Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 kỹ năng viết bài nghị luận về vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.92 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, đầy những
khó khăn, bởi vì học sinh giỏi Văn là những học sinh có tố chất đặc biệt khả năng
cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết. Hơn nữa bồi dưỡng học sinh
giỏi khơng có một giáo án, một mơ típ chung nào mà hồn tồn dựa vào kinh
nghiệm, sự nỗ lực tìm tịi khơng ngừng của thầy cơ. Người giáo viên phải có q
trình tích lũy kinh nghiệm, sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn để có thể đạt hiệu quả
và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng.
Và đối với cuộc đời người giáo viên quả thực, chẳng gì có thể diễn tả hết niềm
vui sướng và tự hào khi thành quả lao động của mình đạt kết quả cao, nhất là chất
lượng mũi nhọn. Vì vậy, trong q trình giảng dạy học sinh nói chung, bồi dưỡng
học sinh giỏi nói riêng, giáo viên ln dày cơng, dốc sức tìm tịi sáng tạo khơng
ngừng để có phương pháp và cách thức ơn luyện hiệu quả nhất. Sự gian nan ấy
được khẳng định bằng kết quả của mỗi kì thi, mỗi con điểm, mỗi giải mà các em
đạt được.
Những năm gần đây, hồ cùng dịng chảy đổi mới giáo dục, đổi mới kiểm tra,
đánh giá nhằm phát triển toàn diện ở học sinh về kiến thức, kĩ năng, đề thi Học
sinh giỏi Tỉnh môn Ngữ văn lớp 9 có nhiều đổi mới. Kiểu bài nghị luận xã hội và
nghị luận văn học là hai dạng bài thường gặp trong đề thi. Các dạng bài nghị luận
văn học các em thường gặp đó là nghị luận về một tác phẩm; Nghị luận về một
nhân vật; Nghị luận về một khía cạnh, phương diện nội dung và hình thức của tác
phẩm; Nghị luận về một vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác phẩm... Trong đó
kiểu bài: Nghị luận về vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác phẩm chiếm ưu thế
lớn. Với dạng đề này, giáo viên bồi dưỡng và nhất là học sinh gặp nhiều khó khăn.
Bởi dạng bài yêu cầu các em khơng chỉ cảm thụ được tác phẩm mà cịn phải có
kiến thức lý luận văn học nhất định để từ đó biết vận dụng khả năng quan sát, phát
hiện, suy ngẫm và có kỹ năng dựng đoạn, diễn đạt và hồn thiện bài viết. Trong khi
đó, chương trình Ngữ văn THCS phần kiến thức lí luận cũng như kiểu bài này gần
như các em không được trang bị nên mảng kiến thức về lí luận văn học nhiều học
sinh cịn mơ hồ. Vì vậy, các em trong đội tuyển mà tơi phụ trách làm bài cịn nhiều


hạn chế, khơng đạt yêu cầu như mong muốn.

1


Đứng trước thực tế ấy, bản thân tôi vừa là cán bộ quản lý nhà trường vừa là
giáo viên đứng đội tuyển, tôi rất băn khăn, trăn trở về vấn đề này. Làm thế nào để
các em trong đội tuyển nắm vững và làm tốt được kiểu bài này? Bản thân tơi đã
suy nghĩ, tìm tịi, nghiên cứu và hướng dẫn cho các em các thao tác, kĩ thuật làm
bài và tôi mạnh dạn bày tỏ quan điểm, kinh nghiệm qua việc chọn đề tài “Kinh
nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 kỹ năng viết bài: Nghị luận về
vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác phẩm”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với phương pháp làm bài nghị luận về vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác
phẩm sẽ giúp các em nâng cao kĩ năng viết bài, nâng cao năng lực tư duy, khả năng
tổng hợp và có kiến thức tổng hợp về lí luận văn học. Để từ đó các em vận dụng
giải quyết tốt các bài thi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng viết bài: Nghị luận về vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác phẩm
cho học sinh giỏi tỉnh lớp 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thống kê thu thập số liệu: Nhằm xử lý các số liệu và
kết quả thu được qua các bài kiểm tra dẫn đến quá trình nghiên cứu.
- Đọc kĩ những hướng dẫn cơ bản về kiểu bài nghị luận trong sách giáo khoa,
sách giáo viên, đọc thêm các tài liệu tham khảo từ đó rút ra kinh nghiệm hướng
dẫn học sinh.
- Tham khảo thêm một số bài văn, đoạn văn mẫu về dạng bài này ở các sách
tham khảo, nâng cao và tìm ra cái chung cơ bản để hướng dẫn cho học sinh.
- Viết các đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo.


2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Đặc trưng của bài nghị luận văn học.
* Khái niệm: Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người
nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm
rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn
nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì
mới có ý nghĩa.
- Thơng thường, nghị luận văn học có dạng cơ bản: nghị luận về một đoạn thơ,
bài thơ và nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Tuy nhiên, đối với học
sinh giỏi đề khơng chỉ dừng lại ở đó mà thường gắn với các vấn đề sau:
+ Nghị luận về một giai đoạn văn học.
+ Nghị luận về một vần đề mang tính lý luận được đặt ra trong tác phẩm.
+ Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học
+ Nghị luận về một vấn đề mang tính chất so sánh đối chiếu trong văn học.
- Những thao tác chính của văn nghị luận văn học: giải thích, chứng minh,
phân tích, bình luận, bình giảng, so sánh,…
2.1.2. Đặc trưng kiểu bài nghị luận về vấn đề lý luận văn học đặt ra trong
tác phẩm.
Đây là kiểu bài đưa ra các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học,
các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch,… các vấn đề thuộc phạm vi lý luận văn
học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật,… Để viết được bài văn hay và
đúng cho kiểu bài này, học sinh cần có kiến thức lí luận sâu sắc để giải thích, cắt
nghĩa và làm nổi bật vấn đề nghị luận.
* Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học đặt ra trong tác
phẩm là phát huy năng lực và tư duy cho học sinh. Để rèn luyện được kiểu bài này
đòi hỏi học sinh:

Yêu cầu về kiến thức: + Học sinh phải nắm được kiến thức về lý luận văn
học, về văn học sử, về tác phẩm, về phong cách tác giả, quan điểm sáng tác…
+ Các em phải biết phát hiện những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác
phẩm từ đó biết diễn ý thành những đoạn văn có liển kết ý chặt chẽ trong bài viết
nhằm làm nổi bật đối tượng được đề cập đến trong bài viết
3


Yêu cầu về phương pháp: + Phải nắm vững dạng đề, phải hiểu đúng toàn diện
nội dung, tinh thần của ý kiến, nhận định để xác định đề bài đề cập đến vấn đề gì,
bản chất của vấn đề là gì?
+ Đặc biệt học sinh phải nắm vững phương pháp làm bài, sử dụng thành thạo các
kĩ năng phân tích, so sánh, chứng minh, khả năng tổng hợp, khái quát, nâng cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với học sinh lớp 9 nói chung và các em học sinh giỏi nói riêng viết bài
nghị luận về một bài thơ đoạn thơ, về một tác phẩm truyện đã khó, viết bài nghị
luận về vấn đề lý luận đặt ra trong tác phẩm lại càng khó hơn. Thường thì các em
ngại viết dạng bài này bởi nó địi hỏi năng lực cảm thụ, khả năng tư duy nhận biết
và phát hiện vấn đề nghị luận chính của bài được thể hiện dưới dạng lý luận văn
học, đồng thời thấy được những giá trị đặc sắc của từng tác phẩm, những phẩm
chất của các nhân vật và biết khái quát đánh giá nâng cao. Bên cạnh đó các em
thường lúng túng khơng biết viết như thế nào? Cách viết ra sao? Theo trình tự nào?
Cái gì viết trước, cái gì viết sau? Cho nên bài viết thường khơng có chất lượng. Từ
những đề bài nghị luận dạng này tôi đã quan sát và phát hiện các em rất khó để
hồn thành bài viết như mong muốn. Từ đó ảnh hưởng đến các bài thi của các em
với kết quả khơng như ý.
Thực tế, trong q trình học bồi dưỡng học sinh giỏi Văn, nhất là khi làm bài,
nhận thức của nhiều học sinh, các em còn mơ hồ hoặc ngộ nhận các khái niệm và ý
nghĩa nội hàm, hiểu sai hoặc nhầm lẫn các khái niệm, thuật ngữ của kiến thức lí
luận. Quan trọng hơn, từ đó dẫn đến học sinh chưa giải quyết được một cách chính

xác, đầy đủ các nội dung theo yêu cầu đề bài, hoặc viết còn rất sơ sài, chung
chung…. Và kết quả trong các kỳ thi học sinh giỏi đã cho thấy rõ điều đó.
* Theo tơi có nhiều ngun nhân các em không làm tốt dang bài này bởi:
- Trong bộ mơn Văn học thì phần Lí luận văn học thực sự khó hơn cả vì nó
địi hỏi người học phải có một trình độ tư duy và kiến thức nền tảng nhất định.
Đứng trước thực tế này, cả người dạy và người học đều gặp những thách thức.
- Các em khơng được học lí luận văn học cũng như kiểu bài nghị luận này
trong chương trình chính khóa. Mặt khác đây lại là kiểu bài đòi hỏi yêu cầu cao:
cách viết, diễn đạt, khả năng tư duy tổng hợp.
- Các tài liệu hướng dẫn cũng như viết về dạng bài này để tham khảo cũng
rất hạn chế nên các em chưa được tiếp cận.

4


Qua khảo sát với số lượng học sinh khá và giỏi gồm 35 em trong đội tuyển
của huyện đang ôn luyện cho kì thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2014-2015 khi chưa
được tôi hướng dẫn kỹ năng làm kiểu bài này thì kết quả như sau:
Phân loại
Lớp
35

Giỏi
SL

Khá
%

SL


%

Trung bình
SL
%

Yếu, kém
SL
%

4
11 %
19
54 %
12
35%
0
0,0%
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Trang bị cho học sinh kiến thức về lý luận văn học.
Dạng đề này yêu cầu học sinh phải bao quát được những vấn đề cơ bản của lí
luận văn học và soi sáng nó vào những tác phẩm văn học cụ thể. Để học sinh có
thể làm tốt kiểu bài này, theo tơi ngồi việc trang bị kiến thức tác phẩm, rèn luyện
kỹ năng làm bài thì kiến thức lý luận văn học là mảng kiến thức rất quan trọng.
Tôi thiết nghĩ, đối với đối tượng là học sinh giỏi, được trang bị kiến thức lý luận
văn học giúp học sinh có những bình luận, đáng giá, nhận xét chuẩn xác hơn về
một hiện tượng văn học nào đó, bài viết của các em trở nên sâu sắc hơn về ý tưởng,
vững vàng về luận điểm, chặt chẽ hơn về lập luận, thuyết phục hơn khi đưa ra luận
cứ, giúp học sinh khắc phục nhược điểm bài văn thiếu chiều sâu.
+ Bản thân tôi luôn nhận thức rõ kiến thức phân môn Lý luận văn học thường

là tồn tại dưới dạng nguyên lý nên thường khô khan, khái quát, trừu tượng, khó
hiểu, khó có thể gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp nhận. Vì vậy trong
q trình bồi dưỡng cho học sinh, tơi đã cố gắng diễn giải lại một cách đơn giản
nhất, dễ hiểu nhất.
+ Mặt khác, tôi in thành tài liệu cho học sinh đọc và tìm hiểu trước theo định
hướng trước với mục đích để học sinh bước đầu có những hiểu biết nhất định
những nội dung chính của từng chuyên đề.
+ Tiếp theo, trong quá trình tự nghiên cứu, học sinh sẽ ghi nhận lại những từ
ngữ, khái niệm, thuật ngữ khó hiểu, những ngun lý cịn cảm thấy mơ hồ để sau
đó sẽ trao đổi trong nhóm học tập với nhau hoặc trao đổi lại với giáo viên nếu thấy
cần thiết.
+ Khi học sinh hiểu rõ các vấn đề lí luận cần thiết rồi thì sẽ được tơi u cầu
trình bày lại kiến thức mình đã nắm bắt được thơng qua những hình thức như
thuyết trình trước lớp học, viết bài kiểm tra trên giấy… Khi đó, học sinh sẽ tái hiện
5


kiến thức theo cách hiểu của mình, tơi sẽ bổ sung nếu chưa đầy đủ, sẽ sửa chữa nếu
các em hiểu chưa đúng…
Ví dụ: Một số chuyên đề lý luận văn học cơ bản mà tôi đã bồi dưỡng, trang
bị cho học sinh đội tuyển của mình như: Đặc trưng văn học, đặc trưng thể loại;
Phong cách nghệ thuật; Bản chất của lao động nghệ thuật; Giá trị và chức năng của
văn học, vai trò của văn học đối với đời sống; Nhân vật trong tác phẩm văn học...
* Cứ như vậy tơi cung cấp, trang bị kiến thức lí luận văn học cho các em một
cách thật nhẹ nhàng, tự nhiên không khiên cưỡng. Vốn kiến thức các em ngày càng
được bồi đắp, mở rộng dần và trên nền nắm những kiến thức lí luận cơ bản nhất các
em có thể áp dụng làm nhiều đề khác nhau. Như vậy, qua lí luận văn học học sinh có
căn cứ khoa học để hiểu sâu hơn tác phẩm, từ lí luận để tiếp cận và phân tích
tác phẩm văn học, gắn lí luận văn học với việc cảm thụ cái hay cái đẹp của tác
phẩm.

2.3.2. Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh nắm chắc, hiểu sâu, thấu đáo và
toàn diện kiến thức về tác phẩm.
Trong thực tế khi được phân công đứng đội tuyển mỗi giáo viên đều trăn trở
và lo lắng tìm cho mình một phương pháp ơn luyện, bồi dưỡng tốt nhất. Song thực
tế cho thấy khi dạy đến kiểu bài này giáo viên quan niệm đây là dạng bài khó vì thế
họ cho rằng cần ơn tập đi ôn tập lại, làm nhiều đề học sinh sẽ nhừ, sẽ thấm, sẽ
ngấm nên có nhiều giáo viên rất vội vàng, ngay lập tức đi vào giải quyết các dạng
đề, các kiểu bài cụ thể . Tôi nghĩ khác, làm nhà cũng cần có nền, có móng vững
chắc vì vậy dạy đội tuyển cũng vậy kiến thức cơ bản về tác phẩm là nguyên liệu
đầu tiên và không thể thiếu để xây cất nên các kiểu bài khác nhau.
Điều này tưởng như đơn giản và thừa đối với học sinh giỏi. Song đơi khi do
sự chủ quan cũng có học sinh nắm chưa chắc kiến thức nên dễ hiểu sai, hiểu chưa
đúng những nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật mà tác giả thể hiện nên dễ suy
diễn lệch lạc dẫn đến hiệu quả bài làm không tốt. Chính vì vậy khi bắt đầu bồi
dưỡng khâu mà tơi đặc biệt quan tâm đó chính là cung cấp, hướng dẫn, bồi dưỡng
cho các em nắm vững nắm chắc và toàn diện các đơn vị kiến thức thuộc về văn bản
như: kiến thức văn học sử, tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật… Có như
vậy các em mới “ Có bột để gột nên hồ”.
2.3.3. Rèn luyện một số kỹ năng làm bài cụ thể.
Bước 1: Tìm hiểu đề.

6


Đây là một thao tác quan trọng và việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh là điều
vô cùng cần thiết để giúp học sinh không lạc đề, xa đề và làm chủ được vấn đề
nghị luận. Thực ra đây là một thao tác mà các bài lý thuyết văn nghị luận đã đề cập
tới nhưng sự quan tâm của học sinh chưa nhiều và các em chưa có ý thức rèn nó
thành một kĩ năng mà phần lớn các em bỏ qua bước này.
Hơn nữa đề học sinh giỏi bao giờ cũng gắn với một nhận định nhận định lý

luận văn học… Vì vậy vấn đề nghị luận nằm ngay trong nhận định ấy. Nếu khơng
tìm hiểu, phân tích kĩ đề học sinh sẽ không xác định đúng vấn đề nghị luận.
+ Việc đầu tiên là tôi yêu cầu học sinh đọc thật kĩ đề, gạch dưới những từ ngữ
quan trọng để “hiểu ý người ra đề”.
Ví dụ:
Đề bài: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lịng bạn đọc chính là
xây dựng thành cơng tình huống truyện và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật”.
Bằng những hiểu biết của em về văn bản Làng của nhà văn Kim Lân, hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
+ Sau khi gạch chân những từ ngữ quan trọng học sinh sẽ dễ dàng xác định được
vấn đề nghị luận của đề trên là: Chứng minh sự thành cơng Tình huống truyện và Nghệ
thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm Làng.
* Như vậy, rõ ràng điều quan trọng của phân tích đề là phải tìm ra được vấn
đề nghị luận. Nếu học sinh xác định đề sai thì tồn bộ những lập luận sẽ hướng vào
vấn đề sai đó. Hơn nữa, phân tích đề đúng mới giải thích đúng những từ ngữ quan
trọng và xác định đúng hệ thống luận điểm, luận cứ của bài viết. Vậy nên phân tích
đề có vai trị định hướng chuẩn cho bài viết. Bước này như tìm ra sợi chỉ đỏ - vấn
đề nghị luận “ đan” xuyên suốt bài viết.
Bước 2: Tìm ý
- Dùng những câu hỏi tìm ý để xác định luận điểm, luận cứ.
- Câu hỏi phải phù hợp với yêu cầu cụ thể của đề bài.
Ví dụ:
(?) Ý kiến, nhận định trong đề bài đề cập đến vấn đề gì, thuộc phạm vi nào?
(?) Những thuật ngữ, những khái niệm lí luận văn học nào cần cắt nghĩa, giải
thích? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?
(?) Nội dung ấy được biểu hiện như thế nào qua tác phẩm văn học tiêu biểu?
(?) Chứng minh nhận định bằng một tác phẩm hay một nhóm tác phẩm với hệ
thống luận điểm, luận cứ nào?
7



(?) Vấn đề nghị luận có ý nghĩa như thế nào với tác gỉa, bạn đọc, thời đai?....
Bước 3: Cách lập dàn ý
- Tuỳ theo đối tượng và phạm vi các vấn đề được đưa ra bàn bạc mà có thể có
các cách triển khai khác nhau.
- Là một bài nghị luận văn học nên bố cục của bài cũng có ba phần.Tuy nhiên
chức năng của các phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về
một tác phẩm, nghị luận một nhân vật, nghị luận dạng so sánh...Tôi thường hướng
dẫn học sinh xây dựng khung dàn bài cho dạng đề này như sau:
• Mở bài:
- Dẫn dắt và khái quát vấn đề nghị luận.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến, nhận định.
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng.
• Thân bài:
- Giải thích, làm rõ ý kiến, nhận định để rút ra vấn đề nghị luận:
- Chứng minh nhận định bằng một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm theo
yêu cầu của đề với hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
+ Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,….
+ Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…
- Đánh giá, nâng cao vấn đề:
• Kết bài:
+ Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
+ Phát biểu cảm nghĩ hoặc liên hệ bản thân từ vấn đề nghị luận.
* Dàn bài minh họa
Đề bài :(Đề thi HSG tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015)
Nguyễn Đình Thi từng quan niệm:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực
tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một điều gì mới
mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần
của mình góp vào đời sống chung quanh”.

(Trích Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục,
2011, tr.12 -13).

8


Em hiểu thế nào là điều mới mẻ, lời nhắn nhủ trong quan niệm của Nguyễn
Đình Thi? Qua bài thơ Ánh trăng, em hãy làm rõ điều mới mẻ và lời nhắn nhủ mà
nhà thơ Nguyễn Duy muốn góp vào đời sống.
Dàn bài cần trình bày được các ý cơ bản sau:
Dàn
bài
khái
quát

MỞ
BÀI

Nội dung

Giới
- Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực qua lăng
thiệu
kính chủ quan của các tác giả. Cho nên đến với mỗi tác
khái
phẩm văn học người đọc không chỉ thấy được bức tranh
quát về hiện thực mà cịn thấy tâm tư, tình cảm, thấy những điều nhà
vấn đề văn muốn nói, muốn gửi tới bạn đọc.
nghị
- Vì thế nhà văn Nguyễn Đình Thi viết: “ Tác phẩm…

luận
chung quanh”
Với nhận định này nhà văn muốn khẳng định vai trò
của chức năng giáo dục và cải tạo xã hội của văn học nghệ
thuật.
- Soi vào Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy ta thấy
nhận định ấy thật đúng.
1. Giải thích ý kiến Nguyễn Đình Thi
1. Giải
- Điều mới mẻ: là cách cảm nhận và thể hiện độc đáo
thích ý của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống.
kiến
- Lời nhắn nhủ: Là tư tưởng, tình cảm, thơng điệp
Nguyễn thẩm mỹ mà người nghệ sĩ muốn gửi đến bạn đọc thơng qua
Đình
tác phẩm nghệ thuật của mình.
Thi
Thơng điệp ấy gắn với chức năng giáo dục và cải tạo
xã hội của văn học nghệ thuật

2. Phân - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (0,25 điểm)
tích,
+ Nguyễn Duy là nhà thơ – chiến sĩ, gương mặt tiêu
THÂ
biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Ông
N BÀI chứng
minh:
cũng là cây bút có sức sáng tạo bền bỉ sau năm 1975.
Điều
+ Ánh trăng được viết năm 1978 tại Thành phố Hồ

9


mới mẻ

lời
nhắn
nhủ của
Nguyễn
Duy qua
Ánh
trăng
(4,0
điểm)

Chí Minh. Bài thơ vừa mang đến điều mới mẻ, vừa là lời
nhắn nhủ sâu sắc của Nguyễn Duy về thái độ sống của con
người.
- Điều mới mẻ mà Nguyễn Duy thể hiện qua Ánh trăng
(2,0 điểm)
Trăng là đề tài quen thuộc của thơ ca xưa nay, nhưng
Nguyễn Duy vẫn có những cảm nhận và cách thể hiện riêng.
+ Bài thơ Ánh trăng mới mẻ ở nội dung:
Trăng được thể hiện như là biểu tượng cho vẻ đẹp
bình dị mà vĩnh hằng của thiên nhiên, theo nhân vật trữ tình
từ thời thơ ấu bình yên đến những ngày chiến tranh ở rừng.
Vì thế, trăng cịn là biểu tượng của quá khứ gian khó mà
tươi đẹp, của nghĩa tình thắm thiết, đằm sâu với quê hương,
đồng đội, bạn bè.
Trăng còn được Nguyễn Duy đặt vào trong mối quan

hệ đa chiều với nhân vật trữ tình: Nếu quá khứ trăng là tri kỉ
thì hiện tại trăng bị biến thành người dưng. Từ tình huống
Thình lình đèn điện tắt, nhà thơ phát hiện thêm một vẻ đẹp
khác đáng trân trọng của trăng: thuỷ chung, bao dung mà
nghiêm khắc, có khả năng thức tỉnh con người.
+ Bài thơ Ánh trăng mới mẻ ở nghệ thuật: Ngôn ngữ giản
dị, mộc mạc mà vẫn chứa chất triết lý sâu xa; hình ảnh thơ
đa nghĩa, có tính biểu tượng cao; kết hợp giữa chất tự sự với
tính trữ tình; kết cấu bài thơ theo mạch thời gian; tạo được
tình huống bất ngờ; hầu như không sử dụng dấu chấm câu
và chỉ viết hoa chữ đầu tiên của mỗi khổ thơ...
- Lời nhắn nhủ của tác giả qua bài thơ (1,5 điểm):
+ Bài thơ có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc
nhở chúng ta đừng quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với
con người trong q khứ, cần phải sống tình nghĩa, thuỷ
chung. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đã được gửi gắm kín
đáo và tinh tế.
+ Trong cuộc sống, con người cũng cần những phút
“giật mình”, nghĩa là trạng thái thức tỉnh của lương tâm, soi
lại bản thân để nhận ra sự thiếu sót, vị kỉ, chưa hồn thiện.
10


Nếu khơng có những phút giật mình như thế, con người ta
rất dễ đánh mất chính mình, phản bội lại q khứ ân tình, ân
nghĩa.
3. Đánh
giá,
nâng
cao(0,5

điểm)

- Chính những khám phá mới mẻ về nội dung nghệ thuật,
chính thơng điệp giàu tính nhân văn đã làm nên sức sống
của bài thơ và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn
Duy. Đó đồng thời là bản chất của sáng tạo nghệ thuật, là
yêu cầu đối với mỗi người nghệ sĩ (bài học về sáng tạo).
- Bài thơ không phải là một sản phẩm của triết lý khô khan,
lời nhắn nhủ phải được thể hiện với tính nghệ thuật mới có
khả năng lay động. Điều đó cũng địi hỏi độc giả phải là
người đồng sáng tạo để cảm nhận được những thông điệp
mà người nghệ sĩ muốn gửi tới (bài học về tiếp nhận).
KẾT
Khẳng
- Tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ là bức tranh đời
BÀI
định lại sống mà qua bức tranh ấy nhà văn muốn đem đến cho người
vấn đề đọc nhiều điều thú vị, mới mẻ, một lời nhắn nhủ chân thành,
nghị
sâu sắc hay một triết lí đời sống. Nó làm cho trái tim người
luận và biết rung động trước cái đẹp, biết yêu ghét, tốt sấu, biết
cảm
vươn tới những gì đẹp nhất, tốt nhất của đời sống...
nghĩ
- Mỗi tác phẩm - một viên ngọc quý, hãy biết đón nhận, trân
bản
trọng, giữ gìn như chính cuộc sống của mình.
thân
Bước 4 : Viết thành văn bản hoàn chỉnh
- Dựa vào dàn ý đã lập viết thành văn bản có 3 phần : mở, thân , kết bài.

- Các luận điểm viết thành các đoạn văn.
2.3.4. Rèn luyện cách viết các đoạn văn .
- Trên cơ sở hướng dẫn học sinh cách xác định yêu cầu của đề, tìm ý và các
bước xây dựng dàn bài, tôi đi vào hướng dẫn học sinh viết một số đoạn văn với các
đề bài sau:
Đề 1: ( Đề thi HSG tỉnh Bắc Ninh năm học 2010-2011)
Ra - xum Ga - đa - tốp được mệnh danh là “nhà thơ của mọi thời đại” có dành
cho báo Nước Nga văn học một cuộc trị chuyện trong đó bày tỏ sâu sắc suy nghĩ
của mình về văn học:

11


“... Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất
cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải
miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, khơng một chút giả
tạo”.
(Đọc hiểu văn bản, SGK Ngữ văn 9, 2005, tr.160)
Em hiểu lời bàn trên như thế nào? Em hãy làm sáng tỏ lời bàn ấy qua tác
phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của
Phạm Tiến Duật.
Đề 2 : (Đề thi HSG tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2013 -2014)
Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.
Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, anh (chị) hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
Đề 3: (Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm 2014-2015)
“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền
cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lịng.”
(Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD 2014)
Từ cảm nhận về bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy), em hãy trình bày suy nghĩ

của mình về ý kiến trên.
Đề 4: ( Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm học 2016-2017)
Trong Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng...”
(SGK Ngữ văn 9 - tập 2, trang 14)
Hãy làm rõ ánh sáng riêng mà bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã rọi vào
tâm hồn em.
* Viết đoạn mở bài:
Đây là kĩ năng quen thuộc học sinh đã được rèn rất nhiều từ những bài học của
thầy cô. Tuy nhiên rất nhiều học sinh giỏi khi làm phần này mặc dù dẫn dắt tốt, cảm
xúc trong sáng ... thế nhưng các em cứ đi lòng vòng, diễn giải men theo nhận định, ý
kiến mà không sao đưa được nhận định- vấn đề nghị luận vào phần mở bài. Với học
sinh giỏi thường mở bài gián tiếp qua những cách : diễn dịch, quy nạp, tương đồng,
tương phản. Dù bằng cách nào, tôi thường yêu cầu bắt buộc học sinh trong phần mở
bài cần đảm bảo được:
+ Dung lượng của phần mở bài phải tương ứng với khuôn khổ của bài viết và
phải cân đối với phần kết bài.

12


+ Trong đoạn văn mở bài học sinh phải nêu được ý kiến, nhận định, tác giả,
tác phẩm, nhân vật... nghĩa là phải đưa được vấn đề vấn đề nghị luận vào mở bài.
+ Đây là phần phải tạo được ấn tượng ban đầu, tạo được âm hưởng chung,
định hướng chung cho cả bài viết và cuốn hút, thuyết phục được người đọc. Muốn
vậy mở bài cần đảm bảo được các yếu tố: ngắn gọn, đầy đủ, độc đáo tự nhiên,
giàu xúc cảm.
- Các mở bài minh họa
+ Mở bài đề 2: (Đề thi HSG tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2013 -2014)
Văn chương có hơi ấm của lịng người như một cánh nơi trĩu nặng tình thương

ngọt ngào ru ta vào những miền đất hứa, như giọt sữa cứ dần thấm vào trong ta
những hương vị nồng nàn, dư ba đầy cảm xúc. Thơ là dạng gốc của văn chương.
Đó là hành trình vơ tận của người nghệ sĩ bên dịng thời gian thăm thẳm. Lúc nghi
nghút như khói, khi đầm đìa như sương, lúc giao thoa giữa ngày và đêm, tơ trời và
mạch đất. Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay
cả bài” và cảm nhận được điều đó, với tấm lòng rộng mở nhà thơ Thanh Hải đã
gửi gắm trọn vẹn hồn xác mênh mang vào những rung cảm sâu xa tuyệt đẹp của
bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
(Đoạn văn trích của Lưu Phương Quỳnh- Lớp 9B - Trường THCS Lê Đình
Kiên - HS đạt giải Nhì cấp tỉnh - Năm học 2014-2015)
+ Mở bài đề 1: ( Đề thi HSG tỉnh Bắc Ninh năm học 2010-2011)
Văn học là thứ ẩm thực của lòng người, là cố nhân của thời gian và nghệ sĩ, là
hiện thực được dịch lại thành lời. Người nghệ nhân của vẻ đẹp tâm hồn phản ánh
lại đời sống bằng tiếng động dữ dội và khoảng lặng thanh tao nhất của tấm lòng.
Bàn về cách tiếp đón, nhìn nhận và phân tích kĩ xảo cuộc đời ấy, Ra-xum Ga-đa tốp từng bày tỏ “... Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc
họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại
mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn,
khơng một chút giả tạo”. Cùng dịng chảy trong lời ca đầy thể nghiệm ấy, “Đồng
chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiết Duật là
hai điểm sáng lớn.
( Đoạn văn trích của Lại Thị Thương- Lớp 9B - Trường THCS Yên Trung HS đạt giải Nhì cấp tỉnh - Năm học 2014-2015)
* Viết đoạn thân bài:
13


- Tôi luôn giúp học sinh xác định: Nhiệm vụ của phần thân bài là làm sáng tỏ
vấn đề được nêu ra ở phần đặt vấn đề. (Cụ thể phần thân bài phải giải quyết những
nhiệm vụ như đã nêu ở bước 3 mục 2.2.3.) Nội dung các đoạn văn được trình bày
theo kiểu diễn dịch, quy nạp hay tổng - phân- hợp.
- Nhưng điều mà tôi đặc biệt quan tâm là hướng dẫn học sinh khi viết các

đoạn văn phần thân bài phải luôn luôn lấy nhận định làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả
bài văn. Tức là phải lấy các “từ ngữ then chốt” trong nhận định nêu lên vấn đề nghị
luận để dẫn dắt và chốt, tiểu kết các đoạn văn. Có như vậy bài viết mới làm nổi bật
vấn đề lí luận- vấn đề nghị luận và có sự liên kết liền mạch. Vấn đề nghị luận như
được “chảy” tiếp nối từ luận điểm này sang luận điểm khác, từ đoạn văn này sang
đoạn văn khác. ( Đây là kỹ năng mà nhiều giáo viên và học sinh không quan tâm
nhưng với tôi đây lại là kỹ năng quyết định sự thành công của bài viết nên tôi luôn
yêu cầu khắt khe và đầu tư thời gian để rèn luyện kỹ năng này cho học sinh đội
tuyển của mình)
- Khơng những thế, tơi ln tâm niệm và bồi dưỡng, hướng dẫn, yêu cầu học
sinh của mình khi làm dạng đề này: để viết phần thân bài hấp dẫn, có sức thuyết
phục thì trong q trình viết bài bên cạnh sự sắc bén, chặt chẽ trong lập luận,
người viết cần thể hiện những xúc động chân thành, tha thiết của bản thân trước
những hình ảnh thơ đẹp, những ý văn hay để lời văn giàu cảm xúc. Bởi như đã nói
ở trên, yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận tạo nên sức ngân vang rất
lớn trong lòng người đọc.( Đây là kỹ năng tôi đặc biệt chú ý rèn luyện cho học
sinh để biến kiến thức lí luận vốn mang tính nguyên lí khó hiểu, khơ khan...trở nên
có sức sống xanh tươi trong lòng bạn đọc)
- Các đoạn thân bài minh họa.
+ Đoạn văn thân bài giải thích ý kiến, nhận định đề 3. (Đề thi HSG tỉnh
Thanh Hóa năm 2014-2015)
Lời nhận định của Nguyễn Đình Thi như chứa chan lên từ tận đáy lòng văn
chương say đắm. “Tác phẩm nghệ thuật là kết tinh tâm hồn người nghệ sĩ” , đúng
vậy, văn nghệ là những cung đàn thăng hoa nhất, khi con tim nghệ sĩ rung động
mãnh liệt nhất, khi tâm lòng khao khát nhất, khi linh hồn họ như một cánh bướm
non thốt ra khỏi cánh kén bao vây vơ giác, va chạm với sự sống tinh khiết ở bên
ngoài mà rung lên những dư ba xúc cảm. Tác phẩm là đứa con tinh thần được chắt
chiu bằng tình yêu, ao ước, trăn trở của nghệ sĩ, là một phần, một mảnh ghép tâm
hồn họ, những con chữ đều nhuộm màu tấm lòng thương yêu của họ, nhuộm
14



những dịng nghĩ suy, trăn trở, ngẫm ngợi. Khơng dừng lại ở đó thơi, mỗi tác phẩm
du dương một một điệu đàn lịng ngân nga ấy như có một nguồn lực cảm đặc biệt,
một mãnh lực diệu kì, lơi cuốn, truyền cho ta một luồn sóng đặc biệt khiến sợi dây
tâm hồn ta rung lên, đồng điệu cùng tác giả “truyền cho ta sự sống mà người nghệ
sĩ mang trong lòng”, khiến con tim họ hòa nhịp cùng con tim ta, tấm lòng họ
quyện cùng tấm lòng ta, sự sống mà họ ấp ủ nở hoa trong con tim ta nồng nàn, rạo
sực và tha thiết, cho tình cảm của người nghệ sĩ đến gần với ta hơn. Tác phẩm
nghệ thuật khơng đứng ngồi trị vẽ mà vào đốt lửa trong lòng ta, nổi lửa trong
lòng ta, thanh lọc nâng bẫng tâm hồn ta một cách dịu nhẹ tự nhiên đến lạ kì. Lời
nhận định của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa bạn đọctác giả-tác phẩm. Tác phẩm chính là nhịp cầu đưa ta đến cõi thương trong lòng
người nghệ sĩ, kết mối duyên tơ nồng thắm bằng một mối đồng cảm say sưa.
( Đoạn văn trích của Lê Thảo Lan - Lớp 9B - Trường THCS Lê Đình Kiên HS đạt giải Nhất cấp Tỉnh - Năm học 2014-2015)
+ Đoạn văn thân bài chứng minh nhận định đề 3 (Đề thi HSG tỉnh Thanh
Hóa năm 2014-2015)
Nguyễn Duy - thi sĩ thảo dân, ơng đã “kết tinh trong tâm hồn” mình, mang
trọn “sự sống” đang nảy mầm trong lịng mình gửi trọn tới bạn đọc qua “Ánh
trăng”. Tác phẩm được sáng tác năm 1978, khi đất nước vừa giành được độc lập,
giải phóng, Nam - Bắc thống nhất nên mang hơi thở của thời đại. Mỗi bạn đọc
chúng ta đều cảm nhận sâu sắc sự “kết tinh trong tâm hồn” Nguyễn Duy, “sự
sống” đang nảy nở trong ông qua từng vần thơ đầu tiên - vầng trăng trong quá khứ:
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ”
Từng câu thơ là “kết tinh” trong tâm hồn người sáng tác, là “sợi dây truyền tới
bạn đọc sự sống mà người nghệ sĩ mang trong lòng”. Sự “kết tinh” và “sự sống” mà
Nguyễn Duy mang tới là khoảng ký ức tuổi thơ đầy đẹp đẽ. Ta ngụn lặn trong cái mát
lạnh của quê hương, dịu ngọt êm ái của đất mẹ không gian từ “đồng, “sông” rồi tới

“bể”, mở ra không gian đồng quê mênh mông, bát ngát, bao la, rộng lớn. Thời gian cứ
ào ạt rời đi, để khi chiến tranh “ở rừng” không biết tự bao giờ, “trăng” đã “thành tri
kỷ” gắn bó thân thương. Trăng soi tỏa chiến sĩ giữa đường hành quân, trăng làm bạn
những đêm “rừng hoang sương muối” “Đầu súng trăng treo”, trăng cùng người lính
15


vượt qua bao khó khăn, vất vả, gian nan. Sự “kết tinh trong tâm hồn” Nguyễn Duy là
sự tình nghĩa, thủy chung, sắc son. Bạn đọc cảm nhận rõ “sự sống” đang bung tỏa
trong lịng tác giả.
( Đoạn văn trích của Trịnh Thu trang - Lớp 9B - Trường THCS Lê Đình Kiên
- HS đạt giải Nhì cấp Tỉnh - Năm học 2014-2015)

*. Viết kết bài:
- Nhiệm vụ của phần này là khẳng lại vấn đề nghị luận, phát biểu cảm nghĩ
hoặc liên hệ bản thân từ vấn đề nghị luận.
- Khi viết cần chú ý cân xứng với mở bài đặc biệt tạo được dư âm sâu lắng
bằng cảm xúc, suy nghĩ chân thành tha thiết.
- Có nhiều cách kết bài : tổng kết, mở rộng vấn đề, nêu bài học, lên tưởng.
Một kết bài hay là kết bài khơng chỉ khái qt được vấn đề mà cịn gợi mở, liên
tưởng nhiều chiều cho người đọc.
- Các kết bài minh họa.
+ Kết bài đề 3 : (Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm học 2013 -2014)
“Ánh trăng” vừa là “sự kết tinh tâm hồn” vừa là “sợi dây truyền cho người
đọc sự sống”. Yêu tác phẩm hay cũng là ta yêu chính tâm hồn nghệ sĩ. Bài thơ ra
đời sau quá trình lao động say mê, đầy xúc cảm của Nguyễn Duy đã gửi cho ta
muôn vàn sự sống như lời nhận định của Nguyễn Đình Thi thật đúng, thật hay:
“Tác phẩm vừa là kết tinh trong tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền tới
bạn đọc sự sống người nghệ sĩ mang trong lòng”. Sự sống ấy cũng là sự kết tinh
linh hồn người nghệ sĩ, kết tinh từ tấm lịng tình u vì vậy “Ánh trăng” có sức

sống diệu kì lan tỏa ấm nồng như sưởi ấm con tim ta.
+ Kết bài đề 2 : (Đề thi HSG tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2013 -2014)
Bài thơ hay là bài thơ có khả năng mang đến cho người đọc những rung động
tinh tế và chân thành. Có được điều ấy bởi thơ “hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.
Khi đọc bài thơ hay, người đọc có thể tìm thấy ở đó những cảm xúc, suy tư, trăn
trở của chính mình. Thơ khơng chỉ là một loại hình nghệ thuật giải trí, đọc để vui,
để thư giãn, thơ phải là tấm gương để con người nhìn thấy tâm hồn mình. Đến với
bài thơ hay nghĩa là tìm đến nơi ta có thể lắng nghe trái tim mình nói. “Mùa xn
nho nhỏ” của Thanh Hải đã làm được điều kì diệu đó. Tác phẩm xứng đáng là một
bài thơ hay!
16


( Đoạn văn trích của Lê Thị Thủy - Lớp 9B - Trường THCS Định Hịa - HS
đạt giải Nhì cấp Tỉnh - Năm học 2014-2015)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ việc hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học
đặt ra trong tác phẩm, tôi thấy các em đã biết làm kiểu bài này. Bài viết của các
em đã có tính hệ thống, các phần trong bài có bố cục hài hịa, các đoạn đã có sự
liên kết, lập luận logic, đặc biệt là các đoạn văn đã thể hiện dược những cảm nhận
tinh tế, Nhiều em còn viết được những bài văn hay, giàu cảm xúc, ý nghĩa sâu sắc,
hành văn sắc sảo, lập luận chắc chắn. Tôi thiết nghĩ đó chính là con đường đưa các
em đến với văn chương đồng thời giúp các em cảm nhận cái hay cái đẹp trong văn
chuơng cũng như trong cuộc đời. Và đó cũng chính là thành cơng của riêng mình.
Sau khi triển khai đề tài này ở lớp bồi dưỡng đội học sinh giỏi Tỉnh của huyện
Yên Định năm học 2014-2015, kết quả khảo sát về việc viết bài văn nghị luận so
sánh như sau:
Phân loại Giỏi
SL
Lớp

35
22

%

Khá
SL %

62,8 % 13

37,2 %

Trung bình
SL
%

Yếu, kém
SL
%

0

0

0,0%

0,0%

* Đặc biệt kết quả của SKKN được kiểm chứng rõ nét nhất qua kết quả kỳ thi học
sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2014-2015.

Tổng số
HS dự thi
10 học sinh

Số giải

Cá nhân

Đồng đội

10 giải

01 giải Nhất, 4 giải Nhì,
1 giải Ba và 4 giải
Khuyến khích).

Xếp thứ
Nhất tồn
Tỉnh

Ghi chú

17


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Nghị luận về vấn đề mang tính lí luận đặt ra trong tác phẩm là phần kiến thức
trọng tâm trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh .Viết đúng, viết hay là để đạt điểm
cao, giải cao là rất quan trọng với mỗi học sinh giỏi. Thầy cô nào cũng khao khát

học sinh của mình làm được điều đó. Là một giáo viên tâm huyết với nghề và có
nhiều năm làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, tơi thiết nghĩ: Dù bất kì đứng
trước một đơn vị kiến thức nào cũng phải huy động hết trí tuệ, dồn hết tâm huyết
đào sâu suy nghĩ, tìm cách truyền tải đến học sinh một cách ngắn gọn, dễ hiểu
nhất, hợp với khả năng tiếp thu của đối tượng. Đặc biệt đối với đối tượng học sinh
giỏi phải phát huy được năng khiếu văn chương, khơi nguồn cảm hứng cho các em.
Và như vậy sẽ nâng cao chất lượng thực sự cho môn Ngữ văn trong nhà trường,
học sinh mới thực sự u thích mơn làm văn, giáo viên dạy Văn mới lấy lại niềm
tin, uy tín cho mình.
3.2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên: trong q trình bồi dưỡng tơi đề nghị thầy cơ ln dày
cơng, dốc sức bằng ngọn lửa của lịng nhiệt huyết và đam mê với nghề; bằng niềm
say mê với mỗi tác phẩm văn học...
- Đối với nhà trường: Cần quan tâm, hỗ trợ kinh phí để bổ sung thêm các tài
liệu mới và khen thưởng đối với các đề tài được xếp loại cấp tỉnh.
- Phòng GD&ĐT tổ chức hội thảo về trao đổi SKKN (01 năm một lần).
Những điều tôi viết ra chỉ là kinh nghiệm của bản thân, vì vậy sẽ khơng tránh
khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý kiến của đồng nghiệp
để tơi có thể hồn thiện hơn nữa cho đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn !

18


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHÀNH

19




×