Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phương án phòng chống lũ lụt hạ du hồ chứa nước ea rớt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 24 trang )

Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................3
1.1 NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN..................................................................................3
1.2 QUY MÔ CỦA DỰ ÁN.....................................................................................3
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA PHƯƠNG ÁN................................................................4
1.2.1 Tồn tại của dự án trước đây.........................................................................4
1.2.2 Bối cảnh của dự án......................................................................................4
1.2.3 Sự cần thiết..................................................................................................5
1.3 CĂN CỨ LẬP ĐỀ CƯƠNG...............................................................................6
1.3.1 Các quyết định đầu tư, văn bản...................................................................6
1.3.2 Các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành, quy trình quy phạm................6
1.4 MỤC ĐÍCH........................................................................................................7
1.5 NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT HẠ DU HÔ
CHỨA NƯỚC EA RỚT...........................................................................7
1.5.1. Thu thập số liệu và tài liệu chính................................................................7
1.5.2. Điều tra, khảo sát và đánh giá các điều kiện hiện tại..................................8
1.5.3. Lập và phân tích các tình huống phòng chống lũ, lụt ở hạ lưu hồ...............8
1.5.4. Tính toán thủy lực hạ du hồ........................................................................8
1.5.5. Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du.................................................................8
1.5.6. Lập phương án báo động............................................................................9
1.5.7. Lập phương án thông tin liên lạc................................................................9
1.5.8. Lập phương án di dời, cứu hộ.....................................................................9
1.5.9. Xây dựng sổ tay hướng dẫn tình huống phòng chống lũ, lụt....................10
1.5.10. Tập huấn phòng chống lũ, lụt hạ du........................................................10
1.6 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN........................................................................10
CHƯƠNG 2 : KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN CHÍNH................................................10
2.1 THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC LOẠI DỰ LIỆU SẴN CÓ........................10
2.1.1 Đặc điểm địa hình và tự nhiên...................................................................10


2.1.2 Tình hình dân sinh – kinh tế - xã hội-môi trường......................................11
2.1.3 Đặc điểm sông ngòi, lòng dẫn...................................................................11
2.1.4 Diễn biến lũ lụt, thiệt hại của các trận lũ lụt lớn........................................11
2.1.5 Mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn trên lưu vực.................................11
2.1.6 Tình hình sử dụng bối bãi và vật cản lòng sông.........................................11
2.2 KHẢO SÁT ĐO ĐẠC THỦY VĂN.................................................................12
2.3 TÀI LIỆU ĐỊA HÌNH.......................................................................................13
2.3.1 Mặt cắt ngang sông....................................................................................13
2.3.3 Lưới khống chế độ cao..............................................................................13
2.3.4 Bình đồ......................................................................................................14
1


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

2.3.5 Khối lượng đo đạc địa hình.......................................................................15
2.4 THIẾT LẬP VÀ HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH THỦY VĂN (MƯA DÒNG
CHẢY) CHO CÁC LƯU VỰC KHÔNG CÓ TRẠM QUAN TRẮC....15
2.5 THIẾT LẬP VÀ HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH THỦY LỰC.................................15
2.5.1 Mô hình MIKE11 HD................................................................................15
2.5.2 Thiết lập mô hình thủy lực hai chiều MIKE21 FM....................................16
2.6 THIẾT LẬP VÀ HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH NGẬP LỤT.................................16
2.7 XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN TÍNH TOÁN..................................................17
2.8 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NGẬP LỤT CHO CÁC KỊCH BẢN TÍNH TOÁN. .17
2.8.1 Tính toán mô phỏng ngập lụt khi hồ có sự cố............................................17
2.8.2 Phân tích kết quả tính toán........................................................................18
2.9 BẢN ĐÔ NGẬP LỤT.......................................................................................18
2.10 NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT HẠ DU HÔ CHỨA
NƯỚC EA RỚT, TỈNH ĐẮK LẮK (KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ VỚI

TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP)................................................................18
2.11 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN..................................................................................21
2.11.1 Tổng quát.................................................................................................21
2.11.2 Tiến độ báo cáo........................................................................................21
2.11.3 Danh mục, tiến độ, nội dung bàn giao sản phẩm.....................................21
2.11.4 Nhân lực thực hiện công tác tư vấn.........................................................22
2.14 SẢN PHẨM GIAO NỘP................................................................................22
2.15 DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN..............................................................23
2.15.1 Căn cứ lập dự toán...................................................................................23
2.15.2 Kinh phí thực hiện...................................................................................23

2


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Dự án thủy lợi Hồ chứa nước Ea Rớt được xây dựng trên sông Ea Rớk thuộc
địa phận xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắc. Báo cáo Dự án đầu tư do Công
ty Tư vấn Xây dựng Thủy Lợi 2 (HEC-2) - Bộ NN và PTNT lập và đã được Bộ
trưởng Bộ NN và PTNT phê duyệt dự án đầu tư tại quyết định số: 1394/
QĐ/BNN – XDCB, ngày 15 tháng 5 năm 2009, Phê duyệt điều chỉnh bổ sung
dự án đầu tư tại Quyết định số 440/QĐ-BNN-XD ngày 26 tháng 02 năm 2010
và Quyết định số 485/QĐ V/v phê duyệt thiết kế kỹ thuật Cụm công trình đầu
mối Hồ Ea Rớt của Giám đốc Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 ngày
05 tháng 8 năm 2010 với các nhiệm vụ chính và quy mô như sau:
1.1
1.2


NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN
Tưới tự chảy cho 2150 ha đất nông nghiệp của huyện EaKar và 1 phần huyện
Krông Pách tỉnh Đắk Lắk.
Cấp nước sinh hoạt cho khoảng 2856 người và chăn nuôi
Cắt giảm lũ, phòng chống úng cho hạ du
Tạo cảnh quan du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và góp phần cải thiện khí hậu của
vùng dự án.
QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
a/. Thông số thủy văn
- Diện tích tự nhiên lưu vực: 48,5km2
- Lưu lượng lũ thiết kế P= 1,0%

: 839,3 m3/s

- Lưu lượng lũ kiểm tra P = 0,2%

: Q = 1166,4 m3/s

- Tổng lượng lũ thiết kế P= 1,0%

: W= 12,85 x 10 6 m 3

- Tổng lượng lũ kiểm tra P = 0,2%

: W= 17,59 x 10 6 m 3

b/. Hồ chứa:
- Mực nước dâng gia cường thiết kế (MNGC ) : +502,85m
- Mực nước dâng bình thường (MNDBT )


: +502,20m

- Mực nước chết (MNC )

: +489,30m

- Dung tích hữu ích

: 16,8x 10 6 m 3

- Dung tích chết

: 1,73 x 10 6 m 3

- Dung tích điều tiết lũ

: 2,6 x 10 6 m 3

- Dung tích toàn bộ

: 18,53 x 10 6 m 3

- Chế độ điều tiết

: Nhiều năm

c/. Đầu mối:
* Đập Đất

: Kiểu đập đất 2 khối


- Cao trình đỉnh đập

: +504,00
3


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

- Chiều cao đập max

: 30m

- Chiều dài đập

: 521,5m

- Chiều rộng đỉnh đập:

: 7,5m

* Tràn xả lũ:
- Hình thức: 3 khoang tràn xả mặt có cửa van cung, nối tiếp bằng dốc nước, tiêu
năng đáy.
- Kích thước cửa

: 3x7x6,7 m

- Lưu lượng xả lũ thiết kế


: 584,84 m 3/s

- Lưu lượng xả lũ kiểm tra

: 695,83 m 3/s

* Cống lấy nước:
- Hình thức: Cống chảy có áp, bằng ống thép đặt trong hành lang BTCT

1.2

- Cao trình ngưỡng cống

: +486,00 m

- Lưu lượng thiết kế

: 2,16 m 3/s

SỰ CẦN THIẾT CỦA PHƯƠNG ÁN

1.2.1 Tồn tại của dự án trước đây
Trong giai đoạn lập Báo cáo lập dự án đầu tư, Thiết kế kỹ thuật, vấn đề tính
toán thủy văn đã được tính toán kỹ, tuy nhiên với mục đích phục vụ thiết kế đập
nên các tính toán mới dừng lại ở giai đoạn tính toán các quá trình lũ thiết kế,
điều tiết hồ đảm bảo cấp nước và phòng lũ hạ du thường niên. Chưa xây dựng
bản đồ ngập lụt vùng hạ du khi xả lũ thiết kế, lũ kiểm tra và vỡ đập vào mùa lũ.
1.2.2 Bối cảnh của dự án
Vấn đề thiên tai, cụ thể là thiên tai lũ và ngập lụt đã và đang hạn chế sự phát

triển nền kinh tế đồng thời tàn phá môi trường, môi sinh tác động mạnh đến đời
sống xã hội. Tại Việt Nam, chúng ta vừa chứng kiến những ngày mưa lũ kinh
hoàng ở các tỉnh miền Trung. Mưa lũ lớn, gây ngập trên diện rộng và gây tổn
thất lớn lao về người và tài sản, nặng nề nhất là ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Nghệ An, Thanh Hóa. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, các hồ thủy
lợi Đồng Đáng và Khe Luồng thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã bị nước lũ
làm sạt lở dẫn đến vỡ đập, hồ chứa khiến hơn 1.000 hộ dân bị ngập. Cách đây
không lâu, thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nam nước bị rò rỉ qua thân đập đã
gây tâm lý hoang mang, hoảng sợ cho nhân dân sống ở vùng hạ du.
Vì vậy, an toàn cho hồ đập là một vấn đề cấp bách hiện nay. Nhất là trong điều
kiện biến đổi khí hậu, mưa lũ bất thường, các hồ đập nói chung, đặc biệt là các
hồ, đập vừa và nhỏ có mức độ an toàn không cao, nguy cơ xảy ra tình huống
cho đập là không nhỏ.
Thủ tướng chính phủ chỉ thị tại văn bản số 21/CT-TTg ngày 14/10/2013 về việc
tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa nước, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn yêu cầu Ban quản lý ĐT&XD Thủy Lợi 7-BNN&PTNT
hiện quản lý đầu tư xây dựng hoàn thiện Hồ chứa Earớt bổ sung “Xây dựng
4


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du hồ chứa nước Ea Rớt trong
tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập”. Đây là việc làm cần thiết trước khi
hồ chứa đi vào hoàn thiện khai thác.
1.2.3 Sự cần thiết
Vấn đề đánh giá ảnh hưởng của sự cố đến hạ lưu công trình đã được nghiên cứu
từ nhiều thập niên trước đây. Sau khi xảy ra sự cố vỡ đập tại một số nước, các
nước phát triển đã đưa bài toán vỡ đập thành một hạng mục bắt buộc phải thực

hiện khi xây dựng một hồ chứa mới. Đối với các hồ chứa đã xây dựng phải bổ
sung tính toán đánh giá vào để bảo đảm an toàn cho người dân và tài sản tại hạ
lưu công trình.
Hồ chứa nước Ea Rớt có dung tích 18,53 triệu m3, với thiết kế thân đập đất có
chiều dài 521,5 mét, chiều cao thân đập ở cao trình 30mét. Đây được coi là
công trình thủy lợi có quy mô lớn được xây dựng tại khu vực.
Tuy công trình Thủy lợi có nhiều lợi ích, các hồ chứa cũng là công trình dễ gây
tổn thương nhất là vào mùa lũ hoặc khi xuất hiện các điều kiện thời tiết bất
thường khác như mưa lớn do bão hay áp thấp nhiệt đới. Để đảm bảo an toàn,
các hồ chứa đều phải tiến hành xả tràn mỗi khi có lũ về theo một quy trình đã
được thiết lập từ trước. Điều này có thể làm cho mực nước hạ du công trình đột
ngột dâng cao làm cho hiện tượng ngập lụt có thể xảy ra, đe dọa nghiêm trọng
đến đời sống, tính mạng, tài sản của dân cư vùng hạ du trong tình huống hạ du
cũng đang có lũ lớn. Để đảm bảo an toàn hạ du, ngoài những biện pháp công
trình như xây dựng hệ thống cống, đê, các công trình chứa lũ, chậm lũ hoặc
phân lũ, người ta còn sử dụng các biện pháp phi công trình như quy trình xả lũ
an toàn, cảnh báo sớm, các kế hoạch ứng phó khẩn cấp hoặc di tản.
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án Thủy lợi 8: Ước tính sơ bộ sự cố của hồ
xảy ra có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến đến 2000 hộ dân (thôn 6C, 6A, 7A,
14, cụm điểm di dân tái định cư và nhiều cơ sở hạ tầng trường học, trụ sở UB
xã và giao thông). Để có kế họach ứng phó với trường hợp khẩn cấp khi có lũ
lớn trong vùng dự án, hoặc sự cố do hồ Ea Rớt gây ra cần thiết phải cần thiết
phải phương án phòng chống lũ, lụt hạ du hồ.
- Hồ chứa nước Ea Rớt theo thiết kế không có dung tích phòng lũ, Công trình
xả tràn chỉ được tính toán với lũ thiết kế và kiểm tra; hồ chỉ có duy nhất một lối
thoát lũ là tràn; khi mưa gây lũ vượt tần suất thiết kế thì sẽ có nguy cơ mất an
toàn công trình.
- Để có đủ điều kiện đăng ký an toàn đập theo quy định hiện hành, cần phải lập
phương án phòng chống lũ, lụt hạ du hồ chứa nước Ea Rớt, tỉnh Đắk Lắk.
Một nghiên cứu tổng thể về sự cố khi có tình huống xả lũ thiết kế và sự cố vỡ

đập Ea Rớt trong trường hợp khẩn cấp theo cấp lưu lượng, đánh giá ảnh hưởng
của sự cố đến hạ lưu để từ đó đưa ra được các cảnh báo cho người dân, lập kế
hoạch sơ tán, cứu hộ, cảnh báo an toàn hoặc nhà tạm trú cho người dân trong
trường hợp khẩn cấp là hết sức cần thiết.

5


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

1.3

CĂN CỨ LẬP ĐỀ CƯƠNG

1.3.1 Các quyết định đầu tư, văn bản
Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 về quản lý an toàn đập;
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
Thông tư 33/8/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 về Hướng dẫn thực hiện một số
điều thuộc Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 về quản lý an
toàn đập;
Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT số: 440/QĐ-BNN-XD ngày
26/02/2010 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư Dự án đầu tư hồ chứa
nước Krông Pách Thượng, tỉnh Đắk Lắk.
Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa nước.
Thông tư số 33/2008/TT-BNN, ngày 04/02/2008, hướng dẫn thi hành một số
quy định của Nghị định số 72/2007/NĐ-CP.
Công văn số 499/BNN-TCTL ngày 18/02/2014 về việc Lập phương án phòng,

chống lũ, lụt theo Nghị định 72/NĐ-CP;
Công văn số 451/BQL-TĐ ngày 21 tháng 9 năm 2015 Về việc Lập đề cương và
dự toán Xây dựng phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du hồ Ea Rớt.
1.3.2 Các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành, quy trình quy phạm
Tiêu chuẩn kỹ thuật TCKT03 : 2015- Công trình thủy lợi- Hướng dẫn xây dựng
bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa nước trong các tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ
đập;
Quy phạm Thủy lợi QPTL C-6-77 “Công trình thủy lợi - tính toán các đặc trưng
thủy văn thiết kế”;
Định mức trong xây dựng dự toán kinh phí đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu mô
hình toán thủy lực, hình thái sông ngòi số 165/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng
01 năm 2013;
Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
Tham khảo các EPP tương tự khác trong nước trên thế giới.
Sổ Tay An Toàn Đập-2012: Bộ Nông nghiệp và PTTN.
TCVN8478:2010 Công trình thủy lợi- Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo
sát địa hình giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công và thiết kế công trình thuỷ lợi.
14 TCN 4-2003: Thành phần, nội dung, khối lượng điều tra khảo sát và tính
toán khí tượng thuỷ văn các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi;
Căn cứ QCVN 04 - 05 : 2012/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công
trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế;
TCVN 8216: 2009 Thiết kế đập đất đầm nén.
TCVN 8304:2009, Công tác Thủy văn trong hệ thống Thủy lợi.
6


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk


1.4

QP.TL C8-76: Quy phạm tính toán thủy lực đập tràn.
14 TCN 121:2002: Hồ chứa nước công trình thuỷ lợi, quy định về lập và ban
hành qui trình vận hành điều tiết .
Các quy phạm, tiêu chuẩn và tài liệu liên quan khác.
MỤC ĐÍCH
Sự tồn tại của các đập lớn tạo thành hồ chứa nước lớn ngay trên thượng lưu các
khu vực dân cư, luôn luôn tiềm ẩn một nguy cơ lớn về mất an toàn. Để có thể
cảnh báo và để di dời dân cư, cơ sở vật chất trong khu vực ảnh hưởng của sóng,
lũ từ đập dâng, hay đập tràn gây ra cần phải chuẩn bị một phương án phòng
chống lũ, lụt hạ du hồ chứa. Phương án phòng chống lũ, lụt hạ du hồ chứa này
cần chứa đựng cả các vấn đề về luật pháp, thông tin liên quan đến đối tượng
dân cư có thể chịu rủi ro, khoanh vùng các khu vực có thể chịu ảnh hưởng, các
vấn đề về thể chế và tài chính. Phương án phòng chống lũ, lụt hạ du hồ chứa
phải được chuẩn bị để đối phó với khả năng lũ bất thường, các lỗi vận hành và
trường hợp xói lở đập, vỡ đập.
Mục đích của phương án phòng chống lũ, lụt hạ du hồ chứa nhằm hỗ chợ
cho các cơ quan, chính quyền và các bên liên quan ở hạ lưu hồ khi tình trạng
khẩn cấp xẩy ra, Phương án phòng chống lũ, lụt hạ du hồ chứa cung cấp những
thông tin chính sau:
o Xác định, nhận diện và đánh giá các sự kiện với các nguy cơ làm hại đến
an toàn của đập và các công trình phụ trợ.
o Thiết lập các thủ tục cho việc tuyên bố sự kiện được coi là khẩn cấp, cấp
độ báo động khẩn cấp.
o Kế hoạch hành động chi tiết đối với tình huống khẩn cấp.
o Xác định tuyến lũ quét, tình trạng ngập úng, khu vực, chiều sâu và thời
gian ngập úng dự kiến.
o Bản đồ mức độ ngập lụt, thời gian nước lũ chảy đến các khu vực ở dưới
hạ lưu và chiều sâu nước ngập ở dưới hạ lưu, ứng với các kịch bản

nghiên cứu.
o Thành lập thông tin liên lạc nhằm hạn chế tối đa hậu quả của các trình
trạng khẩn cấp. Điện thoại, Fax, email liên hệ cho các cơ quan và cán bộ
ứng phó.
o Lập phương án phòng chống lũ, lụt, bảo vệ, giảm nhẹ thiệt hại cho vùng
hạ lưu hồ.

1.5
NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT HẠ DU HÔ
CHỨA NƯỚC EA RỚT
1.5.1. Thu thập số liệu và tài liệu chính
Các số liệu chính sau đây cần thiết cho việc lập phương án phòng chống lũ, lụt hạ
du hồ chứa nước Ea Rớt, tỉnh Đắk Lắk .
Hồ sơ khảo sát thiết kế, hồ sơ hoàn công, hồ sơ quan trắc, quản lý vận hành công
trình.
7


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

Số liệu về mực nước sông;
Số liệu khí tượng thuỷ văn và thông tin về lưu vực hồ chứa;
Các bản đồ không ảnh của khu vực.
Các số liệu về dân sinh, kinh tế- xã hội vùng dự án.
1.5.2. Điều tra, khảo sát và đánh giá các điều kiện hiện tại
Sau khi thu thập dữ liệu lịch sử, cần có các cuộc điều tra và khảo sát để đánh giá
điều kiện hiện tại của sông ở hạ lưu và đặc biệt là phát triển đô thị dọc theo dòng sông,
bao gồm cả công trình đã xây dựng, đang xây dựng và quy hoạch và công tác cải tạo
lòng sông.

Phân tích và đánh giá số liệu và thông tin thu thập được.
Khảo sát hiện trạng về chế độ dòng chảy hạ lưu công trình từ tuyến đập ra cửa
sông.
Điều tra vết lũ lịch sử từ hạ lưu đập đến cửa sông.
Khảo sát địa hình từ hạ lưu đập đến cửa sông để phục vụ công tác lập mô hình
tính tính toán thủy lực: bao gồm công tác khảo sát bình đồ lòng sông, đo vẽ mặt cắt
dọc sông, đo vẽ mặt cắt ngang sông và cắt ngang các công trình trên sông.
1.5.3. Lập và phân tích các tình huống phòng chống lũ, lụt ở hạ lưu hồ
Căn cứ trên điều kiện thực tế công trình, quy trình vận hành và số liệu tính toán
lũ, phân tích đưa ra các kịch bản gây vỡ đập, gây lũ lụt hạ lưu. Từ các kịch bản nghiên
cứu và số liệu đầu vào, dùng các mô hình toán tính toán quá trình vỡ đập cũng như
quan hệ giữa lưu lượng nước qua các lỗ vỡ theo thời gian, tạo số liệu đầu vào cho quá
trình lập các bản đồ ngập lụt và di dời.
1.5.4. Tính toán thủy lực hạ du hồ
Dựa vào các kịch bản vỡ đập và bản đồ địa hình, dùng mô hình toán 3 chiều phân
tích quá trình ngập lụt vùng hạ lưu đập theo thời gian.
Các nhiệm vụ cần thiết là:
Xây dựng mô hình tính toán thủy lực hệ thống sông hạ du đập.
Nhập dữ liệu địa hình cho các tính toán thủy lực;
Xử lý số liệu đầu vào tính toán hiệu chỉnh các thông số mô hình thủy lực.
Tính toán thủy lực xả lũ trong điều kiện vận hành hồ chứa (xả chủ động);
Tính toán thủy lực trường hợp vượt tần suất thiết kế; xảy ra lũ cực hạn PMF.
Tính toán thủy lực theo các phương án vỡ đập;
1.5.5. Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du
Phương án phòng chống lũ, lụt hạ du hồ chứa nước Ea Rớt, tỉnh Đắk Lắk không
thể thực hiện được hiệu quả nếu không lập bản đồ ngập lụt các khu vực hạ lưu của đập
sẽ bị ảnh hưởng bởi nước lũ. Các bản đồ này phải được chuẩn bị cho các điều kiện lũ
8



Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

lụt, đó là:
Lập bản đồ ngập lụt dọc theo sông tương ứng với các kịch bản vỡ đập;
Lập bản đồ ngập lụt dọc theo sông tương ứng với lũ cực hạn PMF.
Một báo cáo thuỷ lực dọc theo sông phải được lập cùng với các bảng biểu để xác
định tuyến lũ, mực nước lũ.
1.5.6. Lập phương án báo động
Các cấp báo động thể hiện mức độ nguy hiểm của khả năng gây vỡ đập, đây cũng
là cơ sở của các chuẩn bị cần thiết của phương án di dời khẩn cấp và phương án cứu
hộ đập. Phương án báo động được lập dựa trên các dấu hiệu mất an toàn của hồ, đập
như: quá trình diễn biến mực nước hồ, các hiện tượng thấm, hiện trạng về sự vận hành
các công trình tháo lũ và khả năng di dời cũng như mức độ nguy hiểm của các khu vực
dân cư hạ lưu đập. Việc lập xây dựng các phương án báo động cần được xem xét cân
nhắc một cách kỹ càng nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch di dời chính xác và
không gây hoang mang một cách không cần thiết trong cộng đồng.
1.5.7. Lập phương án thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc kịp thời và chính xác trong công tác cứu hộ là một vấn đề quan
trọng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của việc cứu hộ, cứu nạn. Phương án thông tin
liên lạc phải được xây dựng một cách chặt chẽ, cập nhật để đảm bảo thông tin được
thông suốt kịp thời, cần có kế hoạch về thiết bị, nguyên tắc và cập nhật các đối tượng
cần liên lạc theo các cấp báo động và theo thời gian.
1.5.8. Lập phương án di dời, cứu hộ
Các sự cố do vỡ đập hoặc lũ xả từ hồ về hạ lưu gây lũ lụt hay lũ quét có thể được
ngăn chặn được nếu các cấp quản lý nắm rõ quá trình diễn biến các yếu tố gây bất lợi
cho đập và hồ chứa. Bằng các quan sát, quan trắc và kiểm tra thường xuyên có thể phát
hiện sớm các rủi ro tiềm tàng nhằm ngăn chặn sự cố cho công trình cũng như vùng hạ
du công trình. Bên cạnh đó, khi xẩy ra sự cố đối với đập và các hạng mục liên quan
khác của hồ chứa, với từng mức độ và giai đoạn nhất định cần có các biện pháp cứu hộ

công trình cho phù hợp. Việc cứu hộ kịp thời không những hạn chế sự phát triển mà
còn có thể ngăn chặn các sự cố vỡ đập, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ lưu
công trình.
Trong trường hợp bất khả khả kháng, quá trình vỡ đập sẽ tạo thành sóng lũ tập
trung nhanh sẽ tràn qua các vùng thấp trũng của hạ lưu công trình. Sự ảnh hưởng về
con người và cơ sở vật chất phụ thuộc vào sự lan truyền và ngập lụt, quá trình này diễn
biến theo thời gian và không gian phụ thuộc vào sự phát triển của lỗ vỡ đập và đặc
điểm địa hình khu vực hạ du công trình. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch di dời dân cư
và tài sản kịp thời, chính xác sẽ giảm thiểu tổn thất về vật chất và con người.
9


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

1.5.9. Xây dựng sổ tay hướng dẫn tình huống phòng chống lũ, lụt
Trên cơ sở các tính toán trên, tập hợp các thông tin cần thiết, cô đọng phục vụ
cho công tác ứng phó khẩn cấp đối với tình huống lũ, lụt và di dời khẩn cấp đối với
khu vực dân cư hạ lưu khi hồ và đập xảy ra sự cố.
Sổ tay hướng dẫn phải bao gồm các quy trình thông báo, biểu đồ các tiến trình
phản ứng cụ thể của hệ thống thể hiện các chi tiết liên lạc giữa các đơn vị. Sổ tay
hướng dẫn còn bao gồm cách thức cho chủ đập thực hiện kế hoạch phòng chống lũ, lụt
cho hệ thống của mình.
1.5.10. Tập huấn phòng chống lũ, lụt hạ du
- Đối tượng được tập huấn: Các thành viên trong đội an toàn đập, cán bộ quản lý
hồ, cán bộ công ty quản lý, khai thác, cán bộ các sở ban ngành có liên quan, cán bộ
quản lý ở địa phương chịu ảnh hưởng khi có sự cố xẩy ra.
- Nội dung tập huấn:
 Giới thiệu nội dung, vai trò và quy trình công tác phòng chống lũ, lụt.
 Thực hành phối hợp giữa các bộ phận và triển khai kế hoạch hành động.

 Hướng dẫn, tập huấn chủ đập cập nhật thông tin cho kế hoạch phòng
chống lũ, lụt.
1.6
-

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Điều tra (dân sinh, hạ tầng xã hội, kinh tế, lũ lụt, thiệt hại…);
Khảo sát địa hình ( đo đạc địa hình lòng dẫn, bình đồ khu vực dự án, truyền dẫn
cao độ vết lũ..) ;
Đo đạc thủy văn (lưu lượng, mực nước) ;
Xây dựng mô hình toán thủy văn thủy lực (ứng dụng bộ mô hình thuỷ lực hai
chiều kết hợp với một chiều và quá trình mưa - dòng chảy trên lưu vực);.
Sử dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ ngập lụt, thời gian ngập, độ sâu ngập,
cũng như bản đồ rủi ro do lũ...

CHƯƠNG 2 : KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN CHÍNH
2.1

THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC LOẠI DỰ LIỆU SẴN CÓ

2.1.1 Đặc điểm địa hình và tự nhiên
Xác định ranh giới lưu vực, diện tích lưu vực
Xu thế biến đổi của địa hình: tài liệu về địa hình, địa chất

10


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk


2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
-

2.1.6
-

Mục đích: phân chia lưu vực cho mô hình mưa dòng chảy, thiết lập mô hình hai
chiều, xác định độ nhám cho mô hình thủy lực hai chiều
Tình hình dân sinh – kinh tế - xã hội-môi trường
Phân bố dân cư trong tỉnh
Tình hình sử dụng đất
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
Mục đích: đánh giá thiệt hại do tác động của ngập lụt
Đặc điểm sông ngòi, lòng dẫn
Mạng lưới sông ngòi
Đặc điểm lòng dẫn: độ dốc, hệ số uốn khúc, phân bố lòng bãi sông
Mục đích: điều chỉnh mô hình thủy lực một chiều
Diễn biến lũ lụt, thiệt hại của các trận lũ lụt lớn
Đặc điểm các trận lũ lớn
Nguyên nhân hình thành lũ
Thu thập tài liệu vết lũ
Tổng hợp thiệt hại do lũ
Mục đích: lựa chọn lũ điển hình, tổ hợp lũ, ước tính thiệt hại do lũ
Mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn trên lưu vực
Mạng lưới trạm khí tượng: trạm mưa, bốc hơi
Mạng lưới trạm thủy văn: yếu tố đo, thời đoạn, tình hình số liệu
Mục đích: phục vụ thiết lập và hiệu chỉnh mô hình thủy văn, thủy lực

Tài liệu cần thu thập: Số liệu khí tượng ( bốc hơi, mưa giờ, mưa ngày của 2
trạm M' Đrăk và Buôn Ma Thuột); Mưa ngày trạm Lắk;
Lưu lượng ngày, trích lũ trạm Giang Sơn, Krông Buk, Krông Bông và Krông
Pách.
Tình hình sử dụng bối bãi và vật cản lòng sông
Tình hình sử dụng bãi
Hiện trạng hệ thống cầu qua sông
Mục đich: phục vụ thiết lập và hiệu chỉnh mô hình thủy văn, thủy lực

Để có tài liệu phục vụ tính toán lập Phương án phòng chống lũ, lụt hạ du hồ chứa
nước Ea Rớt, tỉnh Đắk Lắk cần phải điều tra thu thập một số tái liệu cần thiết với các
nội dung như sau:
Bảng 1: Tổng hợp khối lượng thu thập tài liệu sẵn co
TT

Nội dung công việc

1

Mua các loại bản đồ, ảnh

Đơn vị

Khối lượng

11


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk


2

- Bản đồ địa hình (bản giấy) tỷ lệ 1/50000

tờ

4

- Bản đồ địa chính file số, tỷ lệ 1/10000

mảnh

8

- Cập nhật số liệu khí tượng (mưa ngày, mưa giờ, bốc hơi)

biểu

100

- Số liệu thủy văn (trích lũ, lưu lượng ngày,)

biểu

100

- Thu thập số liệu, tài liệu về đầu mối hồ chứa

công


20

- Thu thập số liệu điều kiện dân sinh, hệ thống cơ sở hạ
tầng vùng ảnh hưởng

công

50

- Thu thập các thông tin liên quan đến cán bộ phục vụ cho
phương án phòng chống lũ, lụt hạ du

công

50

- Thu thập các tài liệu quy hoạch liên quan

công

50

công

50

Mua, điều tra thu thập số liệu thủy văn

3


Thu thập, tổng kết và xử lý số liệu

a

Công tác ngoại nghiệp

b

Công tác nội nghiệp
- Xử lý số liệu thủy văn
- Đánh giá hiện trạng về dân sinh kinh tế, hiện trạng cơ sở
hạ tầng giao thông, thủy lợi…

2.2

30

KHẢO SÁT ĐO ĐẠC THỦY VĂN
-

Cung cấp số liệu lưu lượng (Q) và mực nước(H) để phục vụ hiệu chỉnh và
kiểm định mô hình toán thủy văn thủy lực (có sơ đồ kèm theo).
Vị trí 4 điểm đo đạc đồng thời ( 2 vị trí trên sông chính và 2 điểm( hạ lưu
đập Ea Rớt và trước nhập lưu Ea Rớt với dòng chính Ea Krông Pắk).
Thời gian quan trắc 10ngày/điểm đo;
2 trạm đo mực nước và 2 trạm đo đồng thời lưu lượng và mực nước
Thiết bị: Máy đo vận tốc; và thước đọc mực nước;
Bảng tổng hợp khối lượng thủy văn:


Stt

Hạng mục - Công việc

Đơn vị

Số lượng

1

Đo mực nước (12 ốp/ngày)

Lần đo

480

2

Đo lưu lượng (8 ốp/ngày)

Lần đo

160

Ghi
chú

Khối lượng đo thủy văn dự kiến trên chỉ phù hợp với biên động biến động mực
nước và lưu lượng trong thời kỳ mùa lũ, còn để bắt được con lũ phải tăng thêm
tần suất đo đạc (tăng ốp đo).






Đo 4 lần mỗi ngày vào các giờ 1, 7, 13, 19 hàng ngày.
Đo 8 lần mỗi ngày vào các giờ 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22 hàng ngày.
Đo 12 lần mỗi ngày vào các giờ 1, 3, 5, 7, .. , 19, 21, 23 hàng ngày.
Đo 24 lần mỗi ngày vào 1, 2, 3, 4, ... , 22, 23, 24 trong ngày

12


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

Hình 1. Vị trí đặt điểm đo Thủy văn tạm thời
2.3

TÀI LIỆU ĐỊA HÌNH

2.3.1 Mặt cắt ngang sông
Mặt cắt ngang là loại tài liệu cơ bản dùng trong tính toán thủy động lực một
chiều.
 Khảo sát địa hình
Khảo sát địa hình các mặt cắt ngang sông Ea Rớt từ Đập hồ chứa đến ngã ba
nhập lưu với sông Ea Krông Pắk.
2.3.3 Lưới khống chế độ cao
- Để truyền dẫn cao độ từ đầu mối về tới cửa sông Ea Krông Pắk cho hệ thống
mốc khống chế tọa độ đường truyền cấp 2 làm cơ cơ sở xây dựng mốc thủy

trí và phục vụ công tác đo cắt ngang sông, bằng lưới thủy chuẩn hạng 4.
- Đầu tuyến là khu vực đập đầu mối Ea Rớt sẽ sử dụng mốc độ cao của giai
đoạn TKKT sau đó chuyền độ cao theo dọc theo sông Ea Rớt, dọc tuyến dẫn
độ cao sẽ phải khép vào những mốc độ cao Nhà nước (do tuyến dẫn độ cao
dài cần khép vào mốc độ cao Nhà nước để kiểm tra tránh sai số tích lũy độ
cao). Sau đó chuyền độ cao về cuối tuyến là khu ngã ba sông rồi khép về
mốc độ cao Nhà nước khác;
- Khối lượng thủy chuẩn kĩ thuật 19,5km;
- Khối lượng được tính: 15km x 1,3 = 19,5km;
13


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

1,3: Hệ số đường chéo chuyền độ cao vào các mốc GPS và cấp 2;
- Khối lượng được tính phục vụ công tác đo cho mặt cắt ngang sông.
- Công nghệ đo đạc: Dẫn độ cao thủy chuẩn kỹ thuật bằng phương pháp đo
lượng giác độ chính xác cao và dùng máy toàn đạc điện tử độ chính xác cao
(2”-5”) để dẫn độ cao, gương.
+ Đo vẽ mặt cắt ngang sông
- Quy trình
Cắt ngang đo theo phương vuông góc với tuyến cắt dọc;
Trung bình 500m đo 1 mặt cắt ngang trên sông Ea Rớt;
Chiều dài của 1 mặt cắt ngang tạm tính 400m;
Đo 3 mặt cắt ngang trên sông Ea Krông Pắk
Chiều dài của 1 mặt cắt ngang tạm tính 500m;
Cắt ngang thể hiện đầy đủ sự biến đổi của địa hình;
- Khối lượng 13,9km
Khối lượng cắt ngang sông Ea Krông Pắk ( 3) x 500 = 1500m;

Khối lượng cắt ngang sông Ea Rớt: (15000/500) + 1) x 400 = 12400m;

Hình 2. Dự kiến tuyến mặt cắt ngang địa hình lòng sông

Hình 1: Dự kiến tuyến mặt cắt ngang địa hình lòng sông
2.3.4 Bình đồ
Trong khu vực đã có một số bản đồ địa hình tỷ lệ khác nhau do Cục Đo đạc bản
đồ thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường xử lý ảnh. Bản đồ tỷ lệ 1/10.000 phủ
toàn tỉnh, bản đồ tỷ lệ lớn 1/5.000 phủ hầu hết vùng hạ lưu hệ thống sông có
thành phố hay thị xã của tỉnh. Bản đồ cao độ số dạng DEM(30x30m), các loại
bản đồ hành chính, giao thông, sử dụng đất, vv…

14


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

2.3.5 Khối lượng đo đạc địa hình
Bảng 2: Tổng hợp khối lượng khảo sát địa hình
Diễn toán

Đơn vị

Khối
lượng

1

Xây dựng lưới đường chuyền cấp 2, phục

vụ công tác xây dựng hệ thống mốc thủy
trí, địa hình cấp III

Dọc hai bên bờ
sông khoảng
1km/điểm,
15điểm/bờ*2
bên

Điểm

30

2

Thuỷ chuẩn kỹ thuật, địa hình

Chiều dài sông
15*1,3 lần

km

3

Đo vẽ mặt cắt thủy văn
19,5km*50%

100m

97,5


19,5km*50%

100m

97,5

Stt

+
+

Hạng mục - Công việc

Đo vẽ cắt ngang trên cạn
Đo vẽ cắt ngang dưới nước

19,5

2.4
THIẾT LẬP VÀ HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH THỦY VĂN (MƯA DÒNG
CHẢY) CHO CÁC LƯU VỰC KHÔNG CÓ TRẠM QUAN TRẮC
Sử dụng mô hình SOBEK- Rainfall Runoff Open Water ( hoặc MIKE NAM)
thiết lập mô hình mưa - dòng chảy cho các lưu vực sông Ea Rớt, sông Ea Krông Pắk.
Thiết lập mô hình mưa dòng chảy cho lưu vực Ea Rớt và EA Krông Pắk tính để
xác định bộ thông số mô hình thuỷ văn cho toàn vùng nghiên cứu
Thiết lập mô hình mưa dòng chảy cho các lưu vực bao gồm:
Flv
TT
Tên lưu vực

(km2)
1
Ea Rớt
48
2
Ea Krông Pắk
550
2.5

THIẾT LẬP VÀ HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH THỦY LỰC

2.5.1 Mô hình MIKE11 HD
Mô hình 1 chiều được xây dựng bằng Mike 11, mạng sông gồm 2 con sông với :
Ea Rớt và Ea Krông Pắk.
Mô hình dùng biên trên là lưu lượng tại Đập Ea Rớt (sông Ea Rớt), Cầu 7A trên
sông Ea Krông Pắk. Biên dưới là mực nước tại Thanh Sơn (sau ngã ba nhập lưu Ea
Rớt trên dòng sông Ea Krông Pắk). Ngoài ra còn biên nhập lưu khu giữa.
Nội dung xây dựng mô hình lũ MIKE11-HD bao gồm
1. Xử lý tài liệu để thiết lập mạng sông tính toán: 2 con sông với chiều dài là
15 km.
2. Thiết lập sơ đồ thủy lực mạng sông: chiều dài tính toán 15km
15


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

3. Thiết lập tài liệu địa hình tính toán (số liệu mặt cắt ngang): Kết quả khảo
sát địa hình.
4. Thiết lập các điều kiện biên (phân tích lựa chọn các điều kiện biên theo

chuỗi thời gian): 2 biên trên và 1 biên dưới và biên khu giữa;
5. Thiết lập điều kiện ban đầu
6. Thiết lập các thông số thủy lực
7. Thiết lập và mô phỏng các công trình: thiết lập cho 3 công trình tham gia
tính toán trên lưu vực
8. Hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình: hiệu chỉnh mực nước và
lưu lượng cho 1trạm có số liệu thực đo.
9. Kiểm định và đánh giá sai số: kiểm định mực nước và lưu lượng cho 1trạm
có số liệu thực đo
10. Tính toán mô phỏng các phương án trận lũ
11. Thành lập các báo cáo nghiên cứu: Báo cáo xây dựng và thiết lập mô hình;
Báo cáo hiệu chỉnh và kiểm định mô hình; Báo cáo kết quả nghiên cứu
2.5.2 Thiết lập mô hình thủy lực hai chiều MIKE21 FM
Khu vực chịu ảnh hưởng ngập lụt do vỡ đập và xả lũ đột ngột lũ thiết kế
và kiểm tra là vùng hạ lưu của sông Ea Rớt và ngã ba nhập lưu Ea Rớt bao gồm
địa hình hai bên bờ sông và vùng hạ du tính từ ngã ba Ea Rớt và Ea Krông Pắk.
Nội dung xây dựng mô hình thủy lực 2 chiều MIKE21 FM như sau:
1. Xử lý tài liệu để thiết lập lưới tính toán: bình đồ 15km x1km= 15km2
2. Xây dựng lưới hai chiều: diện tích 15km2
3. Thiết lập các điều kiện biên (phân tích lựa chọn các điều kiện biên theo
chuỗi thời gian): 2 biên trên và 1 biên dưới và biên nhập lưu khu giữa
4. Thiết lập điều kiện ban đầu
5. Thiết lập các thông số thủy lực
6. Kết nối mô hình một chiều và 2 chiều
7. Hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình: hiệu chỉnh mực nước
và lưu lượng cho 1 trạm đo.
8. Kiểm định và đánh giá sai số: kiểm định mực nước và lưu lượng cho 1
trạm đo.
9. Thành lập các báo cáo nghiên cứu: Báo cáo xây dựng và thiết lập mô
hình; Báo cáo hiệu chỉnh và kiểm định mô hình; Báo cáo kết quả nghiên cứu

2.6

THIẾT LẬP VÀ HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH NGẬP LỤT
Mô hình ngập lụt MIKE FLOOD được tích hợp từ hai mô hình một chiều
MIKE11 HD và MIKE21 FM được thành lập tại các bước như trên.
16


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

2.7

XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN TÍNH TOÁN

Mục đích của việc lập bản đồ ngập lụt hạ du ứng là sự chuẩn bị sẵn sàng trong
trường hợp khẩn cấp khi xảy ra sự cố do lũ hoặc vỡ đập hồ Ea Rớt gây ra tổn hại cho
hạ du hồ, nhằm đánh giá khu vực ngập lụt và mức độ ngập sâu trong các trường hợp
xả lũ hoặc vỡ đập để giúp đơn vị quản lý hồ; ban phòng chống lụt bão có biện pháp sơ
tán, di chuyển người dân khỏi vùng nguy kiểm, giảm thiệt hại tối thiểu về người tài sản
vì vậy để đánh giá được hết mọi khả năng nguy cơ tiềm tàng gây ngập lụt hạ lưu hồ.
Cần phải tính tới các kịch bản xả lũ hoặc vỡ đập khác nhau để xác định các phương án
khẩn cấp và đề xuất phương án phòng, chống lũ, lụt hạ du hồ chứa phù hợp.
* Trường hợp nước qua tràn với lũ thiết kế hoặc lũ kiểm tra đập không bị vỡ:
Kịch bản 1: Lũ qua cửa van với tần suất thiết kế P= 1,0% và mưa hạ lưu có tần
suất tương ứng.
Kịch bản 2: Lũ qua cửa van với tần suất kiểm tra P= 0,2% và mưa hạ lưu có tần
suất tương ứng.
Kịch bản 3: Lũ qua cửa van với tần suất kiểm tra P= 0,2% và mưa hạ lưu có tần
suất tương ứng trong trường hợp cửa van bị kẹt 1 cửa và 2 cửa.

* Trường hợp nước tràn qua đỉnh đập làm vỡ đập:
Kịch bản 4: Đập bị vỡ do sự cố tràn xả lũ bị cây trôi, hoặc lở núi làm tắc khi có
lũ đến hồ tần suất thiết kế P=1% và mưa hạ lưu có tần suất tương ứng.
Kịch bản 5: Đập bị vỡ do sự cố tràn xả lũ bị cây trôi, hoặc lở núi làm tắc khi có
lũ đến hồ tần suất kiểm tra P= 0,2% và mưa hạ lưu có tần suất tương ứng.
Kịch bản 6: Đập bị vỡ do có lũ vượt thiết kế đến hồ tần suất P=0,01% tràn không
thoát kịp và mưa hạ lưu có tần suất tương ứng.
* Trường hợp Đập bị vỡ do các nguyên nhân (trượt mái đập do thấm làm xói
thân đập hoặc do động đất):
Kịch bản 7: Vỡ đập khi nước trong hồ tương ứng MNDBT hồ ở thời kỳ mùa
khô, không mưa.
Kịch bản 8: Vỡ đập khi nước trong hồ tương ứng với MNLTK với tần suất thiết
kế P= 1,0% và mưa trên toàn lưu vực có tần suất P =1%.
Kịch bản 9: Vỡ đập khi nước trong hồ tương ứng với MNLKK với tần suất thiết
kế P= 0,2% và mưa trên toàn lưu vực có tần suất P =0,2%.
Kịch bản 10: Vỡ đập khi nước trong hồ tương ứng với cực hạn với tần suất thiết
kế P= 0,01% và mưa trên toàn lưu vực có tần suất P =0,01%.
2.8

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NGẬP LỤT CHO CÁC KỊCH BẢN TÍNH TOÁN

2.8.1 Tính toán mô phỏng ngập lụt khi hồ co sự cố
Tính toán mô phỏng thủy lực trên mô hình MIKE FLOOD
17


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

-


Tính toán mô phỏng thủy lực trên mô hình MIKEFLOOD với các kịch bản xả
lũ thiết kế và kiểm tra;
Tính toán mô phỏng thủy lực trên mô hình MIKE FLOOD với các kịch bản vỡ
đập với các kịch bản mưa lũ và không mưa.
2.8.2 Phân tích kết quả tính toán
Phân tích kết quả quá trình lưu lượng, mực nước, độ sâu ngập, vận tốc tại các vị
trí xung yếu ứng với từng kịch bản.
Đánh giá sơ bộ thiệt hại dựa trên các tiêu chí thời gian ngập, độ sâu ngập, tổ
hợp của vận tốc x độ sâu.
2.9

-

BẢN ĐÔ NGẬP LỤT
Các loại bản đồ được thành lập bao gồm độ sâu ngập lớn nhất, bản đồ trường
vận tốc lớn nhất từ mô hình MIKE FLOOD.
Bản đồ ngập lụt hạ du;
Bản đồ trường vận tốc và hướng dòng chảy của tất các các tình huống xả lũ;

2.10 NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT HẠ DU HÔ CHỨA
NƯỚC EA RỚT, TỈNH ĐẮK LẮK (KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ VỚI TRƯỜNG
HỢP KHẨN CẤP)
* Kế hoạch ứng phó với trường hợp khẩn cấp hồ chứa nước Suối Mỡ, tỉnh Bắc
Giang được chia thành 3 phần:
Phần I: Kế hoạch chuẩn bị sẵn ứng pho với trường hợp khẩn cấp.
Phần II: Kế hoạch ứng pho với trường hợp khẩn cấp.
Phần III: Phụ lục tính toán và bản đồ ngập lụt hạ du.
*Nội dung kế hoạch ứng phó với trường hợp khẩn cấp hồ chứa nước Suối Mỡ,
tỉnh Bắc Giang được tóm tắt như sau:

Phần I: Kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng ứng pho với trường hợp khẩn cấp.
Chương I – Giới thiệu và miêu tả tom tắt dự án
Chương II – Trách nhiệm thực hiện ứng pho với trường hợp khẩn cấp:
Việc xác định trách nhiệm cho nhiệm vụ liên quan đến ứng phó với trường hợp
khẩn cấp hồ chứa nước Ea rớt cần phải được thực hiện trong quá trình phát triển kế
hoạch. Quản lý đập chịu trách nhiệm phát triển, duy trì và thực hiện phương án phòng
chống lũ, lụt hạ du hồ chứa. Cán bộ quản lý phương án ở cấp tỉnh, huyện và địa
phương có nghĩa vụ và trách nhiệm thông báo và sơ tán những khu vực chịu ảnh
hưởng ở hạ lưu trong tình huống khẩn cấp. Kế hoạch ứng phó với trường hợp khẩn cấp
hồ chứa nước Ea Rớt sẽ chỉ rõ trách nhiệm của nhà quản lý đập và chính quyền ở hạ
lưu để đảm bảo các hành động được thực hiện hiệu quả và kịp thời khi tình trạng khẩn
cấp xảy ra với đập.
Chương III – Phát hiện, đánh giá và phân loại tình huống khẩn cấp:

18


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

Phát hiện sớm và đánh giá tình hình cần những hành động khẩn cấp là cần thiết.
Thiết lập cơ chế để phân hạng tình hình khẩn cấp đáng tin cậy và kịp thời là cấp thiết
để đảm bảo rằng những hành động phù hợp được thực hiện dựa trên tình trạng khẩn
cấp.
Chương IV – Cơ chế thông báo, biểu đồ và kế hoạch sơ tán:
Thiết lập mức độ báo động cho những vùng nguy hiểm khác nhau liên quan đến
lũ lụt tiềm ẩn hoặc là vỡ đập là nhiệm vụ cần thiết phải hoàn thành trước khi cơ chế
thông báo được triển khai. Khi mức độ báo động được thiết lập, có thể xây dựng được
biểu đồ thông báo, chỉ ra ai là người thông báo, ai thông báo và mức độ ưu tiên nào.
Thông tin về biểu đồ thông báo là cần thiết để thông báo kịp thời cho những người chủ

chốt chịu trách nhiệm thực hiện những hành động khẩn cấp như trình bày trong
chương II. Chương này cũng vạch ra quy trình về kế hoạch sơ tán và cung cấp danh bạ
liên lạc khẩn cấp để liên lạc với các cơ quan, tổ chức tham gia phòng chống lũ, lụt.
Chương V – Bản đồ ngập lụt:
Bản đồ ngập lụt thể hiện những khu vực sẽ bị ảnh hưởng ngập lụt do lũ lớn hoặc
vỡ đập, không những các nhà quản lý đập mà cán bộ quản lý tham gia ứng phó khẩn
cấp phải nắm được thông tin trên bản đồ ngập lụt. Đây là những thông tin quan trọng
giúp các nhà quản lý có những hành động khẩn cấp, biện pháp thích hợp giảm thiểu tối
đa các thiệt hại do sự cố lũ lụt hoặc vỡ đập gây ra.
Phần II – Kế hoạch ứng pho khẩn cấp
Chương I – Phân loại kế hoạch ứng pho khẩn cấp
Chương này trình bày chi tiết bốn cấp độ báo động được thiết lập cho dự án. Các
cấp độ báo động phân loại khẩn cấp được phân loại theo tính nghiêm trọng và khẩn
cấp. Đối với mỗi cấp báo động, điều kiện báo động sẽ được chi tiết và để động kịp
thời.
Chương II – Sơ đồ thông báo ứng cứu khẩn cấp:
Trong chương này đề ra các sơ đồ thông báo ứng cứu khẩn cấp ứng với từng mức
báo động khác nhau và trình bày bốn biểu đồ thông báo để hỗ trợ cho cơ chế thông báo
đối với từng mức độ trong bốn hệ thống mức độ báo động.
Chương III –kế hoạch ứng pho khẩn cấp của chủ đập ngoài hiện trường:
Chương này sẽ cung cấp chi tiết những hành động chuẩn bị sẵn sàng mà Chủ đập
(IMC) sẽ thực hiện ngoài hiện trường để ngăn chặn điều kiện khẩn cấp phát triển.
Chương IV - Ứng pho khẩn cấp của Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi
(IME)
IME chịu trách nhiệm với IMC và sẽ có những hành động ứng phó khẩn cấp
riêng của họ trong trường hợp khẩn cấp. IMC sẽ giao cho IME thực hiện những hành
động ứng phó khẩn cấp này.
19



Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

Chương V- Kế hoạch ứng pho khẩn cấp của các tổ chức và cơ quan ở khu
vực hạ lưu
Có nhiều cơ quan và tổ chức ở hạ lưu sẽ tham gia vào thực hiện kế hoạch khẩn
cấp (ERP) khi chủ đập và Ban phòng chống thiên tai công bố tình trang khẩn cấp. Một
số cơ quan và tổ chức có ERP riêng đó là UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban phòng
chống lụt bão; UBND huyện; Tỉnh đội ở khu vực dự án; Công an tỉnh ở khu vực dự
án; Cơ quan phòng cháy, chữa cháy ở khu vực dự án; Công ty viễn thông ở khu vự dự
án; Trung tâm khí tượng thủy văn ở khu vực dự án; Trạm truyền thanh và truyền hình
ở khu vực dự án; Nhà thầu xây lắp – thiết bị ở khu vực dự án; cán bộ y tế ở khu vực dự
án; quân đội và lữ đoàn kỹ thuật ở khu vực dự án. ERP nên bao gồm miêu tả những
việc mà các cơ quan và tổ chức trên sẽ làm trong trường hợp khẩn cấp.
Chương VI – Các mẫu kế hoạch ứng pho khẩn cấp (ERP)
ERP nêu ra biện pháp và những yêu cầu khẩn cấp cần được thực hiện bởi chủ
đập (IMC) trong trường hợp vỡ đập hoặc lũ lớn. Mẫu ERP đã được xây dựng và xác
định các hành động được thực hiện bởi các cá nhân được giao vai trò chính khi ERP đã
triển khai. Quyết định triển khai ERP do IMC thực hiện với sự kết hợp với PPC và
PCTT&TKCN khi ở Báo động cấp 2, 3 và 4. Mẫu ERP được cung cấp để hỗ trợ thực
hiện ERP.
Phần III – Phụ lục của kế hoạch ứng pho khẩn cấp.
Các phụ lục sẽ bao gồm tất cả những công việc thu thập và phân tích dữ liệu
chuẩn bị cần thiết để xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp. Có nhiều yêu cầu chuẩn bị
cần được hoàn thành để chuẩn bị kế hoạch ứng phó khẩn cấp. Một số dữ liệu quan
trọng và những yêu cầu cần được xây dựng cho mỗi dự án và được đưa vào trong các
Phụ lục là:
Phụ lục A: Diễn toán lũ và hồ chứa cho lũ các tần suất tính toán.
Phụ lục B: Phân tích vỡ đập cho đập.
Phụ lục C: Chuẩn bị bản đồ ngập lụt hạ lưu cho các trường hợp phải ứng

pho.
Phụ lục D: Dữ liệu đầu vào cần thiết để phân tích trên máy tính lũ các tần
suất và diễn toán lũ phân tích vỡ đập.
Phụ lục E: Những yêu cầu khác của kế hoạch ứng pho khẩn cấp về an toàn
đập:
E1 – Danh sách đăng ký những người giữ bản kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
E2 – Danh bạ liên lạc khẩn cấp
E3 – Danh sách những người ở hạ lưu bị ảnh hưởng bởi lũ lụt
E4 – Đào tạo, thực hành và chương trình cập nhật kế hoạch ứng phó khẩn cấp
E5 – Dự toán chi phí cho việc triển khai kế hoạch ứng phó khẩn cấp cho dự án
20


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

2.11

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

2.11.1 Tổng quát
Lập một kế hoạch phòng chống lũ, lụt hạ du hồ chứa rất phức tạp và đòi hỏi sự
hợp tác của các bộ phận và cơ quan khác nhau. Do đó cần phải có một thời gian thực
hiện phù hợp với trình tự thực hiện cụ thể như sau.
Tháng 1: Làm quen, đi thực địa, thu thập và mua dữ liệu, viết báo cáo ban đầu.
Tháng 2-5: Biên soạn và hiệu chỉnh mô hình thủy lực, dữ liệu đầu vào và phân
tích các lần chạy thử, viết và trình dự thảo kế hoạch phòng chống lũ, lụt hạ du hồ chứa
cho chủ đầu tư.
Tháng 6: Hiệu chỉnh dự thảo kế hoạch phòng chống lũ, lụt hạ du hồ chứa theo
các ý kiến đóng góp của các ban ngành liên quan.

2.11.2 Tiến độ báo cáo
TT

Báo cáo

Thời gian báo cáo

1

Báo cáo sơ bộ: các công việc thực
hiện công tác tư vấn. Xin ý kiến để có
sự hỗ trợ phối hợp giúp đỡ cho công
tác điều tra thu thập số liệu. Đánh giá
hiện trạng...

Sau khi ký hợp đồng 30 ngày

2

Báo cáo kết quả thực hiện (lần 1): Xin
ý kiến của chủ đầu tư và các cơ quan
hữu quan khác để hoàn thiện hồ sơ.

Sau khi ký hợp đồng 90 ngày

3

Báo cáo kết quả thực hiện (lần 2): Xin
ý kiến của chủ đầu tư và các cơ quan
hữu quan khác sau khi chỉnh sửa theo

ý kiến lần 1 để hoàn thiện hồ sơ.

Sau khi ký hợp đồng 150 ngày

4

Hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến đóng góp
của chủ đầu tư và các cơ quan hữu
quan khác và hoàn thiện, nghiệm thu,
bàn giao hồ sơ.

Sau khi ký hợp đồng 180 ngày

2.11.3 Danh mục, tiến độ, nội dung bàn giao sản phẩm
Thứ
tự

Nội dung hồ sơ

Thời hạn
giao nộp

1

Nộp hồ sơ khảo sát địa hình

Ngày thứ 90

2


Nộp hồ sơ lần 1 để báo cáo
xin ý kiến đóng góp của
chủ đầu tư và các ban
nghành liên quan

Ngày thứ 90

3

Nộp hồ sơ lần 2 để báo cáo

Ngày thứ 150

Ghi chú
Mỗi báo cáo nộp 10 bản bằng tiếng Việt.

Mỗi báo cáo nộp 5 bản bằng tiếng Việt.

Mỗi báo cáo nộp 5 bản bằng tiếng Việt.
21


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

Thứ
tự

Thời hạn
giao nộp


Nội dung hồ sơ

Ghi chú

xin ý kiến đóng góp của
chủ đầu tư và các ban
nghành liên quan
Hoàn chỉnh hồ sơ giao nộp
chính thức

4

Ngày thứ 180

Mỗi báo cáo nộp 10 bản bằng tiếng Việt.

2.11.4 Nhân lực thực hiện công tác tư vấn
Công việc tư vấn được thực hiện bởi các chuyên gia có năng lực phù hợp, thời
gian tiến hành các công việc được bố trí phù hợp với tiến độ và nội dung công việc.
TT

Chuyên gia

Tháng

1

Trưởng nhóm


6,0

2

Chuyên gia chủ nhiệm địa hình,
thủy văn

3,0

Chuyên gia chủ trì tính toán thủy
văn; lập Bản đồ;

4,0

3

Chuyên gia chủ trì xây dựng mô
hình thủy lực

4,0

4

Chuyên gia chủ trì tính thủy lực

4,5

6

Chuyên gia đào tạo, tập huấn


2,0

7

Chuyên gia kinh tế, dự toán

3,0

8

Cán bộ hỗ trợ

6,0

2.14

1

2

3

4

5

6

SẢN PHẨM GIAO NỘP

Thành phần Hồ sơ xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ
du hồ chứa nước Ea Rớt, tỉnh Đắk Lăk.
1. Báo cáo tổng hợp;
2. Báo cáo tóm tắt;
3. Báo cáo Phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du Hồ chứa nước Ea Rớt
3. Báo cáo chuyên đề:
3.1. Báo cáo hiện trạng kinh tế xã hội và hạ tầng
3.2. Báo cáo khảo sát đo đạc thủy văn
3.2. Báo cáo khảo sát địa hình
3.2. Báo cáo khí tượng thủy văn
3.3. Báo cáo thủy lực
3.4. Bản đồ tồng thể Ao; Tập Alsat A3.
Số lượng: 9 Bộ.

22


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk

2.15

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

2.15.1 Căn cứ lập dự toán
Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư XDCT.
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 hướng dẫn lập và quản lí chi
phí đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định số 66/NĐ-CP/2013 về việc quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ
công chức, viên chức, và lực lượng vũ trang ngày 27/06/2013.

Thông tư 17/2013/TT-BXD ngày 30/10/2013 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn xác
định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
Thông tư 07/2007/TT-BXD ngày 10/11/2006 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi
phí khảo sát xây dựng.
Định mức dự toán xây dựng công trình phần khảo sát xây dựng (công bố kèm
theo văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng.
Quyết định số 957/QD-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công
trình.
Quyết định số 165/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về định mức trong xây dựng dự toán kinh phí đề tài, nhiệm
vụ nghiên cứu mô hình tính toán thủy lực, hình thái sông ngòi
Thông tư số 10/TT-BTNMT ngày 01/07/2010 của Bộ tài nguyên và môi trường
2.15.2 Kinh phí thực hiện
TT
1

2

3
4

Giá trị trước
Giá trị sau thuế
Nội dung
thuế (đồng)
Thuế VAT
(đồng)
Nội dung: Thu thập số liệu và
khảo sát thủy văn, địa hình

1.163.109.091 116.310.909
1.279.420.000
Nội dung: Xây dựng bộ công cụ
mô hình tính toán, tính toán, mô
phỏng các kịch bản và xây dựng
bộ bản đồ ngập lụt
1.007.720.909 100.772.091
1.108.493.000
Nội dung: Lập phương án phòng
chống lũ lụt hạ du hồ chứa
194.888.182
19.488.818
214.377.000
Nội dung: Tổ chức hội thảo,
nghiệm thu và chuyển giao sản
phẩm
73.140.000
7.314.000
80.454.000
Tổng (làm tròn)
2.438.858.000 243.886.000
2.682.744.000
Bằng chữ: Hai tỷ sáu trăm tám triệu hai triệu bảy trăm bốn mươi bốn nghìn đồng).

23


Phương án phòng chống lũ, lụt cho hạ lưu
Công trình Hồ chứa nước Ea Rớt- Đắk Lắk


PHỤ LỤC
Các bảng tính dự toán dự trù kinh phí thực hiện

24



×