Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước Xpac và nhà nước Aten

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.47 KB, 6 trang )

I.

Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước Xpac và nhà nước
Aten.
1. Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nươc Xpac:
Xpác nằm ở miền nam Hy Lạp, giữa vùng đồng bằng La-cô-ni màu mỡ được
tạo nên bởi con sông Ơ-rô-át. Đất đai và sông ngòi ở đây rất thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp. Ngoài ra Xpác còn có trữ lượng sắt rất lớn để phát
triển thủ công nghiệp.
Quá trình hình thành nhà nước Xpac đồng hành với quá trình xâm lược và
thiết lập ách thống trị của người Đô-riêng ở Xpac. Từ thế kỷ XII – XI TCN
tộc người Đô-riêng ở phương bắc tràn xuống chiếm đồng bằng La-cô-ni của
người A-kê-ăng và thiết lập nên nhà nước Xpac. Vào thế kỷ VIII – VII TCN
người Đô-riêng tiếp tục tổ chức xâm chiếm thêm vùng đồng bằng bên cạnh
của người Hi-lốt và biến toàn bộ dân cư ở đây thành nô lệ.
Xã hội trong nhà nước Xpac đã hình thành nên ba giai cấp khác nhau, khá
hoàn chỉnh. Giai cấp chủ nô thống trị là người Xpac (gồm Đô-riêng và một
số người A-kê-ăngđã được Đô-riêng hóa). Toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở
hữu của nhà nước. Ruộng đất được chia thành nhiều thửa bằng nhau và giao
cho các gia đình Xpac sử dụng nhưng không được bán hoặc chia thành thửa
nhỏ hơn, ngược lại họ được để lại ruộng đất này cho con cháu. Nguồn sống
chính của chủ nô là tô ruộng đất. Họ không làm các nghề thủ công hay buôn
bán.
Giai cấp nô lệ là người Hi-lốt bị bắt trong chiến tranh và một ít người A-kêăng. Nô lệ ở nhà nước Xpac cũng là nô lệ tập thể, không thuộc quyền sở hữu
riêng của từng chủ nộ. Nhà nước chia cho mỗi gia đình người Xpac một số
nô lệ nhất định. Chủ nô không được quyền bán hoặc giết nô lệ. Khi nhà nước
giao những thửa đất cho gia đình Xpac thì cũng giao luôn một số lượng nô lệ
nhất định để họ canh tác.
Giai cấp bình dân là người Pi-ri-e-cơ (gồm cư dân vùng La-cô-ni tức người
A-kê-ăng bị chinh phục không bị biến thành nô lệ và những người từ nơi
khác đến) có một ít ruộng đất và làm nghề thủ công, buôn bán. Tuy là người


tự do nhưng họ không dược tham vào việc nhà nước, không được hưởng các
quyền chính trị. Họ phải nộp thuế cho nhà nước và đi lính.
2. Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nươc Aten:

Aten là một quốc gia thành bang nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng Áttích, miền trung Hy Lạp. Vùng đồng bằng này có địa hình nhỏ hẹp, đất đai
khô cằn, không màu mỡ, lại có nhiều đồi núi, khí hậu ít mưa nên không
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngược lại, vùng này có nhiều khoáng
sản, đá quý nên thuận tiện cho việc phát triển thủ công nghiệp. Ở bờ biển
1
Lường Văn Dưỡng


phía tây của Aten có nhiều vịnh, bãi biển thuận lợi cho việc mở hải cảng,
phát triển buôn bán hàng hải.
Cũng như nhiều vùng khác ở Hy Lạp cổ đại, vào thế kỷ VIII – VI TCN, Aten
bước vào thời kỳ xã hội có giai cấp và nhà nước. Trên vùng đồng bằng Áttích này có bốn bộ lạc đang sinh sống ở bốn khu vực khác nhau, mỗi bộ lạc
có ba mươi thị tộc, đứng đầu mội bộ lạc là một hội đồng quý tộc và một thủ
lĩnh quân sự. Khi kinh tế phát triển, mối quan hệ huyết thống của các bộ lạc
trở nên lỏng lẻo và cùng với sự giao lưu kinh tế giữa các bộ lạc, bốn bộ lạc
này đã hình thành nên một liên minh bộ lạc trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng.
Cũng nhờ kinh tế phát triển mà Aten thống nhất được cả vùng Át-tích, bốn
bộ lạc ở đây được chia thành 12 khu vực hành chính và dân cư tự do được
chia thành ba tầng lớp (trừ nô lệ): quý tộc chủ nô, nông dân và những người
làm công thương nghiệp (chủ xưởng, chủ thuyền, thương nhân - tầng lớp chủ
nô mới). Xã hội ở Aten bắt đầu có sự phân chia giai cấp và chế độ thị tộc bắt
đầu tan rã, nhường chỗ cho sự xuất hiện của nhà nước. Đại hội nhân dân – cơ
quan quyền lực cao nhất trong bộ lạc bị thay thế bởi hội đồng trưởng lão – cơ
quan đại biểu của tầng lớp quý tộc. Khi mới ra đời, Aten là nhà nước có hình
thức chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô. Chính tầng lớp những người làm

công thương nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô sau này ở Aten.
Do sự độc quyền thống trị trong nhà nước của tầng lớp quý tộc chủ nô, nên
trong xã hội ở Aten bên cạnh mâu thuẫn gay gắt giữa chủ nô và nô lệ, còn có
mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc công thương nghiệp mới với tầng lớp qúy
tộc chủ nô cũ. Trong cuộc đấu tranh gay gắt này những thắng lợi đã thuộc về
tầng lớp quý tộc mới, họ từng bước hạn chế và thủ tiêu đặc quyền chính trị
của tầng lớp quý tộc cũ, mở ra một khuynh hướng chính trị mới: dân chủ hóa
bộ máy nhà nước. Ngoài ra, quá trình chuyển hóa từ hình thức chính thể
cộng hòa quý tộc chủ nô sang hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô
của nhà nước Aten còn có sự đóng góp của một bộ phận dân cư tự do, là
những người từ nơi khác đến.
Quá trình chuyển hóa của nhà nước Aten từ chính thể cộng hòa quý tộc chủ
nô sang hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô được thể hiện thông
qua các cuộc cải cách do tầng lớp chủ nô công thương nghiệp khởi xướng,
thực hiện. Các cuộc cải cách đó là: cải cách của Xô-lông, cải cách của
Clixten, cải cách của Ephiantet và cải cách của Pê-ric-lét.

II.

Tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật của nhà nước Xpac và nhà
nước Aten

1. Tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật của nhà nước Xpac:

2
Lường Văn Dưỡng


Quyền lực nhà nước không tập trung trong tay một người, tập trung ở tập thể

(hội đồng) đại diện cho quý tộc chủ nô. Có vai trò quan trọng trong bộ máy
nhà nước là Hội đồng trưởng lão với 28 vị trưởng lão từ 60 tuổi trở lên và 2
vua. Hội đồng có quyền quyết định đến vận mệnh quốc gia như chiến tranh
hay hoà bình. Nhà nước Xpác có hai vua, có quyền ngang nhau, vừa là tăng
lữ, và là người xử án tối cao. Nhưng hai vua không có quyền lực tối cao mà
cũng chỉ tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước trong
Hội đồng trưởng lão. Nhưng xét về hình thức, hội nghị công dân lại là cơ
quan quyền lực cao nhất, do vua triệu tập gồm những người Xpác từ 30 tuổi
trở lên. Trong hội nghị, quyền hạn của công dân là rất hình thức, họ có quyền
thông qua hay phản đối quyết định của hội đồng trưởng lão bằng những tiếng
thét.Như vậy, hội nghị công dân không phải là cơ quan thường xuyên của
nhà nước, chỉ có quyền thụ động biểu quyết những quyết định của cơ quan
khác mà tuyệt đối không bao giờ có chức năng thảo luận lại càng không có
quyền chủ động quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia, đó là sự
hạn chế quyền năng.
Đây là cách thức tổ chức còn hạn chế nên gây ra mâu thuẫn giai cấp ngày
càng sâu sắc, xung đột giữa hội đồng trưởng lão và hội nghị công dân càng
thêm trầm trọng và đã dẫn tới sự thành lập một cơ quan có quyền hạn rất lớn
là Hội đồng 5 quan giám sát- Hội đồng này là đại biểu của tập đoàn quý tộc
bảo thủ nhất. Hội đồng này có quyền giám sát vua, hội đồng trưởng lão, hội
nghị công dân, có quyền giải quyết mọi công việc ngoại giao, tài chính, tư
pháp và kiểm tra tư cáh của công dân. Như vậy, đây lầ cơ quan lãnh đạo tối
cao của nhà nước, có chức năng quyền hạn bao trùm lên tát cả các cơ quan
khác, nhằm tập trung mọi quyền lực vào tay tầng lớp quý tộc chủ nô.
Nhà nước Xpác đặc biệt chú trọng xây dựng lực lượng quân sự. Quân lính
đựợc trang thiết bị tốt, cách tổ chức chặt chẽ, huấn luyện công phu, kỹ thuật
tác chiến cao, đã nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội. Lục quân Xpác
là lực lượng rác chiến mạnh nhất ở Hy Lạp. Nhà nước cũng như mọi người
dân Xpác đều phải quan tâm đến việc xây dựng quân đội.
Như vậy, trong quá trình phát triển của lịch sử cổ đại, nhà nước Xpác là dinh

luỹ của thế lực dân chủ chủ nô lạc hậu, phản động nhất chống lại những
thành bang theo chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô. Quyền lực nhà nước
được tập trung tối đa vào tay tấng lớp quý tộc chủ nô và quyền dân chủ của
những người tự do bị hạn chế đến mức tối thiểu. Bởi vậy, nhà nước Xpác là
nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô-một hình thức nhà nước cộng hoà quý tộc
chủ nô điển hình. Nhà nước Aten thì không có sự tham gia của tầng lớp chủ
nô quý tộc, quyền hạn thuộc về công dân, vì vậy tính dân chủ của nhà nước
Aten thông qua các cuộc cải cách được phát huy ở mức độ cao nhất và đó là
nền dân chủ ưu việt nhất của chính thể cộng hòa cổ đại.

2. Tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật của nhà nước Aten:

3
Lường Văn Dưỡng


Nhà nước Aten là chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô có tổ chức bộ máy nhà
nước được hoàn thiện nhất vào thời Pêriclét. Cơ quan quyền lực tối cao của
nhà nước là hội nghị công dân, là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước
bầu ra thành phần tham gia trong các cơ quan hội đồng 500 người, tòa án tối
cao,…và cứ 10 ngày lại họp một lần kể cả trong trường hợp chiến tranh thì ít
nhất một năm được triệu tập 10 lần (cơ quan hoạt động thường xuyên theo
định kì). Điều đó càng cho thấy rằng quyền hạn được quyết định của hội nghị
là rất lớn. Tính dân chủ được thể hiện ở nhà nước Aten là rất cao cụ thể nam
giới đạt tới 18 tuổi được tham gia và có cả cha mẹ thuộc thành bang. Mọi
công dân được pháp luật cho phép trực tiếp thảo luận những vấn đề liên
quan, là thành phần chủ yếu được thông qua các quyết định lớn nhất với hình
thức hết sức tiến bộ là bỏ phiếu kín thể hiện quyền lực là thực chất. Công dân
còn được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan do nó bầu ra, quyền lực
chính trị của công dân cũng rất lớn. Như vậy ở nhà nước Aten quyền lực nhà

nước thuộc về mọi công dân khi được tham gia trong hội nghị công dân theo
quy định của pháp luật. Nền dân chủ ấy là nền dân chủ rất trực tiếp.
Hội đồng 500 người: Được thành lập bởi Hội nghị công dân bằng hình thức
bỏ phiếu. Cơ quan này giữ chức năng hành chính, tư vấn. Sau cuộc cải cách
Clixten thì đây còn là cơ quan đại diện cho nhà nước về đối ngoại, có quyền
quản lí về tài chính.
Hội đồng 10 tướng lĩnh: Cơ quan này cũng được bầu trong hội nghị công
dân. Về chức năng, đây là cơ quan lãnh đạo quân đội, thực hiện chính sách
đối ngoại nhưng chịu sự kiểm sát của Hội nghị công dân, nhưng không được
hưởng lương.
Toà bồi thẩm: Là cơ quan xét xử và giám sát tư pháp cao nhất của nhà nước.
Thành phần tham dự toà bồi thẩm rất đông. Dưới thời Pêriclét, có tới 6000
thẩm phán, họ được bầu hàng năm ở Hội nghi công dân bằng hình thức bỏ
phiếu. Nhà nước Aten không có Viện công tố, mọi người dân có thể phát đơn
kiện - tức là tự khởi tố hoặc là tự bào chữa cho mình. Trong phiên toà sau khi
đã nghe hai bên đối chất toà họp kín để quyết định bản án.
Quân đội và cảnh sát cũng được nhà nước trang bị tốt bởi nó là bộ phận rất
quan trọng của nhà nước.
Ở nhà nước Xpác không có sự phân chia quyền lực giữa chủ nô cũ với chủ
nô mới, thao túng toàn bộ quyền lực nhà nước và chỉ thuộc về tầng lớp chủ
nô quý tộc vì vậy tính dân chủ của Xpác bị hạn chế ở mức độ tối đa nhất.
III.

Tính dân chủ của hai nhà nước Xpac và Aten:

1. Tính dân chủ của nhà nước Xpac:

4
Lường Văn Dưỡng



Tính dân chủ của Xpac thể hiện qua Hội nghị công dân, nhưng tính dân chủ bị
hạn chế vì chỉ bao gồm công dân Xpac ( nam giới tự do, trên 30 tuổi). Và tiết
chế dân chủ cũng chỉ là hình thức vì thực chất quyền lực nằm trong tay tập đoàn
quý tộc. Vì thế nên người dân không có quyền tham gia vào đời sống chính trị,
không có sự sẻ chia quyền lực giữa quý tộc, chủ nô cũ với quý tộc mới.
2. Tính dân chủ của nhà nước Aten:

Khác với nhà nước Xpac, nhà nước Aten lại thể hiện rõ nét tính dân chủ hơn:
- Bộ máy nhà nước của Aten được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực vào
hội nghị công dân, nghĩa là dành cho toàn thể công dân Aten quyền dân chủ. Do đó,
có thể kết luận rằng nhà nước Aten được tổ chức theo hình thức chính thể Cộng hòa
Dân chủ Chủ nô.
- Tuy nhiên, nền Cộng hoà Dân chủ này còn có những hạn chế của nó, như:
+ Chỉ những công dân nam Aten (có cha và mẹ đều là người Aten) từ 18 tuổi trở
lên mới quyền tham gia vào Hội nghị công dân, còn phụ nữ, kiều dân và nô lệ thì
không có quyền này. Trong khi tỷ lệ dân kiều dân và nô lệ chiếm một con số khá
lớn.
+ Các cuộc họp của Hội nghị công dân đa số đều được tổ chức tại thành Aten, do
đó, các công dân Aten sinh sống ở những vùng nông thôn xa xôi không có điều kiện
để thường xuyên tham gia Hội nghị. Chỉ có một bộ phận nhỏ công dân Aten sinh
sống tại thành Aten và các vùng nông thôn lân cận mới thỉnh thoảng tham gia vào
cuộc họp của Hội nghị công dân. Chỉ có những cuộc họp bỏ phiếu bằng vỏ sò thì
mới tập trung đông đảo công dân tham gia.
IV.
Kết luận
Với những đặc điểm như vậy, Aten – Xpác đã trở thành hai thành bang huyền
thoại trong lịch sử nhà nước Hi Lạpcổ đại với những đặc trưng riêng biệt về hình
thức chính thể nhà nước và sự nổi trộitrong tổ chức bộ máy nhà nước trong thời
kì lúc bấy giờ và ngay cả trên Thế giới.


5
Lường Văn Dưỡng


6
Lường Văn Dưỡng



×