Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.19 KB, 26 trang )

Sở GIáO DụC Và ĐàO TạO THANH HOá
PHòNG GIáO DụC Và ĐàO TạO Hà TRUNG
======& ========

Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài
Hớng dẫn Học sinh lớp 4 viết các kiểu mở bài,
kết bài Trong bài văn miêu tả

Ngi thc hin : Th Thỳy Hng
Chc v : Giỏo viờn
n v :Trng Tiu hc H Bỡnh
SKKN thuc lnh vc ( Mụn) : Ting vit

Hà trung năm 2016
Mc lc
STT

Ni dung

Trang


1

2

A.Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
1. Mục đích nghiên cứu .
1. Đối tượng nghiên cứu.


1. Phương pháp nghiên cứu.
B.Nội dung
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp
đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với
hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và
nhà trường.

3

1
1
2
2
2
3
5
19

C. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị

20
20

A. Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài.


Việc giáo dục thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay theo khuynh hướng giao tiếp,
giúp trẻ động não suy nghĩ, chủ động sáng tạo, phát huy tối đa năng lực của bản
than.Từ đó các em có thể phát triển toàn diện nhân cách phù hợp với sự phát triến của
thời đại và hội nhập quốc tế.
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành, phát triển nhân cách và cung
cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Môn Tiếng việt cùng với các môn học khác, có
nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “ Nghe - nói - đọc - viết”. Trong các
phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn của
môn Tiếng việt thì phân môn Tập làm văn có tính chất tích hợp của các phân môn
khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là: bài
nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con
người thực hiện quá trình tư duy, trao đối tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi
người hiểu nhau. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết
sức cần thiết.Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng
việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
Với phân môn Tập làm văn lớp 4, các em phải làm quen với nhiều thể loại văn
như: Miêu tả, kể chuyện…. mà mỗi thể loại đòi hỏi các em có kĩ năng và phương
pháp làm bài khác nhau. Riêng văn miêu tả ở lớp 4 được phân ra gồm : Miêu tả đồ
vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật. Mặc dù đây là những đối tượng khá gần gũi và
quen thuộc với các em song các em lại thiếu vốn từ ngữ để diễn tả những điều mình
quan sát được. Hơn thế nữa lên đến lớp 4 học sinh bắt đầu làm quen và thực hiện một
bài văn hoàn chỉnh với đầy đủ 3 phần ( Mở bài – Thân bài – Kết bài). Một bài văn cho
dù có hay đến đâu nhưng nếu phần mở bài không hấp dẫn, không lôi cuốn sẽ dẫn đến
mất tập trung ở người đọc. Cùng với việc mở bài là việc kết bài, nếu có một kết bài
hay sẽ để lại trong lòng người đọc ấn tượng khó quên về bài văn. Do vậy, đối với tôi
phần mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả ở lớp 4 có một vai trò và tầm quan trọng
khá đặc biệt. Từ những suy nghĩ đó, tôi đã trăn trở, tìm tòi nghiên cứu nhiều tài liệu

và mạnh dạn trao đổi với bạn đọc một số biện pháp “Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết
các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả” .
2. Mục đích nghiên cứu .
Với Học sinh
Giúp Học sinh lớp 4 có hứng thú viết các kiểu mở bìa và kết bài trong bài văn
miêu tả ở lớp 4.
Rèn cho các em kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu
loát, mạch lạc.
Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các
em.
Tạo cho các em có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5.
Với giáo viên
Giúp giáo viên nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả đặc biệt là cách
dạy viết mở bài và kết bài cho học sinh lớp 4 để từ đó vận dụng phương pháp, biện
pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.
Tự tòm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy Tập làm văn
nói chung và trong dạy học sinh lớp 4 viết văn miêu tả nói riêng.
Giúp giáo viên nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
3. Đối tượng nghiên cứu.


Thể loại văn miêu tả lớp 4 nói chung và các cách mở bài và kết bài trong văn
miêu tả nói riêng .
Thực trạng dạy và học các cách mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả của học
sinh lớp 4 trường trường Tiểu học Hà Bình.
4 . Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành làm đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp sau;
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Bản thân tôi đã đọc tài liệu liên quan đến đề
tài .Nghiên cứu nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4 mạch kiến thức: Dạy viết

văn miêu tả.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Sau đó tôi tiến hành điều tra thực trạng qua
từng giai đoạn trong suốt năm học, trao đổi với giáo viên và học sinh, tìm hiểu thực tế
việc dạy- học phân môn Tập làm văn trong trường Tiểu học. So sánh đối chứng
trong cùng một giai đoạn giữa lớp này với lớp kia, giữa các giai đoạn với nhau trong
cùng một lớp, đối chứng cả với những năm học trước. Quan sát tinh thần, thái độ, ý
thức trong học Tập làm văn của học sinh lớp mình, học sinh lớp khác trong khi đi dự
giờ, quan sát phương pháp sư phạm của giáo viên giảng dạy, quan sát chất lượng viết
mở bài và kết bài của học sinh ở từng dạng miêu tả khác nhau để tìm hiểu những tác
nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng bài viết học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm : Tôi tiến hành đồng thời với phương pháp
kiểm tra và phương pháp tổng hợp số liệu. Khi kiểm tra đánh giá chất lượng viết mở
bài và kết bài trong bài văn miêu tả của từng học sinh, tôi mô tả và thống kê chất
lượng ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các số liệu đã thu được nhằm rút
ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
B. Nội dung
1. Cơ sở lí luận
Để thực hiện mục tiêu “Hình thành và phát triển ở Học sinh các kĩ năng sử dụng
tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi”. Cũng như Sách giáo khoa Tiếng Việt ở các lớp 1,2,3, SGK Tiếng
Việt 4 lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Quan điểm dạy giao tiếp
được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội
dung, thông qua các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, kể chuyên, Tập
làm văn, SGK Tiếng Việt 4 tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để Học sinh
mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức và phát triển các kĩ năng sử
dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kĩ năng nói trên được
dạy thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao
tiếp tự nhiên.
Không những thế quan điểm biên soạn Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 còn dựa
trên tích hợp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho

người học. Hướng tích hợp này được SGK Tiếng Việt 4 thể hiện thông qua hệ thống
các chủ điểm học tập. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn ( Tập đọc, Chính tả,
Luyện từ và câu,Kể chuyện, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau nay được tập
hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và
rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước.
Phân môn Tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Vì thế phân môn
Tập làm văn là một trong các phân môn khó đối với cả người dạy và người học.
Chương trình Tập làm văn lớp 4 ngoài việc củng cố các kiến thức học sinh đã học về


văn viết thư, ngoài ra học sinh còn được học văn kể chuyện và văn miêu tả. Trong đó,
văn miêu tả chiếm thời lượng rất nhiều so với quỹ thời gian ( từ tuần 14 – tuần
34),bao gồm tất cả là 30 tiết với các nội dung: Khái niệm miêu tả; Miêu tả đồ vật;
Miêu tả cây cối; Miêu tả con vật.
Miêu tả là lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật, giúp
người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Văn miêu tả mang tính
thông báo thẩm mỹ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật
thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm
mỹ của người viết.
Dạy văn miêu tả ở lớp 4 còn làm cơ sở ban đầu để các em học tốt văn miêu tả
ở lớp 5. Vì đây là thể loại mới nên giáo viên gặp không ít khó khăn, trăn trở khi
hướng dẫn. Để bài viết của các em đạt hiệu quả cao đòi hỏi cả người dạy và người
học phải hiểu được khái niệm, cấu tạo của từng phần trong dàn bài văn miêu tả.
Trong đó, phần mở bài và kết bài là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh
vào đề và kết thúc vấn đề một cách nhẹ nhàng, tạo ấn tượng cho người đọc.
Phần mở bài và kết bài trong một bài văn, có một vị trí hết sức quan trọng. Mở bài
là lời giới thiệu với bạn đọc đến thăm vườn văn của mình thì kết bài là lời nhắn gửi,
lưu lại ý tưởng của bài văn, mang theo cảm xúc sâu sắc, trong lòng còn giữ lại những
kí ức đẹp đẽ. Trong giảng dạy, không ít giáo viên còn băn khoăn một số công đoạn để
hoàn thiện bài văn, đó là phần mở bài, kết bài ; mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp; kết bài

mở rộng hoặc không mở rộng. Đây là một nội dung hoàn toàn mới mẻ đối với giáo
viên. Trong khi đó, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học chỉ cung cấp cho giáo viên
một số kiến thức sơ đẳng về khái niệm các cách mở bài, kết bài nên khi lên lớp giáo
viên còn lúng túng, gặp nhiều vướng mắc. Vậy làm thế nào để mở bài, kết bài đảm
bảo yêu cầu đề ra, không sơ sài, không quá dài so với bố cục bài văn, không xa đề,
không hời hợt, nhàm chán, khuôn mẫu. Làm thế nào để khi lên lớp giáo viên có thể đủ
khả năng tổ chức cho học sinh học tập, để phân định, diễn giải, minh hoạ một cách
thấu đáo những nội dung nói trên. Xuất phát từ những yếu tố vừa nêu trên, tôi nghiên
cứu một số biện pháp “Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết các kiểu mở bài, kết bài trong
bài văn miêu tả” .
2.. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Thực trạng chung
Chương trình phân môn Tập làm văn trước đây, cả giáo viên và học sinh phải tự
mò mẫm từng bước đi để đến với bài văn. Song cấu trúc chương trình Tiểu học hiện
nay đã xây dựng theo cấu trúc từ những khái niệm thể loại, xây dựng đoạn văn (mở
bài, thân bài, kết bài ), sau đó mới hoàn chỉnh một đề bài. Vì thế, các em không chỉ
nắm được những yêu cầu cơ bản của từng dạng đề bài mà còn tích lũy được nhiều
kiến thức bổ trợ khác nhau. Chất lượng bài làm của học sinh cũng nâng lên rõ rệt, một
số em biết viết nhiều cách vào bài, kết bài khác nhau còn giáo viên có nhiều thời gian
để định hướng cụ thể cho các em viết các phần của bài văn, đồng thời tự tin hơn khi
dạy các tiết tập làm văn.
2.2.Thực trạng của giáo viên
Giáo viên Tiểu học là“ông thầy tổng thể”, phải dạy nhiều môn học, không
chuyên sâu dạy môn văn nên chất lượng dạy phân môn Tập làm văn còn nhiều bất
cập. Giáo viên còn lúng túng khi tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoàn thiện các công
đoạn để tạo ra một bài văn hoàn chỉnh sao cho vừa đảm bảo yêu cầu đề ra, vừa đảm
bảo tính chất của văn học.
Thực tế còn không ít giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của
việc quan sát, tìm ý, viết đoạn văn nên chất lượng giờ tập làm văn, lập dàn ý và giờ



dạy tập làm văn viết đoạn văn miêu tả còn hạn chế. Nhiều giáo viên vẫn chỉ dừng lại
ở việc hướng dẫn các em hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi
ý trong sách giaos khoa và sách giáo viên.
Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm, phát huy hết năng lực của học sinh
cũng như chú ý giúp cho các em biết rèn dũa câu văn, ý văn.
Sự chuẩn bị của giáo viên cho tiết dạy Tập làm văn chưa chu đáo, chưa cụ thể
nên hiệu quả tiết học chưa cao.
Phương pháp dạy học ở phân môn này còn đơn điệu, chủ yếu là thầy hỏi – trò
trả lời nên các em nhàm chán, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh.
Ý thức tự học, nghiên cứu tài liệu của giáo viên chưa cao nên khả năng vốn
văn còn nhiều hạn chế.
Trong một tiết dạy, giáo viên mới chỉ tập trung vào các bước lên lớp, còn ngôn
từ diễn giải, minh họa, khúc chiết câu, từ của giáo viên khô khan, “bí” từ ngữ, chưa
khơi dậy ở học sinh sự hứng thú, đam mê học văn, chưa dẫn dắt được các em vào “thế
giới văn”. Khi học sinh làm bài theo yêu cầu kết bài mở rộng nhưng học sinh chỉ
dừng lại kết bài không mở rộng, giáo viên chưa chỉ rõ cho học sinh đi đến yêu cầu bài
tập, chỉ nói qua loa vài câu vì thực tế giáo viên chưa tự tin để xây dựng các kiểu mở
bài gián tiếp, kết bài mở rộng …
Một số giáo viên còn coi nhẹ phần mở bài hay kết bài của bài văn miêu tả, luôn
cho rằng trong bài văn miêu tả học sinh biết tả những đặc điểm nổi bật của đối tượng
miêu tả nghĩa là bài đạt yêu cầu.
Trình độ và năng lực của giáo viên chưa đồng đều; một số giáo viên chưa nắm
vững được yêu cầu cần đạt của phần mở bài, kết bài nên chưa phân định rạch ròi kiến
thức của các kiểu mở bài, kết bài (đặc biệt là mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng). Đa
số giáo viên mới cung cấp cho học sinh nắm một cách máy móc các khái niệm trong
sách giáo khoa về các kiểu mở bài, kết bài những chưa lí giải cụ thể để học sinh hiểu
một cách thấu đáo làm thế nào để có một mở bài gián tiếp và kiểu bài mở rộng. Hay
nói cách khác, giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh nắm được các phương thức để
vào bài, kết bài.

2.3. Thực trạng của học sinh.
Xu thế hiện nay, phần lớn các em thích học toán, ngại học Tiếng việt, nhất là phân
môn Tập làm văn. Vì thế, học sinh chưa hứng thú học tập, nhất là đối với những bài
rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài; không khí lớp học rất trầm, chỉ một số ít học sinh
tham gia học tập.
Một số học sinh chưa xác định được trọng tâm của đề bài nên đoạn viết của các em
không biết viết bắt đầu từ đâu, phải viết những gì, viết như thế nào, thậm chí viết còn
sai đề, xa đề.
Trong các tiết học phân môn tập làm văn lớp 4, đặc biệt là ở các bài: Luyện tập
xây dựng mở bài ( hoặc kết bài ) trong bài văn miêu tả, nhiều học sinh gặp lúng túng
khi phân biệt các mở bài mẫu SGK đưa ra như: bài tập 1 trang 10 (SGK tập 2) trường
hợp nào là mở bài trực tiếp, trường hợp nào là mở bài gián tiếp ; hoặc kết bài mẫu
SGK đưa ra như bài tập 1 trang 11 (SGK tập 2), trường hợp nào là kết bài mở rộng,
trường hợp nào là kết bài không mở rộng ; hoặc khi giáo viên yêu cầu viết đoạn mở
bài ( hoặc kết bài ) với đề bài cho trước theo hai cách khác nhau thì các em không thể
trình bày được.
Vốn từ các em còn ít, ý còn nghèo nên chất lượng bài viết chưa cao: nội dung sơ
sài, diễn đạt lủng củng, khô khan, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự hồn nhiên ngây thơ
hoặc máy móc, rập khuôn các bài văn mẫu; viết chủ yếu là mở bài kiểu trực tiếp và


kết bài kiểu không mở rộng, không biết liên kết câu và lồng cảm xúc của bản thân vào
bài viết.
Nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc một bài văn miêu tả nhưng bài làm của
các em còn viết theo một khối mòn khuôn mẫu, kém hấp dẫn, ít cảm xúc và nghèo
hình ảnh, đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các biện pháp nghệ
thuật như so sánh, nhân hóa…
Chỉ có một số ít học sinh có tính sáng tạo biết cách viết khi dựa vào các mở bài
( hoặc kết bài ) mẫu trong sách giáo khoa để viết theo cách của riêng mình. Còn lại
phần lớn các em phải dựa dẫm, lấy nguyên ý của giáo viên để viết sao cho cố hoàn

thành xong yêu cầu của bài tập đề ra mà chưa hiểu rõ làm thế nào để viết cho đủ ý,
cho hay.
2.4. Kết quả của thực trạng:
Xuất phát từ thực trạng trên, khi thực hiện chương trình của tuần 15 tôi đã tiến
hành khảo sát tình hình viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả ở lớp 4B với đề bài
như sau:
Đề bài : Hãy viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật mà em yêu thích.
Kết quả thu được như sau
Tổng số
HS
21

HS có mở bài và kết
bài sáng tạo, gây ấn
tượng cho người đọc
2 = 9,5 %

HS có mở bài và kết
bài đủ ý.
12 = 57,1 %

HS chưa biết viết, viết
qua loa mở bài và kết
bài .
7 =33,4 %

Với kết quả kiểm tra như trên, tôi thấy còn nhiều học sinh chưa biết viết, viết
qua loa phần mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả (chiếm 33,4 %). Học sinh có mở
bài và kết bài sáng tạo còn rất ít (chiếm 9,5 %). Vậy làm thế nào để giúp học sinh
hứng thú, viết được các kiểu mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả? Tôi thiết nghĩ

và mạnh dạn áp dụng một số giải pháp “Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết các kiểu mở
bài, kết bài trong bài văn miêu tả” như sau:
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1 Giải pháp 1: Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để
từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp:
Chúng ta đã biết, tâm lý chung của học sinh Tiểu học là luôn muốn khám phá,
tìm hiểu những điều mới mẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện cho các em quan sát,
cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan
sát sự vật hiện tượng về nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em có
cách cảm, cách nghĩa sâu sắc khi miêu tả.
Ở tuổi học sinh Tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt
đầu của một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu được phải được sắp
xếp theo một trình tự nhất định. Trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì việc
làm văn miêu tả sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu.
Các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, các em thích quan sát mọi vật
xung quanh. Khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hoá .Về tình cảm
các em rất nhạy cảm với vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh hay của thiên nhiên đất
nước. Các em dễ xúc động và bắt đầu biết mơ ước có trí tưởng tượng phong phú.
Thích ghi lại các vấn đề mà mình đã quan sát được. Song vốn ngôn ngữ chưa phong
phú. Sắp xếp ý chưa có hệ thống và diễn đạt còn thiếu mạch lạc.
Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu
cảm xúc, tạo nên cái " hồn" chất văn của bài làm. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn


nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc
động và luôn hướng tới cái thiện.
3. 2.Giải pháp 2: Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài học theo qui trình
chặt chẽ , logic khoa học.
Trong bất kỳ hoạt động nào việc chuẩn bị cũng hết sức quan trọng, chuẩn bị
cũng chính là kế hoạch cho công việc mình định làm, đó là việc làm đầu tiên, tất yếu

của mỗi hoạt động. Soạn bài là việc làm đầu tiên, tất yếu của người giáo viên. Bài
soạn chính là bản kế hoạch của giờ lên lớp, ngày nay được gọi là kế hoạch bài học.
Để có được kế hoạch bài học cụ thể, rõ ràng có chất lượng, có tác dụng thiết thực,
đem lại hiệu quả cao, người giáo viên phải huy động tối đa tất cả năng lực, phẩm chất
của mình như năng lực hiểu biết và chế biến tài liệu, năng lực hiểu học sinh, năng lực
ngôn ngữ…lòng yêu nghề, niềm tin sự nhiệt tình và lòng đam mê nghề nghiệp. Giáo
án có chất lượng phải chuyển hoá được những kiến thức của sách vở đến với học sinh
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên tức là Kế hoạch bài học phải được thực hiện hoá qua bài
giảng trên lớp chứ không thể là giấy vô tri, vô giác chỉ để giám hiệu ký duyệt cho "đủ
thủ tục"
Giáo viên cần nhận xét sâu sắc tầm quan trọng của việc chuẩn bị kế hoạch bài
học trước khi lên lớp, kế hoạch ấy có thể được ghi chép lại cẩn thận, cũng có thể là tự
suy nghĩ sắp xếp trong trí óc miễn là nó phải được thực hiện một cách nghiêm túc và
hết sức tự giác. Có kế hoạch bài giảng chu đáo tức là giáo viên đã chuẩn bị tốt mọi nội
dung thực hiện trên lớp, từ tiết lý thuyết đến các tiết thực hành xây dựng đoạn văn và
tiết trả bài, từ phần kiểm tra bài cũ đến phần củng cố bài học
Qua nghiên cứu thực tế tôi có thể mạnh dạn đưa ra các bước của việc soạn kế hoạch
bài học một bài cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học
Bước 3: Lựa chọn phương pháp dạy học
Bước 4: Thiết kế các hoạt động dạy học
Muốn có đầy đủ thông tin và kiến thức cho một bài giảng, thực hiện được tốt
các giai đoạn trên, người giáo viên cần không ngừng học tập nâng cao trình độ, tham
gia đủ các lớp học chuyên môn, các buổi hội thảo do nhà trường và các cấp quản lý
triển khai, chịu khó sưu tầm các loại sách vở liên quan đến chuyên môn, tự lập cho
mình tủ sách riêng để tiện tra cứu khi cần thiết. Đặc biệt trong thời đại mà khoa học
công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ, người giáo viên hơn ai hết phải là người
đi đầu trong việc tự học tập để tiếp thu khoa học công nghệ thông tin hiện đại ấy. Việc
tra cứu tìm tư liệu trên mạng cũng rất đơn giản, lại không tốn kém đáng kể về kinh tế,

ngoài giờ lên lớp, mỗi ngày ta có thể dành một thời giờ để lên mạng tìm những thông
tin cần thiết cho các bài giảng, như vậy vốn kiến thức của chúng ta sẽ phong phú lên
rất nhiều và bài giảng chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn, nhất là với việc dạy văn miêu tả thì
điều này lại càng cần thiết.
Dạy văn miêu tả lớp 4 là một việc làm khó, nhất là nếu chúng ta đơn độc thực
hiện lại càng khó hơn nên rất cần sự đóng góp trí tuệ của tập thể, của bạn bè đồng
nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần nghiêm túc trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp về chuyên
môn nghiệp vụ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Mỗi buổi có thể trao đổi về một
chủ đề, về một tiết tập làm văn nào đó, có thể cả tổ xây dựng mỗi tiết một kế hoạch
bài học mẫu sau đó về nhà mỗi người sẽ tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh lớp mình
mà cụ thể hoá thành kế hoạch của riêng mình. Như vậy sẽ phát huy được sức mạnh
của tập thể và mỗi chúng ta cũng học hỏi được từ đồng nghiệp rất nhiều.


Củng cố bài là phần chiếm không nhiều thời gian trong cả tiết học nhưng lại là
lúc giáo viên tóm tắt toàn bộ nội dung kiến thức của bài và mở ra hướng kiến thức
mới cho tiết học sau, vì vậy cần chú ý ở phần củng cố bài hấp dẫn, thu hút được sự
chú ý của các em.
Như trên đã nói, cần giúp học sinh nhìn nhận mọi sự vật ở nhiều khía cạnh, góc
độ khác nhau, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của các em nên ở phần củng cố bài,
giáo viên không nên đưa ra những bài văn mẫu hoàn chỉnh làm các em bắt trước, sao
chép, dễ tạo cho các em cách làm văn sáo rỗng, na ná như nhau mà nên đưa ra những
đoạn văn miêu tả những tác giả khác nhau. Cùng trong một tiết học, có thể đưa ra
nhiều đoạn văn miêu tả toàn diện, phong phú hơn và từ đó các em sẽ biết chắt lọc, tìm
tòi những chi tiết đặc sắc, học tập được các câu, các từ hay, cách diễn đạt hợp lý cho
bài làm của mình.
Ví dụ : Trong tiết luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật, phần củng cố bài,
giáo viên có thể đọc cho các em nghe một vài đoạn như sau:
"Con Rô sạch sẽ lắm. Mỗi lần mẹ gọi : "Rô đi tắm" là nó vẫy đuôi chạy theo, ngoan
ngoãn như một đứa bé được nuông chiều. Thân hình nó không hề có một con bọ, con

rận nào cả. Không biết mẹ dạy con Rô từ bao giờ mà nó biết đi vệ sinh vào một chỗ
phía sau nhà. Nó rất ý tứ. Mỗi khi có khách đến chơi nhà nó nằm im trên tấm đệm,
đôi tai vểnh lên nghe bố mẹ và khách nói chuyện. Khách đứng dậy ra về, con Rô cũng
theo bố mẹ đi ra cửa như để tiễn chân khách…"
Các đoạn văn đưa ra cũng không nên quá dài hay quá ngắn vì nếu dài quá học
sinh sẽ khó tiếp thu, ngắn quá sẽ không đảm bảo nội dung. Đặc biệt đoạn văn phải
được diễn đạt mạch lạc đúng cấu trúc ngữ pháp, lời văn giản dị, câu văn giàu hình ảnh
và phải mang tính mẫu mực cả về nội dung và hình thức.
Việc đưa ra đoạn văn mẫu cùng với lời phân tích rõ ràng như vậy sẽ giúp học
sinh hình dung ra đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động hơn, giúp học sinh
vận dụng cách dùng từ đặt câu vào bài viết của mình.
3.3. Giải pháp 3: Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của
văn miêu tả ngay từ tiết đầu tiên của thể loại bài này.
Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào,
dù có bám sát thực tế đến đâu thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp
ảnh lại những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét,
tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái riêng
biệt của mỗi người.
Nhà văn Phạm Hổ cho rằng: "Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắn với
cái chân thật". Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng
tạo của người viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết "bịa" một
cách tùy ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh
tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công thức sáo rỗng, thói già trước tuổi.
Thực tế cho thấy, nội dung, chương trình của sách hiện hành khác nhiều so với
chương trình cũ nên người giáo viên cần nắm bắt được phương pháp dạy bộ môn.
Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng để giảng dạy có hiệu quả.
Hơn nữa, chương trình, sách giáo khoa hiện hành được biên soạn theo quan điểm
giao tiếp nghĩa là học sinh đựơc luyện nói trong qúa trình giao tiếp. Muốn vậy dạy lý
thuyết văn nói chung và lý thuyết văn miêu tả nói riêng như thế nào để giúp học sinh
được luyện nói mà nắm được kiến thức cơ bản để viết văn đúng thể loại. Từ khái niệm

về thể loại văn, học sinh vận dụng viết văn đúng dạng bài như (miêu tả con vật, miêu
tả đồ vật, cây cối.. .).


Ví dụ : Khi dạy bài: Thế nào là miêu tả ? (Tập làm văn Tuần 14- Trang 140SGK lớp 4). Giáo viên cần tổ chức cho HS tìm hiểu bài lần lượt theo các bước sau:
Học sinh đọc yêu cầu, đọc thầm mẫu ( hình thức học cá nhân)
Yêu cầu HS quan sát mẫu và cho biết (phương pháp quan sát, phương pháp hỏi
đáp, hình thức học cả lớp)
Hỏi: Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì ? ( Cây sòi)
Hỏi: Cây sòi có đặc điểm gì nổi bật? (Cao lớn, lá đỏ chói lọi, lá rập rình lay động như
những đốm lửa.)
Hỏi: “ Cao lớn ” tả về đặc điểm gì của cây sòi ?( Hình dáng.)
Hỏi: “ Lá đỏ chói lọi ” miêu tả đặc điểm gì của cây sòi ? (Màu sắc.)
Hỏi: Theo em, tác giả miêu tả lá của cây sòi đang ở trạng thái nào? (Chuyển động.)
Hỏi: Từ nào cho biết, lá của cây sòi đang ở trạng thái chuyển động? ( Rập rình.)
Giáo viên tóm lại : Phần mẫu đã chỉ ra một số đặc điểm của sự vật đầu tiên được
miêu tả về hình dáng, màu sắc, chuyển động.
Sau khi thực hiện biện pháp phân tích mẫu, tôi thấy các em đã biết vận dụng mẫu và
làm tốt các phần tiếp theo.
Trong quá trình hình thành lí thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, giáo viên
cần sử dụng một số phương pháp đặc trưng như phương pháp trực quan, phương pháp
quan sát, phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp phân tích ngôn ngữ kết hợp với
một số hình thức dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ
học.Ở các bài hình thành lí thuyết văn miêu tả, giáo viên thường tiến hành hướng dẫn
học sinh nhận diện đặc điểm loại văn bản miêu tả thông qua gợi ý nhận xét trong sách
giáo khoa. Các thao tác cần được thực hiện theo trình tự sau:
- Yêu cầu học sinh đọc mục nhận xét trong sách giáo khoa, khảo sát văn bản để trả lời
từng câu hỏi gợi ý.
- Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhằm rút ra những nhận xét về đặc điểm văn
miêu tả.

Ví dụ 1: Khi dạy bài: "Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối" (Tiếng Việt 4 tập 2 trang
31).
Giả sử dùng phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, giáo viên đưa trực
quan tranh “ Bãi ngô” cho học sinh quan sát, học sinh đọc, khảo sát văn bản.
Học sinh đọc, khảo sát văn bản bài: "Bãi ngô" sau đó mỗi cá nhân sẽ xác định
đoạn văn và nội dung từng đoạn.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 2, 3 phần, nhận xét, thảo luận nhóm đôi 2 yêu
cầu.
- Học sinh trình bày kết quả thảo luận chính là các em được thực hành giao tiếp.
Học sinh sẽ so sánh, đối chiếu, phân tích được trình tự miêu tả trong bài "Bãi
ngô" là theo từng thời kỳ phát triển của cây ngô.
Sau đó giáo viên dùng phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp phân tích
ngôn ngữ yêu cầu:
Hỏi: Bài văn tả những thời kỳ phát triển nào của cây ngô? ( Học sinh dễ dàng thấy
được bài văn tả cây ngô từ lúc còn bé lấm tấm như mạ non, rồi tả cây ngô lúc trưởng
thành lá rộng dài, tiếp đến tả hoa ngô, bắp ngô non ở giai đoạn đơm hoa kết trái, cuối
cùng tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô mập, chắc.)
Còn trình tự miêu tả trong bài "cây mai tứ quý" theo từng bộ phận của cây.
Hỏi: Bài văn tả những bộ phận nào của cây mai tứ quý? (Tán, gốc, cành, cánh hoa,
trái.)


Hỏi: Bài văn đã sử dụng từ loại nào? Biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các bộ phận
ấy? ( Bài văn sử dụng nhiều tính từ, miêu tả như: Xoè, vàng thắm, chín đậm và nghệ
thuật so sánh : gốc lớn bằng bắp tay.)
Giáo viên dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ chốt lại nội dung yêu cầu 2; bài
văn miêu tả cây cối có thể tả theo trình tự, tả thứ tự từng bộ phận của cây như: gốc,
thân, cành, lá, hoa, quả hoặc là từng thời kỳ phát triển theo mùa trong năm
Từ đó học sinh dễ dàng tổng hợp được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối gồm 3
phần.

1. Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây cần tả.
Ví dụ 2: Dạy bài:"Quan sát đồ vật" (Tiếng Việt 4/I trang 153). Giáo viên sử dụng
phương pháp trực quan, phương pháp quan sát ở chỗ giáo viên cho học sinh quan sát
đồ chơi mà trẻ đem tới lớp kết hợp quan sát tranh 1 số trò chơi như gấu bông, con lật
đật, con búp bê...
Học sinh đọc phần gợi ý sách giáo khoa (học cá nhân) trang 54, sau khi giáo viên
hướng dẫn học sinh phân tích mẫu. Giáo viên sử dụng phương pháp rèn luyện theo
mẫu, học sinh luyện tập theo mẫu đã gợi ý.
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh:
- Hãy quan sát một số đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được.
Học sinh vừa quan sát vừa ghi chép lại ý quan sát, sau đó sắp xếp ý để tạo thành một
dàn ý tả đồ chơi mà em thích.
- Giáo viên cho học sinh trình bày những ý đã ghi được sau khi quan sát theo một dàn
bài sẽ luyện thực hành giao tiếp cho học sinh.
Ví dụ về một dàn bài:
1. Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà em thích nhất là gấu bông.
2. Thân bài:
- Hình dáng bên ngoài: Gấu bông không to, gấu đang ngồi, dáng tròn.
- Bộ lông màu trắng mịn như nhung.
- Hai mắt đen nháy rất thông minh.
- Mũi nhỏ màu đỏ, trông ngộ nghĩnh.
- Trên cổ thắt chiếc nơ màu đỏ chói.
3. Kết luận
- Em yêu quý gấu bông
- Ôm gấu bông em rất thích
Sau đó, giáo viên sử dụng hình thức thảo luận nhóm, cho học sinh thảo luận
nhóm yêu cầu 2 phần nhận xét: Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
Học sinh trình bày kết quả thảo luận rèn thực hành giao tiếp.

Giáo viên dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ để học sinh thấy được muốn
miêu tả đồ vật phải quan sát đồ vật, cách quan sát từ hình dáng bên ngoài đến các bộ
phận chính là quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí. Khi quan sát đồ vật cần sử dụng
nhiều giác quan. Cần tìm ra đặc điểm riêng của đồ vật, phân biệt đồ vật này với đồ vật
khác nhất là đối với đồ vật cùng loại ví như cùng là quan sát gấu bông nhưng có con
bộ lông màu đỏ, có con bộ lông màu nâu, có con mũi đỏ, có con mũi đen...
Tóm lại, với biện pháp trên, học sinh tự hình thành lý thuyết văn miêu tả về "Cấu tạo
bài văn miêu tả cây cối" và "quan sát đồ vật". Các em biết vận dụng lý thuyết văn
miêu tả để viết một bài văn tả một loại cây có bố cục rõ ràng, các phần đủ ý, biết sử
dụng nghệ thuật nhân hoá so sánh, dùng từ gợi tả màu sắc, chỉ hoạt động, để bài văn
thêm sinh động, giàu hình ảnh.


Để giúp học sinh nhận ra một văn bản thuộc thể loại văn miêu tả, giáo viên cần
đặt bên cạnh nó một văn bản khác chẳng hạn như văn bản kế chuyện. Giáo viên yêu
cầu học sinh phải nêu ra được văn bản nào thuộc thể loại văn miêu tả và học sinh phải
lí giải được vì sao văn bản đó là văn miêu tả. Để làm được điều này, giáo viên cần lựa
chọn phương pháp quan sát, phương pháp đối chiếu, phân tích, tổng hợp, phương
pháp vấn đáp gợi mở để rút ra kết luận cần thiết về văn bản miêu tả.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài "cái nón" trang 11 (Tiếng Việt 4 - tập 1) và
bài "Bốn anh tài" (Tiếng Việt 4 - tập 2). Hãy cho biết văn bản nào là văn bản miêu tả?
Vì sao?
Giáo viên sử dụng phương pháp quan sát, hình thức học cá nhân, yêu cầu học sinh
đọc thầm, khảo sát 2 văn bản. "Các nón" và "Bốn anh tài".
Sau đó dùng phương pháp vấn đáp gợi mở kết hợp hình thức học cả lớp.
Hỏi: Văn bản "Bốn anh tài" nói về điều gì ? (Câu chuyện ca ngợi tài năng, sức khoẻ
bốn anh tài.)
Hỏi: Văn bản "cái nón" nói về điều gì? (Tả về các bộ phận của các nón.)
H: Vậy vản bản nào thuộc thể loại văn bản miêu tả? ( Văn bản "cái nón"?)
H: Vì sao? (Học sinh so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để thấy được văn bản

"cái nón" miêu tả các bộ phận của 1cái nón: miệng nón, vành nón, lá nón....chỉ ra
được đặc điểm nổi bật của cái nón, giúp người đọc hiểu rằng văn bản "Bốn anh tài."
nói về nhân vật, tính cách nhân vật.)
Tóm lại, từ việc so sánh 2 văn bản kể chuyện, miêu tả. Học sinh nhận diện được loại
văn miêu tả.
Mặt khác giáo viên cần giúp các em nắm được: Trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử
dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh, đây là
một trong những miêu tả trong sinh học, địa lý… và các thể loại văn khác.
Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần
đi và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ
gọt giũa kỹ hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của các
em sẽ tốt hơn.
3.4. Giải pháp 4: Giáo viên cần gợi mở, hướng học sinh đến đối tượng miêu tả và
có nhu cầu miêu tả con vật, đồ vật, cây cối ... Gây hứng thú cho học sinh viết mở
bài và kết bài
Tục ngữ có câu : “ Vạn sự khởi đầu nan” Bước mở đầu tốt là đã thành công một
nửa. Công việc là vậy, làm văn cũng vậy. Mở bài là một phần quan trọng trong cấu
trúc bài văn, là đoạn mở đầu trong một sự tương quan với bộ phận chủ thể ( thân bài)
và bộ phận kết bài của bài văn. Nó có thể là một câu, cũng có thể là một đoạn hay
nhiều đoạn. Mở bài hay - dở sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự biểu đạt của chủ đề, sự
thành bại của bài viết và cả hiệu quả trình bày, khiến độc giả khi tiếp xúc với cả bài
văn sẽ có được cái cảm hứng thực tình.
Chính vì thế, phần mở bài cần:
- Phải đề cập tới chủ đề của đề bài.
- Phải tạo được sự mới mẻ, lí thú hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh và quyến rũ
người đọc.
Ví dụ : Tả cái bàn học của em Cho học sinh xác định yêu cầu đề bài.
+ Đề bài thuộc thể loại gì? (Văn miêu tả : tả đồ vật)
+ Đồ vật đó là cái gì ? ( Cái bàn học)
- Giáo viên cần giúp học sinh biết “cái bàn học” là chủ đề của đề bài và khi viết

mở bài cần phải giới thiệu về “cái bàn học”.
+ Cái bàn đó do đâu mà có? Có từ bao giờ?


Ví dụ: Cái bàn do bố mua đầu năm học hoặc cái bàn là phần thưởng của bà dành cho
em cuối năm học lớp Ba, ...
- Hướng dẫn học sinh diễn đạt thành các câu văn mạch lạc, đầy đủ ý để gây sự
chú ý cao cho người đọc và nhắc các em không được viết theo cách trả lời các
câu hỏi như gợi ý.
Ví dụ: Trong nhà em có rất nhiểu cái bàn song em thích nhất là cái bàn học đặt trong
phòng em. Đó là phần thưởng của bà ngoại tặng cho em cuối năm học lớp Ba.
Giáo viên cần nhắc nhở Học sinh không nên viết mở bài là: Nhà em có một cái bàn.
Cái bàn này do mẹ em mua, mua đầu năm học.
Một bài văn nếu chỉ có mở bài hay và thân bài phong phú, hấp dẫn không thôi
thì vẫn chưa đủ, còn phải có kết bài thú vị gây ân tượng. Kết bài viết hay sẽ có tác
dụng làm sâu sắc chủ đề, tạo nên dư âm dư vị cho cả bài viết. Kết bài không đơn
thuần chỉ là một đoạn cuối của bài văn, nó còn là bộ phận kết thúc trong một tương
quan chủ thể (thân bài) và mở bài của bài văn. Kết bài có thể là một câu, cũng có thể
là một đoạn tự nhiên.
Vì thế trong đoạn kết bài cần đạt các yêu cầu sau :
- Một là: Kết bài phải hoàn thành chủ đề. Nghĩa là kết bài phải tỏ rõ ý tưởng
của người viết muốn gửi gắm đến người đọc.
- Hai là: Kết bài phải để lại dư vị cho người đọc. Nghĩa là sau khi đọc xong bài
văn, kết bài đó phải khiến cho người đọc, người nghe bao vấn vương, suy tư, sự nuối
tiếc và tưởng chừng tất cả vẫn còn ở trước mắt.
Ví dụ: Khi tả cây phượng trên sân trường có em đã viết : Mở trang sách, ôi! đúng bài
“Hoa học trò”, mấy giọt nắng tinh nghịch rơi vào. Rồi những cánh hoa đỏ cũng đậu
vào, trang sách rực rỡ hẳn lên. Lòng em mơn man cảm xúc. Phượng ơi! Phượng tô
điểm cho vẻ đẹp sân trường bằng những mùa hoa tươi thắm, tỏa bóng mát những giờ
ra chơi. Nếu phải xa cây phượng chắc nhớ lắm!

Sau khi đưa ra kết bài Giáo viên nên yêu cầu các em nhận xét đoạn kết bài trên
có gì hay ? (đã khéo léo diễn tả cảm xúc qua việc miêu tả những cánh hoa phượng đậu
vào trang sách ) . Qua đó giúp các em hiểu rằng: đây cũng là một kết bài mở rộng theo
cách miêu tả. Người tả mượn hình ảnh miêu tả trang sách rực lên khi những cánh hoa
phượng vô tình đậu vào để diễn tả tình cảm gắn bó sâu sắc gửi gắm với cây phượng
sân trường
3.5 Giải pháp 5: Cách hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài
trong bài văn miêu tả
Bài văn không thể thiếu phần mở bài và kết bài, những phần này thường thu hút
người đọc, người nghe chú ý cách đặt vấn đề và cách cảm nghĩ về vấn đề mà người
trình bày. Chính vì vậy việc rèn luyện cho học sinh xây dựng một đoạn văn mở bài và
kết bài là rất cần thiết.
Hướng dẫn Học sinh xây dựng đoạn văn mở bài trong bài văn miêu tả:
* Mở bài là phần đầu tiên, là phần trước nhất đối với người đọc, gây cho người
đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài.
Phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một mở bài gọn
gàng, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt
đúng như câu tục ngữ: “ Đầu xuôi đuôi lọt.”
Có hai cách mở bài mà học sinh được học đó là mở bài trực tiếp và mở bài
gián tiếp. Không nhất thiết phải gò bó học sinh làm mở bài theo cách nào để cho các
em tự chọn cho mình cách mở bài hợp lý nhất và phù hợp với khả năng của từng em.
Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu bằng
những câu thơ, những câu hát,…nhưng phải bám sát vào yêu cầu của đề, không lan


man, xa đề, không rườm ra. Giáo viên có thể cho học sinh làm việc nhóm đôi hoặc cá
nhân tự nêu cách vào bài của mình, sau đó cho các bạn nhận xét.
Cấu tạo của mở bài:
Cấu tạo mở bài
Nội dung

Hình thức
Mở bài trực
Mở bài gián tiếp
tiếp
- Dung lượng và độ dài của mở bài
phải cân xứng với thân bài, kết bài.
- Giới thiệu Gồm có 2 phần:
vấn đề: Đây là 1. Gợi mở vào đề: Bằng - Nên viết ngắn gọn, khéo léo có sức
trọng tâm của cách đưa ra một mẫu thu hút, gợi hứng thú.
mở bài có chuyện, một so sánh, một - Tránh nói vòng vèo mà không vào
nhiệm vụ tạo liên tưởng, một âm thanh, được vấn đề.
nên tình huống một lí do đưa đến bài viết - Tránh viết lan man, không ăn khớp
với các phần sau.
có vấn đề mà ta ….
- Tránh viết dài dòng, cầu kỳ làm
sẽ giải quyết 2. Giới thiệu vấn đề:
trong phần thân a, Giới thiệu nội dung vấn phân tán sự chú ý.
bài.
đề.
b, Xác định giới hạn vấn
đề.
Mở bài trực tiếp:
+ Ưu điểm:
- Giới thiệu thẳng với người đọc đồ vật sẽ miêu tả.
- Cách mở bài này nhanh gọn, tự nhiên, giản dị, dễ tiếp nhận và thích hợp với những
bài viết ngắn.
+ Hạn chế:
- Nếu không khéo thì sẽ khô khan, ít hấp dẫn.
Ví dụ:
Đề: Em hãy tả cái cặp của em.

Với đề bài như trên, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề để xác định được
các yếu tố cần nêu ở mở bài thông qua các câu hỏi gợi mở, như sau:
- Đối tượng miêu tả là đồ vật gì? (cái cặp (1))
- Mua ở đâu? ( ở hiệu sách (2))
- Đồ vật đó do ai mua? Mua vào dịp nào? ( vào đầu năm học (3))
- Ấn tượng chung của em khi nhìn đồ vật đó như thế nào? ( ao ước; rất thích; ....)
Với các yếu tố (1) ; (2) ; (3) ở mở bài vừa phân tích giáo viên có thể gợi mở để
học sinh tự viết 6 kiểu mở bài trực tiếp: 123 ; 132 ; 213 ; 231 ; 312 ; 321 như sau:
Kiểu 123
Cái cặp
(1) là một
vật
dụng
mà em ao
ước từ lâu.
Và ba đã
mua chiếc
cặp
này
cho em ở
cửa hàng

Kiểu 132
Cái cặp
(1) là một
vật dụng mà
em ao ước
từ lâu. Và
vào đầu năm
học (3), ba

đã
mua
chiếc
cặp
này cho em

Kiểu 213
Ở cửa
hàng
sách
(2) bày bán
rất nhiều đồ
dùng
học
sinh. Nhưng
em chỉ để ý
đến cái cặp
(1) mà em
ao ước từ

Kiểu 231
Ở cửa
hàng sách
(2) bày bán
rất nhiều đồ
dùng
học
sinh. Và vào
đầu năm học
(3), ba đã

dắt em đến
đó để mua

Kiểu 312
Vào đầu
năm học (3),
ba đã mua
cho em một
cái cặp (2).
Đây chính là
cái cặp được
bày bán ở
cửa
hàng
sách (2) mà

Kiểu 321
Vào
đầu năm
học (3), ba
đã dắt em
đến
cửa
hàng sách
(2), một
nơi
bày
bán
rất
nhiều đồ



sách(
vào
năm
(3).

2) ở cửa hàng lâu. Và ba
đầu sách (2).
đã mua nó
học
cho em vào
đầu năm học
(3).

cho em cái đã em ao
cặp (1) em ước từ lâu.
ao ước từ
lâu.

dùng học
sinh.
Nhưng em
chỉ muốn
mua
cái
sặp (1) mà
em ao ước
từ lâu.
Lưu ý: Với đề bài ở trên ( không có giới hạn đối tượng miêu tả) thì học sinh có thể tự

do chọn:
- Ở đâu: Ở siêu thị ; Ở chợ ; ……
- Lúc nào: Vào dịp nghỉ hè ; Nhân dịp phát thưởng cuối năm học ; …….
- Ai mua: Ba ; mẹ ; hoặc được tặng ; ……
Ví dụ:
a, Nhân dịp ở xa về chơi, bác Hai chở em đi chợ Ái Nghĩa (2) và bác đã mua một
chiếc cặp (1) mới tinh coi như một món quà của bác tặng cho em chuẩn bị vào đầu
năm học mới (3).
b, Để thưởng cho em kết quả học tập xếp loại giỏi năm lớp ba, hôm qua (3), mẹ đã
âm thầm ra cửa hàng sách (2) mua cho em một chiếc cặp (1) mới tinh. Đây chính là
chiếc cặp mà em ao ước từ lâu.
c, Trong buổi lễ tổng kết cuối năm (3), em được thầy hiệu trưởng trao cho em phần
thưởng “Học sinh giỏi” (2). Khi mở ra có một món mà em thích nhất, đó là một chiếc
cặp (1) mới tinh.
Mở bài gián tiếp:
+ Đặc điểm: Không đi thẳng trực tiếp vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng cách đưa ra:
một âm thanh ; một câu nói ; một liên tưởng ; một so sánh ; một đoạn đối thoại ; một
mẫu chuyện ; một lí do đưa đến bài viết ; ….
+ Ưu điểm: Nếu viết khéo, mở bài sẽ rất sinh động, gợi cảm, hấp dẫn, gây hứng thú
cho người đọc.
+ Hạn chế: Nếu viết không khéo, mở bài sẽ lan man, vòng vèo, làm phân tán sự chú ý
của người đọc.
Ví dụ:
Đề: Em hãy tả cái cặp của em.
Với đề bài như trên, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề để xác định được các
yếu tố cần nêu ở mở bài thông qua các câu hỏi gợi mở, như sau:
- Đối tượng miêu tả là đồ vật gì? (cái cặp (1)
- Mua ở đâu? ( ở hiệu sách (2))
- Đồ vật đó do ai mua? Mua vào dịp nào? ( vào đầu năm học (3))
- Ấn tượng chung của em khi nhìn đồ vật đó như thế nào? ( ao ước; rất thích; ....)

Lưu ý: Khi viết mở bài kiểu mở bài gián tiếp giáo viên lưu ý học sinh phần phân tích
đề chỉ cần nêu đối tượng miêu tả “cái cặp (1)” và ấn tượng chung của em khi nhìn đồ
vật đó như thế nào, còn “Ở đâu: ở hiệu sách (2) ; Lúc nào: vào đầu năm học (3)” có
hay không cũng được.
Với đề bài này giáo viên có thể gợi ý một số cách viết mở bài gián tiếp như sau.
Gợi ý mở bài gián tiếp
Mở bài
Mở bài
Mở bài
Mở bài
bằng một âm
bằng một câu
bằng một so
bằng lời đối thoại
thanh
nói
sánh
“Tách… -“Đẹp quá! Đẹp
Nhìn các bạn - Ba ơi, ba mang về gói


tách … tách …”
một âm thanh
hơi là lạ vang
lên làm cho em
quay lại nhìn
vào chiếc cặp
mà cô bán hàng
ở cửa hàng sách
đang giới thiệu

cho khách. Và
ba đã chiều ý
mua cho em
chiếc cặp này để
chuẩn bị cho
đầu năm học
mới.

quá!” Em reo lên
khi nhìn thấy
một chiếc cặp
mới tinh, xinh
xắn đang treo ở
cửa hàng sách.
Và ba đã chiều ý
mua cho em
chiếc cặp này để
chuẩn bị cho đầu
năm học mới.

trong lớp mang
những chiếc cặp
cũ kỹ, sờn da khi
đi học lòng em
bỗng dâng lên
một cảm giác khó
tả, cảm thấy mình
thật hạnh phúc
khi có được một
chiếc cặp mới

tinh. Chiếc cặp
này ba đã mua
cho em ở cửa
hàng sách để
chuẩn bị cho đầu
năm học mới.

gì to thế?
- Mở ra mà xem! Chắc
chắn con sẽ rất thích.
- Cảm ơn ba!
Em vừa nói vừa háo
hức, vội vã mở túi nilông. Và điều thích thú
nhất hiện ra trước mắt
em:
một chiếc cặp mới tinh.

Hướng dẫn Học sinh xây dựng đoạn văn kết bài trong bài văn miêu tả:
Kết bài là phần cuối cùng, là phần sau hết đến với người đọc, gây cho người
đọc cảm giác, ấn tượng cuối cùng về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài.
Kết bài có một vai trò và tầm quan trọng đặc biệt vì một kết bài gọn gàng, nhẹ
nhàng, đặc sắc sẽ lưu lại tình cảm tốt đẹp, khó quên trong lòng người đọc.
Cấu tạo của kết bài.
Cấu tạo kết bài

Nội dung
Kết bài không mở rộng
Kết bài mở rộng
- Là phần cuối cùng của - Là phần cuối cùng của bài
bài văn kết thúc ý chính văn vừa kết thúc ý chính

của toàn bài.
của bài vừa mở ra một
- Kiểu kết bài này thường hướng mới gợi cho người
được gọi là “đóng ý”.
đọc tiếp tục cảm xúc, suy
nghĩ sau khi hết bài.
- Kết bài:
- Kết bài:
. Suy nghĩ: hiểu …
a, Suy nghĩ
Tình cảm
. Tình cảm: yêu – ghét –
Hành động (có thể
tự hào …
dùng một hoặc hai hoặc cả
. Hành động: giữ gìn – ba yếu tố trên).
bảo quản – giúp đỡ - b, Kết bài mở rộng bằng
biếu tặng.
cách:
+ Nêu một câu hỏi.
+ Nêu một ý mới lạ.
+ Đưa ra một lời bình.
+ Đưa ra một câu văn, câu
thơ.
+ …………….

Hình thức
- Kết bài thường được
trình bày dưới hình thức
của một đoạn văn.


- Dung lượng và độ dài
của kết bài phải cân xứng
với mở bài và thân bài.
- Nên viết gọn vàng, sâu
sắc, gợi cảm phục ở
người đọc.
- Tránh viết lan man, dài
dòng không ăn khớp với
các phần trên.


Kết bài không mở rộng:
Ví dụ:
Đề bài: Em hãy viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cái cặp của em.
Với đề bài như trên, thông qua các câu hỏi gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh
phân tích đề xác định được các yếu tố cần nêu ở kết bài như sau:
- Suy nghĩ: hiểu giá trị, lợi ích của cái cặp (1)
Tình cảm: yêu quý cái cặp (2)
Hành động: giữ gìn, bảo quản tốt. (3)
Lưu ý: Với các yếu tố (1) ; (2) ; (3) ở kết bài vừa phân tích giáo viên có thể gợi mở để
học sinh tự viết 6 kiểu kết bài không mở rộng theo các kiểu: 123 ; 132 ; 213 ; 231 ;
312 ; 321 như sau:
Giáo viên có thể gợi ý Học sinh viết 1 số cách kết bài không mở rộng như sau:
Kiểu 123
Nhìn
ngắm cái
cặp,
em
càng hiểu

được giá
trị và lợi
ích (1) của
chiếc cặp
giúp
em
trong suốt
năm học.
Càng hiểu
bao nhiêu,
em
càng
yêu
quý
(2) chiếc
cặp
bấy
nhiêu và tự
hứa
với
lòng là sẽ
giữ
gìn
bảo quản
(3)
cặp tốt để
khỏi phụ
lòng
cha
mẹ đã mua

cho em.

Kiểu 132
Nhìn
ngắm
cái
cặp,
em
càng hiểu
được giá trị
và lợi ích
(1)
của
chiếc
cặp
giúp
em
trong suốt
năm
học.
Càng hiểu
bao nhiêu,
em càng tự
hứa với lòng
bấy nhiêu là
sẽ giữ gìn
bảo quản
(3) cặp tốt
và yêu quý
( 2) chiếc

cặp giống
như
một
người bạn
thân thiết để
khỏi
phụ
lòng cha mẹ
đã mua cho
em.

Kiểu 213
Càng
ngồi
ngắm, em
càng yêu
quý (2)
cái cặp vì
em hiểu
được giá
trị và lợi
ích
(1)
của nó sẽ
giúp em
trong suốt
năm học.
Em
tự
hứa với

lòng là sẽ
giữ gìn,
bảo
quản( 3)
cặp tốt để
khỏi phụ
lòng cha
mẹ
đã
mua cho
em.

Kiểu 231
Càng
ngồi ngắm,
em càng
yêu quý
(2) và xem
cặp
như
một người
bạn thân.
Em tự hứa
với lòng là
sẽ giữ gìn
bảo quản
(3) cặp tốt
vì em đã
hiểu được
giá trị và

lợi ích (1)
của chiếc
cặp giúp
em trong
suốt năm
học.

Kiểu 312

được một
vật
quý
trong tay,
em càng
phải
cố
gắng giữ
gìn, bảo
quản( 3)
cặp tốt, vì
em
đã
hiểu
được giá
trị và lợi
ích
(1)
của chiếc
cặp giúp
em trong

suốt năm
học.

Kết bài mở rộng:
Ví dụ:
Đề: Em hãy viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cái cặp của em

Kiểu 321
Có được một
vật quý trong
tay, em càng
phải cố gắng giữ
gìn,
bảo
quản( 3) cặp tốt
để khỏi phụ lòng
cha mẹ. Em hiểu
và xem cặp như
một người bạn
thân vì em hiểu
được giá trị và
lợi ích (1) của
chiếc cặp giúp
em trong suốt
năm học.


Với đề bài như trên, thông qua các câu hỏi gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh có
thể viết kết bài mở rộng theo các cách như sau: kết bài bằng cách Nêu một câu hỏi Nêu một ý mới lạ - Đưa ra một lời bình - Đưa ra một câu văn hoặc một câu thơ ….
Giáo viên có thể Gợi ý một số cách viết kết bài mở rộng sau:

Nêu một câu hỏi Nêu một ý mới lạ
Đưa ra một lời
Đua ra một câu văn
bình
Không biết có
Một năm học Ngày mai đây, cặp Giờ đây cặp đã trở
bao nhiêu bạn mới! … Một bộ sẽ cùng em tung thành người bạn thân
học sinh giống quần áo mới! ... tăng vui bước đến yêu quý của em. Và
như em hiểu Và thích thú hơn trường. Niềm vui càng thân thiết, yêu
được giá trị và cả là trong tay có được gặp lại thầy quý bao nhiêu em
lợi ích (1) của được một chiếc cô, bạn bè sau càng phải giữ gìn bảo
chiếc cặp và yêu cặp mới! Tất cả những tháng nghỉ quản cặp tốt bấy
quý
(2) vang lên như một hè. Niềm vui được nhiêu. Đây tuy là một
như một người bản hòa ca vang khoe với các bạn việc nhỏ nhưng lại là
bạn thân? Nếu lên lời chúc cho chiếc cặp mới tinh một thói quen tốt, một
không hiểu thì có em
đạt
được xinh xắn. Và em đức tính tốt như lời
lẽ chiếc cặp của những thắng lợi chợt nghĩ nếu mọi khuyên của Bác Hồ: “
các bạn ấy sẽ tủi mới … những người quan tâm Điều gì phải thì cố
thân biết chừng thành tích mới … đến các bạn học làm cho kì được, dù
nào và tương lai trong năm học sinh nghèo hơn là việc nhỏ. Điều gì
thì thật là “thê này.
nữa thì các bạn trái thì hết sức tránh
thảm” biết bao
ấy cũng sẽ có dù là một điều trái
nhiêu.
Phải
được niềm vui nhỏ”.

không các bạn?
nho nhỏ này.
Văn chương không phải là sợ đúng, sai. Nếu chỉ làm văn đúng thôi chưa đủ
phải thấm đượm cảm xúc của người viết. Song tình cảm không phải thứ gò ép bắt
buộc, tình cảm ấy phải chân thực, hồn nhiên, xuất phát từ chính tâm hồn các em. Bài
văn không thể hay nếu thiếu cảm xúc của người viết, cảm xúc không chỉ bộc lộ ở
phần kết bài mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. Vì vậy giáo viên cần chú
ý rèn cho học sinh cách bộc lộ cảm xúc trong bài văn một cách thường xuyên liên tục,
từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết luyện tập xây dựng đoạn văn, tiết viết
bài và ngay trong tiết trả bài nữa.
3.6 Giải pháp 6: Giáo viên cần thực hiện nghiêm túc tiết trả bài:
Tất cả những công việc, từ những việc làm thông thường hàng ngày đến việc
nghiêm túc đều thực hiện theo một chu trình nhất định, bắt đầu từ việc lập kế hoạch
đến việc triển khai thực hiện kế hoạch đó và cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá lại
những việc đã làm so với kết quả không bỏ qua bất cứ khâu nào trong các khâu trên,
nhất là các khâu kiểm tra, đánh giá: có kiểm tra đánh giá thì mới có thể biết được
những ưu, khuyết điểm trong công việc đã thực hiện, để điều chỉnh cho những việc
tiếp theo.
Dạy tập làm văn cũng không nằm ngoài chu trình chung đó. Mỗi loại bài
thường dành một tiết kiểm tra để học sinh thực hành viết văn, quá trình thực hành ấy
cần được xem xét, đánh giá rút kinh nghiệm thật cẩn thận, nghiêm túc thì mới có tác
dụng rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện tiết trả bài
chính là thực hiện khâu cuối cùng "kiểm tra, đánh giá "nhằm mục đích giúp học sinh


hiểu được những nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của cả lớp để liên
hệ với bài làm của mình giúp học sinh biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính
tả, bố cục bài của mình và của các bạn, từ đó học sinh có thể học hỏi những câu văn,
đoạn văn hay của bạn. Với mục đích như vậy thì tiết trả bài không thể làm qua loa đại
khái, càng không thể bớt xén thời lượng.

Trong tiết trả bài, ngoài việc tiến hành các trình tự như trong sách bài soạn đã
hướng dẫn, giáo viên cần thay đổi hình thức hoạt động để học sinh đỡ nhàm chán. Sau
phần giáo viên nhận xét chung, giáo viên cần chữa lỗi cho học sinh theo từng loại lỗi
thống kê khi chấm bài và nêu các câu văn, đoạn văn hay đã chuẩn bị trước. Sau đó,
giáo viên trả bài và có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn để các em
trao đổi với bạn về cách làm bài của mình, đọc cho nhau nghe các câu hoặc giúp nhau
sửa lỗi trong bài làm. Từ đó học sinh sẽ thấy rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của
mình, của bạn và biết tự sửa chữa hoặc viết lại đoạn văn của mình cho đạt yêu cầu.
Sau những trao đổi như vậy cũng sẽ giúp học sinh tránh được những lỗi không
đáng có trong thực hành viết văn và trong cả giao tiếp hàng ngày.
3.7 Giải pháp 7: Giáo viên cần khơi gợi niềm say mê học tập phân môn Tập làm
văn thông qua việc vận dụng phối hợp kiến thức các phân môn khác trong môn
Tiếng Việt.
Giáo viên cần cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu,
sử dụng các biện pháp và giải pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết.
Muốn có một bài văn hay, có "hồn", có chất văn thì các em phải có vốn từ ngữ
phong phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp, Chính vì vậy
giáo viên cần chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi dạy tập đọc, luyện từ và câu và cả
trong khi dạy các môn khác hay trong những buổi nói chuyện trong các tiết sinh hoạt.
Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo các chủ đề, chủ điểm, khi có một từ hay,
một câu văn hay các em ghi vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn có thể sử
dụng một cách dễ dàng.
Giáo viên cần tiến hành theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu
học sinh đặt câu đúng, song yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so
sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ
biểu lộ tình cảm.
Ví dụ: Khi làm một bài văn miêu tả về con mèo chúng ta cần miêu tả:
- Chú ta có cái đuôi thon dài như một cái măng ngọc.
Giáo viên hỏi: Em nào nhận xét cách đặt câu hỏi của bạn? Học sinh có thể nhận xét:
bạn đã sử dụng biện pháp so sánh để so sánh cái đuôi mèo như một cái măng ngọc.

Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu khác để miêu tả cái đuôi của chú
mèo sao cho sinh động hơn:Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước chống
lên, đăm chiêu nhìn và nghe ngóng, cái đuôi mềm mại, phe phẩy như làm duyên.
- Hay: Cái đuôi dài trắng điểm đen phe phất thướt tha cùng với tấm thân thon dài
mềm mại, uyển chuyển trông thật đáng yêu.
Như vậy cùng là miêu tả cái đuôi của chú mèo nhưng những câu văn sử dụng
biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ gợi tả, gợi cảm như các câu trên thì
hiệu quả khác hẳn, ta thấy miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và
sẽ cuốn hút người đọc, người nghe.
Tập làm văn và phân môn thực hành, tổng hợp tất cả những phân môn
thuộc môn Tiếng Việt , vì vậy muốn dạy tốt tập làm văn cần dạy tốt các phân
môn trong môn Tiếng Việt


Ví dụ: Khi học về câu kể Ai là gì ? học sinh hiểu tác dụng, cấu tạo của kiểu câu này,
biết nhận ra nó trong đoạn văn và từ đó học sinh biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới
thiệu hoặc nêu nhận định về một con người, một vật:
Chích bông là con chim rất đáng yêu.
Hoa đào, hoa mai là bạn của mùa xuân.
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
Nội dung của bài văn có hấp dẫn, có lôi cuốn được người đọc hay không một
phần phụ thuộc vào hình thức biểu hiện bên ngoài của nó, đó chính là chữ viết. Vì vậy
muốn có bài văn hấp dẫn thì giáo viên chú ý rèn kỹ năng viết cho học sinh trong các
giờ chính tả. Chính tả giúp học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp và trình bày rõ
ràng, sạch sẽ.
Nếu như tập đọc rèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh, chính tả rèn kỹ năng viết
cho học sinh thì phân môn kể chuyện rèn kỹ năng nói hay cách nói khác là kỹ năng
sản sinh văn bản dưới dạng nói của học sinh. Kể chuyện vừa bồi dưỡng tình cảm, giúp
học sinh biết quý trọng người tốt, phê phán cái xấu, vừa giúp học sinh học tập cách
miêu tả, cách diễn đạt trong mỗi câu chuyện.

Tóm lại các phân môn của Tiếng Việt tuy mỗi phân môn có nội dung riêng, phương
pháp riêng nhưng chúng không hoàn toàn độc lập với nhau mà luôn bổ sung cho nhau,
kiến thức của phân môn này hỗ trợ cho việc học những phân môn khác. Với phân
môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của những phân môn khác, muốn
học tốt Tập làm văn học sinh cần học tốt các phân môn còn lại.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm, cấu tạo, hình thức và cách viết
các kiểu mở bài (hoặc kết bài) theo các cách khác nhau trong bài văn miêu tả ở lớp 4
thì 100% học sinh trong lớp biết vận dụng kiến thức đã học. Các em đã viết được và
thực hiện tốt yêu cầu của giáo viên đề ra và điều đặc biệt là các em rất hào hứng viết
mở bài và kết bài. Nhiều em có bài viết sáng tạo, không còn qua loa, đại khái khi viết
mở bài và kết bài nữa.Cụ thể tôi đã tiến hành kiểm tra ở tuần 34 với đề bài sau:
Đề bài : Hãy viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật ( con vật hoặc
cây cối mà em yêu thích).
Kết quả thu được như sau
Tổng số
HS
21

HS có mở bài và kết HS có mở bài và kết
bài sáng tạo, gây ấn bài đủ ý, đảm bảo nội
tượng cho người đọc
dung
12 = 57,1%
9 = 42,9 %

HS chưa biết viết, viết
qua loa mở bài và kết
bài .

0

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả kiểm tra, ta thấy sau khi được hướng dẫn viết
các kiểu mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả,các em đã nắm vững và vận dụng
linh hoạt để viết mở bài (hoặc kết bài) theo các cách khác nhau tùy theo yêu cầu của
đề bài. Chính vì thế chất lượng đã được nâng lên rõ rệt. So với lần kiểm tra ở tuần 15
thì học sinh có mở bài và kết bài sáng tạo, gây ấn tượng cho người đọc mới chỉ có 2
em chiếm 9,5 % thì ở lần này đã có 12 em chiếm 57,1%. Với học sinh chưa biết viết,
viết qua loa mở bài và kết bài ở lần kiểm tra ở tuần 15 có 7 em chiếm 33,4% thì ở lần
kiểm tra này không con em nào chưa biết viết mở bài và kết bài. Đây là thành công
đáng kể mà bản thân tôi đã áp dụng vào thực tiễn giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng viết mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả ở học sinh lớp 4.


Bản thân tôi, sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế lớp mình phụ
trách và thấy kết quả thu được rất khả quan. Vì thế mà tôi đã mạnh dạn đưa đè tài của
mình ra tổ chuyên môn và được các đồng chí trong Tổ, khối chuyên môn đồng tình và
cùng áp dụng . Kết quả thu được thêm một lần khẳng định chắc chắn tính khả thi và
khách quan của đề tài.


C. Kết luận, kiến nghị
1.Kết luận
Muốn nói gì thì nói trong nghề dạy học thì chất lượng thực của học sinh cũng
phải đặt lên hàng đầu. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội
ngày nay.
Qua nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh viết tốt các kiểu
mở bài (hoặc kết bài) theo các cách khác nhau là một việc làm khó. Đòi hỏi người
giáo viên phải tâm huyết với nghề, nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn,
biết lựa chọn phương pháp phù hợp, kết hợp hình thức dạy học hợp lí. Ngoài các kiểu

mở bài ( kết bài ) đã được hướng dẫn, giáo viên nên khuyến khích học sinh đọc thêm
các loại sách tham khảo, đánh thức khả năng sáng tạo vốn có của học sinh sẽ giúp các
em vận dụng để viết một cách linh hoạt trong bài viết.
2.Kiến nghị
Trên đây là kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4B viết tốt các kiểu mở bài
(kết bài ) trong bài văn miêu tả mà tôi nghiên cứu đúc kết được và thực hiện có hiệu
quả.
Theo tôi muốn gây hứng thú cho học sinh lớp 4 viết các kiểu mở bài và kết bài
trong bài văn miêu tả thì mỗi thầy, cô giáo phải thực hiện tốt những vấn đề sau:
Giáo viên phải hết lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với con đường mà mình đã
chọn, coi học sinh là niềm vui, niềm hy vọng lớn trong đời.
Giáo viên không ngừng học tập, bồi dưỡng, áp dụng các chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy học ở Tiểu học, tìm tòi sáng tạo, thay đổi linh hoạt các biện pháp
giáo dục, các hình thức tổ chức học tập, nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học
sinh. Biết phân loại đối tượng học sinh, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý phù hợp chiều cao,
nhận thức từng em, có kế hoạch kèm cặp học sinh yếu.
Giáo viên phải chấm, chữa bài thường xuyên, kịp thời thông tin đến các bậc phụ
huynh bàn biện pháp hướng dẫn các em tích cực học tập ở lớp cũng như ở nhà.
Một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi đưa ra trên đây chắc không tránh khỏi những
hạn chế. Tôi rất mong sự nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo,
của bạn đồng nghiệp để tôi đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Hà Trung, ngày 14 tháng 3 năm 2016
TÔI XIN CAM KẾT KHÔNG COPY
Tác giả

Đỗ Thị Thuý Hường



Tài liệu tham khảo
STT
1

Tên sách tham khảo
Tiếng việt Tập 1 – Lớp 4

Tác giả
Nguyễn Minh Thuyết (Chủ
biên), Nguyễn Thị Hạnh, Đỗ
Việt Hùng, Bùi Minh Toán
Nguyễn Minh Thuyết (Chủ
biên), Hoàng Cao Cương,
Đỗ Việt Hùng, Trần Thị
Minh Phương, Lê Hữu Tỉnh
Nguyễn Minh Thuyết (Chủ
biên), Hoàng Cao Cương,
Đỗ Việt Hùng, Trần Thị
Minh Phương, Lê Hữu Tỉnh
Nguyễn Minh Thuyết (Chủ
biên), Hoàng Cao Cương,
Đỗ Việt Hùng, Trần Thị
Minh Phương, Lê Hữu Tỉnh
Trần Thị Thìn

2

Tiếng việt Tập 2 – Lớp 4


3

Sách giáo viên Tập 1 – Lớp 4

4

Sách giáo viên Tập 2 – Lớp 4

5

Dạy liên kết câu

6

Luyện Tập làm văn 4

7

Những bài làm văn mẫu lớp 4

Trần Thị Thìn

8

Những bài làm văn mẫu lớp 4

Đỗ Kim Hảo,
Trần Duy Thông

Đặng Mạnh Thường





×