.
Năm 1998, các mạng truyền hình cáp địa phương khác nhau đã được
nối vào mạng cáp quang đường trục quốc gia của Cơ quan Quản lý nhà
nước về Phát thanh, Truyền hình và Phim SARFT (State Administration
of Radio, Film and Television). Lúc này tại Trung Quốc, chính quyền địa
phương là chủ sở hữu duy nhất các hệ thống cáp và các hệ thống cáp đều
được gọi là "đài truyền hình cáp".

Đến năm 1999, truyền hình Cáp Trung Quốc đã có 25 triệu thuê bao,
năm 2003, con số này lên tới gần 100 triệu. Hãng Truyền hình Cáp lớn
nhất Trung Quốc là Hãng Truyền hình Cáp Thượng Hải, đây cũng là một
hãng đi đầu về công nghệ.
Trung Quốc cũng nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng
chương trình sản xuất trong nước để đẩy mạnh xuất khẩu chương trình
truyền hình ra nước ngồi. Bước vào thế kỷ 21, Trung Quốc trở thành
nhà xuất khẩu truyền hình chủ yếu ở Hồng Kơng, Đài Loan, Singapore,
Thái Lan và Việt Nam. Tuy vẫn còn hạn chế ở các phần còn lại của thế

18


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

giới vì sự khác biệt về văn hố, Trung Quốc cũng đang hướng tới các thị
trường Châu Âu và Mỹ.
Trong năm 2005, Trung Quốc cho phép mở cửa hơn nữa thị trường
viễn thông, đưa ra các điều kiện thông thống hơn đối với các chương
trình nhập khẩu trực tiếp từ nước ngồi. Những cơng ty nước ngồi như
Walst Disney, HBO, và MTV có thể cung cấp miễn phí một số chương
trình cho các hãng truyền hình Trung Quốc để đổi lại quyền được chiếu
một vài phút quảng cáo. Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích sự
trợ giúp của các nhà sản xuất nước ngoài để sản xuất các chương trình
hấp dẫn hơn, hướng tới Olympics Bắc Kinh 2008 tất cả các thành phố
trên cả nước sẽ chuyển sang sử dụng cáp kỹ thuật số.

4. Truyền hình trả tiền ở Việt Nam với những bước

phát triển nhanh và đa dạng
Với lợi thế của một nước đi sau về công nghệ và hoạt động dịch vụ,
Truyền hình trả tiền ở Việt Nam khơng vấp phải những rảo cản về chính
trị hoặc sự cạnh tranh gay gắt của hoạt động truyền hình quảng bá. Tuy
chỉ mới phát triển nở rộ trong mấy năm trở lại đây nhưng vào thời điểm
cuối năm 2005, đã có tới 14 cơng ty truyền hình cáp trên cả nước như
Cơng ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), truyền hình Cáp của Đài
Truyền hình Hà Nội (HCTV), truyền hình Cáp của Đài Truyền hình
TP.HCM (HTV), Đài Truyền hình Bình Dương (BTV)… Nhưng phần
lớn các cơng ty đó là do các đài truyền hình địa phương liên doanh với
nước ngồi (chủ yếu là Trung Quốc và Hàn Quốc) để kinh doanh truyền
hình cáp. Số cơng ty làm ăn tốt khơng nhiều, cịn lại phần lớn cơng ty chỉ
có một vài nghìn thuê bao và chương trình thì chủ yếu là khai thác trái
phép (không mua bản quyền) của các đài trong nước và nước ngoài. Do
thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp nên giá thuê bao thường rất
rẻ, hơn nữa khán giả Việt Nam chưa có thói quen trả tiền để xem truyền
hình và cũng rất khơng hài lịng với những quảng cáo xen ngang. Có thể
nói trên thế giới không ở đâu như Việt Nam, khán giả có thể xem tất cả
các trận đấu World Cup trên truyền hình quảng bá, khơng phải trả tiền mà
cũng khơng cho quảng cáo xen ngang. Đặc điểm này cũng là một trở ngại
cho việc phát triển loại hình kinh doanh truyền hình trả tiền ở Việt Nam.
19


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Nguyễn Thị Vân Anh – QLKT 44B

Đài Truyền hình Việt Nam cũng đi vào nghiên cứu và thử nghiệm kinh
doanh truyền hình trả tiền từ khá lâu. Tiền thân của Trung tâm Truyền

hình cáp ngày nay là Trung tâm truyền hình MMDS (Many chanels
Many points Distribution System), hệ thống phân phối truyền hình nhiều
kênh đến nhiều điểm bằng kỹ thuật phát sóng viba.
Ban đầu Trung tâm MMDS hồn tồn mang tính thử nghiệm là chính
cho đến khi từ bỏ phương thức MMDS khi đã quá lỗi thời thì nó mới có
vài nghìn th bao mặc dù vào thời điểm đó, Trung tâm hồn tồn được
độc quyền hoạt động. Từ năm 2000 đến nay Đài THVN mới chính thức
sử dụng phương thức truyền hình cáp để kinh doanh truyền hình trên địa
bàn Hà Nội và vài tỉnh lân cận, đồng thời liên doanh với một đơn vị du
lịch kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2004 Đài
đưa thêm phương thức mới vào kinh doanh truyền hình trả tiền, đó là
truyền hình vệ tinh (DTH) mà chỉ có Đài THVN là đơn vị duy nhất được
làm vì truyền hình vệ tinh là phủ sóng tồn quốc, thậm trí cả quốc tế và
đây là vấn đề quốc gia. Như vậy trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có Đài
THVN là kinh doanh truyền hình trả tiền trên cả hai phương thức: Truyền
hình cáp và Truyền hình vệ tinh (DTH).
Truyền hình trả tiền ở Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và
thách thức mới. Cơng nghệ phát triển cho phép truyền hình trả tiền mở
rộng dịch vụ của mình sang lĩnh vực viễn thơng. Nhưng để phổ biến dịch
vụ truyền hình trả tiền một cách phù hợp với bản sắc văn hoá riêng của
Việt Nam lại đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của những người làm truyền hình
nói chung.

20



×