Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sử dụng phương pháp trò chơi tạo hứng thú học tập, góp phần nâng cao chất lượng đại trà môn toán của học sinh lớp 7a trường THCS nga trường nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.62 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Cách tổ chức trò chơi học tập trong tiết Toán lớp 7
2.3.1.1. Những nguyên tắc khi sử dụng phương pháp trò chơi trong
dạy học môn Toán
2.3.1.2. Cách lựa chọn trò chơi

Trang
1
1
1
1
2
2
2
3
4
4
4
5

2.2.1.3 Hướng dẫn cách chơi


2.3.2. Một số trò chơi đã sử dụng trong tiết dạy học Toán 7 ở
trường THCS Nga Trường

5
5

2.3.2.1. Trò chơi "Chạy tiếp sức"

5

2.3.2.2. Trò chơi “Sai ở đâu? Sửa thế nào?”

7

2.3.2.3. Trò chơi "Đoán ý đồng đội"

9

2.3.2.4. Trò chơi "Ai nhanh mắt hơn?"

10

2.3.2.5. Trò chơi "Thử tài ghi nhớ"

12

2.3.2.6. Trò chơi "Thi viết nhanh"

12


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

14
15
15
16


1 . Mở đầu
1.1 . Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiến hành đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới PPDH nhưng đổi mới
PPDH như thế nào để vận dụng có hiệu quả, nâng cao hứng thú và khơi dậy được
năng lực học tập của tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém? Câu
hỏi này cần được mọi giáo viên đặt ra cho mình và cách giải quyết.
Toán học là môn học quan trọng trong các bộ môn văn hóa, là một môn học đóng
vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Những
kiến thức, kĩ năng và phương pháp làm việc. Toán học giúp học sinh phát triển năng
lực tư duy như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khát quát hóa…Rèn luyện những
phẩm chất tốt đẹp của người lao động mang tính cẩn thận, chính xác, kỷ luật, phê phán
và sáng tạo…Qua đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Thực tế hiện nay cho thấy hứng thú học môn Toán của học sinh ở nhiều
trường THCS nhìn chung vẫn còn hạn chế, không ít em “sợ” toán, coi việc học
toán là một công việc nặng nhọc, căng thẳng… dẫn đến kết quả học tập thấp
kém. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên thì có nhiều nhưng tựu chung lại là
môn Toán chưa thực sự hấp dẫn các em đặc biệt là đối với các em học yếu kém.
Muốn cải thiện tình trạng trên người thầy phải không ngừng sáng tạo, đổi

mới phương pháp dạy học để có thể tạo ra các giờ học Toán hấp dẫn, lôi cuốn
học sinh. Tôi thiết nghĩ “Tổ chức trò chơi học tập” là sự lựa chọn thông minh để
thu hút học sinh và đạt mục tiêu bài dạy. Nó là chiếc cầu nối đắc lực, hữu hiệu
và tự nhiên giữa thầy và trò. Thông qua trò chơi, mục tiêu bài học được truyền
tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc, dễ hiểu. Nhận thức
được điều đó, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Toán tại trường
THCS Nga Trường Nga Sơn Thanh Hóa, trong những năm học gần đây, tôi đã
mạnh dạn đưa trò chơi học tập vào trong giờ dạy môn Toán, điều đó đã đem lại
hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của
các khối lớp mà tôi mà trực tiếp giảng dạy.
Năm nay tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm “Sử dụng
phương pháp trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập góp phần nâng cao chất
lượng đại trà môn toán của học sinh lớp 7A trường THCS Nga Trường - Nga
Sơn”. Nhằm tích cực đổi mới phương pháp giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh
yếu kém có hứng thú học tập hoàn thành chương trình cấp học, hạn chế tình trạng bỏ
học góp phần giữ vững tỉ lệ phổ cập THCS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất nội dung biện pháp tổ chức trò chơi vào dạy học môn toán 7,
góp phần đổi mới phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích
cực, nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh yếu kém vào dạy và học môn
toán 7 ở trường THCS Nga Trường Huyện Nga Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy, học môn toán 7 của Trường THCS Nga Trường, Huyện Nga Sơn.
- Học sinh lớp 7 A khối 7 Trường THCS Nga Trường.
- Các tiết dạy theo thời khóa biểu chính khóa, học thêm và học phụ đạo.
- Các nội dung liên quan đến vấn đề: “Học mà chơi , chơi mà học”.
2


1.4. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các lí luận cơ bản về phương pháp dạy học; về vấn đề tạo hứng thú
và tăng tính tích cực cho học sinh yếu kém trong việc học tập bộ môn Toán.
- Quan sát và điều tra khảo sát quá trình học tập môn Toán lớp của học sinh lớp
7A; đặc biệt chú trọng đến đối tượng các em học sinh yếu kém.
- Phương pháp thực nghiệm: Được sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài đối với lớp
7A.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu kết quả bài
kiểm tra trước và sau khi áp dụng phương pháp sử dụng trò chơi.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong quá trình khảo sát, phân tích
kết quả thực nghiệm và tổng hợp kết quả thực nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
- Căn cứ vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán trong giai
đoạn hiện nay, đã được xác định là “ Phương pháp dạy học Toán trong nhà
trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học;
hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc
lập, sáng tạo của tư duy”- ( chương trình giáo dục phổ thông môn Toán của Bộ
GD & ĐT ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT).
-Theo phương hướng đổi mới phương pháp dạy học này, giáo viên phải là người
tổ chức, điều khiển; phát huy tính tích cực chủ động trong lĩnh hội tri thức Toán
học của học sinh; còn học sinh là chủ thể nhận thức, đòi hỏi phải có hứng thú
trong học tập, từ đó mới tích cực tự học, tự rèn luyện và có được các năng lực
cần thiết trong học tập cũng như trong lao động sản xuất.
- Do đặc điểm tâm sinh lí ở lứa tuổi học sinh lớp 7 cũng có những khác biệt: học
sinh dễ bị phân tán, mất tập chung chú ý; những kiến thức thoáng qua, không
hấp dẫn lôi cuốn các em sẽ mau quên; vốn kiến thức và hiểu biết còn ít; khả
năng diễn đạt còn hạn chế; nhất là với những học sinh yếu, nhận thức chậm các
em dễ tự ti, không dám mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình do sợ sai.v.v…Còn
khi có hứng thú học tập các em sẽ tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ
đó quan sát của các em trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý trở nên bền vững,

việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư duy sẽ tích cực hơn, óc tưởng
tượng sẽ phong phú hơn. Các em sẽ tự giác, sáng tạo, say sưa trong quá trình tìm
đến với tri thức, và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào giải các bài tập
một cách linh hoạt, sáng tạo hơn. Nhờ đó mà kết quả học tập của các em sẽ ngày
càng nâng cao, năng lực từng bước được hình thành, phát triển một cách tích
cực.
- Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho người học tìm hiểu một vấn
đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, những
thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó. Trò chơi học tập
là hoạt động được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi. Trò chơi học
tập có những đặc điểm sau:
+ Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học
hoặc một bài học cụ thể.
+Trò chơi học tập thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định
3


của một giờ học.
+ Mọi người học đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng
trong trò chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
- Khác với trò chơi rèn luyện sức khỏe và giải trí, trò chơi học tập nhằm hướng
tới sự nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ
thể của môn học, bài học, lớp học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tại trường
THCS Nga Trường, Nga Sơn
2.2.1. Thuận lợi
- Bản thân là một giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn Toán ở trường
THCS. Được đào tạo cơ bản dạy đúng chuyên nghành đào tạo, thường xuyên
được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề. Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo
của cấp trên, trực tiếp là bộ phận chuyên môn nhà trường; sự phối hợp, cộng tác

và giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp, sự tin yêu và kính trọng của học sinh.
- Chương trình Toán lớp7 theo quy định về chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ
Giáo dục và Đào tạo hiện nay là khá phù hợp với đa số đối tượng học sinh.
- Cách trình bày của sách giáo khoa thuận lợi cho việc thiết kế bài học theo tinh
thần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Phần lớn học sinh lớp 7 trong nhà trường đều chăm ngoan, có ý thức trong việc
học tập, trong đó nhiều em yêu thích học tập môn Toán, đặc biệt một số em say
mê môn Toán.
- Kiến thức Toán học là những vấn đề khoa học lôgic chặt chẽ. Nên nó đòi hỏi
người học phải có tư duy tương đối sáng sủa, sắc bén thì mới có thể tiếp thu
được.
2.2.2. Khó khăn
- Chương trình Toán lớp 7 THCS hiện nay theo quy định chuẩn kiến thức kỹ
năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tuy đã có giảm tải nhiều lần song nhìn chung
để học tốt môn Toán vẫn là điều khó khăn đối với một bộ phận không nhỏ học
sinh khối 7 nói chung và học sinh khối 7 trường THCS Nga Trường nói riêng.
- Việc vận dụng các phương pháp dạy học mới của giáo viên đôi khi còn cứng
nhắc, chưa linh hoạt, nhiều tiết học còn khô khan, chưa tạo ra được không khí
nhẹ nhàng, hấp dẫn vui tươi trong giờ học, việc tổ chức các hoạt động học tập
của học sinh có khi còn mang tính hình thức…Dẫn đến hiệu quả dạy học chưa
được như mong muốn.
- Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa hứng thú với việc học tập bộ môn Toán,
biểu hiện qua việc:
+ Học tập một cách thụ động, thiếu phương pháp và động cơ học tập, chưa
tích cực, chủ động tham gia vào quá trình tự tìm tòi lĩnh hội kiến thức;
+ Rụt rè, thiếu tự tin, ngại phát biểu ý kiến, ít tranh luận, ngại lên bảng;
+ Mất tập trung thậm chí làm việc riêng hoặc ngồi lì trong giờ học;
+ Không làm bài tập về nhà, không chuẩn bị bài mới, thiếu đô dùng học tập;
+ Không hồ hởi, hay căng thẳng, lo lắng khi đến giờ học, thấy học Toán là
một gánh nặng, có cảm giác sợ giờ Toán thậm chí dẫn đến hiện tượng nghỉ học

với lí do không chính đáng hoặc bỏ tiết vô lí do...
4


2.2.3. Kết quả của thực trạng trên
Từ thực trạng trên đầu năm học 2016 - 2017 tôi đã tiến hành quan sát, theo
dõi; kết hợp với điều tra lấy ý kiến của 25 học sinh lớp 7A về mức độ hứng thú
và khảo sát kết quả đầu năm về môn Toán của học sinh lớp 7A. Kết quả cụ thể
là:
Kết quả điều tra hứng thú học tập môn Toán lớp 7A
Số
năm học 2016 -2017
HS
Rất thích (%) Thích (%) Bình thường (%) Không thích (%)
25
12
28
36
24
Nhận xét:
- Tỉ lệ học sinh không mấy hứng thú với việc học tập môn Toán là khá cao 60%
trong đó có đến 24% không thích học Toán điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng dạy học môn Toán tại đơn vị.
- Có tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó: Do kiến thức tiền đề của
các em ở các lớp dưới không tốt (mất gốc); Do hạm chơi, chưa quyết tâm kiên
trì học tập chiếm; Do kiến thức môn Toán quá khó, khô khan và kém hấp dẫn
chiếm; Do hoàn cảnh gia đình và điều kiện xã hội tác động; Do giáo viên dạy
khó hiểu.
- Thực tế cho thấy nguyên nhân dẫn đến các em chưa hứng thú với việc học tập
môn Toán chủ yếu là do các em bị mất gốc và thấy kiến thức môn học khó và

khô khan kém hấp dẫn thể hiện ở kết quả khảo sát đầu năm.
Kết quả khảo sát đầu năm học 2016-2017
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu – Kém
Lớp
Số HS
SL
%
SL %
SL
%
SL
%
7A
25
1
4
5
20
10
40
9
36
Kết quả chất lượng môn Toán lớp 7A đầu năm học 2016 - 2017 năm học
cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi Toán là khá khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 24%),
trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu môn Toán khá cao (chiếm 36%) so với mặt bằng
chung chất lượng của nhà trường.
2.3. Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1. Cách tổ chức trò chơi học tập giờ Toán lớp 7
2.3.1.1. Những nguyên tắc khi sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học
Toán
- Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi học sinh đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng.
học sinh phải nằm được quy tắc chơi và phải tôn trọng, tuân thủ luật chơi.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Không lạm dụng quá nhiều kiến thức
và thời lượng bài học.
- Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho
học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò
chơi và đánh giá sau khi chơi.
- Giáo viên phải có tác phong chững chạc, nghiêm túc nhưng lại vui vẻ, gần gũi,
hòa đồng với hoc sinh; Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây tạo sự
hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong mỗi trò chơi. Nhằm tác động đến tình cảm,
tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
5


- Sau mỗi trò chơi phải có thưởng phạt phân minh. Tuy nhiên nên tránh xử phạt
đối với đội thua, người thua, mà tập trung tuyên dương, khen thưởng (nếu có)
đối với người thắng, đội thắng. Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các em một
cách kịp thời, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập cho học sinh.
- Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục
của trò chơi.
2.3.1.2. Cách lựa chọn trò chơi
- Giáo viên xác định được mục tiêu của trò chơi đưa ra là gì? (Hình thành, luyện
tập, cũng cố kiến thức nào? Giáo dục kĩ năng gì? Phẩm chất gì?) điều này được
xác định dựa trên mục tiêu bài học.
- Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn; luật chơi đơn gỉan dễ hiểu,
dễ chơi, phải phù hợp với chủ đề bài học với đặc điểm và trình độ học sinh, với
quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, có tác dụng khích lệ

tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học
sinh yếu kém ngoài cuộc, đặc biệt trò chơi phải không gây nguy hiểm cho học
sinh và môi trường xung quanh.
- Không nên chọn những trò chơi chỉ được mặt vui nhộn, nhưng lại thiếu tác
dụng giáo dục về kiến thức, phẩm chất cũng như kĩ năng học tập.
- Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm
chán cho học sinh.
2.3.1.3. Hướng dẫn cách chơi
- Trước hết, giáo viên phải chia được các đội chơi cho phù hợp, cân đối lực
lượng, hợp với yêu cầu trò chơi.
- Giới thiệu trò chơi, luật chơi, quán triệt ý thức kỷ luật khi chơi. Đây là khâu rất
quan trọng, giáo viên nên giới thiệu trò chơi một cách ngắn gọn, súc tích, dễ
hiểu, thu hút và hấp dẫn người chơi (nếu luật chơi khó thi giáo viên có thể chơi
mẫu trước).
- Nhận xét kết quả, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu những kiến
thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. Động viên học sinh
chơi nhiệt tình, hết mình, chơi đẹp, đảm bảo nề nếp, nội qui nhà trường. Có
thưởng phạt phân minh đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhận một cách
thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn kích thích hứng thú học tập của
học sinh. Phần thưởng là một tràng pháo tay…Hình thức phạt học sinh phạm
luật bằng những hình thức đơn giản, vui (như hát một bài, đứng một chân, nhảy
lò cò…).
- Thời gian từ 5 đến 7 phút.
2.3.2. Một số trò chơi đã sử dụng trong tiết dạy học môn Toán tại lớp 7A ở
trường THCS Nga Trường
2.3.2.1. Trò chơi “Chạy tiếp sức”
* Tác dụng của trò chơi:
- Rèn luyện tính trách nhiệm, ý thức tập thể cho học sinh.
- Thay vì dùng phương pháp thảo luận nhóm nhỏ thông thường thì trò chơi
“Chạy tiếp sức”sẽ giúp học sinh thảo luận nhóm một cách nhẹ nhàng, hiệu quả,

không bị gò ép, rập khuôn. Nhờ sự “tiếp sức” của mỗi thành viên, nhất là sự
đóng góp, diễn giải của những học sinh tích cực, học sinh khá-giỏi, các em học
6


sinh trung bình, yếu, kém sẽ có thêm cơ hội để nắm bắt kiến thức đã học, có cơ
hội để được làm việc, được hoạt động nhiều hơn.
- Trò chơi này rất dễ chuẩn bị, dễ chơi, áp dụng được cho nhiều bài
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài toán hoặc câu hỏi có nội dung liên
quan đến tiết dạy chia làm hai (hoặc 3 tổ tương đương nhau, có thể chuẩn bị sẵn
vào bảng phụ).
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, phấn, bút dạ.
* Cách chơi:
- Giáo viên đưa đề bài lên bảng phụ (hoặc màn hình chiếu).
- Cho các đội thảo luận làm bài theo dãy hoặc khu vực (tương đương với
số nhóm đề bài GV đưa ra).
- Học sinh trao đổi một số phút (tuỳ mức độ yêu cầu).
- Bốc thăm chọn ra 2 (hoặc 3) đội chơi.
- Khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng thành viên của 2 (hoặc 3)
đội dùng phấn (bút) của đội mình lên viết đáp án tương ứng vào phần bảng của
đội mình, mỗi lần lên bảng chỉ được ghi một câu trả lời (hoặc một bước trong
toàn bộ công việc của đội) cứ học sinh này ghi xong chạy về trao phấn cho bạn
thì học sinh tiếp theo mới được lên bảng, người lên sau có thể sửa kết quả của
người lên trước, nhưng khi sửa thì không được làm thêm việc khác, hết lượt có
thể vòng lại lượt 2, 3...).
- Thời gian chơi được quy định trước (nên từ khoảng 3 - 5 phút), đội nào
xong trước là đội giành chiến thăng về mặt thời gian, khi hết giờ chơi giáo viên
ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng đánh giá, cho điểm, đội
chiến thắng là đội hết ít thời gian mà có kết quả tốt nhất.

Ví dụ : Khi dạy tiết 16 “Ôn tập chương I - Đại số 7” để giúp học sinh hệ
thống kiến thức của chương, tôi đã cho học sinh chơi trò chơi với yêu cầu sau:
Điền biểu thức thích hợp vào chỗ trống (…) dưới đây:
Nhóm (tên nhóm)
Với a, b, c, d, m ∈ Z , m >0
Phép cộng:

Phép lũy thừa: Với x,y ∈ Q; m, n ∈ N
xm . xn =...

a b ...
+ =
m m ...

a b ...
− =
m m ...
a c ...
Phép nhân: . =
b d ...

Nhóm (tên nhóm)

xm: xn =...

Phép trừ:

với (b,d ≠ 0 )

(...


, ... )

( xm)n = ...

...
n
a c ... ...
(x
.
y
)
=
...
Phép chia: : = = với (b, c, d ≠ 0 )
b d ... ...

 xn
...
  =
...
 y

( ... )
7


2.3.2.2. Trò chơi “Sai ở đâu? Sửa thế nào?”
* Tác dụng của trò chơi:
- Thông qua việc suy nghĩ, lập luận, thảo luận để tìm ra chỗ sai (học sinh

thường mắc phải) trong lời giải của một bài toán đã có lời giải sẵn, từ đó giúp
học sinh nắm chắc và hiểu đúng, hiểu sâu sắc kiến thức đã học, rèn luyện kỹ
năng trình bày.
- Rèn luyện tư duy khoa học biện chứng, kỹ năng đánh giá, lập luận.
- Trò chơi này dễ chơi, dễ chuẩn bị và áp dụng dược trong nhiều tiết dạy.
* Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài toán có lời giải sai ở một vài bước trên
bảng phụ (bố trí những chỗ sai là những sai lầm mà học sinh thường hay mắc
phải khi làm kiểu bài này).
* Cách chơi:
- Tùy vào lúc thích hợp của tiết học, giáo viên đưa các bài toán có lời giải
như đã nói ở trên lên bảng chính.
- Các đội thảo luận trong vài phút để truy tìm ra chỗ sai của bài giải và đưa
ra phương án sửa sai. Đội tìm ra và có phương án sửa sai nhanh nhất sẽ trình bày
đáp án, nếu chưa đúng các đội sau có quyền xin trả lời, khi nào lời giải đã đúng
thì trò chơi dừng lại. Giáo viên yêu cầu những đội có câu trả lời đúng chỉ ra
nguyên nhân sai lầm từ đó nhấn mạnh để cả lớp rút kinh nghiệm.
- Đội chiến thắng là đội tìm ra nhanh nhất những chỗ sai, chỉ ra nguyên nhân
sai và sửa lại cho đúng.
* Ví dụ: Đại số - Tiết 6: Luyện tập
Để giúp khắc sâu kiến thức và tránh một số sai lầm thường mắc phải khi giải
toán về giá trị tuyệt đối, giáo viên có thể cho học sinh chơi theo luật chơi trên
với các bài giải như sau:
Bài tập: Tìm x biết.
a) | x| = 0.5;
b) | x| = - 0.5;
c) | x+ 1| = 16
Bạn Anh đã giải như sau, em giúp Anh tìm ra chỗ sai và sửa lại cho đúng.
Bài giải của Anh:
a) | x| = 0.5 => x = 0.5

Vậy x = 0.5
b) | x| = - 0.5 => x = - 0.5
Vậy x = - 0.5
c) | x + 1| = 16 ⇔ x + 1 = 16 ⇔ x = 15
Vậy x = 15
Sai lầm:
a) Sai lầm ở đây là khi áp dụng | x| bạn Anh lấy thiếu một trường hợp
x = - 0,5
b) Sai của Anh là giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ thì luôn không âm
c) Sai lầm ở đây là bạn Anh mới xét có một trường hợp biểu thức trong giá
trị tuyệt đối không âm ( x +1≥0) và thiếu trường hợp x+1<0
Lời giải đúng:
a) | x| = 0.5 => x = 0,5 hoặc x = - 0,5
8


b) Vì giá trị của một số thì luôn không âm nên không có giá trị nào của x
thỏa mãn | x| = - 0.5
c) | x+ 1| = 16 ⇔

x + 1=16
x + 1= - 16




x = 15
x = - 17



Vậy x = 15 và x = -17
Ví dụ: Khi dạy thêm về “Lũy thừa của một số hữu tỉ” Giáo viên khắc sâu kiến
thức cho học sinh thông qua một số bài tập tổ chức dưới hình thức trò chơi như
sau.
Bài tập: Tìm n biết ( n ∈ N ) : 2n + 2n = 64
Bạn Hà đã tìm được n = 3 nhưng thử lại thì kết quả hai vế của biểu thức khác
nhau. Vậy bạn Hà sai ở đâu? em sửa lại cho đúng.
Lời giải của Hà :
2n + 2n = 64
=> 2n+n = 64
=> 22n = 26
=> 2n = 6
=> n = 3
Sai lầm: Bạn Hà đã lẫn lộn công thức tích hai luỹ thừa với tổng hai luỹ
thừa của cùng cơ số.
Lời giải đúng :
2n + 2n = 64
=> 2 . 2n = 64
=> 2n = 32
=> 2n = 25
=> n = 5
Vậy n = 5
Bài tập: Tìm x biết rằng : (2x - 1)2 = 9
Bạn Lan đã giải như sau em hãy phát hiện giúp Lan chỗ sai và sửa lại cho đúng.
Lời giải của bạn Lan : (2x - 1)2 = 9
=> (2x - 1)2 = 32
=> 2x - 1 = 3
=> 2x
=4
=>x

=2
Sai lầm: Bạn Lan quên chú ý đến đặc trưng của số 9 là số chính phương
nên 9 có thể viết 9 = (-3)2 = 32 do đó phải xét cả 2 trường hợp .
Lời giải đúng :
(2x - 1)2 = 9 ( = 32 = (-3)2 )
Suy ra 2x - 1 = 3 hoặc 2x - 1 = -3
Với 2x - 1 = 3
=> 2x
= 4
=> x
= 2
Với 2x - 1 = - 3
=> 2x
=-2
=> x
=-1
Vậy x = 2; x = -1
Chú ý: Có thể giải bài toán này theo cách khác .
9


Trò chơi đã nhẹ nhàng giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức vừa học,
tránh những sai lầm thường mắc phải. Mức độ cao hơn có thể cho học sinh tự
thiết kế trò chơi theo luật chơi trên để tự chơi với nhau theo từng bài tập cụ thể...
2.3.2.3. Trò chơi “Đoán ý đồng đội”
* Tác dụng của trò chơi
- Trò chơi giúp học sinh ôn tập kiến thức một cách sâu sắc, thông qua việc
diễn đạt và đọc được nội dung kiến thức bằng một cách diễn đạt khác, tạo không
khí vui tươi, nhẹ nhàng pha lẫn hài hước (ngộ nghỉnh) cho giờ học.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, kỹ năng phán đoán, hợp tác cho học sinh.

- Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều tiết học đặc biệt là các tiết hình
học có liên quan đến khái niệm hoặc tiết ôn tập hình.
* Chuẩn bị
Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa cứng trên đó có vẽ sẵn các hình ảnh, dùng
các ghi hoặc kẹp nhỏ để ghim các tấm bìa có hình ảnh vào sau lưng học sinh.
* Cách chơi
- Mỗi đội chơi gồm hai học sinh tham gia trò chơi, một học sinh làm nhiệm
vụ diễn đạt (HS1) đứng trên bục giảng, một học sinh làm nhiệm vụ đoán ý bạn
(HS2) đứng quay mặt ra hướng khác. Cả lớp vừa làm khán giả vừa làm giám
khảo.
- HS1 chọn 1tấm bìa, ghim lên sau lưng HS2 sao cho để HS1và cả lớp quan
sát thấy hình ảnh trong tấm bìa, sau khi quan sát HS1 diễn đạt nội dung trong
tấm bìa như thế nào để HS2 có thể đọc đúng được khái niệm toán học trong tấm
bìa mà không phạm luật chơi (nghĩa là khi diễn đạt không được sử dụng các từ
đã được dùng để gọi tên hình ảnh đó, không được dùng tiếng nước ngoài hoặc
tiếng dân tộc thiểu số).
- HS2 quay lại để đoán đúng nội dung tấm bìa.
- Nếu HS2 không đoán được thì khán giả có quyền trả lời.
-Trò chơi tiếp tục với hai bạn khác cho đến khi hết các tấm bìa.
* Ví dụ: Khi dạy “Tiết 14: Ôn tập chương I – Hình học 7” chúng ta có thể sử
dụng các hình vẽ sau để giúp học sinh ôn lại các định nghĩa, tính chất, dấu hiệu
nhận biết, tiên đề ...
Câu hỏi: Đây là hình vẽ gì?

d
O

I

A

a
b
c

M
B
c

b a
a b
a
b

a

A

c

B
b
c

10


2.3.2.4. Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”
* Tác dụng của trò chơi:
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát cho học sinh.
- Học sinh củng cố kiến thức (chủ yếu ở mức độ nhận biết) một cách nhẹ

nhàng, tích cực, vui tươi.
- Trò chơi này rất dễ chơi, dễ thiết kế lại phù hợp với nhiều đối tượng học
sinh, đặc biệt có tác dụng rất tốt cho học sinh trung bình và yếu.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến thức cần kiểm tra (bằng chữ
hoặc hình vẽ) để đưa lên màn hình máy chiếu (hoặc bảng phụ).
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ.
* Cách chơi:
- Giáo viên chiếu nội dung kiến thức cần kiểm tra lên màn hình.
- Yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, những số, những vấn đề liên
quan đến bài học vào bảng nhóm.
- Trong vài phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc nhiều số,…(ghi lên bảng
nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.
* Ví dụ : Tiết 6 – Hình học 7:“ Hai đường thẳng song song”. Củng cố bài giáo
viên cho học sinh các nhóm tìm các cặp đường thẳng song song trên hình (Đưa
hình vẽ lên bảng phụ). Đội chiến thắng là đội tìm ra nhiều và chính xác hơn các
đường thẳng song song.
d6
d1
d5
d4
d7
d3
d8
d2

Tiết 25:- Hình học 7. “Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác”. Củng
cố bài giáo viên cho học sinh các tổ tìm các cặp tam giác bằng nhau trên hình
(Đưa hình vẽ lên bảng phụ). Đội chiến thắng là đội tìm ra nhiều và chính xác
hơn các tam giác bằng

N
A

G

H

12
E

1
11


M

2

P
B
D
C I
K
Q
Trò chơi này còn áp dụng cho nhiều bài chẳng hạn: Trường hợp bằng nhau
thứ nhất cạnh - cạnh - cạnh; Trường hợp bằng nhau thứ ba góc - cạnh - góc; Các
trường hợp bằng nhau của tam giác vuông; Tam giác cân...
2.3.2.5. Trò chơi “Thử tài ghi nhớ”
* Tác dụng của trò chơi:
Rèn luyện trí nhớ, tạo niềm vui thích, hăng say, tích cực học tập cho các cho

các em học sinh.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số nội dung kiến thức cần thiết liên quan đến bài
học (Đưa vào máy tính hoặc ghi sẵn lên bảng phụ).
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ.
* Cách chơi:
- Giáo viên đưa nội dung cần thử trí nhớ lên màn hình (hoặc treo bảng phụ)
cho các nhóm quan sát trong thời gian 15 giây đến 30 giây, sau đó giáo viên
chuyển Slides (hoặc cất bảng phụ).
- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy ghi lại những nội dung mà mình đã nhìn
thấy.
- Học sinh các nhóm thi nhau ghi lên bảng nhóm của nhóm mình
- Nhóm có nội dung ghi lại đúng và được nhiều hơn là nhóm giành chiến
thắng.
* Ví dụ: Tiết 19: Luyện tập – Hình học 7: Giáo viên chiếu lên màn hình (hoặc
viết lên bảng phụ) các định nghĩa, định lý về tam giác vuông; định lý tổng ba
góc trong một tam giác và định nghĩa, định lý góc ngoài của tam giác (kèm theo
hình vẽ). Cho học sinh chơi theo luật chơi như đã nêu ở trên.
Trò chơi này áp dụng cho các bài luyện tập và các bài ôn tập chương.
2.3.2.6. Trò chơi “Thi viết nhanh”
* Tác dụng của trò chơi:
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát cho học sinh.
- Học sinh củng cố kiến thức (chủ yếu ở mức độ nhận biết) một cách nhẹ
nhàng, tích cực, vui tươi.
- Trò chơi này rất dễ chơi, dễ thiết kế lại phù hợp với nhiều đối tượng học
sinh, đặc biệt có tác dụng rất tốt cho học sinh trung bình và yếu. Rèn luyện tính
nhanh nhẹn, khả năng quan sát cho học sinh.
- Học sinh củng cố kiến thức (chủ yếu ở mức độ nhận biết) một cách nhẹ
nhàng, tích cực, vui tươi.
- Trò chơi này rất dễ chơi, dễ thiết kế lại phù hợp với nhiều đối tượng học

sinh, đặc biệt có tác dụng rất tốt cho học sinh trung bình và yếu.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến thức cần kiểm tra (bằng chữ
hoặc hình vẽ) để đưa lên màn hình máy chiếu (hoặc bảng phụ).
12


- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ.
* Cách chơi:
- Giáo viên treo bảng phụ hoặc chiếu nội dung kiến thức cần kiểm tra lên
màn hình.
- Yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, những số, những vấn đề liên
quan đến bài học vào bảng nhóm.
- Trong vài phút, đội nào viết được nhiều hình, hoặc nhiều số,…(ghi lên
bảng nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc
* Ví dụ:
Tiết 32- Đại số 7. “ Mặt phẳng tọa độ”: Củng cố bài; Giáo viên treo bảng
phụ yêu cầu các tổ chơi viết nhanh tọa độ của các điểm. Tổ nào viết xong trước
và chính xác tổ đó dành chiến thắng.
Tiết 55 - Đại số 7. “ Đơn thức đồng dạng”: Củng cố bài; Giáo viên treo bảng
phụ với nội dung. Mỗi tổ trưởng viết một đơn thức bậc 5 có hai biến, mỗi thành
viên trong tổ viết một đơn thức đồng dạng với đơn thức mà tổ trưởng đã viết rồi
chuyển cho tổ trưởng. Tổ trưởng tính tổng của tất cả các đơn thức của tổ mình
và lên bảng viết kết quả. Tổ nào viết đúng, tính tổng đúng và nhanh nhất tổ đó
giành chiến thắng.
2.4. Kiểm nghiệm
2.4.1. Kết quả điều tra về hứng thú học tập môn Toán lớp 7
Tôi đã tiến hành áp dụng đề tài tại lớp 7A trường THCS Nga Trường. Đã
tiến hành đo hứng thú học tập của học sinh lớp thực nghiệm trước và sau khi áp
dụng đề tài. Kết quả thu được như sau:

Mức độ hứng thú
Thời điểm điều tra

Số
HS

Rất
Bình thường Không thích
thích Thích
(%)
(%)
(%)
(%)

Trước khi áp dụng đề tài

25

12

28

36

24

Sau khi áp dụng đề tài

25


24

52

20

4

Nhận xét:
Sau khi áp dụng đề tài hứng thú học tập môn Toán của học sinh được nâng
lên rõ rệt: Tỉ lệ học sinh rất thích học môn Toán tăng gấp đôi, tỉ lệ thích học
tăng thêm 24%, tỉ lệ học sinh ngại học môn Toán giảm từ 24 % xuống còn 4%.
Đã không còn hiện tượng học sinh chán học, lười học, bỏ tiết...Học sinh đã tích
cực, chủ động hơn trong việc tham gia vào quá trình tìm tòi lĩnh hội tri thức.
Chứng tỏ phương pháp tổ chức trò chơi học tập đã mang lại hứng thú học
tập cho học sinh trong giờ học môn Toán 7 tại lớp áp dụng đề tài, cũng nhờ đó
mà mối quan hệ bạn bè, thầy trò ngày càng trở nên thân thiện hơn, quý mến
13


hơn. Giờ học Toán đã thực sự trở thành “món ăn khoải khẩu” của học sinh trong
lớp, góp phần tích cực vào phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện
học sinh tích cực” với khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
2.4.2. Kết quả chất lượng môn Toán 7A năm học 2016 – 2017
- Kết quả khảo sát đầu năm học (Khi chưa áp dụng đề tài)
Xếp loại
Lớp
7A

Số HS

25

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

4


6

24

10

40

8

32

- Kết quả chất lượng giữa kỳ II năm học năm học 2016-2017 (đã áp
dụng đề tài)
Xếp loại
Lớp
7A

Số HS
25

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

3

12

9

36

12

48

3

12


Nhận xét:
Sau khi áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy môn Toán cho thấy kết quả
chất lượng giữa kỳ II môn toán của lớp 7A đã có sự khác biệt rõ ràng, tỉ lệ học
sinh khá giỏi tăng nhiều hơn so với lớp chất lượng đầu năm như tỉ lệ xếp loại
giỏi tăng 8% so với tổng số, học sinh khá tăng 16% tổng số. Đặc biệt tỉ lệ học
sinh yếu kém giảm mạnh so với khi chưa áp dụng phương pháp trò chơi (giảm
20% tổng số).
Áp dụng phương pháp "Trò chơi" vào dạy học môn toán là đưa học sinh vào
các hoạt động vận dụng mang tính tự nguyện. Học sinh được chủ động sáng tạo
phát hiện điều cần phải học. Nó làm bớt đi sự căng thẳng, khô khan trìu tượng
của các lệnh đem đến sự sôi nổi, đam mê, say sưa tìm hiểu khám phá và lĩnh hội
tri thức trong mỗi giờ học.
Qua đó chứng tỏ việc áp dụng đề tài đã có tác động mạnh mẽ đến việc nâng
cao chất lượng đại trà môn Toán của học sinh lớp 7A tại trường THCS Nga
Trường.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Trong quá trình vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Toán nói
chung và môn Toán 7 nói riêng tôi nhận thấy đây là phương pháp rất hữu ích bởi
nó phù hợp với tâm lí học sinh. Nó là con đường giúp các em đến với tri thức
ngắn nhất vì " Chơi mà học- học mà chơi" là một hoạt động mạng tính tự
nguyện không gò ép tạo cho các em được sống là chính mình được tìm tòi, được
khám phá… và đây chính là một nét mới, một nét độc đáo trong quá trình dạy
học của mỗi giáo viên.
14


Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì việc sử dụng các trò chơi học tập trong
giờ học Toán nói trên còn mang tính phổ biến, tính khả thi cao: Từ khâu chuẩn

bị, thiết kế đến tổ chức trò chơi đều khá dễ dàng cho cả thầy và trò, luật chơi
đơn giản, gần gũi được chế biến từ luật chơi của các trò chơi dân gian hoặc trò
chơi trên truyền hình…Đề tài có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng, cùng
một lúc có thể nhiều người được chơi – được học, rất phù hợp với lứa tuổi và
tâm sinh lí học sinh cấp cơ sở, có thể áp dụng cho nhiều môn học, lại phù hợp
với tất cả các vùng miền.
Việc sử dụng trò chơi trong giờ học có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên khi sử
dụng nó chúng ta cũng không nên quá lạm dụng, chỉ nên sử dụng trong một số
giờ học, một số kiểu bài phù hợp để khởi động giờ học, cũng cố kiến thức hoặc
khi thấy giờ học quá khô khan học sinh tỏ ra mệt mỏi …; nên chọn thời điểm
hợp lí để tổ chức trò chơi, thời gian chơi không được kéo dài.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc “Sử dụng phương pháp
trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập và góp phần nâng cao chất lượng đại trà
môn toán của học sinh lớp 7A ở trường THCS Nga Trường, Huyện Nga Sơn".
Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng môn Toán, tôi
xin mạnh dạn nêu ra sáng kiến kinh nghiêm nhỏ của bản thân đã được áp dụng
kiểm nghiệm, mang lại hiệu quả tích cực cho việc dạy học môn Toán tại trường,
chắc chắn sáng kiến còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự
góp ý của Hội đồng khoa học, thầy cô, đồng nghiệp và các bạn để đề tài hoàn
thiện hơn, giúp bản thân học hỏi tích luỹ thêm kinh nghiệm, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ để công tác dạy học đạt hiệu quả cao hơn, góp một phần
nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2. Kiến nghị
- Đối với tổ chuyên môn: Đưa trò chơi học tập vào các tiết dạy ở nhiều môn
nhiều khối lớp, đặc biệt là các lớp 6, 7, 8.
- Đối với nhà trường: Tăng cường đầu tư cở sở vật chất bàn ghế, thiết bị dạy học
quy chuẩn phục vụ việc dạy học bằng các phương pháp dạy học tích cực.
- Đối với cấp trên: Những đề tài SKKN hay có tính khả thi cao nên được phổ
biến và áp dụng rộng rãi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ

Nga Sơn, ngày 25 tháng 03 năm 2017
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Trần Thị Loan

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa toán 7, sách bài tập toán 7.
2. Sách giáo viên toán 7, sách thiết kế toán 7.
3. Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ
Giáo dục và Đào tạo Vụ Giáo viên (Tài liệu BDTX chu kỳ 93 - 96).
Nguyễn Ngọc Bảo
4. Phương pháp dạy học Toán học, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Hoàng Chúng (1978)
5. Phương pháp dạy học môn Toán, nhà xuất bản Đại học sư phạm.
Nguyễn Bá Kim
6. Toán học tuổi thơ THCS.

16


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI C TRỞ LÊN


TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp
loại

Kết
quả
đánh
giá xếp
loại

1

Một số kinh nghiệm về công Cấp huyện
tác chủ nhiệm lớp
Cấp tỉnh

A

2

Một số phương pháp đổi mới Cấp huyện
công tác chủ nhiệm lớp
Cấp tỉnh

A


3

Một số biện pháp chỉ đạo tổ
chuyên môn để nâng cao chất
Cấp huyện
lượng dạy học ở trường
THCS Nga Trường

A

4

Vai trò của giáo viên chủ Cấp huyện
nhiệm trong việc xây dưng
lớp học tự quản tại lớp 8A
trường THCS Nga Trường
Cấp tỉnh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp góp Cấp huyện
phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện tại lớp 8B,
Cấp tỉnh
trường THCS Nga Trường

A

5

C


C

A

Năm học
đánh giá
xếp loại

2006 - 2007

2008 - 2009

2010 - 2011

2011 - 2012
C

2013 - 2014
C

17



×