Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tác động môi trường của các hoạt động của nhà máy thủy điện và đề xuất giải pháp giảm thiểu. Liên hệ thực trạng ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.62 KB, 20 trang )

1


Contents

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Đặt vấn đề.

Môi trường là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi
con người, mỗi quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường và đảm bảo
phát triển bền vững là vấn đề mang tính sống còn đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Bất cứ một công trình xây dựng nào của con người đều tác động đến thiên nhiên,
không nhiều thì ít, từ một tòa nhà, một con đường, cây cầu, một cái đập nước cho đến
một cái nhà máy thủy điện,…Vì vậy, công việc và bổn phận của người xây dựng, cũng
như cơ quan chức năng khi cấp giấy phép xây dựng, cần cân nhắc đến hai phương diện
đối nghịch nhau đó là: sự cần thiết và lợi ích mang lại cho con người của công trình sẽ
được xây dựng, và tác hại trước mắt cũng như lâu dài của công trình đó.
Sự cân nhắc tính toán này phải được thực hiện đầy đủ và khoa học, trên cơ sở quyền lợi
chung của cộng đồng, quốc gia và sử dụng các phương pháp phân tích tiên tiến nhất.
Xây dựng một cái đập trên một con sông cũng giống như xây một con đường qua vùng
đất hoang dã, nó sẽ chia cắt môi trường thiên nhiên thành hai không gian khác nhau;
việc xây dựng công trình thủy điện sẽ thay đổi căn bản chế độ dòng chảy của sông, làm
2


thay đổi một phần môi trường tự nhiên cũng như môi trường kinh tế xã hội trong khu
vực dự án, có thể mất một thời gian khá lâu mới tìm được sự cân bằng mới, hoặc thậm
chí không tìm lại được cân bằng ban đầu.
2.Mục tiêu.
- Có thể phân tích được những tác động nhiều bậc và tác động cuối cùng, từ đó có thể


thấy rõ được các tác động đó có ảnh hưởng tốt hay xấu như thế nào đối với từng thành
phần môi trường trong giai đoạn xây dựng, giai đoạn tích nước hồ chứa và vận hành.
- Phát huy được những hành động tích cực, hạn chế hay phòng tránh được những tác
động tiêu cực đến tài nguyên môi trường.Cho thấy một cái nhìn tổng quát về tác động
lẫn nhau giữa các hoạt động.
Nghiên cứu đánh giá một cách chi tiết nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu để giảm thiểu
những ảnh hưởng tiêu cực, tạo nên sự cân bằng bền vững giữa phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ THỦY ĐIỆN
1.Tầm quan trọng của nhà mấy thủy điện
- Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có
được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin
nước và máy phát điện. Thủy điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục.
- Tiềm năng dồi dào trên khắp thế giới.
- Thủy điện đang đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí thải hiệu ứng
nhà kính, do các công trình thủy điện thải ra rất ít khí thải độc hại so với các nhà máy
điện năng lượng hóa thạch.

3


- Nước là nguồn năng lượng tái tạo, không phụ thuộc vào sự dao động của thị trường,
do đó thủy điện góp phần củng cố vào an ninh năng lượng của mỗi quốc gia.
2. Các thành phần của một công trình thủy điện.

Các thành phần của một công trình thủy điện bao gồm:
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.
9.

Đập – hồ chứa
Cửa lấy nước
Bể lắng cát
Các đường dẫn nước
Đường ống áp lực
Tuốc – bin
Cửa xả đáy
Các tháp điều áp
Trạm biến áp – truyền tải

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN.
1.Tác động trực tiếp.
1.1.Giai đoạn tiền thi công.
- Giải phóng mặt bằng: Các hộ dân được nhận tiền đền bù giải tỏa, do vậy sẽ có một bộ
phận không nhỏ người dân sử dụng đồng tiền đền bù không đúng mục đích, tiêu xài
lãng phí, thậm chí một số thanh niên sẽ tham gia vào các tệ nạn xã hội. Do đó việc đảm
bảo an ninh lại càng khó khăn.
- Xây dựng hệ thống giao thông
- Di dân, tái định cư: Khu tái định canh và định cư được xây dựng nhưng chất lượng
không đảm bảo, không phù hợp với phong tục tập quán và đồng bộ về cơ sở hạ tầng
nên người dân không ổn định được đời sống. Mức độ ảnh hưởng của tác động này phụ
thuộc vào quy mô triển khai dự án. Đây là một vấn đề quan trọng mà các nhà qui hoạch

dự án thủy điện cần phải đưa vào tính toán ngay từ những giai đoạn đầu trong quá trình
4


thiết kế và lên kế hoạch khả thi, nhằm mục đích xác định cụ thể các mặt tiêu cực của
việc triển khai thủy điện trong khu vực có tiềm năng, và cân nhắc kỹ lưỡng với các mặt
tích cực mà thủy điện có thể đem tới.
1.2.Giai đoạn thi công.
1.2.1.Ảnh hưởng tới môi trường nước.
- Dòng chảy cạn kiệt: Về phía hạ lưu, do dòng chảy cạn kiệt, nhiều vùng bị xâm thực,
nước biển dâng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống.
- Thay đổi dòng chảy: Việc xây dựng đập làm thay đổi dòng chảy đến các cửa sông,
được coi là nguyên nhân làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn cá. Cũng theo các nhà sinh
học, khoảng 20% loài sinh vật nước ngọt trên bờ vực tuyệt chủng do tác động của
những con đập ngăn các dòng sông.
Tác động trước tiên của các dự án thủy điện đó là làm biến đổi số lượng và chế độ
dòng chảy của sông, ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái thủy sinh trong sông ở hạ
lưu các công trình.
Bên cạnh đó, nhiều công trình thuỷ điện dùng đường ống áp lực để dẫn nước từ hồ
chứa đến nhà máy thuỷ điện, để tạo nguồn nước lớn, nâng cao hiệu quả phát điện, nên
đoạn sông từ đập đến nhà máy không có nước trở thành một đoạn sông chết, có chiều
dài từ vài km đến hàng chục km ngay sau tuyến đập chính.
- Suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ du do công trình không có thiết kế cống xả đáy làm
thiếu hụt lượng phù sa bổ sung độ màu cho đất nông nghiệp hạ lưu, cát sạn sỏi, thêm
vào đó là việc khai thác cát đang diễn ra khó kiểm soát làm ảnh hưởng đến hình thái
sông và sinh kế của người dân sống dựa vào tài nguyên này.

5



- Hạn chế cấp nước cho các mục tiêu khác: Trong mùa cạn, do chủ yếu chú ý đến sản
lượng điện, nhiều hồ chứa thuỷ điện tăng cường việc tích nước để dự trữ phát điện, nên
lượng nước xả xuống hạ lưu không đáng kể, đôi khi ngừng hoàn toàn. Từ đó, gây ảnh
hưởng bất lợi đến việc cung cấp nước cho các mục đích sử dụng khác ở hạ du như: cấp
nước sinh hoạt, tưới tiêu, giao thông, thuỷ sản... đồng thời làm biến đổi chế độ dòng
chảy và suy thoái hệ sinh thái thủy sinh.
- Hạn hán và suy giảm chất lượng nước trong hồ chứa: Việc sử dụng nước của thuỷ
điện làm biến đổi rất nhiều chất lượng nước trong thời gian đầu tích nước vào lòng hồ
do quá trình phân huỷ thực vật trong lòng hồ. Do thay đổi chế độ dòng chảy nên lượng
các chất hữu cơ trong nước của các công trình thuỷ điện bị giảm, sự đa dạng và số
lượng các loài cá và các loài thuỷ sinh bị thay đổi rõ rệt, đặc biệt là những loại di trú
theo mùa, hoặc làm mất đi các bãi đẻ trong mùa sinh sản.
- Một trong những nguyên nhân gây lũ lụt: Ngoài lý do thiên nhiên là mưa nhiều tạo
nên lũ lụt, đôi lúc tác động của con người lại là nguyên nhân chính.
Thủy điện không phải là nguyên nhân gây lũ lụt, mà quy hoạch sai, vận hành sai các
công trình thủy điện mới là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt. Đó là chưa kể
đến “công lao” của thủy điện trong khả năng điều tiết giảm thiểu nguy cơ lũ lụt.

1.2.2.Ảnh hưởng tới môi trường đất.
- Thiệt hại về đất do xây dựng: Thay đổi cơ cấu sử dụng đất, nếu những vùng bị chiếm
dụng mà chứa các mỏ tài nguyên khoáng sản trong lòng đất thì quá trình xây dựng hồ
chứa này đã làm mất mát tài nguyên trong khu vực đó, đồng thời làm giảm hoặc cản
trở khả năng khai thác tài nguyên,…
6


Tổn thất về đất vĩnh viễn do việc xây dựng hồ chứa làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Tổn thất về đất do việc chiếm dụng tạm thời trong xây dựng làm nơi ăn, ở cho công
hân, kho, bãi chứa,…
- Mất rừng phòng hộ đầu nguồn: Việc phá rừng đầu nguồn, trong đó có cả những khu

vực vườn quốc gia, khu bảo tồn, để xây các công trình của nhà máy thủy điện đã làm
mất rất nhiều diện tích rừng, mất đi tính đa dạng sinh học trong khu vực, trong khi việc
trồng bù rừng lại không được thực hiện đầy đủ vì hầu hết các công trình đã không bố
trí được hoặc bố trí không đủ quỹ đất trồng rừng nhằm bù lại diện tích rừng đã mất.
- Hạn hán, sa mạc hóa hạ du và nhiễm mặn: Việc lấy nước bất hợp lý, không tuân thủ
chế độ xả tối thiểu và không xem xét tính toán đến dòng chảy môi trường về hạ du của
các nhà máy thủy điện trên các hệ thống sông đã gây ra những tác động: Thiếu nước
sản xuất nông nghiệp ở hạ du do không đủ nước cho các công trình thủy lợi, đặc biệt là
các trạm bơm làm cho đất bị bạc màu, giảm năng suất cây trồng; Nguy cơ sa mạc hóa
hạ lưu, do việc tích nước của các hồ chứa đã dẫn đến hình thành các đoạn sông chết
sau đập, nhiều diện tích đất nông nghiệp không đủ nước tưới gây khô hạn và sa mạc
hóa; Xói mòn và sạt lở bờ sông; Vấn đề nhiễm mặn.
- Chất lượng đất bị suy giảm.
- Tăng độ ẩm của đất ven hồ: Việc thay đổi một diện tích đất bằng một diện tích nước
hồ đối với môi trường đất khu vực lân cận hồ chứa lại là một chuyển biến tích cực:
tăng diện tích mặt nước dẫn đến tăng độ ẩm không khí, tăng lượng nước ngâm trong
đất, góp phần tăng trưởng tốt cho lớp phủ thực vật hoặc cây trồng ug quanh hồ.
1.2.3.Ảnh hưởng đến môi trường không khí.
- Ô nhiễm môi trường không khí trong vùng xây dựng dự án: bụi đất trong khi xây
dựng

7


- Gây tiếng ồn cho khu vực xây dựng và xung quanh khu vực xây dựng dự án: tiếng ồn
do các loại máy móc hoạt động.
1.2.3.Ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
Cân bằng sinh thái bị đảo lộn:
-Đối với thực vật: Trong quá trình xây dựng, thi công khu vực đập chính, đập phụ, đập
tràn, cửa lấy nước, nhà máy và các mỏ đất đá, đường thi công, khu vực lán trại, khu

vực làm việc,…và sau khi tích nước một số loài thuộc các họ thực vật phân bố ở lòng
hồ sẽ bị mất đi, nhưng chủ yếu là các loài phổ biến, là loài thứ sinh và các loại cây
trồng. Thành phần loài thực vật có giá trị khoa học và tài nguyên đều tập trung chủ yếu
ở các kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa. Do đó khi xây dựng cũng như khi hình thành hồ
chứa sẽ không có nguy cơ gây trực tiếp diệt vong các loài này.
-Đối với động vật: Trong quá trình xây dựng sẽ tạo ra những xáo trộn lớn đối với môi
trường sống của động vật hoang dã trong khu vực dự án. Việc sử dụng phương tiện cơ
giới suốt ngày đêm, nổ mìn khai thác vật liệu xây dựng, một lượng lớn người tập trung
vào khu vực sẽ làm cho thú hoặc bị bắt hoặc chạy ra khỏi khu vực. Tác động này chắc
chắn sẽ không tránh khỏi và mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào qui mô xây dựng công
trình. Ảnh hưởng đến đời sống sinh vật như: một số loài cá sống ở vùng nước chảy bị
mất nơi sinh sống,…; thực vật trên cạn ven sông bị nguy hại,...
- Ảnh hưởng đến sinh thái nước: Trong quá trình xây dựng: hệ sinh thái nước cũng bị
ảnh hưởng bởi quá trình thi công các hạng mục công trình đặc biệt là thi công các đập,
một lượng đất đá rất lớn đổ vào sông để chặn dòng, ngay sau đó dòng chảy bị chặn lại
và khô kiệt, gây ảnh hưởng tiếp đến các loài thủy sinh khu vực hạ du đập. Quá trình
xây dựng làm tăng mức bùn cát trong sông làm cho nước rất đục, giảm khả năng tìm
kiếm thức ăn của cá.
1.2.4.Ảnh hưởng của việc tập trung công nhân.
8


Trong quá trình thi công cũng như vận hành hồ chứa, một lượng công nhân đông đảo
tập trung để xây dựng công trình thì lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày cũng là
nguồn gây ô nhiễm nước sông đáng kể, hoặc là do thải trực tiêp xuống sông.
1.2.5.Ảnh hưởng tới môi trường địa chất, địa mạo.
Trong quá trình xây dựng cần có hoạt động nổ mìn để khai thác vật liệu xây dựng như:
đất, đá,… và để chuyển hướng dòng chảy của sông,… do đó gây nên những chấn động
kích thích. Đối với các dự án có quy mô lớn, những tác động này có ảnh hưởng lớn đến
địa chất, địa mạo của khu vực đập thủy điện cũng như chất lượng công trình.

Ngăn dòng trầm tích: Ngoài gây sụt giảm sinh vật, đập chặn còn ngăn dòng trầm tích
chảy xuống hạ lưu, khiến nhiều bờ sông suy yếu và sụt đáy sông.
1.3.Giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
- Cung cấp điện năng cho vùng, quốc gia: Khi dự án xây dựng đập thủy điện đi vào
hoạt động thì đây là nguồn năng lượng đáng kể cung câp điện cho hệ thống điện quốc
gia trong tương lai khi nhu cầu dùng điện của các ngành kinh tế cũng như sinh hoạt của
người dân ngày một tăng cao.
Đối với khu vực địa phương, điện sẽ được cung cấp cho các ngành kinh tế và dân cư
xung quanh dự án, góp phần phát triển công nghiệp, nông nghiệp trong các xã bị ảnh
hưởng mà hiện tại vẫn còn nghèo. Việc sử dụng nước từ hồ chứa cho việc tưới sẽ làm
tăng năng suất cây trông cho người dân xung quanh khu vực dự án.
- Phát triển hoạt động thủy lợi, nuôi trồng thủy sản: Sử dụng trực tiếp nước từ hồ chứa
để tưới cho cây trồng, tận dụng lòng hồ để nuôi trồng thủy sản.
- Gây ô nhiếm môi trường nước: Ở thời kỳ đầu, sự phân hủy các chất hữu cơ như cây
cối, thân cây, rễ cây và lá cây sẽ phát sinh những loại khí độc cao như CO 2, CH4,…sẽ
được hòa tan trong nước. Ngoài ra các vật chất được tích tụ từ các nguồn nước sông

9


suối đổ vào có thể gây nên nhiễm khuẩn trong nước hồ, làm ảnh hưởng đến chất lượng
nước sông khi xả ra hạ lưu.
- Mất cân bằng hệ sinh thái: Khi hồ chứa nước hoàn thành: việc di chuyển của cá từ
dưới đập lên sẽ bị cắt đứt, những loài cá ưa đẻ ở vùng nước chảy không còn nữa.
2.Tác động gián tiếp.
2.1.Tác động tích cực:
Giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế cho vùng: Nhiều cơ hội việc làm xuất
hiện, giúp cho bộ phận thanh niên thất nghiệp có việc làm. Những người có nghề
nghiệp chuyên môn hoặc đã được đào tạo qua các trường đều có cơ hội được tiếp cận
với công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong công tác tư vấn, giám sát, thi

công.
Lưới điện quốc gia sẽ dẫn đến cấc nơi vùng sâu vùng xa của vùng thuộc dự án, khi có
nguồn điện ở đây sẽ hình thành các xưởng chế biến nông sản thực phẩn tại chỗ. Kinh tế
phát triển sẽ làm đời sống của nhân dân được cải thiện từng bước.
2.1.Tác động tiêu cực.
Môi trường kinh tế - xã hội:
-Phân bố lại dân cư: Tập tục văn hóa của người dân bản địa bị thay đổi. Khi xây dựng
công trình bắt buộc phải xây dựng một mạng lưới giao thông dẫn đến các tuyến công
trình.Chính các đường giao thông thuận lợi này sẽ dẫn đến một lượng lớn dân cư trong
khu vực hoặc từ nơi khác đến để làm ăn sinh sống;làm tăng dịch bệnh; làm thay đổi đời
sống, sinh hoạt của người dân bản địa gây ảnh hưởng đến phong tục, tập quán của
người dân.

10


- Ảnh hưởng tới vùng hạ lưu: Trong quá trình thi công, một lượng lớn đất đá sẽ trực
tiếp chảy vào sông, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sông, đặc biệt là môi trường
động thực vật nước cũng như người dân sống ở hạ du gần sông. Khi sông suối bị chặn
dòng, các đoạn sông sau đập sẽ bị cạn, các loài thủy sinh có nguy cơ bị chết hoặc bị
bắt.
- Úng ngập vào mùa lũ: Chế độ vận hành của các nhà máy thủy điện và cơ chế lấy
nước của các nahf máy, đặc biệt là các nhà máy loại chuyển dòng sang lưu vực khác sẽ
gây ra hiện tượng ngập lụt bất thường ở lưu vực tiếp nhận, nhiều diện tích đất bị ngập
sâu trong nước, nhiều khu vực ven sông bị sạt lở phá hủy các công trình giao thông,
công trình thủy lợi, gặm dần các bãi bồi màu mỡ ven sông, mất mmuaf do chưa kịp thu
hoạch, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân.
- Các sự cố và rủi ro môi trường: Các rủi ro và sự cố môi trường xảy ra ở tất cả các giai
đoạn từ thi công đến vận hành, các sự cố như hạn hán và lũ lụt đã được phân tích ở
phần trên cho thấy nguy cơ tác động lớn và mức độ xảy ra khá phổ biến ở các thủy

điện. Những rủi ro được đề cập ở đây là các sự cố như vỡ đập, sập hầm, động đất kích
thích.... Qua nghiên cứu cho thấy, nguy cơ xói mòn, rửa trôi và trượt lở đất có xu
hướng gia tăng trên các lưu vực sông đặc biệt là xung quanh hồ thủy điện nơi lớp phủ
thực vật bị chặt bỏ và độ ổn định bề mặt đất trở nên kém đi sau giai đoạn thi công

3.Các biện pháp giảm thiểu.
3.1.Môi trường địa chất, địa mạo.
- Quan trắc lòng dẫn hạ du, chống xói mòn cục bộ.
- San lấp hố khai thác và phủ xanh bề mặt.

11


- Việc nổ mìn trong giai đoạn thi công cần được quản lý chặt chẽ về khối lượng thuốc
nổ, số lượng và vị trí điểm đặt mìn.
3.2.Môi trường nước.
- Phát quang, thu dọn lòng hồ, cấp nước sạch cho người dân sống quanh hồ.
- Quản lý chặt chẽ và quan trắc thường xuyên trông quá trình thi công cũng như trong
quá trình nhà máy đi vào hoạt động.
- Sau khi tích nước cần thả cá vào hồ vừa làm sạch thêm môi trường nước vừa tăng giá
trị kinh tế.
- Vớt rác định kì nhất là tại các tuyến đập chính, phụ và đập tràn.
3.3.Môi trường đất.
- Quy hoạch cẩn thận các vùng đất chiếm dụng tạm thời phục vụ xây dựng một cách
hợp lý để giảm thiểu các tác động đến môi trường.
- Lập kế hoạch di dời các loài động vật sống trong khu vực lòng hồ đến nơi ở mới, còn
với các thực vật sống trong khu vực đó sẽ được điều tra, khảo sát nhằm sử dụng hiệu
quả tài nguyên gỗ và bảo vệ thực vật vùng ven hồ chứa.
- Với khu vực chứa mỏ tài nguyê thì cần tập trung khai thác mỏ trước khi cho tích
nước.

- Với các khu vực khai thác đất đá và có nguy cơ xói mòn, sạt lở đất cần quy hoạch cẩn
thận.
- Với các hoạt động mở đường cần có biện pháp gia cố, tăng độ ổn định sườn dốc đối
với hệ thống đường sá mở trên địa hình dốc, đặc biệt là đường gần sông.
3.4.Môi trường không khí.

12


Chọn biện pháp thi công thích hợp.
3.5.Hệ sinh thái.
- Chọn phương án ít bất lợi nhất về môi trường.
- Quản lý chặt chẽ quá trình nhập cư vào khu vực dự án.
- Bảo vệ rừng; ngăn chặn việc đốt, phá rừng làm đất ở và đất canh tác, chặt cây trong
khu vực gần công trình và rừng đầu nguồn.
- Giáo dục công nhân và nhân dân có ý thức bảo vệ rừng.
- Phục hồi những khu vực đã bị mất, phủ xxanh đất trống đồi núi trọc.
- Có các điều khoản ràng buộc trong hồ sơ mời thầu về công tác quản lý công nhân xây
dựng trong việc bảo vệ thú rừng, cấm săn bắt thú, nổ mìn, bắt cá và chặt cây bừa bãi.
- Quy định về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đối với các thiết bị máy móc sử dụng trong
quá trình thi công đảm bảo khồn gây tiếng ồn, xả bụi khói,…quá tiêu chuẩn cho phép.
- Tìm kiếm và tổ chức các mỏ khai thác vật liệu xây dựng xa các cánh rừng.
- Lập các hành lang an toàn cho thú di chuyển đến khu vực an toàn hoặc di chuyển
chúng đến khu bảo tồn.Kết hợp với chính quyền địa phương cũng như các ngành liên
quan như kiểm lâm, công an,…nhằm mục đích bảo vệ rừng và thú rừng.Sẵn sàng cứu
chữa và giúp đỡ khi gặp thú bị thương hoặc sự cố.
-Trong lòng hồ chứa: có thể nuôi cá lồng, thả cá giống để bổ sung đàn cá tự nhiên.
3.6.Môi trường kinh tế - xã hội.
- Đối với hạ lưu sau đập có thể đào giếng hoặc làm những hồ chứa nước để hỗ trợ tưới
cho đất canh tác.


13


- Đối với nước thải sinh hoạt cần có các khu vệ sinh tập trung đảm bảo vệ sinh, có hệ
thống thu gom xử lý nước thải tập trung và được tiệt trùng trước khi thải ra sông.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt cần phải được thu gom và xử lý.
- Hạn chế những người dân ở các nơi khác đến để buôn bán hoặc cư trú trong khu vực
công trình.
- Phòng bệnh, tăng cường cơ sở hạ tầng. Quản lý chặt chẽ, điều trị bệnh cho nhân dân.
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1.Tiềm năng thủy điện.
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có lượng mưa trung bình hàng năm cao,
khoảng 1.800 - 2.000mm. Với địa hình miền Bắc và biên giới miền Tây đồi núi cao,
phía Đông là bờ biển dài trên 3.400km nên nước ta có hệ thống sông ngòi khá dày đặc
với hơn 3.450 hệ thống. Và với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên tiềm năng
thuỷ điện của nước ta tương đối lớn.
Việt Nam là một nền kinh tế phát triển ổn định và nhanh chóng trong hai thập kỷ qua.
Tăng trưởng kinh tế đã đi kèm với nhu cầu phát triển nhanh chóng về năng lượng. Để
đáp ứng nhu cầu gia tăng này, Chính phủ Việt Nam đang mở rộng việc xây dựng các
đập thủy điện. Đặc biệt là ở miền Trung Việt Nam, nhiều đập thủy điện đã được quy
hoạch và phát triển hơn 20 năm qua. Việc xây dựng các đập thủy điện đã làm gia tăng
nhiều mối quan tâm, thực tế chỉ ra rằng đã có rất nhiều dự án thủy điện gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường và xã hội.
Theo tính toán lý thuyết, tổng công suất TĐ của nước ta vào khoảng 35.000MW, trong
đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực
miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể khai thác khả thi) vào khoảng
26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch, hàng năm có thể sản xuất
14



hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ điện nhỏ có tới 800 dự án, với tổng điện năng
khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm.
2.Các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Nam.
2.1.Điều kiện tự nhiên và hệ thống sông ngòi.
Một số nghiên cứu thực địa tại tỉnh Quảng Nam, khu vực miền Trung của Việt Nam, đã
cung cấp thêm cái nhìn đa chiều về các tác động xã hội và thiệt hại về môi trường do
việc phát triển thủy điện gây nên.
Tỉnh Quảng Nam thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Tỉnh Quảng Nam có
tổng diện tích đất tự nhiên là 10.438,4 km². Địa hình tỉnh Quảng Nam có hướng
nghiêng dần từ Tây sang Đông. Vùng núi và đồi chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên.
Do đặc điểm mưa nhiều (tổng lượng mưa trung bình là 2.000 – 2.500 mm/năm) và có
hệ thống sông suối khá dày đặt như hệ thống sông Vu Gia (tổng diện tích lưu vực
khoảng 9.000 km2 ), sông Tam Kỳ (diện tích lưu vực 800 km2 ) và nhiều sông nhỏ hơn
như sông Cu Đê, sông Tuý Loan, sông LiLi… nên tỉnh Quảng Nam có tiềm năng thủy
điện lớn.
Sông Vu Gia hợp với sông Thu Bồn tại điểm hợp lưu Đại Lộc, qua sông Quảng Huế,
tạo thành hệ thống sông lớn Vu Gia – Thu Bồn. Sự sắp xếp của các dãy núi đã tạo ra
hướng dốc chính của địa hình lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là hướng Tây Nam Đông Bắc, và dòng chính sông Thu Bồn có hướng chảy chính Tây Nam - Đông Bắc ở
phần thượng, trung du và chuyển hướng chảy Tây - Đông ở vùng hạ du lưu vực. Lưu
lượng bình quân nhiều năm của dòng chảy hệ thống Vu Gia – Thu Bồn là 400 m3 /s;
vào mùa khô 40-50 m3 /s, mùa lũ đến 27.000 m3 /s. Đặc điểm lũ trong hệ thống sông
Vu Gia - Thu Bồn là lũ lên nhanh, xuống nhanh với biên độ và cường suất lũ lớn ở
thượng và trung lưu, lũ lên tương đối nhanh nhưng rút chậm ở hạ lưu.
2.2.Các dự án thuộc quy hoạch thủy điện hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn.
15


Tính đến năm 2013:
*) 10 dự án thuỷ điện thuộc bậc thang hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn:

- 06 công trình đã phát điện: tổng công suất 682MW: A Vương (210MW), Sông
Côn 2 (63MW), Sông Tranh 2 (190MW), Ðăk Mi 4 (190MW), Sông Bung 6 (29MW),
Sông Bung 5 (57MW);
- 04 công trình đang xây dựng: tổng công suất 465MW: Sông Bung 4 (156MW),
Sông Bung 2 (100MW), Đăk Mi 2 (98MW), Đăk Mi 3 (54MW).
*) 32 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ:
- 09 công trình đã phát điện với công suất thiết kế 133,7MW ; 04 công trình đang
xây dựng với công suất thiết kế 189,0MW ; 10 dự án đã tham gia ý kiến thiết kế cơ sở,
công suất theo dự án đầu tư 120,86MW ; 09 dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu lập
dự án đầu tư, công suất theo quy hoạch 37,6MW.
3. Tác động môi trường.
3.1.Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Hầu hết thủy điện trong tỉnh đều có đầu tư lớn và xây dựng trong thời gian dài nên cần
theo dõi kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy thủy điện một cách
thường xuyên. Mỗi khi một dự án đã hoàn thành xây dựng thì phải có chứng nhận là đã
thực hiện đầy đủ công tác bảo vệ môi trường khi tiến hành xây dựng. Tuy nhiên hiện
nay, hầu như không có công trình thủy điện nào được xác nhận là hoàn thành thủ tục
này nhưng các thủy điện vẫn hoạt động phát điện được. Thủy điện Đắc My 4 đã đi vào
vận hành nhưng chưa được xác nhận hoàn thành .
Về việc thực hiện giám sát bảo tồn đa dạng sinh học như các cam kết bảo vệ môi
trường trong các Đánh giá Tác động Môi trường của thủy điện đưa ra là chưa bao giờ
được thực hiện và khó mà thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam
16


đang có dự án bảo tồn tại dãy Trường Sơn với số vốn tài trợ lớn và thực hiện trong
nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết quả, như vậy việc bảo tồn đa dạng sinh
học của các địa bàn có công trình thủy điện càng khó thực hiện khi các dự án thủy điện
đã đi vào vận hành.
Thủy điện có thể đem lại một số lợi nhuận từ nguồn sản xuất điện và đóng góp vào

ngân sách địa phương, nhưng nếu xem xét các tác động tiêu cực về lâu dài thì thiệt hại
do mất rừng, ảnh hưởng đối với dòng chảy phía hạ lưu và sinh kế của người dân thì
dường như phần mất mát cao hơn phần lợi ích tài chính. Đối với nhà quản lý nhà nước
về môi trường, thủy điện không nên là lựa chọn ưu tiên của ngành.
3.2.Ảnh hưởng tới người dân.
Một nghiên cứu trường hợp của hai làng vùng ảnh hưởng là Thôn Hai và Thôn Nước
Lang cho cái nhìn sâu sắc về tác động của đập thủy điện Đak Mi 4, ảnh hưởng đến
cuộc sống của 69 hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số. Đất được cấp ở đây là rất ít và đất
kém màu mỡ dẫn đến nguồn cung cấp thực phẩm cho cộng đồng bị ảnh hưởng. Ngoài
ra, họ phải vật lộn với tình trạng thiếu việc làm, thu nhập kém và cuộc sống rất nghèo
khổ. Cộng đồng vùng hạ lưu cũng bị ảnh hưởng bởi tác động do thủy điện gây ra.
Phát triển thủy điện có thể gây ra lũ lụt và hạn hán ở khu vực hạ lưu, gây nên thiệt hại
đối với cuộc sống của người dân. Điều này gây cạn kiệt nguồn cá và ảnh hưởng đến an
ninh lương thục của người dân ở đây. Ngược lại, vào mùa mưa lũ thủy điện xả lũ gây
ngập úng nhiều nơi ở hạ lưu. Cũng đac có những báo cáo về việc rò rỉ nước và rạn nứt
do động đất gây nên, hạn hán ở khu vực vùng hạ lưu sông Vu Gia.
- Khu Tái định cư Thôn 2, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam:
Khu vực thực hiện tái định cử bởi thủy điện Đắc Mi 4 là Thôn 2 với 41 hộ về Khu Tái
định cư xã Phước Hòa vào năm 2009. Khoảng 94% là người ở đây là dân tộc Mơ Nong
và 100% hộ dân ở đây thuộc diện hộ nghèo với mức thu nhập là dưới 500.000VNĐ/
17


tháng. Công việc thường ngày của bà con là làm rẫy, trồng cây keo hoặc làm thuê
nhưng công việc không thường xuyên. Những hộ có đất rẫy thì tương đối đủ ăn, còn
những hộ mới tách hộ thì tình trạng thiếu lương thực luôn xảy ra.
Người dân bị thu hồi đất và đưa đến một nơi ở mới rất bất lợi cho họ Đến khu tái định
cư, mỗi hộ gia đình được nhận một diện tích 400 m2 đất ở và vườn, trong đó có một
ngôi nhà xây với tổng trị giá là 70 triệu đồng. Điều kiện Nhà tái định cư mới thì rất
xấu, nhà xây không có cốt thép, thiếu chất lượng, nóng về mùa hè, ẩm về mùa mưa nên

hầu như không sử dụng được. Nhiều hộ phải tận dụng các vật liệu được tháo dỡ ở nhà
cũ để cất lại một các nhà khác ngay bên cạnh để sinh hoạt. Người dân không được cấp
đất sản xuất vì vậy đời sống hết sức khó khăn. Hằng ngày họ phải tự quay lại những
khu đất rẫy cũ trước đây để tranh thủ làm được cái gì thì làm. Chăn nuôi thì không thể
chăn nuôi được vì đất được cấp quá nhỏ để thực hiện chăn nuôi, buôn bán thì cũng
không biết buôn bán với ai. Điều kiện lương thực thì thiếu thường xuyên, đặc biệt đối
với những hộ gia đình trẻ mới tách hộ, những hộ này họ không có đất rẫy cũ để làm.
- Thôn Tái định cư Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, Quảng Nam:
Thôn Nước Lang là vùng thực hiện tái định cư từ tháng 8 năm 2007. Toàn thôn có 25
hộ đang ở trong nhà xây tái định cư. Toàn bộ hộ gia đình trong thôn Nước Lang thuộc
diện hộ nghèo nên được nhà nước hỗ trợ 180 ngàn đồng tiền điện/năm theo diện hộ
nghèo.
Bức xúc của người dân ở thôn Nước Lang này được phản ảnh về chất lượng cuộc sống
ở nơi ở mới so với nơi ở cũ. Từ ngày chuyển qua nơi ở mới, đời sống người dân gặp
khó khăn hơn rất nhiều so với nơi ở cũ. Đất rẫy người dân được cấp quá xa. Việc đi
làm rẫy xa càng khó khăn và nguy hiểm hơn vào mùa mưa. Vì khó khăn đi lại và con
cái thì không ai trông nom nên hầu hết bà con đã từ bỏ việc canh tác trên đất rẫy được
cấp. Để kiếm gạo ăn, người dân cũng cố gắng thích nghi bằng việc “chặt đốt rừng làm

18


rẫy hay còn gọi là phát rẫy” ở những khu vực xung quanh gần nhà. Người dân phải đi
làm thuê như bóc keo thuê để kiếm tiền, nhưng công việc này cũng không thường
xuyên và một tháng chỉ có thể làm từ 5 -6 ngày. Người dân cho biết nơi ở cũ thời tiết
rất mát, gần sông suối, thức ăn nhiều và trẻ em có thể ăn cá. Bây giờ, muốn bắt cá hay
mò ốc cũng khó vì nước dưới suối gần nhà cũng cạn, đi xa mới có. Tại nơi ở cũ một
năm người dân có thể thu được từ 7-8 triệu đồng/1 vụ bắp. Nếu biết trước khó khăn về
đời sống thế này từ nhà cửa, cái ăn thì bà con sẽ không di chuyển đến khu tái định cư.


PHẦN KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, nhiều vấn đề về môi trường - xã hội, sự cố và rủi ro xuất phát từ
công tác quản lý, vận hành các nhà máy thủy điện và phần lớn tập trung vào các vấn đề
xã hội, đặc biệt là việc ổn định đời sống người dân sau khi di dời. Đây là nguyên nhân
của nhiều vấn đề môi trường khác phát sinh khi mà hầu hết người dân bị di dời có cuộc
sống khác với điều kiện sống của họ trước đây, kinh tế và thu nhập của họ bấp bênh
không ổn định, nơi ở và điều kiện canh tác khác biệt và đối với nhiều đồng bào dân tộc,
giảm điều kiện và cơ hội tiếp cận khai thác tài nguyên thiên nhiên cho cuộc sống hàng
ngày như nguồn cá sông, sản vật rừng. Vì vậy, ngoài việc tăng cường công tác quản lý
và kiểm soát như đã được kiến nghị thì vấn đề giải quyết việc làm, ổn định đời sống
người dân mất đất canh tác và hỗ trợ người lao động sẽ phải được chính quyền địa
phương và chủ đầu tư đặc biệt quan tâm trong thời gian tới. Đây là một trong những
mục tiêu để đạt được phát triển thủy điện bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Anh Tuấn và Lâm Thị Thu Sửu (2013), Báo cáo Nghiên cứu quá trình phê duyệt
và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu gia – Thu bồn và Long đại, Báo cáo
của CSRD
2. Nguyễn Thị Thu Huyền ( 2013 ), “ Đánh giá tổng thể ảnh hưởng đến môi trường từ
các hoạt động của các nhà máy thủy điện khu vực miền Trung -Tây Nguyên, đề xuất
giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường “,Viện Năng lượng, Bộ Công Thương.
3. UBND Tỉnh Quảng Nam ( 2014 ), Báo cáo công tác quản lý nhà nước về đất đai,
môi trường, nước và khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
19


4. Druppers, C (2013 ), Di dân và tái định cư thủy điện ở Việt Nam: Nguy cơ đói nghèo
và chiến lược thích ứng, Luận án, Đại học Utrecht.

20




×