Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần công trình công cộng và dịch vụ du lịch hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 97 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ
rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày

tháng năm 2016
TÁC GIẢ

Phạm Văn Ƣớc

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô
Trƣờng Đại học hàng hải Việt Nam, quý thầy cô khoa Quản lý kinh tế đã dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại trƣờng. Em xin cảm ơn giảng viên PGS.TS. Đặng Công Xƣởng, ngƣời đã
nhiệt tình hƣớng dẫn em thực hiện luận văn này.
Với vốn kiến thức hạn hẹp nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô trong trƣờng
Đại học hàng hải Việt Nam để giúp em hoàn thiện luận văn của mình đƣợc hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………….i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………..ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU……………………………...v
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………........vi
DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………..viii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP ………………………………………………………4
1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ……………..4
1.2 Bản chất của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ……………………5
1.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............. 6
1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 111
1.4.1 Các nhân tố khách quan ................................................................................. 11
1.4.2 Nhân tố chủ quan............................................................................................ 12
1.5 Một số phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh .......................... 15
1.5.1 Phƣơng pháp chi tiết....................................................................................... 15
1.5.2 Phƣơng pháp so sánh ...................................................................................... 16
1.5.3 Phƣơng pháp loại trừ ...................................................................................... 16
1.5.4 Phƣơng pháp liên hệ ....................................................................................... 17
1.6 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
................................................................................................................................. 18
1.6.1 Nhóm chỉ tiêu tổng hợp .................................................................................. 18
1.6.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả .................................................................................. 19
1.7 Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .................................... 23
1.7.1 Thúc đẩy chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp ........................ 23
1.7.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ........................................................ 24
1.7.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động ...................................................... 25
1.7.4 Tăng năng suất lao động................................................................................. 26

CHƢƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH HẢI
PHÒNG ................................................................................................................... 27
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần công trình công cộng và dịch vụ du
lịch Hải Phòng ......................................................................................................... 27
2.1.1 Quá trình hình thành công ty .......................................................................... 27
iii


2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty ..................................................................... 28
2.1.3 Tổ chức bộ máy công ty ................................................................................. 29
2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ........................ 34
2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ........................................................ 34
2.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận ......................................................................... 41
2.2.3 Phân tích các tỷ suất lợi nhuận ....................................................................... 44
2.2.4Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất cơ bản của sản xuất kinh
doanh ....................................................................................................................... 46
2.2.5 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.................................................................. 51
2.3 Nhận xét ............................................................................................................ 66
2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................. 66
2.3.2 Những hạn chế, nguyên nhân ......................................................................... 67
CHƢƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA SXKD CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH
HẢI PHÒNG ........................................................................................................... 69
3.1 Phƣơng hƣớng phát triển của công ty ............................................................... 69
3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
công trình công cộng và du lịch Hải Phòng ............................................................ 70
3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ........................................................ 70
3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động ...................................................... 73
3.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động ........................................... 77

3.2.4 Tiết kiệm chi phí trong sản xuất ..................................................................... 80
3.2.5 Phát triển nguồn nhân lực công ty.................................................................. 82
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………..87

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt

Giải thích

LN

Lợi nhuận

NPT

Nợ phải trả

NVCSH

Nguồn vốn chủ sở hữu

NSLĐ

Năng suất lao động


ROA

Sức sinh lợi của tổng tài sản

SXKD

Sản xuất kinh doanh

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TSDH

Tài sản dài hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VCĐ

Vốn cố định

VLĐ


Vốn lƣu động

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VKD

Vốn kinh doanh

v


DANH MỤC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

35 - 36

2.2

Bảng cân đối kế toán công ty


38 - 39

2.3

Bảng đánh giá tỷ suất lợi nhuận công ty

45

2.4

Bảng đánh giá tình hình chi phí công ty

47

2.5

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động
của công ty

50

2.6

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của công ty

52

2.7


Bảng tình hình sử dụng vốn lƣu động của
công ty

54

2.8

Bảng sức sản xuất vốn lƣu động của công ty

55

2.9

Bảng tình hình sức sinh lời vốn lƣu động của
công ty

57

2.10

Bảng tình hình số vòng quay vốn lƣu động
của công ty

58

2.11

Bảng tình hình thời gian luân chuyển vốn lƣu
động của công ty


59

vi


2.12

Bảng tình hình sử dụng vốn cố định của công
ty

60

2.13

Bảng tình hình sức sản xuất vốn cố định của
công ty

61

2.14

Bảng tình hình sức sinh lời vốn cố định của
công ty

62

2.15

Bảng tình hình suất hao phí vốn cố định của

công ty

63

2.16

Bảng tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định
của công ty

64

2.17

Bảng tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của công
ty

65

vii


DANH MỤC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

2.1


Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của công ty

42

2.2

Biểu đồ lợi nhuận từ hoạt động SXKD của
công ty

43

2.3

Biểu đồ lợi nhuận từ hoạt động tài chính

43

2.4

Biểu đồ lợi nhuận từ các hoạt động khác

44

2.5

Biểu đồ sức sản xuất vốn lƣu động

56


2.6

Biểu đồ sức sinh lời của vốn lƣu động

57

2.7

Biểu đồ số vòng quay của vốn lƣu động

58

2.8

Biểu đồ thời gian của một vòng luân chuyển
VLĐ

59

2.9

Biểu đồ sức sản xuất tài sản cố định

61

2.10

Biểu đồ sức sinh lời tài sản cố định

62


2.11

Biểu đồ suất hao phí tài sản cố định

63

2.12

Biểu đồ hiệu quả sử dụng vốn cố định

64

viii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh thế thị trƣờng nhƣ hiện nay, doanh nghiệp không ngừng thay
đổi, cải tiến công nghệ kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng
doanh thu, lợi nhuận. Do đó lƣợng hàng hóa và các sản phẩm, dịch vụ trên thị
trƣờng ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã, chất lƣợng ngày càng cao mà
giá cả thì lại hợp lý. Để tồn tại và có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trƣờng,
doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lƣợng, giảm các chi phí đầu vào, giá thành
sản phẩm và các dịch vụ giảm. Để từ đó mở rộng sản xuất kinh doanh nâng cao
đƣợc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng nhƣ là các doanh nghiệp phải tìm
mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với công ty Cổ phần Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch Hải
Phòng, do mới thay đổi loại hình kinh doanh lên còn gặp nhiều khó khăn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh lên việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh là việc làm cần thiết để thúc đẩy sự phát triển, giúp doanh nghiệp tạo đƣợc
chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng Hải Phòng nói chung và khu vực Quận Đồ Sơn
nói riêng.
Với những kiến thức đã học và làm việc tại Công ty Cổ phẩn Công trình
công cộng và Dịch vụ du lịch Hải Phòng, nhận thức đƣợc vấn đề trên em xin lựa
chọn đề tài : “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch Hải Phòng” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công
ty Cổ phần Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch Hải Phòng.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên đề tài sẽ thực hiện ba nhiệm vụ chính:
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hiệu quả SXKD, sự cần thiết phải
nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
1


Đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty Cổ phần Công trình công cộng và
dịch vụ du lịch Hải Phòng nhằm chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, những kết quả
đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trong hiệu
quả SXKD của Công ty.
Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty Cổ phần
Công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một đề tài
đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau. Do
đó, đề tài đòi hỏi ngƣời nghiên cứu phải có một trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm, phải đƣợc sự hỗ trợ nhiều ngƣời, đồng thời phải có đủ thời gian để thực
hiện đề tài. Với những lý do trên mà đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu sản
xuất kinh doanh và từ đó đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch Hải Phòng.
Về thời gian: Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần
Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch Hải Phòng từ năm 2012 – 2015, từ đó đề
xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty trong những năm tiếp theo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phƣơng pháp thống kê kinh tế
Kết hợp với các phƣơng pháp khác, phƣơng pháp thống kê kinh tế đƣợc sử
dụng để phục vụ cho việc thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích các thông tin, các
chỉ số có liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống.
4.2 Phƣơng pháp phân tích
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích các nhân
tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó xác định những

2


điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại để đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
4.3 Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh
Để tiến hành tổng hợp tài liệu một cách khoa học, tác giả sử dụng phƣơng
pháp phân tổ trong thống kê theo các tiêu thức khác nhau nhằm mô tả khái quát
hiệu quả sản xuât kinh doanh.
Thực hiện việc so sánh kết quả các chỉ tiêu nhƣ: vốn kinh doanh, doanh
thu, lợi nhuận…của đối tƣợng nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận. Luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp
Chƣơng 2: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch Hải Phòng
Chƣơng 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch Hải Phòng.

3


CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả kinhdoanh
nói riêng không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ xã hội nàomà cònlà mối
quan tâm của bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp nào khi làm bất kỳviệc gì.Nâng cao
hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốtmọi hoạtđộng kinh
doanh, thể hiện chất lƣợng của toàn bộ công tác quản lýkinh tế.Bởi vì suy cho cùng
quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quảcao nhất cho mọi quá trình,
mọi giai đoạn, mọi hoạt động kinh doanh. Tất cảnhững đổi mới, những cải tiến về
nội dung và phƣơng pháp cũng nhƣ biện phápáp dụng trong quản lý chỉ thực sự có
ý nghĩa khi làm tăng đƣợc kết quả kinhdoanh.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về hiệu quả sản xuấtkinh
doanh:
Quan điểm thứ nhất: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trùkinh tế ,
phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu
quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất”.[1]
Quan điểm thứ hai: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản
lƣợng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lƣợng một loại hàng hoá khác.
Một nền kinh tế hiệu quả nằm trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất của nó”.[2]
Điều dễ nhận thấy, các quan điểm này phản ánh rõ trong việc sử dụng nguồn

lực sản xuất vào lao động sản xuất kinh doanh trong sự biến động của các quá
trìnhkinh doanh và đƣợc đánh giá trong mối quan hệ kết quả với việc cực tiểu hóa
chi phí. Đồng thời các quan điểm trên cũng phản ánh hiệu quả không phải là sự
sosánh giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận đƣợc ở đầu ra của một quá trình mà
trƣớc tiên hiệu quả kinh doanh gắn liền với việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh
của doanhnghiệp. Để đạt đƣợc các mục tiêu đó ta cần phải sử dụng nguồn nhân lực
nhƣ thế nào? Phải sử dụng chi phí ra sao cho phù hợp? chỉ khi trả lời đƣơc những
câu hỏi và những vấn đề trên thì ta mới đem lại hiệu quả kinh tế cao đƣợc.
4


Từ những quan điểm khác nhau nhƣ trên, ta có thể đƣa ra một khái niệm
thống nhất chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh nhƣ sau : “ Hiệu quả sản xuất
kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế
theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các
nguồn nhân lực đó trong quá trính tái sản xuất nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh
doanh. Nó là thƣớc đo càng trở lên quan trọng của tăng trƣởng kinh tế và là chỗ
dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong
từng giai đoạn”.[3]
1.2 Bản chất của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh ta cần phân biệtrõ
ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh: kếtquả
hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt đƣợc saumột quá
trình kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cần thiếtcủa mọi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kinhdoanh. Kết quả đƣợc
phản ánh bằng chỉ tiêu định tính nhƣ số lƣợng sản phẩmtiêu thụ, doanh nghiệp, lợi
nhuận… và cũngcó thể phản ánh bằng chi tiêu định lƣợng nhƣ uy tín, chất lƣợng
sản phẩm.Cần chú ý rằng chỉ tiêu định ra và chỉ tiêu định lƣợng của một thời
kỳkinh doanh nào đó thƣờng là rất khó xác định bởi nhiều lý do nhƣ kết quảkhông
chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm…Hơn

nữa hầu nhƣ quá trình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nênngay cả sản phẩm
sản xuất xong ở một thời kỳ nào đó cũng chƣa thể khẳngđịnh đƣợc liệu sản phẩm
đó có tiêu thụ đƣợc không và bao giờ thì tiêu thụđƣợc và thu đƣợc tiền về. Trong
khi đó hiệu quả là phạmtrù phản ánh trìnhđộ lợi dụng các nguồn lực sản xuất.
Trình độ lợi dụng các nguồn lực khôngthể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị
mà là một phạm trù tƣơng đối.Ngoài ra trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể
đƣợc phản ánh bằng sốtƣơng đối. Từ đó trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể
đƣợc phản ánh bằng số tƣơng đối: tỉ số kết quả và hao phí nguồn lực. Nếu kết quả
là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phƣơng tiện để có thể
đạt đƣợc các mục tiêu đó.
5


Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất laođộng xã
hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiếtcủa vấn đề
hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tƣơng ứng của nền sảnxuất xã hội là quy
luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian.Chính việc khan hiếm
nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranhnhằm thoả mãn nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khaithác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các
nguồn lực. Để đạt đƣợc mục tiêu kinhdoanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng
các điều kiện nội tại, phát huynăng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết
kiệm mọi chi phí. Vì vậyyêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là
phải đạt kết quả tốiđa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa
với chi phínhất định hoặc ngƣợc lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi
phí ởđây đƣợc hiểu theo nghĩa rộng: chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử
dụngnguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá
trịcủa việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của sự hy sinh công
việckinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội
phảiđƣợc bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy
rõlợi ích kinh tế thực sự. Cách tính nhƣ vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh

lựa chọn phƣơng hƣớng kinh doanh tốt nhất và đạt đƣợchiệu quả sản xuât cao hơn.
1.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong xu thế nền kinh tế các nƣớc hiện nay là mở cửa và hội nhập, cácdoanh
nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều và mục đích kinh doanh của cácdoanh nghiệp
luôn là tìm kiếm lợi nhuận để bù đắp chi phí sản xuất, tránhnhững rủi ro gặp phải
và để tồn tại và phát triển.
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là nâng
caonăng suất lao động xã hội và tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội. Đây là hai
mặtcó mối quan hệ mật thiết với nhau của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc
khanhiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng là có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn
nhucầu ngày càng tăng lên của xã hội, nên đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận
dụngtriệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh các
6


doanhnghiệp buộc phải chú trọng đến các điều kiện nội tại, phát huy năng lực,
hiệuquả sử dụng của các yếu tố sản xuất một cách tốt nhất và tiết kiệm mọi chi
phísao cho nó thấp nhất nhƣng vẫn đảm bảo yêu cầu.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhta
cần phân biệt hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinhdoanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạtđƣợc sau
một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt đƣợc baogiờ cũng là
mục tiêu cần thiết mà doanh nghiệp hƣớng đến. Trong khi đó thìkhái niệm về hiệu
quả sản xuất kinh doanh, ngƣời ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kếtquả của hoạt động sản
xuất kinh doanh và chi phí cho hoạt động này để đánh giáhiệu quả sản xuất kinh
doanh.Chính vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là
phảiđạt đƣợc kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay nói cách khách là đạt đƣợc kết
quảcao nhất với chi phí thấp nhất, hay nói chính xác hơn nữa là đạt đƣợc kết quả
tối đa với chi phí nhất định. Chi phí ở đây đƣợc hiểu là chi phí để tạo ra nguồn lực
và sử dụng nguồn lực, đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị

của sựhi sinh công việc sản xuất kinh doanh khác để thực hiện hoạt động sản xuất
kinh này. Chi phí cơ hội đƣợc bổ sung vào chi phí kế toán nhƣng không đƣợc tính
vào lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thật sự. Cách tính đó sẽ khuyến
khích các nhà kinh doanh trong việc lựa chọn phƣơng án kinh doanh tốt nhất và
các mặt hàng sản xuất có hiệu quả cao nhất.
Trong điều kiện ngày nay nền kinh tế của nƣớc ta đang chuyển sang nềnkinh
tế thị trƣờng, do đó các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanhnghiệp đều
chịu sự chi phối của các qui luật giá trị, qui luật cung cầu. Đặc biệtsự cạnh tranh
trong kinh tế thị trƣờng vô cùng gay gắt và quyết liệt, vì vậydoanh nghiệp cần phải
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, có nhƣ vậy mớiđem lại nhiều lợi nhuận
cho doanh nghiệp để góp phần tái đầu tƣ mở rộng quimô sản xuất kinh doanh, giữ
vững thị phần và mở rộng thị trƣờng hơn nữa.Đồng thời nâng cao đời sống cho cán
bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,đóng góp xây dựng xã hội.

7


Một doanh nghiệp để tồn tại cần phải tạo ra kết quả bù đắp đƣợc chi phíbỏ ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong thực tế không códoanh
nghiệp nào chỉ muốn tồn tại mà họ luôn muốn phát triển và mở rộng. Vìvậy kết
quả thu về không những bù đắp đƣợc chi phí mà còn phải có tích luỹ đểtái sản xuất
và mở rộng phạm vi kinh doanh, đó chính là nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh
doanh. Đứng trên góc độ của doanh nghiệp mà xét thì việc khôngngừng nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của quá trình sản xuất kinh doanhđƣợc bắt nguồn từ
những nguyên nhân chủ yếu sau:
Môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi đòi hỏi phải không ngừng nỗ lực
để tồn tại và phát triển
Trong cơ chế kinh tế bao cấp trƣớc đây thì doanh nghiệp chỉ có tráchnhiệm
hoàn thành các chỉ tiêu mà nhà nƣớc giao bằng mọi cách, vì vậy tính chủquan duy
ý chí hình thành trong phần lớn các cán bộ quản lý doanh nghiệp. Cơchế kinh tế thị

trƣờng ra đời buộc các doanh nghiệp phải vƣơn lên bằng năng lựcthực sự và sự
năng động, sáng tạo của mình. Doanh nghiệp hoạt động mà khônghiệu quả sẽ tự
động bị đào thải ra khỏi thị trƣờng. Chính vì vậy việc nâng caohiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh
và sự tiến bộ trong kinh doanh
Chấp nhận cơ chế thị trƣờng là chấp nhận sự cạnh tranh. Thị trƣờng ngàycàng
phát triển thì cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, gay gắt hơnkhông chỉ về
mặt hàng mà cả về chất lƣợng, giá cả. Cạnh tranh một mặt có thểlàm cho doanh
nghiệp phát triển mạnh lên, nhƣng mặt khác nó cũng có thể bópchết doanh nghiệp
trên thị trƣờng. Để chiến thắng và đứng vững trên thị trƣờngdoanh nghiệp phải có
hàng hoá – dịch vụ có chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý, điềunày đồng nghĩa với việc
tăng khối lƣợng hàng hoá, không ngừng cải thiện chấtlƣợng hàng hoá, giảm giá
thành, và chấp nhận đổi mới kỹ thuật công nghệ...Nhƣ vậy việc nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh là hạt nhân cơ bản đảm bảocho sự thắng lợi trong cạnh tranh,

8


hay nói cách khác các doanh nghiệp cạnhtranh với nhau tức là không ngừng nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củamình.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống
cho người lao động và xã hội – đây là yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp
Doanh nghiệp kinh doanh làm ăn có hiệu quả thì điều đầu tiên doanh nghiệp đó
mang lại cho nền kinh tế xã hội là tăng sản phẩm trong xã hội, tạo ra việc làm,
nâng cao đời sống dân cƣ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Doanh nghiệp làm ăn có
lãi thì sẽ phải đàu tƣ nhiều hơn vào quá trình tái sản xuất, mở rộng để tạo ra nhiều
sản phẩm hơn, tạo ra nguồn sản phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu đầy đủ, từ đó
ngƣời dân có quyền lựa chon sản phẩm phù hợp và tốt nhất mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời dân.Hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, doanh

nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lƣợng hàng hóa, hạ giá tháng sản phẩm, dẫn
đến hạ giá bán, tạo ra mức tiêu thụ mạnh trong ngƣời dân, điều đó không những có
lợi ích cho doanh nghiệp mà con có lợi cho nền kinh tế quốc dân, góp phần ổn định
và tăng trƣởng nền kinh tế quốc dân. Các nguồn thu từ ngân sách nhà nƣớc chủ yếu
từ các doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạtđộng có hiệu quả sẽ tạo ra nguồn thu thúc
đảy đầu tƣ xã hội. Ví dụ khi doanh nghiệp đóng lƣợng thuế nhiều lên giúp Nhà
nƣớc xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhânlực, mở rộng quan hẹ quốc tế.
Kèm theo điều đó là văn hóa xã hội, trình độ dân trí đƣợc đảy mạnh, thức đảy nền
kinh tế phát triển tạo điều kiện nâng cao mức sống cho ngƣời lao động, tạo tâm lý
ổn định tin tƣởng vào doanh nghiệp nền cáng nâng cao năng suất, chất lƣợng. Điều
đó không những tốt đối với doanh nghiệp mà con tạo lợi ích xã hội, nhờ đó doanh
nghiệp hỉa quyết số lao động dƣ thừa của xã hội. Điều đó giúp cho xã hội giải
quyết những vấn đề khó khăn trong quấ trình phát triển và hội nhập.
Việc doanh nghiệp dạt dƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò hết sức
quantrọng với chính bản thân doanh nghiệp cũng nhƣ đối với xã hội. Nó tạo ra tiền
đề vững chắc cho sự phát triển cảu daonh nghiệp cũng nhƣ xã hội, trong đố doanh
nghiệp chỉ là một các thể nhƣng nhiều cá thể vững vàng và phát triển công lại sẽ
tạo ra nền kinh tế phát triển bền vững.
9


Nâng cao hiệu quả SXKD là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp
Sự tồn tại của doanh nghiệp đƣợc xác định bởi sự có mặt của doanhnghiệp trên
thị trƣờng, mà hiệu quả sản xuất kinh doanh lại là nhân tố trực tiếpđảm bảo cho sự
tồn tại đó.
Hơn nữa với bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy mục tiêu của họ luôn luôn làtồn
tại và phát triển một cách vững chắc trên thị trƣờng. Do đó việc nâng cao hiệuquả
sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các
doanhnghiệp. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi một doanh nghiệp

nên nóđòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên.
Nhƣng trongđiều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng nhƣ các yếu tố khác
của quá trình sản xuất chỉ thayđổi đƣợc trong một khuôn khổ nhất định, thì để lợi
nhuận của công ty tăng lên đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của mình. Nhƣ vậy nâng hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều hết
sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Một
cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp đƣợc xác định bởi sự tạora của cải vật
chất, sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của xã hội,đồng thời tạo ra sự
tích lũy cho xã hội. Để thực hiện đƣợc nhƣ vậy thì mỗi mộtdoanh nghiệp đều phải
vƣơn lên và đứng vững trên thị trƣờng để đảm bảo thu đủbù đắp các khoản chi phí
bỏ ra và có lợi nhuận trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh. Có nhƣ vậy
mới đáp ứng đƣợc nhu cầu tái sản xuất của doanhnghiệp trong nền kinh tế. Nhƣ
vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả sản một cách liên tục trong mọi khâu
của quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên thì sự tồn tại mới chỉ là yêu
cầu mang tính chất tái sản xuất giản đơn, còn sự phát triển của doanh nghiệp mới
là yêu cầu quan trọng.Bởi vị sự tồn tại của luôn luôn phải đi kèm với sự phát triển,
mở rộng của doanhnghiệp, cho nên nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tích lũy để
đảm bảo cho quá trìnhsản xuất kinh doanh mở rộng theo đúng quy luật phát triển.

10


1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đó chính là việc nâng cao hiệuquả
tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinhdoanh của
doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố ảnh hƣởngđến hiệu quả
sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thấy đƣợc sự ảnh hƣởng cótính tích cực hay
tiêu cực của các nhân tố đó, xây dựng những chiến lƣợc chodoanh nghiệp nhằm
tận dụng những thuận lợi và có biện pháp khắc phụcnhững khó khăn để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.4.1 Các nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế:
Môi trƣờng kinh tế là nhân tố khách quan tác động rất lớn đến hiệu quảsản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trƣớc hết phải kể đến các chính sáchđầu tƣ,
chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu... của Nhà nƣớc. Mộtthay đổi nhỏ
trong chính sách của Nhà nƣớc cũng có thể ánh hƣởng rất lớnđến các doanh nghiệp
thuộc các ngành vùng kinh tế nhất định. Việc tạo ra môitrƣờng kinh doanh lành
mạnh, không để các ngành, vùng kinh tế nào pháttriển theo xu hƣớng cung vƣợt
cầu, việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đốingoại, quan hệ tỷ giá hối đoái, việc
đƣa ra các chính sách thuế phù hợp vớitrình độ kinh tế và đảm bảo tính công
bằng,… đều là những vấn đề hết sứcquan trọng, tác động rất lớn đến kết quả và
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý:
Môi trƣờng pháp lý gồm: Luật, văn bản dƣới luật,… Mọi quy địnhpháp luật
của quốc gia mà rõ ràng, đầy đủ, nhất quán và mở rộng sẽ tạo điềukiện thuận lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tínhnghiêm minh của luật
pháp thể hiện trong môi trƣờng thực tế ở mức độ nàocũng tác động mạnh mẽ đến
kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗidoanh nghiệp.
Môi trường công nghệ:
Công nghệ đƣợc định nghĩa là tập hợp của các yếu tố phần cứng (thiếtbị máy
móc) với tƣ cách là những yếu tố hữu hình và phần mềm (phƣơngpháp, bí quyết,
11


kỹ năng, quy trình…) với tƣ cách là những yếu tố vô hình.Hiện nay, cùng với
nguồn nhân lực, xu hƣớng phát triển khoa học kỹ thuậtcông nghệ và tình hình ứng
dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giớicũng nhƣ trong nƣớc có ảnh hƣởng
trực tiếp đến năng suất, chất lƣợng sảnphẩm, tức là ảnh hƣởng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Năng lực công nghệ ngày càng trở thành yếu tố
quyết định khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Sự thay đổi của

công nghệ có ảnhhƣởng tới chu kỳ sống của một sản phẩm hoặc dịch vụ, nó có thể
kéo dài chukỳ sống của sản phẩm, do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệpsẽ đƣợc nâng cao. Nhìn chung môi trƣờng công nghệ có ảnh hƣởng tới trình
độ kỹ thuật côngnghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp,
do đó ảnh hƣởng tới năng suất, chất lƣợng sản phẩm tức là ảnh hƣởng tới hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự phát triển của các ngành kinh tế:
Các doanh nghiệp chịu sự

phát triển kinh tếchung của cảnƣớc do đó

cácdoanh nghiệp không chỉ cạnh tranh mà còn liên kết với nhau để tạo sự phát
triển.
Điều kiện tự nhiên:
Các yếu tố về địa lý, thời tiết, khí hậu và môi trƣờng cũng có tác động rất
lớn đến doanh nghiệp.
Thị hiếu tâm lý tiêu người tiêu dùng:
“Sản phẩm hàng hóa mục đích cuối cùng là phục vụ ngƣời tiêu dùng, nếu
sảnphẩm phù hợp với ngƣời tiêu dùng sẽ bán đƣợc nhiều tạo ra thƣơng hiệu cho
doanhnghiệp”.[3]
1.4.2 Nhân tố chủ quan
Là nhóm nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát đƣợc cũng nhƣ cóthể
điều chỉnh ảnh hƣởng của nó.
Lực lượng lao động:
Ngƣời ta thƣờng nhắc đến luận điểm ngày nay khoa học kỹ thuật côngnghệ
đã trở thành lực lƣợng lao động trực tiếp. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến làđiều kiện
12


tiên quyết định để tăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp. Tuynhiên, trong

thực tế, máy móc thiết bị dù tối tân đến đâu mà không có conngƣời sử dụng thì
không thể phát huy hết tác dụng. Ngƣợc lại nếu có máymóc thiết bị hiện đại mà
con ngƣời không có trình độ sử dụng, trình độ kỹthuật thì không những không tăng
đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còntốn kém chi phí bảo dƣỡng, sửa chữa vì
những sai lầm, hỏng hóc do khôngbiết sử dụng gây ra. Ngày nay, sự phát triển của
khoa học kỹ thuật đã thúc đẩysự phát triển của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi lực
lƣợng lao động phải có trìnhđộ kỹ thuật cao. Điều này chứng tỏ vai trò rất quan
trọng của lực lƣợng laođộng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chính sách tiền lương:
Chính sách tiền lƣơng có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh
doanhcủadoanh nghiệp. Tiền lƣơng có thể coi nhƣ gạch nối giữa chủ sở hữu và
ngƣời lao động. Do đó doanh nghiệp có chế độ trả lƣơng thích hợp sẽ kích thích
đƣợc ngƣời lao động phục vụ hết khả năng mà họ có đƣợc cho doanh nghiệp.
Năng suất lao động:
Đây là yếu tố khá quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Một daonh nghiệp muốn phát triển đƣợc thì doanh nghiệp đó phải có
năng suất lao động cao, hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức các mục tiêu mà
doanh nghiệp đã đặt ra.
Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năngtăng
năng suất, chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng cho khách hàng sản phẩm tốt,thoả mãn cả
những nhóm khách hàng đòi hỏi sản phẩm có thuộc tính đặc biệtdẫn đến tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Trình độ tổ chức quản lý:
Trình độ này đƣợc thể hiện ởcách thức tổchức sản xuất cũng nhƣ tổchứccác
mạng lƣới tiêu thụ, quản lý một cách hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh
nghiệp.Để quản lý, nhà quản lý phải dựa trên một hệ thống tri thức khoa học,
phải nắm bắt đƣợc các quy luật về kinh tế về khoa học xã hội mà đặc biệt là quy
13



luật về tâm lý. Họphải tạo dựng đƣợc một môi trƣờng mà trong đó mỗi ngƣời có
thể hoàn thành những mục tiêu theo nhóm với thời gian, tiền bạc và đặc biệt là sự
không thoả mãn cá nhânít nhất, hoặc ở họ có thể đạt đƣợc những mục tiêu muốn
tới mức có thể đạt đƣợc với các nguồn lực sẵn có. Sản phẩm của các nhà quản trị
là các quyết định, nó phản ánh rõ nét nhất ở trình độ quản lý của họ.
Với một trình độ quản lý tốt, nhà quản trị dù bất kì ở hoàn cảnh nào sẽ đƣa
ra những quyết định kịp thời và đúng lúc, những chiến lƣợc kinh doanh đúng
đắn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ngƣợc lại, nếu trình độ quản lý kém, mặc dù có những điều kiện tốt thì
nhà quản lý sẽ không biết sử dụng một cách hữu hiệu các nguồn lực sẵn có, thậm
chí còn để tuột cơ hội ra khỏi tầm tay và đƣơng nhiên khi đó hiệu quả kinh tế sẽ rất
thấp.
Do vậy trình độ quản lý là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hƣởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhân tố về tổ chức kinh doanh
Sau khi đã lựa chọn vềquy mô sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sẽ
quyếtđịnh tổ chức kinh doanh nhƣ thế nào. Các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào:
lao động,vật tƣ, thiết bị, công nghệ có chất lƣợng nhƣng giá mua phải là thấp nhất.
Các yếu tố đầu vào đƣợc lựa chọn tối ƣa sẽ tạo ra khả năng tăng năng suất lao
động, nâng cao chất lƣợng và số lƣợng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, do đó
việcchuẩn bị đầu vào có ý nghĩa quyết định để tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh cho doanh nghiệp. Vấn đề tiếp theo là các doanh nghiệp phải lựa chọn
phƣơng pháp thích hợp kết hợp tối ƣu các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Đây chính là quá trình đƣợc tổchức một cách khoa học để tăng sản
lƣợng, chất lƣợng sản phẩm hoá, dịch vụ, là nhân tố quyết định để giảm chi phí,
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

14



1.5 Một số phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phƣơng pháp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh gồm những nộidung lý
luận và phƣơng pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thểmà áp dụng. Sau
đây là một số phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinhdoanh chủ yếu:
1.5.1 Phƣơng pháp chi tiết
Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hƣớngkhác
nhau. Thông thƣờng trong phân tích, phƣơng pháp chi tiết đƣợc thực hiện theo
nhữnghƣớng sau:
a. Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành:
Nội dung của phương pháp: Chỉ tiêu phân tích đƣợc nghiên cứu là quan hệ
cấuthành của nhiểu nhân tố thƣờng đƣợc biểu hiện bằng một phƣơng trình kinh tế
cónhiềutích số. Các nhân tố khác nhau có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác
nhau…...
b. Phương pháp chi tiết theo thời gian:
Nội dung phương pháp: Chia chỉ tiêu phân tích trong một khoảng thời
gianthành các bộ phận nhỏ hơn là tháng, quý.
Mục đích phương pháp:
Đánh giá năng lực và việc tận dụng các năng lực theo thời gian.
Đánh giá việc hoàn thành chỉ tiêu về tính vững chắc, ổn định.
Phát hiện những nhân tố, nguyên nhân có tính quy luật theo thời gian để
cógiải pháp phát triển doanh nghiệp một cách phù hợp với quy luật, tận dụng tối đa
năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế.
c. Phương pháp chi tiết theo địa điểm:
Nội dung phương pháp: Chia chỉ tiêu phân tích thành các bộ phận nhỏ
hơntheo không gian.
Mục đích của phương pháp:
Đánh giá vai trò, tầm quan trọng của từng bộ phận không gian đối với kếtquả
và biến động của chỉ tiêu.
15



Đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của các phƣơng pháp tổ chức quản lý DNđối
với từng bộ phận không gian. Qua đó có những giải pháp, biện pháp nhằm cảitiến,
nâng cao không ngừng chất lƣợng và hiệu quả phƣơng pháp quản lý.
Xác định các tập thể và cá nhân có tính điển hình và tiên tiến, những
kinhnghiệm trong sản xuất kinh doanh để có những giải pháp nhân rộng, phát triển.
1.5.2 Phƣơng pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh cũng là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biếntrong phân
tích hoạt động kinh doanh nhằm mục đích đánh giá hiệu quả, xácđịnh vị trí và xu
hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích. Các chỉ tiêu phântích có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau trong quá trình phân tích. Phƣơng pháp này bao gồm hai phƣơng
pháp sau:
a. Phương pháp so sánh tuyệt đối
Biến động của một nhân tố hoặc chỉ tiêu phân tích đƣợc xác định bằng cách
sosánh tuyệt đối giữa chỉ tiêu (nhân tố) ở kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu (nhân tố)
tƣơng ứngở kỳ gốc. Kết quả so sánh phản ánh xu hƣớng và mức độ biến động của
chỉ tiêu( nhân tố) đó.
b. Phương pháp so sánh tương đối.
Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối nhằm biểu hiện xu hƣớng và tốc độ biến
độngcủa chỉ tiêu phân tích hoặc nhân tố. Phƣơng pháp này đƣợc thể hiện bằng
cách sosánh tƣơng đối giữa chỉ tiêu (nhân tố) ở kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu (nhân
tố) ở kỳ gốc.Kết quả của phƣơng pháp có thể đƣợc biểu hiện bằng số tƣơng đối
động thái hoặc chỉsố phát triển, cũng có thể biểu hiện bằng tốc độ tăng. Thƣờng thì
biểu hiện này là sốtƣơng đối động thái.
1.5.3 Phƣơng pháp loại trừ
Phƣơng pháp loại trừ là phƣơng pháp xác định mức độ ảnh hƣởng củatừng
nhân tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hƣởngcủa các
nhân tố khác. Phƣơng pháp này là sự kết hợp của hai phƣơng pháp:phƣơng pháp
thay thế liên hoàn và phƣơng pháp số chênh lệch.

16


a. Phương pháp thay thế liên hoàn
Nội dung của phương pháp: Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố với
chỉtiêu đƣợc biểu hiện bằng 1 phƣơng trình kinh tế có quan hệ tích số trong đó
cầnphải đặc biệt chú ý đến trật tự sắp xếp các nhân tố trong phƣơng trình kinh tế.
Các nhân tố được sắp xếp theo nguyên tắc:
Nhân tố số lƣợng đứng trƣớc, nhân tố chất lƣợng đứng sau.
Các nhân tố đứng liền kề nhau thì có mối quan hệ nhân quả và cùng nhau
phản ánh một nội dung kinh tế nhất định.
b.Phương pháp số chênh lệch
Nội dung cơ bản của phƣơng pháp: ảnh hƣởng tuyệt đối của một nhân tố
đếnchỉtiêu phân tích đƣợc xác định là tích số giữa chênh lệch của nhân tố ấy với trị
sốcủanhân tố đứng trƣớc và trị số của kỳ gốc của các nhân tố đứng sau nó
trongphƣơng trình kinh tế.
1.5.4 Phƣơng pháp liên hệ
a. Liên hệ cân đối:
Là sự cân bằng về lƣợng giữa 2 mặt của các yếu tố và quátrình kinh doanh,
giữatổng số vốn và tổng số nguồn, giữa nguồn thu, huy động vàtình hình sử dụng
cácquỹ, các loại vốn giữa nhu cầu và khả năng thanh toán, giữanguồn mua sắm và
tìnhhình sử dụng các loại vật liệu, giữa thu với chi và kết quảkinh doanh…
b. Liên hệ trực tuyến:
Là mối liên hệ theo một hƣớng xác định giữa các chỉ tiêuphân tích. Chẳng
hạn,lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với lƣợng hàng bán ra, giá bán có có quan hệ
ngƣợc chiều với giá thành, tiền thuế…
c. Liên hệ phi tuyến:
Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ không đƣợc xác
địnhtheo tỷ lệ và chiều hƣớng liên hệ luôn biến đổi; liên hệ giữa lƣợng vốn sử
dụng với sức sản xuất và sức sinh lời của vốn…


17


×