Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

Bài 8. Cây bút thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.52 KB, 11 trang )



- Mã Lương ham vẽ nhưng nghèo không có tiền mua bút vẽ.
Mã Lương được thần tặng cho cây bút thần.
- Mã Lương dùng cây bút vẽ đèn, cày, thùng cho những
người nghèo khổ.
- Mã Lương không vẽ cho tên địa chủ và dùng bút chống
lại hắn: vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ
cung tên bắn chết tên địa chủ.
-Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã
Lương cũng không chịu. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã
Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp
lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá,
vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng
cả vua.
- Mã Lương vẽ biển, cá, thuyền, vẽ sóng dữ dội chôn vùi tên
vua và quần thần dưới biển sâu.
- Mã Lương lại dùng cây bút, đi khắp mọi nơi vẽ cho những
người lao động nghèo khổ.


1. Hãy giới thiệu về nhân vật Mã Lương ? Cách
giới thiệu có gì giống, khác với truyện Thạch
Sanh ?
2.Chỉ ra sự kì diệu khi Mã Lương có cây bút
thần ? Ý nghĩa của những chi tiết ấy ? Phẩm
chất của Mã Lương ?
3. Nhận xét kết cục truyện ?
4.Nghệ thuật kể chuyện có gì giống, khác với
truyện Thạch Sanh ?Nêu ý nghĩa của truyện ?



1. Giới thiệu nhân vật :
+ Mồ côi, nghèo khổ.
+ Ham học vẽ, có tài.
- Cách giới thiệu nhân vật chủ yếu giới thiệu hoàn cảnh, lai lịch, chưa có yếu
tố thần kì.
2. Sự kì diệu :
+ Vẽ cá, chim như thật  tài giỏi, yêu thiên nhiên.
+ Với người nghèo : Vẽ những công cụ lao động: cày, cuốc, đèn, thùng  Mọi
thứ trên đời không thể đạt được một cách dễ dàng mà phải là kết quả của lao
động.
 Yêu thương người nghèo . Đặt nhu cầu của nhân dân lên trước, không
màng lợi ích cá nhân, đem tài năng phục vụ nhân dân.
+ Với tên địa chủ: không vẽ theo ý hắn. Em vẽ mọi thứ để tự vệ (vẽ lò lửa,
bánh nướng, thang, ngựa) và để trừng trị hắn( vẽ cung tên).
+Với tên vua: vẽ ngược lại với ý vua (vẽ gà trụi lông, cóc ghẻ… ; hoặc vẽ theo
ý vua nhưng để trừng trị vua (vẽ biển, cá, thuyền, sóng, gió).
 Cây bút trở thành vũ khí chiến đấu,diệt kẻ ác.
 Nhân ái, dũng cảm, ghét áp bức, bất công.
3. Kết cục mở rộng :
+ Mở ra hướng mới, hành động mới cho nhân vật.
+ Mở ra trí tưởng tượng thần kì đặc sắc.
+Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng
nghệ thuật; ước mơ về khả năng kì diệu của con người.


III. Tổng kết:
a. Nghệ thuật
- Các chi tiết nghệ thuật kì ảo.
- Nghệ thuật tăng tiến.

- Kết thúc có hậu.
b.Ý nghĩa :
- Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải
thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công lí,
xã hội, về khả năng kì diệu của con người.



1799 – 1837) là một 
nhà thơ, nhà văn, nhà
viết kịch nổi tiếng
người Nga. Được tôn
vinh là đại thi
hào, Mặt trời thi ca
Nga, ông đã có
những đóng góp to
lớn trong việc phát
triển ngôn ngữ văn
học Nga hiện đại và là
biểu tượng của
dòng văn học lãng
mạn Nga thế kỷ
XIX bởi nhiều cống
hiến trong sự đa dạng
hóa ngôn ngữ văn
chương.


CÁC SỰ VIỆC CHÍNH


- Hai vợ chồng ông lão đánh cá sống trong túp lều nát
bên bờ biển.
- Ông lão đánh được một con cá vàng, biết cất tiếng
nói xin thả về biển và xin trả ơn.
- Ông lão không đòi hỏi gì nhưng mụ vợ lại đòi hỏi
nhiều thứ .
- Mụ vợ ông lão đòi cái máng mới, một toà nhà đẹp,
làm nhất phẩm phu nhân, là nữ hoàng cá vàng đều cho
mụ nhưng lần cuối cùng mụ muốn làm Long Vương,
bắt cá vàng hầu hạ thì biển xanh đã nổi giận làm biến
mất tất cả mọi thứ. Mụ vợ chỉ còn cái máng lợn sứt mẻ
như lúc ban đầu.


1. Vì sao cá vàng lại trừng trị mụ vợ? Nhận xét
bản chất của mụ vợ, ông lão?
2. Biển xanh, cá vàng tượng trưng cho điều gì?
3. Nghệ thuật truyện có gì giống với Cây bút
thần? Ý nghĩa của truyện?


1- Mụ vợ là người tham lam vô độ, bội bạc, lòng tham càng tăng (từ của cải vật
chất đến danh vọng rồi quyền lực tối cao) thì tình nghĩa càng giảm, có cách
sống ích kỉ, thực dụng
+ Với ông lão: có thái độ coi thường, quát tháo, mắng chửi, nhục mạ, bội bạc,
coi chồng như một đầy tớ già, lăng loàn.
+ Với cá vàng: không có công nhưng đòi hỏi hưởng thụ vô lí.
- Ông lão: nhu nhược, yếu đuối làm theo những đòi hỏi phi lí của mụ vợ
Bản chất thật thà không mưu mô, thủ đoạn, hiền lành, tốt bụng

 Đó cũng chính là tấm lòng của nhân dân lao động Nga.
2.+ Hình tượng cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn của nhân dân đối với
những người nhân hậu, đại diện cho lòng tốt, cho cái thiện. Cá vàng còn
tượng trưng cho một chân lí khác của dân gian: trừng trị thích đáng kẻ tham
lam, bội bạc.
+ Biển xanh: thể hiện thái độ của nhân dân trước cái ác, cái xấu: trời không
dung, đất không tha
Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Các yếu tố tưởng tượng, hoang đường .
- Có kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến .
- Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, mang nhiều ý nghĩa .
2. Ý nghĩa
- Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và bài học đích
đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×