Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Định hướng một số nội dung ôn tập ngữ văn 12 theo cấu trúc đề thi THPTQG năm 2017 ở trường THPT4 thọ xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.57 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ NỘI DUNG
ÔN TẬP NGỮ VĂN 12 THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Ở TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

Người thực hiện: Phạm Văn Tình
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn

THANH HÓA, NĂM 2017

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Nhằm giúp cho học sinh lớp 12 ôn tập tốt môn Ngữ văn trong kỳ thi Trung
học phổ thông Quốc gia (THPTQG) và nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại
học – Cao đẳng năm 2017. Bằng việc đa dạng hoá các loại câu hỏi và các dạng bài
tập trong đề thi phần Đọc – hiểu văn bản và phần làm văn. Song, nhìn chung vẫn
còn ít nhiều hạn chế mang tính chủ quan, chưa phát huy hết năng lực của người
học, phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên chưa đảm bảo được các yêu cầu
về nội dung và kỹ thuật cần thiết của một đề thi Trung học phổ thông Quốc gia năm
2017 của bộ môn Ngữ văn.
Việc nâng cao chất lượng dạy – học và thi cử môn Ngữ văn hiện nay phải


nhằm phát huy ở học sinh năng lực sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng
hợp tác và kỹ năng xã hội đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đề tài Định hướng một số
nội dung ôn tập hiệu quả môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi trung học phổ thông
quốc gia năm 2017 ở trường THPT 4 Thọ Xuân vừa giúp người dạy phân hóa trình
độ học sinh để từ đó có cách ôn tập cho các đối tượng học sinh chỉ thi xét tốt
nghiệp và xét tuyển Đại học – Cao đẳng mà còn giúp học sinh nhận biết được ưu,
khuyết điểm của mình để điều chỉnh kế hoạch và phương pháp ôn tập. Trong quá
trình dạy học và ôn tập cho học sinh khối 12, tôi nhận thấy cần phải điều chỉnh
phương pháp ôn tập như sau:
Về phía học sinh: Do chưa thực sự đọc và tự tìm hiểu sơ bộ các loại văn bản,
tác phẩm văn văn học trong sách giáo khoa trước giờ lên lớp, phần lớn lệ thuộc vào
tài liệu tham khảo và những kiến thức truyền thụ qua bài giảng của giáo viên. Vì
thế trong giờ đọc hiểu trên lớp, học sinh tiếp nhận văn bản còn thụ động, lúng túng.
Về phía giáo viên: Đôi khi chưa thật sự chú ý đến tầm quan trọng của hệ thống
câu hỏi, để khêu gợi, hướng dẫn các em tự khám phá văn bản văn học, hệ thống câu
hỏi của giáo viên còn chung chung, quá dễ hoặc quá khó, chưa đáp ứng đầy đủ các
cấp độ của đề thi. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú trong giờ ôn tập, làm sao
để các em có thể tự tìm tòi, suy nghĩ, phơi trải những rung động thẩm mỹ của mình
trước những câu thơ, hình ảnh thơ, chi tiết nghệ thuật hấp dẫn hay cảnh đời éo le
của nhân vật.
Theo tôi, một trong những khâu quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của
giờ ôn tập Ngữ văn trên lớp chính là phương pháp hệ thống hóa những kiến thức
trọng tâm của bài học nhằm khêu gợi năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh.
Là giáo viên dạy văn, với tuổi nghề gần 10 năm, tôi luôn trăn trở tìm tòi những
cách tiếp cận nội dung ôn tập thật sự có hiệu quả.
Ở đề tài này, tôi xin nêu ra một vài kinh nghiệm của mình về Định hướng ôn
tập hiệu quả môn Ngữ văn lớp 12 trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm
2017 ở trường THPT 4 Thọ Xuân.
2



Từ những lý do trên, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc giúp học sinh ôn
tập hiệu quả môn Ngữ văn lớp 12 trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm
2017 là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học và ôn tập làm
đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN).
1.2. Mục đích nghiên cứu.
* Về kiến thức: Vận dụng kiến thức ôn tập phần lý tuyết để thực hành giải
một số đề thi theo cấu trúc của đề thi THPTQG năm 2017.
* Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức ôn tập để làm đề thi, đánh giá môn Ngữ
văn theo năng lực học sinh. Rèn kỹ năng viết đoạn văn và làm bài văn nghị luận.
* Về thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của việc ôn tập môn Ngữ văn
trong kỳ thi THPTQG 2017.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng: Là học sinh các lớp 12A1, 12A3, 12A4 năm học 2016 – 2017
học chương trình cơ bản môn Ngữ văn ở Trường THPT 4 Thọ Xuân, Thanh Hóa.
* Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản đọc hiểu và văn bản văn học lớp 12 cơ
bản thuộc chương trình thi THPT QG năm 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu lí luận
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm
– Phương pháp điều tra và khảo sát
– Phương pháp phân tích, đánh giá

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay đề thi môn ngữ văn trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) theo
cấu trúc mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì đề thi THPTQG thường

gồm hai phần: Phần đọc hiểu văn bản và phần làm văn. Ở phần đọc hiểu văn bản
thường có các thang nhận thức được ứng dụng cho việc xác định cấp độ tư duy, ma
trận đề thi của môn Ngữ văn ở bốn mức độ là: Mức độ nhận biết; Mức độ thông
hiểu; Mức độ vận dụng và vận dụng cao. Ở phần làm văn thường có hai câu (câu 1
thường được rút ra từ câu đọc hiểu, còn câu nghị luận văn học thường ở dạng đề lí
luận bàn về ý kiến trong tác phẩm văn học hoặc so sánh văn học.
Đối với phần đọc – hiểu đề ra ở 4 mức độ:
* Mức độ nhận biết: Nghĩa là nhận ra được sự vật, hiện tượng, trả lời được câu
hỏi: Nó là gì? Mức nhận biết thường xoay quanh các yêu cầu như: Nhận diện thể
loại; phương thức biểu đạt; phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. Chỉ ra chi
tiết; hình ảnh; các biện pháp tu từ; hiệu quả hoặc tác dụng của các biện pháp tu từ
đó được sử dụng trong văn bản. Chỉ ra cách thức liên kết của văn bản. Những câu
hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết thể hiện ở việc quan sát và nhớ lại
thông tin, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề, nội dung. Động từ mô tả
cần đạt: Nói lại được; Chỉ lại được; Kể lại được; Liệt kê được, … HS xếp loại học
lực trung bình cũng dễ đạt được điểm tối đa trong phần này.
* Mức độ thông hiểu: Nghĩa là nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng
thường phải suy luận (không tìm thấy trực tiếp câu trả lời trong băn bản). Một số
yêu cầu thường gặp trong đề đọc hiểu là: Khái quát chủ đề; nêu nội dung chính; vấn
đề chính mà văn bản đề cập; Nêu cách hiểu về một hoặc một số câu trong văn bản;
Hiểu tư tưởng, quan điểm của tác giả; Hiểu được ý nghĩa, tác dụng, hiệu quả của
việc sử dụng thể loại, phương thức biểu đạt, từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu
từ… có trong văn bản; Hiểu được một số nét đặc sắc nghệ thuật theo đặc trưng thể
loại hoặc một số nét đặc sắc về nội dung của văn bản.
Những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu. Thể hiện ở việc
thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt: Diễn
giải được; So sánh được; Phân biệt được; Tóm tắt được. HS xếp loại học lực trung
bình dễ đạt được điểm tối đa trong phần này.
* Mức độ vận dụng:
Vận dụng thấp: Chính là biết thực hành tạo lập trong giao tiếp; biết làm theo.

Các yêu cầu cụ thể là: Nhận xét, đánh giá về tư tưởng, quan điểm, tình cảm, thái độ
của tác giả thể hiện trong văn bản; Nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn
bản; Rút ra bài học về tư tưởng, nhận thức; Rút ra thông điệp cho bản thân
Vận dụng cao: Là mức độ vận dụng cao hơn, chỉ độ khóa của yêu cầu thực hành
tổng hợp, kết hợp với kĩ năng đọc hiểu và viết; đòi hỏi phải có sự sáng tạo; vận
dụng được khả năng phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận, nhận xét, đánh giá theo
4


quan điểm của mình. Hình thức đánh giá ở mức vận dụng cao chủ yếu là đề yêu cầu
viết một đoạn văn hoàn chỉnh.
Học sinh có thể vận dụng hai cấp độ: Vận dụng thấp, vận dụng cao tùy thuộc đề
thi hoặc đề kiểm tra đánh giá năng lực và phân loại của giáo viên.
Đối với phần làm văn sẽ có hai câu (câu 1 thường cho học sinh viết một đoạn
văn khoảng 200 chữ liên quan đến phần đọc – hiểu văn bản. Câu 2 liên quan đến
tác phẩm văn học với dạng đề bàn về ý kiến trong văn học hoặc so sánh văn
học…).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Phía giáo viên: Từ thực tế đang giảng dạy các lớp 12 năm học 2016 - 2017
tôi nhận thấy rằng: Hiện nay các cách ôn tập đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ Văn
thường tập trung vào các mặt sau:
Đa số cách ôn tập các đề thi, hướng dẫn chấm môn Ngữ văn trước đây
thường hướng người học tiếp thu kiến thức là chính, ít chú ý phát huy năng lực tư
duy, sáng tạo.
Người dạy khi xây dựng và áp dụng đề làm văn ít quan tâm đến tính phân
hóa trình độ học sinh, vì mới bắt đầu sử dụng ma trận đề nên trong đề có nhiều câu
hỏi cùng cấp độ xuất hiện trong một đề thi.
Kỹ thuật và các bước ra đề, hướng dẫn chấm bài làm văn chưa được chú ý
đúng mức đặc biệt là khâu xây dựng ma trận đề, hướng dẫn chấm, biểu điểm và
bước thử lại trước khi cho học sinh thực hiện.

* Phía học sinh: Học sinh chưa đủ năng lực và trình độ thực tế nên thường
có biểu hiện sai lệch về tinh thần thái độ học tập, lúng túng khi đứng trước một bài
làm văn. Học sinh khi tiếp cận đề bài làm văn thường chỉ dừng lại ở góc độ nội
dung chứ ít quan tâm vận dụng các kỹ năng thực hành. Do vậy, khi học gặp các đề
bài làm văn khó thì không thể xác định được cách làm bài.
Thực trạng địa phương, trường lớp: Kinh tế địa phương còn nghèo, điều kiện
sống khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, do vậy, việc đầu tư cho con em trong học
tập chưa hợp lý.
2.3. Định hướng nội dung ôn tập
Phần I: Đọc – hiểu văn bản
2.3.1. Các phong cách chức năng ngôn ngữ
* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao
tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức,
dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc
sống.
- Đặc trưng: Giao tiếp mang tư cách cá nhân; Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của
mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
5


- Nhận biết: Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ; Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình
dị, suồng sã, sắc thái địa phương.
* Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu,
học tập và phổ biến khoa học. Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích
diễn đạt chuyên môn sâu.
- Đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng; Tính lí trí, lôgíc; Tính khách quan, phi cá
thể.
- Nhận biết: Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học. Gồm

các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập.
* Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Khái niệm: Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh
vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).
- Đặc trưng: Tính thẩm mĩ; Tính đa nghĩa; Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
* Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày
tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời
sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để
có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng: Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý; Tính chặt chẽ trong biểu
đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành
mạch; Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu
hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết (Lấy dẫn chứng
trong Tuyên ngôn độc lập và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến).
* Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính,
giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ
quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường
như: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng…; Chức
năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp
trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
* Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong
nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc
đẩy sự tiến bộ xã hội. Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội
về tất cả những vấn đề thời sự

- Đặc trưng: Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin
- Thời gian - Địa điểm - Sự kiện - Diễn biến - Kết quả; Phóng sự: Cung cấp tin tức
6


nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp
người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn; Tiểu phẩm: Giọng văn thân
mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính
kiến về thời cuộc.
2.3.2. Các phương thức biểu đạt
* Tự sự (kể chuyện, tường thuật)
- Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1
chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý
nghĩa.
- Đặc trưng: Có cốt truyện; có nhân vật tự sự, sự việc; có tư tưởng, chủ đề;
có ngôi kể thích hợp.
* Miêu tả
- Khái niệm: Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể
thấy sự vật, hiện tượng, con người (đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra
trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.
* Biểu cảm
- Khái niệm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
* Nghị luận
- Khái niệm: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng
sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
* Thuyết minh
- Khái niệm: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri
thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.
- Đặc trưng: Các luận điểm đưa ra đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn
luận; Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm; Các

phương pháp thuyết minh: Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích; phương pháp
liệt kê; Phương pháp nêu ví dụ, dùng con số; Phương pháp so sánh; Phương pháp
phân loại ,phân tích.
* Hành chính – công vụ
- Khái niệm: Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều
hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản
hành chính.
- Đặc trưng: Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức
nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ
luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địa phương.
2.3.3. Các thao tác lập luận
* Giải thích
Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và
giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
* Phân tích
7


Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu
tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
* Chứng minh
Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ
một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
* So sánh
So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối
tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác
nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
* Bình luận
Bình luận là bày tỏ thái độ, quan điểm, bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện
tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách

ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.Yêu cầu của việc đánh giá là
sát; đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư
tưởng đúng đắn, rõ ràng.
* Bác bỏ
Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định
đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
2.3.4. Các phương thức trần thuật
* Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (lời trực tiếp)
* Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
* Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm
nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)
2.3.5. Các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng
- Tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác (So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa;
Hoán dụ; Nói quá - phóng đại - thậm xưng; Nói giảm nói tránh; Điệp từ - điệp ngữ;
Tương phản - đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng
từ láy).
- Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ được sử dụng trong 1 văn bản thơ
hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị của việc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.
Ví dụ minh họa phần Đọc – hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nói chung, sách có 2 loại, sách nền tảng và sách kĩ năng. Đọc sách kĩ năng
(kĩ năng sống, kĩ năng hành xử, kĩ năng làm việc...) thì cũng rất tốt và cần thiết,
nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu đọc sách văn hoá, sách khai minh (để hình thành bản
tính bên trong, phần gốc rễ) rồi mới đọc sách kĩ năng (để hoàn thiện hành xử bên
ngoài, phần cành lá). Như cuốn "Đắc nhân tâm", hồi trẻ thì tôi rất thích thú cuốn
này, nhưng sau này tôi không thích lắm, vì nó khác nhiều với tinh thần cốt lõi của
"giáo dục khai phóng và con người tự do" mà tôi theo đuổi.
Tôi nghĩ, thay vì chỉ cố tìm cách học những thủ thuật hay chiêu trò để lấy lòng
8



hay thuyết phục người khác thì con người ta cần nâng tầm vóc văn hoá của mình
lên, làm giàu lương tri và phẩm giá của mình, khi đó chỉ cần sống đúng với con
người của mình (sống thực, sống tự do), không cần dùng bất cứ chiêu trò hay mẹo
vặt nào mà vẫn được người khác tôn trọng, quý mến và tin tưởng. Ngược lại, nếu
mình chỉ học toàn những thủ thuật, chiêu trò, mánh khoé, mẹo vặt để lấy lòng
người khác mà bản tính bên trong con người mình lại không ra gì thì về lâu dài sẽ
rất nguy hiểm cho chính mình và cho xã hội. Bởi lẽ, với những thủ thuật tinh vi học
được thì có thể giúp mình thành công nhất thời, nhưng dẫn dà mình sẽ tự biến
mình thành kẻ hai mặt (bản tính bên trong khác hẳn hành vi bên ngoài), còn xã hội
với nhiều con người như vậy sẽ sụp đổ niềm tin và ngày một trở nên dối trá hơn.
Do vậy, người đọc khôn ngoan sẽ đi vào những cuốn sách "tu thân" mang trong
mình những giá trị khai minh tiến bộ chứ không chỉ những cuốn sách thiên về
chiêu trò, mánh khoé.
(Nhà giáo Giản Tư Trung, Hiệu trường Trường Doanh nhân PACE,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính, được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2. Điểm khác nhau cơ bản giữa sách nền tảng và sách kĩ năng?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hiểu thế nào là "người đọc khôn ngoan"?
Câu 4. Chia sẻ một kinh nghiệm khác của riêng anh/ chị về việc đọc sách.
Phần II: Làm văn
2.3.6. Nghị luận xã hội (loại câu 2 điểm):
Đề thi được lấy một ý từ phần đọc hiểu có tính chất danh ngôn, triết lí để học
sinh suy nghĩ vận dụng. Cần tránh lặp ý ở câu 4 đọc hiểu. Nắm chắc kĩ năng viết
đoạn văn 200 chữ. Khi bắt gặp loại đề này, học sinh phải tự đặt ra cho mình 2 câu
hỏi và phải tự trả lời 2 câu hỏi: Đề yêu cầu nghị luận về chủ đề gì? (Các chủ đề
quen thuộc của văn nghị luận xã hội: Đạo đức; Tư tưởng văn hoá; Lịch sử; Kinh tế;
Chính trị; Địa lý, môi trường…). Thao tác chính dùng để nghị luận theo yêu cầu
của đề là gì? (Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, Giải thích, Bình luận).
1/ Giải thích: Sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói (giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy (tại sao?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn (để làm gì)
2/ Chứng minh: Sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
3/ Bình luận:
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh
phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
9


- Chỉ nhất trí 1 phần.
- Hoàn toàn nhất trí.
- Không chấp nhận (bác bỏ).
* Bố cục của một đoạn văn gồm: 3 phần
- Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.
- Thân đoạn:
+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)
+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)
+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)
- Kết đoạn: Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).
Ví dụ minh họa trích từ phần Đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc sách nền tảng trước, đọc sách kĩ năng sau là một lựa chọn thông minh.
Ý kiến của anh/ chị như thế nào? Trình bày trong một đoạn văn khoảng 200
chữ.
2.3.7. Nghị luận văn học (loại câu 5 điểm):
* Văn học Việt Nam: Chương trình trọng tâm ôn tập

1. Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
2. Tây Tiến (Quang Dũng)
3. Việt Bắc (trích, Tố Hữu)
4. Đất Nước (trích, Nguyễn Khoa Điềm)
5. Sóng (Xuân Quỳnh)
6. Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
7. Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
8. Vợ chồng A Phủ ( trích, Tô Hoài)
9. Vợ nhặt (Kim Lân)
10. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
11. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyên Minh Châu)
12. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Trích kịch của Lưu Quang Vũ)
* Lịch sử văn học:
1. Bài khái quát VHVN từ 1945 đến hết thế kỉ XX (đề bài nghiêng về một ý
kiến bàn về văn học).
2. Bài về các tác gia Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân.
* Văn học nước ngoài:
1. Ông già và biển cả (Hê-minh-uê)
2. Thuốc (Lỗ Tấn)
3. Số phận con người (Sô-lô-khốp)
2.3.7.1. Hướng dẫn khái quát cách làm kiểu bài nghị luận ý kiến bàn về văn
học
10


- Khái niệm: Kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là kiểu bài
phổ biến nhất trong các đề thi THPTQG môn Ngữ văn năm 2017. Tuy nhiên, nhiều
em học sinh chưa biết cách làm kiểu bài này nên thường sa đà vào phân tích lan
man hoặc không biết bắt đầu từ đâu.
- Cách làm: Để làm tốt kiểu bài này học sinh cần có những kĩ năng làm bài

như sau:
* Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu tác giả tác phẩm.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến trong phần đề thi.
* Thân bài:
- Giải thích các khái niệm liên quan và làm rõ vấn đề:
+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong ý kiến .
+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của cả
ý kiến. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ấy có
ý nghĩa như thế nào?
- Bàn bạc, khẳng định vấn đề có thể lập luận theo cách sau:
+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? cụ thể?
+ Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được
như vậy?
+ Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong
cuộc sống? phân tích và lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học.
- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
* Kết bài:
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
+ Rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề.
Các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1:
Về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, có ý kiến cho rằng:
Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng
buộc mình với nhà thống lí Pá Tra.
Qua nhân vật Mị anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hướng dẫn làm bài:
Đây là đề bài nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học, học sinh có
thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra nhiều quan điểm, giám khảo
linh hoạt cho điểm. Dưới đây chỉ là một hướng dẫn cơ bản về nội dung:

* Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề , giới thiệu tác giả tác phẩm Vợ chồng A phủ (Tô Hoài).
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến: Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị
cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra.
* Thân bài:
- Giải thích ý kiến:
11


+ Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị: Giải thoát cho A Phủ, cứu A Phủ khỏi
những khổ đau mà cha con Pá Tra gây ra.
+ Đó cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí: Mị tự cứu
bản thân mình, giải thoát khỏi nỗi sợ hãi về bóng ma thần quyền của nhà thống lí.
- Phân tích, lí giải nguyên nhân dẫn tới hành động của Mị:
+ Ban đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng.
+ Sau khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị như choàng tỉnh: Mị nhớ lại
cảnh ngộ của bản thân, cảnh ngộ của người đàn bà bị trói đến chết trước kia,
thương A Phủ, muốn cứu A Phủ nhưng lại sợ bị “trói thay vào đấy, phải chết trên
cái cọc ấy”
+ Tình thương người lấn át nỗi sợ hãi => Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Đây không chỉ
là hành động giải thoát cho A Phủ mà còn là sự chiến thắng chính nỗi sợ hãi của
bản thân mình.
* Ý nghĩa của hành động:
- Đó là kết quả của quá trình diễn biến tâm lí phức tạp nhưng hợp lí của Mị.
- Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn: lòng yêu thương, sức sống tiềm tàng giúp Mị vượt qua
nỗi sợ hãi từ bao lâu.
- Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: Phát hiện, trân trọng vẻ đẹp và sức sống
của con người.
* Kết bài:
- Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề hành động cứu A Phủ cũng là hành

động Mị tự cứu mình.
- Rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề : có thể nêu bài học cuộc sống,…
Ví dụ 2:
Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến
cho rằng: Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác
thì nhấn mạnh: Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời
kháng chiến chống Pháp.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng người lính, anh/chị hãy làm sáng tỏ
nhận định trên.
Hướng dẫn làm bài
* Mở bài
+ Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ
phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa.
+ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca chống Pháp; tác
phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến.
* Thân bài:
- Giải thích:
+ Dáng dấp tráng sĩ thuở trước là nói đến những nét đẹp trượng phu giàu tính ước
lệ kiểu văn chương trung đại trong hình tượng người lính; Mang đậm vẻ đẹp của
người chiến sĩ thời chống Pháp là muốn nói ở hình tượng người lính có nhiều nét
12


đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời
chống Pháp
+ Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người
lính Tây Tiến: ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện
đại.
- Phân tích, chứng minh: Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở
trước.

+ Người lính trong Tây Tiến có dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy hào khí; tinh thần
chinh chiến kiêu dũng, xả thân; thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, xem cái chết nhẹ
tựa lông hồng
+ Hình tượng người lính đặt trong miền không gian đầy không khí bi hùng cổ xưa
với cuộc trường chinh vào nơi lam chướng nghìn trùng, với chiến trường là miền
viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ.
- Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp:
+ Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho tổ quốc
quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc; đời sống
quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh nghịch; lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi
sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình đôi
lứa
+ Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử là cuộc hành binh Tây
Tiến; một không gian thực là miền Tây, với những địa danh xác thực, những cảnh
trí đậm sắc thái riêng của xứ sở vốn hiểm trở mà thơ mộng; với ngôn ngữ đậm chất
đời thường của những người lính trẻ...
- Bình luận:
- Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập, nhưng thực ra là
bổ sung nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của hình tượng người lính Tây
Tiến: đó là sự hoà hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp chiến sĩ hiện đại để
tạo nên một hình tượng toàn vẹn
- Hình tượng có được sự hoà hợp đó là do nhà thơ đã kế thừa thơ ca truyền thống,
sử dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được vào thơ không khí thời đại,
hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc của bộ đội Tây Tiến mà tác giả vốn là
người trong cuộc.
* Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, rút ra bài học.
2.3.7.2. Hướng dẫn cách làm kiểu bài so sánh văn học
Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong
chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Cách làm dàn ý khái quát của kiểu
bài này như sau:

* Mở bài: - Dẫn dắt (chủ yếu mở bài trực tiếp).
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh trong phạm vi đề bài.
* Thân bài:
13


1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
2. Làm rõ đối tượng thứ hai (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
3. So sánh: Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình
diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác
lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
4. Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối
cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi
pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là
thao tác lập luận phân tích).
* Kết bài: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
Ví dụ minh họa:
Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt
(Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa –
Nguyễn Minh Châu).
* Mở bài: - Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
- Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm.
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở
trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt
vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những
con người bình dị trong nạn đói thê thảm 1945.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên

phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau,
viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình
hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những
trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
* Thân bài:
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất Nhân vật người vợ nhặt
- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là
một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống
động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực,
biết lo toan.
2. Làm rõ đối tượng thứ hai Nhân vật người đàn bà hàng chài
- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư
tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa
14


bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng,
giàu đức hi sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can
đảm, cứng cỏi.
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.
3. So sánh: Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, so sánh).

– Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn
cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm
khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực...
– Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những
phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh,
trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những
phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy
kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình...
4. Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh
xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp
của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao
tác lập luận phân tích).
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi
từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh
tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời tư trong
khuynh hướng nhận thức lại).
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con
người đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này.
Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
2.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Sau khi hướng dẫn học sinh ôn tập thi THPTQG, bước đầu tôi đã thu được
kết quả như sau:
- Lớp 12A3: Trước khi hướng dẫn cho học sinh ôn tập mới chỉ có 10 – 15% học
sinh phát biểu xây dựng bài.
- Lớp 12A4: Khi ôn tập kiến thức lý thuyết đã có 35 – 50% học sinh phát biểu xây
dựng bài. Giờ đọc văn không còn nặng nề, căng thẳng nữa mà đã gây được hứng
thú cho học sinh và chất lượng bài kiểm thử thi THPT QG đạt kết tốt (được thống
kê ở bảng dưới).

Số bài
Điểm 0 -> 4
Điểm 5,6
Điểm 7 -> 10
15


Lớp
12A3 (đối chứng)
12A4 (thực nghiệm)

47
47

Số bài
12
4

%
24
9

Số bài
34
28

%
68
65


Số bài
4
11

%
8
25

Bảng điều tra mức độ hứng thú ôn tập của học sinh giữa lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm.
Lớp đối chứng (bảng 1)
Lớp

Sĩ số

12A3

47

Hứng thú học tập
Số lượng
%
15
31.9

Không hứng thú học tâp
Số lượng
%
32
68.1


Lớp thực nghiệm ( bảng 2)
Lớp

Sĩ số

12A4

47

Hứng thú học tập
Số lượng
%
35
74.4

Không hứng thú học tâp
Số lượng
%
12
25.6

Bảng kết quả kiểm thi thử THPTQG đợt sau khi đã hướng dẫn học sinh ôn tập giữa
lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Lớp đối chứng ( bảng 1)
Lớp Tổng số
Giỏi
HS
SL
%

12A4
47
0
0
Lớp thực nghiệm ( bảng 2)
Lớp
Tổng số
Giỏi
HS
SL
%
12A3
47
5
10.6

Khá
SL
16

Trung bình

%
34.0

Khá
SL
25

%

53.1

SL
20

%
42.5

Trung bình
SL
17

%
36.3

Yếu, kém
SL
11

%
23.5

Yếu, kém
SL
0

%
0.0

Kết quả thực nghiệm như đã trình bày trong bảng cho thấy tỷ lệ học sinh

hứng thú ôn tập của lớp thực nghiệm là cao hơn lớp đối chứng.
Cụ thể, lớp thực nghiệm có học sinh đạt kết quả thi loại giỏi 10.6%; loại khá
53.1% cao hơn lớp đối chứng. Ngược lại, học sinh bị điểm yếu, kém ở lớp thực
nghiệm là 0 % còn lớp đối chứng là 23.5 %. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mục đích
thực nghiệm của tôi không phải là chỉ qua một vài tiết dạy để khẳng định ưu thế
tuyệt đối của các biện pháp đề ra mà nhằm tìm ra định hướng giúp học sinh có
được cách ôn tập hiệu quả nhất trong kỳ thi THPTQG năm 2017.
Kết quả trên dù chưa phải cao, song nó cũng nói lên một điều: Việc hướng dẫn
ôn tập cho học sinh thi THPTQG đã giúp học sinh phát huy năng lực chủ động, tính
16


sáng tạo của học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản văn học và làm văn là việc làm
cần thiết, giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Hướng dẫn ôn tập cho học sinh thi THPTQG 2017 nhằm giúp các em củng
cố kiến thức, đánh thức kiến thức nâng cao hiệu quả ôn tập của học sinh phải gắn
với chương trình, sách giáo khoa với chuẩn kiến thức được xác định trong từng
môn học, từng phân môn cũng như đối với mỗi bài học cụ thể.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được diễn ra trong cả quá trình
dạy học. Các bài tập đánh giá phải gắn với thực trạng chất lượng của lớp nói chung
và cũng như đối với từng cá nhân. Kết quả ôn tập tốt sẽ được đánh giá bằng kết quả
của kỳ thi THPTQG 2017 vào tháng 6 tới.
3.2. Kiến nghị.
Tổ chức hội thảo các chuyên đề về phương pháp ôn tập cho học sinh thi
THPTQG và xây dựng hệ thống đề thi cho phù hợp với trình độ của học sinh.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, người dạy cũng gặp nhiều khó khăn
như: Tài liệu ôn tập theo cấu trúc đề thi mới còn ít, học sinh trong một lớp học quá
đông, nhiều đối tượng, ý thức học tập và tiếp thu bài học chưa cao. Do vậy, người

thực hiện đề tài xin đề xuất Ban Giám hiệu Nhà trường tiếp tục quan tâm mua sắm
thêm tài liệu, các loại phương tiện, thiết bị dạy học của bộ môn Ngữ văn, giúp giáo
viên giảng dạy và ôn tập cho học sinh khối 12 đạt hiệu quả cao nhất.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 6 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Phạm Văn Tình

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Thống (2016). Luyện thi THPTQG 2017 môn Ngữ văn – NXBGD.
2. Nhiều tác giả (2015). Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận – NXBGD.
3. Trịnh Trọng Nam (2016). Kĩ năng biên soạn ma trận, câu hỏi, bài tập trong đề thi
THPT QG – Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT – Sở GDĐT Thanh Hóa.
4. Lê Văn Khải (2016). Một vài trao đổi về đề minh họa và làm bài thi Ngữ văn
THPT QG 2017 – Trường THPT Đào Duy Từ.
5. Lê Phước (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Dành cho học
viên cao học – Khoa sư phạm – NXBGD.
6. Lê Phước, Nguyễn Hồng Nhung (2014). Tính sư phạm cho một bài bằng phương
pháp PowerPoint. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên – Khoa sư phạm – NXBGD.
7. Nguyễn Thị Hồng. (2015), Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn, Tài liệu Bồi
dưỡng thay sách giáo khoa, Khoa sư phạm – NXBGD.


18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Văn Tình
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Ngữ văn – Trường THPT 4 Thọ Xuân.

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Vận dụng một số phương

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Cấp tỉnh

B

2015

Cấp tỉnh


B

2016

Năm học
đánh giá
xếp loại

pháp mới trong công tác chủ
nhiệm nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục học sinh chậm
tiến ở trường THPT 4 Thọ
2.

Xuân
Vận dụng một số giải pháp
mới nhằm nâng cao hiệu quả
trong kiểm tra, đánh giá học
sinh học môn Ngữ văn 11 tại
trường trung học phổ thông 4
Thọ Xuân

----------------------------------------------------

19




×