Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.81 KB, 28 trang )

Nhóm trường DTNT-THPT tỉnh Tuyên Quang
Bài 18 – ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
A. Nội dung kiến thức cơ bản
- Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được. Nhờ đó, đã diễn
ra những chuyển biến trong sản xuất vật chất, thúc đẩy kinh tế thế
giới phát triển với tốc độ cao, làm thay đổi đời sống chính trị - xã
hội của các quốc gia và thế giới.
- Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và
sự ra đời của Nhà nước Xô viết, chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên đã
được xác lập ở một nước trên thế giới. Vượt qua mọi khó khăn gian
khổ, Nhà nước Xô viết đã đững vững và vươn lên mạnh mẽ, trở
thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
- Chủ nghĩa tư ban không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới
và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động. Trong thời kì giữa
hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939), chủ nghĩa tư bản đã trải
qua các giai đoạn, khủng hoảng kinh tế và sự xuất hiện của chủ
nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới (1929 - 1939).
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là cuộc chiến tranh lớn
nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.
Dù theo các chế độ chính trị khác nhau, các quốc gia - dân tộc đã
liên minh cùng nhau trong khối đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát
xít tàn bạo, cứu loài người thoát khỏi những thảm hoạ man rợ của
chúng. Ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ và Anh là lực lượng trụ cột, đi
đầu trong cuộc chiến đấu cao cả ấy
B. Câu hỏi trắc nghiệm (4 câp độ)
I. Nhận biết
Câu 1. Từ tháng 3/ 1921 nước Nga Xô Viết đã thực hiện chính sách
gì?
A. Cộng sản thời chiến.
B. Lao động cưỡng bức.
C. Tổng động viên quân dịch.


D. Kinh tế mới NEP.
Câu 2. Kẻ thù chủ yếu của cách mạng Tháng Mười Nga là gì?


A. Chế độ phong kiến.
B. Chính phủ tư sản lâm thời.
C. Liên quân các nước đế quốc.
D. Giặc ngoại xâm, nội phản.
Câu 3. Tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới là
A. Hội quốc liên.
B. Liên Hợp Quốc.
C. Quốc tế cộng sản.
D. Mặt trận Đồng minh.
Câu 4. Quốc tế cộng sản là tổ chức quốc tế của lực lượng nào dưới
đây?
A. Tiểu tư sản
B. Nông dân.
C. Tư sản.
D. Vô sản.
Câu 5. Giai đoạn 1924– 1929 chủ nghĩa tư bản phát triển
A. ổn định tạm thời.
B. khủng hoảng trầm trọng.
C. phát triển xen kẽ khủng hoảng.
D. phát triển phồn vinh.
Câu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thời kì 1929 – 1933 bắt
đầu từ lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Tài chính ngân hàng.
D. Thương nghiệp.

Câu 7. Điểm chung cơ bản của các nước đế quốc thực hiện cải cách
để thoát khỏi khủng hoảng 1929 – 1933 là gì?
A. Nhiều thuộc địa, giàu tài chính.
B. Thể chế dân chủ rộng rãi.
C. Các tổ chức độc quyền ở hình thức cao.
D. Phong trào mặt trận nhân dân phát triển mạnh.


Câu 8. Kỉ niệm Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga hàng
năm được lấy là ngày nào?
A. 10-10.
B. 24-10.
C. 25-10.
D. 7-11.
Câu 9. Sau cách mạng 1905-1907, nước Nga theo thể chế chính trị
nào?
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Dân chủ đại nghị.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến.
Câu 10.Điểm mới của cách mạng tháng Hai năm 1917 so với các
cuộc cách mạng Tư sản trước đó là:
A. Giai cấp lãnh đạo
B. Hình thức đấu tranh
C. Lực lượng tham gia
D. Quy mô.
Câu 11. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến
ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
A. Bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
B. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.

C. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Câu 12. Kẻ thù chính của cách mạng Tháng Hai năm 1917 là:
A. giai cấp Tư sản
B. giai cấp phong kiến
C. giai cấp tiểu tư sản
D. giai cấp quí tộc
Câu 13. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. Cách mạng vô sản.


C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng văn hóa.
Câu14. Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng CNXH ở
Liên xô từ năm từ năm 1925 đến năm 1941 là
A. Phát triển công nghiệp nhẹ.
B. Phát triển công nghiệp quốc phòng.
C. Phát triển công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
D. Phát triển công nghiệp giao thông vận tải.
Câu 15. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất được gọi là
A.Trật tự hai cực Ianta.
B.Trật tự đa cực.
C. Trật tự Vecxai – Oa sinh tơn.
D. Trật tự đơn cực.
Câu 16. Trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập
vào thời điểm nào?
A. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
B. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

C. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
D. Sau khi cách mạng cách mạng tháng Hai 1917
Câu 17. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 Anh, Pháp, Mĩ
tìm kiếm lối thoát khỏi bằng cách:
A.tiến hành cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
B. hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.
C. tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.
D. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
Câu 18.Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?
A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.
B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.
C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân
chia lại thế giới.


D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ
đại nghị
Câu 19. Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ giữ 4 nhiệm kì Tổng
thống liên tiếp là
A. Lincon.
B. Rudơven.
C. Truman.
D. Oasinhton.
Câu 20. Chính sách đối ngoại của Mĩ với khu vực Mĩ Latinh trong
những năm 1929 – 1939 là
A. “Cây gậy và củ cà rốt”.
B. “Chính sách láng giềng thân thiện”.
C. “Ngoại giao đồng đôla”.
D. “Cam kết và mở rộng”.

Câu 21. “Luận cương tháng tư” đã xác định mục tiêu và đường lối
cách mạng Nga năm 1917 là chuyển từ
A. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
B. cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản
C. cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. cách mạng dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
Câu 22. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là
A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. cách mạng vô sản.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng văn hóa.
Câu 23. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng
tháng Hai năm 1917 ở là
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.


Câu 24. Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách
mạng tháng Hai năm 1917 là
A. hai chính quyền song song tồn tại.
B. quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
Câu 25. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách
mạng Tháng Hai 1917 là
A. quân chủ chuyên chế.
B. cộng hòa.
C. quân chủ lập hiến.

D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 26. Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng

A. đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.
B. đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.
C. duy trì bộ máy chính quyền cũ.
D. xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.
Câu 27. Luận cương tháng tư của Lê nin đã chỉ ra mục tiêu và
đường lối của Cách mạng tháng Mười là
A. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.
B. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân
chủ tư sản kiểu mới
C. chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền.
D. chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản.
Câu 28. Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 là
A. cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ.
B. cuộc cách mạng XHCN.
C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cuộc cách mạng tư sản điển hình.


Câu 29.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình
thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là
A. Mĩ-Anh-Đức và Nhật-Ý-Pháp.
B. Mĩ-Ý-Nhật và Anh-Pháp-Đức.
C. Mĩ-Anh-Pháp và Đức-Ý-Nhật.
D. Đức-Áo-Hung-Ý và Anh-Pháp-Nga.
Câu 30. Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm
1929 – 1933 là

A. Đảng trung tâm.
B. Đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã).
C. Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo.
D. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.
Câu 31. Nền công nghiệp Đức trong những năm 1933 – 1939 đứng
hàng
A. thứ hai châu Âu sau Anh.
B. thứ 3 châu Âu sau Anh. Pháp.
C. thứ 4 Châu Âu sau Anh. Pháp, Liên xô
D. thứ nhất châu Âu, vượt qua cả Anh, Pháp, Italia.
Câu 32. Trong những năm (1929-1933) mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu
tranh của nhân dân lao động ở Đức đã dẫn đến:
A. Khủng hoảng kinh tế nặng nề
B. cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng
C. phong trào công nhân phát triển nhanh chóng.
D. nền công nghiệp nước Đức phát triển nhanh chóng.
Câu 33. Nền công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong những
năm 1933-1939 là
A. công nghiệp quân sự.
B. công nghiệp giao thông vận tải.
C. công nghiệp nhẹ.
D. công nghiệp nặng.
Câu 34. Đối tượng xâm lược chủ yếu của Nhật Bản trong những
năm 30 thế kỉ XX là


A. Trung Quốc.
B. Việt Nam.
C. Đông Nam Á.
D. Triều Tiên.

Câu 35. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân
Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Đảng Dân chủ Tự do.
B. Đảng Cộng sản.
C. Đảng Công nhân Xã hội.
D. Đảng Xã hội Dân chủ.
Câu 36. Lò lửa chiến tranh ở châu Á trong những năm 30 thế kỉ XX

A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Triều Tiên.
D. Thái Lan.
Câu 37. Chiến tranh thế giới II bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới
đây?
A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ.
C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước VecxaiOasinhton.
D. Chính sách trung lập của nước Mĩ để phát xít được tự do hành
động.
Câu 38. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ
hai là
A. Đức thôn tính Tiệp Khắc
B. Đức tấn công Balan
C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát
D. Nhật tấn công Trân Châu Cảng
Câu 39. Chiến tranh chớp nhoáng của Đức bị phá sản trong trận
A. Matxcova (12/1941).


B. Xtalingrat (11/1942).

C. En Alamen (10/1942).
D. Cuocxco (8/1943).
Câu 40. Sự kiện nào dưới đây chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II?
A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.
C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.
Câu 41. Nét nổi bật của tỉnh hình nước Nga sau Cách mạng tháng
Hai năm 1917 là
A. tình hình chính trị, xã hội ổn định
B. các đế quốc đua nhau chống phá
C. hai chính quyền song song cùng tồn tại
D. nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới
Câu 42. Hai chính quyền tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng
Hai năm 1917 đại diện cho lợi ích của hai giai cấp khác nhau nên
A. tạo điều kiện cho đất nước phát triển
B. bị các đế quốc bên ngoài chi phối can thiệp
C. không thể cùng tồn tại
D. tập hợp đông đảo lực lượng cách mạngh
Câu 43. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga chưa đặt ra nhiệm
vụ nào?
A. Đem lại quyền lợi cho nhân dân
B. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. Lật đổ chế độ Nga hoàng
D. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga
Câu 44. Lực lượng chủ yếu tham gia cách mạng tháng Hai năm
1917 ở Nga là
A. tư sản và vô sản
B. tư sản và nông dân
C. nông dân và công nhân

D. công nhân và tiểu tư sản


Câu 45. Hình thức đấu tranh chủ yếu của Cách mạng tháng Mười
Nga năm 1917 là
A. chiến tranh cách mạng
B. khởi nghĩa từng phần
C. bạo động cách mạng
D. khởi nghĩa vũ trang
II. Thông hiểu
Câu 1. Sự kiện đánh dấu mốc mở đầu thời kì Lịch sử thế giới hiện
đại là
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918)
B. Cách mạng Tháng mười Nga thắng lợi (1917).
C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt tận gốc.
D. Hệ thống Vecxai – Oasinhton hình thành.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây tạo ra sự chuyển biến quan trọng
trong sản xuất vật chất của nhân loại?
A. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết hình thành.
B. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật.
C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
D. Sự hình thành các công ty độc quyền xuyên quốc gia.
Câu 3 . Tính chất của cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 là
A. Dân chủ dân chủ tư sản.
B. Cách mạng dân tộc dân chủ.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 4. Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng Tháng hai và cách
mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là
A. phương pháp đấu tranh.

B. lãnh đạo cách mạng.
C. tính chất cách mạng.
D. lực lượng cách mạng.
Câu 5. Hệ thống Vecxai – Oasinh tơn ra đời sau khi
A. chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) kết thúc.


B. chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945) kết thúc.
C. chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn kết thúc.
D. chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.
Câu 6. Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích
A. duy trì một trật tự thế giới mới.
B. giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới.
C. giải quyết tranh chấp quốc tế.
D. khống chế sự lũng đoạn của các công ti độc quyền.
Câu 7. Thể chế của nước Nga sau cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. độc tài
B. quân chủ
C. lập hiến
D. cộng hòa
Câu 8. Sắp xếp các nội dung sau đây theo tiến trình thời gian giữa 2
cuộc chiến tranh thế giới:
1. Khủng hoảng kinh tế thế giới.
2. Phong trào mặt trận nhân dân.
3. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở nhiều nước.
4. Hội nghị Muynich.
A. 1, 2, 3, 4.
B. 4, 3, 1, 2.
C. 1, 3, 2, 4.
D. 2, 3, 1, 4.

Câu 9. Sắp xếp các nội dung sau đây theo tiến trình thời gian diễn
biến của cách mạng Tháng Mười Nga:
1. Cách mạng dân chủ tư sản.
2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Luận cương Tháng tư.
4. Sắc lệnh ruộng đất.
A. 1, 3, 2, 4.
B. 2, 3, 4, 1.
C. 3, 2, 4, 1.


D. 1, 3, 2, 4.
Câu 10. Nền hòa bình theo hệ thống Vecxai – Oasinh tơn chỉ là tạm
thời và mỏng manh vì
A. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít.
B. phong trào công nhân ở châu Âu phát triển.
C. chứa đựng nhiều mâu thuẫn, bất ổn.
D. phong trào giải phóng dân tộc dâng cao.
Câu 11. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ?
A. Giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.
B. Hàng hóa dư thừa, cung vượt quá cầu.
C. Sức mua của nhân dân giảm sút.
D. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng vọt.
Câu 12. Số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất trong những
năm 1932 – 1933 là do
A. phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng.
B. các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và bị phá sản.
C. khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lên tới đỉnh điểm.
D. sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán.

Câu 13. Hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929
– 1933 đối với nước Mĩ là
A. nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng.
B. đe dọa sự tồn tại của thể chế dân chủ tư sản.
C. chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Mĩ.
D. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
Câu 14. Mĩ thực hiện “Chính sách láng giềng thân thiện” với các
nước Mĩ Latinh nhằm mục đích
A. hình thành liên minh chống Liên Xô.
B. củng cố địa vị của Mĩ ở khu vực này.
C. biến khu vực này thành “sân sau” của Mĩ.
D. xoa dịu mâu thuẫn trong lòng nước Mĩ.


Câu 15. Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (tháng
11/1933) nhằm
A. đáp ứng lợi ích của nước Mĩ.
B. hình thành liên minh chống phát xít.
C. xoa dịu mâu thuẫn trong lòng nước Mĩ.
D. từ bỏ lập trường chống cộng sản.
Câu 16. Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong
cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản vì
A. tàn dư của quan hệ sản xuất phong kiến.
B. là ngành kinh tế chủ chốt.
C. lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
D. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
Câu 17. Hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929
– 1933 đối với Nhật Bản là
A. mâu thuẫn xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân quyết
liệt.

B. đe dọa sự tồn tại của thể chế dân chủ tư sản.
C. chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Nhật.
D. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
Câu 18. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân
dân Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX đã
A. góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa.
B. dẫn tới sự bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.
C. làm quá trình quân phiệt hóa bất thành.
D. đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền ở Nhật.
Câu 19. Từ năm 1933 kinh tế của Mĩ trở hồi phục chủ yếu là do
A. “Chính sách kinh tế mới”.
B. “Chính sách mới”.
C. việc buôn bán vũ khí.
D. cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Câu 20. Hội nghị hòa bình ở Vecxai và Oasinhtơn nhằm
A. kí kết các hiệp ước phân chia quyền lợi.


B. xác lập trật tự thế giới hai cực.
C. thiết lập các tổ chức quân sự.
D. thành lập tổ chức Liên hợp quốc
Câu 21. Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng
tới mục tiêu gì?
A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.
B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.
C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.
D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc.
Câu 22. Thái độ của Liên Xô khi Đức hình thành liên minh phát xít?
A. Không đặt quan hệ ngoại giao.
B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức.

C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Kí hiệp ước không xâm phạm nhau.
Câu 23. Vai trò của Liên Xô trong tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít là
A. lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định.
B. vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít.
C. góp phần lớn vào tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít.
D. hỗ trợ liên quân Anh – Mĩ.
Câu 24. Đức tấn công Ba Lan bằng chiến lược
A. đánh chắc, tiến chắc.
B. đánh lâu dài.
C. đánh du kích.
D. chiến tranh chớp nhoáng.
Câu 25. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ II thay đổi sau khi
A. Đức tấn công Ba Lan
B. Mĩ tham chiến
C. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức
D. Đức tấn công Liên Xô.
Câu 26. Nội dung nào không phản ánh đúng kết cục của chiến tranh
thế giới thứ hai
A. chủ nghĩa phát xít chỉ thất bại tạm thời


B. phát xít Đức, Italia, Nhật Bản bị sụp đổ hoàn toàn
C. cuộc đấu tranh chống phát xít của các dân tộc trên thế giới thắng
lợi.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột tiêu diệt phát xít.
Câu 27. Nội dung nào không là nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
thế giới thứ II?
A. Chủ nghĩa xã hội hình thành ở Liên Xô.
B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít.

C. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
D. Chính sách dung dưỡng chủ nghĩa Phát xít của Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 28. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.
2. Nhật tấn công Trân Châu Cảng.
3. Đức tấn công Liên Xô.
4. Nhật Bản đầu hàng hoàn toàn
A. 1, 3, 4, 2.
B. 3, 2, 1, 4.
C. 3, 4, 2, 1.
D. 2, 3, 1, 4.
Câu 29. Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Xtalingrat trong chiến
tranh thế giới thứ II là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh.
D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle.
Câu 30. Ý nghĩa chủ yếu của chiến dịch Beclin trong chiến tranh thế
giới thứ II là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh.
D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle.


Câu 31. Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Matxcova trong chiến tranh
thế giới thứ II là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh.

D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle.
Câu 32. Nội dung nào không là tác động của khoa học kĩ thuật đối
với nhân loại?
A. Dẫn đến hình thành các công ti độc quyền.
B. Chạy đua vũ trang giữa các nước đế quốc.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
D. Thúc đẩy văn hóa phát triển.
Câu 33. Điểm mới cơ bản trong phong trào cách mạng thế giới
những năm 30 so với những năm 20 của thế kỉ XX là gì?
A. Các Đảng cộng sản được thành lập
B. Chính đảng tư sản lãnh đạo.
C. Phương pháp đấu tranh thay đổi.
D. hình thức đấu tranh thay đổi.
Câu 34. Lĩnh vực nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản?
A. Tài chính ngân hàng.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp.
D. Thương nghiệp.
Câu 35. Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?
A. Thực hiện “Chính sách kinh tế mới”.
B. Thực hiện “Chính sách mới”.
C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
D. Dân chủ hóa lao động.
Câu 36. Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong
cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản vì


A. tàn dư của quan hệ sản xuất phong kiến.

B. là ngành kinh tế chủ chốt.
C. lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
D. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
Câu 37. Hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929
– 1933 đối với Nhật Bản là
A. mâu thuẫn xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân quyết
liệt.
B. đe dọa sự tồn tại của thể chế dân chủ tư sản.
C. chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Nhật.
D. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
Câu 38. Ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của
nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX là
A. góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa.
B. dẫn tới sự bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.
C. làm quá trình quân phiệt hóa bất thành.
D. đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền ở Nhật.
Câu 39. Từ năm 1933 trở đi thu nhập quốc dân của Mĩ tăng lên là do
tác động của
A. “Chính sách kinh tế mới”.
B. “Chính sách mới”.
C. việc buôn bán vũ khí.
D. cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Câu 40. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước
thắng trận đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vecxai và Oasinhtơn nhằm
A. kí kết các hiệp ước phân chia quyền lợi.
B. xác lập trật tự thế giới hai cực.
C. thiết lập các tổ chức quân sự.
D. thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 41. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, cung vượt quá
cầu là nguyên nhân dẫn đến

A. cách mạng khoa học công nghệ


B. khủng hoảng kinh tế
C. chạy đua vũ trang kéo dài
D. khủng hoảng năng lượng
Câu 42. Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là:
A. Đạo luật ngân hàng .
B. Đạo luật phục hưng
công nghiệp.
C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. Đạo luật chính trị, xã
hội.
Câu 43.Chính sách của Mĩ trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít là
A. giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột quân sự ngoài
nước Mĩ.
B. giữ vai trò tiên phong trong phong trào chống chủ nghĩa
phát xít.
C. ủng hộ các lực lượng phát xít tấn công Liên Xô.
D. không bán vũ khí cho các bên tham chiến.
Câu 44. Lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủa
nghĩa phát xít là:
A. Liên xô
B. Anh,Mỹ.
C. Anh ,Mỹ ,Liên xô.
D. Anh,Mỹ ,Liên
xô,Pháp.
câu 45: Mở đầu chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức tấn công
vào
A. Liên Xô
B. Ba Lan

C. Anh
D. Pháp
III. Vận dụng thấp
Câu 1. Nguyên nhân nào thể hiện rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản dẫn
đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?
A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách
hợp lí.
B. chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.


C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị
thu hẹp.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.
Câu 2. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 1929-1933 là gì?
A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.
C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế
giới 2.
D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.
Câu 3. Điểm khác biệt cơ bản của phong trào Ngũ tứ so với cách
mạng Tân Hợi là gì?
A. Do giai cấp vô sản lãnh đạo.
B. Nhằm chống lại chế độ phong kiến.
C. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
D. Có sự tham gia của tư sản và nông dân.
Câu 4. Phong trào Ngũ Tứ đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng
Trung Quốc từ
A .cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản

kiểu mới
C. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản
Câu 5. Việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Trung Quốc đã
dẫn tới
A. phong trào Ngũ Tứ phát triển
B. cách mạng Tân Hợi bùng nổ
C. Đồng minh hội được thành lập
D. Đảng cộng sản được thành lập
Câu 6.Tư tưởng bất bạo động của M.Gan-đi được các tầng lớp nhân
dân Ấn Độ hưởng ứng vì
A. nhân dân Ấn Độ sợ bị tổn thất hi sinh.
B. nó dễ dàng được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.


C. nó phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo của Ấn Độ.
D. nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.
Câu 7. Nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. có sự liên minh giữa giai cấp tư sản và vô sản.
B. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến.
C. phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước đã giành thắng lợi.
D. phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt.
Câu 8. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới là gì?
A. Xã hội phân hóa thành giai cấp tư sản và vô sản
B. Sự ra đời của giai cấp tư sản
C. Giai cấp vô sản ra đời, tham gia lãnh đạo cách mạng
D. Đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế
Câu 9. Sau cách mạng năm 1932 ở Xiêm đã thành lập chế độ

A. quân chủ chuyên chế
B. quân chủ lập hiến
C. dân chủ đại nghị
D. cộng hòa
Câu 10. Sự kiện nào của thế giới tác động mạnh mẽ nhất đến phong
trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất
A. quốc tế Cộng sản thành lập.
B. các Đảng cộng sản được thành lập ở các nước.
C. cao trào cách mạng 1918-1923
D. cách mạng tháng Mười Nga thành công.
Câu 11. Điểm khác biệt của phong trào cách mạng các nước Đông
Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất so với cuối thế kỷ XIX là
A. xuất hiện khuynh hướng vô sản.
B. khuynh hướng tư sản thắng thế.
C. có sự tham gia của đông đảo các giai cấp.
D. giai cấp vô sản thắng thế.


Câu 12. Thái độ của Liên Xô khi Đức hình thành liên minh phát xít?
A. Không đặt quan hệ ngoại giao.
B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức.
C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Kí hiệp ước không xâm phạm nhau.
Câu 13. Chủ trương của Liên xô đối với liên minh phát xít ?
A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.
B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp
C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.
D. Khộng hợp tác với các nước tư bản vì họ dung dưỡng phe phát
xít.

Câu 14: Hành động của các nước phát xít ngay sau khi hình thành
Liên minh là gì?
A. Tăng cường các hoạt động quân sự ở nhiều nơi.
B. Đầu tư vốn vào các nước thuộc địa để khai thác.
C. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nước
D. Kí hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô.
Câu 15. Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với các hành động của
phát xít?
A. Liên kết với Liên Xô để chống.
B. Nhượng bộ thỏa hiệp phát xít.
C. Coi là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.
Câu 16. Nội dung không phải là đặc điểm của quá trình quân phiệt
hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX là
A. Quá trình quân phiệt hóa kéo dài.
B. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược.
C. Có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng.
D. Thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và lực lượng phát xít.
Câu 17. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh
tế 1929 – 1933 ở Mĩ là
A. khủng hoảng tài chính ngân hàng.


B. giá dầu thế giới tăng vọt.
C. sản xuất ồ ạt, cung vượt quá cầu.
D. chi phí quốc phòng tăng cao.
Câu 18. Điểm khác nhau trong cách giải quyết hậu quả của cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của Mĩ so với Nhật Bản là
A. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
B. cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.

C. phát xít hóa bộ máy nhà nước.
D. tiến hành xâm lược thuộc địa.
Câu 19. Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ so với Nhật
Bản trong những năm 1929-1939 là
A. trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước
Mĩ.
B. tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc.
C. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
D. theo đuổi lập trường chống Liên Xô.
Câu 20. Điểm khác trong quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước
của nước Đức so với Nhật Bản là
A. sự chuyển giao quyền lực từ giai cấp tư sản sang thế lực
phát xít.
B. thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
C. thông qua các cuộc cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội.
D. sự liên minh giữa giai cấp tư sản và thế lực phát xít.
Câu 21. Đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của Tổng
thống Mĩ Rudơven là đạo luật
A. về ngân hàng.
B. Phục hưng công nghiệp.
C. điều chỉnh nông nghiệp.
D. phát triển thương nghiệp.
Câu 22. Phong trào Ngũ Tú mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung
Quốc chống lại các thế lực
A. đế quốc và phong kiến.


B. đế quốc và tư sản mại bản.
C. tư sản và phong kiến.
D. tư sản, phong kiến và đế quốc.

Câu 23: Phong trào nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng
Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng
dân chủ tư sản kiểu mới
A. phong trào Ngũ Tứ.
D. phong trào Thái bình thiên quốc.
C. phong trào Nghĩa hòa đoàn.
D. phong trào Duy tân.
Câu 24: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào
đến đời sống của nhân dân Ấn Độ?
A. Toàn bộ chi phí chiến tranh đè nặng lên vai nhân dân Ấn Độ.
B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột.
C. Ban hành những đạo luật phản động.
D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ gay gắt.
Câu 25. Sự kiện có tác dụng thúc đẩy phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở Ấn Độ?
A. Đảng bảo thủ ra đời.
B. Đảng Quốc đại được thành lập.
C. Đảng Cộng sản được thành lập.
D. Đảng Cộng hoà ra đời.
Câu 26. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc tác động đến quan hệ
quốc tế là
A. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhton.
B. hình thành trật tự 2 cực Ianta.
C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
D. các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh giành được độc lập.
Câu 27. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động đến quan hệ
quốc tế là
A. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhton.
B. hình thành trật tự 2 cực Ianta.



C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
D. các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh giành được độc lập.
Câu 28. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933) tác động đến
kinh tế Việt Nam như thế nào?
A. Phát triển nhanh chóng.
B. Phát triển một số lĩnh vực.
C. Khủng hoảng suy thoái.
D. Khủng hoảng chủ yếu trong công nghiệp.
Câu 29. Thực chất của hệ thống Vecxai – Oa sinh tơn là
A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng
trận.
B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các
nước bại trận.
C. xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc địa và
phụ thuộc.
D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các
nước thuộc địa.
Câu 30. Mặt trận nào ra đời ở Việt Nam khi chủ nghĩa phát xít xuất
hiện (1936-1939)?
A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Hội phản đế Đông Dương.
D. Hội đồng minh phản đế Đông Dương.
IV. Vận dụng cao
Câu 1. Bài học kinh nghiệm chủ yếu của cách mạng Tháng Mười
Nga đối với cách mạng thế giới là gì?
A. Chỉ ra con đường cách mạng vô sản.
B. Chỉ ra kẻ thù của phong trào.
C. Bài học về phương pháp đấu tranh.

D. Đoàn kết vô sản quốc tế.
Câu 2. Nội dung không là tác động của khoa học kĩ thuật đối với
nhân loại?
A. Dẫn đến hình thành các công ti độc quyền.


B. Chạy đua vũ trang giữa các nước đế quốc.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
D. Thúc đẩy văn hóa phát triển.
Câu 3. Sự kiện nào đã mở đầu việc giải quyết sự khủng hoảng về
đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
A. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước 1911.
B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa của Lê nin 7/1920.
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp 12/1920.
D. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh
Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới
thế kỉ XX là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa.
B. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
C. Âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức.
D. Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng nhượng bộ phát xít.
Câu 5. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc tác động đến quan hệ
quốc tế là
A. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhton.
B. hình thành trật tự 2 cực Ianta.
C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
D. các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh giành được độc lập.
Câu 6. Thực chất của hệ thống Vecxai – Oa sinh tơn là
A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng

trận.
B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các
nước bại trận.
C. xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc địa và
phụ thuộc.
D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các
nước thuộc địa.
Câu 7. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) có đặc
điểm gì?


×