Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào bài vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự pháp triển và phân bố ngành giao thông vận tải địa lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO BÀI: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN
BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI - ĐỊA LÍ 10

Người thực hiện: Lê Thị Hiên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa Lí

THANH HOÁ NĂM 2017


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

1. Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu



1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung

3

2.1. Cơ sở lí luận

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3

2. 3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện

4

2.3.1. Các bước tiến hành xây dựng bài học theo định hướng năng lực

4


2.3.2. Giải pháp thực hiện

5

2.3.3. Đánh giá quá trình thực hiện

16

2.4. Hiệu quả của đề tài

18

2.4.1. Đối với sự tiến bộ của học sinh

18

2.4.2. Đối với bản thân và đồng nghiệp

18

2.4.3. Đối với phong trào giáo dục của nhà trường, địa phương

19

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận

19


3.2. Kiến nghị

19

Tài liệu tham khảo

20


MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu

TT

Nội dung

1

THPT

Trung học phổ thông

2

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

3


BCHTW

Ban chấp hành Trung ương

4

KHXH

Khoa học xã hội

5

SGK

Sách giáo khoa

6

GV

Giáo viên

7

HS

Học sinh

8


GTVT

Giao thông vận tải

9

KKVC

Khối lượng vận chuyển

10

KKLL

Khối lượng luân chuyển

11

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

12

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1. Mở đầu

1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Người
học có thể tiếp nhận kiến thức, từ nhiều nguồn, kênh khác nhau. Với thông tin
phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu
cấp bách và cần thiết phải đổi mới cách dạy và học cho phù hợp với yêu cầu phát
triển chung của xã hội.
Để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông mới, cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương pháp dạy học, đổi mới
công tác kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn
luyện phương pháp tự học của học sinh, tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng
kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức
học tập, đẩy mạnh ứng dụng thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Từ thực tế Trường THPT Triệu Sơn 5, môn Địa Lí không được học sinh chú
trọng nhiều, đặc biệt là chương trình Địa Lí 10 vì nội dung kiến thức liên quan đến
các quy luật, khái niệm, các vấn đề tự nhiên, kinh tế-xã hội chung, kiến thức trìu
tượng.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu
ra, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, có khả năng xác
định mục tiêu cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường kết quả. Sau khi
hoàn thành bài học, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện kiến thức, kĩ năng, giúp
học sinh chủ động trong việc nắm kiến thức và hứng thú nhiều hơn đối với môn
học, biết vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết các tình huống, vấn đề nảy sinh
trong đời sống gia đình, xã hội.
Muốn hình thành và phát triển năng lực của học sinh, để học sinh tự chiếm
lĩnh tri thức, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc xử lí mọi vấn đề nảy
sinh trong thực tiễn cần phải có hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo. Các hoạt
động học phải được tổ chức đa dạng đặc biệt phải quan tâm đến việc ứng dụng kiến
thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây chính là thử thách lớn đối với toàn
ngành giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng trong đó có bộ môn Địa Lí.
Trước yêu cầu phát triển của xã hội, với mong muốn tạo hứng thú, sự yêu

thích môn học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tôi mạnh dạn chọn
đề tài “Vận dụng Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào Bài:
Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành
giao thông vận tải - Địa lí 10” mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô
và đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua các tiết học theo phương pháp định hướng phát triển năng lực học
sinh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả, góp phần hình thành năng
lực cho học sinh thông qua các hoạt động học và hứng thú hơn với môn Địa Lí.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các lớp 10B3, 10B4, Trường THPT Triệu Sơn 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tống hợp nhiều phương pháp trong đó phương pháp chủ đạo:
+ Phương pháp nguyên cứu lí luận: tham khảo, nghiên cứu từ tài liệu.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - thực nghiệm: Thiết kế bài giảng theo
phương pháp định hướng phát triển năng lực học sinh, tiến hành thực nghiệm đánh
giá tình hình học tập môn Địa Lí của học sinh tại lớp 10B3, 10B4.

2


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới với trọng
tâm: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, kèm theo quyết định

711QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị BCHTW khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghị quyết nêu rõ: “nhằm đáp ứng
yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế,...Chuyển từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng
lực,... từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp tích cực” Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, đa
dạng hóa các hình thức học tập.
Luật giáo dục nêu rõ: “phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh, phù hợp đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Như vậy, chúng ta có thể thấy: định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã
khẳng định, cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là
giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học thụ động.
Bản chất của dạy học theo hướng năng lực là tổ chức cho học sinh các hoạt động
học mà học sinh chính là chủ thể nhận thức còn giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm
tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh (chiếm lĩnh và xây dựng tri thức) trong
sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh. Cho phép cá nhân
hóa việc học trên cơ sở mô hình năng lực người học [1] Giúp người học phát huy
tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu
cũng như từ thực tế các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới
Mặt khác còn giúp các em tự phát triển năng lực tư duy sáng tạo theo sở thích, năng
lực và nguyện vọng của cá nhân cũng như các thành viên trong tập thể, có khả năng
học tập suốt đời.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Những năm qua, từ thực tiễn Trường THPT Triệu Sơn 5 và các nhà trường

tôi nhận thấy: trong xu hướng hiện nay môn Địa Lí không được học sinh chú trọng
nhiều đặc biệt Địa Lí lớp 10 vì liên quan đến nhiều khái niệm, quy luật, vấn đề
chung. Vậy học theo định hướng năng lực sẽ giúp học sinh chủ động nắm kiến thức
và hứng thú nhiều hơn với môn học.
3


Xu hướng giáo dục hướng nghiệp, đại học hiện nay: sinh viên được tuyển
khối C ngày càng hạn chế, đặc biệt đặc biệt từ mùa thi 2017 nhóm các trường Công
An nhân dân không xét tuyển khối C truyền thống. Như vậy chỉ còn một phần rất
nhỏ các em học theo khối, một phần học để thi THPT Quốc gia, môn tự chọn trong
tổ hợp bài thi KHXH.
Trước yêu cầu của xã hội và thực tiễn nhà trường đòi hỏi người dạy cần tích
cực áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới phù hợp, chuyển từ lối truyền thụ
và áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc sang tập trung dạy cách học, cách nghĩ, đảm
bảo cân đối giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng, định hướng thái độ hành
vi cho học sinh.
Dạy học theo định hướng năng lực sẽ giúp học sinh phát huy tốt khả năng tự
học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu. lĩnh hội kiến
thức, kỹ năng và giá trị mới; Giúp học sinh tự phát triển năng lực tư duy sáng tạo
theo năng lực, sở thích và nguyện vọng của bản thân, hiểu và vận dụng kiến thức,
kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống [2] Tạo được sự hứng thú say
mê với môn học. Vì một thực tiễn môn Địa Lí hiện nay: “xã hội không có nhu cầu,
học sinh không hứng thú học” Đổi mới phương pháp dạy là cần thiết.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1.Các bước tiến hành xây dựng chuyên đề theo định hướng năng lực dựa
trên chương trình giáo dục phổ thông môn Địa Lí.
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học
Trong phần này giáo viên cần phải lựa chọn được chủ đề dạy học với các nội dung
cụ thể sẽ thực hiện.

Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực hình
thành.
Ngoài kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực được hình thành cần xác định rõ các
năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Bước 3: Lập bảng mô tả các yêu cầu cần đạt
Trong bảng mô tả giáo viên cần chia theo các mức độ nhận thức, gồm 4 mức độ:
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Chủ đề, Nội dung Nhận biết

Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao

......................

................

....................

...............

................

Những năng lực có thể hướng tới:
1. Năng lực chung:
2. Năng lực chuyên biệt:
Biên soạn câu hỏi minh họa cho từng mức độ nhận thức về kiến thức, kĩ năng
và năng lực:
4



Bài tập theo định hướng phát triển năng lực được xây dựng theo 4 mức độ nhận
thức: Câu hỏi nhận biết, câu hỏi thông hiểu, câu hỏi vận dụng thấp, câu hỏi vận
dụng cao.
Bước 5. Tiến trình dạy học theo chủ đề [2]
Trên đây là đề xuất các bước tiến hành, sau đây là giải pháp thực hiện theo các
bước xây dựng chuyên đề trong bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng
tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT. Địa lí 10
2.3.2. Giải pháp thực hiện:
Tiết 44.
Bài 36:
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Hình thức Bài lên lớp: Dạy kiến thức và kĩ năng mới)
I. Nội dung bài học
Nội dung 1:
1. Vai trò của ngành giao thông vận tải
2. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải
Nội dung 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân ngành GTVT
1. Nhân tố tự nhiên
2. Nhân tố kinh tế-xã hội
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò của ngành giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế-xã hội.
- Hiểu được đặc điểm và phân biệt được sự khác biệt về đặc điểm của ngành giao
thông vận tải so với các ngành sản xuất vật chất.
- Hiểu và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành
giao thông vận tải. [4]
2. Kĩ năng

- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, ... để trình bày về: Vai trò. đặc điểm và các
nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. [4]
- Vận dụng tích hợp kiến thức kĩ năng vào bài học và thực tiễn cuộc sống.
3. Thái độ
- Thái độ nghiêm túc, chủ động, sáng tạo khi tham gia các hoạt động trong bài học.
- Có ý thức chấp hành luật An toàn giao thông, bảo vệ môi trường
4. Định hướng năng lực được hình thành
4.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính
toán.
4.2. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh Địa Lí,
bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, ,...
5


III. Bảng mô tả mức độ nhận thức/bài tập kiểm tra đánh giá
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Chủ đề, Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Nội dung
Vai trò, -Trình bày - Phân tích được - Chứng minh - Liên hệ được vai trò
đặc điểm được vai trò vai trò của các được vai trò của GTVT trong

các của ngành nhân tố tới phát của GTVT đối chiến tranh bảo vệ,
nhân tố giao thông triển và phân bố với sự phát thống nhất đất nước
ảnh
vận tải
GTVT.
triển kinh tế-xã được thể hiện trong

hưởng tới - Trình bày - So sánh được hội, mối liên Văn Học, Lịch Sử,
phát triển được
đặc sự khác biệt hệ kinh tế giữa trong Thơ Ca cách
và phân điểm
của giữa GTVT với các vùng miền, mạng Việt Nam.
bố GTVT ngành
ngành sản xuất các quốc gia.
- Vận dụng vào thực
GTVT
vật chất
tiễn GTVT Việt
Nam.
Những năng lực có thể hướng tới:
1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
tính toán.
2. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh Địa Lí,
bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, ,...
2. Biên soạn hệ thống câu hỏi minh họa cho từng mức độ nhận thức về kiến
thức, kĩ năng và năng lực:
2.1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. GV cho HS xem sơ đồ, một số hình ảnh sau:
Nguyên,
nhiên liệu

Xe chở mía

GTVT

Sản xuất(sản phẩm)


GTVT

Thị
trường

Xe chở đường

6


Nguyên,
nhiên liệu

GTVT

Sản xuất(sản phẩm)

GTVT

Thị
trường

Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, an ninh quốc phòng,...

Dựa vào hình ảnh trên và kiến thức trong SGK, hãy trình bày vai trò của ngành
giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế-xã hội?
Gợi ý trả lời:
- Tham gia cung ứng vật tư, trang thiết bị kĩ thuật, nguyên, nhiên liệu cho các cơ sở
sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.

- Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
- Giúp cho việc thực hiện các mối quan hệ giao lưu kinh tế, xã hội giữa các vùng
miền, các quốc gia.
- Góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa vùng sâu, vùng xa, tăng cường sức mạnh an
ninh quốc phòng, tạo mối giao lưu kinh tế trên thế giới [3]
Câu 2. Dựa vào kiến thức trong SGK và vốn hiểu biết, hãy trình bày đặc điểm của
ngành giao thông vận tải?
Gợi ý trả lời:
- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.
- Chỉ tiêu đánh giá: Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hóa), khối
lượng luân chuyển (gười.km, tấn.km) cự li vận chuyển Tb (km)
2.2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. GV cho HS xem hình ảnh sau

7


Theo em địa hình ảnh hưởng như thế nào đến loại hình và công tác thiết kế, thi
công các công trình GTVT. Cho ví dụ.
Gợi ý trả lời:
- Địa hình ảnh hưởng đến loại hình, công tác thiết kế, khai thác công trình GTVT
- Ví dụ:
+ Địa hình nhiều sông, suối: Phát triển GTVT đường sông, xây dựng cầu, cảng
+ Địa hình đảo, quẩn đảo: Phát triển GTVT biển, xây dựng cảng biển.
Câu 2. Theo em, mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có thuận lợi khó khăn gì
đối với ngành giao thông vận tải?
Gợi ý trả lời:
- Thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải đường sông
- Không thuận lợi cho giao thông đường ô tô, đường sắt vì đòi hỏi xây dựng nhiều
công trình cầu, phà và dễ gây tắc nghẽn giao thông mùa mưa lũ...

2.3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1. So sánh sự khác biệt về sản phẩm của ngành GTVT so với các ngành sản
xuất nông nghiệp và công nghiệp?
Gởi ý trả lời:
Công
Nông nghiệp
Giao thông
nghiệp
vận tải
- Sản
- Sản phẩm là các vật phẩm từ ngành trồng trọt:
- Sản phẩm
phẩm là + Cây lương thực (lúa gạo, ngô, sắn,...)
là sự chuyên
tư liệu sản + Cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, dừa,...) chở người
xuất hoặc + Chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn...)
và hàng hóa.
vật phẩm + Gia cầm (gà, vịt, chim,...)
tiêu dùng + Đánh bắt, nuôi trrồng thủy sản...
- Nông nghiệp và công nghiệp: Sản phẩm là vật chất cụ thể thông qua lao động
của con người có thể trực tiếp bằng sức lao động,qua máy mốc, thiết bị.
- Giao thông vận tải không làm ra của cải vật chất nhưng làm thay đổi vị trí của
sản phẩm vật chất và vận chuyển con người.
Câu 2. Chứng minh điều kiện kinh tế-xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát
triển và phân bố các ngành giao thông vận tải [3]
- Sự phát tiển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển và phân bố và hoạt động của ngành GTVT: các ngành kinh tế là khách
hàng của GTVT, phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển, quan hệ kinh
tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ, quy định mật độ mạng lưới GTVT, các loại
hình, hướng và cường độ vận chuyển.

Ví dụ: Sự phát triển của trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hoá lãnh thổ sản
xuất công nghiệp =>nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm
mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu,thị trường tiêu thụ,...
- Phân bố dân cư, thành phố, đô thị lớn ảnh hưởng tới vận tải hành khách
8


2.4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Tại sao nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội miền núi, giao thông vận
tải phải đi rước một bước?[3]
Gợi ý trả lời:
- GTVT ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở
miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giưa miền núi với đồng bằng, nhờ thế
sẽ phá được thế “cô lập” “ tự cấp, tự túc” của nền kinh tế.
- Sẽ có điều kiện khai thác tài nguyên, hình thành nông, lâm trường, phát triển công
nghiệp, đô thị, thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi, thúc đẩy phân công lao
động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi.
- Các hoạt động dịch vụ (văn hoá, giáo dục, y tế,) cũng có điều kiện phát triển.
Câu 2. Tại sao nói: Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm
thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới?[3]
Gợi ý trả lời:
- Tiến bộ của GTVT mở rộng các mối liên hệ vận tải và đảm bảo sự giao thông
thuận tiện giữa các địa phương, khu vực trên thế giới.
- Những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật và quản lí làm cho tốc độ vận chuyển người
và hàng hóa tăng lên, thời gian vận chuyển giảm xuống, chi phí vận chuyển giảm,
mức độ tiện nghi, an toàn ngày càng cao => sản xuất đặt ở gần các tuyến vận tải
lớn, gần đầu mối GTVT đồng nghĩa là gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.
Việc giảm đáng kể chi phí vận tải ở nhiều nước đã có ảnh hưởng sâu sắc đến bức
tranh phân bố của nhiều ngành sản xuất, ...
- Tốc độ vận tải nhanh hơn, quan niệm khoảng cách không gian thay đổi. Dân cư

không cần tập trung gần nơi làm việc, gần công sở hay gần trung tâm thành phố, có
thể ở ngoại thành, xa nơi làm việc nhưng vẫn đi về hàng ngày, làm mở rộng thêm
không gian, phát triển nhanh các thành phố lớn còn ở vùng xa xôi hẻo lánh nhờ có
GTVT mà có thể di dân quy mô lớn đến khai thác tài nguyên,...
IV. Thiết kế tiến trình dạy học
1. Mục tiêu: sau bài học, học sinh đạt được:
1.1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò của ngành giao thông vận tải
- Hiểu được đặc điểm và phân biệt được sự khác biệt về đặc điểm của ngành giao
thông vận tải so với các ngành sản xuất vật chất.
- Hiểu và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành
giao thông vận tải [4]
1.2. Kĩ năng
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, ... để trình bày về:
+ Vai trò. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải
+ Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố giao thông vận tải
- Vận dụng tích hợp kiến vào thực tiễn cuộc sống.
9


1.3. Thái độ, hành vi
- Thái độ học tập nghiêm túc, chủ động, sáng tạo khi tham gia các hoạt động trong
bài học.
- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải trong sự phát triển
kinh tế-xã hội . Chấp hành luật An toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
1.4. Năng lực định hướng được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính
toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp sử dụng tranh ảnh Địa Lí, bản

đồ, sơ đồ, số liệu thống kê,...
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuấn bị của giáo viên
+ Kế hoạch và tài liệu dạy học, bài giảng trên Powerpoint, máy chiếu.
+ Câu hỏi định hướng, các phiếu học tập.
+ Tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ,...
2.2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập,...
3. Tổ chức các hoạt động học tập
3.1. Ổn định lớp
3.2. Tiến trình bài học
Hoạt động khởi động
(Hình thức tổ chức: cá nhân/toàn lớp)
Giáo viên hỏi nhanh. GTVT thuộc nhóm ngành kinh tế nào?
Sau đó đưa một số hình ảnh máy bay chở khách, ô tô chở hàng, chở mía (nguyên
liệu), tầu thủy chở dầu,..Giáo viên hỏi những hình ảnh trên biểu hiện vấn đề gì?
Giáo viên chia sẻ cho học sinh biết mục tiêu của bài học.
Cho học sinh biết khái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học của bài.
Nội dung 1: Vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ngành GTVT
(Hình thức tổ chức dạy học: Cặp đôi/toàn lớp)
Bước 1: GV yêu cầu học sinh tìm hiểu mục 1, SGK kết hợp tranh ảnh và vốn hiểu
biết trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
1. Trình bày vai trò của ngành GTVT
2. Tại sao nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, GTVT phải đi trước một
bước?
3. Tại sao nói: GTVT có vai trò cũng cố tính thống nhất của nền kinh tế? Thông
qua kiến thức Văn học, Lịch sử, Thơ ca cách mạng Việt Nam, em hãy chứng minh
vai trò to lớn của GTVT trong kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu tài liệu, quan sát tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết để
trả lời câu hỏi. Giáo viên quan sát và hỗ trợ (nếu cần)

10


Bước 3: Học sinh trao đổi kết quả và chỉnh sửa, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa những nội dung chưa đạt yêu cầu, học
sinh đối chiếu và hoàn thiện. GV tổng hợp, chính xác hóa kiến thức mà học sinh
đạt được thông qua hoạt động.
HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 1
I. Vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải
1. Vai trò
- Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, nhiên liệu cho các cơ sở
sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
- Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
- Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng sâu, vùng xa, tăng
cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.
- Tạo mối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trên thế giới [3]
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ngành GTVT
(Hình thức tổ chức dạy học: cặp đôi/cả lớp)
- Phương pháp: Thảo luận, sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại, tình huống,
đàm thoại và thuyết trình.
- Kĩ thuật dạy học: Động não, mảnh ghép, khăn trải bàn,...
- Phương tiện: Tranh ảnh, ...
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 2, SGK trả lời các câu hỏi sau:
1. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là gì? Đánh giá bằng tiêu chí nào?
2. Phân biệt KLVC,KLLC và cự li vận chuyển trung bình.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu tài liệu để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Học sinh trao đổi, thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau và hoàn thành kiếm
thức theo yêu cầu. Giáo viên quan sát, hỗ trợ, giải quyết tình huống nếu có.
Bước 4: GV nhận xét kết quả làm việc của cá nhân học sinh, chỉnh sửa những nội

dung chưa đạt yêu cầu, động viên khích lệ những học sinh hoạt động tốt. GV tổng
hợp, chính xác hóa kiến thức mà học sinh đạt được thông qua hoạt động
HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 2
2. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải
- Sản phẩm của ngành là sự chuyên chở người và hàng hóa.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Khối lượng dịch vụ của ngành GTVT người ta dựa vào: khối lượng vận chuyến
(số hành khách, số tấn hàng) khối lượng luân chuyển (người.km, tấn.km) và cự li
vận chuyển trung bình (km) [3]
+ Chất lượng của ngành GTVT: sự tiện nghi, tốc độ, hiệu quả và an toàn
Nội dung 2: Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành GTVT
11


Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
ngành GTVT
- Hình thức tổ chức dạy học: Cặp đôi/nhóm/toàn lớp
- Phương pháp: Thảo luận, sử dụng phương tiện trực quan, tình huống, đàm thoại
và thuyết trình.
- Kĩ thuật dạy học: Động não, các mảnh ghép, khăn trải bàn,...
- Phương tiện: Tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ ...
Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK, tranh ảnh, bản đồ kết hợp vốn hiểu biết
của bản thân lập sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố GTVT.
Bước 2: GV chia lớp thành 10 nhóm, cử nhóm trưởng điều hành, thư kí ghi chép
thông tin để báo cáo.
Nhóm 1, 2, 3, 4, 5: Yêu cầu đọc mục 1, SGK, xem tranh, ảnh và trả lời câu hỏi :
Hầm đường bộ

Vùng băng giá gần cực
Hoang mạc


Tàu phá băng nguyên tử

1. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới sự phát triển và phân bố ngành
GTVT thông qua vị trí địa lí, địa hình, khí hậu và sông ngòi.
2. Kể tên các phương tiện vận tải đặc trưng vùng hoang mạc, vùng băng giá.
3. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở vùng hoang mạc nhiệt đới ảnh hưởng đến
ngành GTVT như thế nào? [3]
4. Mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta ảnh hưởng thế nào đến GTVT? [3]
12


Vị trí địa lí:
........................................................
Điều
kiện
tự
nhiên

Địa hình,
...................................................................

Sông ngòi:
.................................................................

Khí hậu:
.................................................................

5. Hoàn thành phiều học tập
6. Quan sát trên lược đồ Đông Nam Á: Hãy cho biết Philippin có loại hình GTVT

nào khác với Lào? Tại sao?

Lào

Lược đồ Đông Nam Á

Biển
Đông

[6]

Nhóm 6, 7, 8, 9, 10: Yêu cầu đọc mục 1, SGK, xem tranh, ảnh và trả lời câu hỏi

13


1. Tại sao nói: Các điều kiện kinh tế-xã hội có ý nghĩa quyết định sự phát triển và
phân bố GTVT. Lấy ví dụ minh họa.
2. Dựa sơ đồ trong SGK, phân tích tác động của công nghiệp tới sự phát triển và
phân bố cũng như hoạt động của GTVT [3]
3. Kể tên các loại phương tiện GTVT khác nhau tham gia vào GTVT thành phố.
Liên hệ thực tiễn thành phố Hà Nội, Sầm Sơn, Huế của Việt Nam.
4. Quan sát bản đồ giao thông Việt Nam, em hãy nhận xét mạng lưới GTVT ở Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ. Giải thích sại sao có sự khác biệt đó.
5. Hoàn thanh phiếu học tập.
Sự phát triển, phân bố các ngành kinh
tế............................................................
Điều
kiện
kinh

tế-xã
hội

. Sự phân bố dân cư, các thành phố lớn:
.......................................................... ......

Bước 3: Các nhóm trao đổi, thảo luận, thư kí ghi chép và hoàn thành kiến thức báo
cáo trước lớp. Giáo viên quan sát, hỗ t rợ, giải quyết tình huống nảy sinh.
Bước 4: GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, chỉnh sửa nội dung chưa
đạt yêu cầu, động viên khuyến khích những cá nhân, nhóm có thành tích tốt. GV
tổng hợp, chính xác hóa kiến thức mà học sinh đạt được thông qua hoạt động.
14


HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 3
II. Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành GTVT
Vị trí địa lí: quy định sự có mặt và vai trò
một số loại hình
Địa hình: ảnh hưởng đến công tác thiết kế và
khai thác các công trình GTVT

Anh hưởng

Điều
kiện
tự
nhiên

Sông ngòi: vận tải đường sông, chi phí xây
dựng cầu, cảng


Nhân
tố
ảnh
hưởng

Khí hậu: Ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động
của các phương tiện GTVT

Quyết định

Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế:
- Có ý nghĩa quyết định
-Quy định mật độ GTVT, sự phân bố và hoạt
động của các loại hinhh GTVT.

Điều
kiện
Kinh
tế-xã
hội

Phát
triển

phân
bố
GTV
T


Sự phân bố dân cư, các thành phố lớn:
Ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách
nhất là vận tải bằng ô tô, ra đời GT đô thị

Hoạt động 4: Cũng cố (Hình thức tổ chức: cá nhân/cả lớp)
GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi đoán nhanh ô chữ.
Từ
khoá
1

1
2

3
1

4

3

4
4

5

6

7

8


1

2

3

4

5

6

7

1

2

3

4

5

6

7

8


2

3

4

5

6

7

8

9

1

2

3

4

5

3

4


5

6

7

8

9

5

1

6

1

2

3

4

5

9

2


2

I6

7

8

9

10

11 12

10

11

12

13 14 15

Loài
vật
trở
thành
phương
tiện
vận

chuyển
Một
Một
Một
trong
trong
trong
những
những
Loại
những
hình
trong
nhân
khó
GTVT
những
khăn
tố đóng
nào
lớn
nguyên

vai
của
cự
trò
ngành
linhân
quan

làm
GTVT
trọng
cản
đặc
trưng

hữu
hiệu
của
hoang
mạc?
Trong
trở
diễn
sự
sự
vận
ra
hoạt
phát
chuyển
vào
đông
triển
mùa
trung
của

đông

phân
ngành
bình
ởvùng
vùng
bố
xa
hàng
ngành
nhất?
ônkhông?
đới?
GTVT?

[6]
15


Đây là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển và phân bố GTVT?
Đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở hoạt động của gành
GTVT?
Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của ngành GTVT diễn ra vào
mùa đông ở vùng ôn đới lạnh?
Đây là loại hình GTVT có cự li v ận chuyển trung bình xa nhất?
Trở thành phương tiện vận tải đặc trưng của vùng hoang mạc là loài vật
nào?
Đây là trở ngại lớn nhất của ngành GTVT đường sông ở xứ lạnh?
Giao nhiệm vụ về nhà: Tính cự lí vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số
loại hình vận tải ở nước ta [3]

IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập
Là một học sinh THPT khi tham gia giao thông em cần chú ý vấn đề gì? Tại sao?
2.3.3. Đánh giá quá trình thực nghiệm
Tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp 10B3 và 10B4, năm học 2016-2017.
- Mục đích:
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra tính đúng đắn của các giả
thuyết khoa học, tính khả thi của việc dạy học theo định hướng năng lực.
- Nội dung:
Soạn, giảng bài: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và
phân bố ngành GTVT
- Phương pháp:
Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành vào năm học 2016-2017 tại Trường
THPT Triệu Sơn 5, chọn lớp 10B3 và 10B4 tiến hành thực nghiệm giảng dạy theo
định hướng phát triển năng lực, lớp đối chứng 10B5 và 10B7 không giảng dạy
theo phương pháp trên.
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Ban
Tên lớp
Sĩ số
Tên lớp
Sĩ số
Cơ bản
10B3
40
10B5
43
Cơ bản
10B4
40

10B7
45
Trong quá trình giảng dạy, tôi theo dõi đánh giá các chỉ tiêu theo các chuẩn. Kết
thúc thực nghiệm, tiến hành phân tích, xử lý kết quả từ các mẫu báo cáo bằng
phương pháp toán học.
16


- Kết quả:
Thứ nhất: Về hứng thú học tập của học sinh
Lớp
Trước khi thực nghiệm
Sau khi thực nghiệm
Có hứng thú
Không hứng thú Có hứng thú
Không hứng thú
10B3 Số lượng %
Số lượng %
Số lượng % Số lượng %
8
19
35
81
34
85
6
15
10B4
10
23

33
77
35
88
5
12
Như vậy sau khi thực hiện dạy học theo định hướng năng lực ở lớp Thực nghiệm số
HS cảm thấy hứng thú học môn Địa Lí đã tăng hơn nhiều so với trước, trong khi đó, ở
các lớp đối chứng , không thực hiện chuyên đề nên không có nhiều sự thay đổi : 58,1%
(Lớp 10B5) 53,3% (Lớp 10B7) không hứng thú học môn Địa.
Thứ hai: Kết quả điểm bài kiểm tra
Sau quá trình thực nghiệm, để đánh giá một cách khách quan, công bằng và toàn
diện, tôi đã tiến hành kiểm tra 1 tiết ở cả 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng với
mức độ kiến thức tương đương, chấm và lấy ngẫu nhiên mỗi lớp 40 bài, kết quả:
Kết quả điểm bài kiểm tra
Số
Ban
Lớp
bài Trung bình
Khá
Giỏi
thi
SL
% SL %
SL
%
10B5 (đối chứng)
40 11 27,5 22 55,0 7
17,5
10B7 (đối chứng)

40 15 37,5 21 52,5 4
10,0

40 616 15,0 23 57,5 11 27,5
bản 10B3 (thực nghiệm)
10B4 (thực nghiệm)
40 8
20,0 20 50,0 12 30,0
Đối chứng
80 26 32,5 41 51,25 11 13,75
Tổng
Thực nghiệm
80 14 17,5 43 53,75 23 28,75
%
60

53,75
51,25

50

40

Đối chứng
Thực nghiệm

32,5
28,75

30

17,5
20

13,75

10
0
Trung bình

Khá

Giỏi

Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá bài kiểm tra

17


Thứ ba: Điều tra về mong muốn của bản thân sau khi kết thúc môn Địa Lí:
Ở câu hỏi: Mong muốn của bản thân sau khi kết thúc môn học Địa Lí?
Đã có rất nhiều sự khác biệt trước và sau khi tiến hành thực hiện dạy học theo định
hướng năng lực. Trước khi thực hiện, 100% HS ở lớp thực nghiệm mong muốn
được điểm cao ở các kì thi. Sau khi được hỏi lại, số học sinh vẫn giữ mong muốn
nàyđược điểm cao ở lớp 10B3 chỉ còn 20,5%, lớp 10B4 còn 22,5%. Số học sinh có
hứng thú và mong muốn hiểu rộng thêm kiến thức, muốn được tiếp tục nghiên cứu
môn học đã tăng lên tương ứng là 67,5% và 62,5%. Trong khi ở các lớp đối chứng
vẫn không có nhiều sự thay đổi, vì mục đích của việc chọn khối và sở thích mà các
em đã có những quyết định, mong muốn riêng phù hợp với sở thích và năng lực bản
thân. ở đây không có sự tác động của phương pháp dạy học.
Thứ tư: Qua quá trình phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy

- Kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.
Trong đó tỷ lệ HS đạt kết quả loại khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn.
- Mức độ nắm vững tri thức, kỹ năng của học sinh lớp thực nghiệm cũng cao hơn
lớp đối chứng, ở lớp thực nghiệm học sinh hiểu bài một cách chắc chắn, nắm
được bản chất của nội dung học tập, khả năng vận dụng, giải quyết vấn đề tốt hơn.
Trong giờ dạy thực nghiệm học sinh có hứng thú học tập, hoạt động tích cực,
không khí lớp học sôi nổi và bài học thực sự mang lại cho các em những kiến thức
bổ ích, kích thích tính sáng tạo, tìm tòi của học sinh.
2.4. Tính hiệu quả của đề tài
Từ thực tiễn tiếp cận bài tập và tiến trình dạy học theo định hướng phát triển năng
lực, ưu điểm nổi bật của phương pháp này là:
2.4.1. Đối với học sinh
Giúp học sinh phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm
hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như từ thực tế các em sẽ học được rất nhiều kiến
thức, kỹ năng và giá trị mới Mặt khác còn giúp các em tự phát triển năng lực tư duy
sáng tạo theo sở thích, năng lực và nguyện vọng của cá nhân cũng như các thành
viên trong tập thể, có khả năng học tập suốt đời.
2.4.2. Đối với bản thân và đồng nghiệp
Bản thân và đồng nghiệp có thể vận dụng phương pháp vào bài học, chuyên đề ở
tất cả các khối lớp nhằm tạo hứng thú, yêu thích môn học, nâng cao chất lượng giáo
dục bộ môn. Giúp học sinh tăng cường mức độ hoạt động trong giờ học, tích cực
tham gia vào tiến trình bài học một cách tự giác. Nâng cao tính chủ động của học
sinh trong quá trình học tập, tạo sự cộng tác chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh,
giữa các học sinh với nhau trong giờ học. Tăng cường khả năng chú ý của học sinh
với tiến trình bài học, tăng cường thời gian duy trì trạng thái tích cực và chú ý của
học sinh trong giờ học. Tuy nhiên nhiều HS, phụ huynh hiện nay theo thiên hướng
chọn khối A, A1, D,.. nên việc tổ chức dạy học phải linh hoạt, phù hợp với đối
tượng học sinh.
18



2.4.3. Đối với phong trào giáo dục của nhà trường
Tạo không khí thi đua, phong trào học tập sôi nổi. Tâm thế tự tin, ý thức tự giác
tham gia các hoạt động tập thể. Tuy nhiên qua thực tế Trường THPT Triệu Sơn 5,
dạy học theo định hướng năng lực đang còn gặp một số khó khăn: nhà trường đang
còn thiếu về cơ sở vật chất và phương tiện, thiết bị dạy học, nên việc tổ chức dạy
học theo định hướng phát triển năng lực còn nhiều hạn chế.
3. Kết luận và kiến nghị
3. 1. Kết luận
Từ thực tiễn dạy học theo định hướng phát triển năng lực, ưu điểm nổi bật của
phương pháp là sự vận dụng phối hợp các thành tố riêng khác nhau trên cơ sở một
vấn đề mới đối với người học. Tiếp cận năng lực luôn theo các tình huống cuộc
sống của học sinh. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính
thực tiễn; Thông qua các hoạt động học, từng bước hình thành các năng lực chủ
yếu. Học sinh có hứng thú học tập hơn, không khí lớp học sôi nổi và bài học thực
sự mang lại cho các em những kiến thức bổ ích, kích thích tính sáng tạo, tìm tòi,
nâng cao tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tạo sự cộng tác chặt
chẽ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Tăng khả năng chú ý,
duy trì trạng thái tích cực hoạt động của học sinh trong giờ học.
3.2. Kiến nghị
Nhà trường tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học để giáo viên có điều kiện thực
hiện các phương pháp dạy học mới
Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa: Cần mở các lớp tập huấn, chuyên đề bồi dưỡng
thường xuyên để giáo viên tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới và đưa vào
thực tế dạy học ở các Trường THPT trong tất cả các môn học.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam kết sáng kiến do mình viết

không Coppy của người khác

Lê Thị Hiên

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tài liệu hội thảo - Tập huấn: đổi mới tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục ở
trường TPPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Tài liệu lưu hành trong
khóa tập huấn tổ trưởng chuyên môn trường THPT). Vụ giáo dục trung học - Hà
Nội 2016
[2]. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa Lí (lưu hành nội bộ). Vụ giáo dục
trung học - Hà Nội 2014.
[3]. Sách giáo khoa Địa Lí lớp 10. Lê Thông (chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo Dục.
[4]. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lý lớp 10. Phạm Thị
Sen (chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo Dục
[5]. Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ
[6]. Thông tin, tranh ảnh từ mạng Internet

20


ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Tên đề tài

Năm học Xếp

Số, ngày, tháng,


loại

năm quyết định

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong

2009-

việc nâng cao chất lượng hai mặt giáo

2010

dục cho học sinh

C

Quyết định số
904/QĐ-SGD&ĐT
ngày 15 tháng 12
năm 2010

21



×