Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận gò vấp năm 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Lê Thị Kim Thúy

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Văn
Hinh đã hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng dạy tại Viện Đào tạo sau Đại học,
Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời
gian học tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học, xin cảm ơn Ban Giám
Hiệu Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất về
mọi mặt để tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
ngƣời đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu của mình.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hồ Chí Minh, ngày tháng
Tác giả

Lê Thị Kim Thúy

ii

năm 2016


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ....................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài .................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .............................. 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý chất thải rắn ................................... 5
1.2 Chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................................ 6
1.2.1 Khái niệm, phân loại chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt .............................. 6

1.2.1.1 Khái niệm chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt ............................................ 6
1.2.2 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt ................................... 9
1.2.3 Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng và con ngƣời ........... 10
1.3 Quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt ..................................................... 12
1.3.1 Định nghĩa quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt ................................ 12
1.3.2 Nội dung và cơ sở pháp lý công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh
hoạt .......................................................................................................................... 13
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt 19
1.4 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số địa phƣơng trong nƣớc22
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý CTR sinh hoạt tại thủ đô Hà Nội................................. 22
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại thị trấn Đông Hƣng tỉnh Thái Bình ... 23

iii


1.4.3 Tình trạng chung về QLCTR tại Việt Nam.................................................... 24
1.4.4 Những kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt
tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI QUẬN GÒ VẤP ĐẾN NĂM 2015 ........................................... 28
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Gò Vấp ảnh hƣởng đến quản lý
nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt ......................................................................... 28
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 28
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 30
2.2 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2015 ..... 34
2.2.1 Đặc điểm khối lƣợng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt .......................... 34
2.2.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 36
2.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt trên tại quận Gò Vấp
giai đoạn 2010 – 2015 ............................................................................................. 39
2.3.1 Hệ thống quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp........ 39

2.3.2 Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................... 43
2.3.3. Công tác đào tạo tập huấn, kiểm tra - giải quyết khiếu nại........................... 53
2.4 Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn tại quận Gò Vấp
giai đoạn 2010 – 2015 ............................................................................................. 58
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN GÒ VẤP GIAI ĐOẠN
2016 - 2020 .............................................................................................................. 61
3.1 Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắnđến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050 .......................................................................................................... 61
3.2 Phƣơng hƣớng chỉ tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trƣờng đến năm 2020 của
quận Gò Vấp ............................................................................................................ 63
3.2.1 Phƣơng hƣớng, chỉ tiêu nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng ................................... 63
3.2.2 Dự báo lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp đến năm 2020 .......... 65
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà về chất thải rắn sinh hoạt .. 67

iv


3.3.1. Giải pháp về công tác ban hành các chính sách, văn bản pháp luật, tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn................................................. 67
3.3.2 Giải pháp về Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch
quản lý chất thải rắn ................................................................................................ 69
3.3.3 Giải pháp về Quản lý quá trình đầu tƣ cho thu gom, vận chuyển, xây dựng
công trình xử lý chất thải rắn .................................................................................. 69
3.3.4 Giải pháp về Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình
hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt................................................................ 70
3.3.5 Giải pháp về nguồn nhân lực tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt ......... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 73
Kết luận ................................................................................................................... 73
Kiến nghị ................................................................................................................. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................... Error! Bookmark not defined.

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

QLCTR

Quản lý chất thải rắn


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Cơ sở và lao động sản xuất công nghiệp phân theo loại
Bảng 2.1

hình kinh tế và ngành công nghiệp trên địa bàn quận Gò

30

Vấp giai đoạn 2010 – 2014
Số lƣợng cơ sở kinh doanh và lao động thƣơng mại, dịch
Bảng 2.2

vụ khu vực ngoài nhà nƣớc trên địa bàn quận Gò Vấp

32

giai đoạn 2010 – 2014
Số trƣờng học, số giáo viên và số học sinh trên địa bàn
Bảng 2.3

quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2014


33

Số cơ sở y tế, giƣờng bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn
Bảng 2.4

quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2014

34

Khối lƣợng Rác thải sinh hoạt phát sinh và tỷ lệ thu gom
Bảng 2.5
Bảng 2.6

trên toàn địa bàn quận từ năm 2011 đến 2015
Nguồn thải và thành phần chất thải rắn sinh hoạt

34
36

Danh sách số lƣợng chủ nguồn thải theo phân nhóm trên
Bảng 2.7
Bảng 2.8

địa bàn quận Gò Vấp năm 2015
So sánh số lƣợng chủ nguồn thải năm 2013 với 2014

37
38


Khối lƣợng rác do Công ty DVCI quận Gò Vấp vận
Bảng 2.9

44

chuyển trong năm 2015
Danh sách các điểm thu gom rác trên địa bàn quận Gò

Bảng 2.10

47

Vấp
Dự báo lƣợng chất thải rắn sinh hoạt quận Gò Vấp đến

Bảng 3.1

66

năm 2020

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang


Hình 1.1

Nguồn gốc hình thành chất thải rắn sinh hoạt

10

Hình 2.1

Bản đồ hành chính quận Gò Vấp

29

Hình 2.2

Sơ đồ hệ thống Quản lí CTR trên địa bàn quận Gò Vấp

40

Sơ đồ tóm tắt quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh
Hình 2.3

hoạt trên địa bàn quận Gò Vấp

viii

43


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc mạnh
mẽ. Cùng với sự gia tăng số lƣợng và quy mô các ngành nghề sản xuất, sự hình
thành các khu dân cƣ tập trung, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu và năng
lƣợng ngày càng tăng. Những sự gia tăng đó đã tạo điều kiện kích thích các ngành
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích
cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, song song với sự phát
triển mạnh mẽ này là lƣợng phát thải lớn vào môi trƣờng, đặc biệt là chất thải rắn
nhƣ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông
nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại,...
Kinh tế xã hội càng phát triển, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn càng gia tăng. Tỷ
trọng phát sinh chất thải rắn chủ yếu là CTR đô thị, CTR nông thôn, CTR công
nghiệp,....Từ năm 2003 đến năm 2008, lƣợng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150
– 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, CTR công nghiệp tăng 181%, Ƣớc
tính đến năm 2015, khối lƣợng CTR phát sinh ƣớc đạt khoảng 44 triệu tấn/năm.
Lƣợng phát sinh chất thải rắn tại các khu đô thị tăng theo cấp số nhân, tỷ lệ thu gom
và xử lý chƣa đáp ứng nhu cầu. Năm 2008, tổng lƣợng CTR đô thị là 12,8 triệu tấn
tăng gấp đôi so với năm 2003 là 6,4 triệu tấn, dự báo đến năm 2015 lƣợng CTR đô
thị tăng lên đến 22,4 triệu tấn.
Trong chỉ thị 36 – CT/ TW ngày 26/ 8/ 1998 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về
tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng (BVMT) trong thời kỳ CNH - HĐH, Đảng
ta đã nhận định: “Nhìn chung môi trƣờng nƣớc ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và bị suy
thoái, có nơi nghiêm trọng…” Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm
cho môi trƣờng bị suy thoái nhƣng nguyên nhân chính là do chƣa có nhận thức đúng
đắn về tầm quan trọng của công tác BVMT, chƣa biến nhận thức trách nhiệm thành
hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng ngƣời cho việc BVMT và nguồn
ngân sách đầu tƣ cho BVMT còn hạn chế…

1



Nhận thức đƣợc tầm quan trọng to lớn của công tác BVMT đối với sự phát
triền bền vững của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra nhiều biện pháp thiết
thực nhằm khôi phục và cải thiện tình trạng môi trƣờng hiện nay. Một trong những
biện pháp hữu hiệu nhất là tăng nguồn ngân sách đầu tƣ cho công tác BVMT. Tuy
nhiên, môi trƣờng là lĩnh vực rộng lớn, có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đối với
tất cả mọi ngƣời. Nếu chỉ dựa vào sự nỗ lực của riêng Nhà nƣớc thì không thể đem
lại hiệu quả lâu bền đƣợc mà đòi hỏi sự hợp tác của cả cộng đồng. Nói cách khác
phải coi BVMT là quyền lợi và trách nhiệm của cả cộng đồng, mỗi tổ chức, mỗi cá
nhânđều phải tự ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong công tác BVMT chung.
Đối với các đô thị và vùng ven đô thì vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu trong công tác
BVMT đó chính là việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Quận Gò Vấp thuộc phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, hƣớng Đông giáp
Quận 12 và quận Bình Thạnh, hƣớng Tây giáp Quận 12, hƣớng Nam giáp các quận
Tân Bình – Phú Nhuận – Bình Thạnh, hƣớng Bắc giáp Quận 12. Quận Gò Vấp có
16 đơn vị hành chính cấp phƣờng với 186 khu phố, 1.434 tổ dân phố, dân số
612.380 ngƣời và 107.753 nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân (theo số liệu
thống kê tính đến ngày 01/01/2014). Mặc dù công tác vệ sinh môi trƣờng trên địa
bàn quận vẫn đƣợc đảm bảo, nhƣng sự tồn tại không hiệu quả của Hợp tác xã Quyết
Thắng là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ công
tác triển khai, tổ chức thực hiện Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày
20/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên tôi chọn thực hiện đề tài “Một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại quận Gò Vấp năm 2016-2020” làm đề tài thạc sỹ quản lý kinh tế. Đề tài
nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010 – 2015 từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.

2



2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà
nƣớc về chất thải rắn.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2015.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về chất
thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 – 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
Các hoạt động về quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp
thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống các quy trình, quy phạm; các hoạt động thu gom, vận chuyển rác
trên địa bàn quận Gò Vấp.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Luận văn thu thập và phân tích dữ liệu quản lý nhà nƣớc về chất
thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh trong 05 năm gần đây từ
2010 - 2015.
- Không gian: quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn quận Gò Vấp. Qua đó đánh giá thực trạng công tác này và đề xuất
những giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn quận giai đoạn 2016 - 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử làm phƣơng pháp cơ bản, kết hợp với phƣơng pháp phân tích –
thống kê, so sánh – tổng hợp, suy luận Loogic – Lịch sử,… nhằm làm rõ vấn đề
nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Luận văn giúp hệ thống hóa cơ sở lý

luận liên quan đến quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt. Ứng dụng mô hình

3


lý thuyết vào đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh
hoạt tại quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2015, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn đƣợc chia ra làm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận quản lý nhà
nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt tại quận
Gò Vấp giai đoạn 2010 - 2015.
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về chất
thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp giai đoạn 2016 - 2020.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý chất thải rắn
Trải quan hơn 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành quả
quan trọng, đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, việc nền kinh
tế phát triển quá nhanh và nóng đã gây ra nhiều vấn đề về môi trƣờng. Trong đó
chất thải rắn đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt là một trong những vấn đề nan giải,
đang đƣợc Nhà nƣớc, các tổ chức và toàn xã hội quan tâm. Trong thời gian qua đã
có rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu, điều tra,
khảo sát liên quan đến chủ đề này. Tiêu biểu có thể kể đến các nghiên cứu ở Viện

Môi trƣờng và Tài nguyên. Trong đó, có các đề tài nghiên cứu về hiện trạng, quy
hoạch và công nghệ xử lý chất thải rắn nhƣ:
Tác giả Nguyễn Thanh Phong với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
khả thi xe lý chất thải rắn khu liên hợp Nam Bình dƣơng phục vụ cho phát triển bền
vững kinh tế - xã hội tỉnh” đã đƣa ra các công nghệ xử lý CTR gồm các công nghệ
tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải công nghiệp, nƣớc rỉ rác cho khu liên
hợp. Đồng thời xây dựng chƣơng trình quản lý và giám sát chất lƣợng môi trƣờng
cho khu liên hợp Nam Bình Dƣơng.
Các trƣờng đại học, các trung tâm nghiên cứu cũng tiến hành các nghiên cứu
tƣơng tự nhằm giảm thiểu và xử lý triệt để chất thải rắn. Tác giả Phạm Thị Lâm
Tuyền (2005) đã bảo vệ đề tài “Nghiên cứu quy hoạch hệ thống chất thải rắn tại
huyện Di Linh – tỉnh Lâm Đồng”. Đề tài đã phân tích và giúp chúng ta thấy rõ các
tác động của các hoạt động có liên quan đến chất thả rắn. “Khảo sát, đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn ở Thị
xã Gò Công” của tác giả Lê nguyên Kim Ngân (2008) đã đánh giá và đề xuất đƣợc
biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cho thị xã Gò Công.
Trƣơng Văn Hiếu (2008) “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất quản lý
CTR sinh hoạt cho thành phố Tam Kỳ - Quảng Ngãi”. Luận văn đã khảo sát và đánh
giá hiện trạng thu gom CRT và nhận thức của ngƣời dân về CTRSH. Từ những vấn

5


đề hiện trạng thu gom CTR tác giả đã đề xuất giải pháp quản lý CRTSH tại thành
phố Tam Kỳ.
Những đề tài nghiên cứu về chất thải rắn trong thời gian qua đã góp phần
hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, giải quyết đƣợc một số vấn đề
đang đặt ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu chƣa có nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ
nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng nguyên liệu tái
chế, phát triển môi trƣờng bền vững. Đặc biệt chƣa có nghiên cứu nào tìm hiểu đầy

đủ về quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí
Minh. Chính vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý nhà nƣớc về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp
năm 2016-2020”. Luận văn nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn quận bao gồm công tác ban hành chính sách, quy chuẩn tiêu
chuẩn về CTR sinh hoạt; quản lý việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch quản
lý CTR sinh hoạt; quản lý công tác thu gom, vận chuyển, và xử lý CTR sinh hoạt;
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Qua đó đề xuất, kiến nghị một số giải
pháp giúp hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.
1.2 Chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1 Khái niệm, phân loại chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1.1 Khái niệm chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt
Khái niệm chất thải rắn
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn (Solid Waste – CTR) là toàn bộ các loại
vật chất đƣợc con ngƣời loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao
gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng
v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản
xuất và hoạt động sống [24].
Theo quan điểm mới: CTR là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. CTR bao gồm CTR
thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại (CTRNH). CTR phát thải trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng đƣợc gọi chung là chất thải sinh hoạt. CTR phát

6


sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các
hoạt động khác đƣợc gọi chung là chất thải rắn công nghiệp (CTRCN).
Theo nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và
phế liệu thì: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) đƣợc

thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.” [16].
CTRNH là CTR chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính
phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính
nguy hại khác.
CTR đƣợc thải ra từ mọi hoạt động của đời sống xã hội. Trong số đó thì nhà
dân, khu dân cƣ; bệnh viện, cơ sở y tế và các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
dịch vụ thƣơng mại (chợ) là những nơi có lƣợng thải lớn hơn cả.
Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
“Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời.” [16].
CTR sinh hoạt là chất thải rắn đƣợc thải (sinh) ra từ sinh hoạt cá nhân, các
khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cƣ,...), khu thƣơng mại và dịch vụ
(cửa hàng, chợ, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ,...),
khu cơ quan (trƣờng học, viện và trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hành chánh nhà
nƣớc, văn phòng công ty,...), từ các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn và vệ
sinh đƣờng phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh,...), từ sinh hoạt (ăn uống, vệ
sinh, ...) của các khoa, bệnh viện không lây nhiễm, từ sinh hoạt của cán bộ, công
nhân trong các cơ sở công nghiệp (khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và
nhỏ).
Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con ngƣời, nguồn tạo
thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, các trung tâm dịch vụ,
thƣơng mại. CTR sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh,
gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng,
xƣơng động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau
quả,…

7


1.2.1.2 Phân loại chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt

Việc phân loại CTR, CTR sinh hoạt giúp xác định các loại khác nhau của CTR
đƣợc sinh ra. Khi thực hiện phân loại CTR sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năng tái chế và
tái sử dụng các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và BVMT. Các loại CTR
đƣợc thải ra từ các hoạt động khác nhau nên đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau.
- Phân loại theo công nghệ xử lý – quản lý
Theo cách phân loại này, CTR đƣợc chi ra các thành phần nhƣ sau: các chất cháy
đƣợc, các chất không cháy đƣợc, các chất hỗn hợp. Các chất cháy đƣợc: nhƣ giấy, hàng
dệt, rác thải, cỏ, gỗ, củi rơm, chất dỏe, da và cao su; Các chất không cháy đƣợc: Kim
loại sắt, Kim loại không phải sắt, Thủy tinh; Các chất hỗn hợp:
- Phân loại theo vị trí hình thành
CTR có thể đƣợc phân loại theo vị trí hình thành nhƣ trong nhà, ngoài nhà, trên
đƣờng phố, chợ,…
- Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
CTRSH: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con ngƣời, nguồn tạo
thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, các trung tâm dịch vụ,
thƣơng mại. CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ,
đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng động vật, tre,
gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả,…
CTRCN: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp.
Chất thải xây dựng: là các phế thải nhƣ đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ do các hoạt
động phá dỡ, xây dựng công trình,… chất thải xây dựng gồm:
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động
nông nghiệp, thí dụ nhƣ trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ
chế biến sữa, của các lò giết mổ,…
- Phân loại theo mức độ nguy hại
Theo mức độ nguy hại CTR đƣợc phân loại thành:

8



CTRNH: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học
thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây
lan,… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con ngƣời, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh
CTNH chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiêp. Chất thải y tế nguy
hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại
trực tiếp hoặc tƣơng tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trƣờng và sức khỏe cộng
đồng. Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc hại cao,
tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để
hạn chế tác động độc hại đó. Các CTNH từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là phân hóa
học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hiểm trực tiếp hoặc tƣơng tác thành phần.
1.2.2 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Mọi hoạt động của các tỉnh và thành phố đều phát sinh chất thải rắn sinh hoạt:
hộ gia đình, trƣờng học, các cơ quan công sở, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, cơ sở
sản xuất, chợ, trung tâm thƣơng mại, công trình xây dựng, đƣờng phố, khu vui chơi
công viên,… Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, thành
phố rất đa dạng.
Nguồn phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan trọng để
thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chƣơng trình QLCTR. Các nguồn phát
sinh CTR bao gồm:
- Từ các khu dân cƣ;
- Từ các trung tâm thƣơng mại;
- Từ các đơn vị, cơ quan, trƣờng học, các công trình công cộng, công trình xây
dựng.
- Từ các dịch vụ đô thị, bến xe, nhà ga
- Từ các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp.
- Từ các bệnh viện......


9


CTR trong khu vực đô thị đƣợc phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt
tại khu vực nhà dân, Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) chiếm chủ yếu, khu vực công
cộng, trung tâm thƣơng mại, xây dựng có số lƣợng CTRCN lớn.....
Cơ quan, trƣờng học

Nhà dân, khu

Xây dựng

dân cƣ

Bệnh viện, cơ sở y tế

Chợ, bến xe

CTR

nhà ga

Hoạt động xử lý rác
Giao thông

Khu CN, nhà máy, xí

thải

nghiệp


Hình 1.1. Nguồn gốc hình thành chất thải rắn sinh hoạt
(Nguồn: tác giả tổng hợp trong nghiên cứu năm 2015)
1.2.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người
CTR sinh hoạt làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc: Các CTR sinh hoạt nếu là chất
hữu cơ, trong môi trƣờng nƣớc sẽ bị phân hủy một cách nhanh chóng. Phân nổi lên
mặt nƣớc sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian
sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nƣớc. Phần chìm trong nƣớc
sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo rác các hợp chất trung gian và sau đó là
những sản phẩm cuối cùng nhƣ CH4, H2S, H2O, CO2. Tất các các chất trung gian
này đều gây mùi thối và là độc chất. Bên cạnh đó còn bao nhiêu vi trùng và siêu vi
trùng làm ô nhiễm nguồn nƣớc.
10


Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây lên hiện tƣợng ăn mòn trong
môi trƣờng nƣớc. Sau đó quá trình oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gây
nhiễm bẩn cho môi trƣờng nƣớc, nguồn nƣớc. Những chất thải độc nhƣ Hg, Pb hoặc
các chất phóng xạ còn nguy hiểm hơn.
Chất thải làm ô nhiễm môi trƣờng đất: Các chất hữu cơ còn đƣợc phân hủy
trong môi trƣờng đất trong hai điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ ẩm thích
hợp qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các chất khoáng đơn
giản, các chất H2O, CO2. Nếu là yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4,
H2O, CO2 gây độc cho môi trƣờng. Với một lƣợng vừa phải thì khả năng làm
sạch của môi trƣờng đất khiến rác khong trở thành ô nhiễm. Nhƣng với một
lƣợng rác quá lớn thì môi trƣờng đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Ô nhiễm
này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nƣớc trong đất chảy
xuống mạch nƣớc ngầm làm ô nhiễm nƣớc ngầm. Khi nƣớc ngầm đã bị ô nhiễm
thì không còn cách gì khắc phục đƣợc.
CTR sinh hoạt làm ô nhiễm môi trƣờng không khí: Các CTR sinh hoạt

thƣờng có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí.
Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa, phát tán vào không khí gây ô
nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp
(35oC và độ ẩm 70-80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật.
Kết quả là môi trƣờng không khí bị ô nhiễm.
Nƣớc rỉ rác và tác hại: Ở những bãi rác hoặc những đống rác lớn mà trong rác
có một lƣợng nƣớc nhất định hoặc mƣa xuống làm nƣớc ngấm vào rác thì tạo ra một
loại nƣớc rò rỉ. Trong nƣớc rò rỉ chứa những chất hòa tan, những chất lơ lửng, chất
hữu cơ và nấm bệnh. Khi nƣớc này ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trƣờng đất một
cách trầm trọng. Mặt khác, nó cũng làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc thổ nhƣỡng và
nƣớc ngầm.
Hiện nay chƣa có nhiều nghiên cứu khẳng định CTR đặc biệt là CTR sinh
hoạt có ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Tuy nhiên, CTR sinh hoạt nếu không
đƣợc xử lý triệt để sẽ làm ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt là nƣớc ngầm, nƣớc mặt,

11


không khí,… Một số hóa chất độc hại trong nƣớc ngầm nhƣ Asen, Magie,… có thể
gây ung thƣ và các bệnh khác cho con ngƣời.
1.3 Quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt
1.3.1 Định nghĩa quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý ở góc độ chung nhất là sự tác động của chủ thể đối với khách thể
nhằm duy trì tình trạng hiện có của đối tƣợng hoặc biến đổi đối tƣợng nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu do các chủ thể xác định. Nhà nƣớc thực hiện quyền lực chính trị
của minh thông qua việc quản lý xã hội. Quản lý nhà nƣớc đối với xã hội là sự tác
động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội, các hành
vi hoạt động của công dân và mọi tổ chức trong xã hội nhằm duy trì và phát triển
trật tự xã hội, bảo toàn, cũng cố và phát triển quyền lực nhà nƣớc. Ở đây chủ thể
quản lý là nhà nƣớc; đối tƣợng quản lý là các quá trình xã hội, hành vi của cá nhân

và tổ chức xã hội; phƣơng thức quản lý là bằng quyền lực nhà nƣớc và có tổ chức
cao; mục tiêu quản lý là duy ttrì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn, củng cố và
tăng cƣờng quyền lực nhà nƣớc.
Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức, “tổ chức”đƣợc hiểu nhƣ là một
khoa học về sự thiết lập những mối quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời, giữa cá
nhân và tập thể, để thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tổ chức là một chức năng
quan trọng trong quản lý nhà nƣớc, không có tổ chức thì không thể quản lý. Vấn đề
đặt ra là nhà nƣớc phải tổ chức nhƣ thế nào để mọi công dân đều có thể đóng góp
tích cực và chủ động khả năng của mình cho đất nƣớc.
Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có điều chỉnh, điều chỉnh là sự quy định của
Nhà nƣớc thể hiện bằng pháp luật và các quyết định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện
pháp… nhằm tạo ra sự cân bằng, cân đối các mặt hoạt động của các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con ngƣời.
Quản lý nhà nƣớc là sự tác động mang tính quyền lực nhà nƣớc, tức là bằng
pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế. Quyền lực nhà nƣớc mang tính mệnh lệnh
đơn phƣơng và tính tổ chức rất cao. Pháp luật phải đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh,
mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật

12


Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
1.3.2 Nội dung và cơ sở pháp lý công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh
hoạt
Theo nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và
phế liệu điều 5 quy định nội dung quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn bao gồm:
1.3.2.1. Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất thải

rắn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và hƣớng
dẫn thực hiện các văn bản này
Công tác quản lí CTR đƣợc thực hiện dựa trên các văn bản sau:


Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014



Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu ngày

24/04/2015


Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính

phủ về phí BVMT đối với CTR.


Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ

sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08
năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.


Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lí

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.



Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định

về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác đông môi trƣờng, cam kết bào vệ
môi trƣờng.


Thông tƣ 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/03/2012 của Bộ Tài nguyên và

Môi trƣờng quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực

13


hiện đề án bảo vệ môi trƣờng chi tiết; lập và đăng kí đề án bảo vệ môi trƣờng đơn
giản.


Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011của Bộ Tài Nguyên và

Môi Trƣờng quy định về Quản lí chất thải nguy hại.


Thông tƣ số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ TN & MT quy

định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của
Chính phủ quy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác đông môi
trƣờng, cam kết bào vệ môi trƣờng.



Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên

và Môi Trƣờng về việc ban hành Danh muc chất thải nguy hại


Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc

ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.


Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân

thành phố về thu phí vệ sinh và phí BVMTđối với CTR thông thƣờng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.


Công văn số 7345/LCQ-TNMT-TC-CT liên cơ quan Sở Tài nguyên và

Môi trƣờng - Sở Tài chính - Cục Thuế TP về việc hƣớng dẫn thực hiện Quyết định
số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về thu phí
vệ sinh và phí BVMTđối với CTR thông thƣờng
1.3.2.2. Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý
chất thải rắn
- Quy chuẩn số QCVN 05: 2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lƣợng không khí xung quanh của Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng năm 2013.
- Quy chuẩn số QCVN 06:2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng
năm 2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung
quanh.
- Quy chuẩn số QCVN 26:2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng
năm 2010 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.


14


- Quy chuẩn số QCVN 08:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng
năm 2008 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt.
- Quy chuẩn số QCVN 09:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc ngầm.
- Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ- BYT của Bộ y tế năm 2002 quy định Tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn lao động.
1.3.2.3. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất
thải rắn
Trong những năm qua, với mức độ khác nhau, các đô thị, các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh đã có đầu tƣ cho công tác quản lý CTR. Một số đô thị đã có
những dự án lớn sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách để thực hiện các
dự án phân loại rác tại nguồn, thu gom và xử lý CTR.
Nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợ
đƣợc hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng, vốn tài trợ
của nƣớc ngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hơp pháp khác.
Nhà nƣớc cũng ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm khuyến khích
mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ xây dựng cơ sở xử lý
CTR, các công trình phụ trợ thông qua chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ nhƣ: miễn
tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, đƣợc hƣởng chính sách
miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án
đầu tƣ cơ sở xử lý CTR, hỗ trợ nghiên cứu và phát triể công nghệ tái chế, tái sử
dụng và xử lý CTR trên cơ sở nguồn lực trong nƣớc,…
Ngoài ra, nguồn huy động vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam cũng
đƣợc kể đến nhƣ một nguồn đầu tƣ quan trọng hỗ trợ cho các dự án về xử lý chất
thải. Tính đến tháng 11/2011, Quỹ BVMT Việt Nam đã cho tổng số 136 dự án về
môi trƣờng vay vốn ƣu đãi. Trong đó có 15 dự án liên quan đến lĩnh vực xử lý chất

thải công nghiệp của KCN, các cơ sở sản xuất ngoài KCN, xử lý chất thải sinh hoạt
và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng với tổng vốn cho vay lên tới gần
240 tỷ đồng. Ngoài ra, Quỹ còn tiến hành cho vay đối với 9 dự án về xã hội hóa thu

15


gom rác thải với số vốn vay khoảng gần 21 tỷ đồng. Có thể thấy rằng, Quỹ BVMT
Việt Nam đã hỗ trợ khá hiệu quả, góp phần tăng cƣờng cho công tác quản lý CTR.
Tuy nhiên, nguồn vốn từ Quỹ BVMT hiện nay còn gặp một số khó khăn trong việc
huy động các nguồn vốn bổ sung hàng năm. Mặc dù, theo quy định về việc bổ sung
vốn cho vay hàng năm từ các nguồn nhƣ: phí BVMT đối với nƣớc thải, CTR, khai
thác khoáng sản; các khoản bồi thƣờng thiệt hại về môi trƣờng, tiền phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BVMT... tuy nhiên, trong thực tế nhiều năm qua, hoàn
toàn không có kinh phí bổ sung từ các nguồn trên. Một trong những khó khăn nữa
đối với việc hỗ trợ các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ BVMT đó
là điều kiện đảm bảo vốn vay. Nguyên nhân chính là do phần lớn các doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực xử lý chất thải thƣờng có mức lãi thấp, năng lực tài chính
không cao hoặc là doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập nên thƣờng khó đáp ứng
đƣợc yêu cầu thiết yếu đặt ra ở trên.
Mặc dù nguồn tài chính đầu tƣ cho quản lý CTR khá đa dạng, tuy nhiên vẫn
còn thiếu hụt nghiêm trọng và chƣa cân đối giữa các lĩnh vực. Cơ cấu phân bổ ngân
sách đang dành hơn 90% cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải. Do vậy,
chi phí dành cho xử lý, tiêu huỷ chất thải hiện nay là rất thấp. Mặc dù đƣợc xem là
một trong những biện pháp giảm thiểu chôn lấp CTR, nhƣng hầu hết các nhà máy ủ
rác (một loại hình hoạt động phổ biến ở Việt Nam) đang gặp khó khăn trong hoạt
động. Theo báo cáo, trợ cấp từ chính quyền địa phƣơng để vận hành các nhà máy ủ
rác thấp hơn khoản trợ cấp dành cho chôn lấp. Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiến
lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp CTR, để giảm thiểu lƣợng chất thải chôn lấp, các
biện pháp tài chính hỗ trợ việc vận hành nhà máy ủ rác là rất cần thiết.

1.3.2.4. Quản lý quá trình đầu tƣ cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử
lý chất thải rắn.
Thu gom chất thải rắn là dồn chất thải rắn từ các nguồn phát sinh khác nhau
để đổ vào thùng trƣớc khi đƣa lên xe chuyển đến các nơi xử lý chất thải rắn. Công
đoạn chuyển đến chất thải rắn đi đổ ở các bãi của những xe thu gom cũng đƣợc xem
là một phần của quá trình thu gom chất thải rắn.

16


Chi phí thu gom chất thải rắn đƣợc tính nhƣ sau = Chi phí mua sắm phƣơng
tiện + chi phí xăng dầu + chi phí bảo trì phƣơng tiện + chi phí nhân công.
Việc tổ chức quản lý thu gom, tiêu huỷ chất thải rắn ở nƣớc ta thƣờng phụ
thuộc vào những yếu tố sau đây:
- Hình thức và tổ chức thu gom chất thải rắn
- Chất lƣợng hạ tầng cơ sở
- Xử lý các loại chất thải nguy hại (y tế, công nghiệp)
- Chủng loại xe thô sơ và xe ô tô vận chuyển chất thải rắn
- Kích thƣớc của xe vận chuyển chất thải rắn
- Số lƣợng công nhân trong một tổ công tác, chính sách lao động tiền lƣơng,
an toàn cho công nhân…
Hiện nay ở nƣớc ta hầu hết các đô thị đều chƣa có hệ thống thu gom hoàn
thiện, vì vậy hiệu quả thu gom thấp. Ở các đô thị lớn, chất thải ở đƣờng phố đƣợc
công ty môi trƣờng đô thị, dịch vụ công cộng hay công ty vệ sinh thu gom vận
chuyển tới các bãi đổ chất thải rắn hoặc các xí nghiệp chế biến chất thải rắn.
Biện pháp xử lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam hiện nay chủ yếu chôn lấp.
Hiện tại một số bãi chôn lấp rác đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ
sinh.
Phần lớn những bãi rác cũ trƣớc đây là những bãi rác lộ thiên, không có
những biện pháp xử lý môi trƣờng. Mặt khác do quá trình đô thị hoá, một số bãi rác

hiện nay nằm gần khu dân cƣ do vậy không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ sức khoẻ
cộng đồng.
Việc thu gom, lƣu giữ, vận chuyển CTR sinh hoạt do các công ty dịch vụ, hợp
tác xã dịch vụ và hộ gia đình (sau đây gọi tắt là chủ thu gom, vận chuyển chất thải
rắn) thông qua hợp đồng thực hiện dịch vụ. Chất thải rắn thông thƣờng tại các đô thị
phải đƣợc thu gom theo tuyến và theo các phƣơng thức phù hợp với quy hoạch quản
lý chất thải rắn đã đƣợc phê duyệt. Trên các trục phố chính, các khu thƣơng mại, các
công viên, quảng trƣờng, các điểm tập trung dân cƣ, các đầu mối giao thông và các
khu vực công cộng khác phải bố trí các phƣơng tiện lƣu giữ chất thải rắn. Dung tích

17


×