Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây cà chua vụ đông xuân 2012 – 2013 tại Trường Đại Học Hải Phòng và đề xuất biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Khoa Nông Nghiệp
--------------

Sinh viên: Ngô Thị Hương Nhài
Lớp: Kỹ Sư Nông Học K10

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU SÂU HẠI CÀ CHUA VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 -2013 TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ
(Báo cáo thực tập tốt nghiệp)

Người hướng dẫn khoa học: ThS. HOÀNG TÙNG
Giảng viên trường ĐHHP


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

Hải Phòng - 2013

2


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

LỜI CÁM ƠN


Trong quá trình thực tập nghiên cứu và tiến hành thực hiện viết báo cáo
tốt nghiệp. Bên cạnh sự cố gắng hết sức của bản thân tôi là sự giúp đỡ động
viên khích lệ của thầy cô, ban bè và người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của toàn thể cán bộ
giảng viên khoa Nông học trường Đại học Hải phòng và đặc biệt tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thạc sĩ Hoàng Tùng - Giảng viên Trường
Đại học Hải Phòng đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tận tình và giúp đỡ
chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã động viên khích lệ
và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành báo cáo
tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, tháng..........năm 2013
Sinh viên

Ngô Thị Hương Nhài

1


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

MỤC LỤC
PHẦN 1:MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
1.2.2. Yêu cầu

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
*. Những nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam
2.1 Nghiên cứu về sâu hại cà chua
2.2. Những nghiên cứu về sâu xanh Helicoverpa armigera Hubne
2.3. Đặc điểm sinh học của H.armigera
PHẦN 3. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thành phần sâu hại trên cà chua vụ Đông xuân 2012 -2013 tại Trường
Đại Học Hải Phòng
4.2. Diễn biến mật độ sâu xanh đục quả cà chua vụ Đông xuân 2012 – 2013
tại Trường Đại Học Hải Phòng
4.3. Diễn biến mật độ sâu xanh H. armigera ở các bộ phận trên cây cà chua
vụ Đông xuân 2012 – 2013 tại Trường Đại Học Hải Phòng
4.4. Đặc điểm sinh học của sâu xanh đục quả Helicoverpa armigera Hubner
trên cà chua
4.5. Hiệu lực trừ sâu xanh đục quả cà chua trong phòng Thí nghiệm –
(Khoa Nông Nghiệp Trường ĐHHP vụ đông xuân 2012-2013)

2


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

4.6. Thí nghiệm sử dụng thuốc BVTV phòng chống sâu xanh H.armigera
đục quả cà chua ở ngoài đồng vụ Đông xuân 2012-2013 tại Trường

ĐH Hải Phòng.
4.7. Hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm phòng chống sâu đục quả cà
chua vụ đông xuân 2012 – 2013 tại Trường Đại Học Hải Phòng
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2. Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II.Tài liệu tiếng Anh

3


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

PHẦN 1:MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, đóng vai trò quan trọng trong
đời sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam cũng như trên thế giới.
Trong các loại rau thì cây cà chua có giá trị cao cả về dinh dưỡng lẫn kinh tế.
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Miller thuộc họ cà Solanaceae)
có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Châu Mỹ. Cây cà chua được phát hiện
vào thế kỷ XVI. Về sản lượng, cà chua chiếm 1/6 sản lượng rau hàng năm
trên thế giới. Diện tích trồng cà chua trên thế giới trung bình 2,5 triệu ha/năm.
Ở Việt Nam, cà chua được trồng cách đây trên 100 năm, diện tích trồng
cà chua hàng năm biến động từ 12.000 – 13.000ha. Việt Nam có nhiều điều
kiện thuận lợi phát triển với nhiều thành tựu cao là nền tảng tạo đà cho xuất
khẩu.

Thành phần sâu hại trên cây cà chua khá đa dạng và phong phú: các loài
sâu hại chính như sâu khoang (S.litura), sâu xanh ( Helicoverpa armigera
Hubner), bọ phấn (Bemisia tabaci)...Một trong những mối đe dọa lớn nhất
trong sản xuất cà chua chế biến tại thành phố Hải Phòng là sâu xanh
Helicoverpa armigera Hubner chúng gây hại lớn tới năng suất, làm giảm chất
lượng quả (gây thối quả) từ đó làm giảm thu nhập cho người trồng cà chua
trên địa bàn Thành phố.
Để phòng trừ chúng, biện pháp hoá học đóng vai trò quan trọng, có
hiệu quả, hạn chế mức độ gây hại nhanh, đơn giản và thông dụng… Tuy
nhiên, việc lạm dụng thuốc hoá học phòng chống sâu hại đã làm ô nhiễm môi
trường, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng trong nông sản quá mức cho
phép, làm giảm chất lượng hàng hoá và ảnh hưởng sức khoẻ con người, đặc
biệt trong dây chuyền phục vụ sản xuất của Nhà máy chế biến cà chua thành
4


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

phố Hải Phòng thì dư lượng thuốc BVTV dưới mức cho phép là rất nghiêm
ngặt và cần thiết.
Để chủ động phòng chống sâu đục quả cà chua, đặc biệt là sâu xanh
Helicoverpa armigera Hubner và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV
an toàn và hiệu quả trong sản xuất rau trên địa bàn TP chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây cà chua vụ
đông xuân 2012 – 2013 tại Trường Đại Học Hải Phòng và đề xuất biện
pháp phòng trừ”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích

Trên cơ sở xác định tình hình phát sinh gây hại của sâu đục quả
hại cà chua và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của của sâu
xanh đục quả Helicoverpa armigera trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
phòng chống sâu đục quả có hiệu quả trong sản xuất cà chua tại thành phố
Hải Phòng.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra thành phần sâu hại trên cà chua vụ Đông xuân 2012 – 2013
tại Đại Học Hải Phòng.
- Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu xanh đục quả cà chua vụ
Đông xuân 2012- 2013 tại Đại Học Hải Phòng.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu xanh đục quả cà chua
Helicoverpa armigera Hubner.
- Thử nghiệm một số biện pháp phòng chống sâu xanh Helicoverpa
armigera Hubner đục quả cà chua vụ Đông xuân 2012- 2013 tại Hải Phòng.

5


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
*. Những nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam
2.1 Nghiên cứu về sâu hại cà chua
Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng miền Bắc 1967 - 1968 có 11 loài
sâu hại cà chua trong đó có một số loài cây gây hại quan trọng như sâu xám
Agrotis ypsilon Rottemb, bọ phấn Bemisia mysicae Kuwayana, sâu xanh
Helicoverpa armigera Hubner, sâu khoang Spodoptera litura (Fabr), dế mèn
lớn và dế dũi...

Năm 1974 - 1976 kết quả điều tra cơ bản côn trùng toàn Miền bắc một
lần nữa cho thấy có 13 - 14 loài sâu hại phổ biến trên cà chua, một trong
những loài gây hại nghiêm trọng cho cây cà chua là sâu xanh đục quả
H.armigera Hubner (Hồ Khắc Tín, 1980).
Theo Hoàng Anh Cung (1990-1995) trên cà chua có 5 loài sâu hại
chính: Sâu xám (Agrotis ypsilon Rott), Bọ phấn (Bemisia tabaci), sâu khoang
(Sopodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa armigera), bọ trĩ (Thripidae);
trong đó chỉ có 2 loài sâu đục quả là sâu xanh và sâu khoang xuất hiện và gây
hại thường xuyên hơn trong cả 3 vụ cà chua: sớm, chính vụ và vụ muộn.
Theo FAO 2002, khi nghiên cứu về sâu hại cà chua xác định có 5 loài
gây hại chính cần có biện pháp quản lý hiệu quả đó là sâu xám, sâu xanh đục
quả, bọ phấn, giòi đục lá và rệp bột sọc Ferrisia virgata.
Nguyễn Văn Đĩnh và Cs, (2003) đã nhận xét tại Nương Lỗ - Đông Anh
- Hà Nội trên cà chua vụ xuân 2003 có 18 loài sâu và 2 loài nhện hại, trong đó
gây hại nặng nhất vẫn là nhóm sâu đục quả, chúng xuất hiện nhiều khi cây ra
hoa và càng về cuối vụ càng bị hại nặng, trong đó sâu xanh H. armigera là
loài gây hại nặng nhất. Các tác giả cho rằng cả 3 loài sâu đục quả đều xuất
hiện và gây hại trên cà chua ở cả hai vụ thu đông và xuân hè, tuy nhiên chúng
gây hại nặng hơn cả ở vụ xuân hè 2003. Trong vụ thu đông sâu khoang
Spodoptera litura gây hại chủ yếu, sang vụ xuân hè chúng xuất hiện và gây
6


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

hại ít hơn, gây hại nặng hơn cả là sâu xanh Helicovecpa assulta. Nhóm nghiên
cứu cũng chỉ rõ rằng mật độ của sâu H. assulta luôn cao hơn sâu xanh H.
armigera, điều đó giúp chúng ta chủ động hơn trong biện pháp phòng chống

chúng ở các thời vụ trồng cà chua khác nhau.
Lương Thị Kiểm, (2003) cho biết thành phần sâu hại cà chua tại Đông
Anh- Hà Nội cho biết trong 7 loài sâu hại chính thì nhóm sâu đục quả (sâu
xanh H.armigera, sâu xanh H.assulta, và sâu khoang S.litura) xuất hiện và
gây hại, làm ảnh hưởng lớn tới năng suất cà chua vụ xuân hè 2003.
Tỷ lệ và mật độ giữa 3 loài trong nhóm sâu đục quả biến động trong các
vụ trồng cà chua. Ở vụ đông sâu khoang gây hại nặng nhất, sau đó đến sâu
xanh H.armigera và hại nhẹ nhất là sâu H.assulta.
Mai Phú Quý và Vũ Thị Chi, (2005) khi nghiên cứu về đa dạng côn
trùng trong sinh quần rau quả cho thấy trên cà chua có các loài sâu gây hại
chính như: Rệp Aphis fabae Scopoli, Aulacorthum solani (Kalf), bọ phấn
Bemisia myricae Kuway, sâu xanh H.armigera Hubner, sâu khoang S.litura.
Chúng gây hại nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất
lượng cây cà chua. Nguyễn Đức Khiêm, 2005 đã nhận xét các loài sâu hại
chính trên cà chua nguy hiểm nhất là nhóm sâu đục quả (sâu xanh
H.armigera, sâu xanh H.assulta, sâu khoang S.litura), chúng gây hại nghiêm
trọng tới năng suất chất lượng cây trồng này.
Nguyễn Kim Chiến, 2005 cho biết vụ xuân hè 2004 - 2005 trên giống
cà chua PT18 trồng tại Viện nghiên cứu rau quả - Gia Lâm - Hà Nội có 3 loài
sâu hại chính là bọ phấn, rầy xanh Empoasca sp và sâu xanh H.armigera.
Từ kết quả của những nghiên cứu trên ta thấy, tuy số loài gây hại
chính trên cà chua ở từng vùng địa lý khác nhau có khác nhau nhưng nhóm
sâu đục quả vẫn là đối tượng gây hại nguy hiểm và gây thiệt hại nghiêm trọng
nhất cho các vùng trồng rau trên thế giới.

7


Báo cáo thực tập


Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

2.2. Những nghiên cứu về sâu xanh Helicoverpa armigera Hubne
Theo Peason 1958, Fitt 1985 thì H.armigera là loài dịch hại cây trồng
nông nghiệp chủ yếu ở rất nhiều khu vực trên thế giới như: Châu Mỹ, Ấn Độ,
Đông Nam Á, Trung Đông, Đông Âu, Phía Đông và phía Bắc Australia, New
Zealand và rất nhiều đảo phía Đông Thái Bình Dương.
Trên thế giới H.armigera gây hại trên 60 loại ký chủ là cây trồng sản
xuất và 67 ký chủ hoang dại (Reed and Pawar 1982).
Trưởng thành sâu xanh H.armigera Hubner là loài sâu hại chủ yếu
được phân bố ở rất nhiều vùng trên thế giới (Peorson, 1958, Fitt 1989). Sâu
non của chúng tấn công nhiều loại cây trồng sản xuất và cây hoang dại. Trước
những năm 1994, tại Nhật Bản mật độ của loài sâu hại này nhìn chung là thấp,
thiệt hại cho cây trồng là không đáng kể, nhưng đến năm 1994 (Yoshimatsu,
1994) đã công bố sâu xanh H.armigera Hubner bùng phát mật độ thành dịch
ở một số vùng ở Miền tây Nhật Bản.
H.armigera có thể hoàn thành vòng đời trên các loại cây trồng chủ yếu
như bông, các loại đậu ( đậu xanh, đậu hoa, đậu pigeon), ngô, thuốc lá, đậu
nành, khoai tây, cà chua, mướp tây…Chúng tấn công lá, chồi ngọn, nụ hoa,
quả của một số cây trồng và có thể gây thiệt hại giảm tới 90% năng suất quả
cà chua ( Vaijayanti et.al, 2005).
Khả năng gây hại của H.armigera mang tính chất toàn cầu, ước tính lên
tới 7,5 tỷ USD, mặc dù lượng thuốc trừ sâu đã chi phí lên tới 2 tỷ USD.
Những thiệt hại mà H.armigera gây lên cho nghề trồng cà chua trên thế giới
rất nghiêm trọng.
Vic Casimero, 2000 khi nghiên cứu về chất lượng, thức ăn ở giai đoạn
sâu non đã ảnh hưởng đến sức sinh sản của trưởng thành sâu xanh
H.armigera.

8



Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

Năm 2001 Mustapha F.A. jallow và Masaya Matsumura cho rằng sâu
xanh H.armigera là loại sâu hại trên cả cây trồng ngoài đồng lẫn trong vườn
ở rất nhiều vùng trên thế giới.
Khi nghiên cứu sự phát triển của ngưỡng kinh tế và hệ thống quản lý
sâu hại H.armigera trên cà chua tác giả P.J.cameron, 2001 ở Newzealand
khẳng định H.armigera là loại sâu hại chủ yếu trên cà chua chế biến ở
Gisborne và khu vực Hawke thuộc bờ biển đông Newzealand. Ở đó, chúng
gây hại trên 30% số quả khi không xử lý thuốc bảo vệ thực vật vào cuối vụ cà
chua (Walker và Camerun 1990).
Lange – Bronso, (1981) cho biết khả năng tỉ lệ quả bị hại do
H.armigera dao động từ 2-20% ở Mỹ. Theo Walke & Camosons (1990) thì ở
New Zealand, cà chua chế biến phải thu hoạch nếu tỷ lệ quả bị hỏng dưới
10% và Herman & Camerson (1993) cho rằng 5% số quả bị hỏng đó có
nguyên nhân là H.armigera.
Năm 1994, Zalucki et al. cho biết ở vùng nội địa Australia khi tiến hành
cuộc điều tra trên diện rộng đã chỉ ra hơn 26 loại cây ký chủ nữa bị sâu xanh
H.armigera gây hại lớn hơn so với những nghiên cứu trước đó.
Tập tính ăn tạp, đa thực là lý do để H.armigera tồn tại và sống dai dẳng
gây hại trên nhiều loại cây trồng ( Fitt, 1989) và gây khó khăn không nhỏ cho
các nhà bảo vệ thực vật trên thế giới khi nghiên cứu biện pháp quản lý loài
sâu hại này.
Ngưỡng gây hại kinh tế của loài này có TLH là 2%, sâu xanh
H.armigera là loài gây hại chính trên cây bông ở Miền Bắc Trung Quốc, lứa
2 là lứa gây hại nặng và chủ yếu trong năm.

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Bông P.B số 2
Shankarnagar- Ấn Độ cho biết: sâu xanh H.armigera gây thiệt hại mùa màng
hàng năm từ 290-350 triệu USD (năm 1994). Trong 480 triệu USD chi trả cho
thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp ở Ấn Độ thì có 50% chi phí cho sản
9


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

xuất bông trong đó 75% (của 240 triệu USD) dùng để quản lý sâu xanh
H.armigera. Trong suốt hơn một thập niên qua việc quản lý sâu hại này càng
trở lên khó khăn phức tạp do khả năng kháng thuốc của chúng với hầu hết các
loại thuốc sâu đang được dùng phổ biến ở đó.
Theo Campell and Reed (1986) sâu xanh H.armigera là loài gây hại
nặng nhất trong 200 loài sâu hại đậu đỗ, thiệt hại do loài sâu này gây lên
khoảng 300 triệu USD.
Tại Ấn Độ (Bang Punjab) sâu xanh H.armigera xuất hiện 4 lứa trong 1
năm, lứa thứ nhất vào tháng 3 trên cây đậu (checkpea), hại lứa tiếp theo từ
cuối tháng 3 đến tháng 5 trên cây cà chua, lứa 4 gây hại trên ngô và cà chua từ
tháng 7 đến tháng 8. Những ký chủ đầu tiên của sâu xanh H.armigera
(Hubner) là các đối tượng hoa, cây cảnh sau đó là những cây trồng có giá trị
kinh tế như bông, thuốc lá, cà chua, khoai tây, ngô, đậu tương, kê và các loại
đậu (chickpea) và cây ăn quả, cây lâm nghiệp (Matthews M, 1991). Sâu xanh
H.armigera phân bố và gây hại ở khắp các vùng trên thế giới từ Châu Á, Châu
Phi, Châu Mỹ, đến các nước thuộc Thái Bình Dương với đặc điểm gây hại
chính: là loại sâu hại đa thực, sâu non đục vào hoa, quả tạo đường hầm bên
trong quả bị hại, gây khó khăn cho công tác điều tra và phòng trừ.
2.3. Đặc điểm sinh học của H.armigera

Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng toàn Miền bắc 1967 - 1968 có 11
loài sâu hại trên cây cà chua, năm 1977 – 1978 điều tra từ các tỉnh phía Nam có
29 loài gây hại, trong đó nhóm sâu đục quả: Sâu khoang Spodoptera litura
(Fabr), sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner và sâu xanh H.assulta là các
đối tượng gây hại nguy hiểm, chúng có mặt ở hầu hết các Châu lục trên thế giới
và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng quả cà chua.
Theo Singh H, 1975 trưởng thành sâu xanh H.armigera phân biệt đực
cái có thể dựa trên chùm lông ở chóp bụng (chỉ ngài cái mới có đặc điểm

10


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

này), ngài cái có chiều rộng sải cánh 40mm, ngài đực nhỏ hơn (dài 35,4mm),
cánh trước màu nâu nhạt với đường viền nhiều chấm có dấu hiệu hình thân
màu sẫm ở mặt dưới của mỗi cánh trước, cánh sau có màu nhạt hơn ở đỉnh
cuối mỗi cánh có 1 chấm màu sẫm.
Giai đoạn tiền nhộng 1-2 ngày, nhộng có dạng chùy, chiều dài 1418mm. Nhộng mới có màu xanh vàng sau đó màu nâu sáng, giai đoạn nhộng
dài 16 ngày, trên thân nhộng đốt cuối xuất hiện gai màu nâu sẫm. Nhộng già
trước khi vũ hoá có màu nâu đậm.
Trứng sâu xanh có màu trắng vàng và sẫm hơn khi sắp nở, chiều dài
trứng 0,5mm, rộng 0,54mm. Sâu non mới nở có màu trắng trong dài 1,31,6mm, dọc thân có 1 vạch vàng da cam, mạnh cứng đầu có màu nâu sẫm, sâu
non đầy sức dài 35- 42mm, mặt bụng phẳng, mặt lưng lồi lên. Cơ thể sâu non
có màu xanh nhợt, mỗi phía trên cơ thể sâu non có 1 sọc gẫy, bên cạnh (mặt
lưng) có 1 vạch có nhiều lông màu trắng nằm rải rác. Mỗi đốt ngực có 1 đôi
chân, có 3 đôi chân ngực, 4 đôi chân bụng xếp ở các đốt 3,4,5 và 10.
Ngài cái đẻ trứng đơn lẻ, giai đoạn sâu non phát triển không giống nhau

cho dù cùng một trưởng thành cái đẻ ra. Giai đoạn trứng kéo dài 1-8 ngày, sâu
non 14-51 ngày, nhộng 7-114 ngày, vòng đời 22-162 ngày. Ngài cái có màu
vàng nâu sẫm, ngài đực có màu xám, hơi xanh sáng. Sâu non có 6 tuổi, 5 lần
lột xác có khả năng tiêu diệt lẫn nhau trong quá trình nhân nuôi, sâu non đầy
sức hoá nhộng, nhộng nằm trong đất.
Theo Vic Casimero, (2000) nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy sâu xanh
H.armigera có 6 tuổi qua 5 lần lột xác, sâu non cũng có hiện tượng ăn thịt lẫn
nhau, giai đoạn tiền nhộng sâu non đẫy sức đục lỗ và chui xuống dưới đất hoá
nhộng, có thể phân biệt nhộng đực và nhộng cái theo hình dạng cơ quan sinh
dục và lỗ hậu môn, khi sắp hoá trưởng thành nhộng có màu nâu đen. Ngài cái
của sâu xanh H.armigera có khuynh hướng thích đẻ trứng ở gần hoa, hay bộ
phận sinh sản của cây ký chủ. Bất kể thức ăn của ngài cái có nguồn gốc như
11


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

thế nào thì chúng cũng đẻ trứng tập trung vào đêm thứ 1 (30% số trưởng
thành) sau đó phần lớn đẻ vào đêm thứ 2 (40,0 - 45,2%) và số còn lại đẻ vào
đêm thứ 3 và 4. Tất cả ngài cái cho ăn thêm bằng mật ong ở bất cứ nồng độ
nào (5,10,20%) đều đẻ trứng đến lúc trước khi chết (từ đêm 1 đến đêm thứ 7);
tác giả chỉ ra rằng dinh dưỡng ở giai đoạn sâu non và trưởng thành của sâu
xanh H.armigera có ảnh hưởng đáng kể đến độ chín muồi của ngài cái trong
khả năng đẻ trứng và chất lượng sinh sản.
Ở Ấn Độ, khi nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và quản ký sử dụng
các ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến đối với sâu xanh H.armigera tác
giả Vaijaianti nêu rõ: Trưởng thành cái của sâu xanh H.armigera đẻ trứng
ngay mặt dưới của lá, hoa, quả của cây ký chủ; trứng có màu trắng vàng, đến

khi sắp nở có màu vàng đậm, sâu non tuổi 1 ăn lá non các tuổi tiếp theo chúng
di chuyển xuống quả và đục ăn thịt quả của cây chủ. Sâu non có 5-6 lần lột
xác, thường có 6 tuổi, một sâu non sâu xanh có thể ăn hết 8 -17 quả đậu trong
suốt giai đoạn phát dục của nó. Ở giai đoạn đẫy sức (tiền nhộng) sâu non tuổi
6 tự rơi xuống mặt đất, chúng chui xuống dưới mặt đất 2-6cm để vào nhộng.
Trong điều kiện bình thường sâu xanh H.armigera hoàn thiện vòng đời trong
khoảng thời gian 27-37 ngày.
Nguyễn Văn Đĩnh và Cs, (2003) khi theo dõi đặc điểm sinh học của sâu
xanh H.assulta cho kết quả: Giai đoạn sâu non có 6 tuổi; Ở điều kiện nhiệt độ
25oC giai đoạn này kéo dài 22,38 ± 0,5ngày; trứng 4,14 ± 0,74 ngày; nhộng
13,86+ 1,28 ngày; trưởng thành 8,00+1,59 ngày. Nếu trong điều kiện nhiệt độ
30 oC các pha phát dục của sâu H.assulta rút ngắn hơn. Thời gian phát dục của
sâu xanh H.assulta nuôi trong phòng phù hợp với diễn biến gây hại ngoài
đồng ruộng của chúng.
Trưởng thành sâu xanh giao phối từ chập tối đến sáng sớm hôm sau,
sau 2-3 ngày giao phối thì đẻ trứng, trứng đẻ rải rác trên các bộ phận lá non,
hoa, nụ của cây ký chủ; trung bình một ngài cái đẻ 200-300 trứng (tuỳ thuộc
12


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

vào điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng), thời gian đẻ trứng kéo dài
16-26 ngày với 6 tuổi sâu, sâu non đẫy sức chui xuống đất và hoá nhộng
cách mặt đất 2,5-17cm; giai đoạn nhộng dài 19-30 ngày. Do đặc điểm ngài
cái đẻ nhiều trứng và thời gian đẻ kéo dài nên trên đồng ruộng ở giai đoạn
sau khi ra hoa của cây chủ lúc nào chúng ta cũng bắt gặp sâu non, sâu xanh
gây hại ở các tuổi khác nhau; tuy nhiên mật độ sâu tập trung cao vào vụ hè

(tháng 5).
Theo tác giả Nguyễn Thị Hai, (1996) khi nghiên cứu đặc điểm sinh học
của sâu xanh trên cây bông cho thấy thời gian trứng kéo dài 2-2,5 ngày, giai
đoạn sâu non 8-12 ngày và giai đoạn nhộng 10-16 ngày, trưởng thành sống 215 ngày.
Thời gian phát dục của sâu xanh phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện nhiệt
độ môi trường và chất lượng thức ăn, vì vậy tuỳ theo thời vụ gieo trồng mà có
các biện pháp phòng chống sâu xanh đục quả cà chua sao cho chủ động và
hiệu quả; thuốc BVTV là loại vật tư nông nghiệp đặc thù tuy không sử dụng
thường xuyên nhưng rất cần thiết để bảo vệ năng suất chất lượng chất lượng
cây trồng.
Theo CAB international, 2006 ở phía nam Bungari có 2-3 lứa sâu xanh
H.armigera trong một năm, vào mùa đông giai đoạn nhộng nghỉ đông dưới
đất, trưởng thành có thể sống 3 tuần, sau khi vũ hóa 2-6 ngày chúng bắt đầu
đẻ trứng. Một ngài cái có thể đẻ 3.180 trứng (một ngày 1 ngài cái có thể đẻ
457 quả trứng) chúng chủ yếu đẻ vào ban đêm. Ở điều kiện nhiệt độ 25 0C
trứng nở sau 3 ngày, trong điều kiện thời tiết lạnh hơn có thể sau 10-11 ngày
trứng mới nở. Giai đoạn sâu non kéo dài 24-36 ngày, nếu trong điều kiện thức
ăn đầy đủ thì giai đoạn phát dục này chỉ kéo dài 16-30 ngày. Ở nhiệt độ 25260C giai đoạn sâu non dài 19-26 ngày, sâu non đẫy sức chui xuống dưới mặt
đất 2-8cm, giai đoạn tiền nhộng kéo dài 1-7 ngày. Trong điều kiện bất lợi
nhộng có thể nằm trong đất từ 176-221 ngày. Ở điều kiện thời tiết tháng 8
13


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

nhộng phát dục trong 8-15 ngày, tháng 9 giai đoạn này kéo dài 40 ngày.
Trưởng thành sống 3 tuần.
Ở Miền Nam nước Pháp, trưởng thành sâu xanh H.armigera xuất hiện

vào trung tuần tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, lứa 2 xuất hiện vào giai đoạn
mùa hè và lứa 3 xuất hiện vào tháng 9. Lứa 2 trong năm trưởng thành sâu
xanh di chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam nước Pháp và ở lưu vực giữa lục
địa vào mùa thu. Chúng đẻ trứng trên cây ký chủ khi cây bắt đầu ra hoa.
Ở Iran, kết quả nghiên cứu về sâu xanh H.armigera cho thấy: Nhộng
sâu xanh nằm dưới mặt đất, khi thời tiết sang tháng 5 chúng hóa trưởng thành,
một ngài cái có thể đẻ từ 500-2.700 quả trứng, giai đoạn trứng kéo dài 3-4
ngày (mùa hè) có khi tới 1 tuần (mùa thu), giai đoạn sâu non kéo dài từ 14-21
ngày tùy theo mùa.
2..4. Những nghiên cứu về biện pháp phòng chống sâu xanh H.armigera
Hubner
Với đặc tính sinh học và khả năng gây hại của chúng thì sâu xanh
H.armigera là mối đe dọa nguy hiểm cho sản xuất Nông nghiệp trên thế giới.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về biện pháp phòng chống loài sâu này có hiệu
quả bảo vệ năng suất và chất lượng cây trồng.
Theo M.C Picanco [61] và một số tác giả khác (Dent 2000; Pedio 2002)
thì họ đã áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) thay thế các biện
pháp cổ truyền (thuốc hóa học). Việc lựa chọn biện pháp này chủ yếu dựa vào
các thông số xã hội, sinh thái, kinh tế và kỹ thuật.
Imenes et. Al, (1992) cho biết khi áp dụng IPM trừ sâu xanh
H.armigera thì mật độ sâu giảm tới 93,4%, tăng kẻ thù tự nhiên, sinh vật có
ích mà vẫn bảo vệ được năng suất cây trồng.
Sikora et. Al, (2002) cũng kết luận rằng việc áp dụng biện pháp IPM
trong quản lý sâu xanh đục quả cà chua giảm được 134,32USD/ha so với biện

14


Báo cáo thực tập


Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

pháp quản lý sâu hại cổ truyền. Nghiên cứu của Gusmao et al, 2000 và Ito et
al, 2005; Parra and Zucchi, 2004 cũng chỉ ra rằng nhóm thuốc ParathionMethyel và phosphat hữu cơ làm giảm lượng lớn mật độ của ong mắt đỏ (Ong
ký sinh trứng sâu xanh H.armigera). Việc sử dụng thuốc hóa học độc hại trừ
sâu xanh là nguyên nhân tiềm ẩn của việc quản lý sinh thái học gia tăng.
Theo Wu and Wong 1984, do đặc tính gây hại của loài, nên sâu xanh
khi gây hại tốn nhiều calo hơn so với các loài sâu ăn lá thông thường khác, vì
chúng phải tìm kiếm hoa và quả (thức ăn ưa thích) của ký chủ vất vả hơn. Vì
vậy, việc phòng chống loài sâu này phải chủ dộng để hạn chế thấp nhất thiệt
hại do chúng gây ra.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu bông Ấn Độ, (2002) cho
biết sâu xanh H.armigera có khả năng kháng với các nhóm thuốc Fenvalerat,
Cyper-methrin, Quinalphos và Endosulphan sau 6 năm nghiên cứu (19931999). Khi xử lý Endosulphan 10.0Ug thì tỷ lệ sống sót của sâu xanh tăng
theo mùa từ 10% tháng 9 (1993) lên tới 80% vào tháng 3 (1994).
Ở Ấn Độ, để hạn chế sử dụng nhóm thuốc Cacbamate và Endosulphan
có thể chống chéo với Photphas hữu cơ nên việc luân phiên sử dụng thuốc trừ
sâu xanh H.armigera hiệu quả là vấn đề cần quan tâm hiện nay.
Theo Kranthi, 2000 chỉ ra rằng sâu non, sâu xanh H.armigera ở Ấn Độ
hoàn toàn mẫn cảm với loại thuốc có hoạt chất Spinosad đã được đăng ký sử
dụng trong những năm gần đây, hoạt chất này có hiệu quả với cả giai đoạn
nhộng trong đất của sâu xanh H.armigera. Họ đã sử dụng hoạt chất Spinosad
để thay thế Endosulphan trừ sâu xanh H.armigera vào đầu vụ mùa ở Ấn Độ.
Một tập quán cố hữu trong sản xuất của nông dân Ấn Độ là việc sử
dụng lượng lớn nhóm phosphat hữu cơ để khống chế hàng loạt sâu hại đầu
mùa bông, những ứng dụng này đã làm ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái giữa
dịch hại và thiên dịch - kẻ thù tự nhiên. Kranthi, 2002 đã chỉ ra rằng để bảo vệ

15



Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

kẻ thù tự nhiên, giữ cân bằng sinh thái thì việc phun đúng thời điểm sâu non
sâu xanh H.armigera còn nhỏ tuổi hoặc xử lý hạt giống bằng Imidacloprid và
Cacbonsulphat có hiệu quả hạn chế khả năng gây hại của chúng. Ngoài ra, có
thể sử dụng virus nhân đa diện NPV hoặc các hoạt chất có nguồn gốc từ thực
vật Neem để hỗ trợ hoặc thay thế các loại thuốc hoá học trừ sâu xanh có hiệu
quả. Chiến lược sử dụng thay thế dần các loài thuốc trừ sâu xanh H.armigera
đang được tiến hành triệt để và có hiệu quả trong những năm gần đây trong
sản xuất nông nghiệp ở Ấn Độ.
Dẫn theo CAB International, 2006 khi nghiên cứu khả năng kháng nhóm
thuốc Pyrethroid của sâu xanh H.armigera có thể thảo luận chi tiết theo 3 con
đường: Phân giải chất độc bằng sự pha trộn hoạt tính của các hoá chất, sự nhạy
cảm của thần kinh và quá trình xâm nhập từ từ của thuốc. Sự phân giải của
thuốc chậm chạp ở các bộ phận của cây (gốc cây, cuống lá...) và chất hỗ trợ
khác, với mức độ chuyển hoá trung bình đó có thể sử dụng Pyrethroid có hiệu
quả cao và hiệu lực kéo dài trong mật độ quần thể sâu xanh H.armigera, đó là
vấn đề mấu chốt trong kỹ thuật phòng chống loài sâu hại này.
Theo Barkat Hussain et. al, (2007) cho biết H.armigera là loài sâu hại
nguy hiểm ở Ấn Độ, có rất nhiều thử nghiệm đã được tiến hành nhằm quản lý
loài sâu hại này bằng phương pháp sinh thái học, tuy nhiên phương pháp này
tỏ ra không có hiệu quả vì sâu non gây hại bằng cách chúng đục và sống ở
trong quả cà chua - khó phòng chống. H.armigera được coi là loài dịch hại
lớn trong số các loài dịch hại trên cây trồng ở Ấn Độ trong suốt thập niên qua.
Nông dân, các tổ chức bảo vệ thực vật và chính phủ Ấn Độ đã tỏ ra lúng túng
trong việc quản lý loài sâu hại này, họ cũng đã áp dụng biện pháp quản lý dịch
hại tổng hợp IPM, sử dụng màng phủ bao bọc tán lá và qủa ( Dotkhite et. al,

1992, Sharma et. Al, 1993) và nghiên cứu cụ thể đã được tiến hành.

16


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

Theo King and Jackson, (1989) thì việc áp dụng biện pháp sinh học để quản lý
sâu H.armigera đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới: Miền Nam Châu
phi, Indonesia, New zealand, Australia... Cụ thể là sử dụng ong mắt đỏ loài
Trichogramma prestionsum và loài T.perkinsi (từ Mỹ) ong ký sinh Cotesia kazak
và Hyposoter didymator (từ Châu Âu) và đặc biệt là việc sử dụng các chủng vi
khuẩn BT (Bacillus thuringiensis) và virus nhân đa diện HaNPV (Helicovecpa
armigera nuclear polyhedrosis virus) đã được áp dụng đạt nhiều thành công
trong thực tế sản xuất.
Việc sử dụng hoá học trên diện rộng trừ sâu xanh H.armigera gần đây đã
trở thành biện pháp không thể thiếu trong công tác bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp, điều đó đã dẫn đến khả năng kháng thuốc của H.armigera với
nhóm Organchlorine, Cacbamate, Oraganophosphates và Pyrethroid ở rất nhiều quốc
gia ( Mecaffery, 1998).
Theo Ahmad et al, 1995 thì khả năng kháng Pyrethroid và
Organophosphates của sâu xanh H.armigera rất phổ biến trên cây bông trồng ở
khu vực gần đây, thuốc trừ sâu được coi là chìa khoá để quản lý sâu xanh
H.armigera của hầu hết các hệ thống cây trồng trên toàn thế giới. (Yang et. al,
2005). Do vậy, sâu hại đã tạo ra áp lực cho việc lựa chọn thuốc hoá học khi
dùng. Khả năng kháng thuốc của H.armigera với phần lớn các nhóm hoá chất đã
được chứng minh bằng nhiều tư liệu nghiên cứu từ Australia, Châu Á, Châu Âu
và một số khu vực ở Châu Mỹ ( Geenning et. al 1999; Armis et. al 1992.

Forrester et al 2001; Torres - Vila et al 2002, Bues and Boudinhou 2003). Thuốc
trừ sâu nhóm Pyrethroid (Cyper methrin, esfenvalerate và fenpropathrin) tạo khả
năng kháng của sâu xanh H.armigera cao hơn so với nhóm thuốc thế hệ mới
(Spinosad, Abamectin và Indoxacarb). Hiệu quả trừ sâu của nhóm thuốc thế hệ
mới cao hơn các thuốc nhóm Pyrethroid và cao nhất là hoạt chất Abamectin.
Nghiên cứu cũng chỉ ra kết quả quan trọng là việc luân phiên các hoạt chất
17


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

Abamectin, Spinosad và Indoxacarb với Pyrethroid để trừ H.armigera làm giảm
khả năng kháng thuốc của loài sâu này với nhóm Pyrethroid để trừ H.armigera
và hạn chế khả năng gây hại của chúng (Sayyed and Wright 2004).
Những nghiên cứu trên các loài sâu bộ cánh vẩy đã giúp chúng ta giải thích
sự tương tác giữa Pheromone và mùi hương dẫn dụ của thực vật. Điều đó đặc biệt
đúng với loài Heliothine - chúng có cơ quan thần kinh cảm nhận và tiếp nhận mùi
và quá trình xử lý ở cấp độ ngoại biên và cấp độ trung tâm (Berg et. al 2002;
Mustaparta 2002; Straridenetal 2002,2003; Skiri et. al 2004).
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của Phenylaxetade và (Z)-3- hexenyl axetat
trên phản xạ của ngài đực với Pheromone giới tính nhân tạo của sâu
xanh(H.armigera ) tác giả Olivia L.K kết luận rằng: Trên các thửa ruộng thí
nghiệm ở Úc thì hiệu quả sử dụng bẫy Sex Pheromone thu bắt được nhiều trưởng
thành đực hơn so với các loại bẫy khác. Có thể một lượng lớn nơron cảm nhận
đặc trưng với từng thành phần cấu tạo của Pheromone trong các loại tế bào cảm
giác có ở râu của trưởng thành H.armigera (Mustapparta, 2002). Nghiên cứu này
chỉ ra định hướng mới cho công tác quản lý H.armigera bằng Pheromone giới
tính triển vọng trong tương lai với mục đích dẫn dụ ngài đực, hạn chế khả năng

sinh sản của ngài cái, làm giảm mật độ của chúng trong sinh quần và khu vực
phân bố.
Khi nghiên cứu hiệu lực của chế phẩm HaNPV 1.15×10 7 Obs/ml trừ sâu
xanh H.armigera đục quả cà chua Moore D.S và cộng sự cho thấy có thể tiết
kiệm được 399USD/ha so với công thức đối chứng không xử lý 11trừ sâu xanh.
Những kết quả nghiên cứu trên đã chỉ ra mhiều triển vọng cho việc quản
lý sâu xanh trong sản xuất nông nghiệp trong đó ưu tiên biện pháp phòng trừ
tổng hợp IPM, biện pháp sinh học ( Pheromone giới tính (PG), thuốc trừ sâu có
nguồn gốc sinh học: Spinosad, Abamectin, Emamectin…) và biện pháp luân
phiên thuốc khi phải can thiệp bằng các loại thuốc hoá học Những năm gần đây,
18


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã
hội, tình trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân không tuân thủ theo đúng và
quản lý dịch hại tổng hợp IPM cộng đồng đã và đang xảy ra ở nhiều vùng
chuyên canh rau trên toàn quốc. Theo số liệu thống kê của Cục BVTV tháng
6/2006 thì có tới 70% số hộ nông dân phun từ 8-12 lần thuốc BVTV cho một vụ
rau. Kết quả thanh tra diện rộng năm 2002, trong 6.840 hộ sản xuất rau có 2,2%
số hộ sử dụng thuốc cấm; 3,0% không đảm bảo thời gian cách ly (PHI); 1,8%
dùng thuốc ngoài danh mục; 14,9% sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật và
12,6% số hộ phun thuốc nhiều lần/vụ sản xuất. Từ thực trạng đó đã có rất nhiều
nghiên cứu ứng dụng các biện pháp trong phòng chống dịch hại tổng hợp, trong
đó có biện pháp phòng chống sâu xanh đục quả cà chua H.armigera mang lại
hiệu quả cao.
Biện pháp sinh học đã đạt những thành tựu đáng kể, ngay từ những năm

của thập kỷ 80 thế kỷ trước các nhà khoa học của Viện BVTV đã nghiên cứu,
ứng dụng và sản xuất chế phẩm sinh học NPV trừ sâu xanh H.armigera có hiệu
quả, sử dụng trên diện rộng ở các tỉnh Sơn La, TP Hà Nội, tỉnh Đồng Nai, tỉnh
Sông Bé, tỉnh Ninh Thuận… bảo vệ năng suất cây trồng.
Tác giả Ngô Trung Sơn, (1991) nghiên cứu sử dụng chế phẩm NPV trừ
sâu xanh H.armigera đã kết luận: loại sâu này rất mẫn cảm với NPV đặc biệt là
sâu non tuổi nhỏ, biểu hiện ở tỷ lệ chết cao hơn, thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Vì
vậy, cần chủ động phòng trừ sâu xanh H.armigera ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ
mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.
Theo tác giả Nguyễn Văn Tuất, (2005) nghiên cứu ứng dụng chế phẩm
NPV trừ sâu xanh H.armigera đục quả cà chua tại Hoài Đức (Hà Tây) và Tiên
Phong (Vĩnh Phúc) hiệu lực trừ sâu của chế phẩm đạt 57,7%, kết quả đó đáng
ghi nhận.

19


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

Hoàng Thị Việt và Cs, (2000) đánh giá hiệu lực trừ sâu khoang (S.litura)
và sâu xanh (H.armigera) trong phòng thí nghiệm của các chế phẩm sinh học
NPV ở các nồng độ virus khác nhau cho kết quả: Hiệu lực của thuốc đạt 100% ở
9 ngày sau phun (NSP) đối với sâu khoang; 100% 6NSP đối với sâu xanh. Với
hỗn hợp V-BT (Vi khuẩn Bacillus thuringiensis + NPV) thì hiệu lực trừ sâu xanh
ở 4-5 NSP đạt từ 65-100%.
Theo tác giả Vũ Văn Độ, (2005) khi nghiên cứu thí nghiệm phòng trừ sâu
xanh H.armigera của chế phẩm dầu Neem và BT hiệu lực trừ sâu ở 6NSP đạt từ
55-80% và 75-95% ở các nồng độ phối trộn khác nhau. Do vậy, việc sử dụng chế

phẩm sinh học trừ sâu xanh có ý nghĩa lớn trong công tác BVTV hiện nay.
Phạm Hữu Nhượng, (1999) khi so sánh hiệu quả của thuốc hoá học và chế
phẩm sinh học (BT, NPV) trừ sâu non bộ cánh vẩy (sâu xanh, sâu khoang, sâu
keo da láng...) trên cây đậu năm 1998 tại ĐăcLắc cho thấy: Ở ruộng sử dụng chế
phẩm sinh học có mật độ sâu hại thấp hơn ruộng phun thuốc hoá học; đặc biệt là
thành phần và mật độ các loài BMAT (nhện, bọ rùa, bọ xít hoa...) rất cao .
Cho nên việc sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu xanh (H.armigera) không
những tạo điều kiện gia tăng quần thể thiên địch, hạn chế sâu hại, giảm chi phí
BVTV mà còn ổn định năng suất cây trồng và thân thiện với môi trường...
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các biện pháp phòng chống sâu
xanh hại cà chua như: Sử dụng đặc tính dẫn dụ của cây cà Solanum viarum
(Dunal) (Nguyễn Kim Chiến,2005), sử dụng ong mắt đỏ (Trichogramma spp),
bẫy bả chua ngọt, và các biện pháp canh tác (Nguyễn Minh Tuyên, 1995) áp
dụng vào sản xuất đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn sử dụng bẫy Pheromone giới tính
(PG) để phòng chống sâu xanh H.armigera. Dựa trên đặc điểm chuyên tính cao
với sâu hại, an toàn với môi trường, sức khoẻ người sản xuất và nông sản phẩm,
PG được coi là công cụ có hiệu quả cao trong công tác quản lý sâu hại cây trồng.
20


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

Biện pháp này đang được Viện BVTV triển khai phối kết hợp với các tỉnh, thành
phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc...sử dụng rộng rãi
trên rau.p
Pheromone được khẳng định đầu tiên vào năm 1950 trên tằm. Đến năm
1959 (9 năm sau) mới xác định được thành phần hoá học Pheromone của tằm và

mới đặt tên chính thức là Pheromone giới tính. Năm 1960, các nhà khoa học bắt
đầu tổng hợp được pheromone của tằm. Pheromone chính thức được xác định như
một tín hiệu hoá học và là phương tiện giao tiếp giữa cá thể đực và cái ở cách xa
nhau trên đồng ruộng. Từ 1961 - 1966, đã nhận biết và tổng hợp được pheromone
của 5 loài sâu hại, gồm tằm, sâu róm thông, bọ hà, sâu ăn lá và sâu đục quả táo.
Đến 1967, ý tưởng sử dụng pheromone trong quản lý dịch hại cây trồng mới chính
thức bắt đầu với kết quả dùng pheromone để phòng trừ sâu róm thông ở các nước
Bắc Âu (Rất trẻ so với thuốc hoá học, thảo mộc, các tác nhân sinh học, chất điều
hoà sinh trởng,…). Đến nay, đã tổng hợp đợc gần 5.000 loại Pheromone các sâu
hại (Lê Văn Trịnh, 2009).
Theo Lê Văn Trịnh qua các năm 2001-2004 nghiên cứu, sử dụng bẫy PG
trừ sâu xanh đục quả cà chua thu được số lượng trưởng thành vào bẫy trung
bình/ ngày/bẫy là 139,2 con, trong đó cao nhất có ngày 462 con/bẫy, và thấp nhất
là 23con/bẫy/ngày. Hiệu lực của PG kéo dài từ 22,1-24,3 ngày, do vậy một vụ
rau có thể thay từ 2-3 lần bẫy PG để phòng trừ một số đối tượng sâu hại này.
Khi sử dụng PG phòng chống sâu khoang (S.litura), sâu xanh
(H.armigera) có thể giảm 4-5 lần sử dụng thuốc hoá học, tiết kiệm được
20.000đ/ha/vụ. Tuy số tiền tiết kiệm đó không lớn nhưng nó mang ý nghĩa sinh
thái và môi trường, góp phần đảm bảo chất lượng nông sản phẩm và sức khoẻ
người lao động.
Đến nay PG được sử dụng phổ cập như một biện pháp quan trọng trong hệ
thống quản lý dịch hại IPM trên cây trồng ở nước ta. Tuy hiệu quả kinh tế thu
21


Báo cáo thực tập

Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

được chưa cao nhưng nó mang lại hiệu quả xã hội không nhỏ, đảm bảo sức khoẻ

cho người sản xuất và người tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng trong xu thế hội
nhập WTO hiện nay, mở rộng và phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn và bền
vững.
Ở Việt Nam, để phòng chống sâu hại cà chua thì biện pháp chính vẫn là sử
dụng thuốc hoá học, biện pháp này được nông dân áp dụng một cách rộng rãi và
hiệu quả. Thuốc BVTV là một loại vật tư nông nghiệp đặc thù, tuy không dùng
thường xuyên nhưng rất cần thiết để bảo vệ năng suất cây trồng.
Theo Phạm Bình Quyền, (1999) những năm trở lại đây chủng loại và số
lượng thuốc BVTV trên đồng ruộng ở nước ta tăng nhanh: Năm 1980 có 10.000
tấn/năm; 1990 tăng gấp 2 lần và đến năm 1998 lên tới 40.973 tấn/năm.
Thuốc hoá học không những làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, côn
trùng có ích, BMAT… mà còn làm xuất hiện trở lại một số loài dịch hại trở lên
mạnh mẽ hơn, gây lên tính kháng thuốc của nhiều loài dịch hại, đặc biệt là sâu tơ
hại cải bắp và sâu xanh (H.armigera) hại bông, cà chua...
Kết quả khảo sát năm 2000-2001 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
trên các loại rau thu mua ngoài chợ: rau cải, rau muống. đậu đũa, cà chua, chè...
có nhiều mẫu rau vượt mức dư lượng tối đa cho phép (MRL): dưa chuột 10%,
cải 41,2%, chè khô vượt tới 56,9%... Các loại thuốc có dư lượng trên rau chủ yếu
thuộc các nhóm lân hữu cơ và cúc tổng hợp (chiếm trên 50% các nhóm thuốc
phát hiện có dư lượng trên rau).
Theo Phạm Minh Sang, qua 4 năm (1999-2002) nghiên cứu và phân tích
thì thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau, quả đáng báo động. Năm 2000,
trong 19 mẫu cà chua đem phân tích thì có 15,8 mẫu vượt mức MRLs, chủ yếu là
các nhóm chlo hữu cơ (Endosulphan), lân hữu cơ (Dimethoate), Cacbamate
(Fenobucarb) và cúc tổng hợp (Cypermethrin, Fenvalerate).

22


Báo cáo thực tập


Ngô Thị Hương Nhài KSNH10

Tại thành phố Hải Phòng, những năm gần đây theo thống kê của Sở y tế
mặc dù không có vụ ngộ độc cấp tính nào đáng lo ngại do dư lượng thuốc BVTV
trong nông sản gây ra, song theo số liệu điều tra của Chi cục BVTV Hải Phòng
về tình hình sử dụng thuốc BVTV tại một số vùng trồng rau đáng báo động.
Thuốc BVTV được nông dân sử dụng chủ yếu là nhóm lân hữu cơ và nhóm
Carbamate chiếm 70-80%, có vùng sử dụng tới 85%. Số lần phun thuốc BVTV
trung bình 5-7 lần/đợt rau; vụ xuân hè và hè thu nông dân dùng tới 8-10 lần/đợt
rau. Số hộ nông dân tự ý tăng nồng độ, liều lượng thuốc lên 1,5-2 lần (chiếm
52%). Dùng thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử dụng trên rau chiếm 8% số
hộ. Đặc biệt, nông dân phun thuốc và thu hoạch sản phẩm không đảm bảo thời
gian cách ly (PHI), 1-3 ngày sau phun đã thu hái (đậu đỗ, dưa chuột, mướp
đắng…) đó là những nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ cấp hoặc mãn tính
trên địa bàn thành phố.
Vì vậy, để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm, sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái thì việc sử dụng thuốc
hoá học trừ sâu xanh (H.armigera) đục quả cà chua một cách chọn lọc là rất cần
thiết trong sản xuất hiện nay.
Tác giả Nguyễn Văn Đĩnh nghiên cứu thí nghiệm thuốc BVTV trừ sâu
xanh hại cà chua vụ Xuân hè 2003 tại Đông Anh -Hà Nội cho thấy: Trong 7 loại
thuốc bố trí thí nghiệm có 3 loại là thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học (Tập Kỳ,
Delfin, Xentary), kết quả 1,3,5 ngày sau phun (NSP) thuốc sinh học cho hiệu quả
thấp hơn thuốc hoá học, nhưng 10 NSP thì thuốc sinh học có hiệu quả tương
đương thuốc hoá học. Việc sử dụng thuốc sinh học trừ sâu xanh H.armigera đục
quả cà chua vừa có hiệu lực trừ sâu cao, vừa đảm bảo chất lượng quả lại an toàn
với môi trường.

23



×