Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tài liệu APEC 2017 in vietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.66 KB, 22 trang )

Tổng quan về APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh:
Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là tổ chức quốc
tế của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương
với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
APEC được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với 12 thành viên
sáng lập, cho đến nay đã có 21 thành viên. Các thành viên APEC
bao gồm các thành viên sáng lập là Úc, Nhật Bản, Malaysia, Hàn
Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New
Zealand, Canada và Hoa Kỳ, và 9 thành viên kết nạp sau là Trung
Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Mexico, Papua New Guinea, Chile,
Peru, Nga và Việt Nam. Trong số các nước ASEAN có Lào,
Campuchia và Myanma không phải là thành viên APEC.
Do có một số thành viên là vùng lãnh thổ (như Hồng Kông) hoặc có
xung đột về mặt chủ quyền quốc gia (như Đài Loan và Trung Quốc)
nên các thành viên trong APEC được gọi là các nền kinh tế thay vì
các quốc gia. Các thành viên APEC đều nằm hai bên bờ Thái Bình
Dương.
Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của APEC được xác định tại tuyên bố
Cấp cao 1994 tại Bogor, Indonesia (thường được gọi là Mục tiêu
Bogor) bao gồm 3 nội dung chính: (i) Củng cố hệ thống thương mại
đa phương mở; (ii) Cải thiện tự do hoá thương mại và đầu tư ; và (iii)
Tăng cường hợp tác phát triển.
Hoạt động cấp cao nhất của APEC là Hội nghị Thượng đỉnh APEC
với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia.


Để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh là 3 kênh hoạt động chính,
bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế, Hội nghị Bộ
trưởng ngành, và Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp APEC (ABAC). Hội
nghị Bộ trưởng Tài chính APEC nằm trong nhóm các Hội nghị Bộ


trưởng ngành cùng với các ngành khác như giáo dục, năng lượng,
môi trường, viễn thông, du lịch…

Hợp tác tài chính APEC
Về nội dung hợp tác
Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC (APEC Finance Ministers
Process, gọi tắt là FMP) là tên gọi chính thức của kênh hợp tác tài
chính APEC. Các hoạt động trong khuôn khổ FMP thường được xác
định trong một năm, và do nước chủ nhà năm đó đóng vai trò chủ trì,
phối hợp với các đối tác triển khai thực hiện. Các hoạt động trong
FMP có thể được chia thành 2 nhóm: các hoạt động chính thức và
các hoạt động theo chủ đề. Mỗi năm thường có 3 sự kiện chính thức,
bao gồm Hội nghị Thứ trưởng Tài chính APEC đầu năm (tháng 2),
Hội nghị Quan chức Tài chính Cao cấp APEC giữa năm (tháng 6), và
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC cuối năm (tháng 9-10). Các hoạt
động theo chủ đề thường là các hội thảo, hội nghị chuyên đề,
chương trình đào tạo được thực hiện theo các sáng kiến hợp tác
hàng năm, có thể tổ chức độc lập hoặc tổ chức bên lề (back-to-back)
với các sự kiện chính thức.
Mỗi năm, nước chủ nhà chọn 3-4 chủ đề hợp tác trong năm, có thể là
chủ đề nối tiếp từ các năm trước hoặc chủ đề mới. Các chủ đề được


triển khai dưới hình thức các sáng kiến hợp tác (initiative) tập trung
vào các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường năng lực, đối
thoại chính sách. Một số sáng kiến có thể phát triển lên thành các
thoả thuận giữa các nhóm nước quan tâm (như sáng kiến ARFP dẫn
tới việc ký thoả thuận giữa các nước tham gia), hoặc thành lập các
thể chế trong nước (như sáng kiến Tài chính cho CSHT của
Indonesia năm 2013 dẫn tới việc thành lập các trung tâm PPP tại một

số nước thành viên). Bên cạnh những sáng kiến mà nước chủ nhà
tập trung thúc đẩy trong năm chủ trì, nhiều sáng kiến do các nước
thành viên khác khởi xướng từ các năm trước vẫn được triển khai
song song và có báo cáo tiến độ tại các hội nghị chính thức của FMP.
Một số chủ đề đáng quan tâm trong thời gian gần đây: (i) Phát triển
CSHT được khởi xướng từ 2009 và kéo dài đến 2015 với nhiều sáng
kiến hợp tác được xây dựng, trong đó đáng chú ý là Kế hoạch Nhiều
năm về Phát triển và Đầu tư CSHT (MYPIDI) và các hoạt động thúc
đẩy phương thức PPP trong huy động vốn cho CSHT; (ii) Tiếp cận tài
chính toàn diện được khởi xướng từ năm 2011 và được phát triển
dưới nhiều hình thức đa dạng như phát triển mobile banking, tăng
cường giáo dục tài chính, xây dựng chiến lược quốc gia về financial
inclusion.
Riêng trong năm 2015, Philippines đề xuất Kế hoạch hành động
Cebu (CAP) với 4 chủ đề trụ cột và khoảng 20 sáng kiến trong các
chủ đề này (bao gồm cả các sáng kiến của Philippines và các sáng
kiến của các đối tác khác). Ý tưởng của Philippines là đưa CAP
thành một định hướng dài hạn cho hợp tác tài chính APEC, theo đó
trong 10 năm tới các hoạt động hợp tác trong FMP sẽ xoay quanh 4
chủ đề trụ cột mà Philippines đã đề ra trong CAP. Hiện các nước vẫn


đang tiếp tục tham gia ý kiến với Philippines để hoàn thiện CAP, tuy
nhiên còn nhiều vấn đề cần giải quyết để có được một sự đồng thuận
khi trình CAP lên các Bộ trưởng Tài chính thông qua vào tháng 9 tới.
Về các đối tác trong APEC FMP
Trong FMP, các thành viên hoạt động tích cực và đóng vai trò định
hướng cho tiến trình là Mỹ, Trung Quốc, Úc. Mỹ có ảnh hưởng rất
lớn trong APEC nói chung và FMP nói riêng, thường đóng vai trò xây
dựng quan điểm chung cho FMP và lồng ghép các quan điểm của Mỹ

tại các diễn đàn khác (đặc biệt là G20) vào APEC nhằm tạo sự ủng
hộ từ APEC cho vị thế của Mỹ, đặc biệt trong các vấn đề đối phó với
sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc là đối trọng của Mỹ trong
APEC, luôn muốn chứng minh vai trò của mình trong khu vực, và
thực sự đã để lại ấn tượng sâu sắc trong APEC qua việc chủ trì
thành công APEC 2014. Úc là nước khởi xướng APEC, mong muốn
tạo một sân chơi chung cho khu vực Pacific, qua đó tham gia vào các
hoạt động của cả châu Á và châu Mỹ, vì vậy rất tích cực trong việc
đề xuất các sáng kiến, ý tưởng hợp tác, và sẵn sàng bỏ tiền để hỗ
trợ cho các ý tưởng trong APEC nhằm nâng cao vai trò của APEC
trong khu vực.
Ngoài 3 nước tích cực nêu trên, một số thành viên lớn khác cũng
hoạt động tích cực, song thường đóng vai trò ủng hộ hơn là dẫn dắt,
ví dụ Canada, Mexico, Nhật Bản thường ủng hộ quan điểm của Mỹ,
trong khi Nga ủng hộ Trung Quốc. Các nước ASEAN thường đóng
vai trò trung lập, tập trung vào lợi ích khu vực và lợi ích của các nước
đang phát triển.
Các tổ chức quốc tế, bao gồm WB, IMF, ADB và OECD là các đối tác
quan trọng trong APEC nói chung và FMP nói riêng. Bên cạnh việc


công bố các báo cáo đánh giá diễn biến vĩ mô trong khu vực, các tổ
chức này còn đóng góp tích cực vào các sáng kiến bằng đội ngũ
chuyên gia giàu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động tại
nhiều quốc gia. Nhiều sáng kiến trong FMP có sự hậu thuẫn hoặc tư
vấn đáng kể từ các tổ chức này ngay từ khâu chuẩn bị khởi xướng.
ABAC là đối tác đặc biệt trong APEC, đóng vai trò tích cực trong việc
làm cầu nối giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực chính phủ. Diễn
đàn tài chính khu vực (APFF) của ABAC là nơi tập trung nhiều
chuyên gia thảo luận về các chủ đề tài chính quan tâm trong khu vực.

Nhóm chuyên gia tư vấn về PPP của ABAC đã từng tổ chức một
chuỗi các phiên đối thoại của nhóm với các cơ quan chính phủ trong
khu vực nhằm giúp các nước cải thiện chính sách, tạo điều kiện cho
việc phát triển các dự án PPP, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư cơ sở
hạ tầng. Ngoài ra, ABAC cũng tham gia tích cực vào nhiều sáng kiến
trong APEC.
Tài liệu cơ bản về Tài chính và Bảo hiểm rủi ro thiên tai
I. Sáng kiến Tài chính và Bảo hiểm cho rủi ro thiên tai
Sáng kiến tài chính cho rủi ro thiên tai (DRFI) được xây dựng
trên cơ sở dự báo và lập kế hoạch tài chính nhằm ứng phó với hậu
quả của các thảm họa thiên tai, qua đó hỗ trợ chính quyền, cả ở cấp
quốc gia và cấp địa phương ứng phó tốt hơn và kịp thời hơn cho
công tác cứu trợ, phục hồi và nỗ lực tái thiết sau thiên tai. Các công
cụ DRFI tiềm năng bao gồm nguồn dự phòng ngân sách hàng năm,
bảo hiểm, tái phân bổ ngân sách sau thiên tai, và vay nợ hỗ trợ khẩn


cấp sau thiên tai. Sáng kiến DRFI cũng hỗ trợ phát triển thị trường
bảo hiểm rủi ro thiên tai thông qua hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng,
giám sát thị trường bảo hiểm (xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn hóa về
đơn bảo hiểm và tổn thất phát sinh). Sáng kiến DRFI cũng hỗ trợ xây
dựng giải pháp tài chính và Bảo hiểm rủi ro thiên tai ở cấp độ địa
phương (đánh giá rủi ro tài khóa địa phương, xây dựng khuôn khổ tài
chính rủi ro thiên tai...).
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có nguy cơ cao
nhất về thiên tai, thảm họa. Thiệt hại về vật chất của khu vực này
chiếm đến 45% tổng thiệt hại kinh tế toàn cầu. Để ứng phó với thiên
tai, Chính phủ các nước phải bỏ ra một khoản ngân sách không nhỏ,
tuy nhiên, khoản ngân sách này được đánh giá mới chỉ bù đắp được
trung bình khoảng 30% các thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra. Do đó

việc nghiên cứu và triển khai các giải pháp tài chính và bảo hiểm rủi
ro (DFRI) là vô cùng cần thiết, để chuyển giao rủi ro, giảm bớt gánh
nặng cho ngân sách nhà nước.
II. Chính sách tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai của Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam có 4 nhóm chính sách tài chính và bảo hiểm
rủi ro thiên tai, bao gồm: (i) Nhóm chính sách liên quan đến thu
NSNN; (ii) Nhóm chính sách liên quan đến chi NSNN; (iii) Nhóm
chính sách liên quan đến bảo hiểm rủi ro thiên tai; (iv) Nhóm các
chính sách chi từ các quỹ ngoài NSNN (Quỹ phòng chống thiên tai,
Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ bảo trì đường bộ).
1. Nhóm chính sách liên quan đến thu ngân sách nhà nước:
Các chính sách thu ngân sách đối với rủi ro thiên tai mang tính
chất khắc phục hậu quả sau thiên tai thông qua việc miễn, giảm các


khoản thuế, phí, lệ phí nhằm giảm bớt chi phí đối với các tổ chức, cá
nhân phải gánh chịu hậu quả của thiên tai, tạo điều kiện để họ có thể
khôi phục sản xuất, đời sống. Cụ thể:
- Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Luật thuế TNDN cho
phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với
phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả
kháng khác không được bồi thường; khoản tài trợ để khắc phục hậu
quả thiên tai.
- Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Luật thuế TNCN quy định đối
tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai ảnh hưởng đến khả năng
nộp thuế được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng
không vượt quá số thuế phải nộp.
- Về thuế sử dụng đất nông nghiệp: Theo Luật thuế sử dụng đất
nông nghiệp, trong trường hợp thiên tai, thuế sử dụng đất nông
nghiệp được giảm hoặc miễn cho từng hộ nộp thuế theo từng vụ sản

xuất tương ứng với mức độ thiệt hại, cụ thể: giảm thuế tương ứng
theo mức thiệt hại nếu thiệt hại từ 10% đến dưới 20%; giảm thuế
60% nếu thiệt hại từ 20% đến dưới 30%; giảm thuế 80% nếu thiệt hại
từ 30% đến dưới 40%; miễn thuế 100% nếu thiệt hại từ 40% trở lên.
- Về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Người nộp thuế gặp khó
khăn do sự kiện bất khả kháng được miễn thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính
thuế, được giảm 50% số thuế phải nộp nếu giá trị thiệt hại về đất và
nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.
- Về thuế tài nguyên: Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hoả
hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp


thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn
thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc
trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
- Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): Luật thuế TTĐB quy định người
nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn
do thiên tai được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ
sở tổn thất thực tế do thiên tai gây ra nhưng không quá 30% số thuế
phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị
thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).
- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu quy định việc miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai.
Ngoài ra, một số chính sách miễn, giảm cũng được áp dụng đối
với một số khoản phí, lệ phí khác nhằm hỗ trợ việc phòng chống và
khắc phục hậu quả của thiên tai như: Miễn giảm tiền sử dụng đất cho
Hộ di dân ở vùng thiên tai theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày
21/11/2012; Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong trường

hợp thiên tai theo Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; Chính
sách miễn giảm thủy lợi phí…
2. Nhóm chính sách liên quan đến chi ngân sách nhà nước:
- Chi ngân sách cho công tác phòng, chống thiên tai:
Bao gồm dự toán chi hàng năm cho công tác xây dựng chiến
lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai; đầu tư, xây dựng, tu bổ, nâng
cấp các công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống
thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về


phòng, chống thiên tai các cấp. Ngoài ra, còn có chính sách chi
phòng, chống thiên tai cho một nhóm đối tượng hoặc một khu vực cụ
thể dễ bị tổn thương bởi thiên tai: (i) Chương trình Bố trí dân cư các
vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu
rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến 2020;
(ii) Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ
đồng bằng sông Cửu Long; (iii) Chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây
dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt khu vực miền Trung.
- Chi ngân sách cho công tác khắc phục hậu quả của thiên tai
Chính sách chi từ nguồn dự trữ quốc gia: Dự trữ quốc gia bao
gồm vật tư, thiết bị, hàng hóa được dự trữ nhằm chủ động đáp ứng
yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an
ninh. Nguồn kinh phí cho dự trữ quốc gia được bố trí trong dự toán
ngân sách nhà nước hàng năm và đóng góp của các tổ chức, cá
nhân.
Chính sách trợ cấp đột xuất để khắc phục hậu quả của thiên
tai: Hỗ trợ gạo cho hộ gia đình bị thiếu đói; hỗ trợ bằng tiền đối với
người bị thương nặng; hỗ trợ chi phí mai táng đối với hộ gia đình có
người chết, mất tích do thiên tai; hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở;

hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai
và người nhận chăm sóc trẻ em…
Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó
khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn
2013-2015 và định hướng đến năm 2020: Hộ gia đình bị mất nhà ở,
đất ở, đất sản xuất do sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, lốc xoáy
được hỗ trợ về di chuyển, nhà ở, lương thực và các hỗ trợ khác; hỗ


trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển dịch vụ sản
xuất tạo điều kiện ổn định đời sống, phát triển bền vững cộng đồng
dân cư.
Chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi
phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai: Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền
mặt hoặc giống cây, con cho nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ
hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai.
- Hỗ trợ kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương
(NSTW) cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai
Về hỗ trợ dân sinh, khôi phục cơ sở hạ tầng: Chỉ hỗ trợ từ
nguồn dự phòng NSTW đối với những địa phương có mức thiệt hại
lớn vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) (các
địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, các địa phương có
điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW dưới 50%). Các địa
phương còn lại NSĐP tự đảm bảo kinh phí.
Về hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản
xuất: Nguồn kinh phí bao gồm: dự phòng NSTW, dự phòng NSĐP,
nguồn dự trữ quốc gia, nguồn tài trợ khác. NSTW hỗ trợ 80% kinh
phí bị thiệt hại do thiên tai đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên,
70% kinh phí bị thiệt hại đối với các tỉnh còn lại (trừ Tp. Hà Nội và Tp.

HCM tự đảm bảo hoàn toàn từ dự phòng NSĐP).
Về hỗ trợ thiệt hại do nắng nóng, hạn hán: NSTW hỗ trợ đối với
đơn vị quản lý, khải thác công trình thủy lợi do trung ương quản lý,
NSĐP hỗ trợ đối với đơn vị do địa phương quản lý. Trường hợp
NSĐP sau khi bố trí lại ngân sách, sử dụng dự phòng, quỹ dự trữ tài


chính vẫn không đủ thì UBND cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định việc bổ sung từ NSTW.
3. Nhóm các chính sách chi từ quỹ ngoài ngân sách
Hiện nay có 03 quỹ ngoài ngân sách có các hoạt động liên quan
đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả của thiên tai (Quỹ
phòng, chống thiên tai; Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và Quỹ bảo
trì đường bộ). Cụ thể:
a) Quỹ phòng, chống thiên tai
Quỹ phòng, chống thiên tai được thành lập theo quy định của Luật
phòng, chống thiên tai và Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày
17/10/2014 (có hiệu lực thi hành từ 08/12/2014), thay thế quỹ phòng,
chống bão lụt của địa phương được thành lập theo Nghị định số
50/CP ngày 10/5/1997.
- Địa vị pháp lý của Quỹ: Quỹ được thành lập ở cấp tỉnh, do UBND
cấp tỉnh quản lý.
- Nguồn hình thành Quỹ: Đóng góp bắt buộc của các tổ chức kinh
tế hạch toán độc lập , công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi
lao động , đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.
- Nội dung chi của Quỹ: Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên
tai ; hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai ; hỗ trợ các hoạt động
phòng ngừa thiên tai …
b) Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được thành lập từ năm 2002

theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002, sau đó được
thay thế bởi các quyết định số 35/2008/QĐ-TTg ngày 03/03/2008,


02/2014/QĐ-TTg

ngày

13/01/2014



78/2014/QĐ-TTg

ngày

26/12/2014.
- Địa vị pháp lý của Quỹ: Là quỹ quốc gia, là tổ chức tài chính nhà
nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; có tư cách pháp
nhân, có vốn điều lệ, con dấu và bảng cân đối kế toán riêng.
- Chức năng của Quỹ: Cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi
suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ
môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu không nằm trong kế
hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
- Các nhiệm vụ của Quỹ liên quan đến công tác phòng, chống,
khắc phục hậu quả của thiên tai: Hỗ trợ tài chính cho các hoạt động
bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; cho vay vốn với lãi
suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường; hỗ trợ lãi suất vay
vốn cho các dự án bảo vệ môi trường vay vốn từ các tổ chức tín
dụng; tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường; hỗ

trợ tài chính đối với các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu…
- Nguồn vốn của Quỹ: Vốn điều lệ do NSNN cấp ; vốn bổ sung
hàng năm từ các nguồn theo quy định.
c) Quỹ bảo trì đường bộ
Quỹ bảo trì đường bộ được thành lập theo Luật Giao thông đường
bộ và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012.
- Địa vị pháp lý của Quỹ: Quỹ bảo trì đường bộ là quỹ của Nhà
nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được
thành lập ở cả trung ương và địa phương.
- Nguồn hình thành Quỹ: Phí sử dụng đường bộ được thu hàng
năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (được phân


chia cho Quỹ trung ương 65%, Quỹ địa phương 35%), NSNN cấp bổ
sung hàng năm cho Quỹ, các nguồn thu liên quan đến sử dụng
đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
- Nội dung chi của Quỹ: Chi bảo trì công trình đường bộ; chi cho
các nhiệm vụ quản lý công trình đường bộ …
4. Chính sách bảo hiểm cho rủi ro thiên tai
Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay chưa có các sản
phẩm bảo hiểm rủi ro thiên tai riêng biệt. Rủi ro thiên tai được các
doanh nghiệp bảo hiểm triển khai phổ biến như là một nội dung rủi ro
mở rộng trong các Đơn nghiệp vụ bảo hiểm tài sản (bảo hiểm cháy
và rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, bảo hiểm mọi rủi
ro tài sản…), Đơn bảo hiểm con người hoặc bảo hiểm nông nghiệp
(cây trồng, vật nuôi). Thực tế cho thấy, với trên 800 sản phẩm bảo
hiểm phi nhân thọ thuộc cả 3 đối tượng là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm
trách nhiệm và bảo hiểm con người mà các doanh nghiệp bảo hiểm
đang triển khai đều có mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với các rủi ro
thiên tai.

Các rủi ro thiên tai được bảo hiểm trong một số nghiệp vụ
Đối tượng
Nghiệp vụ bảo hiểm

được bảo
hiểm

Rủi ro thiên tai
được bảo hiểm

1. Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm hỗn hợp có thời hạn 5
năm và 10 năm;
- Bảo hiểm an sinh giáo dục;
- Bảo hiểm sinh mạng có thời hạn;
- Bảo hiểm nhân thọ và tiết kiệm.

Bão, lũ lụt, động
Con người

đất,
núi lửa, sét đánh


2. Nghiệp vụ bảo hiểm con người
- Bảo hiểm tai nạn hành khách;
- Bảo hiểm tai nạn lao động;
- Bảo hiểm khách du lịch;

Tất cả các rủi ro


- Bảo hiểm tai nạn thuyền viên;
- Bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh

Con người

viên;

thiên tai trừ rủi ro
động đất,
núi lửa

- Bảo hiểm tai nạn con người;
- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
- Bảo hiểm sinh mạng.
3. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và
bảo hiểm thiệt hại
- Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt;
- Bảo hiểm dầu khí.

Bão, động đất, núi
Tài sản

lửa,
lũ lụt, sét đánh

4. Nghiệp vụ bảo hiểm vận
chuyển đường bộ,
đường biển, đường sông,
đường sắt, đường không

- Bảo hiểm hàng hóa nhập
khẩu;
- Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu;
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội
địa .
5. Nghiệp vụ bảo hiểm thân tầu và
trách nhiệm dân sự chủ tầu:

Động đất, núi lửa,
Tài sản

bão,
lũ lụt, sét đánh


- Bảo hiểm thân tầu biển, tầu pha
sông biển;

Bão, lũ lụt, động
Tài sản

đất, núi lửa, sóng
thần, sương mù

- Bảo hiểm vật chất tầu sông, tầu cá;
6. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng
không
Bảo hiểm thân máy bay;

Tài sản


Bão, sét đánh,
sương mù

7. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới
Bão, lũ lụt, sét
Bảo hiểm vật chất xe;

Tài sản

đánh, động đất,
mưa đá.

8. Nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại
kinh doanh

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh.

Lợi ích tính
bằng tiền

Bão, lũ lụt, sét
đánh, động đất,
mưa đá

9. Nghiệp vụ bảo hiểm nông
nghiệp:
Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng.

Vật nuôi cây

trồng

Bão, lũ lụt, úng,
hạn hán, sâu

bệnh, giá rét
(Nguồn: Bộ Tài chính)

Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo
Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính
phủ (thực hiện trong năm 2011-2013) được coi là một trong số các
công cụ, biện pháp hạn chế thiệt hại của ngân sách Nhà nước thông
qua việc chuyển dịch một phần nghĩa vụ hỗ trợ thiệt hại cho các
doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có rủi ro thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn


hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần, giông,
lốc xoáy).1 Tuy nhiên, chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
được thực hiện với quy mô hạn chế tại 20 tỉnh, thành phố (bao gồm
65 huyện và 748 xã) và đang được tiếp tục đánh giá, bổ sung, điều
chỉnh, sửa đổi trước khi có thể trở thành một cơ chế lâu dài, ổn định
và triển khai áp dụng một cách rộng rãi2.
Những khó khăn trên cho thấy sự cần thiết của việc phát
triển sản phẩm bảo hiểm thiên tai trong dài hạn, nhằm chuyển đổi
từ cơ chế tài chính thụ động (tài trợ sau khi thiên tai xảy ra) sang cơ
chế tài chính chủ động (tài trợ trước khi xảy ra thiên tai). Tuy nhiên,
đánh giá chung cho thấy, khả năng áp dụng bảo hiểm thiên tai tại
Việt Nam cũng phải đối mặt với một số khó khăn sau: (i) Mức độ
thâm nhập còn thấp, thường chỉ có tài sản thương mại của các tổ
chức, doanh nghiệp lớn tham gia bảo hiểm tài sản; (ii) Chưa có quy

định giám sát thận trọng về bảo hiểm thiên tai; (iii) Phí bảo hiểm thiên
tai chưa được tính toán đầy đủ.
5. Đánh giá chính sách tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai ở
Việt Nam và Kiến nghị
a. Những kết quả đạt được
* Về công tác xây dựng chính sách:
Một là, chính sách tài chính nhằm phòng, chống, khắc phục rủi
ro thiên tai đã được ban hành tương đối đầy đủ, bao gồm cả các
chính sách liên quan đến thu và chi ngân sách, đồng thời đáp ứng
được việc hỗ trợ quản lý rủi ro thiên tai ở tất cả các khâu: từ khâu
phòng, chống thiên tai đến khâu khắc phục những hậu quả do thiên
tai gây ra.


Hai là, các chính sách được lồng ghép trong nhiều lĩnh vực
khác nhau (thuế, hải quan, dự trữ, bảo trợ xã hội, nông nghiệp, ngư
nghiệp, thủy lợi, xây dựng, giao thông, môi trường…) nên bao quát
tương đối đầy đủ, toàn diện các nhu cầu cần được hỗ trợ đối với các
tổ chức, cá nhân, các khu vực dễ bị tổn thương bởi thiên tai, từ đó
góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai và hậu quả của thiên tai.
* Về việc thực hiện chính sách:
Các chính sách tài chính nhằm phòng, chống, khắc phục rủi ro
thiên tai được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng chế độ, chính sách,
cụ thể:
Một là, thực hiện miễn giảm các loại thuế, phí, lệ phí, các
khoản thu vào NSNN đối với người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi thiên
tai theo quy định.
Hai là, Bố trí ngân sách chi đầu tư và chi thường xuyên hàng
năm cho các chương trình, dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai3; kinh phí đầu tư, duy tu, bảo dưỡng cho hệ thống cơ sở hạ

tầng phòng, tránh thiên tai; kinh phí đảm bảo hoạt động của hệ thống
các cơ quan chịu trách nhiệm phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai các cấp; kinh phí di dời dân cư ở vùng bị thiên tai; kinh phí
trợ cấp, hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai…
Ba là, sử dụng kịp thời các khoản dự phòng, dự trữ cho công
tác phòng, chống, khắc phục rủi ro thiên tai:
+ Giai đoạn 2011-2015, bên cạnh nguồn kinh phí dự phòng của
các địa phương, tổng số hỗ trợ từ nguồn dự phòng NSTW cho công
tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh là 11.239 tỷ
đồng (chiếm khoảng 20% tổng nguồn dự phòng NSTW) cho các


nhiệm vụ: đầu tư sửa chữa, nâng cấp các dự án, công trình đê kè
chống sạt lở và các dự án quan trọng cấp bách nhằm phòng chống,
khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ, mưa đá, lốc xoáy, bão; di dân
khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét; xử lý sạt lở; hỗ trợ
người nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt
vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.. Ngoài ra, nguồn dự
phòng NSTW cũng được sử dụng để xử lý các nhiệm vụ đột xuất,
cấp bách phát sinh ngoài dự toán cho các bộ, ngành, địa phương
như: bổ sung cho các bộ, ngành mua bù hàng dự trữ quốc gia đã
xuất cấp (1.800 tỷ đồng); xử lý, khắc phục điểm sạt lở; hỗ trợ các địa
phương đầu tư xây dựng công trình kè sạt lở, xử lý khẩn cấp sạt lở,
diễn tập ứng phó sóng thần và tìm kiếm cứu nạn 4...
+ Sử dụng kịp thời nguồn dự trữ quốc gia cho công tác khắc
phục hậu quả sau thiên tai: xuất cấp lương thực, thuốc men, giống
cây trồng... cho các địa phương bị thiệt hại. Giai đoạn 2011-2015,
tổng giá trị hàng đã xuất cấp để cứu trợ, hỗ trợ cho nhân dân khắc
phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thuốc thú y, giống cây trồng... là
trên 4.000 tỷ đồng5, trong đó bao gồm trên 47.000 tấn gạo cho các

địa phương để cứu đói cho người dân vùng bị thiên tai.
b. Một số khó khăn, hạn chế:
- Một là, do Việt Nam chưa có một chiến lược/mô hình quản trị
rủi ro thiên tai nên các chính sách tài khóa nhằm ứng phó với rủi ro
thiên tai được ban hành nhiều nhưng chưa mang tính hệ thống, logic,
bổ trợ cho nhau để nâng cao hiệu quả phòng, chống và khắc phục
hậu quả thiên tai. Trong khi đó, một số chính sách được ban hành
nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể gây khó khăn cho việc triển khai
thực hiện6.


- Hai là, mặc dù chính sách hiện hành vẫn đảm bảo thực hiện
cho các nhiệm vụ chi cho khắc phục thiên tai, nguồn kinh phí từ ngân
sách nhà nước mới chỉ đáp ứng được một phần tổng thiệt hại hàng
năm. Ngân sách mới chỉ đảm bảo được các chính sách cứu trợ khẩn
cấp sau thiên tai và các chính sách khắc phục thiên tai, ổn định cuộc
sống và sản xuất kinh doanh, đồng thời các nguồn tài chính (dự
phòng, dự trữ tài chính) còn phải đảm đương các nhiệm vụ cấp bách
và ngoài kế hoạch khác, như chi cho an ninh, quốc phòng, đảm bảo
an ninh, xã hội… Do đó, tính bền vững, ổn định của các giải pháp
này cũng là vấn đề cần quan tâm.
- Ba là, ngân sách dành cho đầu tư phát triển sau thiên tai,
thảm họa (ngân sách dành cho công tác tái thiết) vẫn còn thiếu thốn.
Chi phí tái thiết thiệt hại thực hiện thông qua quá trình xây dựng dự
toán, lên kế hoạch trong các năm tài chính tiếp theo, đòi hỏi phải có
thời gian (có thể phải giải ngân trong thời gian vài năm), điều chỉnh
kế hoạch chi cho đầu tư phát triển và nhiều khả năng không đảm bảo
tái thiết đầy đủ. Trong điều kiện thiên tai xảy ra với tần suất và mức
độ ngày càng lớn và trên diện rộng, ngân sách Nhà nước sẽ gặp khó
khăn khi xảy ra các thiên tai lớn (50-100 năm một lần) cả về hỗ trợ

khẩn cấp và tái đầu tư phục hồi cơ sở hạ tầng…
- Bốn là, ngân sách dành cho công tác cứu trợ sau thiên tai chỉ
đầy đủ một cách tương đối vì trên thực tế mỗi khi thiên tai xảy ra hầu
hết các ngân sách các địa phương đều không đảm bảo, phải nhận bổ
sung cân đối từ ngân sách trung ương.
Nguồn ngân sách địa phương cho giảm nhẹ và khắc phục hậu
quả thiên tai chủ yếu được dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
để phòng ngừa thiên tai, cũng như cho việc cứu trợ khẩn cấp khi


thiên tai xảy ra (lương thực, thực phẩm, ghe, xuống,…). Quy mô các
nguồn tài chính từ NSĐP được dùng cho việc trợ giúp người dân để
khôi phục lại cuộc sống sau khi thiên tai xảy ra là không lớn. Trong
khi đó bản thân ngân sách trung ương dành cho công tác giảm nhẹ
và khắc phục hậu quả thiên tai chỉ là một nội dung nhỏ trong chi ngân
sách trung ương. Dự phòng NSTW và dự trữ tài chính trung ương
cũng dành ngân sách cho rất nhiều nhiệm vụ chi khác nhau.Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc ngân sách chỉ mới đủ để đối phó với thiên
tai ở mức độ vừa phải, mang tính chất thường niên.
- Năm là, chất lượng công tác dự báo rủi ro cũng như việc ước
tính các chi phí cần thiết để phòng ngừa, khắc phục rủi ro còn hạn
chế, do đó nhu cầu về nguồn tài chính hỗ trợ việc phòng, chống và
khắc phục hậu quả thiên tai chưa được xác định một cách tin cậy,
ảnh hưởng đến việc bố trí nguồn tài chính.
- Sáu là, mặc dù Việt Nam đã thông qua Luật Phòng, Chống
thiên tai và Chiến lược quốc gia năm 2007 về Phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai đến năm 2020, nhưng những khuôn khổ pháp lý hỗ trợ
sáng kiến tài chính cho rủi ro thiên tai (DRFI) ở Việt Nam (bao gồm
cả bảo hiểm) vẫn mới phát triển và vai trò của DRFI vẫn chưa được
xác định một cách đầy đủ trong khuôn khổ quốc gia. Cả Luật Phòng,

Chống thiên tai và Chiến lược quốc gia đều công nhận bảo hiểm là
một công cụ hữu ích cho việc phòng tránh thiên tai, nhưng có rất ít
hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng cũng như là kinh phí cho khoản
này.


*1 Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/6/2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo
hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo
Quyết định số 315/QĐ-TTg và Thông tư số 43/2012/TT-BNNPTNT
ngày 23/8/2012 sửa đổi bổ sung Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT.
*2 Trong 3 năm triển khai có 304.017 hộ nông dân/tổ chức sản xuất
nông nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp; Tổng giá trị được bảo
hiểm là 7.748 tỷ đồng; Tổng doanh thu phí bảo hiểm là 394 tỷ đồng;
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm nông nghiệp đến thời điểm
30/10/2014 là 707,4 tỷ đồng
*3 Chỉ tính riêng đối với Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và
nhà ở vùng ngập lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, theo Ban điều phối
Chương trình, tính đến năm 2015, Chương trình đã giảiquyết chỗ ở
cho khoảng 200.000 hộ dân (tương đương 1 triệu người) với tổng
vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng.
*4 Nguồn: Bộ Tài chính.
*5 Nguồn: Tổng cục dự trữ Nhà nước.
*6 Ví dụ: Nghị định số 94/2014/NĐ-CP về quỹ phòng, chống thiên tai
đã được ban hành nhưng chưa có văn bản hướng dẫn nên một số
địa phương chưa thành lập được quỹ này để hỗ trợ cho công tác
phòng, chống thiên tai





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×