Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bao bìbia rượu nướcgiải khát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 87 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chƣa từng ai công bố trong bất kỳcông trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc
chỉrõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 01 tháng 06 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Lan Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quản lýkinh tế,
Việnđàotạo sau đại học, Trƣờng đại học Hàng Hải Việt Nam và các đồng nghiệp
tại Công ty cổ phầnBao bì Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khátđã có nhiều đóng gópquý
báu choviệc học tập và nội dung luận văn này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơnPGS.TS.Nguyễn Hồng Thái, ngƣời đã
tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trong thời gian học tập và làm luận văn, do quỹ thời gian và khả năngcó hạn,
luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quýThầy, Cô,bạn bè, đồng nghiệp
đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ ii


MỤC LỤC .................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. ... CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP......................................................................................................... 4
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp ............................................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh ................................................................................ 4
1.1.2. Khái niệm, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh .................................. 4
1.1.3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .............................. 10
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh ............................. 14
1.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp .................................... 14
1.2.2. Một số chỉ tiêu hiệu quả từng lĩnh vực ......................................................... 16
1.2.3. Tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất kinh doanh ..................................................... 19
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ..................... 20
1.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan .................................................................................. 20
1.3.2. Nhóm yếu tố khách quan............................................................................... 24
1.3.3. Phƣơng hƣớng chung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp ...................................................................................................................... 27
CHƢƠNG 2. .... THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIA - RƢỢU - NƢỚC GIẢI KHÁT ................. 31
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Bao bì Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát ......... 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động ................................................ 33
2.1.3. Cơ cấu tổ chức............................................................................................... 35

iii



2.2. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bao bì
Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát giai đoạn 2013-2015 .............................................. 38
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu các yếu tố đầu vào ................................................................. 40
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu kết quả ................................................................................... 44
2.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bao bì Bia Rƣợu - Nƣớc giải khát giai đoạn 2013-2015 ....................................................... 52
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp ................. 52
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động ..................................... 54
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định ................................ 55
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lƣu động ............................. 57
2.4. Những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong
giai đoạn 2013-2015 ............................................................................................... 58
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 58
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 59
CHƢƠNG 3.BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIA - RƢỢU - NƢỚC
GIẢI KHÁT ............................................................................................................................. 62
3.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần Bao bì Bia Rƣợu - Nƣớc giải khát đến năm 2020 .................................................................. 62
3.1.1. Định hƣớng.................................................................................................... 62
3.1.2. Mục tiêu......................................................................................................... 63
3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Bao bì Bia
- Rƣợu - Nƣớc giải khát ........................................................................................ 64
3.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch, chính sách thu hút, đào tạo và duy trì nguồn
nhân lực ................................................................................................................... 64
3.2.2. Tăng cƣờng nghiên cứu và khai thác thị trƣờng ........................................... 67
3.2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định .................................................... 71
3.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả vốn lƣu động .................................................. 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 80


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

BALPAC

Công ty cổ phần Bao bì Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát

HABECO

Tổng công ty cổ phần Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát Hà Nội

KM

Khuyến mại

SABECO

Tổng công ty cổ phần Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát Sài Gòn

TFS

Tin Free Steel (Thép lá mạ Crôm)

TSCĐ


Tài sản cố định

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn giai đoạn 2013-2015

2.2

Phân tích cơ cấu doanh thu giai đoạn 2013-2015
45
Phân tích cơ cấu sản phẩm chính (nắp khoén) giai đoạn
46-47
2013-2015
Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2013-2015
50
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanhtổng hợp
53
giai đoạn 2013-2015
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn
55

2013-2015
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố địnhgiai đoạn
56
2013-2015
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu độnggiai
58
đoạn 2013-2015

2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8

vi

41


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý


35

2.2

Tài sản ngắn hạn giai đoạn 2013-2015

42

2.3

Cơ cấu tài sản giai đoạn 2013-2015

42

2.4

Thị trƣờng bia Việt Nam năm 2015

48

vii


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thị trƣờng là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền


sản xuất hàng hóa. Thị trƣờng luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới nhƣng đồng
thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe dọa các doanh nghiệp. Để có thể đứng
vững trƣớc quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chếthị trƣờng đòi hỏicác doanh
nghiệp phải luôn vận động, tìm tòi một hƣớng đi mới cho phù hợp.Vì vậy, các
doanh nghiệp cần quan tâm, tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh củadoanh nghiệp mình.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu, quyết địnhsự tồn tại
của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng, doanh nghiệp muốn tồn tại
phải làm ăn “có lãi”, nhất là những doanh nghiệp bƣớc vàohoạt động với tƣ cách là
công ty cổ phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng,tự chịu trách nhiệm với công việc
sản xuất kinh doanh của mình. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ
chủ đạo của mỗi doanh nghiệp.Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì
doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển, qua đó mở rộng sản xuất, nâng cao đời
sống cán bộ công nhân viên và tạo sự phát triển vững chắc củadoanh nghiệp.
Vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn là bài toán khóđối với
nhiều doanh nghiệp. Ở nƣớc ta hiện nay, số doanh nghiệp đạt đƣợc hiệu quả trong
quá trình sản xuất kinh doanh vẫn chƣa nhiều. Điều này có nhiều nguyên nhân nhƣ
hạn chế trong công tác quản lý, hạn chế về năng lực sản xuất hay kém thích ứng
với nhu cầu của thị trƣờng. Do đó, nâng caohiệu quả sản xuấtkinh doanh trong lĩnh
vựckinh doanh liên quan đến rƣợu, bia, nƣớc giải khátcàng ngày càng phải
đƣợcchú trọng, đặc biệt là trongmôi trƣờng cạnh tranhquốc tế nhƣ hiện nay.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bao bìBia - Rƣợu Nƣớcgiải khát” làm nội dung nghiên cứu luận văn cao học Quản lý kinh tế. Thông
qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giáhiệu quảhoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, luận văn mong muốn đề xuất một số biện pháp nhằm khắc
1


phục nhữnghạn chế, phát huy những điểm mạnh,từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty.

2.

Mục đích nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa những lý luận cơ bản vềkinh

doanh, hiệu quả kinh doanh, các phƣơng pháp đánh giá, phân tích vàcácyếu tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty;
- Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá về hiệu quả kinh doanh củaCông tycổ
phần Bao bì Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát, trên cơ sở đó nghiên cứu và đề xuất một
số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời
gian tới. Cụ thể, luận văn nghiên cứu trả lời cáccâu hỏi: Hiệu quả kinh doanh của
Công ty trong thời gian qua nhƣ thế nào? Công ty cần phải làm gì để nâng cao hiệu
quảkinh doanh của Công ty?.
3.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, luận văn tập trung đi sâu vào nghiên
cứu thực trạnghiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bao bìBia Rƣợu -Nƣớc giải khát trong những năm qua;
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty cổ phần Bao bì Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát trong những
năm gần đây và dự báo sự phát triển từ nay đến năm 2020.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp duy vậtbiện chứng và

duy vật lịch sử, phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp logic,đồng thời
cònsử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, phƣơng pháp điều

tranghiên cứu, phƣơng pháp chuyên gia để nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bao bìBia - Rƣợu - Nƣớc giải khát từ
năm 2013 đến năm 2015, nhằm đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công tytrong những năm tƣơng lai.

2


5.

Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu, chữ viết tắt, tài liệu

tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 03 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tycổ
phầnBao bìBia - Rượu - Nước giải khát
Chương 3: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
củaCông tycổ phần Bao bì Bia - Rượu - Nước giải khát

3


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.

Các khái niệm cơ bản liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của


doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh
Khoản 16, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Kinh doanh là
việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả cáccông đoạn của quá trình, đầu tƣ,
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trênthị trƣờng nhằm mục
đích sinh lợi”.
Khái niệm kinh doanh này đề cập đến mục đích của hành vi và nơi mà hành vi
của chủ thể có thể thực hiện, nó bao trùm tất cả các giai đoạn của hoạt động đầu tƣ
kinh doanh, từ việc bỏ vốn vào đầu tƣ, đến sản xuất,gia công, chế biến hàng hóa,
cung ứng các loại dịch vụ trên thị trƣờng nhƣđại lý, môi giới, ủy thác, dịch vụ giao
nhận… nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Nói một cách khác, khái niệm nàytập trung vào
bản chất và mục đích của hành vi chứ không phải kết quả cụ thể mà các bên đạt
đƣợc trong thực tiễn.
Khái niệm về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp hàm ý ba đặc tínhcơ bản:
- Hoạt động kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp;
- Hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trƣờng;
- Hoạt động kinh doanh có mục đích là lợi nhuận.
1.1.2. Khái niệm, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong cơ chế thị trƣờng, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì làm
ăn phải có hiệu quả. Đây là một sự thật hiển nhiên, một chân lý và để hiểu rõ điều
này thì trƣớc tiên chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm hiệu quả.
Ngày nay, ngƣời ta vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về hiệu quả.Ở mỗi
góc độ, lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả cũng đƣợc xem xét nhìn nhận khác nhau
và thông thƣờng khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì chúng ta xem xét
4


vấn đề hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị vàxã hội. Tƣơng ứng ta có03

(ba) phạm trù là hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế
Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từng yếu tố, từng ngành thìchúng ta có
phạm trù hiệu quả kinh tế. Có thể hiểu hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về
và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Kết quả thu vềđề cập trong khái niệm này
có thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm… Hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ
sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả chính trị, xã hội
Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì chúng ta có 02
(hai) phạm trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. Hai phạm trù nàyphản ánh ảnh
hƣởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việcgiải quyết những yêu cầu và
mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Và hai loại hiệu quả này có vị trí
quan trọng trong việc phát triển đất nƣớc một cách toàn diện và bền vững. Hiệu
quả chính trị, xã hội phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình
độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý và mức sống bình quân.
Phải luôn có sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị,xã hội.
Đây là một nguyên tắc để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một cách liên
tục và lâu dài. Bất kỳ một sự mất cân đối nào sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng.
Dƣới góc độ của doanh nghiệp, ta có khái niệm hiệu quả sản xuấtkinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh có bản chất của hiệu quả kinh tế và cũng có bản chất
của hiệu quả chính trị, xã hội (đời sống ngƣời lao động…).Dƣới đây là một số
quan điểm về hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị,xã hội. Nếu áp dụng những
quan điểm đó vào phạm vi của doanh nghiệp thìcó thể coi đó là các quan điểm về
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua đóchúng ta sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm hiệu
quả sản xuất kinh doanh.

5



Mặc dù đã có sự thống nhất rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh phản
ánh mặt chất lƣợng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng vẫnchƣa có sự thống
nhất trong quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các nhà kinh tế và thống kê có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quảsản
xuất kinh doanh do điều kiện lịch sử cũng nhƣ góc độ nghiên cứukhác nhau.
Quan điểm 1:Trƣớc đây ngƣời ta coi “Hiệu quả là kết quả đạt đƣợctrong hoạt
động kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hóa”.Theoquan điểm này thìhiệu quả
là tốc độ tăng của kết quả đạt đƣợc nhƣtốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận. Nhƣ
vậy, hiệu quả đƣợc đồng nhất với các chỉ tiêukết quả hay vớinhịp độ tăng của các
chỉ tiêu ấy. Quan điểm này thực sự không còn phù hợp vớiđiều kiện ngày nay. Kết
quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộngsử dụng các nguồn sản xuất
(đầu vào của quá trình sản xuất). Trƣờng hợp haidoanh nghiệp có cùng một kết quả
sản xuấttuy có hai mức chi phí khác nhau, theo quan điểm này thì hiệu quả sản
xuất kinh doanh của chúng là nhƣ nhau. Điều này thật khó chấp nhận.
Quan điểm2:“Hiệu quả đƣợc xác định bằng nhịp độ tăngtổngsản phẩmxã hội
hoặc thu nhập quốc dân”. Theo quan điểm này, khi xét trên phạm vi của doanh
nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhịp độ tănggiá trị tổng sản lƣợng là một.
Ở một góc độ nào đó thì quan điểm nàycũng gần giống với quan điểm 1. Nó cũng
không đề cập tới chi phí bỏ ra để đạt đƣợc giá trị tổng sản lƣợng đó. Nếu tốc độ
tăng chi phí sản xuất các nguồn lực đƣợc huy động tăng nhanh hơn nhịp độ tăng
giá trị tổng sản lƣợng thì sao. Hơn nữa, việc chọn năm gốc cóảnh hƣởng rất lớn
đến kết quảso sánh. Với mỗi năm gốc khác nhau chúng ta lạicó mức hiệu quả khác
nhau của cùng một năm nghiên cứu.
Quan điểm3: Đây là quan điểm về hiệu quả đƣợc trình bày tronggiáo
trìnhkinh tế học của P.Samueleson và W.Nordhmas (Viện quan hệquốc tế -Bộ
Ngoại giao xuất bản, bản dịch tiếng Việt năm 1991). Quan điểm này cho
rằng“Hiệu quả sản xuất diễn ra khi sản xuất không thể tăngsản lƣợng một loạihàng
hóa mà không cắt giảm sản xuất của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có
hiệu quả nằm trên đƣờng giới hạn khả năngsản xuất của nó. Nhìn nhậnquan điểm
6



này dƣới góc độ doanh nghiệp thìtình hình sản xuất kinh doanh cóhiệu quả khi
nằm trên đƣờng giới hạnkhả năng sản xuất của nó. Giới hạn khả năng sản xuất của
doanh nghiệpđƣợc xác định bằng giá trị tổng sản lƣợng tiềm năng,là giá trị tổng
sản lƣợng cao nhất có thể đạt đƣợc ứng với tình hình công nghệ và nhân côngnhất
định”. Theo quan điểm này thì hiệu quả thể hiện ở sự so sánh giữa mức thực tế và
mức “tối đa” về sản lƣợng. Tỷ lệ so sánh càng gần 1 thì càng có hiệu quả. Mặt
khác ta thấy quan điểm này tuy đã đề cập đến các yếu tốđầu vào nhƣng lại đề cập
không đầy đủ.
Tóm lại quan điểm này là chính xác, độc đáo nhƣng nó mang tính chất lý
thuyết thuần tuý, lý tƣởng, thực tế rất khó đạt đƣợc.
Quan điểm 4:“Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là mức độ hữu ích của
sản phẩm đƣợc sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải là giá trị”.
Theo tác giả của quan điểm này, mức độ thỏa mãn nhu cầu phụ thuộc vào các tác
dụng vật chất cụ thể chứ không phải giá trị trừu tƣợng nào đó.Tuy nhiên quan điểm
này gặp phải trở ngại là khó (nếu không muốn nói là không thể) tính đƣợc tính hữu
ích của sản phẩm đƣợc sản xuất ra. Và nếu vậy thì chúng ta không thể so sánh
đƣợc tính hữu ích giữa các sản phẩm, do đó cũngkhôngđánh giá đƣợc tính hiệu quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quan điểm5:“Hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữasựtăng
lên của đại lƣợng kết quả và chi phí”. Công thức biểu diễn phạm trù này:
H

=

ΔK

ΔC
Trong đó: H là hiệu quả sản xuất kinh doanh;


(1.1)

ΔK là phần gia tăng của kết quả sản xuất;
ΔC là phần gia tăng của chi phí sản xuất.
Quan điểm này phản ánh hiệu quả chƣa đầy đủ và trọn vẹn. Nó mới chỉ đề
cập đến hiệu quả của phần tăng thêm bằng cách so sánh giữa phần gia tăng của
kinh doanh sản xuất và phần gia tăng của chi phí sản xuất chứ chƣađề cập đến toàn
bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Xét trên quan điểmtriết học
Mác Lênin thì mọi sự vật, hiện tƣợng đềucó mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với
7


nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ, độc lập.Sản xuất kinh doanh không nằm
ngoài quy luật này, các yếu tố “tăng thêm” “giảm đi”có liên hệ với các yếu tố sẵn
có. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếptác động tới kết quả sản xuất kinh doanh. Hiệu
quả sản xuất kinh doanhluôn là kết quả tổng hợp của toàn bộ phần tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh. Quan điểm này chỉ đề cập đến phần tăng thêm trong
khái niệm hiệu quả là chƣa đầy đủ, thiếu chính xác.
Quan điểm6: Theo quan điểm này “Hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi tỷ
sốgiữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả”.Từ khái niệm trên ta
có công thức để biểu diễn khái quát phạm trùhiệu quả sản xuất kinh doanh:
H

=

Trong đó:

K


(1.2)

C
H là hiệu quả sản xuất kinh doanh;
K là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh;

C là chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh (chi phí bỏ ra để
đạt đƣợc kết quả K).
Nhƣ vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánhchất lƣợng
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn kết quả của quá trình sản
xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) thì phản ánh số lƣợng của hoạt động sản
xuất kinh doanh. Vậy khi xem xét, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp thì
phải quan tâm cả kết quả cũng nhƣ hiệu quả củadoanh nghiệp đó.
Quan điểm này đã đánh giá đƣợc tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở
mọi điều kiện “động” của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tính toán hiệu quả hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc trong sựvận động và
biến đổi không ngừng của hoạt động sản xuất kinh doanh,không phụ thuộc vào quy
mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng(dẫn theo [13]).
1.1.2.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy bản chất của hiệu quả
sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt
đƣợc các mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụng đƣợc
8


phạm trù hiệu quảsản xuất kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu, công thức cụ
thể nhằm đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp chúng ta cần:
- Thứ nhất,phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanhthực chất là

mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra đểsử dụng các yếu tố
đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây
có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể làso sánh tƣơng đối.
Về mặt so sánh tƣơng đối: H

=

K
C

Về mặt so sánh tuyệt đối: H = K - C

(1.2)
(1.3)

Để tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta cầnxác định đƣợc
kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra. Nếu xét trên mối quan hệ giữa kết quả và hiệu
quả thì kết quảlà cơ sở để tính hiệu quả sản xuấtkinh doanh,kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lƣợng cókhả năng cân, đo, đong, đếm
đƣợc nhƣ số sản phẩm tiêu thụ, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần… Kết quả
sản xuất kinh doanh thƣờng là mục tiêu củadoanh nghiệp;
- Thứ hai, phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Thứ ba, phải phân biệt hiệu quả trƣớc mắt với hiệu quả lâu dài. Chỉ tiêu hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vàomục tiêu của
doanh nghiệp nên tính chất hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh ở các giai đoạn
khác nhau là khác nhau.
Xét về tính lâu dài, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộhoạt động sản
xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động củadoanh nghiệp là lợi nhuận và
các chỉ tiêu về doanh lợi.

Xét về tính hiệu quả trƣớc mắt (hiện tại), phụ thuộc vào mục tiêuhiện tại mà
doanh nghiệp đang theo đuổi. Trên thực tế để thực hiện mục tiêu lâu dài làtối đa
hoá lợi nhuận, có rất nhiềudoanh nghiệp hiện tại đangthực hiện cácmục tiêu về
nâng cao năng suất và chất lƣợng của sản phẩm, nâng cao uy tíndanh tiếng của
doanh nghiệp, mở rộng thị trƣờng cả vềchiều sâu lẫn chiều rộng… Các chỉ tiêu
9


hiệu quả về lợi nhuận ở đâykhông cao nhƣng các chỉ tiêu có liên quan đến mục tiêu
đã đề ra lại cao thì không thể kết luận là doanh nghiệp đanghoạt động không có
hiệu quả, mà phải kết luận là doanh nghiệp đang hoạt độngcóhiệu quả. Nhƣ vậy,
chỉ tiêu hiệu quả và tính hiệu quả trƣớc mắt có thể trái với các chỉ tiêu hiệu quảlâu
dài, nhƣng mục đích của nó lại là nhằmthực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.
1.1.3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh
nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh.
Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thìdoanh nghiệp
đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng tạo ra
kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.Ở mỗi giai đoạn phát triển,
doanh nghiệp có nhiều mục tiêu khác nhau, nhƣng mục tiêu cuối cùng bao trùm
toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanhlà tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối
ƣu các nguồn lực. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng nhƣ các mục
tiêu khác, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phƣơng pháp, nhiều công cụ khác
nhau. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong những công cụ hữu hiệu
nhất để các nhà quản trịthực hiện chức năng quản trị của mình.Thông qua việc tính
toán hiệu quảsản xuất kinh doanh không những cho phép kiểm tra đánh giá tính
hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hoạt động có hiệu quả hay không
và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn phân tích tìm racác yếu tốảnh hƣởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra đƣợccác biện pháp
điều chỉnh thích hợp trên cả hai phƣơng diện giảm thiểuchi phí, tăng kết quả nhằm

nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh.Là một công cụ quản trị kinh doanh, hiệu
quả sản xuất kinh doanh không chỉ đƣợc sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân
tích trình độ sử dụng tổng hợp nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp
mà còn đƣợc sử dụng để kiểm trađánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào
trong phạm vitoàn doanh nghiệp cũng nhƣ ở từng bộ phận cấu thành của doanh
nghiệp.Xét trênphƣơng diện lý luận và thực tiễn thì hiệu quảsản xuấtkinh doanh
đóng vai tròrất quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong việc kiểm tra đánh giá và
10


phân tích nhằm đƣa ra các biện pháp tối ƣu nhất,lựa chọn đƣợc phƣơng pháp hợp
lý nhất để thực hiện các mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệpphải luôn gắn mình vớithị trƣờng,
nhất là trong một nền kinh tế mở. Do vậy, để thấy đƣợc vai trò của việcnâng
caohiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp trongnền kinh tế trƣớc
hết chúng ta cần nghiên cứu cơ chế thị trƣờng và hoạt động của các doanh nghiệp
trong thị trƣờng.
Thị trƣờng là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hóa. Nó tồn tại một cách
khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan nào. Bởi vì, thị trƣờngra đời và
phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, thị
trƣờng còn có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết vàlƣu thông hàng hóa.
Thông qua đó các doanh nghiệp có thể nhận biết đƣợcsự phân phối các nguồn lực
thông qua hệ thống giá cả trên thị trƣờng.
Trên thị trƣờng luôn luôn tồn tại các quy luật vận động của hàng hóa,giá
cả,tiền tệ… nhƣ các quy luật thặng dƣ, quy luật giá cả, quy luậtcạnh tranh… Các
quy luật này tạo thành một hệ thống thống nhất và hệ thống này chính là linh hồn,
là cha đẻ của cơ chế thị trƣờng. Nhƣ vậy, cơ chếthị trƣờng đƣợc hình thành bởisự
tác động tổng hợp của các quy luậttrong sản xuất, trong lƣu thông trênthị trƣờng.
Thông qua các quan hệmua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng,cơ chế thị trƣờng
tác động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, đầu tƣ và làmthay đổi cơ cấu sản

phẩm,cơ cấu ngành… Nói cách khác, cơ chế thị trƣờngđiều tiết quá trìnhphân phối,
phân phối lại các nguồn lƣ̣c trong sản xuấtkinh doanh nhằmđáp ứng nhu cầu xã hội
một cách tối ƣu.
Tóm lại, sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trƣờng dẫn đếnsự biểu
hiện gần đúng nhu cầu thị trƣờng của xã hội. Song, doanh nghiệpkhông đƣợc đánh
giá quá cao hoặc tuyệt đối hóa vai trò của thị trƣờng, coicơ chế thị trƣờng là hoàn
hảo. Bởi lẽ thị trƣờng luôn chứa đựng những khuyết tật của nó nhƣ đầu cơ, lừa lọc,
độc quyền…Bởi vậy mỗi mộtdoanh nghiệp phải xác định đƣợc cho mình một
phƣơng thức hoạt động riêng phù hợp. Cụ thểdoanh nghiệp phải xác định cho mình
11


cơ chế hoạt động trên hai thị trƣờng đầu vào và đầu ra để đạt đƣợckết quả cao nhất
và kết quả này không ngừng phát triển nâng caohiệu quả về mặt chất cũng nhƣ
vềmặt lƣợng.
Nhƣ vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò vô cùngquan
trọng với doanh nghiệp.
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh là mục tiêuphát triến
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII nêu rõ: “Một thành tựu khác về
đổi mới kinh tế là bƣớc đầu hình thành nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần theo
cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc”.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần phải đảm bảo cho tổng sản phẩmxã hội
c+v+m và thu nhập quốc dân m+v đủ để thỏa mãn 02 (hai) yêu cầu sau:
- Một là, bù đắp đầy đủ, kịp thời chi phí về tƣ liệu sản xuất và chi phí lao
động đã hao phí (c+v) trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóanhiều thành phần;
- Hai là, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân có đƣợc một sự tích lũyquan trọng
để tái sản xuất mở rộng và đáp ứng những nhu cầu của xã hội.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở cơ bản đểđảm bảo
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Sự tồn tại của doanh nghiệp đƣợc xác định bởi sự có mặt củadoanh nghiệp
trên thị trƣờng, trong khi đó lại là yếu tố trực tiếp đảm bảosự có mặt này, đồng thời
là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệpluôn tồn tại, phát triển một cách vững chắc.
Do vậy, thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng nâng lên. Nhƣng trong
điều kiện vốn và các kỹ thuật chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi
nhuận bắt buộc các doanh nghiệp phải tăng hiệu quả sản xuấtkinh doanh. Nhƣ vậy,
hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện hết sứcquan trọng trong việc đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một cách nhìn khác, sự tồn tại của doanh nghiệp đƣợc xác định bởisự tạo ra
hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu củaxã hội đồng thời
tạo ra tích lũy cho xã hội. Để thực hiện đƣợc điều đó thìmỗi doanh nghiệp đều phải
12


vƣơn lên đảm bảo thu nhập, bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế.
Do đó chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhnhƣ là một điều
tất yếu.
Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là một yêu cầu mang tính chất giản đơn, còn sự
phát triển và mở rộng doanh nghiệp lại là một yếu tố quan trọng.Bởi vì sự phát
triển, mở rộng của doanh nghiệp không những đòi hỏi sựtồn tại của doanh nghiệp
mà còn đòi hỏi sự tích lũy đảm bảo cho quá trìnhtái sản xuất mở rộng theo đúng
quy luật phát triển. Nhƣ vậy, để phát triển và mở rộng doanh nghiệp, mục tiêu lúc
này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển quá trình tái sản xuất giản
đơn mà phải đảm bảo có tích lũyđáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng và một lần
nữa nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh đƣợc nhấn mạnh.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là yếu tố thúc đẩycạnh tranh
và sự tiến bộ trong kinh doanh
Chấp nhận cơ chế thị trƣờng là chấp nhận sự cạnh tranh. Trong khithị trƣờng
ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệpngày càng khốc liệt

hơn. Sự cạnh tranh lúc này không chỉ là các mặt hàng mà cạnh tranh cảchất lƣợng,
giá cả… Trong khi mục tiêu chung củacác doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh
tranh là yếu tố làm chodoanh nghiệp mạnh lên nhƣng cũng có thể bóp chết doanh
nghiệp trênthị trƣờng. Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp đều phải
chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trƣờng. Để đạt đƣợc điều này thìcác doanh
nghiệp phải có hàng hóa, dịch vụ có chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý.
Mặt khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc giảmgiá thành,
tăng khối lƣợng hàng hóa bán ra, chất lƣợng không ngừng đƣợcnâng cao…Nhƣ
vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả, chính là hạt nhân cơ
bản của thắng lợi trong cạnh tranh.Và các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau tức là
không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao
hiệu quả sản xuấtkinh doanh là con đƣờng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh
tranh của mình.
13


Tóm lại, có thể nóihiệu quả sản xuất kinh doanh vừa có vai trò làcông cụ
đểthực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh, vừa là mục tiêu để quản trịkinh
doanh(dẫn theo [13]).
1.2.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quảsản xuất kinh doanh tổng hợp
1.2.1.1. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại mấy
đơn vị lợi nhuận sau thuế, là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quảlƣợng tiền mà chủ
sở hữu đã bỏ ra đầu tƣ.
ROE


=

Lợi nhuận ròng

Vốn chủ đầu tƣ
1.2.1.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

(1.4)

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô sản
xuất, thị trƣờng tiêu thụ, do vậy nhà quản trị thƣờng đánh giá hiệu quảsử dụng các
tài sản đã đầu tƣ.
Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận đƣợc tạo ra trên một đồng vốn
tham gia vào quá trình sản xuất.
ROA

=

Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản
1.2.1.3. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

(1.5)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng doanh
thu hoặc doanh thu thuần thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuậnsau thuế, chỉ tiêu
này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt.
Đây là yếu tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trƣờng, tăng doanh thu.
ROS


=

Lợi nhuận sau thuế

Tổng doanh thu (Doanh thu thuần)
1.2.1.4. Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh

(1.6)

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, một đồng vốn
tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ lợi dụngyếu tố vốn của
doanh nghiệp.
14


Doanh lợi vốn kinh doanh đƣợc xác định theo công thức:
DVKD (%)

(ΠR + TLVV)

=

x 100
VKD
Trong đó: DVKD(%) là doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh một kỳ;

(1.7)

ΠR là lãi ròng thu đƣợc của kỳ tính toán;

TLVV là lãi trả vốn vay của thời kỳ đó;
VKD là tổng vốn kinh doanh bình quân của kỳ tính toán.
1.2.1.5. Doanh lợi của vốn tự có
DVTC (%)

ΠR

=

x 100
VTC
Trong đó: DVTC là doanh lợi vốn tự có của kỳ tính toán;

(1.8)

VTC là tổng vốn tự có bình quân của kỳ đó.
1.2.1.6. Doanh lợi của doanh thu
DTR (%)

ΠR

=

x 100
TR
Trong đó: DTR là doanh lợi của doanh thu bán hàng của một kỳ;

(1.9)

TR là doanh thu bán hàng của kỳ tính toán đó.

1.2.1.7. Hiệu quả kinh doanh tiềm năng
TN

H

(%)

=

CPKDtt

x 100
CPKDkh
Trong đó: HTN là hiệu quả kinh doanh tiềm năng;

(1.10)

CPKDtt là chi phí kinh doanh thực tế phát sinh trong kỳ;
CPKDkh: chi phí kinh doanh kế hoạch.
1.2.1.8. Sức sản xuất của một đồng vốn kinh doanh
SSXVKD

=

TR

VKD
Trong đó: SSXVKD là sức sản xuất của một đồng vốn kinh doanh.

(1.11)


1.2.1.9. Sức sản xuất của một đồng chi phí kinh doanh
SSXCPKD

=

TR

(1.12)

CPKD
15


Trong đó: SSXCPKD là sức sản xuất của một đồng chi phí kinh doanh;
CPKD là chi phí kinh doanh.
1.2.2. Một số chỉ tiêu hiệu quả từng lĩnh vực
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
a) Sức sinh lời bình quân của lao động
ΠBQLD

ΠR

=

LBQ
Trong đó: ΠBQLDlà lợi nhuận bình quân một lao động tạo ra trong kỳ;

(1.13)


LBQ là số lao động bình quân của kỳ tính theo phƣơng pháp
bình quân gia quyền.
b) Năng suất lao động
NSBQLD

K

=

LBQ
Trong đó: NSBQLD là năng suất lao động bình quân của kỳ tính toán;

(1.14)

K là kết quả của kỳ tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị.
c) Hiệu suất tiền lương
SSXTL

=

Trong đó:

ΠR
∑TL
SSXTLlà hiệu suất tiền lƣơng của kỳ tính toán;

(1.15)

∑TL là tổng quỹ tiền lƣơng và tiền thƣởng có tính chấtnhƣ lƣơng
trong kỳ.


16


1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sảncố định
a) Sức sản xuất của tài sản cố định (TSCĐ)
Sức sản xuất TSCĐ

Tổng doanh thu năm

=

(1.16)
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị bình quân TSCĐ bỏ ra kinh

doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
b) Suất hao phí của tài sản cố định
Suất hao phí TSCĐ

=

Nguyên giá bình quân TSCĐ

(1.17)
Tổng doanh thu năm
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu thì cần bỏ vào sản

xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
c) Sức sinh lợi của tài sản cố định

Sức sinh lợi TSCĐ

=

Lợi nhuận trong năm

(1.18)
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐsử dụng

trong năm đem lại mấy đồng lợi nhuận.
1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động là hiệu quả thu đƣợc sau khi đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn lƣu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ này
càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng lớn và ngƣợc lại.Hiệu quả
sử dụng vốn lƣu động cao nhất khi số vốn lƣu động cần cho một đồng luân chuyển
là ít nhất. Quan niệm này thiên về chiều hƣớng càng tiết kiệm đƣợc bao nhiêu vốn
lƣu động chomột đồng luân chuyển thì càng tốt. Nhƣng nếu hàng hóa sản xuất ra
không tiêu thụ đƣợc thì hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng không cao.
Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuậnthu đƣợc
khi bỏ ra một đồng vốn lƣu động.
Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động là hiệu quả thu đƣợc khi đầu tƣ thêm vốn lƣu
động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăngdoanh số tiêu thụ với
yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơntốc độ tăng vốn lƣu động.

17


Nói tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quảsử dụng vốn
lƣu động, song khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, chúng ta phải có một

quan niệm toàn diện hơn và không thể tách rời nó khỏi một chu kỳ sản xuất kinh
doanh hợp lý (chu kỳ sản xuất kinh doanhcàng ngắn, hiệu quả sử dụng vốn càng
cao), một định mức sử dụng đầu vào hợp lý, công tác tổ chức quản lý sản xuất, tiêu
thụ và thu hồi công nợchặt chẽ. Do vậy cần thiết phải đề cập tới các chỉ tiêu về
hiệu quả sử dụngvốn lƣu động[2, tr.32-40].
Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nhƣ đã nói ở trên, để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều
kiện không thể thiếu là vốn. Khi đã có đồng vốn trong tay thì một câu hỏi nữa đặt
ra là phải sử dụng đồng vốn đó nhƣ thế nào để vốn đó sinh lời,vốn phải sinh lời là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp. Lợi ích kinh doanh đòi
hỏi doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồng vốn, tiết kiệm
đƣợc vốn, tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất ngày
càng lớn hơn.
Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để
đánh giá chất lƣợng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanhnói chung của
doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cho
phép các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có cái nhìn chính xác, toàn diện về
tình hình quản lý và sử dụng vốn lƣu động của đơn vị mình, từ đó đề ra các biện
pháp, chính sách, quyết định đúng đắn, phù hợpđể việc quản lý và sử dụng đồng
vốn nói chung và vốn lƣu động nói riêng ngày càng có hiệu quả trong tƣơng
lai.Suy cho cùng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động là nhằm vào việc
nâng cao lợi nhuận. Có lợi nhuận mới có tích luỹ để tái sản xuấtngày càng mở
rộng.Để tính hiệu quả sử dụng vốn lƣu động ta sử dụng cáccông thức tính sau:
-Vòng quay vốn lƣu động
Số vòng quay vốn lƣu động

Doanh thu thuần

=


Vốn lƣu động bình quân

18

(1.19)


×