Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Có nên cầu nguyện cho thai nhi không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.38 KB, 5 trang )

Có nên cầu nguyện cho thai nhi không?
Thưa cha! Có lần trong thánh lễ tại giáo xứ, một người xin ý lễ cầu cho linh
hồn các thai nhi, cha Ph.. dâng thánh lễ đọc lên ý lễ, nhưng ngài lại nói không
cần cầu nguyện cho các thai nhi, vì nó đâu có tội gì đâu mà phải cầu nguyện.
Lần khác con học khóa bảo vệ sự sống thì ý nghĩa của việc cầu nguyện cho thai nhi
cũng cần thiết, vì các linh hồn thai nhi tuy còn trong bụng mẹ, nhưng cũng có khi
nó vẫn vướng mắc sự hận cha mẹ đã giết nó, nó vẫn phải chờ đợi lòng thương xót
của Thiên Chúa.
Con cũng nghĩ rằng, chúng ta không thể biết được các linh hồn thai nhi về đâu.
Thiên Chúa sẽ lo liệu mọi sự công bằng vô cùng, còn việc ta xin lễ cầu nguyện cho
thai nhi đâu có thiệt thòi mất mát gì, Chúa có cách của Chúa để ý cầu xin của
chúng ta sẽ đến với các linh hồn và các ngài không quên ơn chúng ta đâu. Vậy có
nên cầu nguyện cho linh hồn thai nhi không?
Trả Lời:
Bạn thân mến,
Thông thường người tín hữu chúng ta hay thắc mắc về các linh hồn thai nhi sẽ đi
đâu về đâu. Các bé có được lên Thiên Đàng, dù chưa được Rửa Tội không?
Về những thai nhi chết khi chưa lãnh nhận bí tích Rửa Tội, Sách Giáo Lý HTCG số
1261 cho biết: "Về phần các trẻ em chết mà chưa được Rửa Tội, Hội Thánh chỉ còn
biết trao phó các em cho lòng thương xót của Thiên Chúa từ bi, như Hội Thánh đã
làm trong nghi lễ an táng dành cho các em. Thực vậy, Thiên Chúa giàu lòng
thương xót muốn mọi người được cứu rỗi (x. 1Tm 2,4) và Chúa Giê-su đã trìu mến
các em nên đã nói : "Hãy để trẻ em đến cùng Ta, đừng ngăn cản chúng" (Mc
10,14). Vì thế, chúng ta hy vọng có một con đường cứu độ dành cho những trẻ em


chết mà chưa được rửa tội. Hội Thánh mời gọi các phụ huynh đừng ngăn cản trẻ
em đến với Chúa Ki-tô nhờ lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy."
Vấn nạn này thuộc lãnh vực Cứu Độ Học (tiếng Latin: Soteriologia). Nhưng khi
chúng ta nói đến tương quan giữa người với nhau, như vấn đề thai nhi ở đây, thì
Cứu Độ Học sẽ liên quan đến Giáo Hội Học (tương quan liên vị = con người liên


đới với nhau). Hơn nữa, vì chúng ta bàn đến thai nhi đã chết, thì chúng ta cũng cần
tìm hiểu và liên hệ đến Cánh Chung Học (Eschatologia: Bàn về cái chết, và hiện
hữu sau cái chết). Đây là những sự gợi ý nếu bạn muốn tìm hiểu sâu thêm về linh
hồn thai nhi đã chết, mà trong tương quan với con người (cha mẹ cưu mang em),
trong tương quan với Chúa (Thiên Chúa xét xử, hay kết tội, hay tha thứ...?). Ở đây,
chúng ta tìm hiểu ngắn gọn theo tâm trí con người hạn hẹp, cùng với sự tin tưởng
vào Chúa thương xót và yêu thương.
Bạn mến,
Thiên Chúa yêu tất cả mọi người không phân biệt, và muốn mọi người đều được
cứu rỗi. Chính vì thế, Ngài liên tục lập Giáo Ước với loài người phản bội và khước
từ Ngài, đỉnh cao tình yêu Ngài chính là ban Con Một Ngài xuống ở với và hy sinh
vì chúng ta. Mục đích của kế hoạch cứu độ giải phóng chúng ta khỏi nô lệ bóng tối
để bước vào Sự Sống Bình An và Vĩnh Hằng. Ngài muốn chúng ta đi vào sự hiệp
thông với Ngài, nên muốn chúng ta nhận biết chúng ta có một gia đình có Người
làm Cha (Ga 1:12, Mt 23,8, Cv 4:32-5, 1Cr 1:10; 3:1; 5:11).
Thực thế, dùng ngôn ngữ loài người để hiểu về sự sống mai sau của các linh hồn
không phải là chuyện dễ dàng gì. Chúng ta vẫn đang bị "kẹt" trong thế giới của
không gian và thời gian, nên rất khó để chúng ta nói về sự vĩnh hằng, đời đời, vô
biên vô tận...! Hơn thế, ngay cả thực tại trần gian mà chúng ta đang sống đây, rất
nhiều điều chúng ta không thể thấu đáo hết được. Những sinh vật như cây cỏ, vi
trùng, siêu vi, cơ thể con người...vẫn mãi là bí ẩn trong tâm trí loài người, cho dù


chúng ta thấy con người thời đại này khám phá được nhiều điều, nhưng thực sự mà
nói, những gì chúng ta đang biết đó, chỉ là một giọt nước giữa đai dương mênh
mông (thậm chí, ngay cả 1 giọt nước chúng ta cũng không thể hiểu thấu nó được)!
Vì thế, câu hỏi mà chúng ta đặt ra, linh hồn thai nhi đi đâu về đâu, nói cho rốt ráo,
chỉ có Thiên Chúa là biết rõ nhất, vì chỉ có tác giả mới hiểu được tác phẩm của
mình, vậy, chỉ có Chúa là Đấng Sáng Tạo ra chúng ta và vũ trụ, mới hiểu thấu thọ
tạo của Ngài.

Khi nói về Cứu Độ học, cũng tương tự như thế. Chúng ta có thể dùng tất cả trí não
chúng ta để phân tích tận cùng, dùng đức tin để hiểu về tình yêu của Chúa và sự
cứu độ của Ngài qua mạc khải Kinh Thánh. Còn việc Chúa như thế nào, là ai "Ta là
Đấng Ta là," thì chỉ có Thiên Chúa mới hiểu chính mình. Chính vì thế, các thánh
được ơn xuất thần dùng những ngôn từ mà chúng ta không hiểu trọn vẹn được là
thế (Thần Học thần bí).
Chỉ có một điều mà chúng ta, là những thọ tạo hữu hạn, có thể chắc chắn một điều
là việc thực thi ý Chúa, qua tình yêu thương và hiệp nhất với anh chị em và Hội
Thánh, lúc đó chúng ta là những người sẽ cứu giúp được các linh hồn, những con
người đang sống cần sự thánh thiện và bác ái của chúng ta trên trần gian này (có
nghĩa là chúng ta hãy sống đạo thực sự, cả chiều ngang lẫn chiều dọc).
Như vậy, việc cầu nguyện, hy sinh của chúng ta, cùng với việc xin Lễ cho các linh
hồn thai nhi là điều rất nên làm. Bạn cứ làm hết lòng những gì có thể để giúp các
linh hồn ấy, cũng như bạn đang sống hiệp thông với Hội Thánh Thanh Luyện
(Luyện ngục) và Lữ Hành này. Trong Thánh Lễ, bạn luôn luôn nghe linh mục đọc
Kinh Nguyện Tạ Ơn:
"Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng
sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng


quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy
được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhan Chúa. Chúng con nài xin Chúa thương xót tất
cả chúng con, cho chúng con được đồng hưởng sự sống đời đời, cùng với Ðức
Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Trinh Nữ, các
Thánh Tông Ðồ và toàn thể các thánh, đã sống đẹp lòng Chúa qua mọi thời đại, và
cùng với các Ngài, chúng con được ca ngợi và tôn vinh Chúa..."
Như thế, Hội Thánh đã cầu nguyện cho các linh hồn (ngoài linh hồn ta xin Lễ),
trong đó gồm cả những linh hồn mà không ai nhớ đến hoặc cầu cho họ (ta gọi là
linh hồn mồ côi. Nghĩa từ Mồ côi là bỏ rơi, là không được con người biết đến, chứ
không phải mồ côi như thường nghĩ là linh hồn lang thang vất vưởng...). Chúa vẫn

san sẻ ơn Phúc cho tất cả mọi linh hồn. Chúa là Đấng công bằng nhưng đầy lòng
thương xót. Nên không có gì ra ngoài tình thương của Thiên Chúa.
Như bạn nói về cha Ph., vì các linh mục đều hiểu như thế khi dâng Lễ, các thánh
và linh hồn nơi Thanh Luyện đều hiệp thông cùng nhau với chúng ta, nên việc nói
tên linh hồn nào đó hay cầu cho linh hồn thai nhi là không quan trọng (Trong
Thánh Lễ, đều có sự thông hiệp giữa 3 Hội Thánh: Thiên Quốc, Thanh Luyện và
Lữ Hành chúng ta đây). Bạn đừng lo lắng nữa khi linh mục chủ tế không nói đến
linh hồn bạn xin.
Khi bạn tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho các linh hồn thai nhi, cũng có nghĩa là
Hội Thánh cũng muốn bạn hiệp thông con người với nhau, cụ thể là chính bản thân
những cha mẹ khi bỏ đứa con trong bụng mình. Thánh Lễ là Tạ Ơn lòng Chúa
thương xót, là Tạ Lỗi với các em bé mà cha mẹ đã khước từ, là xin Ơn Bình An và
Thứ Tha cho con người. Qua Thánh Lễ, bạn sẽ được sức mạnh siêu nhiên giải thoát
bạn khỏi mọi thứ nô lệ và đau khổ (mặc cảm tự ty, dằn vặt, đau đớn, cắn rứt...),
nhất là khi bạn rước Chúa Giêsu vào lòng. Bạn dám tin như thế không?


Bạn hãy cố gắng chìm đắm vào tình yêu Chúa, hơn là xem Chúa như quan tòa xét
xử nghiêm khắc và chi li. Nhưng không vì thế mà bạn lạm dụng lòng thương yêu
của Chúa. Khi bạn thực sự yêu Chúa, bạn sẽ hiểu Chúa là như thế nào. Chúa còn
có thể nói với Phêrô là không phải tha thứ 7 lần, mà 7 mươi lần 7 mà (Mt 18, 2135), phương chi là chính Ngài.
Cầu chúc bạn cũng như tất cả cha mẹ đã mất con cách này cách khác thật bình an.
Bổn phận của chúng ta bây giờ, khi còn đang lữ hành trên trần gian này, hãy sống
mãi mãi là sự cảm tạ Chúa, hãy liên tục làm lại giao ước với Chúa mỗi khi bạn té
ngã, và từ đó dấn thân cho Tin Mừng trong sự phó thác và tin tưởng vào sức mạnh
Ngài, vì rằng, những gì không thể đối với con người, thì lại có thể với Thiên Chúa
(Lc 1:37). Amen.
Lm. Khất Tuệ




×