Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

skkn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản bài ca ngất ngưởng của nguyễn công trứ cho học sinh lớp 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 81 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

2.

Tên sáng kiến:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học:
Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc
hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho
học sinh lớp 11 THPT
Lí do chọn đề tài:

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ và kỹ thuật số phát triển một
cách nhanh chóng. Học sinh của chúng ta bị bao vây bởi thế giới của công nghệ
hiện đại. Có rất nhiều điều hấp dẫn trong thế giới số khiến cho học sinh đôi khi
không còn cảm thấy say mê, hứng thú với các môn học trong nhà trường, đặc biệt
là Ngữ văn – môn học đòi hỏi cao về cả về khả năng tư duy, khả năng liên tưởng,
tưởng tượng cũng như diễn đạt.
Trong một thời đại mà sự thay đổi đang diễn ra nhanh chóng, từng ngày,
từng giờ, yêu cầu của chính người học, của xã hội, của ngành đối với giáo viên
càng cao hơn lúc nào hết. Việc đổi mới về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học
trở thành vấn đề cấp thiết. Mỗi giáo viên chắc chắn đều ý thức được việc cần thiết
phải thay đổi chính mình, thay đổi trong cách thức tổ chức giờ học, cách kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, mỗi cá nhân tự xoay sở và thử
nghiệm bao giờ cũng mất rất nhiều thời gian, công sức và đôi khi phải nếm trải
nhiều thất bại trên con đường tìm kiếm phương pháp dạy học mới.
Từ thực tế giảng dạy đó, chúng tôi nghĩ rằng trong quá trình dạy đọc hiểu văn
bản, người giáo viên ngoài việc sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích
cực còn phải có phương pháp gây hứng thú cho học Sinh, tạo niềm yêu thích văn
học, từ đó giúp các em thâm nhập sâu vào tác phẩm, tự phát hiện những nét đẹp
nội dung và hình thức của tác phẩm. Qua đó góp phần khơi gợi, nuôi dưỡng và bồi


đắp tình cảm thẩm mĩ cho các em, giúp các em tự làm giàu tâm hồn mình.
Như vậy, để tìm kiếm con đường mới trong việc giảng dạy, nâng cao chất
lượng dạy và học, tạo nên những tiết học hấp dẫn, phát triển năng lực của học sinh
và để phát huy tinh thần cộng tác, huy động trí tuệ của tập thể thì việc đổi mới
1


phương pháp dạy học chính là vấn đề quan trọng nhất, là gốc rễ để giải quyết vấn
đề đổi mới trong giáo dục.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhóm Ngữ văn trường THPT Hoa Lư A
lựa chọn xây dựng chủ đề: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề
dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn
bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11 THPT.
Xây dựng chủ đề này, chúng tôi tiến hành như sau: giới thiệu về dạy học theo
dự án, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh.Sau đó cho các em đi trải nghiệm sáng
tạo thu thập thông tin, viết báo cáo rồi trình bày sản phẩm. Nhiệm vụ của giáo viên
là định hướng và bổ xung cho các em.
Xây dựng chủ đề này, chúng tôi hướng tới hai mục tiêu:
Thứ nhất, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, chuyển từ
sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt chuyên môn theo hình thức mới.
Chủ đề này chính là bước hiện thực hóa sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT
Ninh Bình, Ban Giám hiệu trường THPT Hoa Lư A để hình thức và nội dung của
sinh hoạt chuyên môn thực sự thay đổi, trở nên thiết thực, hiệu quả và hấp dẫn hơn
với chính giáo viên.
Thứ hai, chuyên đề này hướng tới mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học
truyền thống bằng phương pháp dạy học hiện đại, tăng cường hoạt động trải
nghiệm và khả năng thực hành của học sinh, phát triển một cách toàn diện năng lực
của người học, biến những tiết học nặng về lý thuyết khô khan trở thành một quá
trình học tập sinh động, gắn liền với thực tiễn. Sau khi thực hiện xong chuyên đề,
học sinh không chỉ hiểu kiến thức cơ bản về lối sống ngất ngưởng, công lao của

Nguyễn Công Trứ mà còn có những trải nghiệm thực sự với thể loại hát nói (hay
còn gọi là ca trù, hát ả đào), ngoài ra các em còn có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn
về văn hóa, lịch sử của địa phương mình...Từ đó giáo dục cho các em tình yêu,
niềm tự hào và lối sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
Triển khai hoạt động ngoại khóa với chủ đề: giáo dục địa phương cho học
sinh, chúng tôi đã áp dụng triệt để phương pháp "Bàn tay nặn bột" theo hướng dẫn
2


của Bộ giáo dục và Đào tạo tại công văn số 3535/BGĐT-GDTrH ngày 27/5/2013,
triển khai sâu rộng cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp dành cho Gv.
Hơn nữa, giáo dục địa phương còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc
xây dựng hiểu biết và mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa học sinh với nơi cư trú.
Thông qua nội dung giáo dục địa phương, những người con yêu dấu của quê hương
sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lí, phong tục tập quán và
đặc điểm con người ở địa phương mình. Từ đó giáo dục lòng yêu mến, tự hào về
quê hương và ý thức trách nhiệm của các em đối với quê hương mình.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục
địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất
ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11,cũng nhằm hướng đến những
mục tiêu đó. Đây là một phương pháp rất có ý nghĩa trong thực tiễn dạy học và
trong thực tiễn đời sống.
Về mặt thực tiễn dạy học, bài học đảm bảo tính khả thi cao trong tình hình dạy
và học hiện nay. Cho đến nay, mặc dù cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” đã
được phát động trong một thời gian khá dài song chương trình giáo dục THPT vẫn
chưa có sự thay đổi, sách giáo khoa mới cho chương trình dạy học tích hợp vẫn
chưa có. Bởi vậy, khá nhiều bài dạy thiết kế theo chủ đề tích hợp có tính chất thử
nghiệm, chưa thể đưa vào dạy theo khung thời gian của phân phối chương trình
hiện hành đối với các khối lớp của cấp THPT. Tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng

thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho
học sinh lớp 11 THPT sử dụng thời lượng là 4 tiết ( trong đó 2 tiết chính khóa và
2 tiết tự chọn ), tích hợp ở biên độ vừa phải với chương trình Lịch sử, Địa lí, Âm
nhạc và giáo dục lịch sử, địa lí địa phương nên cho phép có thể ứng dụng ngay
trong các năm học tới. Điều này sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em
3


phát huy năng lực thu thập, phân tích thông tin, thuyết trình và tăng cường làm việc
nhóm, cũng như càng thêm hiểu hiết và yêu quý quê hương của mình.
Về mặt thực tiễn đời sống, bài học có giá trị trong việc bồi đắp tư tưởng, tình
cảm cho học sinh. Mỗi học sinh là đều là người con của quê hương Ninh Bình, tìm
hiểu địa phương sẽ giúp các em có những kiến thức thực tiễn bổ ích, vận dụng vào
đời sống. Các em thêm tự tin khi giới thiệu về quê hương mình với bạn bè khắp
nơi. Thông qua bài học, học sinh cũng được làm giàu thêm tinh thần yêu nước, ý
chí bảo vệ đất nước, nỗ lực cố gắng để xây dựng quê hương đất nước.
Phương pháp trên phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, phát huy
năng lực thực hành nhằm thực hiện nguyên lí giáo dục : “học đi đôi với hành, lí
luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”.
Thông qua đó, học sinh phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, thuyết trình và
bảo vệ sản phẩm trước tập thể, các em có cơ hội khẳng định bản thân, tự tin, tự
giác, có trách nhiệm cao đối với tập thể…góp phần đào tạo những người lao động
phát triển toàn diện, những công dân hữu ích cho xã hội.
Nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi tiếp cận và nắm vững hơn đề án đổi
mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Đồng thời có điều kiện
tìm hiểu thêm về các di tích lịch sử, các địa danh, các danh lam thắng cảnh...của
tỉnh nhà.Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và có những định hướng phát triển
năng lực cho HS tỉnh nhà.
Mục đích nghiên cứu:
- Thực hiện tốt mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy, đa dạng hóa hình

thức dạy học mà vấn đề trọng tâm là chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện bản lĩnh cá nhân, tự nhận thức
năng lực và phát huy được các kĩ năng phong phú trong cuộc sống để học sinh có
thể ứng phó với những tình huống phức tạp của cuộc sống.
- Rèn luyện cho HS những kĩ năng cơ bản như:
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực
3.

4


+ Kĩ năng trình bày ý tưởng.
+ Kĩ năng hợp tác
+ Kĩ năng tư duy phê phán.
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
+ Kĩ năng đặt mục tiêu.
+ Kĩ năng quản lí thời gian.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
+ Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin…
- Tạo hứng thú cho các em tìm hiểu và nhận thức về di sản văn hóa trên quê
hương mình. Bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước. Bởi ẩn chứa
trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên nó có khả năng tác
động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Khai
thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản và chuyển giao cho học sinh để
các em cũng nhận thức được những giá trị đó thì giáo viên sẽ giúp học sinh nhận
thức thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em có cơ sở giải thích một cách khoa
học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản.
- Trải nghiệm hoạt động dạy học ứng dụng các kĩ thuật dạy học mới: dạy học
theo dự án, hoạt động nhóm, trả lời một phút, hỏi đáp…

- Nhận thức được ưu và nhược của phương pháp dạy học trải nghiệm sáng
tạo.
4. Lĩnh vực áp dụng của nghiên cứu
- Về mặt nội dung: đề tài nhiên cứu trên áp dụng vào việc giảng dạy môn
Ngữ Văn, môn lịch sử, môn công dân ở cấp THCS và TPHT nhất là cấp THPT.
- Về mặt phương pháp: Có thể vận dụng phương pháp trải nghiệm sáng tạo
ở các bộ môn khác nhau trong cấp học THCS và THPT.

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Giải pháp cũ thường làm
5


1.1. Tiến trình dạy học
Như chúng ta đã biết, việc đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện đang là
nhu cầu cấp thiết của thời đại. Đặc biệt là việc đổi mới về phương pháp dạy học,
kỹ thuật dạy học. Mỗi giáo viên chắc chắn đều ý thức được việc cần thiết phải thay
đổi chính mình, thay đổi trong cách thức tổ chức giờ học, cách kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh.
Trong nỗ lực đưa chương trình đến gần với đời sống hiện đại, bồi đắp tình
yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước, hình thành nhân cách cho HS, chương
trình Ngữ Văn 11 đã đưa vào giảng dạy tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của
Nguyễn Công Trứ với thời lượng 2 tiết.
Tuy nhiên, thời lượng dành cho tác phẩm này rất hạn chế. Thực tế cho thấy,
nội dung kiến thức của các tiết học này đều là những kiến thức rất quan trọng, có ý
nghĩa lớn với con người hiện đại. Trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, việc
truyền tải những kiến thức đó cũng như rèn luyện cho HS kỹ năng đọc hiểu, phân
tích và cảm thụ tác phẩm một cách nhuần nhuyễn không hề dễ dàng. Thời lượng
như vậy thực tế chỉ đủ để dạy những nội dung kiến thức cơ bản, không có thời gian
để HS thực hành, rèn luyện kỹ năng thực sự. Hơn nữa, việc dạy và học những nội

dung kiến thức này vẫn được tiến hành theo phương pháp cũ, chưa có sự đổi mới
rõ rệt.
Giải pháp thường làm với các tiết học này như sau: Về tiến trình và nội dung
dạy học, giáo viên tổ chức dạy học theo đúng Phân phối chương trình của Bộ Giáo
Dục và Đào tạo, bám sát những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Trong đó
các tiết học thường bắt đầu bằng việc tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả, tác
phẩm, sau đó hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản và rèn luyện một số kỹ năng cơ bản
như kỹ năng phân tích, cảm thụ một tác phẩm văn học. Ở cuối 2 tiết học đó có một
khoảng thời gian ngắn dành cho việc luyện tập các kỹ năng này. Có thể hệ thống
các nội dung kiến thức cơ bản ở 2 tiết học này như sau:

STT

TIẾT

NỘI DUNG KIẾN THỨC

1

1

- Tìm hiểu những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn học của

6


vị doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ.
- Sơ lược về đặc điểm của thể loại Ca trù, hoàn cảnh sáng tác, bố
cục và nội dung chính của tác phẩm.
- Nội dung từ ngất ngưởng trong bài thơ.

2

2

- Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi làm quan.
- Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi về hưu.
- Luyện tập.

1.2. Phương pháp dạy học
Các phương pháp giáo viên thường sử dụng trong 2 tiết dạy này là:
Làm việc với sách giáo khoa:
- Ưu điểm: HS làm việc một cách độc lập, tích cực, tạo không khí sôi nổi trong học
tập và phát huy được năng lực tư duy của các em.
- Nhược điểm: Kiến thức trong SGK chỉ hạn chế trong lượng kiến thức của môn
học, chưa đề cập được hết tất cả các kiến thức, tình huống mà các em sẽ gặp trong
cuộc sống.
Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề:
- Đây là phương pháp dùng để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi
tiết, dễ hiểu, dễ tiếp thu cho HS. Thông qua việc giảng giải của giáo viên, HS
nhanh chóng hiểu và nắm được nội dung vấn đề một cách có hệ thống. Giáo viên
thường sử dụng phương pháp này khi tiến hành cung cấp những nội dung cần nhớ
trong bài học cho HS hoặc thể hiện mối liên hệ kiến thức trong một phần hay toàn
bộ chương trình.
- Tuy nhiên, đây là phương pháp độc thoại, HS dễ rơi vào tình trạng thụ động, các
em phải cố gắng lắng nghe để hiểu, ghi nhớ và không có cơ hội trình bày ý kiến
riêng của mình dẫn đến thói quen thụ động, ỷ lại, phụ thuộc vào thầy cô, chờ đợi ý
kiến giải thích từ thầy cô mà không chịu tìm hiểu, suy nghĩ. Nếu lạm dụng phương
pháp này thì tiết học sẽ trở nên nặng nề, buồn tẻ, không gây hứng thú cho HS,
không kích cầu các em tự làm việc, tự học, tự bồi dưỡng.
7



Phương pháp đàm thoại (vấn đáp):
- Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) là phương pháp giáo viên đưa ra hệ thống
những câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở và làm sáng tỏ nhũng vấn đề, nội dung
mới cho HS.
- Nhờ có phương pháp này HS sẽ tự khai phá nhũng tri thức mới bằng sự tái hiện
những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm được tích lũy trong cuộc sống.
Từ đó giúp HS mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri thức đã tiếp thu
được.
1.3. Ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ
Việc đưa nội dung này vào chương trình và phân phối số tiết như vậy cũng có
những ưu điểm và hạn chế nhất định như sau:
- Ưu điểm:
+ Việc đưa nội dung này vào chương trình giúp HS được tiếp cận với kiến thức về
một thể loại âm nhạc truyền thống - thể Ca trù. Đây là một thể loại âm nhạc truyền
thống có giá trị to lớn đối với đời sống tâm hồn của người Việt Nam mà con người
trong xã hội hiện đại cần phải biết giữ gìn và phát huy.Từ đó giáo dục các em có ý
thức trách nhiệm lưu giữ và phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc.
+ Hiểu được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn cũng như phong
cách sống có bản lĩnh cá nhân - lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong
khuôn khổ của lễ giáo phong kiến.
+ Thấy được đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của thể loại Ca trù đối với đời sống tâm
hồn của con người.
+ Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũ như: Làm việc với sách
giáo khoa, thuyết trình, đàm thoại (vấn đáp)... giúp HS tiếp nhận kiến thức một
cách rõ ràng, bài bản, có hệ thống. Từ kiến thức thu nhận được trong các tiết học
trên lớp, các em có thể suy ngẫm, liên hệ với thực tế để mở rộng kiến thức cho bản
thân.
- Về hạn chế:

8


+ Thứ nhất, thời lượng dành cho tác phẩm này còn hạn chế. Khi tiến hành dạy
đúng theo phân phối chương trình và phương pháp dạy cũ, HS không đủ thời gian
để lĩnh hội được những kiến thức có liên quan với nội dung bài học như: Bối cảnh
lịch sử xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, chính sách khai hoang của triều đình
nhà Nguyễn, công lao của Nguyễn Công Trứ trong việc khai khẩn vùng đất Kim
Sơn, cũng như đặc điểm của thể loại Ca trù.
+ Do thời lượng ngắn nên các em không có đủ thời gian để trải nghiệm với thể loại
hát nói, các em mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu lí thuyết mà không có cơ hội
thưởng thức hoặc tự mình thể hiện một tác phẩm ca trù mà các em yêu thích. Trong
khi đó, giáo dục âm nhạc truyền thống trong nhà trường lại đang là một yêu cầu
cấp thiết.
+ Các tiết học này cũng không có thời gian cho hoạt động trải nghiệm. HS không
có cơ hội trải nghiệm tại đền thờ Nguyễn Công Trứ cũng như vùng đất Kim Sơn,
nên các em cũng chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của di sản văn hóa
địa phương đối với sự phát triển và hình thành nhân cách của mỗi con người.
+ Dạy học theo phương pháp cũ chưa phát huy hết năng lực tự học, tự nghiên cứu
và nhất là khả năng thuyết trình của HS. Bởi trong xã hội hiện đại, một con người
thành đạt thì không thể không biết trình bày, thuyết trình một vấn đề nào đó trước
đám đông.
2. Giải pháp mới cải tiến
Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ thường làm,
chúng tôi đã nghiên cứu và tiến hành đổi mới phương pháp dạy học đối với 2 tiết
học trên.
Về cơ bản, giải pháp mới cải tiến như sau:
2.1. Tích hợp liên môn tạo thành một chủ đề dạy học
2.1.1. Vài nét khái quát về dạy học theo chủ đề tích hợp
- Khái niệm dạy học theo chủ đề tích hợp:


9


+ Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu
tố có liên quan với nhau thuộc nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt
được nhiều mục tiêu khác nhau.
+ Dạy học theo chủ đề tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức,
hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực,
môn học khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình
thành những kiến thức, kỹ năng mới, phát triển được nhũng năng lực cần thiết,
nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
+ Tích hợp liên môn là hình thức tích hợp trong đó nội dung học tập được thiết kế
thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động kiến
thức, kỹ năng của nhiều môn học khác nhau để nghiên cứu và giải quyết tình
huống. Dạy học tích hợp liên môn là hình thức dạy học tích hợp ở mức độ cao.
Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai
hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng,
quá trình tự nhiên hay xã hội.
- Mục tiêu của dạy học theo chủ đề tích hợp:
+ Hình thành và phát triern năng lực cho HS, nhất là năng lực giải quyết các vấn đề
thực tiễn.
+ Tạo mối liên hệ với nhau giữa các môn học và với kiến thức thực tế.
+ Tránh sự trùng lặp về nội dung giữa các môn học khác nhau.
2.1.2. Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
- Cách xây dựng chủ đề:
+ Về thời lượng: chủ đề tăng thêm 2 tiết học. Trong đó thời gian dành để tìm hiểu
khái quát về tác phẩm là 2 tiết. Thời gian để thực hành là 2 tiết cộng với thời gian
HS làm việc ngoài giờ lên lớp.
+ Về nội dung chủ đề: Giáo viên và HS bàn bạc để thống nhất lựa chọn một chủ đề

chung để tích hợp liên môn với các môn học: Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc...Đó là chủ
đề: Giáo dục địa phương.

10


+ Về kiến thức: Tích hợp liên môn với biên độ vừa phải, vận dụng kiến thức tiết
51-52: Tìm hiểu địa lý địa phương của môn Địa lý 12 (bài 44-45) và kiến thức môn
Lịch sử lớp 10 phần giáo dục địa phương, tiết 31-32: Xây dựng và phát triển văn
hoá trong các thế kỉ X – XIX. Tình hình xã hội nửa đầu thế kỷ XIX. (bài 25-26)
Với chủ đề này, HS có thế rèn luyện các kỹ năng như trình bày ý kiến của cá nhân
về vấn đề giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa địa phương, bảo vệ dòng âm nhạc
truyền thống của dân tộc đang bị mai một dần trước dòng xoáy của thời gian...
- Hiệu quả của việc dạy học theo chủ đề:
+ Tạo sự kết nối liền mạch và logic kiến thức của nhiều môn học. Để hoàn thành
chủ đề này, HS cần tìm hiểu kiến thức của nhiều môn học. Với môn Ngữ Văn, HS
cần nắm vững cách trình bày một vấn đề, kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm văn
học...Ngoài ra, HS cần phải có hiểu biết về địa lý, lịch sử địa phương, các kiến
thức về văn hóa, về âm nhạc truyền thống...
+ HS được rèn luyện tất cả các kỹ năng cần thiết với yêu cầu của chủ đề.
+ Thời lượng của chủ đề chủ yếu dành cho việc thực hành, trải nghiệm của HS.
Điều này phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay, bởi lẽ HS không chỉ cần học
thuộc lý thuyết, điều các em cần là được thực hành.
+ Chủ đề: Giáo dục địa phương là vấn đề khá gần gũi với HS, hệ thống tư liệu
phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu của các em. Để thực hiện nội
dung này, các em cần về địa phương mình tìm hiểu thực tế. Trên cơ sở đó, các em
có kiến thức để trình bày quan điểm cá nhân cũng như việc quảng bá vẻ đẹp của
quê hương cho bạn bè thế giới.
2.2. Dạy học theo chủ đề gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.2.1. Vài nét khái quát về hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó, dưới sự hướng
dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các
hoạt động thực tiễn khác nhau của gia đình, nhà trường, xã hội với tư cách là chủ
thể hoạt động. Qua đó, mỗi HS phát huy được năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân
cách và phát huy được tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.

11


+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động mang tính xã hội, thực tiễn. HS
được tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩm
chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị;
nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; bổ trợ và
cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục
tiêu giáo dục.
+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhấn mạnh đến sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực
sáng tạo của người học và được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo từ nội dung,
hình thức, quy mô, địa điểm đến lực lượng phối hợp. Khoa học đã chứng minh:
Tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp cho HS có được kết quả học tập
tốt hơn.
- Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
+ Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Trong đó hai quá trình trải nghiệm và sáng tạo không tách rời nhau, trải nghiệm là
nền tảng cho sự sáng tạo. Và ngược lại, sự sáng tạo khẳng định hiệu quả của hoạt
động trải nghiệm.
+ Nội dung: Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và
phân hóa cao, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học
tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo
dục nghệ thuật, thẩm mỹ, giáo dục thể chất...

+ Hình thức: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức đa
dạng như: Hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động hướng nghiệp, hoạt
động tình nguyện...
+ Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi
sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo
viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, ban giám hiệu nhà trường, hội
cha mẹ HS, các tổ chức doanh nghiệp, các nghệ nhân...Tùy nội dung và tính chất
của từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng giáo dục có thể là trực tiếp
hoặc gián tiếp. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho HS được học tập,
tiếp xúc, giao tiếp với nhiều lực lượng giáo dục, được lĩnh hội các nội dung giáo
dục qua nhiều kênh khác nhau. Do đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng
hiệu quả của hoạt động.

12


2.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề: Giáo dục địa phương
Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
Ngoài việc xây dựng nội dung dạy học thành một chủ đề dạy học tích hợp,
chúng tôi đã hướng dẫn và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại đền thờ
Nguyễn Công Trứ - Huyện Kim Sơn. Chủ đề dạy học này không thể tách rời hoạt
động trải nghiệm. Về cơ bản, hoạt động trải nghiệm trong chủ đề này được xác
định như sau:
- Thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm: sau tiết 1 của chủ đề và thời gian là 1
ngày, ngoài giờ lên lớp.
- Cách tổ chức hoạt động trải nghiệm: giáo viên chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm
thống nhất nội dung, thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm, kế hoạch trải
nghiệm, nhiệm vụ của mỗi thành viên, thời hạn hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và
sản phẩm chung của nhóm.
- Thành phần tham gia: Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên tổ Văn - Địa, học

sinh lớp 11A. Ngoài ra, kết hợp với giáo viên môn Lịch sử và môn Địa lý để tư vấn
và trợ giúp đánh giá về các nội dung liên quan đến môn Lịch Sử 11 và môn Địa Lý
12, giúp các em hoàn thành nội dung bài học:
+ Cô Bùi Thị Quế - giáo viên môn Lịch sử tư vấn và hướng dẫn học sinh
tìm hiểu phần lịch sử về triều đại nhà Nguyễn cũng như lịch sử Việt Nam thế kỷ
XIX.
+ Thầy Dương Văn Hưng - giáo viên môn Địa lý tư vấn và hướng dẫn học
sinh tìm hiểu phần vị trí địa lý Ninh Bình và vùng đất Kim Sơn cũng như đặc điểm
về văn hóa, xã hội, con người vùng đất quê hương mình.
Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong tiết học trải nghiệm sang tạo:
+ Giáo viên thông qua bài học trải nghiệm.
+ Giáo viên và học sinh thảo luận phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm
và các thành viên trong nhóm theo sở trường và khả năng.
+ Trước khi tiến hành giảng dạy thực tế, giáo viên hướng dẫn cho học sinh
tự tìm hiểu khai thác các nội dung của di sản văn hóa thông qua các tư liệu hiện
vật. Các nhóm sẽ được giao nhiệm vụ trước đó khoảng một tháng tùy theo tính
chất công việc: sưu tầm tranh ảnh và những bài viết về DTLS, tự lên kịch bản và tự
13


quay băng về quá trình làm việc nhóm + thuyết minh về DTLS (giáo viên cho học
sinh thảo luận và tự chọn nội dung thuyết minh).
+ Thiết kế bài học sử dụng di sản văn hóa theo hướng trải nghiệm sáng tạo.
+ Giáo viên liên hệ với cán bộ văn hóa di tích lịch sử về việc tổ chức và cho
học sinh thực địa, mời cán bộ văn hóa cùng tham gia bài học.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho tiết học có thể diễn ra an toàn, thành công.
+ Tổ chức dạy học trải nghiệm.
- Nhiệm vụ của học sinh:
+ Thảo luận chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí, kĩ thuật quay chụp
hình ảnh di tích.

+ Tìm hiểu tư liệu về DTLS qua nhiều kênh thông tin, trải nghiệm thực tiễn
để đảm bảo tính chính xác, khách quan của tư liệu.
+ Nhiệm vụ của giáo viên: tổ chức cho học sinh thể hiện năng lực của mình.
- Nhiệm vụ của tổ nhóm chuyên môn khi xây dựng chuyên đề
+ Tổ trưởng thông qua chuyên đề với giáo viên trong tổvề ý tưởng, kế hoạch
để các thành viên đóng góp ý kiến cùng xây dựng kế hoạch chuyên đề.
+ Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các giáo viên trong tổ theo sở
trường và khả năng.
+ Tổ trưởng lên lịch cụ thể cho chuyên đề
+ Trước khi tiến hành giảng dạy thực tế, giáo viên hướng dẫn cho học sinh
tự tìm hiểu khai thác các nội dung của di sản văn hóa thông qua các tư liệu hiện
vật. Các nhóm sẽ được giao nhiệm vụ trước đó khoảng một tháng tùy theo tính
chất công việc: sưu tầm tranh ảnh và những bài viết về DTLS, tự lên kịch bản và tự
quay băng về quá trình làm việc nhóm + thuyết minh về DTLS (giáo viên cho học
sinh thảo luận và tự chọn nội dung thuyết minh).
+ Thiết kế bài học sử dụng di sản văn hóa.
+ Cử giáo viên liên hệ với cán bộ văn hóa di tích lịch sử về việc tổ chức
chuyên đề và mời cán bộ văn hóa cùng tham gia chuyên đề.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho chuyên đề có thể diễn ra an toàn, thành công.
+ Tổ chức dạy học trải nghiệm.
- Nhiệm vụ của học sinh:
+ Thảo luận chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí, kĩ thuật quay chụp
hình ảnh di tích.
+ Tìm hiểu tư liệu về DTLS qua nhiều kênh thông tin, trải nghiệm thực tiễn
để đảm bảo tính chính xác, khách quan của tư liệu.
Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thực sự là cầu nối nhà trường, kiến thức môn học
với thực tiễn một cách có tổ chức, có định hướng, góp phần tích cực vào việc hình
thành, phát triển năng lực học sinh. Về kiến thức, nội dung của các bài học được
14



học sinh tiếp nhận một cách chủ động, tích cực. Các em không chỉ học trong lớp
mà chủ động tìm hiểu trước khi giờ học bắt đầu. Khi trải nghiệm thực tế, các em
cũng luôn luôn phải nhìn lại để nắm vững và vận dụng lý thuyết để tạo ra sản phẩm
chất lượng.
- Trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm, học sinh được rèn luyện rất
nhiều kỹ năng: làm việc nhóm, xây dựng kế hoạch, giao tiếp, thuyết trình...Các
nhóm phải tự bàn bạc, thống nhất, xây dựng kế hoạch trải nghiệm, phân công
nhiệm vụ cho các thành viên, lên kế hoạch cá nhân, luyện tập để thuyết trình,...Học
sinh có cơ hội để rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT, tìm kiếm và sử dụng các phần
mềm tin học một cách thành thạo, hiệu quả, biết xử lý ảnh, sắp xếp theo chủ đề phù
hợp với triển lãm, cắt ghép video, ghép nhạc, ghi âm, lồng tiếng một cách khá
chuyên nghiệp. Hơn thế học sinh còn có cơ hội trở thành một hướng dẫn viên du
lịch, một ca nương trực tiếp thể hiện tác phẩm Ca trù Bài ca ngất ngưởng, tự hào
vẻ đẹp của quê hương mình, quảng bá vẻ đẹp đó đến bạn bè khắp nơi,...Để có thể
hoàn thiện sản phẩm trải nghiệm thành công, học sinh còn cần tự đi liên hệ, xin
phép cá nhân, tổ chức có liên quan để được tiếp cận các thông tin cần thiết, liên hệ
để mượn sản phẩm cho nhiệm vụ của nhóm ....
- Về không gian học tập: Với hoạt động trải nghiệm, học sinh không còn học trong
lớp học mà học trong thực tế cuộc sống, không thụ động tiếp thu tri thức mà tự tìm
hiểu lý thuyết cũng như thực tế đời sống. Không gian học tập được mở rộng thực
sự rất ý nghĩa với học sinh, giúp các em cảm nhận, đắm mình trong không gian văn
hóa của quê hương mình.
2.3. Tiến trình dạy học: Chủ đề dạy học:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học:
Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc
hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho
học sinh lớp 11 THPT
2.3.1. Kế hoạch chung

- Tiết 1: Giới thiệu về dạy học theo chủ đề, chia nhóm, thống nhất chủ
đề.
+ Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu với học sinh về dạy học theo chủ đề.
15


+ Hoạt động 2: Giáo viên chia nhóm, giao công việc, hướng dẫn học sinh
làm việc.
+ Hoạt động 3: Giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa: cho học
sinh đi trải nghiệm sáng tạo tại đền thờ Nguyễn Công Trứ và vùng đất Kim Sơn thời gian 1 ngày, ngoài giờ lên lớp.
+ Học sinh làm việc theo nhóm, tìm kiếm, thu thập thông tin, tổng hợp, viết
báo cáo (dạng powerpoint) và chuẩn bị trình bày sản phẩm - thời gian 1 tuần.
- Tiết 2: Kiểm tra thông tin, trợ giúp học sinh.
+ Kiểm tra thông tin thu thập của từng nhóm, cách giải quyết vấn đề của mỗi
nhóm.
+ Đưa ra góp ý, điều chỉnh cần thiết khi các nhóm báo cáo sơ bộ sản phẩm
(báo cáo thử).
+ Lên kế hoạch báo cáo sản phẩm trực tiếp tại lớp học.
- Tiết 3 - 4: Trình bày sản phẩm, nhận xét, đánh giá.
+ Giáo viên cho học sinh trình bày sản phẩm trong tiết học, đưa ra câu hỏi
gợi ý, học sinh thảo luận, trình bày vấn đề.
+ Giáo viên bổ sung, nhận xét, chốt lại kiến thức.
+ Phát vấn – đàm thoại trong các câu hỏi liên hệ, mở rộng.
2.3.2. Kế hoạch cụ thể:
Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Tiết 1


- Giới thiệu với học sinh về - Cá nhân tự nghiên cứu các tài liệu
dạy học theo chủ đề.
được cung cấp.

Ngày
09/09/201
6

Hoạt động của học sinh

- Cung cấp tài liệu về dạy học - Chia nhóm theo hướng dẫn của
theo chủ đề.
giáo viên, thảo luận bầu nhóm
16


Tại phòng
công nghệ
thông tin
số 1
Trường
THP Hoa
Lư A

trưởng, thư kí nhóm.
- Hướng dẫn học sinh chia - Mỗi nhóm nhận một đề tài, sổ
thành 6 nhóm thực hiện 6 đề theo dõi dự án và điền các thông tin
tài.
ban đầu.
- Giao nhiệm vụ học tập: Đưa - Các nhóm thảo luận về ý tưởng

ra 6 vấn đề định hướng và một dự án.
số bài tập, câu hỏi tương ứng.
- Các nhóm xác định nội dung dự
- Phát sổ theo dõi dự án và án và hoàn thành việc đặt tên cho
hướng dẫn học sinh ghi chép.
dự án
- Định hướng, giúp đỡ các
nhóm xác định được: nội dung
dự án, tên dự án, các công việc
cần thực hiện để hoàn thành
nhiệm vụ.

- Các nhóm thảo luận, tiếp nhận
phản hồi của giáo viên để đưa ra
giải pháp thực hiện, phân công
nhiệm vụ cho từng thành viên trong
nhóm

- Công bố mục tiêu chung của - HS thực hiện các nhiệm vụ được
các dự án. Cung cấp tiêu chí giao
đánh giá mỗi dự án
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị đi
trải nghiệm sáng tạo tại đền
thờ Nguyễn Công Trứ huyện
Kim Sơn vào ngày 11/09/2017
( ngày chủ nhật)
Tuần
chuẩn bị:

- Gv giao nhiệm vụ cho hs - Hs chuẩn bị đi thực tế: Máy quay

chuẩn bị thực tế.
phim, chụp hình, giấy bút...

Từ ngày - Gv phối hợp liên hệ với các - Các nhóm họp giao nhiệm vụ cụ
10/09/201 giáo viên môn Lịch sử và Địa thể cho từng thành viên.
6
Đến lý tư vấn và hướng dẫn các em
17


ngày
15/09/201
6

hoàn thành các nội dung của
bài học.

Tiết 2

- Kiểm tra thông tin thu thập - Mỗi nhóm cử đại diện để báo cáo
của từng nhóm, cách giải sơ bộ sản phẩm của nhóm mình.
quyết vấn đề của mỗi nhóm

Ngày
16/09/201
6

- Đưa ra góp ý, điều chỉnh cần
- Tiếp tục hoàn thành sản phẩm dự
thiết khi các nhóm báo cáo sơ

Tại phòng
án theo phản hồi của giáo viên.
bộ sản phẩm ( báo cáo thử)
công nghệ
thông tin - Lên kế hoạch báo cáo sản
số
1 phẩm trực tiếp tại lớp học.
Trường
THP Hoa
Lư A
Tiết 3 - 4
Ngày
16/09/201
6
Tại phòng
công nghệ
thông tin
số
1
Trường
THP Hoa
Lư A

- Tổ chức cho các nhóm báo - Các nhóm lần lượt báo cáo sản
cáo sản phẩm.
phẩm dự án và thảo luận toàn lớp.
- Thu phiếu đánh giá, sổ theo - Đánh giá theo tiêu chí và theo
dõi dự án
phiếu đã được phát.
- Công bố kết quả của mỗi dự

án, gợi ý hướng phát triển tiếp
theo của mỗi dự án. Kết thúc
- Ghi nhận kết quả dự án
dự án.

18


2.3.3. Tiến trình dạy học
Mục đích: Giúp Hs
2.1 Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
A.

a. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn
Công Trứ.
- Hiểu đúng, thực chất ý nghĩa của phong cách sống có bản lĩnh cá nhân - lối
sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến.
- Nắm được những nét cơ bản về sự hình thành, đặc điểm của thể loại ca trù;
thấy được vai trò, vị trí và ý nghĩa của thể loại âm nhạc truyền thống này đối với
đời sống tâm hồn của người Việt Nam.
- Nắm được những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị và đặc biệt là
chính sách khẩn hoang của triều đình nhà Nguyễn thế kỷ XIX.
- Nắm được vai trò của Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khai hoang vùng đất
Kim Sơn cũng như đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội của vùng đất này.
- Nắm vững những nét đặc sắc về văn hóa của địa phương mình.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức của các môn học Địa lí,
Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tin học, Hội hoạ, Điện ảnh và đặc biệt là âm
nhạc... để giải quyết các vấn đề của bài học.
- Phân biệt được đặc điểm của thể loại ca trù với các loại hình âm nhạc truyền

thống khác.
b. Về thái độ:
- Có ý thức trong việc hình thành nhân cách sống của con người.

19


- Trân trọng, tự hào về những thành tựu nghệ thuật to lớn do cha ông xây dựng
nên. Có ý thức trách nhiệm lưu giữ và phát huy những truyền thống văn hóa của
dân tộc.
- Biết tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền
thống - đặc biệt là dòng nhạc truyền thống của dân tộc đang ngày càng mai một
dần. Yêu quý, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần ấy. Tự hào về quê hương,
gắn bó với trường, lớp, với cộng đồng nơi mình đang sinh sống.
- Giáo dục lòng yêu nước, có ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Ý thức tìm hiểu, xây dựng hiểu biết về di tích văn hoá địa phương, quê hương.
- Học sinh có ý thức độc lập, tự giác, làm việc tích cực, có kế hoạch, có định
hướng, chịu trách nhiệm trước tập thể, nhóm, thấy yêu thích hơn môn Ngữ Văn,
thấy được sự liên hệ mật thiết giữa môn Ngữ Văn với các môn học khác.
- Học sinh nhận thấy được vai trò quan trọng của các loại hình âm nhạc truyền
thống, của các di tích văn hoá địa phương đối với sự phát triển của một quốc gia,
dân tộc. Vì vậy, muốn đất nước tiến lên thì tuổi trẻ Việt Nam ngày nay phải cố
gắng học tập và rèn luyện, phải có ý chí và hoài bão vươn lên để trở thành nhũng
con người được đào tạo có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thông qua dự án để giáo dục Học Sinh tinh thần tự hào về di tích văn hoá địa
phương cũng như có ý thức giữ gìn, bảo vệ và quảng bá với bạn bè trong nước và
quốc tế.
c. Kĩ năng:
- Kỹ năng phân tích và cảm thụ một tác phẩm văn học.

- Rèn luyện kỹ năng viết văn thuyết minh cho học sinh: kĩ năng lập dàn ý cho một
bài văn thuyết minh về một đề tài gần gũi, quen thuộc: Thuyết minh về cuộc đời,
sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ, về thể hát nói của dân tộc...
20


- Rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện thành công một bài hát ca trù cũng như
các tác phẩm âm nhạc truyền thống khác như: chèo, dân ca, cải lương...
- Rèn luyện phương pháp tư duy phân tích, liên hệ, so sánh.
- Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng:
+ Phân tích, tổng hợp, so sánh.
+ Quan sát, tìm kiếm, thu thập và xử lí thông tin.
+ Tìm kiếm thông tin trên Internet.
+ Làm việc theo nhóm.
+ Viết và trình bày báo cáo trước đám đông.
+ Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
+ Biết liên hệ kiến thức các môn học khác vào môn Ngữ Văn.
+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
+ Đọc bản đố địa lí.
+ Phân tích thông tin
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng phần mềm Microsoft
Office và Power point.
D. Định hướng phát triển năng lực cho Hs:
+ Phân tích, tổng hợp, so sánh
+ Quan sát, tìm kiếm, thu thập và xử lí thông tin
+ Tìm kiếm thông tin trên Internet
+ Làm việc theo nhóm
+ Viết và trình bày báo cáo trước đám đông
+ Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
21



+ Biết liên hệ kiến thức các môn học khác vào môn Ngữ Văn.
+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
+ Đọc bản đố địa lí.
+ Phân tích thông tin
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng phần mềm Microsoft
Office và Power point.
2.2. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn
- Tăng cường tính chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung
tâm, hướng học sinh đến việc lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng, thông qua dự
án để giáo dục về văn hoá địa phương cũng như nội dung của một tác phẩm văn
học trung đại tiêu biếu.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức của các môn học
Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tin học, Hội hoạ và đặc biệt là âm
nhạc... để giải quyết các vấn đề của bài học.
- Dự án dạy học này còn nhằm mục đích góp phần đổi mới hình thức tổ chức
dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học;
phát huy trí tuệ, năng lực làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo… của học sinh.
- Thông qua dự án dạy học giáo viên có cơ hội để giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm giữa các giáo viên trong các tổ nhóm chuyên môn.
B. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp: Nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các
câu hỏi.
2. Phương tiện: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng
C.Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
3. Giới thiệu bài mới

Tiết 1.
22


Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu về dạy học theo chủ đề
Hoạt động 2: Xây dựng chủ đề bài học, chia nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng nhóm (25 phút)
- Gv đặt vấn đề, gợi ý dự án cho Hs (có câu hỏi và bài tập định hướng kèm
theo).
Có 6 đề tài:
Chủ đề 1: Sơ lược về triều đại nhà Nguyễn và chính sách khẩn
hoang.
Chủ đề 2: Vai trò của quê hương Ninh Bình - Kim Sơn trong công
cuộc khẩn hoang.
Chủ đề 3: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ.
Chủ đề 4: Thể loại ca trù, những tác phẩm ca trù nổi tiếng, hoàn
cảnh sáng tác "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ.
Chủ đề 5: Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi làm quan.
Chủ đề 6: Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi về hưu.
- Gv kết hợp với ý kiến của Hs phân chia thành 6 nhóm làm việc thực hiện 6 chủ
đề.
+ Sự phân chia dựa trên: Năng lực của học sinh; Sự đồng đều giữa các
nhóm; Nguyện vọng của học sinh.
+ Chủ đề 1, 2 : cả lớp chuẩn bị.
+ Chủ đề 3, 4, 5: giao cho các nhóm học sinh khá
+ Chủ đề 6 : giao cho các nhóm học sinh giỏi.
23


- GV yêu cầu mỗi nhóm lập địa chỉ hòm thư chung.

- GV kiểm tra danh sách các nhóm và việc bầu nhóm trưởng của mỗi nhóm. Kết
quả các em thống nhất 6 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nhóm trưởng: Đỗ Hữu Toàn
Thư kí: Nguyễn Thị Hải Duyên
Các thành viên tham gia ( có danh sách kèm)
Nhóm 2: Nhóm trưởng: Lê Thùy Dương
Thư kí: Vũ Thị Hoa
Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)
Nhóm 3: Nhóm trưởng: Lê Quang Minh
Thư kí: Phạm Thị Ngân
Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)
Nhóm 4: Nhóm trưởng: Đỗ Tú Tài
Thư kí: Phạm Mạnh Tài
Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)
Nhóm 5: Nhóm trưởng: Bùi Thị Vân Anh
Thư kí: Lê Thị Tố Uyên
Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)
Nhóm 6: Nhóm trưởng: Nguyễn Hạnh Trang

24


Thư kí: Trần Thu Hà
Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)
- Học sinh mỗi nhóm nhận một đề tài, thảo luận ý tưởng dự án và quyết định tên dự
án mỗi nhóm.
- Gv định hướng và trợ giúp Hs thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch dự án.
- Gv hướng dẫn học sinh mỗi nhóm tìm hiểu nội dung thông qua chùm câu hỏi và
yêu cầu phải có hình ảnh minh họa.
Nhóm 1: Sơ lược về triều đại nhà Nguyễn và chính sách khẩn hoang.

Hướng dẫn tìm hiểu qua các câu hỏi:
1.

Lịch sử hình thành triều đại nhà Nguyễn?

2.

Chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội - đặc biệt là chính sách khẩn hoang?

3.

Đóng góp của triều đại nhà Nguyễn ?

Nhóm 2: Vai trò của quê hương Ninh Bình - Kim Sơn trong công cuộc khẩn hoang.
Hướng dẫn qua hệ thống câu hỏi:
1.

Vị trí địa lý của Ninh Běnh, Kim Sơn?

2.

Qúa trình khai hoang ở Kim Sơn?

3.

Công lao to lớn của Nguyễn Công Trứ đối với vùng đất Kim Sơn.

Nhóm 3: : Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tt́m hiểu những thành tựu về:
1.Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ?

2.Sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ?

25


×