Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ngôi nhà chung đang khóc trái đất đnag chảy máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.69 KB, 4 trang )

Ngôi nhà chung đang khóc






Những năm gần đây, thời tiết ngày càng
trở nên khắc nghiệt, thay đổi khó lường, hạn hán, bão lụt, xảy ra ở nhiều nước,
khiến mưa, nắng thất thường rất khó dự báo. Về điều này, con người vừa là tác
nhân vừa là nạn nhân. Vậy chúng ta phải làm gì để cứu lấy ngôi nhà chung này?
Trái đất không phải thực thể tĩnh nhưng luôn biến chuyển, sống động rất cần được
mọi người lưu tâm, chăm sóc. Hoạt động của Trái đất được ví như cỗ máy khổng lồ
vi diệu do bộ não vĩ đại sáng tạo nên: “Đức Chúa dùng sự khôn ngoan đặt nền cho
trái đất, dùng hiểu biết thiết lập các tầng trời” (Cn 3,19). Trái đất vận hành nhờ sự
lập trình khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì sản sinh ra chất thải nên con người cần
xử
Cần






làm

sạch
sự

môi


trường
cân

sống.
bằng


Thông điệp Laudato Si’ của ĐGH Phanxicô được công bố ngày 18 tháng 06 năm
2015 có phụ đề là : “Chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta”. Trong đó, Đức Giáo
hoàng đề cập tới việc con người sử dụng và khai thác một cách vô trách nhiệm và
kêu gọi “toàn cầu hành động nhanh chóng và thống nhất” để cứu chữa lấy ngôi nhà
chung

trước

khi

quá

muộn.

Nói đến điều này, mỗi người cần biết, mỗi ngày, mỗi hành động của ta đều có ảnh
hưởng đến môi trường. Việc lãng phí điện, nước, thực phẩm, vật dụng… không là
chuyện của cá nhân, gia đình nhưng liên hệ tới cả xã hội. Do đó, chúng ta cần cân
nhắc kỹ khi đưa ra quyết định cho cả việc : mua sắm máy móc, đồ gia dụng,
phương tiện đi lại và giải trí, những chuyện tưởng như riêng tư nhưng có sức ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường. Để giảm thiểu những nguy cơ tác hại đến môi
trường, ta nên chọn những sản phẩm ít chất thải hoặc chất thải ít độc hại. Nếu có
thể ta nên đi xe đạp, đi bộ thay vì đi xe máy, tránh sử dụng tài nguyên thiên nhiên
bừa


bãi.

Những cố gắng nhỏ bé ấy không làm chúng ta trở nên nghèo nàn nhưng góp phần
bảo vệ ích chung. Đức Giêsu khi sống ở trần gian đã có một cuộc sống rất cân
bằng. Ngài không lãng phí sức khỏe, thời gian, thậm chí là chút thức ăn thừa. Sau
khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng, Ngài cũng nhắc các môn đệ
thu lại những thức ăn còn dư (x. Ga 6, 12), đó là bài học cho chúng ta về việc sử
dụng
Sử


dụng

trách


nhiệm.
trách

nhiệm

Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm và nhiên liệu phục vụ cuộc sống, con người tất


nhiên phải dùng đến các nguồn tài nguyên như đất, nước, gỗ, đá... Đây là điều hợp
lẽ và không trái với ý định của Thiên Chúa. Ngài đã trao cho con người quyền cai
quản và sử dụng tất cả (x. St 1,28-30). Tuy nhiên, điều cần nói ở đây là cách ta sử
dụng các nguồn tài nguyên đó thế nào cho đúng. Tài nguyên thiên nhiên là món
quà Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại, nhưng không có nghĩa nó thuộc sở hữu cá

nhân, tập thể hay quốc gia nào, để khai thác đến cạn kiệt, sử dụng bừa bãi hoang
phí.
Trước những khủng hoảng về môi trường thế giới đang phải gánh chịu, ngày 01
tháng 09, ngày cầu nguyện cho môi trường thế giới, ĐTC và Đức Thượng Phụ
Bartolomaios đã mời gọi mọi người cầu nguyện cho môi trường, cảm tạ Thiên
Chúa vì hồng ân thiên nhiên tuyệt vời và dấn thân bảo tồn nó để mưu ích cho các
thế hệ tương lai. (G. Trần Đức Anh OP, Nguồn ).
Một tin vui nữa cho nước Việt là hôm 04 tháng 09 vừa qua, tạp chí du lịch nổi
tiếng Rough Guide đã công bố danh sách 20 quốc gia xinh đẹp nhất thế giới do độc
giả bình chọn trong đó có Việt Nam. Tạp chí này miêu tả: “Từ những núi đá ở vịnh
Hạ Long tới các khu ruộng bậc thang ở vùng núi phía Bắc, Việt Nam có cả một
kho báu cảnh quan tự nhiên mà du khách có thể dễ dàng khám phá”
(Thoibao.today, Việt Nam lọt tốp 20 Quốc gia xinh đẹp nhất hành tinh). Có niềm
vui này, mỗi người Việt nên tự hỏi và trả lời: Làm thế nào để đời sau còn được
chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ mà thiên nhiên ưu đãi cho dân tộc như đang thấy
đây ? Vì không phải tất cả, nhưng một số người cho rằng, họ có quyền sử dụng
năng lượng hay các nguồn tài nguyên bao nhiêu tùy ý như thói quen và hơn cả là vì
họ có khả năng chi trả cho cả những lãng phí ấy, mà quên rằng hưởng dùng phải đi
đôi

với

bảo

vệ.


Người Việt có câu, “Cha chung không ai khóc”. Thế nhưng khi người cha chung
đó khóc thì chúng ta có lưu tâm chăng ? Ngôi nhà chung đang khóc vì hệ sinh thái
bị phá vỡ, tài nguyên dần cạn kiệt, môi trường ô nhiễm vì sự thờ ơ, vô trách nhiệm

của con người. Để không trở nên xa lạ và biết lắng nghe tiếng kêu cứu từ ngôi nhà
chung, ngay bây giờ bạn hãy làm việc gì đó, dù nhỏ như tắt một bóng điện khi
không cần, nhặt một túi ni lông vì nó còn có thể dùng được cho lần sau... hoặc đọc
một lần Laudato Si’ chứ không chỉ xem qua tiêu đề, để cho thấy bạn cũng quan tâm
chứ không tách rời với những nỗi đau mà ngôi nhà chung đang gánh chịu.
Tác giả bài viết: NNt. Scholastica, Đaminh Bùi Chu



×