Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Một số định hướng đọc hiểu hai tác phẩm chữ người tử tù và người lái đò sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.89 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC – HIỂU HAI TÁC PHẨM
“ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” VÀ “ NGƯỜI LÁI ĐỊ SƠNG ĐÀ”
CỦA NGUYỄN TN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CM
HS
GV
THPT
TPVH
SKKN
NT
SGK

: Cách mạng
: Học sinh
: Giáo viên.
: Trung học phổ thông.
: Tác phẩm văn học
: Sáng kiến kinh nghiệm


: Nguyễn Tuân
: Sách giáo khoa


1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của văn học hiên đại Việt Nam và là một
nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác, độc đáo. Ở cả hai chương trình ngữ
văn lớp 11 và lớp 12 đều có mặt tác phẩm của Nguyễn Tuân. Đó là truyện ngắn
Chữ người tử tù sáng tác trước CM và tùy bút Người lái đò sơng Đà - sáng tác
sau CM. Vì vậy việc hướng dẫn các em cảm nhận, khám phá được cái hay, cái
đẹp, nét đặc trưng trong phong cách nhà văn thể hiên ở cả hai giai đoạn trong
hai tác phẩm là điều cần thiết.
Hiện nay tình trạng học sinh cịn mơ hồ, hời hợt với các tác phẩm trong
chương trình ngữ văn THPT cịn tồn tại khá nhiều. Nhiều em khơng biết tác phẩm
mình đang học thuộc khuynh hướng sáng tác nào. Do đó, các em khơng hề nắm
được bút pháp đặc trưng mà tác giả đó sử dụng trong tác phẩm là gì. Hệ quả là
dẫn đến tình trạng các em khơng biết cách để phân tích, cảm nhận vẻ đẹp của một
TPVH; khơng có phương pháp luận để đọc – hiểu một văn bản văn học.
Xuất phát từ những lí do trên cùng với chủ trương đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra đánh giá đã thúc đẩy tôi lựa chọn: Một số định hướng đọc
hiểu hai tác phẩm “ chữ người tử tù” và “người lái đò Sơng Đà” để góp phần
nâng cao năng lực tiếp nhận văn học và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này giúp bản thân và đồng nghiệp thực hiện PPDH theo
hướng tích cực. Tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng HS được suy nghĩ, tìm tịi,
khám phá để có thể hiểu, cảm, vận dụng tốt các kiến thức dưới sự tổ chức, hướng
dẫn của giáo viên, nhằm đạt được mục tiêu giờ học.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu và tổng kết một số cách tiếp cận hai
tác phẩm quan trọng của Nguyễn Tuân trong SGK NV 11 và NV 12 rút ra từ

thực tiễn dạy và học trên lớp.
- Phương pháp nghiên cứu dược sử dụng:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu
lí luận về đọc - hiểu văn bản văn học. Từ đó, tổng hợp, khái quát lại quan điểm
hiện đại, đúng đắn nhất
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Thực hiện phương pháp bằng cách
thu nhận số liệu, quan điểm, suy nghĩ của HS để thấy được tình trạng tiếp cận,
tìm hiểu các TPVH của HS trong các giờ văn. Từ đó tìm ra ngun nhân và đưa
ra các biện pháp giải quyết dưới đây.
Phương pháp xử lí thơng tin: Thu thập, xử lí các thơng tin về đọc hỉểu
3


TPVH nói chung và hai TP Chữ người tử tù, Người lái đị sơng Đà làm luận cứ
chứng minh cho vấn đề cần giải quyết.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Lập bảng số liệu để so sánh chất
lượng HS trước và sau khi thực hiện các giải pháp mà SKKN đưa ra nhằm khẳng
định hiệu quả của các giải pháp đó.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận: Quan niệm đọc – hiểu văn bản trong dạy học ngữ văn
Lâu nay trong dạy học văn người ta thường dùng thuật ngữ là “giảng văn”,
“phân tích văn”…thì SGK đã thay bằng thuật ngữ “đọc – hiểu văn bản”. Đây
không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi quan niệm về bản
chất của môn văn cả về PPDH văn và các hoạt động khi tiếp nhận TPVH cũng có
những thay đổi.
Theo giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “đọc- hiểu là một khái niệm
khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc, đọc –hiểu đồng thời cũng chỉ
năng lực văn của người đọc”. “đọc –hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý
nghĩa văn bản”.Cịn với giáo sư Trần Đình Sử “ đọc – hiểu văn bản như một
khâu đột phá trong việc đổi mới dạy- học và thi môn ngữ văn, là yêu cầu bức

thiết đối với với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các
nước tiên tiến.”
Như vậy, đọc – hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn
bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc – hiểu là tiếp xúc với văn
bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông
hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình
thức nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát
từ đặc thù của văn chương ( nghệ thuật ngôn từ) mà phương pháp dạy- học văn
thay bằng khái niệm “đọc – hiểu văn bản”. Quan điểm trên cũng là quan điểm
của chương trình đánh gía học sinh quốc tế ( PISA) thuộc Tổ chức hợp tác và
phát kinh tế thế giới (OECD ) chủ trương coi trình độ đọc – hiểu
( reading literacy) là một trong ba lĩnh vực chủ yếu để xác định năng lực HS giai
đoạn cuối của giáo dục bắt buộc (basic education).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Có một thực trạng dễ thấy nhất khi đi dự giờ của nhiều GV là hướng dẫn
học sinh đọc- hiểu một tác phẩm văn học chưa có một phương pháp, cách thức rõ
ràng cụ thể. Điều đó dẫn đến một điều học xong tác phẩm các em học sinh không
nắm được bút pháp nghệ thuật đặc sắc của văn bản là gì, văn bản văn học đó sáng
4


tác theo khuynh hướng lãng mạn, hiện thực hay cách mạng cũng không biết. Nét
đặc trưng, cái riêng, độc đáo của tác phẩm văn học ấy so với các tác phẩm khác
của tác giả cùng thời hay cùng đề tài cũng không thể chỉ ra được. Riêng điều này
tôi đã có khảo sát trong thực tế ngay ở những lớp mình dạy bằng những câu hỏi
kiểm tra, lồng ghép trong các giờ học. Nếu tình trạng trên kéo dài thì con đường
dẫn dắt học sinh đi tìm cái đẹp của các tác phẩm văn học sẽ khơng cịn hiệu quả.
Cũng chính vì điều đó, trong q trình dạy học, tơi đã tích lũy, rút kinh nghiệm và
đưa ra một số định hướng để hướng dẫn HS tiếp cận các tác phẩm văn học nói
chung và hai tác phẩm của Nguyễn Tuân nói riêng. Đó là truyện ngắn Chữ

người tử tù và Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn- cả hai tác phẩm đều được
HS xem là khó trong chương trình ngữ văn THPT, nhất là tùy bút Người lái đị
Sơng Đà.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giúp học sinh đọc – hiểu hai tác phẩm Chữ
người tử tù và Người lái đị sơng Đà .
2.3.1. Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại và bút pháp sáng tác.
a. Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại:
Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại giúp học sinh có kiến thức cụ thể từng bài
vừa có những kiến thức để đọc – hiểu các tác phẩm khác cùng loại. Vì vậy khi
hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm của một nhà văn, nhà thơ thì điều quan trọng
và cần thiết là giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm được thể loại của tác
phẩm đó. Từ việc nắm được đặc trưng thể loại tác phẩm học sinh sẽ xem đó như
một phương pháp luận soi vào tác phẩm để nắm được nội dung, tư tưởng văn bản.
* Tác phẩm Chữ người tử tù: Đây là tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.
Cho nên trong giờ đọc văn GV phải nhắc lại đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Truyện ngắn là thể loại tự sự có dung lượng ngắn gọn, phản ánh khoảnh khắc,
một lát cắt cuộc đời nhân vật. Nhưng đó là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời
người. Vì vậy đối với một tác phẩm truyện ngắn có gía trị bao giờ cũng xây
dựng được một tình huống truyện độc đáo. “ Truyện ngắn là một tác phẩm tự sự
cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào
đó” ( Chu Văn Sơn).
Trên cơ sở đó, GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống truyện trong
Chữ người tử tù.Tình huống là “cái tình thế xảy ra truyện”, là “một khoảnh khăc
mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”. Tình huống truyện cịn được hiểu là
mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn
5


cảnh và mơi trường sống, qua đó nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng,tính cách hay thân
phận của nó, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm.

Tình huống truyện trong chữ người tử tù là một tình huống độc đáo, kì lạ.
Hai nhân vật Huấn Cao và Viên Quản Ngục, trên bình diện xã hội hồn tồn đối lập
với nhau. Một người là tên “đại nghịch”,cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam,
đang chờ ngày ra pháp trường để trị tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện
cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những người có
tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn
Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm nhơ bẩn, tạo nên
cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Đó là mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những
tâm hồn tri âm, tri kỉ. chính trong một tình thế đối nghịch như vậy đã làm tỏa sáng
nhân cách người tử tù nơi ngục thất tăm tối, sự vươn lên cái đẹp, cái thiên lương của
ngục quan trong nhà tù xã hội phong kiến xấu xa, suy tàn.Đồng thời cũng thể hiện
sâu sắc quan điểm thẩm mĩ của tác giả: cái đẹp gắn với cái thiện, văn hóa dân tộc,
cái đẹp có sức cảm hóa cái xấu, cái ác và ln bất tử.
* Người lái đị sơng Đà: Ở tác phẩm này, GV cần cho HS nắm được nó
thuộc thể loại tùy bút. Trong tùy bút tác giả có thể thể hiện cái tơi cá nhân, cảm
xúc chủ quan một cách phóng túng, lời văn giàu chất thơ. Vì vậy, ở tùy bút này
chúng ta thấy Nguyễn Tuân vận dụng một cách linh hoạt những hiểu biết về các
lĩnh vực: điện ảnh, hội họa, điêu khắc, lịch sử, thậm chí võ thuật, quân sự để liên
tưởng, cảm nhận về vẻ đẹp của dịng sơng Đà. Với tùy bút Nguyễn Tn có
“khơng gian” để thể hiện cái tài hoa, uyên bác của mình
b. Đọc – hiểu theo bút pháp sáng tác:
Đây cũng là điểm cần khắc sâu cho HS trong giờ đọc- hiểu văn bản văn
học. Vì nắm được khuynh hướng sáng tác hoặc bút pháp sáng tác của văn bản,
HS sẽ có phương pháp khoa học trong cảm nhận, đọc – hiểu tác phẩm.
*Truyện ngắn Chữ người tử tù: là một sáng tác trước CM tháng tám năm
1945 thuộc khuynh hướng lãng mạn. Đặc điểm của sáng tác lãng mạn là biểu
hiện cái nhìn chủ quan của nhà văn trước cuộc đời- hình tượng nhân vật ít nhiều
mang phảng phất bóng dáng cái tơi tác giả. Nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn
thường hướng tới khám phá và thể hiện những gì độc đáo, khác thường, kì lạ.
Biện pháp nghệ thuật đặc thù của sáng tác lãng mạn là nghệ thuật tương phản đối

lập. Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật này là làm nổi bật đặc điểm của từng đối
tượng, gây ấn tượng mạnh mẽ. Từ việc củng cố, khắc sâu nét đặc trưng của
6


khuynh hướng lãng mạn học sinh sẽ dễ dàng thấy được bút pháp tương phản đối
lập được sử dựng hiệu quả trong tác phẩm.
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù nhà văn Nguyễn Tuân đã phát hiện
và miêu tả sự đối lập giữa tính cách và hồn cảnh.
+ Hồn cảnh: Môi trường tù ngục, đen tối, xấu xa, cảnh ngộ éo le với
những áp lực nặng nề phải đối mặt dễ khiến con người ta trở nên tha hóa.
+ Tính cách: Con người có nhân cách, lương tâm khác biệt với thế giới có
dũng khí. Huấn Cao dù phải đối diện với án tử hình, với cả một hệ thống những
hiện thân của thế lực đen tối vẫn hiên ngang bất khuất. Vẫn bộc lộ tài năng và
tấm lòng đáng quí. Ở Huấn Cao là dũng khí của bậc anh hùng, ở quản ngục là
dũng khí của bậc hiền nhân. Quản ngục dù sống trong hoàn cảnh đen tối vẫn hiên
ngang bất khuất, vẫn giữ niềm đam mê cái đẹp và một thiên lương trong sáng.
Chính nhân cách, lương tâm đã giúp họ chiến thắng tuyệt đối hoàn cảnh. Từ cách
miêu tả, có thể thấy Nguyễn Tn ln nhìn con người ở phương diện tài hoa
nghệ sĩ.
Miêu tả sự đối lập tương phản giữa ánh sáng và bóng tối đều hiện diện với
nghĩa thực và nghĩa hình tượng.
+ Bóng tối: Theo nghĩa thực là đêm khuya của buồng giam tử tù- nơi ánh
sáng không thể lọt qua được; theo nghĩa tinh thần thì bóng tối lại là hồn cảnh éo
le mà nhân vật phải đối mặt ( Huấn Cao phải chịu án tử hình cịn quản ngục sống
trong mơi trường khơng phù hợp với tính cách con người ơng). Bóng tối ở đây
chính là sự biểu tượng cho cái xấu xa.
+ Ánh sáng: Theo nghĩa thực là bó đuốc tẩm dầu khói tỏa như đám cháy
nhà - thứ ánh sáng khá mờ nhạt trong tác phẩm. Theo nghĩa tinh thần là ánh sáng
tỏa ra từ cái đẹp nghệ thuật ( những nét chữ của Huấn Cao) và của tư thế, tâm

hồn con người. Chính thứ ánh sáng này soi sáng con đường để những kẻ tri âm
đến với nhau.
Tóm lại sự đối lập giữa bóng tối với ánh sáng trong tác phẩm chính là sự
đối lập giữa cái đẹp và cái xấu xa. Qua tác phẩm ta thấy sự chiến thắng tuyệt đối
giữa ánh sáng với bóng tối của cái đẹp với cái xấu xa.
* Tùy bút Người lái đò sông Đà: Mặc dù sáng tác sau CM tháng tám năm
1945 trong thời kì văn học 1945- 1975 nhưng tác phẩm vẫn mang cảm hứng lãng
mạn. Trong tác phẩm nhà văn tìm cái đẹp của cuộc sống mới, con người lao động
mới và vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước . Ở hình ảnh dịng sơng Đà tác giả miêu
tả theo bút pháp tương phản đối lập. Đối lập giữa hình ảnh sơng Đà dữ dội, hùng
7


vĩ với thác nước hò reo, thạch trận đá như tâm địa của kẻ thù số 1 nhưng đó cũng
là một con sơng Đà rất thơ mộng, trữ tình, gợi cảm “ tn dài, tn dài như một
áng tóc trữ tình”…đối lập mà thống nhất giữa một người anh hùng dũng mãnh
trên sông nước với vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ trong hình tượng ơng lái đị.
2.3.2. Đọc- hiểu gắn với phong cách nhà văn
Cùng với việc chú ý đến thể loại và bút pháp sáng tác, khuynh hướng sáng
tác khi đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy bút Người lái đị Sơng Đà
GV cần cho học sinh lưu ý đến phong cách nghệ thuật chủ yếu của nhà văn
Nguyễn Tuân.
Phong cách nghệ thuật của nhà văn, đó là một phạm trù thẩm mĩ chỉ sự
thống nhất tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức và
phương tiện biểu hiện nghệ thuật, thể hiện cái nhìn độc đáo có tính chất phát
hiện, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của nhà văn. Khi đọc hiểu một tác phẩm văn
học cụ thể, những hiểu biết về phong cách của tác giả có ý nghĩa soi sáng, bổ
sung, làm rõ hơn tác phẩm được phân tích. Từ việc đọc - hiểu một tác phẩm cụ
thể mà làm rõ phong cách nhà văn; và ngược lại phong cách nhà văn cũng gợi ý,
soi sáng cho quá trình đọc hiểu tác phẩm. Đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù

và Người lái đị sơng Đà khơng thể không chú ý đến nét phong cách nghệ thuật
chủ yếu của nhà văn: khẳng định cái tôi độc đáo, khác thường, nhìn thiên nhiên
và sự vật thiên về phương diện thẩm mĩ, nhìn con người thiên về phương diện tài
hoa nghệ sĩ. Quan niệm cái đẹp phải là những hiện tượng đập mạnh vào giác
quan nghệ sĩ dù là thiên nhiên hay xã hội, con người. Sử dụng thể tùy bút tự do,
phóng túng với nhân vật chính là cái tơi độc đáo của mình. Đó chính là cái nhìn
mới mẻ độc đáo, có tính chất phát hiện về con người và cuộc sống cuả Nguyễn
Tuân. Nắm được phong cách của tác giả HS sẽ thấy được sự cố định và sự thay
đổi riêng biêt trong hai sáng tác thuộc hai thời kì.
2.3.3.Đọc – hiểu theo phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong việc nhận thức sự vật, hiện tượng, so sánh là một thao tác quan trọng
của tư duy nhằm phát hiện những nét tương đồng và sự khác biệt, phương pháp
quan trọng để nhận ra chân lí nghệ thuật. So sánh ở đây có tác dụng giúp người
đoc- hiểu tác phẩm văn học thấy được rõ hơn, nắm bắt được bản chất đối tượng
nghiên cứu. So sánh ở đây, ngoài việc cho HS thấy được những nét tương đồng
còn phải chỉ ra sự khác biệt, những nét riêng độc đáo của từng đối tượng.
a. So sánh với tác phẩm cùng khuynh hướng sáng tác
8


*Truyện ngắn Chữ người tử tù so sánh với truyện ngắn Hai đứa trẻ về
bút pháp sáng tác.
Trong quá trình đọc - hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù GV cũng nên
hướng dẫn HS so sánh với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam bởi cả hai tác
phẩm cùng là truyện ngắn theo khuynh hướng lãng mạn. Từ đó, HS khơng chỉ
nắm được một tác phẩm mà cịn nằm được tác phẩm khác và thấy được nét
tương đồng về bút pháp cũng như nét riêng biệt của từng tác phẩm. Hai văn bản
đều thành công ở bút pháp tương phản đối lập: Tương phản giữa bóng tối và ánh
sáng; tính cách và hồn cảnh. Cho nên HS dễ dàng khẳng định được cả hai
truyện ngắn đều mang màu sắc lãng mạn , thể hiện cái nhìn và những ấn tượng

chủ quan của nhà văn về cuộc sống và con người. Có điều GV nên luu ý thêm
trong q trình so sánh : Xét về mức độ và những biểu hiện cụ thể thì Chữ người
tử tù là mẫu mực của kiểu sáng tác lãng mạn còn Hai đứa trẻ dường như đi
chênh vênh trên ranh giới giữa hiện thực và lãng mạn nên tuy có gieo vào lịng
người đọc những cảm xúc bâng khuâng, những tình cảm man mác và trí tưởng
tượng bay bổng, song đồng thời nó cũng đem đến những cảm nhận thấm thía về
đời sống hiện thực của con người.
* Tùy bút Người lái đị Sơng Đà với bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tương tự như trên qua so sánh tác phẩm cùng viết về dịng sơng của đất
nước và có những nét tương đồng về thể loại, cảm hứng sẽ giúp HS nắm vững
được vẻ đẹp của hai văn bản và những nét đặc sắc riêng trong cách khai thác,
nhìn nhận đối tượng và phong cách của từng nhà văn.
- Chỉ ra được nét tương đồng: Cả sông Đà và sông Hương đều mang nét
đẹp của sự hùng vĩ đều có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình và cả hai dịng sơng đều
được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác; miêu tả trên phương diện văn hóa,
thẩm mĩ và đều thể hiện cái nhìn un bác của tác giả. Đó là vận dụng cái nhìn
đa ngành, kiến thức trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng hai
dịng sơng.
- Nét riêng:
Ở hình tượng sơng Đà, Nguyễn Tn tập trung tô đậm nét hung bạo, dữ dội
của Sông Đà giống như một kẻ thù hiểm độc và hung ác. Đặc biệt, tác giả miêu tả
sự hung bạo của Sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa, tài trí của người lái đị.; cịn
sơng Hương của Hồng Phủ Ngọc Tường lại được tơ đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ
mộng, luôn mang dáng vẻ của một người con gái xinh đẹp, mong manh, có tình
u say đắm. Sơng Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình u
9


b. So sánh Chữ người tử tù và Người lái đị sơng Đà. ( Hai sáng tác ở hai giai
đoạn khác nhau)

Ở lớp 12, khi hướng dẫn HS đọc hiểu tùy bút Người lái đị Sơng Đà GV
nhất định khơng được quên thao tác là so sánh hai tác phẩm để thấy được sự
thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và
sau CM tháng tám năm 1945. Trong thao tác so sánh này, GV lại hướng HS tiếp
cận hai văn bản kết hợp với phong cách của nhà văn.
Chẳng hạn so sánh một cách ngắn gọn, khái quát hình tượng nhân vật
Huấn Cao và hình tượng ơng lái đị cho HS thấy được:sự thống nhất và khác biệt
trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau CM tháng tám. HS
sẽ thấy được nét ổn định trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân ở cả hai thời
kì.: Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, uyên bác, lịch
lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau
trong miêu tả và biểu hiện; vẫn sử dụng ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc
đáo, đa dạng, khả năng tổ chức câu văn xi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu
trầm bổng, co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng
điêu luyện.
HS sẽ nắm được nét riêng trong sáng tác trước và sau cách mạng của
Nguyễn Tuân đó là:
Sau CM tháng tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tn có thể tìm
thấy ngay trong cuộc chiến đấu lao động hàng ngày của nhân dân chứ không chỉ
là con người trong quá khứ .
Trước CM, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngơng” mắc bệnh
ham mê thanh sắc, thích chiêm nghưỡng, chắt chiu cái đẹp và thâm nhập những
cảm giác mới lạ. Sau CM tháng tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc
sống mới từ góc độ thẩm mĩ . Ông đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn
liền với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nở, sinh sôi .
Như vậy, vận dụng phương pháp so sánh để đọc hiểu tác phẩm văn học của
Nguyễn Tuân với tác phẩm của tác giả khác nhưng cùng bút pháp sáng tác, cùng
đề tài , hai tác phẩm ở hai giai đoạn sáng tác có tác dụng làm giàu có và sâu sắc
thêm kiến thức của HS
2.3.4. Đọc - hiểu theo hướng tích hợp liên mơn.

Dạy học liên môn ở môn ngữ văn thực chất là sự vận dụng những nội dung
và phương pháp các lĩnh vực, các mơn học có liên quan để làm tăng hiệu quả dạy
học. Qua hình thức này, người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi
10


trường văn hóa, lịch sử sản sinh ra nó, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn
học và lịch sử phát sinh, văn học với các hình thái ý thức xã hội khác, đồng thời
khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh.
Khi hướng dẫn HS đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù GV liên hệ cho HS
nắm được tình hình bối cảnh lịch sử của xã hội Việt nam lúc bấy giờ khi Nguyễn
Tuân sáng tác tập truyện ngắn Vang bóng một thời nói chung và Chữ người tử tù
nói riêng. Đó là lúc đất nước đang trong tình cảnh nơ lệ trở thành thuộc địa của thực
dân Pháp với chế độ thực dân nửa phong kiến. Tầng lớp tri thức tiểu tư sản cùng thế
hệ với Nguyễn Tuân luôn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng mất điểm tựa, buồn chán bất hợp
tác với thực tại. Thực dân pháp lúc bấy giờ đã lợi dụng tâm trạng bế tắc của những
cây bút tư sản, tiểu tư sản đang hoang mang trước thực tại, tìm đường thốt li vào
q khứ bằng chính sách phục cổ. Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân đã được
tặng giải thưởng của nhà xuất bản ALexandro Rhodes- một nhà xuất bản có khuynh
hướng phục cổ của bọn thực dân.
Nguyễn Tuân tìm về quá khứ để làm sống dậy những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc đã lùi xa vào dĩ vãng qua đó thể hiện lịng u nước thầm kín
trong hồn cảnh đất nước chim đắm trong nơ lệ chứ khơng phải ru ngủ mình
trong q khứ mà quay lưng hoàn toàn với thực tại.
Điều đáng thú vị ở đây là khi đọc hiểu Chữ người tử tù cũng như Vang
bóng một thời sẽ giúp HS không chỉ hiểu bối cảnh lịch sử sản sinh ra tác phẩm
mà còn hiểu được những cung cách sinh hoạt thanh cao, tao nhã của một lớp
người một thời của dân tộc. Đó là những thứ thuộc về lịch sử văn hóa truyền
thống dân tộc, Truyện ngắn Chữ người tử tù cho HS hiểu được về nghệ thuật thư
pháp, thú chơi chữ của người xưa khi tìm hiểu nét đẹp tài hoa nghệ sĩ của nhân

vật Huấn Cao
GV hướng dẫn HS nắm sơ qua về thú chơi chữ của người xưa, đó là chữ
Hán- khối chữ vng viết bằng bút lông với những nét vừa mềm mại, sắc sảo.
Mỗi chữ khơng chỉ có cái đẹp của chữ mà cịn có cái sâu của nghĩa. Viết chữ đẹp
là hành vi sáng tạo nghệ thuật là mơn nghệ thuật gọi đó là “thư pháp” – một nghệ
thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu lộ tâm thức của con người. Thư
pháp gắn liền với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niệm triết học, nhân sinh quan
của người viết. Từ nét chữ, người ta có thể đọc được tính tình, nhân cách, khí
phách người viết, nó thể hiện thế giới nội tâm của người viết chữ. Cả người viết
chữ và người xin chữ đều tự nguyện tham gia vào một trị chơi văn hóa như một
cách di dưỡng tinh thần. Chơi chữ không chỉ biết thưởng thức cái đẹp của chữ mà
11


còn phải hiểu được cái sâu của những nghệ thuật thư pháp là thứ nghệ thuật cao
cấp dành cho hàng “tao nhân mặc khách”. Từ xưa, Việt Nam và Trung Quốc đều
có thú chơi chữ. Và trong ngành nghệ thuật thư pháp nhiều tên tuổi được truyền
tụng như huyền thoại. Ở Việt Nam, một trong những người đứng đầu nghệ thuật
thư pháp là Cao Bá Quát- nguyên mẫu nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù
Qua truyện ngắn Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đã phục chế lại không khí,
cung cách sinh hoạt của thời xưa cho người đọc thấy được thời ấy con người ta
sống như thế nào nói năng ra sao. Ví dụ như nnhững câu văn miêu tả viên quan
ngục ngồi băn khoăn suy nghĩ “ nơi góc chiếc án thư cũ’”, những câu nói của
Viên Quản Ngục dành cho Huấn cao. Đặc biệt ở cảnh cho chữ rồi cái chắp tay vái
người tù một vái. Tất cả cái cung cách, sinh hoạt của thời xa xưa ấy hiện lên qua
hình tượng nhân vật Huấn cao và viên quản ngục tốt lên vẻ thành kính, thiêng
liêng, trân trọng đầy niềm yêu mến luyến tiếc của nhà văn Nguyễn Tuân dành cho
cái đẹp dân tộc một thời vang bóng chỉ cịn trong q khứ.
Đối với tùy bút Người lái đị Sơng Đà, đọc hiểu tác phẩm học sinh không
chỉ cảm nhận được cái đẹp trong sáng tạo, trong phong cách nghệ thuật của

Nguyễn Tuân mà qua đó người đọc sẽ hiểu biết thêm những kiến thức liên quan
đến lịch sử, địa lí, kiến trúc, điện ảnh, điêu khắc, hội họa , quân sự , võ thuật…..
Trước hết ta hiểu được cuộc sống và công việc của những con người làm nghề lái
đị trên sơng nước một thời, hiểu hơn về mặt địa lí – con sơng Đà con sông mang
nguồn thủy điện dồi dào của Miền Bắc ) bắt nguồn từ đâu, rộng và dài bao nhiêu
KM, đặc điểm của lịng sơng, nước sơng từng mùa cũng được nhà văn quan sát
và miêu tả kĩ. Ta hiểu cả về Sơng Đà thời kì chống Pháp ra sao. Và một điều đáng
nói qua bài tùy bút viết về Sông Đà Nguyễn Tuân đã cho thấy tiềm năng du lịch
và tiềm năng thủy điện dồi dào của Sông Đà. Điều đó cho HS thấy rõ hơn vẻ đẹp,
sự giàu có về thiên nhiên của quê hương đất nước.
Trên đây chỉ là một vài định hướng đọc hiểu tác phẩm văn học của Nguyễn
Tn trong chương trình THPT mà tơi rút ra được từ thực tiễn dạy học. Những
phương pháp đọc hiểu này cũng có thể vận dụng được với những văn bản
khác.Những phương pháp trên không tách rời nhau mà có mối liên hệ mật thiết
với nhau, từ phương pháp này thấy được phương pháp kia và ngược lại. Vì vậy
phải đặt nó trong cái nhìn tổng thể và khoa học.
Giáo án thể nghiệm
Tiết 45, 46 - Đọc văn: Người lái đị Sơng Đà ( trích)
Nguyễn Tn
12


I. Mức độ cần đạt:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con sơng Đà và hình tượng người lái đị. Từ
đó, hiểu được tình u, sự đắm say của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con
người lao động ở miền Tây Bắc Tổ quốc.
- Thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn và hiểu được những nét đặc
sắc nghệ thuật của thiên tùy bút.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp đa dạng của sơng Đà (hung bạo, trữ tình) và người lái đị (trí
dũng, tài hoa) trên trang văn Nguyễn Tuân.
- Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa, câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh
và nhịp điệu, những ví von so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ.
2. Kĩ năng:
Đọc – hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại.
III. Hoạt động dạy- học:
1)Bài cũ:
2)Bài mới: Giới thiệu vào bài tạo tâm thế cho HS tiếp nhận văn bản.

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

-HĐ 1: Đọc hiểu phân tiểu dẫn
- Trình bày những hiểu biết của
anh chị về phong cách Nguyễn
Tuân?
- Về tác giả HS đã được học ở
lớp 11 trong Chữ người tử tù. Vì
vậy, GV chỉ cần nhấn mạnh
những nét phong cách Nguyễn
Tuân
Trình bày những hiểu biết về tập
tùy bút Sông Đà.?
Sử dụng phương pháp so

I)Tìm hiểu chung:
1) Tác giả Nguyễn Tuân:
- Phong cách nghệ thuật: Tài hoa, uyên bác, độc

đáo.
2) Tác phẩm:
a) Tập tùy bút Người lái đị sơng Đà:
- Xuất xứ ( sgk)
- Qua tùy bút Người lái đị sơng Đà nói riêng, tập
tùy bút Sơng Đà nói chung cho ta nhận ra diện mạo
của một nhà văn Nguyễn Tuân mới mẻ, khát khao
được hòa nhập với đất nước và cuộc đời này.
Nguyễn Tuân vẫn khẳng định cái tôi độc
13


sánh, đối chiếu phong cách
nghệ thuật Nguyễn Tuân trong
tập tùy bút Sông Đà với những
tác phẩm sáng tác trước CM

đáo nhưng không đối lập với xã hội, giọng văn
không khinh bạc mà đôn hậu. Với tập tùy bút Sông
Đà, Nguyễn Tuân tìm thấy cái đẹp trong cả hiện tại
và tương lai, không đối lập quá khứ với hiện tại,
phát hiện tài hoa nghệ sĩ trong đại
chúng nhân dân; tìm cảm giác mạnh trong thiên
nhiên mĩ lệ và hùng vĩ của đất nước, trong những
thành tích chiến đấu và xây dựng của nhân dân; thể
loại tùy bút giàu chất kí hơn.
Nêu đặc trưng của thể loại tùy -Thể loại: Tùy bút.
bút?
GV hướng dẫn HS nắm đặc trưng Tùy bút thường là những tác phẩm văn xuôi tự sự
thể loại tùy bút

cỡ nhỏ, có cấu trúc phóng túng, nhà văn thể hiện
GV cung cấp cho HS nắm rõ thể những suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những
loại tùy bút để hiểu hơn tác phẩm. vấn đề cụ thể. Ngôn ngữ trong tùy bút giàu hình
Phong cách tự do, phóng túng ảnh và giàu chất thơ
và ý thức cá nhân sâu sắc đã
khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể
tùy bút như một tất yếu. Nguyễn
Tuân đã có đóng góp lớn cho sự
phát triển của thể tùy bút trong
nền VHVN. Sự hấp dẫn của thể
tùy bút phụ thuộc ở cái tôi của
người viết có thực sự độc đáo,
phong phú, tài hoa hay khơng .
Một lần nữa phong cách độc đáo,
tài hoa của Nguyễn Tn sẽ được
thể hiên qua tùy bút Người lái đị
sơng Đà
--HĐ 2: Đọc hiểu hình ảnh sơng
1. Hình ảnh Sơng Đà:
Đà trong tùy bút
Đọc tác phẩm người đọc trước hết được biết thêm
kiến thức lịch sử, địa lí về dịng sơng Đà. Nguyễn
Sử dụng phương pháp tích Tn như một nhà địa lí khi đưa ta về vùng thượng
hợp liên môn
nguồn sông Đà ở cánh đồng tỉnh Vân Nam
( TrungQuốc) sau đó chan hịa vào sơng Hồng
14


- Hướng dẫn HS vận dụng hiểu

biết về phong cách Nguyễn Tuân
và đặc trưng thể loại để đọc hiểu
hình ảnh Sơng Đà trong tùy bút
? Qua cái nhìn của Nguyễn Tn,
sơng Đà hiện lên như thế nào?
+ Phân tích sự tài hoa của tác
giả trong cách thể hiện hình
tượng con sông Đà hung bạo, dữ
dội?

Gợi ý:
Nguyễn Tuân sử dụng những
biện pháp nghệ thuật nào để

chảy trên đất Việt 500 cây số trong tổng chiều dài
883 nghìn thước mét. Thậm chí nhà văn như đóng
vai một người chuyên nghiên cứu lịch sử, khảo cổ
học khi cung cấp cho người đọc biết dịng sơng
dưới thời Pháp thuộc có cái tên Tây lếu láo, lúc đó
con sơng Đà cũng chịu chung số phận với dân tộc
Việt Nam
* Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tn hiện
lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược
.a. Nét hung bạo, dữ dằn của sông Đà:
- Khắc họa tính cách hung bạo, dữ dội của sơng
Đà nhà văn phối hợp nhiều giác quan:thính giác,
thị giác, liên tưởng tưởng tượng, quan sát ở nhiều
góc độ trong khơng gian và thời gian. Điều đó,
giúp người đọc ngắm nghía, quan sát dịng sơng ở
những trạng thái khác nhau. Nguyễn Tuân đã đưa

người đọc vào những cuộc biến ảo của sông Đà.
+ Dựng lại khúc sông nguy hiểm “hùng vĩ của Sơng
Đà khơng phải chỉ có thác đá. Mà nó cịn là những
cảnh đá bờ sơng dựng vách thành, những đoạn đá
chẹt lịng sơng như cái yết hầu-> Sử dụng nghệ
thuật so sánh, liên tưởng mới mẻ
- Quãng Hát Lng dài hàng cây số “nước xơ đá,
đá xơ sóng, sóng xơ gió cuồn cuộn luồng gió gùn
ghè suốt năm”-> Sử dụng điệp từ, điệp ngữ, cấu
trúc tăng tiến
- Đoạn sơng ở qng Tà Mường Vát phía dưới Sơn
La, Sơng đà là những hút nước sẵn sàng nhấn chìm
và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào.-> So sánh,
nhân hóa, thủ pháp điện ảnh
- Dữ dội nhất là thạch trận đá, tiếng thác nước
Những thạch trận, phòng tuyến với nhiều cửa sinh
tử sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đị.
+ Tiếng thác nước lúc thì như van xin, lúc như
khiêu khích giọng gằn và chế nhạo. Có lúc sơi réo
15


chứng tỏ là một phong cách nghệ ầm ầm như tiếng hàng ngàn con trâu mộng đang
thuật độc đáo?
phá tuông rừng lửa -> Sử dụng câu văn so sánh
nhiều tầng và so sánh độc đáo mới lạ: so sánh nước
với lửa, so sánh sóng, gió với đàn trâu da cháy
bùng bùng, với âm thanh gào thét. Nghệ thuật so
sánh ấy đã giúp người đọc cảm nhận được sóngnước- gió đang cuồn cuộn dâng trào ào ạt, khủng
khiếp

+ Đá sông là một lũ giặc, đứa nào cũng ngỗ ngược,
đứa đứng, nằm, ngồi tùy sở thích. Lũ giặc đá tạo
thành một chân trời đá “một trận đồ bát quái”-> Tất
cả tạo nên một bản trường ca dữ dội, chiến trường
bạo -> Nhà văn đã thổi hồn cho những hịn đá vơ tri
khiến nó cựa quậy phải bộc lộ hết khí chất của
mình. Khi thì ngỗ ngược, lúc lại lì lợm có những kẻ
xanh lè, tiu ngỉu. Trận địa đá khổng lồ với boong ke
đá, pháo đài đá và hàng tiền vệ, hậu vệ. Và những
hình ảnh, câu văn đầy táo bạo
“ ngoặt khúc sơng lượn thấy bọt trắng xóa cả một
chân trời đá”; “mặt sông rung riết lên như tuốc
pin thủy điện” phối hợp với đá nước reo hị làm
thanh viện “sóng nước như thể quân liều mạng”…
Đọc những câu văn như vậy, người đọc khơng chỉ
thấy sơng Đà quẫy sóng mà cịn thấy câu văn
Nguyễn Tn quẫy sóng sảng khối vơ cùng .
=> Như vậy sự tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân
thể hiện rõ ở nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ biến
hoá linh hoạt: kết cấu câu trùng điệp, so sánh độc
đáo, nhân hoá, liên tưởng bất ngờ đã tái hiện hình
ảnh sơng Đà hiểm ác, đáng sợ như muốn thử thách
sức mạnh và trí thơng minh của con người..
Sự tài hoa, uyên bác trong
- Khi miêu tả sông Đà bạo liệt, Nguyễn Tuân còn
phong cách của Nguyễn Tuân bộc lộ phong cách độc đáo của mình ở chỗ: đã vận
khi tô đậm sụ bạo liệt của sông dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác
Đà còn thể hiện ở phương diện nhau như : quân sự, võ thuật, bóng đá và cả những
16



nào nữa?

Sử dụng phương pháp tích
hợp liên mơn
GV dẫn dắt Phong cách Nguyễn
Tn đã thích là thích cái gì đó
thật dữ dội, Nguyễn Tuân cũng
thích cái thơ mộng tuyệt mĩ. Cho
nên sông Đà được Nguyễn Tuân
khám phá ở phương diện trữ tình,
nên thơ của nó.
Nếu khi miêu tả cái bạo liệt của
sông Đà, Nguyễn Tuân đã truyền
cho người đọc cảm giác mãnh
liệt, cuốn xốy đến chóng mặt thì
khi miêu tả vẻ đẹp trữ tình của
dịng sơng Nguyễn Tn lại đem
đến cho trang viết của mình một
thứ ngơn ngữ giàu chất thơ. Chất
thơ êm dịu, nhẹ nhàng, sâu lắng,
gợi một thế giới hoang sơ, cổ
kính khiến những trang viết ấy
như một bài thơ văn xuôi.

trận chiến muôn xưa để làm nổi bật thần thái của
dịng sơng. Ngơn ngữ NguyễnTn khơng chỉ đầy
biến ảo mà cịn là thứ ngơn ngữ un bác, trí tuệ.
Văn Nguyễn Tuân là văn khoe tài hoa, uyên bác
- Sự hung bạo của con sông thực ra cũng chỉ là biểu

hiện của một nét đẹp thiên nhiên Tây Bắc kỳ vĩ, dữ
tợn. Thiên nhiên ấy quả là có sức hấp dẫn lớn với
Nguyễn Tuân, một nhà văn luôn đi sâu tìm những
cảm giác mới lạ, mảnh liệt, những phong cảnh cực
kỳ dữ dội. Miêu tả một thiên nhiên như vậy,
Nguyễn Tn có điều kiện tơn vinh, ngợi ca sự trí
dũng phi thường của con người.
Trong vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà ẩn chứa
tiềm tàng to lớn với sức nước vĩ đại của một nguồn
than trắng vô biên. Nguyễn Tuân đã thấy được giá
trị kinh tế, lợi ích lớn lao mà Sông Đà mang lại
b. Vẻ trữ tình, thơ mộng của sơng Đà:
- Nghệ thuật liên tưởng độc đáo: Sơng Đà tn dài
như áng tóc trữ tình của người thiếu nữ Tây Bắc
kiều diễm.
- Sông Đà được nhìn qua làn mây, qua ánh nắng với
đủ sắc màu:
+ Xuân: xanh màu xanh ngọc bích.
+ Thu: lừ đừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì
rượu bữa.
-> Khả năng quan sát tinh tế
- Cảnh vật hai bên bờ sơng Đà vừa hoang sơ nhuốm
màu cổ tích vừa trù phú, tràn trề nhựa sống: “bờ
sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn
nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
- Sơng Đà gắn bó thân thiết với con người như cố
nhân.
=> Nguyễn Tn tìm đến sơng Đà đâu chỉ như một
niềm say mê với cái đẹp của thiên nhiên mà nhà
văn còn mang đến cho người đọc một tiềm năng du

17


? Hãy chứng minh vẻ đẹp trữ tình
của dịng sơng Đà? Liên tưởng
nào của tác giả về sông Đà theo
em là độc đáo?
? Miêu tả sông Đà như thế, NT
thể hiện cảm xúc gì với thiên
nhiên TB?

- HĐ 3: Đọc hiểu hình tượng
người lái đị sơng Đà
? Khi chinh phục dịng sơng:
người lái đị đã bộc lộ những
phẩm chất tuyệt vời nào của
người lao động?
? Theo em, nguyên nhân dẫn đến
chiến thắng của người lái đị là
gì?
? Sau khi chinh phục sơng Đà,
ơng lái đị lại thể hiện phẩm chất
nào?

- Từ phong cách Nguyễn tuân, ta
phát hiện thấy sự tương phản mà
lại rất hài hịa ở hình tượng
người lái đị. Bên cạnh cái dũng
mãnh, phi phàm, bên cạnh tài
nghệ là vẻ đẹp của một tâm hồn

nghệ sĩ.

lịch dồi dào. Qua hình tượng sơng Đà, NT thể hiện
tình u mến tha thiết với thiên nhiên đất nước. Với
ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật
vơ song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà,
NT đã chứng tỏ sự tài hoa, un bác và lịch lãm.
Hình tượng sơng đà là phông nền cho sự xuất hiện
và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ
mới.
2. Người lái đị sơng Đà:
a. Một anh hùng trên sơng nước:
- Là sản phẩm của dịng sơng Đà, mang dấu ấn của
một đời xi ngược trên ghềnh thác sơng Đà, gắn
bó máu thịt với dịng sơng.
- Là vị chỉ huy “cái thuyền sáu bơi chèo” trong
cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ
dội, hiểm độc.
- Lúc đối đầu với dịng thác cuồng bạo: bằng trí
dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa,
người lái đò “nắm lấy bờm sóng” vượt qua trận
thủy chiến ác liệt trong trận đồ bát qi với đá nổi,
đá chìm, ba phịng tuyến trùng vi vây bủa để thuần
phục dịng sơng.
- Ngun nhân chiến thắng của ơng lái đị:
+ Xử lí các tình huống nguy hiểm: vừa dũng cảm,
ngoan cường vừa táo bạo như một viên tướng giỏi.
+ Hiểu biết cặn kẽ dịng sơng, dày dạn kinh nghiệm
chinh phục sơng Đà bằng tình u và cả niềm đam
mê.

-> Nếu sông Đà là một mặt trận, một chiến trường
thì người lái đị hiện lên như một chiến tướng.
b. Một con người tài hoa, nghệ sĩ:
- Sau những thử thách hiểm nguy: ung dung, trầm
tĩnh không có một lời nào bàn về chiến thắng vừa
qua.
- Ơng nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng
18


- Sử dụng phương pháp đối
chiếu, so sánh kết hợp với phong
cách nhà văn: So sánh cách
khám phá vẻ đẹp con người
trong văn chương Nguyễn Tuân
trước CM tháng tám 1945 với
sau CM tháng 8 -1945 qua hình
tượng ơng lái đị để thấy được sự
thống nhất và những nét đổi mới
trong phong cách nghệ thuật
của ông
+ So sánh cách thể hiện con
người của Nguyễn Tuân sau CM
so với các cây bút cùng thời để
thấy được sự độc đáo, riêng biệt
của ông khi viết về con người ở
chế độ mới

? Qua hình tượng người lái đị
Nguyễn Tn muốn gởi gắm điều

gì? So sánh với hình ảnh con
người trong sáng tác của ơng
trước cách mạng và các tác giả
cùng thời sau CM tháng tám
1945.
HĐ 4: Đọc -hiểu khái quát giá
trị tư tưởng, bút pháp miêu tả
dịng sơng và người lái đị của

mạn, bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc bị thương.
- Có lúc thèm được giật mình vì một tiếng cịi xúp
lê của chuyến xe lửa đầu tiên.
-> Đó là sự tinh tế, giàu tình cảm, rất nghệ sĩ của
người lái đị..
- Trước và sau cách mạng tháng tám, phong cách
nghệ thuật Nguyễn Tuân đều thống nhất ở khát
khao khám phá vẻ đẹp tài hoa của con người. Nếu
trước CM, họ chỉ là con người của q khứ cịn
vang bóng thì sau CM những con người tài hoa, trí
dũng có mặt ở khắp nơi trong cuộc sống lao động,
chiến đấu của dân tộc. Viết tùy bút Người lái đị
sơng Đà nhà văn gọi họ là “chất vàng mười của
đất nước”. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan
niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu
mà cịn có trong cuộc sống lao động thường ngày
Chú ý đến phương diện tài hoa của con người
trong cuộc sống là sự khác biệt của Nguyễn Tuân
so với các nhà văn. Nếu đa số các nhà văn sau
1945 chú ý đến số phận, sự đối lập của người lao
động trong xã hội mới thì Nguyễn Tn lại hướng

ngịi bút của mình miêu tả vẻ đẹp tài hoa, trí dũng
của con người. Nguyễn Tn nhìn thấy sự tài hoa,
trí dũng ấy bằng tâm huyết của những con người
đang cống hiến trí tuệ sức lực, tài năng của mình
cho đất nước. Trong thiên tùy bút Người lái đị
sơng Đà, ơng lái đị xuất hiện như một vị tướng tài
ba oai phong lẫm liệt trên chiến trường ghềnh thác
sơng Đà. Vẻ đẹp của ơng lái đị được tơi luyện
trong cuộc sống lao động thể hiện ở ngoại hình và
tài năng.
III. Tổng kết:
Thiên tùy bút đã giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ
đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền
Tây Bắc của tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn
19


thiên tùy bút
bó thiết tha của NT đối với đất nước và con người
? Nhận xét khái quát về nội dung Việt Nam. Cho thấy phong cách nghệ thuật tài hoa,
tư tưởng, bút pháp miêu tả dòng độc đáo, uyên bác của Nguyễn Tn.
sơng và ơng lái đị của tác giả?
Tùy bút Người lái đị Sơng Đà cịn là một tịa lâu
đài ngơn ngữ đậm chất Nguyễn Tn. Nhà văn đã
sử dụng vốn ngơn ngữ giàu có, góc cạnh và tri thức
của nhiều ngành nghệ thuật để làm nổi bật vẻ đẹp
của thiên nhiên, con người.
IV.Hướng dẫn tự học:
- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Người lái đị sơng Đà.
- Phân tích hình ảnh người lái đị trong cảnh vượt thác.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Tôi đã chọn lớp 12C4 năm học 2014-2015 và lớp 11B6 năm học 2015- 2016
làm thực nghiệm; chọn lớp 12C3 năm học 2014- 2015 và lớp 11B7 năm học
2015- 2016 làm đối chứng. Đây là các lớp có nhiều điểm tương đồng về sĩ số, ý
thức học tập và cùng học ban cơ bản chuẩn.
Ở các lớp thực nghiệm: Sử dụng một số phương pháp đọc hiểu như đã nêu
trên vào quá trình tổ chức bài học trên lớp nhất là hai tác phẩm Chữ người tử tù
và Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tuân.
Lớp đối chứng: Không sử dụng một số phương pháp đọc hiểu trên trong quá
trình tổ chức bài học trên lớp nhất là hai tác phẩm của tác giả Nguyễn Tuân. Để
kiểm tra hiệu quả của một số phương pháp mà bản thân vận dụng khai thác và tổ
chức dạy học các tác phẩm của Nguyễn Tuân, tôi đã cho HS lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng hai năm học trên làm bài kiểm tra đánh giá. Sau đó, tơi tiến hành
so sánh điểm trung bình của mỗi bài kiểm tra để phân tích, đánh giá sơ bộ khả
năng nắm bài và hiệu quả của phương pháp mà tôi đã vận dụng
Câu hỏi mà tôi yêu cầu cho HS tương ứng tương ứng với câu hỏi phần đọc
hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy bút Người lái đị sơng Đà được tiến hành
khi khai thác bài học, trong khoảng thời gian từ 10- 15 phút. Kết quả tính tốn
như sau
Tham số đặc
trưng
Điểm trung bình

Điểm trung bình
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Bài kiểm tra 1 Bài kiểm tra 2
Bài kiểm
Bài kiểm tra 2
tra 1

20


7,5
7, 8
6.5
6.6
So sánh điểm trung bình của hai nhóm qua các bài kiểm tra: Qua bài kiểm
tra ta thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này
chứng tỏ hiệu quả của việc vận dụng một số phương pháp đọc hiểu tác phẩm văn
học của Nguyễn Tuân: đọc hiểu theo đặc trung thể loại và bút pháp sáng tác,
phong cách nhà văn, đọc hiểu theo phương pháp so sánh…Đồng thời , qua điểm
trung bình này đã tạm thời khẳng định hướng đi đúng của đề tài nghiên cứu tác
phẩm văn học của Nguyễn Tuân ở lớp 11 và lớp 12.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
Tác phẩm của Nguyễn Tuân chiếm vị trí quan trọng trong chương trình
ngữ văn THPT. Dạy- học tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân nói riêng, tác
phẩm văn học khác nói chung với phương pháp khoa học, hiện đại phù hợp sẽ
giúp HS tiếp nhận, giải mã văn bản có hiệu quả cao.
Thực tế cho thấy các em HS ban tự nhiên vẫn ngại học văn hoặc học một
cách gượng ép, qua loa đại khái để đi thi, làm bài thi . Vì vậy, một ssố định hướng
để đọc hiểu văn bản văn học nói chung, hai tác phẩm của Nguyễn Tuân nói riêng
là một đóng góp giúp HS đọc hiểu văn bản văn học hiệu quả đúng hướng và có
hứng thú với giờ đọc hiểu văn học.
Mặc dù mới chỉ vận dụng và khảo nghiệm việc tổ chức dạy đọc hiểu tác
phẩm văn học trong phạm vi hai tác phẩm của Nguyễn Tuân ở lớp 11, 12 song kết
quả thu được qua hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã chứng tỏ phần nào hiệu
quả thiết thực của việc vận dụng những kiến thức được cung cấp trong việc đổi
mới nâng cao giờ đọc hiểu văn bản văn học và hướng đi đúng của đề tài.

- Kiến nghị:
Có thể nói đây là những cách tổ chức dạy học tác phẩm văn học có hiệu
quả cao và dễ áp dụng. Thế nhưng hiệu quả của việc hướng dẫn HS đọc hiểu văn
bản văn học cịn phụ thuộc vào trình độ, sự nhanh nhạy, năng động sáng tạo cũng
như sự đầu tư, nghiên cứu, xác định những vấn đề cần khai thác trong đọc - hiểu
văn bản văn học của GV.
Đây là những cách thức tổ chức dạy học cơ bản mà dựa vào đó GV có thể
lựa chọn để hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản có hiệu quả
Trong quá trình hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản cũng như tiếp nhận các
kiến thức khác liên quan đến văn bản mỗi GV cần ý thức được phương pháp,
cách thức khoa học phù hợp. GV cần lưu ý phân bố thời gian hợp lí; phải biết kết
21


hợp các phương pháp dạy học hiện đại để HS có thể lĩnh hội trọn vẹn cái đẹp của
tác phẩm văn chương.
Xác nhận của nhà trường

Ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan SKKN này là do
tôi viết không phải sao chép
Người viết sáng kiến

Chu Thị Nhung

22


Tài liệu tham khảo
1.Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12, mơn Ngữ văn- Phan Trọng

Luận, Trần Đình Sử, NXBGD, năm 1998
2.Dạy học văn ở trường phổ thông- Nguyễn Thị Thanh Hương, NXB ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI, năm 2001.
3.Tạp chí văn học và tuổi trẻ, số tháng 2, năm 2009



×