Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BAO CAO THAM LUAN HOI NONG DAN HUYỆN SI MA CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.5 KB, 5 trang )

THAM LUẬN
Tại Hội thảo khoa học thực hiện Nghị Quyết 22 –NQ/TU
Đơn vị tham luận: Hội Nông dân huyện Si Ma Cai
Kính thưa: Quí vị đại biểu, khách quý,
Dự Hội thảo khoa học thực hiện Nghị Quyết 22-NQ/TU ngày 11/11/2014
của Ban Thường vụ tỉnh ủy Lào Cai về giảm nghèo bền vững huyện Si Ma Cai
đến năm 2020. Trước khi phát biểu tham luận cho phép tôi gửi tới quý vị đại
biểu lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Tôi xin tham luận với nội dung: Công tác tổ chức lại sản xuất nâng cao
thu nhập cho nông dân huyện Si Ma Cai.
Kính thưa các đồng chí!
Trong những năm qua bên cạnh những thuận lợi cơ bản do tiến trình đổi
mới được Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư phát triển cho huyện
nghèo, huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua các
chương trình 135, Nghị quyết 30a vốn ưu đãi WB... tuy nhiên cũng gặp không
ít những khó khăn thách thức do những yếu kém vốn có là huyện vùng cao
biên giới đặc biệt khó khăn Si Ma Cai là một trong 62 huyện nghèo của cả
nước, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai, mưa lũ, nắng hạn kéo dài thường
xuyên sẩy ra, kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém trình độ dân trí không đồng đều,
nền sản xuất nhỏ lẻ manh mún việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản suất còn
chậm, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năng suất và chất
lượng sản phẩm chưa cao, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ
hộ nghèo cao.
Để phát triển kinh tế xã hội xóa đoái giảm nghèo, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, từng bước đưa huyện Si Ma Cai theo kịp mặt
bằng chung của tỉnh Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Nghị Quyết 22NQ/TU, của tỉnh ủy Lào Cai về giảm nghèo bền vững huyện Si Ma Cai.


2
Xác định rõ đây là cơ hội cho huyện phát triển kinh tế xáo đói giảm nghèo,
thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương trong tỉnh là nhiệm vụ của cả hệ thống


chính trị và toàn xã hội.
Để cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết 22 huyện ủy đã ban hành các văn bản
chỉ đaọ, hướng dẫn xây dựng các chương trình, đề án để triển khai thực hiện
trong đó có đề án nuôi trâu hàng hóa, dự án ngân hàng bò, đề án trồng cây ăn
quả ôn đới, trồng rau trái vụ, phát triển cây dược liệu, đưa giống Ngô cao sản
vào sản xuất… để tăng thu nhập cho người dân dân trên địa bà huyện.
Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy sự phối hợp của chính quyền, UBMTTQ và
các ngành, đoàn thể, các cấp Hội đã xây dựng chương trình hành động gắn với
nhiệm vụ công tác Hội và các phong trào của hội tuyên truyền sâu rộng đến cán
bộ, Hội viên nông dân hưởng ứng thực hiện các chương trình đề án. các cấp Hội
phát huy vai trò trung tâm nồng cốt của Hội đẩy mạnh phong trào thi đua nông
dân sản xuất kinh doanh giỏi, gắn với việc tổ chức lại sản xuất nâng cao thu
nhập cho nông dân khích lệ động viên nông dân vươn lên xoá đói giảm nghèo và
làm giầu chính đáng; đổi mới cách nghĩ, cách làm; khai thác tiềm năng thế
mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, ngành nghề, phát triển kinh
tế trang trại ở nông thôn. Hàng năm Hội Nông dân các cấp đã tổ chức tuyên
truyền, vận động hội viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu hộ sản xuất giỏi các
cấp. Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu gương các hộ sản xuất giỏi tiêu biểu, đại
diện cho các dân tộc, các xã, các mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả kinh
tế cao cho hội viên nông dân học tập, làm theo.
Để thúc đẩy phong trào thi đua Hội Nông dân các cấp đã phối hợp với
Ngân hàng CSXH triển khai cho vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác cho nhân dân trên địa bàn vay vốn để sản xuất kinh doanh. Đến tháng 7
năm 2017 Hội Nông dân nhận uỷ thác vốn vay NHCSXH với tổng dư nợ là
39.613 triệu đồng với 36 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 1.063 hộ nông dân vay
vốn.


3
Phối hợp xây dựng các mô hình, dự án vay vốn, hỗ trợ đầu tư phát triển

chăn nuôi theo Nghị quyết 22 của Tỉnh ủy Lào Cai và vay theo NĐ 55 của Chính
phủ cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Kết quả Hội Nông dân huyện đã
phối hợp với NHNN thành lập 25 tổ liên kết với 1.202 thành viên; tính đến tháng
7/2017 tổng dư nợ vay vốn theo Nghị định 55 với số tiền là 85.452 triệu đồng.
Phối hợp với Phòng kinh tế hạ tầng xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản
phẩm Rựơu Ngô Cán Cấu, Rượu Ngô Mản thẩn, Trúng vịt Sín Chéng, Thịt lợn
hun khói Si Ma Cai, mận Tả Van Si Ma Cai.
Phối hợp cung ứng phân bón, hat giống các loại theo chương trình cung
ứng vật tư nông nghiệp giống, phân bón cho vay trả chậm cho các hộ nông dân.
Phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại với hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh;
thông qua hội nghị đối thoại, để tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo
của hộ từ đó Hội có những biện pháp giúp đỡ kịp thời (cho vay vốn đầu tư phát
triển sản xuất, giới thiệu, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, cách làm hay
để mọi người cùng học tập,...). Giúp các hộ nghèo có điều kiện Hội đã vận động
các hộ sản xuất giỏi giúp đỡ các hộ nghèo về cách thức sản xuất, giúp cây, con
giống, cho vay lương thực lúc giáp hạt, giúp sức cày kéo khi vào mùa vụ… góp
phần động viên giúp đỡ các hộ nghèo có điều kiện, ý chí phấn đấu vươn lên
thoát nghèo.
Năm 2013 toàn huyện có 682 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các
trong đó hộ sản xuát giỏi cấp tỉnh 45 hộ, đạt hộ sản xuất giỏi cấp huyện 190 hộ,
đạt hộ sản xuất giỏi cấp xã 447 hộ.
Năm 2016 toàn huyện có 1503 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các
trong đó hộ sản xuát giỏi cấp trung ương 01hộ, đạt sản xuát giỏi cấp tỉnh 205 hộ,
đạt hộ sản xuất giỏi cấp huyện 468 hộ, đạt hộ sản xuất giỏi cấp xã 829 hộ.
Phong trào nông dân sản xuât kinh doanh giỏi từng bước hoàn thiện quan hệ
sản xuất: Trên địa bàn huyện tính đến nay có 5 hợp tác xã tham gia vào sản xuất,


4
kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, có 166 Tổ hợp tác (THT) theo nhóm

sở thích và tổ tiết kiệm vay vốn ... Đặc biệt, có 6 Tổ hợp tác trồng trọt, chăn nuôi
do Hội nông dân huyện tư vấn hướng dẫn các xã thành lập. Hội Nông dân huyện
đã phối hợp Ban kinh tế Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn kỹ năng xây dựng
mô hình liên kết hợp tác theo chuỗi giá trị.
Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói
giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã trở thành 1 phong trào hành động cách
mạng rộng khắp ở nông thôn do Hội Nông dân làm nòng cốt. Những hộ sản xuất
giỏi là hộ biết áp dụng KHKT, hộ đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi. Hộ sản xuất giỏi còn là những điển hình tiên tiến trong hội viên nông dân
để các hộ khác học tập và làm theo.
Kính thưa các đồng chí!
Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động Hội và phong trào nông dân gắn
với việc thực hiện Nghị Quyết 22 của tỉnh ủy về công tác tổ chúc lại sản
xuất nâng cao thu nhập cho nông dân vẫn còn một số mặt hạn chế như: một
số mô hình có hiệu quả còn chậm được nhân rộng do cần trình độ và kỹ
thuật sản xuất cao vốn đầu tư lớn và chưa có sự gắn kết chặt chẽ trong quá
trình thực hiện; do địa hình phức tạp không có diện tích đất tập trung lớn nên
các mô hình sản xuất quy mô còn nhỏ lẻ và việc xây dựng thương hiệu cho
hàng hoá nông sản còn chậm; một bộ phận nông dân, nhất là hộ nghèo còn tư
tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.
Nông dân thiếu kiến thức kỹ thuật chăn nuôi thú y, kỹ thuật trồng trọt .
công nghệ cao và sản xuất hàng hóa.
Kính thưa hội nghị!
Qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ Hội đã rút ra được những kinh
nghiệm, giải pháp sau:
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ
Hội Nông dân thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hội trong phát triển kinh tế
xã hội (hỗ trợ hoạt động, hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả,
củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng các mô hình hoạt động.
Tăng cương công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt,

kỹ thuật chăn nuôi thú y cho nông dân.


5
Tăng cường tổ chức tập huấn về kỹ năng xây dựng mô hình liên kết hợp tác
theo chuỗi giá trị.
Trú trọng xây dựng các dự án khảo nghiệm về phát triển cây dược liệu
phát huy thế mạnh đặc thù của địa phương.
Thưa các đồng chí,
Nhân Hội nghị này tôi đề xuất một số nội dung sau:
Đối với vốn ngân hàng chính sách xã hội mở rộng đối tượng cho vay và
tăng hạn mức cho vay nguồn vốn sản xuất kinh doanh cho các hộ có tiềm lực phát
triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
Xây dựng dự án khảo nghiệm trồng cây sâm ngọc linh trên địa bàn huyện
Si Ma Cai.
Kính thưa các đồng chí!
Trên đây là báo cáo tham luận của Hội Nông dân huyện Si Ma Cai về công
tác tổ chức lại sản xuất cho nông dân huyện Si Ma Cai
Kính chúc Quý vị đại biểu, mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc Hội thảo thành
công tốt đẹp./.



×