Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác HTCTTL của công ty TNHH MTV khai thác CTTL đa độ, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 95 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hải Phòng, ngày 09 tháng 9 năm 2015
TÁC GIẢ

Lê Thị Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Hàng hải
Việt Nam, nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế, Viện Đào tạo Sau đại học
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn – PGS.TS
Phạm Văn Cương đã hết lòng ủng hộ và hướng d ẫn tác giả hoàn thành luận
văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng khoa học đã
đóng góp những ý kiến, những lời khuyên quý giá cho luận văn.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Công ty TNHH MTV khai thác
CTTL Đa Độ, Hải Phòng và các phòng, ban đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá
trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn
và động viên tác giả trong suốt q trình học tập và nghiên cứu để hồn thành luận
văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


Hải Phòng, ngày 09 tháng 9 năm 2015
TÁC GIẢ

Lê Thị Hoa

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu .................................................................. vi
Danh mục các bảng .......................................................................................... vii
Danh mục các hình.......................................................................................... viii
Danh mục các sơ đồ .......................................................................................... ix
Mở đầu ...............................................................................................................1
Chương 1. Tổng quan về CTTL và hiệu quả khai thác CTTL ................................4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý, bảo vệ CTTL của Hải Phòng....... .............................4
1.2.1. Các bước Quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống các trình thủy lợi................ ......7
1.2.2. Quy trình quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống CTTL ....... ...........................9
1.3. Nội dung chủ yếu của công tác bảo vệ và quản lý CTTL.......................... ......13
1.3.1. Nội dung của công tác quản lý khai thác CTTL.............. ....................................13
1.3.2. Nội dung của công tác quản lý bảo vệ CTTL ............. .........................................15
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác hệ thống CTTL ............................18
1.5.1. Các yếu tố khách quan ............ ..............................................................................18
1.5.2. Các yếu tố chủ quan............. ..................................................................................19
1.6. Kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ CTTL ........ ......................................................20
1.6.1. Thực tiễn quản lý và khai thác CTTL ở Việt Nam ..............................................20

1.6.2. Kinh nghiệm về quản lý khai thác và bảo vệ CTTL tại một số địa phương
trong nước và các nước láng giềng ............ .....................................................................23
Chương 2. Thực trạng hiệu quả khai thác HTCTTL của công ty TNHH MTV
Khai thác CTTL Đa Độ, Hải Phòng từ năm 2010-2014 ....... ..................................26
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .... ......................................................................26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên............ ......................................................................................26
2.1.2. Tình hình dân sinh kinh tế, xã hội. .............. .........................................................30
2.2. Hiện trạng hệ thống thủy lợi Đa Độ. ................................................................32
iii


2.2.1. Tình hình chung của HTCTTL Đa Độ............... ..................................................32
2.2.2. Bộ máy tổ chức QLKT và bảo vệ HTCTTL Đa Độ. ...............................................36
2.2.3. Thực trạng về cơng trình và nguồn nước hệ thống thủy lợi Đa Độ ............... ... 40
2.3. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động khai thác các CTTL của Công ty
TNHH MTV Khai thác CTTL Đa Độ, Hải Phòng trong các năm từ 2010-2014....41
2.3.1. Thực trạng hoạt động khai thác các CTTL của Công ty TNHH MTV Khai thác
CTTL Đa Độ, Hải Phòng trong các năm từ 2010-2014 ............. .................................. 41
2.3.2. Thực trạng các chỉ tiêu hiệu quả khai thác hệ thống CTTL của Công ty TNHH
MTV Khai thác CTTL Đa Độ, Hải Phòng trong các năm từ 2010-2014............. ........48
2.4. Những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong hoạt động khai thác
các CTTL của công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Đa Độ, Hải Phòng trong
các năm từ 2010-2014 .... ........................................................................................50
2.4.1. Những kết quả đạt được ........... .............................................................................50
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế............ ...............................................................................51
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.............. ................................................52
Chương 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác HTCTTL của cơng ty TNHH
MTV Khai thác CTTL Đa Độ, Hải Phịng ..............................................................55
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả khai thác HTCTTL của công ty TNHH
MTV khai thác CTTL Đa Độ, Hải Phịng ................................................................55

3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác nâng cao hiệu quả khai thác hệ
thống cơng trình và nguồn nước........ .......................................................................56
3.2.1. Những thuận lợi trong công tác nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống cơng
trình và nguồn nước..................... ....................................................................................56
3.2.2. Những khó khăn trong cơng tác nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống cơng
trình và nguồn nước............ ........... ..................................................................................57
3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống cơng trình và nguồn
nước thủy lợi Đa Độ ......................................................................................................60
3.3.1. Biện pháp hoàn thiện các chính sách quản lý................. ....................................60
3.3.2. Biện pháp đào tạo nguồn nhân lực .............. .........................................................62

iv


3.3.3. Biện pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý và vận hành cơng trình
và bảo vệ nguồn nước......... .............................................................................................64
3.3.4. Các biện pháp hỗ trợ...... ......................................................................................72
Kết luận và kiến nghị ........................................................................................83
Tài liệu tham khảo .............................................................................................85

v


DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

HTCTTL

Hệ thống cơng trình thủy lợi

CTTL

Cơng trình thủy lợi

QLKT

Quản lý khai thác

KTCTTL

Khai thác cơng trình thủy lợi

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

UBND

Ủy ban nhân dân


CNXH

Chủ nghĩa xã hội

HTX

Hợp tác xã

BNN&PTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

SNN&PTNT

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

HTDN

Hợp tác dùng nước

TLP

Thủy lợi phí

QLKT

Quản lý khai thác

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Đặc trưng khí hậu vùng dự án

29

2.2

Năng lực cán bộ quản lý khai thác và bảo vệ HTCTTL Đa Độ

39

2.3

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

49

2.4

Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch


50

3.1

Hiện trạng các cơng trình trạm bơm thuộc HTTL Đa Độ

74

3.2

Hiện trạng các cơng trình kênh hút trạm bơm thuộc HTTL Đa
Độ

74

3.3

Hiện trạng các cơng trình kênh tưới sau TB thuộc HTTL Đa Độ

75

3.4

Hiện trạng các cơng trình kênh cấp 1 thuộc HTTL Đa Độ

75

vii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình
1.1

1.2

Tên hình
Hiệu quả của thủy lợi trong việc nâng cao năng suất cây
trồng
Hiệu quả của thủy lợi đối với môi trường và điều kiện
sống

Trang
5

5

1.3

Hiệu quả của thủy lợi trong việc phòng chống lũ lụt

6

2.1

Bản đồ hiện trạng HTCTTL Đa Độ

32

2.2


Cống Trung Trang - Thuộc cụm công trình đầu mối

33

2.3

Cống Cổ Tiểu - Thuộc cụm cơng trình đầu mối tiêu

33

3.1

Quản lý tên các trạm, cống, trạm bơm… của CTTL

65

3.2

Bản đồ hiện trạng thủy lợi hệ thống Đa Độ

65

3.3

Dự báo lũ dựa trên mơ hình thủy văn

66

3.4


Tổng lượng mưa tích lũy trong 24 giờ qua

66

3.5
3.6
3.7

3.8

Quản lý lưu vực sơng, cửa sơng trên GIS-Dự báo xói lở,
biến đổi lịng dẫn trong sông
Quản lý các lớp bản đồ của hệ thống thủy lợi
Cập nhật thông tin bảng các loại cây trồng, mã sử dụng
đất
Đánh dấu và cập nhật thông tin về các thửa ruộng trên địa
bàn

67
69
69

70

3.9

Lập báo cáo thống kê về cơ cấu cây trồng trên địa bàn

70


3.10

Kết quả lập báo cáo

71

3.11

Xây dựng bản đồ phân bố cây trồng

71

3.12

Biên tập, bổ sung trạm bơm tưới mới trên bản đồ

72

viii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ
2.1
2.2
3.1

Tên hình
Cơ cấu bộ máy tổ chức cấp nhà nước

Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty TNHH MTV KTCTTL
Đa Độ
Tương quan hiệu quả CTTL và ý thức khai thác bảovệ

ix

Trang
37
38
78


1. Sự cần thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Hải Phòng là thành phố công nghiệp, đô thị loại I - đô thị trung tâm cấp quốc
gia; tuy nhiên thành phố có trên 60% dân số sinh sống ở các vùng nông thôn, c hủ
yếu là sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. Do vậy vấn đề nông nghiệp, nông dân và
nông thôn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành
phố.
Trên quan điểm thủy lợi thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng cần được đầu tư
trước một bước, gắn với q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa hướng vào mục
tiêu khai thác sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, phục vụ đa ngành, đáp ứng nhu
cầu dân sinh và phát triển các ngành kinh tế ở thành thị và nông thôn; xây dựng
phương án và biện pháp cơng trình thích hợp nhằm phát huy những mặt lợi và hạn
chế những tác hại của nguồn nước vừa là giải pháp vừa là mục tiêu hết sức quan
trọng đảm bảo sự nghiệp phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn trong thời
kỳ mới.
Công ty TNHH MTV khai thác CTTL Đa Độ Hải Phòng là đơn vị trực tiếp

quản lý khai thác, bảo vệ hệ thống thủy lợi Đa Độ. Đây là hệ thống thủy lợi lớn
nhất thành phố Hải Phịng thuộc hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình, nằm về
phía Tây Nam thành phố phục vụ 5 đơn vị hành chính gồm: Huyện An Lão, Kiến
Thụy, Quận Kiến An, Dương Kinh và Đồ Sơn.
Trải qua thời gian dài cùng với sự diễn biến bất thường về thời tiết, tốc độ
gia tăng dân số, đơ thị hóa mạnh mẽ làm cho các cơng trình của hệ thống bị xuống
cấp nghiêm trọng, toàn bộ hệ thống bị lấn chiếm xâm hại và phần nào làm phá vỡ
quy hoạch cũ, khơng cịn phù hợp, khơng đủ năng lực phục vụ đối với nhiệm vụ
hiện tại và tương lai.
Mục tiêu của công ty là khai thác, quản lý và vận hành có hiệu quả HTCTTL
phục vụ tốt sản xuất. Chủ động đối phó với diễn biến thời tiết, khí hậu thủy văn
ngày càng phức tạp theo chiều hướng bất lợi, khắc phục tình trạng cơng trình bị
xuống cấp, xâm hại. Khai thác tổng hợp nguồn nước phục vụ đa mục tiêu. Vì vậy
trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV khai thác CTTL Đa
1


Độ đã có chủ đề xuyên suốt từ năm 2011 đến 2020 là “Tăng cường quản lý khai
thác và bảo vệ cơng trình”.
Vì những lý do nêu trên , nên tác giả đã lựa chọn đề tài : “Biện pháp nâng cao
hiệu quả khai thác HTCTTL của công ty TNHH MTV khai thác CTTL Đa Độ, Hải
Phòng” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác
và bảo vệ HTCTTL Đa Độ trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi tăng
cường thực hiện quản lý.
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý khai thác, bảo vệ
CTTL và phân tích thực trạng hiệu quả khai thác các CTTL của công ty TNHH
MTV khai thác CTTL Đa Độ, Hải Phòng trong các năm từ 2010-2014, để từ đó đề
xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác HTCTTL của Công ty TNHH

MTV khai thác CTTL Đa Độ, Hải Phòng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hiệu quả khai thác và các nhân tố
ảnh hưởng đến việc quản lý khai thác và bảo vệ HTCTTL Đa Độ, Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi của đề tài là hiệu quả khai thác hệ thống thủy
lợi Đa Độ, Hải Phịng do Cơng ty TNHH MTV khai thác CTTL Đa Độ quản lý.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp sau: Duy
vật biện chứng, Duy vật lịch sử, Thống kê, Phân tích, Tổng hợp và So sánh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý
khai thác, bảo vệ CTTL và hiệu quả khai thác các cơng trình thủy lợi. Đây sẽ là cơ
sở và tiền đề cho công tác quản lý khai thác và bảo vệ CTTL của các cấp quản lý
nói chung và các đơn vị khai thác CTTL nói riêng có hiệu quả hơn.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác quản lý và hiệu
quả khai thác các CTTL của công ty TNHH MTV khai thác CTTL Đa Độ, Hải

2


Phịng trong các năm từ 2010-2014, để từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả khai thác HTCTTL của Công ty TNHH MTV khai thác CTTL Đa Độ,
Hải Phịng trong tương lai.
6. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về CTTL và hiệu quả khai thác CTTL.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả khai thác HTCTTL của công ty TNHH
MTV khai thác CTTL Đa Độ, Hải Phòng từ năm 2010-2014.
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác HTCTTL của công ty

TNHH MTV khai thác CTTL Đa Độ, Hải Phòng.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ HIỆU QUẢ
KHAI THÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý, bảo vệ CTTL của Hải Phòng
Hệ thống cơng trình thuỷ lợi ngồi nhiệm vụ cung cấp nước thô cho trên các
nhà máy nước sạch thành thị, nơng thơn; cịn có vai trị đặc quan trọng là làm hồ
điều hoà sinh thái tự nhiên của cả một vùng dân cư rộng lớn của Hải Phòng. Phục
vụ trong sản xuất nơng nghiệp, cụ thể: Góp phần làm tăng năng suất cây trồng, đa
dạng hóa các lồi cây trồng vật ni từ đó làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu
vực. Những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và năng động của thành phố
Hải Phòng, thì bên cạnh đó thủy lợi cịn thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh
tế khác như: công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan để phát triển du lịch...
Đồng thời cơng tác thủy lợi cịn giúp cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện
sống của nhân dân nhất là những vùng khó khăn về nguồn nước và tạo ra công ăn
việc làm cho người dân các vùng dự án. Nói chung thủy lợi có vai trị vơ cùng
quan trọng trong cuộc sống của nhân dân, nó góp phần vào việc ổn định kinh tế chính trị và mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì
kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Các CTTL là công sản của cộng đồng gắn kết với các thành viên của cộng
đồng vì mục tiêu sử dụng đầy đủ, có hiệu quả nguồn nước. CTTL không chỉ gắn
liền với các hoạt động sản xuất mà còn liên quan đến các hoạt động đời sống như
giao thơng, điều hịa khí hậu, ứng phó với tình trạng nước biển dâng, nước mặn
xâm nhập vào hệ thống. Trong những năm qua CTTL đã góp phần làm cho nơng
thơn phát triển tồn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Các CTTL cịn có tác dụng
ngăn nước, giữ nước, điều tiết dòng chảy theo ý đồ của con người và đã tạo nên
những khả năng to lớn của con người trong việc khai thác và sử dụng, chế ngự,

điều tiết tự nhiên cho phát triển kinh tế và đời sống. Ngồi ra các CTTL cịn có tác
dụng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước cân bằng sinh thái, góp
phần, vào việc chống hiện tượng sa mạc hoá và mở ra những điều kiện phát triển
4


một số ngành kinh tế như du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thơng. Như vậy, có thể
thấy vai trị thủy lợi là hết sức to lớn đối với sản xuất nông nghiệp cũng như các
ngành nghề khác mà con người khó có thể tính tốn một cách cụ thể hiệu quả của
các cơng trình thủy lợi mang lại:
- Tăng năng suất cây trồng.

Hình 1.1. Hiệu quả của thủy lợi trong việc nâng cao năng suất cây trồng
- Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân.

Hình 1.2. Hiệu quả của thủy lợi đối với mơi trường và điều kiện sống
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thuỷ
sản, du lịch ...
- Tạo cơng ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải
quyết nhiều vấn đề xã hội trong khu vực do thiếu việc làm.
5


Hình 1.3. Hiệu quả của thủy lợi trong phịng chống lũ lụt
- Chống lũ lụt, đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tăng gia sản xuất.
Nói chung, thủy lợi có vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân
dân nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nhiên nó khơng mang lại
lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp ;
như vậy việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác cũng phát

triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy
mạnh cơng cuộc CNH-HĐH đất nước.
HTCTTL nói chung, kênh tưới, trạm bơm, cống ngầm nói riêng là cơ sở vật
chất kỹ thuật hạ tầng. Đối với sản xuất nông nghiệp, HTCTTL vừa là phương tiện
sản xuất, vừa là điều kiện phục vụ tạo tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật liên hoàn
khác phát huy hiệu quả. Trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp việc đảm bảo
nước tưới là yếu tố vô cùng quan trọng để thâm canh, tăng năng suất cây trồng.
Cũng cần nói thêm rằng cơng tác quản lý, khai thác và bảo vệ HTCTTL Hải
Phịng nói riêng, và cơng tác thủy lợi nói chung đã được thực hiện dựa trên các cơ
sở pháp lý:
- Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển
kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành
phố Hải Phịng trong thời kỳ cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Nghị quyết
Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn;
6


- Văn bản số 248/BNN-TL ngày 31/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn ban hành Chương trình hành động đổi mới nâng cao hiệu quả
quản lý khai thác CTTL;
- Chỉ thị số 1268/CT-BNN-TL ngày 12/5/2009 của Bộ Nông Nghiệp về
việc Tăng cường công tác quản lý, khai thác CTTL;
- Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội về khai thác và bảo vệ CTTL.
1.2. Quy trình quản lý, bảo vệ CTTL
Quản lý CTTL là một nghệ thuật điều hành xây dựng hệ thống hoạt động
nghiên cứu triển khai, thiết kế, duy tu bảo dưỡng CTTL và kết hợp tổng thể các

nguồn nhân lực với các nguồn vật chất thông qua một chu trình khép kín của cơng
trình, bằng việc sử dụng các kỹ năng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu như
thiết kế ban đầu và mục đích phục vụ của cơng trình, đồng thời nhằm bảo đảm phát
huy hết năng lực và công suất làm việc của các CTTL.
Các CTTL cần được quản lý theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL. Cần
phải ban hành các luật cụ thể về khai thác sử dụng các CTTL để hướng các cá
nhân, các cơng ty, doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh sản xuất phù hợp với
mục đích bảo vệ cơng trình. CTTL cần phải giao cho các tổ chức của địa phương
đặc biệt quan tâm tới cộng đồng quản lý dưới các hình thức ban tự quản và nhóm
sử dụng nước. Mặt khác, phải điều tra hiện trạng các CTTL, lên quy hoạch duy tu
bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ cơng trình. Khẩn trương tiến hành các chương trình
dự án duy tu, sữa chữa, nâng cấp và làm mới các cơng trình để đảm bảo cho sự
phát triển.
1.2.1. Các bƣớc Quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống các trình thủy lợi
Lập kế hoạch: Là một hoạt động của quá trình quản lý mà con người cần
hướng vào mục tiêu để đạt được mục đích chung của CTTL.
Tổ chức: Là quá trình hoạt động liên quan đến mục tiêu, kế hoạch và xác
định trao trách nhiệm quyền quản lý cho các tổ chức cá nhân để có hiệu quả nhất.

7


Điều hành: Là những hoạt động để xác định phạm vi, quyền hạn ra quyết
định, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, tăng cường quản lý có sự tham gia
của cộng đồng và đảm bảo đúng mức độ, mục đích phục vụ của các CTTL.
Thúc đẩy: Nhằm tìm ra được những mặt lợi để thúc đẩy cộng đồng tham gia
quản lý sử dụng các CTTL có hiệu quả nhất.
Kiểm sốt và theo dõi: Là một q trình theo dõi và đánh giá các kết quả
đạt được từ các CTTL.
Việc quản lý khai thác và bảo vệ HTCTTL bao gồm các nội dung sau:

Sử dụng cơng trình: Dựa vào tình hình và đặc điểm cơng trình, điều kiện
dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu nước trong hệ thống bộ phận quản lý phải
xây dựng kế hoạch lợi dụng nguồn nước. Trong quá trình lợi dụng tổng hợp cần có
tài liệu dự báo khí tượng thủy văn chính xác để nắm vững tình hình và xử lý linh
hoạt nhằm đảm bảo cơng trình làm việc an tồn.
Quan trắc: Cần tiến hành quan trắc thường xuyên, toàn diện. Nắm vững
quy luật làm việc và những diễn biến của cơng trình đồng thời dự kiến các khả
năng có thể xảy ra. Kết quả quan trắc phải thường xuyên đối chiếu với tài liệu thiết
kế cơng trình để nghiên cứu và xử lý.
Bảo dƣỡng: Cần thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xun và định kỳ thật
tốt để cơng trình ln làm việc trong trạng thái an tồn và tốt nhất. Hạn chế mức độ
hư hỏng các bộ phận công trình.
Sữa chữa: Phải sữa chữa kịp thời các bộ phận cơng trình hư hỏng, khơng để
hư hỏng mở rộng, đồng thời sửa chữa thường xuyên, định kỳ.
Phòng chống lũ lụt: Trong mùa mưa, bão, cần tổ chức phòng chống, chuẩn
bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết và chuẩn bị các phương án ứng cứu đối phó
kịp thời với các sự cố xảy ra.
Sử dụng cơng trình: Cần có một kế hoạch dùng nước cụ thể để đảm bảo
công trình làm việc đúng theo chỉ tiêu thiết kế, an toàn và kéo dài thời gian phục
vụ, đồng thời gắn việc sử dụng nước với công tác quản lý hệ thống cơng trình vào
nề nếp, tạo dựng tác phong làm việc theo kiểu công nghiệp và nâng cao nghiệp vụ

8


quản lý cán bộ. Bên cạnh xây dựng kế hoạch dùng nước phải có phương án bảo vệ
CTTL và thực hiện ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Nhà nước khai thác
CTTL, tổ chức hợp tác dùng nước, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi
trường nước.
Tƣới nƣớc và tiêu nƣớc: Cần có kế hoạch tưới tiêu hợp lý theo từng mùa

vụ trong năm để đảm bảo duy tu và vận hành hệ thống thủy lợi một cách tốt nhất.
1.2.2. Quy trình quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống CTTL
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Căn cứ các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t có liên quan

, hướng dẫn các Công ty

TNHH MTV khai thác cơng trình thủy lợi phối hợp với UBND cấp huyện và các
đơn vi ̣có liên quan lâ ̣p hồ sơ danh mục các công tri ǹ h thủy lơ ̣i đươ ̣c phân cấ p cho
Công ty TNHH MTV thủy lơ ̣i và điạ phương quản lý , thẩ m đinh
̣ , trình UBND tỉnh
phê duyê ̣t.
Hướng dẫn các điạ phương tiế n hành thành lâ ̣p , củng cố, kiê ̣n toàn nâng cao
năng lực tổ chức hơ ̣p tác dùng nước để quản lý, khai thác và bảo vê ̣ công tri ǹ h thủy
lơ ̣i. Phối hợp với UBND các cấp lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ
cho lực lượng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL theo đúng quy định.
Chủ trì , phớ i hơ ̣p với Sở Tài chi ń h và các sở , ngành liên quan hướng dẫn
thực hiê ̣n Thông tư số

56/2010/TT-NNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông

nghiê ̣p và Phát triể n nông thôn về Quy đinh
̣ mô ̣t số nô ̣i dung trong

hoạt động của

các tổ chức quản lý, khai thác công tri ̀nh thủy lơ ̣i tri ̀nh UBND ti ̉nh quyế t đinh
̣ thực
hiê ̣n trong năm .

Hàng năm xây dựng kế hoạch để kiểm tra công tác quản lý , khai thác và bảo
vê ̣ công tri ̀nh thủy lơ ̣i trên điạ b àn toàn tỉnh , báo cáo kết quả kiểm tra về UBND
tỉnh.
- Sở Tài chính:
Chỉ đạo các địa phương, đơn vị, cá nhân đánh giá đúng giá trị tài sản từng
cơng trình tại thời điểm chuyển giao.

9


Hướng dẫn cụ thể công tác chuyển giao tài sản, vốn theo đúng quy định của
pháp luật và các văn bản hướng dẫn khác của Nhà nước.
Bố trí đầ y đủ, kịp thời kinh phí cấp bù thủy lợi phí theo kế hoạch được duyệt
cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL theo
quy định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu kế hoa ̣ch cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí ngân sách hàng
năm để hỡ trợ kip̣ thời cho các địa phương , đơn vi ̣thực hiê ̣n công tác quản lý , sửa
chữa, nâng cấp các CTTL trên địa bàn tỉnh. Thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ quản lý nhà n ước
về quy hoa ̣ch , kế hoa ̣ch, sở hữu và sử du ̣ng vố n nhà nước đố i với các Công ty
TNHH MTV thủy lơ ̣i theo đúng các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t .
- Công ty TNHH MTV Khai thác công tri ǹ h thủy lơ ̣i cấp tỉnh :
Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn về hiệu quả khai thác, bảo vệ CTTL được giao quản lý.
Phòng Kế hoạch kỹ thuật và phòng tổ chức hành chính là cơ quan chun
mơn có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty TNHH MTV khai
thác CTTL về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi thuộc hệ thống.
Chịu trách nhiệm trước cá nhân, tổ chức dùng nước và trước pháp luật về
những sản phẩm và dịch vụ do đơn vị cung cấp.

Quản lý, vận hành CTTL, điều hòa nguồn nước tưới hợp lý từ cơng trình đầu
mối đến cống đầu kênh nội đồng. Thường xuyên phối hợp với địa phương kiểm tra
cơng trình, lập kế hoạch và kịp thời duy tu, sửa chữa những hư hỏng, bảo dưỡng
công trình trong phạm vi được giao quản lý để đảm bảo phục vụ sản xuất.
Xây dựng quy trình vận hành CTTL, phương án bảo vệ các cơng trình được
giao quản lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và tổ chức thực
hiện.
Tổ chức quan trắc theo dõi thu thập các số liệu của CTTL theo quy định;
nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc quản lý, khai thác và
bảo vệ CTTL; lưu trữ hồ sơ về CTTL.

10


Tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp nước và các dịch vụ thủy lợi
khác với các tổ chức, cá nhân dùng nước, thu thủy lợi phí, tiền dịch vụ từ CTTL và
phí xả nước thải ở những cơng trình được giao quản lý. Quản lý, sử dụng nguồn
thu theo quy định của pháp luật.
Tạo mối quan hệ chặt chẽ với UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác quản
lý, khai thác và bảo vệ CTTL. Giúp UBND cấp huyện, xã chỉ đạo xây dựng kế
hoạch thời vụ, diện tích, cơ cấu cây trồng cho phù hợp và có hiệu quả; đề xuất,
kiến nghị chính quyền địa phương thực hiện phương án bảo vệ cơng trình và cơng
tác phịng chống lụt bão.
- Trạm Khai thác CTTL (Trạm KTCTTL):
Trực thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác công tri ǹ h thủy lơ ̣i trực tiếp làm
nhiệm vụ quản lý khai thác và bảo vệ CTTL.
Các trạm khai thác CTTL trực thuộc công ty căn cứ theo thẩm quyền và điều
kiện cụ thể của khu vực quản lý quy định nội dung công tác quản lý khai thác và
bảo vệ CTTL theo hướng dẫn của Công ty TNHH MTV Khai thác cơng trình thủy
lơ ̣i và bố trí cán bộ phụ trách công tác quản lý khai thác và bảo vệ CTTL.

Trạm KTCTTL có nhiệm vụ:
+ Vận hành cơng trình, tưới tiêu nước hợp lý theo đúng quy trình, quy phạm
kỹ thuật và lệnh điều hành của Giám đốc đơn vị quản lý khai thác CTTL.
+ Trong phạm vi được giao quản lý: Kiểm tra, bảo dưỡng cơng trình thường
xuyên, định kỳ trước, trong và sau mùa mưa lũ. Phát hiện và xử lý kịp thời những
ẩn họa gây mất an tồn cơng trình như: Hang động vật, tổ mối; quan trắc mực
nước, xê dịch, lún, nứt, thẩm lậu, bồi lắng, xói lở, ăn mịn cơng trình và độ nhiễm
mặn, mức độ ô nhiễm nguồn nước… Phát hiện ngăn ngừa kịp thời những hành vi
vi phạm pháp luật về quản lý khai thác và bảo vệ CTTL, chủ động phản ánh với
chính quyền địa phương (huyện, xã) để phối hợp giải quyết.
+ Phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân dùng nước trong việc khai thác và bảo vệ cơng trình.

11


+ Thực hiện cơng tác phịng chống lụt bão, bảo vệ cơng trình theo sự chỉ đạo của
Giám đốc đơn vị, UBND cấp huyện nơi có CTTL. Tổ chức thực hiện phương án
phòng, chống lụt, bão đã được phê duyệt theo quy định.
+ Trực tiếp ký kết hợp đồng cung cấp nước, thu thủy lợi phí đối với những
trường hợp khơng được miễn thủy lợi phí, khi được ủy quyền của Giám đốc đơn vị
quản lý khai thác CTTL.
+ Phối hợp UBND cấp xã trong việc khoanh vùng diện tích sản xuất dùng
nước, tập hợp danh sách, địa chỉ, diện tích, vị trí sản xuất của các tổ chức, cá nhân
dùng nước.
+ Xây dựng kế hoạch cung cấp nước trình phê duyệt để thực hiện, đồng thời
thông báo đến UBND cấp xã, các tổ chức, cá nhân dùng nước về kế hoạch cung
cấp nước, điều hòa, phân phối nguồn nước.
+ Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân dùng nước lập danh sách đăng ký dùng
nước.

+ Khi được tổ chức, cá nhân dùng nước thơng báo về tình hình sâu bệnh,
thiên tai, mất mùa, phải tổ chức phối hợp thăm đồng xác định nguyên nhân và mức
độ thiệt hại, làm biên bản để lập hồ sơ miễn giảm thủy lợi phí cho nông dân theo
mức quy định của UBND tỉnh.
+ Nghiệm thu thanh lý hợp đồng tưới, tổng hợp kết quả tưới, thông qua UBND
cấp huyện, xã chỉ đạo các tổ chức, cá nhân dùng nước lập sổ bộ thu thủy lợi phí.
+ Tập hợp danh sách các tổ chức, cá nhân dùng nước cố tình khơng đăng ký
dùng nước, làm thất thốt lãng phí nước hoặc dây dưa, trốn tránh thanh tốn thủy
lợi phí gửi về UBND cấp xã để xử lý.
+ Tổng kết, rút kinh nghiệm công tác quản lý, vận hành cơng trình; nghiên
cứu cải tiến chế độ vận hành cơng trình, cải tiến kỹ thuật máy móc thiết bị.
- Trạm KTCTTL được cung cấp:
Đầy đủ hồ sơ, lý lịch cơng trình, trang bị các thiết bị quan trắc: Lượng mưa,
lún nứt, xê dịch cơng trình, xây dựng biển báo, mốc chỉ giới phục vụ công tác quản
lý khai thác và bảo vệ cơng trình.

12


Các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác xây dựng, tu
sửa, nâng cấp, quản lý khai thác và bảo vệ CTTL.
- Trạm Khai thác công tri ̀nh thủy lơ ̣i có quyền lập biên bản làm việc xác
nhận những hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ CTTL, những hành
vi xâm hại cơng trình.
- Tổ quản lý CTTL
Là bộ phận trực thuộc, chịu sự điều hành trực tiếp của Trạm KTCTTL thực
hiện nhiệm vụ quản lý khai thác và bảo vệ cơng trình.
Tổ quản lý CTTL có trách nhiệm:
+ Thường xun bám sát cơng trình, trực tiếp vận hành cơng trình, điều hịa
phân phối nước theo sự phân cơng, hướng dẫn của đơn vị cấp trên.

+ Kiểm tra cơng trình hàng ngày, định kỳ trước, trong và sau mùa mưa lũ.
+ Bảo dưỡng cơng trình, máy móc, thiết bị thường xun và định kỳ.
+ Quan trắc, theo dõi tình hình diễn biến mực nước, chất lượng nguồn nước
và tình trạng cơng trình.
+ Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân dùng nước tưới tiêu hợp lý, tránh sử dụng
nước lãng phí.
+ Phối hợp chặt chẽ với thôn, ấp nơi xây dựng CTTL để thực hiện các hoạt
động khai thác, bảo vệ công trình.
1.3. Nội dung chủ yếu của cơng tác bảo vệ và quản lý CTTL
1.3.1. Nội dung của công tác quản lý khai thác CTTL
Công tác quản lý khai thác hệ thống CTTL bao gồm ba nội dung chính sau:
a. Quản lý nước: Điều hồ phân phối nước, tiêu nước cơng bằng, hợp lý
trong hệ thống CTTL, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống
dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác.
b. Quản lý cơng trình: Kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự
cố trong hệ thống CTTL, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa
nâng cấp cơng trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành cơng trình theo đúng

13


quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo cơng trình vận hành an toàn, hiệu quả và
sử dụng lâu dài.
c. Tổ chức và quản lý kinh tế: Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý,
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao nhằm thực
hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ CTTL, kinh doanh tổng hợp theo
qui định của pháp luật.
Các nội dung cụ thể trong quản lý khai thác HTCTTL của công ty TNHH
MTV khai thác CTTL:
+ Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch: Sửa chữa cơng trình; sử dụng

nước; phịng chống úng - hạn và thiên tai; cải tạo đất; ngăn ngừa và xử lý ơ nhiễm
để giữ gìn bảo vệ mơi trường nước và mơi trường sinh thái;
+ Theo dõi q trình thực hiện quy hoạch và dự án khả thi được duyệt; kịp
thời phát hiện việc làm sai quy hoạch và sai đối tượng đầu tư, báo cáo Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn giải quyết;
+ Làm chủ đầu tư các dự án sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện hệ thống CTTL
do công ty đang quản lý khai thác;
+ Thực hiện quy định về bảo dưỡng cơng trình; kiểm tra, theo dõi, phát hiện
kịp thời nguy cơ xảy ra sự cố; khi thấy cơng trình có nguy cơ bị mất an toàn phải
xử lý ngay, đồng thời báo cáo uỷ ban nhân dân địa phương và Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn giải quyết;
+ Thường xuyên bổ sung hồn thiện quy trình vận hành hệ thống cơng trình
và từng cơng trình, đặc biệt là quy trình vận hành hồ chứa nước để trình duyệt theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức thực hiện;
+ Quan trắc, theo dõi, thu thập các số liệu về khí tượng, thuỷ văn, chất lượng
nước, tình hình diễn biến cơng trình; úng, hạn; tác dụng cải tạo đất và năng suất
cây trồng. Khi các điều kiện thiên nhiên, điều kiện làm việc của cơng trình khác
với tài liệu và đồ án thiết kế phải đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý, trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển

14


nông thôn giải quyết.
+ Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, lý lịch cơng trình, tài liệu thu thập hàng năm. Tổng kết
rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác khai thác, bảo vệ CTTL.
1.3.2. Nội dung của công tác quản lý bảo vệ CTTL
Công ty TNHH MTV khai thác CTTL căn cứ vào quy định của pháp luật, hồ
sơ thiết kế kỹ thuật và đặc điểm của công trình trong hệ thống, lập phơng án bảo vệ

các CTTL trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt; cắm mốc chỉ giới, làm hàng rào
bảo vệ, niêm yết nội quy bảo vệ; dựng biển báo, biển cấm và trực tiếp bảo vệ máy
móc, thiết bị, nhà xưởng của CTTL.
Bảo vệ HTCTTL trước các hành vi như:
- Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ cơng trình
thủy lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý cơng trình
khi có sự cố.
- Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho CTTL trong phạm vi bảo vệ
cơng trình, bao gồm:
+ Khoan, đào đất, đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ CTTL;
+ Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp CTTL;
+ Lấn chiếm đất để làm nhà, bến neo đậu ghe tàu, bến bốc dỡ hàng hóa, kho
tàng trong phạm vi bảo vệ CTTL; trừ cơng trình phục vụ phịng, chống lũ, lụt, bão,
cơng trình phụ trợ, cơng trình đặc biệt;
+ Xê dịch biển báo, mốc cắm của các CTTL;
+ Phá hoại cây chắn sóng, cây bảo vệ bờ kênh, rạch thủy lợi, trừ trường hợp
khai thác theo quy định hướng dẫn của cơ quan, đơn vị đang quản lý cơng trình bờ
kênh, rạch. [1, Điều 28]
- Các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước của CTTL như: thải chất độc hại, rác,
xác súc vật chết, chai lọ, thuốc bảo vệ thực vật; nước thải từ các cơ sở sản xuất
công nghiệp hay khu công nghiệp, nước thải từ các khu sản xuất, nuôi trồng thủy
sản, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, khu kinh doanh (các loại nước thải nêu trên

15


chưa được xử lý hoặc đã được xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn cho phép) vào
CTTL.
- Vận hành CTTL trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định.

- Sử dụng phương tiện giao thông cơ giới quá tải qua CTTL gây mất an toàn,
neo đậu tàu thuyền gây sạt lở trong phạm vi bảo vệ CTTL; trừ xe kiểm tra đê, xe
hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cứu thương, cứu hỏa.
- Lấn chiếm, sử dụng trái phép mặt nước kênh thủy lợi, cống, các CTTL
khác vào mục đích của tổ chức, cá nhân trái với mục tiêu phục vụ công cộng của
công trình.
- Các hành vi gây trở ngại cho cơng tác khai thác và bảo vệ cơng trình: làm
cản trở dịng chảy, đổ đất, đá, rác gây bồi lắng lòng kênh; hăn thả súc vật trong
phạm vi bảo vệ cơng trình; cản trở gây khó khăn cho người làm cơng tác quản lý
vận hành và bảo vệ cơng trình.
- Các hành vi khác gây mất an toàn cho CTTL; các hành vi khác gây cản trở
dịng chảy và thốt lũ.
1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác hệ thống CTTL
Để đánh giá chất lượng công tác quản lý khai thác và bảo vệ HTCTTL ta
thực hiện đánh giá hiệu quả khai thác CTTL qua các chỉ tiêu sau:
Hiệu quả quản lý cơng trình: Bình qn chi phí vận hành bảo dưỡng sửa
chữa thường xuyên cho một đơn vị diện tích hệ thống.
Cơng thức:
H QLCT 

CP
DTGT

(đồng/ha)

(1.1)

Trong đó:
HQL CT : Hiệu quả quản lý cơng trình
CP: Tổng chi phí vận hành bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên phục vụ

tưới, tiêu theo số liệu thống kê thực hiện hàng năm.
DT GT : Tổng diện tích gieo trồng được tưới, tiêu của Tổ chức khai thác trong
năm.

16


×