Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bạn có biết vì sao thiên chúa thiên vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.1 KB, 3 trang )

Bạn có biết vì sao Thiên Chúa thiên vị?





Chúng ta vẫn được dạy cho biết Thiên Chúa là
Đấng rất công bằng. Vậy tại sao vẫn còn cảnh người giàu sang kẻ nghèo hèn;
người lành lặn và người khuyết tật… trước thực tại ấy ta phải nhìn nhận sự công
bằng của Thiên Chúa thế nào đây? Chúng ta cùng chia sẻ điều này.
Trước tiên phải nói rằng, dường như có một quan tòa trong trí não con người. Quan
tòa đó tự cho phép mình xét đoán về sự công bằng của Thiên Chúa và chứng minh
Thiên Chúa hay thiên vị với luận chứng: Chúa thương người nghèo hơn người
giàu? (x. Mt 19, 24). Vậy chẳng lẽ tiền bạc là nguyên nhân khiến Thiên Chúa hành
xử thiếu công bằng sao? Sai! Điều đáng nói ở đây không phải là sự giàu có vật
chất, nhưng đúng hơn Chúa thương chúng ta trong sự nghèo nàn ân sủng và đức
tin. Cái nghèo vật chất không đáng kể, nhưng sự nghèo về phương diện thiêng
liêng khiến ta khó mở lòng trước tình yêu Thiên giới, đồng thời cũng không cởi mở


với tha nhân. Chúa thiên vị người nghèo là sự thật, nhưng đừng quên trong những
người nghèo ấy có cả chúng ta: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị
người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ
dân

tộc

nào,

cũng


đều

được

Người

tiếp

nhận” (Cv

10,

34-35).

Sự đoán xét được tiếp tục với luận điệu Chúa thương người khiêm nhường hơn
người cao ngạo (x.1Pr 5,5). Điều này là rất có thể, trong đời thường chúng ta cũng
thích làm bạn với người khiêm nhường hơn kẻ kiêu căng và Chúa Giêsu cũng
không ngại cho biết: Trên trời sẽ vui mừng vì một người có tội mà biết sám hối
hơn 99 người trong sạch không biết hoán cải (x. Lc 15, 7). Câu nói như một phép
so sánh rất chênh lệch 1 với 99 là Ngài có ý nhấn mạnh đến thái độ nội tâm của kẻ
tội lỗi chứ không ám chỉ về số người công chính. Tâm tình hối cải là điều kiện cần
có để đưa Kitô hữu trở về cùng Thiên Chúa. Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn
hướng về người tội lỗi, và vì thế Ngài thường đối xử thiên vị cho tội nhân mỗi khi
họ sám hối ăn năn (x. Lc 23, 40-43). Thiên Chúa không thể làm khác vì trước mặt
Ngài

chúng

ta


chỉ



tội

nhân.

Một điều nữa là khi nhìn vào cuộc đời của Chúa Giêsu, chúng ta phải chân nhận
rằng: Thiên Chúa đã đối xử thiếu công bằng khi để Con Một của Ngài sinh ra trong
nơi nghèo hèn, rồi chết khổ nhục trên Thập giá. Đằng sau sự bất công ấy là gì, nếu
không phải là để khôi phục ơn làm con Thiên Chúa cho nhân loại, nhưng khi được
hưởng quyền làm con Chúa, chúng ta lại đối xử bất công với anh chị em chẳng
may gặp khó khăn, vấp ngã trên đường đời, khiến họ thêm tủi hổ vì những nhọc
nhằn, vất vả phải gánh chịu. Điều dễ nhận thấy là tình trạng phân biệt đối xử với
người khuyết tật, dù đã có những cá nhân, tổ chức cố gắng san lấp hố ngăn cách,
nhưng xem ra kết quả chưa mấy khả quan. Một trong những nhân vật tiêu biểu ấy
là ĐGH Phanxicô. Truyền thông thế giới đã chuyển tải nhiều hình ảnh Ngài gặp


gỡ, rửa chân cho người khuyết tật, Ngài đã đóng góp vào dự án bãi biển dành cho
người khuyết tật. Những sự kiện ấy giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa có thể cho
người này sự toàn vẹn về thân xác, người kia được tài trí thông minh, người khác
nữa bị khuyết thiếu về thể lý. Nhưng trên hết chúng ta cần nhớ Thiên Chúa không
loại trừ bất kỳ ai. Đó cũng là sứ điệp Ngài để lại cho con người trước khi về trời.
Còn nữa, hằng ngày chúng ta đọc kinh Lạy Cha với lời thưa: “Xin Cha tha nợ cho
chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con…”. Thế nhưng thực sự
chúng ta có tha cho người khác khi họ đụng chạm tự ái, lỡ làm thiệt hại quyền lợi,
danh dự của mình không? Trong khi rất nhiều lần chúng ta có thái độ vô ơn, bất
nghĩa, bất trung mà vẫn được Thiên Chúa tha thứ vô điều kiện sau khi hối lỗi. Với

bao ơn lành con người đã đón nhận thì ít khi nói được một tiếng cám ơn, thế nhưng
nếu gặp sự dữ hay thất bại thì lại oán trách Chúa không công bằng. Ôi! Nếu Thiên
Chúa xét xử công bằng theo lý lẽ con người, thì chỉ riêng tội là thụ tạo mà dám xét
đoán Đấng sáng tạo thì con người cũng đáng bị trừng phạt lắm rồi.
Như thế, Thiên Chúa không bất công, nhưng vì quá yêu thương nhân loại tội lỗi
nên Thiên Chúa đã đối xử bất công với Con Một của Người. Từ xưa tới nay, mỗi
khi phải luận phạt công tội, Thiên Chúa luôn để cán cân công bằng nghiêng lệch về
phía con người nhưng mấy ai hiểu tâm sự này. Nếu có ai hiểu hẳn họ sẽ thấy cần
phải điều chỉnh hành vi tâm tình và thái độ sống của mình với Thiên Chúa và với
nhau. Thiên Chúa có thiên vị, cũng chỉ để con cái trần gian được hưởng dồi dào
kho tàng ân phúc từ trời cao đổ xuống mà thôi.
Tác giả bài viết: Nt. Scholastica, Đaminh Bùi Chu



×