Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Cách ra đề mở một hình thức đổi mới trong tác phẩm chí phèo của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.53 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
---------- h ----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁCH RA ĐỀ “MỞ” - MỘT HÌNH THỨC ĐỔI MỚI
TRONG TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO

Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
SKKN thuộc lĩnh vực (môn):

THANH HÓA, NĂM 2016

Ngô Thi Bình
Giáo viên
THPT Lê Văn Hưu
Ngữ văn


MỤC LỤC
Trang
THANH HÓA, NĂM 2016...........................................................................1
MỤC LỤC.....................................................................................................2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................3
I. LÝ DO CHỌN ĐÊ TÀI.........................................................................3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................4
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................4
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................4


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................................5
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH RA ĐỀ “MỞ”MỘT HÌNH THỨC ĐỔI MỚI THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI CỦA BỘ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO.........................................................................................5
I. Quan niệm về đề thi theo hướng “mở”:.............................................5
II. Mục tiêu của việc ra đề theo hướng “mở”........................................5
III. Nội dung của những dạng đề theo hướng “mở”:.............................5
IV. Thực trạng và nhu cầu đổi mới cách ra đề thi môn Ngữ văn...........6
CHƯƠNG II: ĐỀ “MỞ”- MỘT HÌNH THỨC RÈN LUYỆN NĂNG
LỰC CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN..........................................................................7
I. Những ưu điểm và hạn chế của đề văn “mở”....................................7
II. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ ĐỀ VĂN “MỞ”..............................................8
III. CÁCH LÀM ĐỀ VĂN “MỞ”.........................................................9
CHƯƠNG III: CÁC DẠNG ĐỀ “MỞ” TRONG TÁC PHẨM CHÍ
PHÈO CỦA NAM CAO..................................................................................10
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN....................................................................10
II. CÁC DẠNG ĐỀ “MỞ” THƯỜNG GẶP TRONG TÁC PHẨM
CHÍ PHÈO...................................................................................................12
Gợi ý:...................................................................................................16
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề........................16
CHƯƠNG IV: HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..........21
C . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................22
1. Kết luận...............................................................................................22
2. Một số kiến nghị..................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................24


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐÊ TÀI
Hiện nay, việc định hướng khai thác một tác phẩm văn học mà để cho học

sinh sau khi tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn học ấy có thể hiểu được cặn kẽ
các vấn đề đặt ra trong văn bản là một điều không hề đơn giản. Đặc biệt là việc
giải quyết các đề thi theo hướng “mở” - một hình thức đổi mới giống mấy năm
gần đây ở tất cả các kì thi từ cấp cơ sở đến cấp Bộ. Điều này đã và đang thu hút
mọi đối tượng từ học sinh đến giáo viên và các cơ quan quản lý giáo dục đều rất
quan tâm. Bởi chỉ có cách ra đề theo hướng đổi mới như vậy mới phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường khả năng làm việc
của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các dạng đề
cụ thể, tạo hứng thú cho người học.
Cách ra đề “mở” - một hình thức theo hướng đổi mới nhằm giúp học sinh
tích cực, hứng thú trong việc làm bài, bởi đề thi theo hướng này học sinh không
phải học thuộc lòng, nhớ chi tiết, tỉ mỉ những cái mà thầy đã dạy trong văn bản.
Tuy nhiên, người học cũng phải trên cơ sở của phần kiến thức cơ bản mà giáo
viên đã hướng dẫn học sinh khai thác, tìm hiểu văn bản đó để lựa chọn lượng
đơn vị kiến thức sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài ra. Có như vậy bài viết
của học sinh mới trúng và đúng theo yêu cầu của đề, đồng thời cũng thuyết phục
được người đọc, người nghe. Nhưng trong việc dạy học này của chúng ta cũng
đang đứng trước bao thách thức, khó khăn bởi phần lớn học sinh bây giờ đều
ham chơi, lười học, đặc biệt khi ôn tập, làm đề theo kiểu đổi mới là học sinh
ngại tư duy, lười suy nghĩ vì thấy nó khó, từng vấn đề không hề dễ dàng theo
kiểu những đề bài vô cùng cơ bản như từ trước đến nay mà các em vẫn hay làm
như kiểu bài: “phân tích, cảm nhận” của em về một đoạn thơ hay một hình
tượng, một nhân vật trong tác phẩm mà em đã được học, đọc thêm.
Vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao để định hướng cho học sinh trong quá
trình ôn tập, làm đề phải dần dần làm quen với những kiểu đề, dạng đề ra theo
hướng đổi mới như mấy năm gần đây để khi bước vào các kì thi các em không
còn bỡ ngỡ với những kiểu đề, dạng đề như vậy? Đó là nỗi trăn trở không chỉ
của người giáo viên trực tiếp đứng lớp mà đó là còn là điều băn khoăn của cả
các đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo của nước ta. Để đáp
ứng được nhu cầu giáo dục cho học sinh, Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã chú

trọng đến đổi mới để biên soạn những đề thi theo cấu trúc mới nhất.
Là đặc trưng của một môn học mà hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo đang
yêu cầu là một trong ba môn thi bắt buộc của kì thi THPT quốc gia, ý thức được
tầm quan trọng của bộ môn luôn xuất hiện trong các kì thi và còn là bộ môn về
khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học
sinh các năng lực như: năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản
văn học cũng như các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có
năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người. Vì
vậy người viết sáng kiến kinh nghiệm chỉ mong muốn qua đề tài nhỏ này để có
thể giúp học sinh nắm vững hơn về kiến thức cơ bản, cũng như cách giải quyết
thành thạo các dạng đề “mở” theo hướng đổi mới ở tất cả các tác phẩm văn học


nói chung, tác phẩm Chí Phèo nói riêng; cũng như bản thân có thêm chút kinh
nghiệm hơn về cách ôn tập, luyện các dạng đề “mở” cho học sinh theo hướng
đổi mới theo cấu trúc đề thơ mới nhất của Bộ Giáo dục và đào tạo mấy năm trở
lại đây.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích cuối cùng của tôi khi nghiên cứu đề tài này là thay đổi cách ra đề
thi theo kiểu truyền thống bằng một hình thức ra đề theo hướng “mở”, từ đó
cũng để thay đổi cách dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương
pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào những dạng đề cụ thể trong quá trình làm
bài kiểm tra, bài thi. Đề ra theo hướng “mở” là một dạng theo cấu trúc đề thi
mới nhất của Bộ Giáo dục và đào tạo nên bản thân, đồng nghiệp, nhà trường
chưa có kinh nghiệm nhiều để giải quyết các dạng đề thi này. Vì vậy, tôi thấy
việc mình lựa chọn đề tài này để viết sáng kiến kinh nghiệm là cần thiết.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Với đề tài này người viết chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp: cách ra đề
“mở” theo cấu cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ trong tác

phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
Nếu đề tài này được áp dụng sẽ giúp học sinh vận dụng một cách linh hoạt,
chủ động, sáng tạo kiến thức đọc văn trong khi giải quyết các đề thi theo hưởng
“mở” trong các tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm Chí Phèo nói riêng.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Tìm hiểu về cách ra đề mở theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ giáo dục
và đào tạo: về khái niệm, mục tiêu, yêu cầu và nội dung.
2. Tìm hiểu về định hướng khai thác tác phẩm và cách ra đề “mở” theo cấu
cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ trong tác phẩm Chí
Phèo của Nam Cao.
3. Kiểm chứng qua thực tiễn dạy học.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH RA ĐỀ “MỞ”-MỘT
HÌNH THỨC ĐỔI MỚI THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI CỦA BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO.
I. Quan niệm về đề thi theo hướng “mở”:
Đề kiểm tra, đề thi theo hướng “mở” là đề văn không giới hạn bài làm
trong một lối mòn tư duy và những khuân mẫu chung về hình thức nhưng vẫn
gợi mở giúp học sinh có định hướng về cách viết. Đề văn “mở” giảm thiểu tối đa
tính hạn định, tạo khả năng cho học sinh tự lựa chọn vấn đề và cách giải quyết
vấn đề. Đề “mở” yêu cầu cao ở học sinh sự sáng tạo, linh hoạt, những suy nghĩ,
cảm thụ độc lập, khó có thể lệ thuộc vào tài liệu tham khảo. Đề “mở” không
những kích thích khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh mà còn có thể phân loại
được học sinh.
II. Mục tiêu của việc ra đề theo hướng “mở”
Đổi mới cách ra đề thi theo hướng “mở” là một trong những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông, tạo điều
kiện cho học sinh phát huy tính độc lập suy nghĩ và chủ động sáng tạo khi làm

bài; đồng thời đề thi ra theo hướng “mở” cũng giúp thầy cô phân loại được năng
lực học sinh để từ đó giáo viên có phương pháp phụ đạo, bồi dưỡng cho từng đối
tượng học sinh phù hợp.
III. Nội dung của những dạng đề theo hướng “mở”:
Đề “mở” về nội dung nghị luận: là một dạng đề hoặc chỉ mang tính gợi
dẫn, khái quát hoặc nêu ra nhiều vấn đề nghị luận để học sinh lựa chọn và bày tỏ
quan điểm mà không đòi hỏi thao tác nghị luận cụ thể. Câu lệnh trong đề thường
có các yêu cầu: so sánh, lựa chọn, trình bày suy nghĩ… Dạng đề này không chỉ
giúp giáo viên đánh giá được hiểu biết xã hội, kiến thức văn học, năng lực đọc hiểu văn bản mà còn đánh giá được tư duy sáng tạo, kĩ năng tạo lập văn bản và
khả năng lập luận của học sinh.
Đề “mở” về hình thức, về yêu cầu thao tác nghị luận: là chỉ nêu vấn đề cần
bàn luận học chỉ nêu đề tài. Tùy thuộc vào nội dung vấn đề, đề tài được nêu ra
trong đề bài mà người lựa chọn và quyết định sử dụng các thao tác nghị luận phù
hợp. Trong kiểu đề thi này, những câu lệnh: hãy phân tích, bình giảng có tính
chất đóng được thay bằng “cảm nhận, suy nghĩ …”. Dạng đề này góp phần hình
thành và phát triển năng lực thích ứng, sáng tạo, năng lực tư duy cho học sinh
trước một tác phẩm văn học, một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học,
một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí cho trước.
Đề “mở” về cách tiếp cận: là dạng đề không bị giới hạn bởi những yêu cầu
bắt buộc về thao tác nghị luận cũng như phạm vi nội dung của vấn đề nghị luận.
Dạng đề này đòi hỏi người viết phải chủ động trong nhận thức nội dung đề cũng
như nhận thức về thao tác nghị luận sẽ được sử dụng khi làm bài. Với những đề
kiểm tra, đề thi theo hướng “mở”, giáo viên không chỉ tạo điều kiện cho học
sinh phát huy những năng lực chuyên biệt, đặc thù như cảm thụ, phân tích, lí


giải và đánh giá các hiện tượng văn học; rèn luyện cho học sinh cách thức và
quy trình tạo lập văn bản, những kĩ năng cơ bản, cần thiết để viết một bài văn
mà còn phát triển được năng lực tư duy và năng lực sáng tạo cho người học, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học Văn và hiện thực hóa mục tiêu giáo dục, đào

tạo ở nhà trường phổ thông.
IV. Thực trạng và nhu cầu đổi mới cách ra đề thi môn Ngữ văn
1. Thực trạng đề thi môn Ngữ văn hiện nay
Hiện nay, trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia đã có sự hợp lí vì bên cạnh
đề văn nghị luận văn học đã có đề văn nghị luận xã hội. Ra đề văn nghị luận xã
hội là một hình thức rèn luyện tốt khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh trước
một vấn đề của xã hội, của cuộc sống; một hình thức giáo dục tư tưởng, tình cảm
trực tiếp khá hữu hiệu; cũng là một hình thức để chống sao chép và chống học
thuộc văn mẫu vẫn diễn ra khá phổ biến ở học sinh phổ thông.
Khách quan mà nói, đề thi quốc gia những năm gần đây cơ bản vẫn theo
kiểu đề truyền thống. Đề văn truyền thống thường đảm bảo ba tiêu chí: có yêu
cầu về nội dung nghị luận, có giới hạn phạm vi kiến thức văn học, nhận thức về
đời sống xã hội; có định hướng kiểu bài và thao tác lập luận; có giới hạn về
phạm vi tư liệu cần có trong bài làm. Loại đề này còn có thể gọi một cách khác
là đề “đóng”, "đề khép kín" (chữ dùng của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống).
Đề truyền thống có những ưu điểm như: chú trọng kiểm tra vốn văn học, tình
cảm, đạo đức và nhận thức về đời sống xã hội của học sinh. Đề văn truyền thống
còn góp phần khơi gợi sự hứng thú học tập bộ môn ngữ văn, tình yêu tiếng Việt
cũng như bồi dưỡng năng khiếu cho những học sinh giỏi văn.
Tuy nhiên, đề truyền thống vẫn bộc lộ những hạn chế. Cụ thể là:
Đề truyền thống thường nêu yêu cầu về "kiểu bài" với mệnh lệnh: hãy giải
thích, phân tích, chứng minh, bình luận... để dẫn đến sự ngộ nhận trong mỗi bài
văn nghị luận chỉ dùng một vài thao tác lập luận nhất định. Điều đó thiếu cơ sở
khoa học và thực tiễn. Bởi trên thực tế không bài văn nào chỉ dùng riêng lẻ một
thao tác lập luận. Bất kì bài văn hay nào cũng là sự vận dụng tổng hợp nhiều
thao tác, dĩ nhiên bao giờ cũng có một thao tác chính đóng vai trò chủ đạo, các
thao tác khác chỉ là hỗ trợ và phục vụ cho thao tác chính. GS Phan Trọng Luận
đã đánh giá: "Cái dở nhất của đề thi văn hiện nay là chủ yếu nhắm đến khâu tái
hiện kiến thức theo kiểu "nhớ lại" chứ không chú ý đến vận dụng kiến thức của
học sinh", "quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy kiểu đề với mấy chủ điểm quen

thuộc: không bình giảng thì phân tích, không phân tích thì chứng minh, không
chứng minh thì cao hơn là bình luận. Trở đi trở lại cũng chỉ có mấy bài thơ,
mấy đoạn trích quen thuộc" (Dẫn theo Tuổi trẻ Online).
Do đã quá quen thuộc, không đổi mới nội dung và phương pháp ra đề nên
đề văn truyền thống không tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính độc lập suy
nghĩ, chủ động sáng tạo khi làm bài, không phân loại được năng lực học sinh mà
chỉ dừng lại ở những nội dung kiểm tra học sinh về kiến thức. Đề văn truyền
thống còn tạo ra hệ lụy bài mẫu tràn ngập ở sách tham khảo, trên mạng internet,
trong tài liệu ôn tập của thầy cô nên học sinh đã hình thành một phương pháp
học tập không đúng: học và ôn tập không xuất phát từ tác phẩm văn học, từ Sách


Giáo khoa mà từ bài mẫu.
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế này, một phần do bởi chương trình Sách
Giáo khoa (học như thế nào thì thường ra đề kiểu ấy); tuy nhiên phần nhiều lại
thuộc về người ra đề và cách tổ chức ra đề (để đảm bảo không vi phạm Chuẩn
kiến thức kỹ năng, người ta thường ra đề một cách cứng nhắc theo cấu trúc đề
thi quy định sẵn...).
2. Nhu cầu đổi mới cách ra đề thi môn Ngữ văn
Cách ra đề văn theo kiểu truyền thống về cơ bản là đơn điệu, nhàm chán,
thiếu những yêu cầu sáng tạo. Chính điều đó dẫn tới việc dư luận trong xã hội
vẫn không đồng tình với kiểu ra đề truyền thống như lâu nay đã ra. Nhiều ý kiến
lên tiếng và được đăng tải trên báo chí. Giáo sư Hoàng Như Mai có nhận xét:
"Cách ra đề các kỳ thi văn của chúng ta hiện nay còn khá thô cứng, những nhân
vật và vấn đề cũng như yêu cầu đặt ra trong đề thi thường trùng lặp nhau khá
nhiều. Một mảnh đất dù tốt đến đâu cày xới mãi rồi cũng khô cằn. Cứ một vấn
đề, một tác giả mà trở đi trở lại mãi nhưng không đổi mới cách tiếp cận thì làm
sao mà mang đến cho người đọc sự rung cảm mới mẻ, tinh tế được. Ra đề thi
phải khơi dậy những suy nghĩ riêng, đồng thời phải rèn luyện cho học sinh óc
phê phán, nhìn vấn đề trên nhiều mặt. Cần tránh kiểu ra đề "suôn sẻ", dạng

"thỏa hiệp" một chiều" (Sự rung cảm và sáng tạo của học sinh có nguy cơ mòn,
Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 6- 2005).
Trước phản ứng của dư luận, của chính cả người học, một yêu cầu cấp thiết
được đặt ra đó là phải đổi mới cách ra đề văn. Việc đổi mới ra đề thi văn đã
được thực hiện, bắt đầu từ Sách Giáo khoa cấp THCS. Tuy nhiên trong thực tế,
rất nhiều đề văn trong Sách Giáo khoa Ngữ văn hiện hành vẫn ghi: hãy phân
tích, hãy bình luận, hãy giải thích, hãy so sánh... Nghĩa là vẫn chưa thoát khỏi
dạng đề truyền thống. Học sinh vẫn phải viết văn theo yêu cầu có sẵn. Tất yếu
sự sáng tạo của học sinh sẽ bị hạn chế. Vì những lẽ đó, vấn đề đặt ra là phải đổi
mới cách ra đề văn, nhất là đề văn theo hướng mở.
CHƯƠNG II: ĐỀ “MỞ”- MỘT HÌNH THỨC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC
CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH
GIÁ MÔN NGỮ VĂN
I. Những ưu điểm và hạn chế của đề văn “mở”
1. Ưu điểm
So với đề văn truyền thống, đề văn “mở” có nhiều ưu điểm nổi trội. Tránh
sự nhàm chán, lặp lại trong khi ra đề thi. Đối với học sinh, đề “mở” mang tính
gợi mở, nó kích thích được khả năng tư duy, phát triển trí thông minh. Học sinh
tha hồ, thỏa chí phát huy năng lực sáng tạo của mình. Trước đây, vì ra đề theo
kiểu truyền thống buộc giáo viên chỉ ra trong phạm vi những gì đã dạy, đã học,
nghĩa là trong phạm vi chương trình, không vi phạm vào "Chuẩn kiến thức kĩ
năng"; giáo viên nào không tuân thủ những yêu cầu trên sẽ bị khiển trách, phê
bình. Để làm được bài, học sinh phải nhớ kiến thức. Không ít học sinh học thuộc
lòng cả bài thầy cô giảng, nếu không thuộc thì quay cóp tài liệu. Ra đề văn theo
hướng “mở” (mở về kiến thức, mở về kỹ năng, về phương pháp làm bài. Tuy
“mở” nhưng vẫn không thoát ly nội dung chương trình và Chuẩn kiến thức kỹ


năng) học sinh sẽ không phải tốn nhiều thời gian cho việc học thuộc lòng, không
phải mất công mất sức ngồi "nhai lại" khối lượng kiến thức khổng lồ đã học.

Học sinh cũng không phải mua nhiều tài liệu, nhất là các bài văn mẫu. Vì vậy, ra
đề “mở” sẽ là một hình thức hạn chế vấn nạn văn mẫu bán tràn lan trên thị
trường.
Việc ra đề “mở” còn có khả năng phân hóa được trình độ của học sinh
trong kiểm tra (vì người viết khó mà chép được "văn mẫu", phải tự mình suy
nghĩ và viết ra ý nghĩ của mình), nhờ đó mà đánh giá được năng lực của học
sinh chính xác hơn.
2. Hạn chế
Đối với học sinh: Cái khó đầu tiên là khó trong khâu ôn bài. Đề “mở”
thường không có đề cương ôn tập, câu hỏi ôn tập chung mà phải ôn hết những gì
đã học. Người học khó hình dung được đề ra ở mảng nào, phần nào.
Thứ hai, loại đề này sẽ khó đối với học sinh có học lực trung bình, bởi vì đề
“mở” yêu cầu ở học sinh khả năng tư duy cao, biết lựa chọn nội dung viết sao
cho phù hợp yêu cầu đề, biết bàn bạc và mở rộng vấn đề... Những học sinh có
lực học trung bình khó thực hiện được những yêu cầu đó.
Đối với giáo viên: Khó làm đáp án cho rõ ràng rành mạch. Đáp án cho loại
đề này cũng phải là "đáp án mở", tức là không nên bó chặt người viết vào một số
ý nào có sẵn, cho trước, đáp án biểu điểm phải khái quát, tránh sa vào những chi
tiết cụ thể, tỉ mỉ, đáp án chỉ nên định hướng về cách giải quyết. Còn nội dung cụ
thể thì học sinh tự xác định, tự bộc lộ và trình bày. Giáo viên phải căn cứ vào nội
dung và hình thức trình bày mà cho điểm, chất lượng của bài viết không thể lấy
dài ngắn mà đo. Bài làm của học sinh sẽ có nhiều phát hiện bất ngờ và độc đáo,
giáo viên phải lường trước được những khả năng học sinh sẽ viết trong bài làm
để chủ động xử lí và cho điểm, tránh đánh giá cực đoan (chẳng hạn, học sinh
không làm theo đúng suy nghĩ mà giáo viên đã chuẩn bị trong đáp án thì không
cho điểm), đồng thời cũng tránh bỏ sót ý học sinh đã sáng tạo.
Với kiểu đề “mở”, giáo viên chấm bài phải rất "vững tay". Khi chấm bài theo
đề truyền thống, giáo viên chỉ cần đọc qua là biết ngay học sinh làm như thế
nào, đủ ý hay thiếu ý, từ đó mà "định lượng" điểm. Chấm bài đề văn “mở”, giáo
viên phải chấp nhận các em có quyền phát biểu quan điểm, suy nghĩ riêng.

Chấm bài với giáo viên không chỉ là đánh giá, đọc văn của học sinh và lời nhận
xét trong bài làm của học sinh, đối với giáo viên phải giống như lời trò chuyện,
trao đổi và tranh luận để cho học sinh hiểu, do vậy giáo viên phải chọn giải pháp
nào là tốt nhất có thể, chứ không thể chấm theo lối áp đặt chủ quan được.
II. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ ĐỀ VĂN “MỞ”
1. Đề nghị luận văn học:
Đề 1: Hình tượng bóng tối và ánh sáng trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
của Thạch Lam.
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên trong
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
2. Đề nghị luận xã hội
Đề 1: Trong bức thư của một du học sinh Nhật bàn về văn hóa Việt Nam có


đoạn:
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000
năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịc sử chứ không được thể hiện
trong cách hành xử đời thường.
Là một người Việt trẻ tuổi, anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Đề 2: Anh/chị có suy nghĩ gì về ý kiến sau:
Người đầu bếp, người quét rác, cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn
trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau (Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị bằng một bài văn không quá 600 chữ
III. CÁCH LÀM ĐỀ VĂN “MỞ”
Cũng như các đề làm văn khác, đề mở cũng phải đảm bảo những yêu cầu
cần thiết người viết phải quan tâm. Nhưng khác với các dạng đề văn thông
thường, trong đề đã bao hàm cả yêu cầu về nội dung và kiểu bài, thao tác nghị
luận, đề mở vì tính chất mở nên người làm văn phải tự tìm hiểu. Tuy vậy, dù
muốn hay không người ra đề cũng như người viết bài cũng phải nêu được cách
hiểu và những ý cơ bản cần phải đạt được trong bài viết. Tức là phải hình thành

được hệ thống ý đáp ứng được yêu cầu của đề. Sau đây là một số gợi ý về cách
làm đề văn mở.
1. Xác định yêu cầu của đề
Vì đặc điểm của đề mở thường chỉ có chỉ dẫn về nội dung nghị, không có
chỉ dẫn về kiểu bài và thao tác lập luận, vì vậy người làm văn trước hết phải tiên
liệu cho mình các thao tác cần nghị luận. Cần xác định trong bài văn đó sử dụng
thao tác nào là chính, thao tác nào là phụ.
2. Tìm ý
Phải nhấn mạnh ý ở đây là ý của đề bài đặt ra chứ không phải ý của đối
tượng nghị luận. Tất nhiên, có khi ý của đề bài trùng với ý của tác phẩm được
đưa ra để nghị luận, đó là khi đề hướng tới việc cảm nhận về một tác phẩm độc
lập, cụ thể nào đó.
Để tìm được ý cho một đề văn, một trong những cách tương đối có hiệu
quả là người viết biết đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời các câu hỏi đó. Việc
đặt ra các câu hỏi thực chất là biết soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, biết lật
đi lật lại vấn đề dễ tìm hiểu, xem xét kĩ càng, thấu đáo hơn.
Lưu ý: Trong mỗi câu hỏi lớn có thể đặt tiếp các câu hỏi nhỏ để triển khai
các ý lớn.
3. Lập dàn ý
3.1 Giới thuyết
Khi đã có ý rồi, người viết cần biết tổ chức, sắp xếp các ý ấy thành một hệ
thống nhằm làm nổi bật đối tượng, vấn đề. Công việc này gọi là lập dàn ý, hoặc
xây dựng bố cục, kết cấu cho bài viết.
3.2. Các phần trong dàn ý
Thông thường, bài văn có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ cụ thể.
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng hoặc vấn đề trọng tâm cần làm rõ.
- Thân bài: Triển khai, cụ thể hóa đối tượng và vấn đề trọng tâm đã nêu ở
mở bài bằng hệ thống ý được sắp xếp một cách hợp lí.



- Kết bài: Chốt lại vấn đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân.
3.3. Quy tắc sắp xếp ý trong dàn ý
Tùy vào vấn đề, đối tượng cần thuyết phục và cách lập luận mà người viết
có thể sắp xếp theo những dàn ý khác nhau. Việc sắp xếp ý cần linh hoạt, nhưng
cũng phải tuân thủ một số quy tắc nhất định:
- Các ý lớn phải ngang hàng nhau và cùng làm sáng tỏ cho vấn đề trọng
tâm.
- Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ cho ý lớn. Cần trình bày ý
theo một thứ tự tránh trùng lặp ý.
- Có ý bắt buộc phải trình bày trước rồi mới tiếp tục trình bày ý khác. Đề
văn trên: Ý giải thích phải trình bày trước phân tích, sau đó mới bình luận.
- Cần xác định mức độ các ý cho hợp lí. Trong một bài văn, các ý không
phải bao giờ cũng đồng đều và được trình bày ngang nhau. Có ý cần nêu kĩ, có ý
chỉ cần nói qua, vừa đủ. Đề văn trên: Hai ý giải thích và bình luận không cần nói
kĩ bằng ý phân tích.
CHƯƠNG III: CÁC DẠNG ĐỀ “MỞ” TRONG TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
CỦA NAM CAO
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về nhà văn Nam Cao :
- Nam Cao ( 1917- 1951), là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam ở cả
hai giai đọan trước và sau Cách mạng tháng Tám.
- Là một nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, có tấm lòng đôn hậu,
chan chứa tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông
dân nghèo khổ.
- Tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám thường tập trung
viết về hai đề tài: Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo (Đời thừa,
Giăng sáng, Sống mòn; Chí Phèo...)
2. Truyện ngắn “Chí Phèo”:
2.1. Nhan đề:
- “Cái lò gạch cũ”: (do nhà văn đặt lần 1) Là một chi tiết nghệ thuật gắn

với sự ra đời của Chí ở đầu tác phẩm và sự tiếp nối của con Chí ở phần cuối tác
phẩm (qua chi tiết: khi Chí chết, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và đồng
thời nghĩ tới cái lò gạch bỏ hoang). Nhan đề này thể hiện sự luẩn quẩn, bế tắc
của cuộc đời Chí Phèo và số phận của những người nông dân bị tha hóa trước
CMT8.
- “Đôi lứa xứng đôi”: là nhan đề do nhà xuất bản đặt dựa vào mối tình giữa
CP - “con quỷ dữ làng Vũ Đại” và thị Nở - “mụ đàn bà xấu ma chê quỷ hờn”.
Tên gọi này mang tính giật gân, gây ấn tượng và sự tò mò, phù hợp với thị hiếu
của người đọc; nhằm mục đích thương mại, nên nhan đề không gắn với chủ đề
tác phẩm.
- “Chí Phèo” (do nhà văn đặt lần 2): khái quát súc tích và đầy đủ nhất tư
tưởng nghệ thuật của Nam Cao
2.2. Cốt truyện: (tóm tắt theo cuộc đời nhân vật)
- Trước khi vào tù: Chí là kẻ mồ côi, được nhặt về từ một lò gạch cũ -


Sống và lớn lên như một loài cây dại (qua tay người đàn bà góa và bác phó cối
nghèo). Năm hai mươi tuổi, Chí làm canh điền cho lý Kiến, được bà Ba để ý.
Sau đó Lý Kiến ghen và đẩy Chí vào tù.
- Từ khi ra tù đến trước khi gặp Thị Nở : Sau tám năm ở tù, Chí trở về
trong sự biến dạng cả về nhân hình và nhân tính, bị Bá Kiến lợi dụng, Chí nhanh
chóng trở thành thằng lưu manh, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại.
- Từ sau khi gặp Thị Nở đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt: Gặp thị Nở,
được thị chăm sóc bằng bát cháo hành...Chí dần thức tỉnh về nhận thức, về ý
thức và khao khát hoàn lương.
- Bị Thị Nở cự tuyệt: Chí đau đớn, tuyệt vọng. Trong phẫn uất, Chí nhận ra
kẻ thù của mình là Bá Kiến. Chí đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện, rồi đâm chết
Bá kiến và tự sát.
2.3. Chủ đề :
Tác phẩm miêu tả tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Vịêt Nam trước

CMT8 và giải quyết mâu thuẫn ấy bằng những biện pháp quyết liệt. Đồng thời,
tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn: Phát hiện, miêu tả
phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị xã hội TDPK thối nát
biến thành quỷ dữ.
2.4. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
2.4.1. Giá trị nội dung :
- Giá trị hiện thực: Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa,
mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương.
- Giá trị nhân đạo:
+ Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị đọa đầy, lăng
nhục, bị cự tuyệt quyền làm người. Qua đó NC bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc
với nỗi khổ và sự bất công lương thiện của người l/đ lương thiện ấy.
+ Lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch tha hóa, lưu
manh hóa, bị cự tuyệt quyền làm người (Cha con thống lí, nhà tù, những thành
kiến, định kiến – bà cô TNở)
+ Trân trọng, nâng niu những nét đẹp của người nông dân. đồng thời nhà
văn còn phát hiện, khám phá, miêu tả những phẩm chất tốt đẹp, lương thiện của
người nông dân ẩn đằng sau tâm hồn u mê, cằn cỗi ngay cả khi họ bị XH thực
dân nửa PK tàn ác biến thành thú dữ (vẻ đẹp CP, thị Nở) .
+ Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, t/g đã cất lên tiếng kêu
cứu thảm thiết, đầy phẫn uất cho người nông dân lương thiện: Làm thế nào để
cho con người được sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập
nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở
nên nhân đạo hơn.
2.4.2. Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa sống động, có
cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi, tự nhiên, giọng điệu đan
xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.

- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.


II. CÁC DẠNG ĐỀ “MỞ” THƯỜNG GẶP TRONG TÁC PHẨM CHÍ
PHÈO
1. Các dạng đề mở và cách cách lập dàn ý
1.1. Dạng đề về chứng minh nhận định, ý kiến
1.1.1. Mở bài:
- Vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề, dẫn dắt ý kiến vào.
1.1.2. Thân bài:
- Giải thích ý kiến, nhận định hoặc làm rõ vấn đề:
+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề
bài.
+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung
của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn
đề gì? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?
- Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:
+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
+ Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định
như vậy?
+ Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học
và trong cuộc sống?
- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
1.1.3. Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề.
1.2. Dạng đề so sánh
- So sánh hai chi tiết nghệ thuật
- So sánh hai nhân vật, hai hình tượng nghệ thuật
1.2.1. Mở bài: Nêu v/đề (thường tìm điểm chung nhất)
1.2.2. Thân bài

- Nêu tác giả, tác phẩm, xuất xứ của cả hai nhân vật, hai hình tượng nghệ
thuật.
- Làm rõ từng chi tiết, từng nhân vật, từng đoạn văn xuôi
+ Cảm nhận về đối tượng thứ nhất:
Nội dung
Nghệ thuật
+ Cảm nhận về đối tượng thứ nhất 2:
Nội dung
Nghệ thuật
- So sánh sự tương đồng và khác biệt
+ Sự tương đồng
+ Sự khác biệt
1.2.3. Kết bài: Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật
2. Các dạng đề “mở” trong tác phẩm Chí Phèo
2.1. Đề 1: Khi nghĩ về Chí Phèo ( truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao), thị
Nở thành thật: “Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương”. Anh, chị hãy bày
tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.


Gợi ý:
Các
ý
1
2

3

4

Nội dung


Điểm

Giới thiệu v/đ: làm nổi bật được chân dung nhân vật Chí Phèo 0.25
trong nhận xét của thị Nở: liều lĩnh (lưu manh) và hiền, đáng thương
(lương thiện).
Giải thích nhận xét của thị Nở :
0.5
- “Cái thằng liều lĩnh”: cách nói chân thực khẩu ngữ của người
nhà quê (thằng, nó - không có ý khinh bỉ, xem thường), muốn nói
đến bản chất du côn, lưu manh của Chí Phèo, nói tới những tội lỗi
hắn làm ở làng Vũ Đại.
- “đáng thương” thị Nở bày tỏ sự bênh vực và cảm thông với bất
hạnh của Chí.
-> Câu nói của thị Nở ngầm thừa nhận Chí là con người lương
thiện, hiền. Hai nét tính cách lưu manh và lương thiện làm nên bi
kịch thân phận người nông dân Chí Phèo. Bi kịch Chí Phèo thể hiện
giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao.
Bày tỏ suy nghĩ
2.75
- Trình bày những hiểu biết về thân phận Chí Phèo: một người 0.5
nông dân hiền lành lương thiện. Tuổi thơ bơ vơ, khó nhọc của Chí
Phèo.Tuổi thanh niên làm thuê cho nhà Bá Kiến tuy vất vả nhưng
chăm chỉ, hiền lành và nhiều khát khao, mơ ước. Là người có nhân
cách, trọng danh dự, có ước mơ giản dị như bao người dân quê
khác.(Con người tốt, đáng yêu)
- Đi tù về, Chí Phèo trở thành một con người khác: cướp giật, 0.5
rạch mặt, ăn vạ…Trở thành tay sai, công cụ đắc lực trong tay Bá
Kiến.Chí bị trượt dốc khỏi con đường lương thiện, trở thành con
quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị cả làng xa lánh, coi khinh. (Con người

bị tha hóa, lưu manh hóa, đáng thương)
- Nhân vật Chí Phèo trong quan hệ với thị Nở là bước ngoặt quan 1.75
trong trong sự phát triển tính cách của Chí. Nhà văn làm lộ những
phần nhân cách đẹp nhất về con người với quá khứ bình dị, chân
chất, với tình yêu và khát vọng hạnh phúc nho nhỏ và cả bản tính
lưu manh, liều lĩnh của Chí. Bi kịch hoàn toàn tan vỡ khi Chí Phèo
bị thị Nở từ chối tình yêu, cánh cửa trở về với cuộc sống làm người
hoàn toàn khép lại. Đỉnh điểm của bi kịch là hành động giết Bá Kiến
và tự vẫn của Chí Phèo. (Cái kết thúc cuộc đời đáng thương)
Đánh giá chung
0.5
- Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của người nông dân lương thiện
bị tha hoá. Nhưng từ trong sự tha hoá, họ vẫn khao khát một cuộc
sống lương thiện và khao khát sự trở về với cuộc sống bình thường,
lương thiện của người nông dân. Hai biểu hiện lưu manh và lương
thiện được miêu tả thành công trong tình huống bất ngờ: cuộc tình
với thị Nở. Tình yêu và bàn tay đàn bà chăm sóc, yêu thương giúp
hắn nhận ra bao nhiêu trang đời đẹp đẽ, nhận ra hắn trên con đường


đời cô độc và bất hạnh, nhận ra mơ ước và khát khao giản dị, xứng
đôi. Năm ngày thằng lưu manh sống lương thiện, vui vẻ, hạnh phúc
sau bao nhiêu khổ sở. ( Sự cảm thông chia sẻ của thị Nở và nhà
văn). Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Phát
huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả tâm lý; sử dụng ngôn
ngữ và cách trần thuật tự nhiên tạo nên thành công của tác phẩm.
2. 2. Đề 2: (Học sinh chỉ làm được đề này khi đã học tác phẩm Vợ nhặt của
Kim Lân - Ngữ văn lớp 12)
Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị:

- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo - Nam
Cao, Ngữ văn 11)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi
người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:
- Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của những câu nói trên.
Gợi ý:
Các
Nội dung
Điểm
ý
1 Giới thiệu vấn đề: về hai tác giả, hai tác phẩm, hai câu nói
0.25


2

3

a. Về chi tiết “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”
trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao:
- Về nội dung:
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ với thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ
Chí Phèo có sự thay đổi hẳn cả về tâm sinh lí.
+ Bát cháo hành của thị Nở đã đánh thức ở Chí khát vọng được
sống cuộc sống của một người bình thường “Hắn thèm lương
thiện”. Cử chỉ mộc mạc của thị gieo vào lòng Chí niềm hi vọng: thị
sẽ là người mở đường dẫn Chí về với “cái xã hội bằng phẳng, thân
thiện của những người lương thiện”.
+ Câu nói Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui cho thấy

khát vọng hạnh phúc, được yêu thương vẫn ẩn sâu trong con quỷ dữ
Chí Phèo sau bao nhiêu năm tháng bị vùi lấp bởi rượu, máu và nước
mắt. Chí không dám nói một lời “cầu hôn” thẳng thắn, rõ ràng mà
chọn cách nói lấp lửng thể hiện sự âu lo, phấp phỏng của một thân
phận bị chối bỏ với một niềm hi vọng mong manh.
- Về Nghệ thuật:
+ Cách Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của
cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và cảnh ngộ của
nhân vật.
+ Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút
Nam Cao.
b. Về chi tiết Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên
xe rồi cùng về trong Vợ nhặt - Kim Lân
- Về nội dung:
+ Tràng là một chàng trai nông dân nghèo, ế vợ.
+ Trước tình cảnh của người đàn bà bị cái đói xô đẩy, Tràng đã đãi
thị bốn bát bánh đúc. Sau đó, Tràng nói một câu với hình thức như
một câu nói đùa: Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên
xe rồi cùng về. Câu nói đùa nhưng lại thể hiện niềm khát khao hạnh
phúc có thật, mãnh liệt cháy bỏng thẳm sâu trong người nông dân
nghèo ấy mà ngay cả nạn đói và cái chết cũng không thể dập tắt.
+ Lời nói của Tràng có vẻ như đùa song ngọn lửa hạnh phúc trong
Tràng đước thắp lên từ câu nói đùa ấy lại thật sự bùng cháy. Tràng
trân trong hạnh phúc của mình cũng như bằng tất cả những gì có thể,
anh biến cuộc hôn nhân với thị trở nên đàng hoàng, nghiêm túc.
- Về nghệ thuật:
+ Là một chi tiết góp phần tạo nên một tình huống truyện độc đáo
và ý nghĩa, tạo bước ngoặt cuộc đời và tâm lí của nhân vật, thể hiện
chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
+ Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút

Kim Lân
So sánh:
- Sự tương đồng:
+ Đó là những câu nói đặc biệt, có ý nghĩa hêt sức quan trọng trong

1.25
0.75

0.5

1.25
0.75

0.5
1.0
0.5


4

cuộc đời các nhân vật và có sức tác động diệu kì, tạo nên những
khoảng khắc ngọt ngào hạnh phúc cho họ.
+ Đấy cũng chính là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá
trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ trong hai tác phẩm: Phát hiện và ngợi
ca khát vọng yêu thương, khát vọng hạnh phúc ở những con người
những tưởng như đã hoàn toàn lụi tắt cảm xúc tình yêu trong những
hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời.
- Sự khác biệt:
0.5
+ Ở Chí Phèo, chi tiết thể hiện khát vọng mang bản chất người ẩn

sâu trong con quỷ dữ Chí Phèo, sau khi cảm nhận được tình yêu
thương mộc mạc, chân thành ở thị Nở. Câu nói cho thấy anh nông
dân Chí hiền lành, chân chất ngày xưa đã sống lại, thay thế hoàn
toàn cho con quỷ dữ Chí Phèo.
+ Ở Vợ nhặt, chi tiết khẳng định sức mạnh của tình người, của khát
vọng mái ấm gia đình, sống trong tình yêu thương chiến thắng sự đe
dọa của nạn đói và cái chết.
Đánh giá chung:
0.25
Hai chi tiết nhỏ đã thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm và sự trân
trọng của hai nhà văn đối với vẻ đẹp và sức sống tâm hồn người
nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Đó là sự tiếp nối xuất
sắc của nam Cao và Kim Lân với mạch nguồn nhân đạo của văn học
Việt Nam

2.3. Đề 3: (HS phải học xong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài – SGK
Ngữ văn 12 mới làm được)
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà
nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam
Cao, Ngữ văn 11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà
nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô
Hoài, Ngữ văn 12)
Gợi ý:
Các
ý
1

Nội Dung
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề.
- Nam Cao, cây bút hiện thực xuất sắc và thấm đẫm tinh thần nhân

đạo. Chí Phèo (1941) là kiệt tác đã kết tinh cao nhất cho đặc điểm
nghệ thuật của nhà văn. Chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ
quá!” là một trong những chi tiết đặc sắc thể hiện giá trị nhân đạo
của tác phẩm.
- Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học ViệtNamhiện đại.
Ông đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ khi viết đề tài miền núi, trong đó
có tác phẩm Vợ chồng A Phủ - đạt giải Nhất, Giải thưởng hội văn
nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân

Điểm
0.25


2

3

4

đạo sâu sắc. Thể hiện rõ điều đó có lẽ phải kể đến chi tiết “Mị nghe
tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi”.
Về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” trong tác
phẩm Chí Phèo của Nam Cao:
- Về nội dung:
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ với thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ
dữ có sự thay đổi hẳn cả về tâm sinh lí.
+ Từ khi đi tù về đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí hết
say, hoàn toàn tỉnh táo và có được một khoảng ngưng lặng để nghe
được những âm thanh quen thuộc của c/s. Những âm thanh ấy chính
là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống trong anh.

+ Âm thanh đó đã đánh thức trong Chí những cảm xúc của con
người. Chí nhớ về quá khứ, ý thức được hiện tại và nghĩ đến tương lai.
- Về Nghệ thuật:
+ Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt
truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi
bút Nam Cao.
Về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà
nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A
Phủ - Tô Hoài)
- Về nội dung:
+ Mùa xuân trên miền núi Tây Bắc được miêu tả rất đẹp, sắc màu
của những chiếc váy hoa, tiếng cười nói của đám trẻ chơi quay đợi
tết, đặc biệt là tiếng sáo da diết xoáy sâu vào trái tim tưởng như
băng giá của Mị.
+ Mị nhớ về quá khứ; nhận thức được hiện tại, thấm thía thân
phận và hành động (uống rượu, xắn mỡ,…)
+ Âm thanh đó đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình yêu, hạnh
phúc và lòng khát khao cuộc sống tự do.
- Về nghệ thuật:
+ Là một chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lí của nhân vật.
+ Tài nghệ miêu tả tâm lí sống động cũng như tấm lòng nhân đạo
(phát hiện ra sức sống tiềm tàngVề chi tiết “Mị nghe tiếng sáo
vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm
tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) …) của nhà văn
So sánh:
- Sự tương đồng:
+ Đó là những âm thanh hết sức diệu kì, nó len lỏi vào tận sâu tâm
hồn vốn tưởng như đã chết của nhân vật để khơi dậy trong họ niềm
ham sống và khát khao sống mãnh liệt.

+ Đấy cũng chính là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định
giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẽ trong hai tác phẩm.
- Sự
khác
biệt:

1.25
0.75

0.5
1.25

0.75

0.5

1.0
0.5


5

+ Ở tác phẩm Chí Phèo là những âm thanh quen thuộc của cuộc 0.5
sống xung quanh “hôm nào chả có”. Nhưng hôm nay Chí mới nghe
thấy vì bây giờ mới hết say...đây là âm thanh của khát khao được
sống, được làm người lương thiện của một người không có quyền
làm người.
+ Chi tiết ở tác phẩm VCAP đến trong mùa xuân trên bản Hồng
Ngài. Là âm thanh Mị từng nghe thủa chưa về nhà Thống Lí Phá
Tra. Đây là tác nhân quan trọng giúp cho Mị từ một con người tê

dại, vô cảm về tâm hồn giờ đã “thấy phơi phới trở lại”,…
Đánh giá khái quát.
0.25

2.4. Đề 4
Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã ôm mặt khóc
rưng rức. Đến nhân vật Hộ trong Đời thừa, nhà văn cũng miêu tả: "Nước mắt
hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc...Ôi
chao! Hắn khóc! Khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc”.
Suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa hai tiếng khóc trên.
Gợi ý:
Các
Nội dung
Điểm
ý
1
Giới thiệu vấn đề nghị luận
0.25
- Nam cao là nhà văn nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực tâm lí
xuất sắc, bậc thầy của nghệ thuật truyện ngắn. Chí Phèo và Đời thừa
là những đỉnh cao trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn trước cách
mạng tháng 8/1945
- Tiếng khóc của nhân vật Hộ và nhân vật Chí Phèo trong truyện
rất giàu ý nghĩa
2
Ý nghĩa tiếng khóc của Hộ
1.25
- Ý nghĩa nội dung:
0.75
+ Sau những hành vi thô bạo đối với vợ con, khi tỉnh rượu, Hộ đã

khóc. Tiếng
khóc biểu hiện sự ân hận và đau khổ đến tột cùng vì không được
sống xứng đáng là một nhà văn, là một con người; qua đó phản ánh
tấn bi kịch tình thần đau đớn của người trí thức nghèo có nhân cách,
khát vọng nhưng vì sự nghèo khó đã đẩy họ vào tình trạng sống
thừa, sống mòn.
+ Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc: đồng cảm với nỗi đau của
người trí thức nghèo; tố cáo xã hội bóp chết mọi mơ ước, tước đi ý
nghĩa cuộc sống chân chính của con người, đầu độc tâm hồn con
người, hủy hoại những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người;
phát hiện và khẳng định người trí thức trung thực trong hoàn cảnh
bế tắc vẫn cố vươn lên để giữ vững lẽ sống nhân đạo.
- Ý nghĩa nghệ thuật
+ Là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần làm cho hình tượng 0.5
nghệ thuật trở nên sống động


+ Giúp người đọc khám phá thế giới nội tâm nhân vật, tạo nên
khoảng lặng trong sự suy ngẫm và liên tưởng của người đọc về số
phận của người trí thức nghèo trong xã hội xưa và nay.
3
Ý nghĩa tiếng khóc của Chí Phèo
1.25
- Ý nghĩa nội dung thấy niềm khát khao yêu thương và ý thức rất 0.75
rõ bi kịch bị cự tuyệt quyền sống: sinh ra là người mà không được
làm người;
+ Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc và mới mẻ: tố cáo xã hội đã
xô đẩy người nông dân nghèo vào rơi con đường lưu manh hóa, dẫn
đến bị từ chối quyền sống; cảm thông nỗi đắng cay, tủi hờn của họ;
phát hiện và khẳng định khát vọng hạnh phúc, khát vọng lương thiện

ngay cả khi người nông dân tưởng chừng đã biến thành quỷ dữ.
- Ý nghĩa nghệ thuật
0.5
+ Đây là chi tiết nghệ thuật đắt giá, có sức chứa lớn về nội dung
và tư tưởng, cảm xúc, góp phần khắc họa sinh động hình tượng nhân
vật; thể hiện sự dẫn giải hợp lí trong quá trình phát triển tâm lí, tính
cách nhân vật;
+ Để lại dư âm sâu xa trong sự tiếp nhận của người đọc, gợi sự xu
hướng vận động của số phận nhân vật trong truyện.
4
Sự tương đồng và khác biệt của hai tiếng khóc
1.0
- Sự tương đồng
0.5
+ Là những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa, không chỉ làm cho
hình tượng nghệ thuật sinh động mà còn góp phần làm nổi bật tư
tưởng, chủ đề tác phẩm
+ Tiếng khóc chất chứa một nỗi niềm, một số phận, một cuộc đời;
biểu hiện thấm thía nỗi đau thân phận khi hai nhân vật trải qua
những tấn bi bịch đau đớn trong cuộc đời.
- Sự khác biệt
0.5
+ Tiếng khóc của hai nhân vật bật ra ở những hoàn cảnh khác nhau.
+ Tiếng khóc của Chí phèo là tiếng khóc của người nông dân ý
thức nỗi đau bị cự tuyệt quyền làm người, còn tiếng khóc của Hộ là
tiếng khóc của người trí thức nghèo, trung thực, có hoài bão, có
nhân cách, nhưng phải lâm vào tình trạng Đời thừa.
5 Mở rộng, đánh giá
- Liên tưởng đến tiếng khóc của các nhân vật cùng hoặc khác tác
0

giả,…
.25
- Nhận xét nước mắt trong sáng tác Nam Cao (nhà văn thường
dùng nước mắt để khắc họa tâm trạng, tính cách nhân vật của mình.
Điều đó nằm trong quan niệm về nghệ thuật hiện thực của nhà văn:
Người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường
ích kỉ; và nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ.)
2.5. Đề 5: Có ý kiến cho rằng: “Chí Phèo là người nông dân chẳng những bị
tước đoạt nhân hình, nhân tính mà bi thảm hơn, Chí Phèo muốn trở lại làm
người mà không được”.


Từ cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao,
anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý:
Các
Đ
Nội dung
ý
iểm
1
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
0.5
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945. Ông chủ yếu viết về đề tài người trí thức và
người nông dân nghèo khổ.
- Chí Phèo (1941) là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân bị
tha hóa, bị cự tuyệt quyền sống, quyền làm người.
2


Chứng minh ý kiến
3.0
a. Chí Phèo là người nông dân bị tước đoạt nhân hình, nhân tính 1.0
- Chí Phèo bị hủy hoại nhân hình: Chí Phèo là đứa trẻ mồ côi,
được dân làng nuôi, lớn lên là một anh canh điền hiền lành, chất
phác; vì ghen tuông bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù; sau khi ra tù
Chí Phèo đã thay đổi về ngoại hình với cái đầu cạo trọc lốc, mặt
gườm gườm …trở thành một kẻ lưu manh, bị bá Kiến lợi dụng.
- Chí biến thành một Chí Phèo bị tước đoạt nhân tính: Hắn triền
miên trong những cơn say, đập phá bao nhiêu cơ ngơi, làm chảy bao
nhiêu máu và nước mắt của những người dân lương thiện. Chí Phèo
đã thực sự bán linh hồn cho quỷ dữ.
b. Chí Phèo muốn trở lại làm người mà không được
1
- Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa Chí Phèo với thị Nở đã giúp Chí .5
Phèo hồi sinh về tâm hồn và khao khát hoàn lương.
- Sự chối từ của bà cô thị Nở khiến Chí Phèo ý thức sâu sắc về bi
kịch bị cự tuyệt quyền sống, quyền làm người. Chí Phèo đã đến nhà
bá Kiến, tuyên án, kết tội, tiêu diệt kẻ thù và tự sát.
- Cái chết của Chí Phèo cho thấy niềm khát khao cháy bỏng được
sống lương thiện; nói lên sự bế tắc chưa tìm được lối thoát của
người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến; có sức tố cáo
xã hội mạnh mẽ…
c. Nghệ thuật
- Nhà văn miêu tả nhân vật đặc sắc từ chân dung, tính cách đến
0
đời sống tâm lí phong phú, đa dạng; khắc họa thành công nhân vật .5
điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Giọng điệu tự sự xen lẫn trữ tình, ngôn ngữ đa thanh, đa giọng,
mang tính triết lí sâu sắc về cuộc sống và thân phận con người.


3

Đánh giá
- Qua nhân vật Chí Phèo, tác giả thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu
sắc, mới mẻ. Nhà văn đồng cảm, xót thương cho cuộc đời người
nông dân nghèo bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền sống, quyền làm
người, trân trọng khát vọng hạnh phúc của họ, tố cáo xã hội thực

0.5


dân nửa phong kiến đã tước đoạt quyền sống của con người và tin
tưởng vào bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam.
- Chí Phèo là truyện ngắn xứng đáng tầm vóc một kiệt tác, góp
phần khẳng định tên tuổi Nam Cao, nhà văn hiện thực tâm lí xuất

CHƯƠNG IV: HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua việc áp dụng cách ra đề thi theo hướng “mở” trong kiểm tra, đánh giá
học sinh trong chương trình Ngữ văn THPT nói chung, khối 11 nói riêng mà tôi
trực tiếp giảng dạy bản thân tôi nhận thấy:
- Ở thời gian đầu các em mới được tiếp cận với dạng đề này, nhiều em còn bỡ
ngỡ, làm bài chưa thực sự tốt. Nhưng khi được giáo viên ôn luyện nhiều, một
thời gian sau các em làm bài rất tiến bộ và có hiệu quả
- Tất cả học sinh đều hứng thú khi tìm hiểu văn bản. Tạo không khí sôi nổi
trong tranh luận, tìm hiểu vấn đề, có những phát hiện mới mẻ có tính sáng tạo
trong giờ học để nhằm phục vụ cho việc làm đề thi theo hưởng mở được tốt hơn.
- Áp dụng làm các dạng đề thi theo hướng “mở” hiệu quả, đặc biệt với những
đề tài có tính phát hiện và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.



C . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cách ra đề “mở” - một hình thức đổi mới theo cấu trúc đề thi của Bộ giáo
dục và đào tạo trong các văn bản văn học cấp THPT nói chung, tác phẩm Chí
Phèo nói riêng nhằm phát triển năng lực, các kĩ năng và tạo điều kiện cho học
sinh phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong quá trình làm bài kiểm tra,
bài thi; đồng thời góp phần phá vỡ lối mòn trong tiếp cận và đọc hiểu văn bản,
phá vỡ những khuân mẫu truyền thống trong phương pháp dạy - học văn như:
quá trình tiếp nhận, khám phá văn bản trong trình tự các bước mà không quan
tâm nhiều đến đặc điểm riêng về thể loại và phương thức biểu đạt. Đề thi “mở”
và đáp án mở được xây dựng dựa trên hệ thống năng lực chung và năng lực đặc
thù của môn học chính là đích đến của quá trình dạy học, là thước đo đánh giá
phù hợp cũng như độ tin cậy về chất lượng học tập môn Ngữ văn theo chương
trình, sách giáo khoa mới sau năm 2015 ở nhà trường phổ thông.
2. Một số kiến nghị
2.1. Thứ nhất: Trong qúa trình ra đề kiểm tra, đề thi nên hạn chế việc ra đề
mở quá đà
Đề “mở” là một hình thức ra đề phù hợp với thực tế dạy và học hiện nay.
Tuy nhiên, không ít thầy cô giáo ra đề "hơi quá đà". Hiện tượng này báo chí đã
phản ánh khá nhiều. Có trường hợp giáo viên ra đề không rõ mục đích giáo dục
là gì, thậm chí còn kích động những suy nghĩ phản giáo dục trong học sinh.
Chẳng hạn đề văn yêu cầu học sinh nhập vai Cám để kể chuyện Tấm Cám. Đây
đúng là một đề văn đặt ra một yêu cầu quá khó cho học sinh. Nếu nhập đúng vai
Cám, một nhân vật đại diện cho cái ác, tất yếu các em phải tưởng tượng mình là
một kẻ ác. Như thế đề văn đã vô tình cho các em suy nghĩ và thể hiện ra cái xấu.
Còn khi học sinh không thể hiện Cám là xấu thì có nghĩa là học sinh không hiểu
truyện Tấm Cám, và không hoàn thành bài làm.
GS Đỗ Ngọc Thống từng nói rất đúng:
“Cần khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo, mới lạ. Dạy học làm văn

trong nhà trường càng phải như thế”. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo: “Dù mới
mẻ, khác lạ, mở đến đâu vẫn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ và
yêu cầu giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ”(Tiền phong Online, ngày 13-10-2012).
2.2. Thứ hai: Mức độ ra đề mở như thế nào là vừa trong một đề văn?
Đề văn “mở” có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên không nên lạm dụng
đề mở trong thi cử và kiểm tra môn Ngữ văn. Bởi vì đây là một loại đề khó, nó
phù hợp với học sinh giỏi hơn, mà chúng ta biết học sinh giỏi văn không nhiều và
không phải tất cả các kì thi đều chọn học sinh giỏi. Vì vậy cho nên trong một đề
thi hoặc kiểm tra cụ thể, giáo viên phải biết kết hợp dạng đề thông thường và
dạng đề "mở", chứ không phải chỉ ra một loại đề "mở". Nếu đề chỉ có một câu,
như các bài viết theo phân phối chương trình, thì bài viết trước ra đề mở, bài viết
sau dành cho đề truyền thống. Nghĩa là giáo viên ra đề phải linh hoạt. Như đã
trình bày, đề mở sẽ khó cho những học sinh có học lực trung bình, nếu chỉ ra đề
mở, các em sẽ mất hứng thú học tập môn văn vì thấy nó quá khó. Trường hợp chỉ


ra đề truyền thống sẽ dễ gây nhàm chán, không kích thích được học sinh khá giỏi.
Đề “mở” sẽ rất phù hợp khi cần có sự phân hóa cao để chọn cho đúng chất
lượng học sinh khá, giỏi. Do đó giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt.
2.3. Thứ ba: Mức độ ra đề mở như thế nào là vừa trong một đề văn?
Để làm được đề văn theo hướng “mở”, học sinh phải biết tư duy, lập luận
thuyết phục, văn phong logic. Không phải tự nhiên mà học sinh làm được như
thế. Học sinh phải qua quá trình học tập và rèn luyện, phải được thực hành
nhiều, phải như người nông dân cày xới và bừa ải kĩ lưỡng thì mới có vụ mùa
bội thu. Học sinh học từ ai? Trong nhà trường trước hết học từ thầy cô, sau đó
mới học từ bạn bè, từ các nguồn tài liệu khác. Thầy cô không rèn luyện cho học
sinh phương pháp, học sinh sẽ khó mà học được.
Hiệu ứng hai chiều của đề “mở” không chỉ đòi hỏi học sinh biết tư duy mà
còn buộc giáo viên phải đổi mới cách dạy, buộc nhà nước phải biên soạn sách
giáo khoa phù hợp. Trước hết đề văn theo hướng “mở” phải đặt trong hệ thống

khép kín của phân môn Làm văn: phải có bài lí thuyết về đề văn mở để hình
thành khái niệm kiểu bài; luyện tập các thao tác làm bài theo hướng “mở” và
chấm trả bài làm văn theo hướng “mở”. Trong dạy học, dạy văn là phải khơi gợi
được cho học sinh cách cảm thụ vấn đề văn học mang tính sáng tạo, phải khuyến
khích học sinh cách cảm, cách nghĩ riêng, không dạy áp đặt, không đọc chép.
Thật lí tưởng khi có được giờ dạy học văn thành một giờ trao đổi, bàn luận, định
hướng. Để có những đổi mới cần thiết đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện
đại, giáo viên cũng phải đổi mới tư duy, phải không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn ngiệp vụ. Tuy nhiên, chỉ phía giáo viên là chưa đủ, cải tiến giáo dục
phải từ trên xuống, chứ không thể chỉ cá nhân có thể làm thay đổi được cục diện.
Một thực tế hiện nay, không chỉ ở môn Ngữ văn, mà còn diễn ra ở nhiều
môn học khác trong nhà trường phổ thông, là học gì thi nấy, đề thi năm nay thế
nào tất yếu sẽ kéo việc dạy và học sẽ thay đổi theo. Nếu không thay đổi cách ra
đề thi thì đổi mới phương pháp dạy học đã phát động lâu nay chỉ là đổi mới nữa
vời. Chính thi cử sẽ tác động trở lại cách dạy và học buộc người dạy phải thay
đổi. Giáo viên có "mở" trong cách dạy mới hướng học sinh tới cách "mở" trong
suy nghĩ và làm văn được. Đó là một tất yếu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng với điều kiện thời gian ngắn,
trình độ bản thân có hạn chắc chắn đề tài còn có nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, hội đồng khoa học
ngành để sáng kiến này thực sự có ý nghĩa trong việc dạy học, kiểm tra đánh giá
học sinh của bộ môn Ngữ văn ở trường THPT nói chung, chương trình Ngữ văn
lớp 11 nói riêng.
XÁC NHẬN CỦATHỦ
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 5 năm 2016
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CAM KẾT KHÔNG COPY.
Người viết

Ngô Thị Bình



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt
Nam.
2. Cẩm nang luyện thi quốc gia, biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của
Bộ GD & ĐT (tác giả Phan Danh Hiếu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014)
3. Công phá 99 đề thi THPT quốc gia bộ đề thi mới nhất môn Ngữ văn, Tập
1. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2015
4. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, lớp 12 tập một, tập hai, NXB Giáo dục,
2008.
5. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11, NXB đại
học Sư Phạm, 2010.
6. Đỗ Ngọc Thống (2012), Tài liệu chuyên văn, tập 2, NXB Giáo dục Việt
Nam.
7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11,
NXB Giáo dục Việt Nam 2010.



×