Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

giao trình an toan lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.29 KB, 62 trang )

QUÂN KHU 2
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 2 - BỘ QUỐC PHÒNG

MÔN HỌC: AN TOÀN ĐIỆN
NGHỀ : ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo quyết định số........QĐ/CĐN2, ngay ..... tháng ...... năm 201...
của Hiệu trưởng trường Cao Đẳng nghề số 2 – BQP)

Vĩnh Phúc, năm 2017

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình An Toàn Điện được biên soạn theo chương trình khung của môn
học do Khoa Điện- Điện tử, Trường Cao Đẳng Nghề Số 2 – BQP xây dựng và
được nhà trường ban hành tháng 6/2017 . Nhằm cung cấp cho người học các
kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác an toàn trong quá trình học tập, lao động.
Đặc biệt là an toàn trong các lĩnh vực liên quan đến ngành điện công nghiệp nói
riêng và ngành điện nói chung.


Giáo trình ngoài sử dụng một số nội dung trong các tài liệu tham khảo,
đang được lưu hành đào tạo cho các trường trên toàn quốc, còn được cập nhật
những kiến thức mới, phù hợp với đối tượng học sinh, gắn liền với những vấn đề
thực tế thường gặp trong học tập tại nhà trường, trong đời sống thực tế và trong
thực tiễn sản xuất hiện tại. Với các nội dung chính sau:
Chương 1: Những khái niệm và quy định chung về an toàn lao động
Chương 2. Các biện pháp an toàn về cơ khí.
Chương 3. Các biện pháp an toàn về điện.
Chương 4 : Các biện pháp phòng chống cháy nổ.
Chương 5 : Các biện pháp an toàn với các thiết bị áp lực.
Chương 6 : Công tác vệ sinh môi trường.
Giáo trình An Toàn Điện được lưu hành nội bộ, tại trường Cao Đẳng Nghề
Số 2 – BQP, sử dụng cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học
sinh, sinh viên nghề Điện Công Nghiệp ở trình độ Cao Đẳng nghề và Trung Cấp
nghề.
Trong quá trình biên soạn, khó tránh khỏi những thiếu xót, rất mong sự
đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp trong và ngoài trường để kịp thời bổ
xung cho giáo trình này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 9 năm 2017
Giáo viên biên soạn

Nguyễn Chí Kiên

3


MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.............................................................................................2
LỜI GIỚI THIỆU...........................................................................................................3
MỤC LỤC........................................................................................................................4

Chương 1: Những khái niệm và quy định chung về an toàn lao động....................7
Chương 2. Các biện pháp an toàn về cơ khí..............................................................16
Chương 3. Các biện pháp an toàn về điện.................................................................21
Chương 4 : Các biện pháp phòng chống cháy nổ.....................................................47
Chương 5 : Các biện pháp an toàn với các thiết bị áp lực......................................57
Chương 6 : Công tác vệ sinh môi trường ..................................................................59

4


CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC AN TOÀN ĐIỆN
Tên môn học: An toàn điện.
Mã số của môn học: MH07
VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:
- Vị trí: Môn học An toàn điện được bố trí học trước các mô đun chuyên môn
nghề.
- Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở thuộc các môn học đào tạo nghề bắt
buộc.
MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Kiến thức:
- Trình bày được những nguyên nhân gây ra tai nạn, mức độ tác hại của
dòng điện, biện pháp an toàn điện;
- Trình bày được nguyên nhân và biện pháp phòng chống cháy nổ, nhiễm
độc, bụi;
Kỹ năng:
- Có khả năng nhận biết, phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn để có
thể loại trừ hoặc đưa ra cảnh báo, hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
- Sử dụng, kiểm tra được các phương tiện phòng hộ lao động ngành điện,
phòng chống cháy nổ, bụi, khí độc và những vị trí làm việc gần với các cơ cấu
truyển động.

- Linh hoạt áp dụng các biện pháp thoát hiểm khi có sự cố trong lao động.
- Sơ cứu được người bị tai nạn lao động, bị điện giật, cháy bỏng.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, bảo hộ lao động.
- Có khả năng làm việc độc lập và tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.
NỘI DUNG MÔN HỌC:
Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian
Thực hành, thí
Kiểm
Số
Tên các bài trong môn
Tổng

nghiệm, thảo
tra
TT
học
số
thuyết
luận,
Bài tập.
I
Chương 1. Những khái
niệm và quy định chung
2
2
về an toàn lao động
II Chương 2. Các biện pháp
3

2
1
an toàn về cơ khí
5


1. Những loại hình tai nạn
với các cơ cấu cơ khí :
2. Vùng nguy hiểm :
3. Thiết bị, cơ cấu và biện
pháp phòng ngừa.
Kiểm tra định kỳ
III Chương 3. Các biện pháp
an toàn về điện
1. Tác dụng của dòng điện
với cơ thể con người :
2. Hiện tượng dòng điện đi
trong đất.
3. Các trường hợp tai nạn
điện khi tiếp xúc với lưới
điện.
4. Các biện pháp bảo vệ an
toàn cho người và thiết bị
khi sử dụng điện.
5. Kỹ thuật nối đất bảo vệ
6. Trình tự và các biện
pháp cứu người bị điện
giật.
7. Quy trình bắt buộc trước
khi sủa chữa hệ thống điện.

8. Quy chuẩn quốc gia về
an toàn điện.
Kiểm tra định kỳ
IV Chương 4. Các biện pháp
phòng chống cháy nổ.
1. Các kiến thức cơ bản về
cháy nổ.
2. Nguyên nhân hỏa hoạn
và biện pháp phòng chánh:
3. Tiêu lệnh chữa cháy và
cách sử dụng các công cụ
chữa cháy.
4. Kỹ năng thoát hiểm khi
xảy ra hỏa hoạn :

1

1

21

20

1

1

2

2


4

4

5

5

2

2

4

4

1

1

2

2

1

1

1


2

2

6


V

VI

Chương 5. Các biện pháp
an toàn với các thiết bị áp 1
lực.
1. Khái niệm và phân loại
thiết bị áp lực :
2. Sự nguy hiểm khi xảy ra
sự cố với thiết bị áp lực :
3. Các nguyên nhân gây sự
cố cho thiết bị áp lực :
4. Các biện pháp phòng
ngừa tai nạn do sự cố thiết
bị áp lực :
Chương 6. Công tác vệ
1
sinh môi trường :
1. Ý nghĩa của công tác vệ
sinh môi trường :
2. Tác hại của bụi và biện

pháp phòng ngừa:
3. Tác hại của khí độc và
các biện pháp phòng ngừa :
Cộng:
30

1

1

28

2

Nội dung chi tiết:
Chương 1: Những khái niệm và quy định chung về an toàn lao động
Mục tiêu:
- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác an toàn lao động.
- Trình bày được các khái niệm cơ bản trong công tác an toàn lao động.
- Trình bày được các quy định của pháp luật về công tác an toàn lao động.
- Trình bày được quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng
lao động trong công tác an toàn lao động
Nội dung:
1. Sự cần thiết phải có công tác an toàn lao động:
Trong quá trình lao động, học tập trong môi trường công nghiệp sẽ phát
sinh
những yếu tố tiện nghi hay khắc nghiệt cho người lao động, học tập. Đó là tổng
thể các yếu tố tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế, xã hội, được biểu hiện qua các công cụ,
phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao
7



động và sắp xếp qua lại giữa chúng đã tạo ra một môi trường nhất định cho
người lao động, gọi là điều kiện lao động. Vì vậy, cần phải có các công tác an
toàn lao động, vệ sinh môi trường để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao
động, học tập.
Người lao động, học sinh, sinh viên các ngành kỹ thuật công nghiệp khi
mới vào làm việc, học tập cần phải nắm được các nội dung sau:
- Những kiến thức chung về an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
- Học về nội quy an toàn lao động, vệ sinh môi trường của nhà máy, nhà
trường với từng phân xưởng sản xuất đối với các nhà máy, xí nghiệp; với từng
phòng thực hành đối với nhà trường đào tạo kỹ thuật.
- Đối với học sinh, sinh viên trước khi được đào tạo về chuyên môn nghề
phải được đào tạo về an toàn lao động, vệ sinh môi trường; khi thực hành phải
được hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của giáo viên.
- Đối với công nhân mới được giao nhiệm vụ vận hành, phân xưởng cần
giao cho công nhân bậc cao, có nhiều kinh nghiệm hàng ngày kèm cặp và hướng
dẫn cụ thể trong vận hành.
Với tính chất quan trọng của công tác này, định kì hàng tháng, hàng quý,
nhà máy cần tổ chức cho công nhân học tập, để bổ xung thêm kiến thức cho phù
hợp với trình độ và quy mô thiết bị.
Mục đích cuối cùng là đảm bảo hạn chế tối đa tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp cho người công nhân, học sinh, sinh viên trong quá trình sản xuất, học
tập. Từ đó tạo được nhiều sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ, đem lại
hiệu quả kinh tế xã hội.
2. Các yếu tố nguy hiểm có hại ảnh hưởng tới người lao động:
- Các yếu tố vật lý: dòng điện, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, bụi…
- Các yếu tố hóa học: chất độc, hơi độc, khí độc…
- Các yếu tố sinh vật: Vi khuẩn, vi trùng, côn trùng, rắn rết….
- Các yếu tố bất lợi: Tư thế lao động gò bó, không gian chật hẹp, nơi làm

việc mất vệ sinh, tâm lý lao động không thoải mái…
3. Mục đích ý nghĩa của công tác an toàn lao động:
Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp lao
động kĩ thuật, tổ chức kinh tế xã hội để loại trừ những yếu tố nguy hiểm có hại
phát sinh trong quá trình sản xuất.
Trên cơ sở những yếu tố nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến an toàn lao động,
cần có các nghiên cứu tìm ra phương pháp để khắc phục những mối nguy hiểm
phát sinh trong quá trình sản xuất.
8


Ví dụ: Trong công nghiệp sản xuất xi măng thì bụi và tiếng ồn là các yếu tố
nguy hiểm đối với người lao động. Công tác nghiên cứu khoa học đã nghiêm
cứu, chế tạo các thiết bị lọc bụi để thu bụi, làm sạch môi trường lao động…
Nghiên cứu để có biện pháp trang bị dụng cụ, bảo hộ, nhằm tránh những
yếu tố nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và phòng ngừa
những yếu tố bất ngờ, gây tai nạn lao động.
Biết được các mối nguy hại cho những ngành nghề khác nhau để nhà nước
có những cơ chế chính sách phù hợp với người lao động.
Ví dụ: Chế độ khám sức khỏe định kì, chế độ độc hại đối với người lao
động làm việc trong các môi trường độc hại khác nhau.
4. Khái niệm tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp:
4.1. Tai nạn lao động:
Tai nạn lao động là tại nạn xảy ra trong cuả trình lao động do kết quả tác
động đột ngột từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, phá hủy chức
năng hoat động bình thường một bộ phận nào đó trong cơ thể người lao động.
Tai nạn lao động là tai nan xảỵ ra trong quá trình lao động, đúng vụ, đúng
thời gian, đúng vị trí, đúng tuyến.
Những trường hợp sau đây cũng được coi là tai nạn lao động:
Người lao động trên đường đi làm và trở về sau khi làm việc.

Người lao động nghi ăn giữa ca, tắm sau giờ làm việc, do yêu cầu phải làm
thêm giờ (ngoài giờ lao động).
4.2. Bệnh nghề nghiệp:
Bệnh nghề nghiệp là các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình sản xuất,
tác động lên cơ thể người lao động, làm cho người lao động suy yếu dần, gây
bệnh tật.
Ví dụ: Người công nhân vận hành máy nghiền bi, bị tiếng ồn sinh ra điếc,
đó là bệnh nghề nghiệp.
5. Các quy định của pháp luật về công tác an toàn lao động:
5.1. Các văn bản pháp quy:
Chương IX -Bộ Luật lao động của Nước CHXHCN Việt nam (đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2002) quy định như sau:
Điều 95:
-Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiên bảo
hộ lao động, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và cải thiện điều
kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các qui định về
an toàn lao động, vệ sinh môi trường và nội qui lao động của doanh nghiệp. Mọi
9


tổ chức cá nhân liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an
toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.
- Chính phủ lập Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao
động, vệ sinh lao động đưa vào kế hơạch phát triển kinh tế -xã hội và ngân sách
của Nhà nước, đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất
dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động và phương liệu bảo vệ cá
nhân, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm về an toàn lao động và
vệ sinh lao động.
- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tham gia với Chính phủ trong việc
xây dựng Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh

lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về
bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Điều 96:
Việc xây dựng mới hoặc mở rộng. cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo
quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động, phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn
lao động, vệ sinh môi trường đối với những nơi làm việc của người lao động và
môi trường xung quanh theo qui định của pháp luật.
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động, vệ sinh môi trường do Bộ Lao động - thương binh xã hội và
Bộ Y tế ban hành.
- Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật
tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ,
nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động,
vệ sinh môi trường. Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động, vệ sinh môi trường phải được đăng ký và kiểm định
theo qui định của Chính phủ.
Điều 97:
Người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về
không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí
độc, phóng xạ, điện, từ trường, nóng ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các
yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường.
Điều 98:
Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà
xưởng theo tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
10


Người sử dụng lao động phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận
để gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp, nơi làm việc, nơi đặt

máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp phải bố trí
để phòng sực ố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh môi trường đặt ở vị
trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc.
Điều 99:
Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị, có nguy cơ gây tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những
biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối
với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục.
Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc
khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe doạ nghiêm trọng tính mạng
hoặc sức khoẻ của mình và phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp.
Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc
đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.
Điều 100:
Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải
được người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo
hộ lao động thích hợp để đảm bảo ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao
động.
Điều 101 :
Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp
đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
Người sử dụng lao động phải đảm bảo các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt
tiêu chuẩn chất lượng và qui cách theo qui định của pháp luật.
Điều 102:
Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ
vào tiêu chuẩn sức khoẻ qui định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng
dẫn, thông báo cho người lao động về những qui định, biện pháp làm việc an
toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần để phòng trong công việc của từng
người lao động.
Người lao động phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức

khoẻ định kỳ theo chế độ qui định. Chi phí khám sức khoẻ cho người lao động
do người sử dụng lao động chịu.
Điều 103:
11


Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức, chăm lo sức khoẻ cho người lao
động và phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động khi cần thiết.
Điều 104:
Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được
bồi dưỡng hàng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời gian làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi theo qui định của pháp luật.
Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi
hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử
độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân.
Điều 105:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kì bộ nhận, chức năng
nào của cơ thể người lạo động hoặc gây tử vong, xảy ra trong qua trinh lao động,
gắn liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động
theo qui định của pháp luật.
Điều 106:
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do
Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định
kỳ và có hồ sơ sức khoẻ riêng biệt.
Điều 107:

Người bị tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y
khoa xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được
phục hồi chức năng lao động, nếu còn tiếp tục làm việc thì được sắp xếp công
việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao
động.
Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp
cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Người lạo động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt
buộc thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền
ngang với mức qui định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội
12


Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng
tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của
người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền
lương và phụ cấp lương (nếu có).
Chính phủ qui định trách nhiệm của người sử dụng lao động và mức bồi
thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động bị suy giảm khá
nặng lao động từ 5% đến dưới 81%.
Điều 108:
Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều
phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo qui
định của pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5.2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động:

Người lao động có 3 quyền :
- Yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ
sinh theo qui định của Nhà nước và hướng dẫn cho mình các biện pháp phòng
tránh.
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy
ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tỉnh trạng sức khoẻ của mình nhưng
phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm.
- Khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phải làm việc
trong điều kiện không đảm bảo an toàn vệ sinh hoặc khi người sử dụng lao động
vi phạm các qui định hiện hành về bảo hộ lao động.
Ngườỉ lao động có 3 nghĩa vụ:
- Nắm vững các qui định, chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh môi trường
có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện các qui định, chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh môi trường
Giữ gìn và sử dụng các dụng cụ, thiết bị an toàn và vệ sinh, phương tiện bảo vệ
cá nhân. Nếu làm hư hỏng, mất mát phải bồi thường (tất nhiện mất thì phải bồi
thường, còn hư hỏng thì phải xét và phân biệt từng trường hợp cụ thể).
- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện có nguy cơ tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả do tai
nạn lao động.
13


Người sử dụng lao động có 8 nghĩa vụ:
- Thực hiện các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh môi
trường. Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, chế độ trang
bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, chế độ báo
cáo về điều kiện lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, các chế độ khác theo qui định.
- Phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thuộc quyền quản lý
của mình.
- Phải thoả thuận với BCH Công đoàn hoặc người đại diện
của tập thể lao động về các biện pháp bảo đảm an toàn lao
động, vệ sinh môi trường và cải thiện điều kiện lao động.
- Tổ chức việc khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện ra
bệnh nghề nghiệp cho người lao động, thanh toán các khoản chi
phí cho khám, điều trị, điều dưỡng do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.
- Xây dựng các qui định về an toàn lao động, vệ sinh môi
trường cho từng loại máy, thiết bị và nơi làm việc theo tiêu
chuẩn an toàn lao động, vệ sinh môi trường của Nhà nước.
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn người lao động về những
qui định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh liên quan đến
nhiệm vụ, công việc của họ.
- Tổ chức tự kiểm tra công tác bảo hộ lao động, thực hiện
các biện pháp loại trừ các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, xây dựng phương pháp xử lý và cấp cứu khi xảy ra
sự cố hoạc tai nạn lao động.
- Phải cung cấp tài liệu, số liệu, tình hình liên quan đến nội
dung thanh tra theo yêu cầu của Thanh tra Nhà nước về an toàn
lao động, vệ sinh môi trường, chấp hành các quy định của
Thanh tra.
Người sử dụng lao động có 3 quyền:
- Buộc người lao động phải chấp hành các qui định, chỉ dẫn
về an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong khi làm việc.
- Khen thường người thực hiện tốt qui định an toàn lao
động, vệ sinh môi trường và xử lý kỷ luật những người vi phạm.
14



- Khiếu nại với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các
quyết định
của Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh môi
trường.
5.3. Quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân:
Người lao động sau khi được học an toàn lao động, vệ sinh
môi trường phải được cơ quan hay người sử dụng lao động trang
bị phương tiện dụng cụ bảo vệ cá nhân.
Phương tiện, dụng cụ bảo vệ cá nhân được tiêu chuẩn hoá
cho từng ngành nghề, loại hình công việc để đảm bảo an toàn
tính 'mạng cho người lao động. Phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao
động phải đảm bảo chất lượng quy định.
Nếu chất lượng dụng cụ trang bị bảo hộ lao động không
đảm hảo thì cơ quan sản xuất phải chịu hách nhiệm.
Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo quân và sử
dụng phương tiện an toàn lao động khi làm việc.

15


Chương 2. Các biện pháp an toàn về cơ khí
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Trình bày được các loại hình tai nạn khi làm việc với cơ cấu cơ khí.
- Trình bày được khái niệm vùng nguy hiểm.
- Trình bày được các biện pháp phòng ngừa tai nạn khi làm việc với cơ cấu
cơ khí.
- Trình bày được khái niệm, yêu cầu của các thiết bị, cơ cấu phòng ngừa tai
nạn khi làm việc với cơ cấu cơ khí.

Kỹ năng:
Đánh giá được các nguy cơ xảy ra tai nạn, lựa chọn và áp dụng được các
biện trước khi thực hiện công việc với các cơ cấu cơ khí.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, bảo hộ lao động.
- Có khả năng làm việc độc lập và tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.
Nội dung:
1. Những loại hình tai nạn với các cơ cấu cơ khí :
- Chân tay bị máy kẹp do không có thiết bị che chắn hoặc do còng nhân
thao tác sai qui trình kỹ thuật an toàn.
- Nữ công nhân bị cuốn tóc. bóc da đầu do không có thiết bị che chắn hoặc
không búi tóc. đội mũ bảo hiểm lao động.
- Trong quá trình gia công kim loại. bị các phôi sát bản vào mất do không
mang kinh và thiết bị bảo hiểm.
- Trong quá trình đúc kim loại, người thợ bị kim loại nóng chảy bản vào
hoặc trực tiếp bị tụt chân vào kim loại nóng do bị ngã. thiếu che chắn.
- Vật thể từ trên cao rơi vào người công nhân.
- Trên đường đi lại trong phân xưởng, nơi làm việc, người công nhân giẫm
phải đình, vật nhọn, vật liệu sắt thép bày nhiều trong phân xưởng hoạc nơi thao
tác của người công nhân.
- Máy móc, thiết bị không đảm bảo chất lượng, xảy ra sự cổ như Vỡ đá
mài, lưỡi cưa dứt, đổ vỡ bình chứa áp lực, sập cấu... tác dụng lên người công
nhân gây ra sự có tai nạn.
2. Vùng nguy hiểm :
Định nghĩa: Vùng nguy hiểm là khoảng khơng gian trong đó
phát sinh những nhân tố nguy hiểm cho sự sống và sức khoẻ
con người một cách chu kỳ hoịìc liên tục.
16



Ví dụ: Vùng nguy hiểm có thể là nơi làm việc và có cơ cầu
chuyển động của máy khoan. các cáp bánh tàng. dai truyền
động của trục chuyển động….
Khoảng không gian có các mảnh vụn, dụng cụ Vật liệu gia
công văng ra hoặc vòng tròn trên mặt đất có bản kính bằng
chiêu đãi của cần cẩu hoạt động….
3. Thiết bị, cơ cấu và biện pháp phòng ngừa.
3.1. Thiết bị che chắn :
3.1.1. Định nghĩa :
Thiết bị che chắn là thiết bị (hoặc một bộ phận thiết bị) để cách ly con
người với vùng nguy hiểm. Các thiết bị che chắn được chia thành 2 loại:
- Loại che chắn cố định.
- Loại che chắn tháo lắp được.
3.1.2. Yêu cầu :
- Che chắn an toàn phải được bố trí và liên kết chặt chẽ với thiết bị sản xuất
thành một thể thống nhất, và phải đảm bảo được các yêu cầu về mỹ thuật công
nghiệp.
- Che chắn an toàn không được làm hạn chế khả năng công nghệ cũng như
việc sử dụng và bảo dưỡng thiết bị;
- Che chắn an toàn phải đảm bảo được chức năng bảo vệ, và không được
trở thành nguồn có thể gây ra sự mất an toàn hoặc nguy hiểm mới.
- Che chắn án toàn kiểu bản lề, hoặc xếp vào mở ra được, hoặc tháo lắp
được, tại vị trí bảo vệ phải được cố định vững chẳc và không thể tự dịch chuyển.
Che chắn an toàn kiểu mở hướng lên phía trên, phải bảo đảm định vị vững chắc
tại vị trí mở.
- Ưu tiên sử dụng các che chắn an toàn dạng kín bằng vật liệu là tấm liền.
Nếu che chắn an toàn dạng có lỗ, lưới, thì kết cấu của chúng phải có đủ độ
bền chắc và cứng vững phù hợp. Mối quan hệ giữa kích thước lỗ, mắt lưới với
khoảng cách từ che chắn đến phần có thể gây tai nạn của vật cần che chắn phải
được quy định trong những tiêu chuẩn của từng loại thiết bị cụ thể.

- Kết cấu của che chắn an toàn phải phù hợp với chức năng của che chắn,
cấu tạo của thiết bị, và với điều kiện trong đó thiết bị phải vận hành.
- Kết cấu và kẹp chặt che chắn an toàn phải loại trừ được khả năng tiếp xúc
ngẫu nhiên của người và của che chắn với các bộ phận được che chắn. Định vị
và kẹp chặt các che chắn an toàn bằng môi ghép ren phải được đảm bảo vững
chắc và không thể tự nới lỏng.
17


- Độ bền cơ học của che chắn an toàn phải được quy định tỷ lệ tải trọng tác
động do người và do các bộ phận của thiết bị bị phá huỷ văng ra tác động lên
che chắn.
- Chức năng bảo vệ của che chắn an toàn không được suy giảm khi chịu tác
động bởi các yếu tố sản xuất (ví dụ: rung, nhiệt độ…).
- Che chắn an toàn phải được bố trí và có kết cấu sao cho khi thiết bị làm
việc che chắn không dịch, chuyển khỏi vị trí bảo vệ. Nếu che chắn dịch chuyển
thì các bộ phận được che chắn phải ngừng hoạt động.
- Những che chắn an toàn để ngăn cản sự tiếp xúc của người với các bộ
phận của thiết bị đòi hỏi đặc biệt chú ý hoặc có quy ước riêng phải có khoá liên
động, đảm bảo thiết bị chỉ làm việc được khi che chắn ở vị trí bảo vệ.
- Các cơ cấu liên động khộng được dùng để mở tự động các bộ phận hoặc
các chu trình làm việc của thiết bị. Khoá liên động phải được mở bởi một cơ cấu
mở riêng biệt, cơ cấu này phải có khoá và được khoá lại trong những, trường
hợp đã xác định. Các yêu cầu của điều mục này phải được thể hiện thành những
quy định cụ thể trong những tiêu chuẩn của từng loại thiết bị sản xuất.
- Che chắn an toàn có cửa quan sát thì cửa quan sát không được lăm giảm
chức năng bảo vệ của che chắn.
- Che chắn an toàn phải được chế tạo và lắp đặt chính xác, không cong
vênh hoặc sai lệch so với vị trí quy định, đảm bảo được yếu cầu của chức năng
bảo vệ.

- Những che chắn an toàn dùng tay để mỏ, tháo, dịch chuyển, hoặc tháo ra
lắp vào nhiều lần trong một ca, phải có kết cấu phù hợp với yêu cầu sử dụng: dễ
dàng, nhẹ nhàng, nhanh chóng, thuận tiện khỉ thao tác (ví dụ: tay. nắm, quai
cầm…), đồng thời vẫn đảm bảo được cố định vững chắc khi ỏ vị trí bảo vệ.
- Che chắn an toàn thường xuyên đóng mở bằng tay thì mặt ngoài phải có
dấu hiệu phòng ngừa và mặt trong sơn màu. Đấu hiệu phòng ngừa ở mặt. ngoài
và màu sắc sơn ỏ mặt trong của che chắn, phải phù hợp với những quy định hiện
hành về màu sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn.
3.1.3. Trách nhiệm của người lao động với thiết bị che chắn :
- Đơn vị thiết kế và chế tạo thiết bị phải thiết kế, chế tạo thiết bị che chắn
kèm theo. Đơn vị (người) mua hàng có quyền yêu cầu đơn vị (người) bản hàng
cung cấp đầy đủ thiết bị che chắn đảm bảo cho quá trình sử dụng.
- Người công nhân vận hành thiết bị phải có trách nhiệm bảo quản tốt các
thiết bị che chắn.
18


3.2. Cơ cấu phòng ngừa :
3.2.1. Định nghĩa :
Cơ cấu phòng ngừa là loại cơ cấu lúc bình thường không tham gia hoạt
động hoặc chỉ tham gia một phần vào hoạt động của thiết bị. Khi thiết bị lâm
vào tình trạng nguy hiểm thì cơ cấu phòng ngừa sẽ tự động tác động giải nguy
cho thiết bị gặp sự cố.
Ví dụ:
- Van an toàn nồi hơi, bình chứa khí nén.
- Role nhiệt, role áp lực.
- Cơ cấu truyền động có chốt sắt .
Các tín hiệu để làm cho các cơ cấu phòng ngừa tác động như: Tín hiệu
điện, tín hiệu ánh sáng, tín hiệu áp suất hoặc tín hiệu tốc độ quang.
3.2.2. Yêu cầu :

- Làm việc chắc chắn và tin cậy.
- Hoạt động chính xác và có độ chính xác cao.
- Tuổi thọ cao, rẻ tiền, dễ chế tạo và dễ sửa chữa.
3.2.3. Trách nhiệm của người lao động với cơ cấu phòng ngừa :
- Hàng ngày người công nhân phải kiểm tra lại sự hình thường của cơ cấu
phòng ngừa. Nếu phát hiện thấy cơ cấu bị tê liệt, mất tác dụng phải báo cáo với
người có trách nhiệm để sửa chữa.
- Công nhân vận hành không tự ý điều chỉnh chế độ làm việc, thông số làm
việc của cơ cấu phòng ngừa. Những cơ cấu phòng ngừa đã được kẹp chì niêm
phong thì nghiêm cấm người không có trách nhiệm tự ý điều chỉnh.
Ví dụ: Cơ cầu an toàn của thiết bị nén khí. bình cứu hoà….
3.3. Cơ cấu liên động :
3.3.1. Định nghĩa :
Là cơ cấu có nhiệm vụ đảm bảo cho người, thiết bị, máy móc chỉ tiến hành
hoạt động theo một trình tự nhất định, ngoài ra máy sẽ không hoạt động.
3.3.2. Yêu cầu :
- Làm việc chắc chắn.
- Không ảnh hưởng đến thao tác vận hành của người công nhân. Nếu người
công nhân vận hành sai, máy không hoạt động nhưng cũng không gây sự cố.
- Dễ dàng chế tạo, sửa chữa khi hỏng hóc.
3.3.3. Trách nhiệm của người công nhân với cơ cấu liên động.
- Phải hiểu biết tính năng tác dụng của cơ cấu liên động, sự cần thiết phải
có để tận dụng khả năng của cơ cầu liên động.
19


- Không được đơn giản hoá thiết bị, loại bỏ cơ cấu liên động ra khỏi thiết
bị, sẽ xảy ra sự cố gây tai nạn lao động và sự cố thiết bị.
3.4. Thiết bị điều khiển từ xa .
Tự động hoá để điều khiển thiết bị từ xa, tự động hoá trong sản xuất có thể

đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, tự động hoá sản xuất,
tự động hoá điều khiển từ xa yêu cầu kỹ thuật cao, thiết bị đắt và tốn kém.
3.5. Sử dụng các loại tín hiệu an toàn trong quá trình lao động.
Tại khu vực làm việc hoặc bên cạnh các thiết bị, máy móc, việc bố trí các
loại tín hiệu có tầm quan trọng đáng kể tới công tác an toàn lao động. Đặc biệt
những nơi có nhiều thiết bị hoạt động, tiếng ồn nhiều, máy móc phức tạp, phải
làm việc với nhiều thông số kỹ thuật khác nhau.
Tín hiệu an toàn là tín hiệu báo an toàn hoặc tín hiệu báo sự cố. Tín hiệu an
toàn thường được sử dụng là: tín hiệu ánh sáng, âm thanh, màu sắc.
3.5.1. Tín hiệu về ảnh sáng.
Đây là tín hiệu an toàn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề. Tiêu
chuẩn Quốc tế đã qui định như sau:
Ánh sáng đỏ: Biểu hiện sự nguy hiểm, máy móc có sự cố hoặc sắp xảy ra
sự cố. Ánh sáng vàng: Biểu thị cần thiết phải chú ý
Ánh sáng xanh: Biểu hiện sự hoạt động bình thường của thiết bị.
3.5.2. Tín hiệu màu sắc
Để giúp công nhân xác định nhanh, không bị nhầm lẫn quá trình thao tác,
dễ nhận biết vị trí an toàn hoặc nguy hiểm.
Ví dụ: - Trên bảng điều khiển: Các nút màu đỏ là để dừng máy, Các nút
màu xanh là để khởi động máy.
- Trong các thiết bị lò hơi, ống dẫn hơi (áp lực, nhiệt độ cao) bao giờ
cũng màu đỏ, ống dẫn nước màu xanh.
3.5.3. Tín hiệu âm thanh
Tín hiệu âm thanh (như chuông, còi) có tần số, biên độ, cường độ khác với
tiếng ồn trong sản xuất, giúp người công nhân nhận biết tín hiệu và nhanh chóng
có phản xạ.
Trách nhiệm của người công nhân vận hành là phải hiểu biết ý nghĩa của
tiếng còi, tiếng chuông ở khu vực mình làm việc và thông báo cho mọi người
hiểu tiếng còi, tiếng chuông ấy, đồng thời nắm vững tình trạng thiết bị để kịp
thời xử lý khi có sự cố.

20


Chương 3. Các biện pháp an toàn về điện
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Trình bày được tác động của dòng điện qua cơ thể con người và các yếu
tố ảnh hưởng tới mức độ nguy hiểm khi bị điện giật.
- Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn điện cho người.
Kỹ năng:
- Phân tích, đánh giá và phát hiện được các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn
điện.
- Sử dụng được các thiết bị phòng hộ an toàn điện trong công nghiệp và
dân dụng.
- Cấp cứu nạn nhân bị tai nạn điện đúng kỹ thuật.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, bảo hộ lao động.
- Có khả năng làm việc độc lập và tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.
Nội dung:
1. Tác động của dòng điện đối với cơ thể con người
1.1. Khái niệm điện giật:
Khi có dòng điện trực tiếp chạy qua cơ thể con người, dưới tác dụng của
dòng điện các chất bên trong tế bào bị phân chia thành các phần tử mang điện
trái dấu chuyển động va đập vào màng tế bào, gây hiện tượng kích thích cơ thể
mà người ta quen gọi là điện giật.
Mức độ điện giật nặng hay nhẹ là tuỳ thuộc vào loại, trị số, thời gian dòng
điện chạy qua cơ thể và một số yếu tố khác.
1.2. Phân loại tai nạn điện và tình trạng của nạn nhân khi bị tai nạn điện:
Tai nạn điện chia thành 2 loại
- Bị điện làm tổn thương

- Bị điện giật
* Điện làm tổn thương: Biểu hiện ở mặt ngoài cơ thể như cháy, bỏng. Khi
nạn nhân vi phạm khoảng cách an toàn với với điện áp trên 1000 vol, bị hồ
quang điện phóng gây tai nạn.
*Bị điện giật: Tai nạn điện xảy ra khi người tiếp xúc với điện áp thấp, nhỏ
hơn 1000 vol. Điện giật gây ra sự phá hoại và làm kích thích quá trình tâm sinh
lý bên trong cơ thể, kèm theo với sự co giật của bắp thịt. Đây là tai nạn điện
nguy hiểm nhiều nhất, chiếm tới 85% tổng tai nạn điện.
Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ, nạn nhân có tình trạng dưới đây:
21


- Hệ thống thần kinh bị kích thích, bắp thịt co rút lại.
- Nếu ở mức độ nhẹ có thể tự tách mình ra khỏi vật mang điện.
- Nếu bị mạnh hơn thì bắp thịt sẽ bị co rút mạnh, mất cảm giác, lúc đó
không thể tách mình ra khỏi vật mang điện.
- Nặng hơn nữa là bất tỉnh, tim phổi hoạt động rối loạn, cuối cũng chết lâm
sàng (chết giả). Tim phổi hoạt động yếu ớt và ngừng hoạt động tạm thời nhưng
nạn nhân chưa chết thật. Nếu kịp thời cứu chữa thì vẫn sống được.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tổn thương khi bị tai nạn điện:
Qua nhiều công trình nghiên cứu về chấn thương do điện giật, người ta đã
xác định yếu tố có liệu quan đến mức độ tai nạn điện giật.
1.3.1. Điện trở cơ thể con người:
Cơ thể của người là Vật thể dẫn điện. Điện trở của người có trị số biến
thiện khá rộng, gồm 3 phần: lớp sừng, da trong và các tổ chức bên trong cơ thể
trong đó điện trở của lớp sừng là lớn nhất, các phần khác không đáng kể.
- Nếu da khô ráo, nguyên vẹn thì điện trở của người Rng= 3000- l0.000Ω .
- Mất lớp sừng Rngười = 1000 - 3000 Ω
- Mất toàn bộ lớp da Rngười = 100 - 800 Ω.
Qua đây ta thấy: Phải bảo vệ lớp da nguyên vẹn, cơ thể sạch sẽ, khô ráo.

Khi tiếp xúc với điện, tạo cho điện trở người tăng lên, dòng điện qua người sẽ
giảm xuống, làm bớt nguy hiểm khi bị điện giật. Một đặc điểm quan trọnglà nếu
thời gian người tiếp xúc với dòng điện càng lâu thì điện trở người càng giảm
một cách nhanh chóng do toàn bộ lớp da bị dòng điện phá hủy.
1.3.2. Loại và trị số dòng điện:
Qua nhiều thử nghiệm, người ta đã xác định được trị số dòng điện và tác
hại của dòng diện đối với cơ thể con người.
- Dòng điện xoay chiều nguy hiểm đối với cơ thể con người là 20 mA;
- Dòng điện một chiều nguy hiểm là 50 mA.
Do đó, dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng điện 1 chiều.
- Dòng điện gây chết người là 100 mA trở lên.
Và các thử nghiệm đó được thống kê ở bảng sau:
Trị số dòng
Tác dụng của dòng điện xoay chiều
điện (mA)
0.6-1.5
Bắt đầu thấy ngón tay tê
2-3
Ngón tay tê rất mạnh
3-7
Bắp thịt co lại và rung

22

Tác dụng của dòng điện
một chiều
Không có cảm giác gì
Không có cảm giác gì
Đau như kim châm cảm thấy
nóng



8 - 10
20 - 25
50 - 80
90 - 100

Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời
được. Ngón tay, khớp tay, lòng bàn tay cảm thấyNóng tăng lên
đau
Tay không rời khỏi vật có điện, đau khó thở
Nóng càng tăng lên thịt co
quắp lại nhưng chưa mạnh
Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim bắt đầu đập Cảm giác nóng mạnh. Bắp
mạnh
thịt ở tay co rút, khó thở.
Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Kéo dài 3 giây hoặc Cơ quan hô hấp bị tê liệt
dài hơn tim bị tê liệt đến ngừng đập

1.3.3. Đường đi của dòng điện qua người:
Đường đi của dòng điện qua người khác nhau thì mức độ nguy hiểm và
lượng điện qua tim cũng khác nhau. Người ta đã nghiên cứu và thống kê tình
trạng điện giật với các số liệu được đưa ra dưới đây:
TT
Đường đi của dòng điện
Tỉ lệ qua tim, %
Số bị bất tỉnh, %
1
Từ tay qua tay
3,3

83
2
Từ tay phải qua chân
6,7
87
3
Từ tay trái qua chân
3,7
80
4
Từ chân qua chân
0,4
15
5
Từ đầu qua chân
7,8
88
6
Từ đầu qua tay
8,8
92
Từ bảng trên ta thấy :
- Dòng điện từ đầu qua tay và đầu qua chân là nguy hiểm nhất nhưng ít xảy
ra.
- Dòng điện từ tay phải qua chân rất nguy hiểm và hay xảy ra.
1.3.4. Thời gian dòng điện qua người:
Thời gian dòng điện qua người càng tăng thì sự nguy hiểm đối với người
càng lớn. Tại chỗ tiếp xúc, điện phá hủy lớp sừng, diện tích tiếp xúc rộng hơn,
điện trở giảm, dòng điện qua người tăng. Khi thời gian điện giật nhỏ hơn 1 giây
là ít nguy hiểm.

1.3.5. Tần số dòng điện qua người:
Ta xét xem khi tần số thay đổi thì tai nạn xảy ra nặng hay nhẹ.
Theo lý luận thông thường thì khi tần số f tăng lên thì tổng trở cơ thể
người giảm xuống vì điện kháng của da người do điện dung tạo ra, dẫn đến
dòng điện tăng càng nguy hiểm. Tuy nhiên qua thực tế và nghiên cứu người ta
thấy rằng tần số nguy hiểm nhất là từ (50 - 60)Hz. Nếu tần số lớn hơn tần số
này thì mức độ nguy hiểm giảm còn nếu tần số bé hơn thì mức độ nguy hiểm
cũng giảm.
Có thể giải thích như sau: Lúc đặt dòng điện một chiều vào tế bào, các
phần
23


tử trong tế bào bị phân thành những ion khác dấu và bị hút ra màng tế bào.
Như vậy phân tử bị phân cực hoá, các chức năng sinh vật hoá học của tế bào bị
phá hoại đến mức độ nhất định. Bây giờ nếu đặt nguồn điện xoay chiều vào thì
ion cũng chạy theo hai chiều khác nhau ra phía ngoài của màng tế bào. Nhưng
khi dòng điện đổi chiều thì chuyển động của ion cũng ngược lại. Với tần số nào
đó của dòng điện, tốc độ của ion đủ lớn để trong một chu kỳ chạy được hai lần
bề rộng của tế bào thì trường hợp này mức độ kích thích lớn nhất, chức năng
sinh vật - hoá học của tế bào bị phá hoại nhiều nhất. Nếu dòng điện có tần số
cao thì khi dòng điện đổi chiều thì ion chưa kịp đập vào màng tế bào.
Khi nghiên cứu tác hại của dòng điện một chiều đối với người thấy
rằng ở trường hợp một chiều điện trở của người lớn hơn xoay chiều. Điều này
có thể giải thích là ở một chiều có điện dung và sự phân cực tăng lên. Nghiên
cứu thấy rằng khi dòng điện một chiều lớn hơn 80mA mới ảnh hưởng đến tim
và cơ quan hô hấp của con người.
2. Hiện tượng dòng điện đi vào đất .
Trên lý thuyết, dòng điện chỉ xuất hiện trong mạch điện khép kín có nghĩa
là từ cực dương sang cực âm hoặc từ pha sang trung tính và ngược lại, hoặc từ

pha sang pha nhưng thực nghiệm đã minh chứng còn có dòng điện đi vào đất.
Để giải thích cho việc đứng trên đất chạm vào dây pha, có nghĩa là khi đó không
kín mạch nhưng vẫn bị giật và cũng là cơ sở để thiết kế các biện pháp để bảo vệ
như tiếp đất an toàn, tiếp đất làm việc hay tiếp đất chống sét.
Để đơn giản nghiên cứu hiện tượng này ta giải thích dòng điện chạm đất
đi vào đất qua một cực kim loại hình bán cầu. Đất thì thuần nhất và có điện trở
suất (tính bằng Ohm.cm).

24


+Vùng lan tỏa của điện áp từ điện cực hình bán cầu đặt trong đất là trên
khoảng bán cầu trong đất có bán kính là 20m từ tâm điện cực.
+ Bằng các thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đưa ra thống kê và kết luận:
- 68% điện áp rơi trong phạm vi 1m
- 24% điện áp rơi trong phạm vi từ 1m đến 10 m, số còn lại sẽ rơi trong
khoảng 10 đến 20m, ngoài 20m, điện áp coi như bằng 0.
+ Điện trở nối đất chính là điện trở của khối đất hình bán cầu có bán kính là
20m.
+ Dòng điện đi vào đất: Id = Ud/Rd.
+ Giả sử trong trường hợp có người đứng tại vị trí x thuộc bán kính vùng
nối đất mà chạm người vào tâm vị trí nối đất, thì cơ thể người phải chịu một
điện áp, điện áp này người ta gọi là điện áp tiếp xúc có giá trị : Utx = Ud –Ux
Hay nói cách khác, điện áp giữa tay người khi chạm vào vật có mang điện
áp và đất nơi người đứng gọi là điện áp tiếp xúc.
+ Tập hợp các điểm có cùng một giá trị điện thế trên cùng một mặt phẳng
thuộc bán kính nối đất 20 m, người ta gọi là đường đẳng thế. Hình dạng đường
đẳng thế phụ thuộc vào hình dạng của vật nối đất. Một người đứng trên mặt đất
thường là bằng hai chân, nếu mỗi chân đặt lên một đường đẳng thế lần lượt có
điện thế là Ux , Ux+dx thì cơ thể người phải chịu một điện áp, điện áp này gọi là

điện áp bước.
Nói cách khác, điện áp bước là điện áp giữa hai chân người đứng trong
vùng có dòng chạm đất. Gọi Ub là điện áp bước ta có:
Ub =Ux+dx – Ux
Càng xa vị trí nối đất thì điện áp bước càng nhỏ, điện áp bước bằng 0 khi
hai chân đứng trên đường đẳng thế.
Điện áp bước có thể đạt đến trị số lớn, dòng điện qua hai chân người
thường ít nguy hiểm nhưng với trị số lớn ( trên 100V) thì các bắp cơ của người
có thể bị co rút làm người ngã xuống và lúc đó sơ đồ nối điện sẽ thay đổi nguy
hiểm hơn. vì vậy mặc dù không tiêu chuẩn hoá điện áp bước nhưng để bảo đảm
an toàn tuyệt đối cho người, quy định là khi có xảy ra chạm đất phải cấm người
đến gần chổ bị chạm khoảng cách sau :
- Từ 4 đến 5 m đối với thiết bị trong nhà.
- Từ 8 đến 10 m đối với thiết bị ngoài trời.
3. Các trường hợp tai nạn điện khi tiếp xúc với lưới điện.
Tai nạn điện xảy ra khi chạm trực tiếp vào vật mang điện, hoặc chạm vào
phần kim loại đã có điện do chạm vỏ hay chịu tác động của điện áp bước.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×