Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Hiệu quả từ phương pháp dạy tác phẩm rừng xà nu của nguyễn trung thành từ góc độ thể loại tiết 63 64 lớp 12a, 12c trường THPT lê văn linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.86 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài:........................................................................................1
1. 2. Mục đích nghiên cứu:................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu: [4].....................................................................2
1.4.1. Phương pháp đọc sáng tạo:..................................................................2
1.4.2. Phương pháp gợi mở và biện pháp nêu vấn đề:..................................2
1.4.3. Phương pháp giảng bình:.....................................................................2
1. 4.4. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................2
2. NỘI DUNG.......................................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận:..............................................................................................2
2.1.1. Trong một bài nghiên cứu về "Cấu trúc năng lực văn", Giáo sư Phan
Trọng Luận đã chỉ ra những năng lực tiếp nhận văn học bao gồm: [7].........2
2.1.2. Hơn nữa, trong nhà trường phổ thông, việc dạy tác phẩm văn học
theo thể loại đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn dạy và học. Điều này không chỉ
định hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác phẩm mà còn phát huy được
tính chủ động tích cực của người học, góp phần phát huy vai trò đồng sáng
tạo của học sinh đối với tác phẩm văn học. [5].............................................3
2.1.3. Truyện ngắn trữ tình “Rừng xà nu”: [9]..............................................3
2.2. Thực trạng vấn đề:......................................................................................3
2.2. 1. Thực trạng chung................................................................................3
2.2. 2. Thực trạng đối với giáo viên..............................................................4
2.2. 3. Thực trạng đối với học sinh:...............................................................4
2.3. Các giải pháp thực hiện:.............................................................................4
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của thể loại Tự sự và
Truyện ngắn:..................................................................................................4
2.3.2.Phương pháp và biện pháp thích hợp dạy - học tác phẩm “Rừng xà
nu” từ góc độ thể loại:...................................................................................5
2.3.3. Kiểm định qua bài dạy cụ thể:.............................................................9
2.4. Hiệu quả của SKKN với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp,


nhà trường:......................................................................................................16
2.4.1. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục:.............................16
2.4.2. Hiệu quả của SKKN đối với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường......16
2.4.3. Kết quả kiểm nghiệm:.......................................................................17
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................................18
3.1. Kết luận:...................................................................................................18
3.2. Đề xuất:....................................................................................................18


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Thực trạng giờ dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung
và trong nhà trường phổ thông trung học nói riêng còn đơn điệu tẻ nhạt khiến
khá đông học sinh không có hứng thú học văn dẫn đến chất lượng môn học ngày
càng giảm sút. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó
phải kể tới: khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm, nhiều giáo viên chưa xác
định đúng "chất của loại" trong thể. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm nên
khi khai thác tác phẩm văn học không những không làm cho tác phẩm sống
động, giàu sức hấp dẫn mà ngược lại làm cho tác phẩm khô khan, chết cứng. [1].
Dạy học văn theo thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản trong nhà
trường phổ thông hiện nay. Vì "giảng dạy tác phẩm theo loại thể chính là một
phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa
hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng hướng với quy luật và bản
chất của văn học đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất" [2]. Dạy học
văn theo thể loại là một trong những kĩ năng cần thiết trên con đường tự học và
chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Mỗi tác phẩm văn học là một sáng tạo độc đáo, riêng biệt, thể hiện rõ cá tính
sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua sản phẩm tinh thần ấy, nhà văn, nhà thơ
thể hiện một nhân sinh quan có ý nghĩa tiến bộ về con người, về cuộc đời. Để
nhận ra thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm qua tác phẩm thật không dễ dàng

chút nào. Trên cơ sở hiểu rõ được đặc trưng thể loại văn học, giáo viên sẽ định
hướng cho học sinh tìm ra những rung động thẩm mĩ trong từng giờ học [5].
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung bao trùm hầu hết các
phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo là ngắn
gọn. Truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện
một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người.
Truyện ngắn thường bao gồm: cốt truyện và nhân vật, chi tiết ngôn ngữ, tình
huống truyện,… [14]
Truyện ngắn “Rừng xà nu” – chương trình Ngữ văn cơ bản lớp 12 tập 2 là
tác phẩm nghệ thuật đặc sắc làm nên tên tuổi của Nguyễn Trung Thành ở thể
loại truyện ngắn.
Với niềm tự hào sâu sắc về một thể loại văn học góp phần làm nên diện mạo
truyện ngắn dân tộc, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu qua thực nghiệm năm học
2016 - 2017: "Hiệu quả từ phương pháp dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành từ góc độ thể loại" - Tiết 63 - 64 - lớp 12A, 12C trường THPT Lê
Văn Linh.
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài: "Hiệu quả từ phương pháp dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành từ góc độ thể loại", chúng tôi đưa đến những vấn đề lý luận hiện
đại ứng dụng trong tình hình thực tiễn giảng dạy truyện ngắn “Rừng xà nu”
mong muốn đem đến những điều mới mẻ khiến học sinh say mê và hứng thú khi
học tác phẩm này. Những phương pháp và biện pháp thích hợp sẽ khơi dậy rung
động thẩm mĩ, đốt lên ngọn lửa say mê văn học trong tâm hồn thế hệ trẻ.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài: "Hiệu quả từ phương pháp dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành từ góc độ thể loại" - Tiết 63 - 64 chương trình Ngữ văn 12 cơ bản.
Đề tài được trực tiếp áp dụng ở các lớp 12A, 12C trường phổ thông chúng

tôi đang trực tiếp giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: [4]
Đề tài này chúng tôi sẽ kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, từ nhiều góc
độ và cấp độ khác nhau để phát hiện rõ vấn đề. Chúng tôi tập trung vận dụng
đan xen bốn phương pháp lớn trong giờ dạy học:
1.4.1. Phương pháp đọc sáng tạo:
Đọc để nhận thức được nội dung tác phẩm, phong cách tác giả thể hiện trong
tác phẩm. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh đâu là giọng kể, giọng tả, giọng
trần thuật, giọng đối thoại. Có như vậy mới làm nổi bật được những cung bậc
tình cảm, sắc thái cảm xúc, tâm tư gửi gắm đằng sau những câu chữ ngủ yên.
1.4.2. Phương pháp gợi mở và biện pháp nêu vấn đề:
Học sinh là bạn đọc sáng tạo, giáo viên cần tôn trọng sự tiếp nhận của cá
nhân học sinh đồng thời khơi gợi tổ chức cho học sinh tự hoạt động để đến với
tác phẩm một cách dễ dàng.
Trong giảng bài, giáo viên cần sử dụng biện pháp nêu vấn đề. Cơ chế của
biện pháp này là: Giáo viên đặt câu hỏi – học sinh tri giác – giáo viên tổ chức
qui trình giải quyết. Muốn tạo được tình huống có vấn đề phải xây dựng được hệ
thống câu hỏi có vấn đề (chứa đựng những mâu thuẫn trong nhận thức đánh giá).
1.4.3. Phương pháp giảng bình:
Giảng bình đã trở thành một bí quyết trong giảng văn, khiến giờ giảng văn
trở nên hứng thú mang màu sắc cảm xúc và văn học rõ rệt.
1. 4.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu giúp học sinh hình thành và rèn luyện năng lực
hoạt động tư duy sáng tạo. Phương pháp này chỉ nên thực hiện dưới dạng bài tập
ở nhà hoặc trong buổi ngoại khóa.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Trong một bài nghiên cứu về "Cấu trúc năng lực văn", Giáo sư Phan
Trọng Luận đã chỉ ra những năng lực tiếp nhận văn học bao gồm: [7]

- Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Năng lực tái hiện hình tượng.
- Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học.
- Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp với năng lực khái quát hóa các chi tiết
nghệ thuật của tác phẩm trong chỉnh thể của nó.
- Năng lực nhận biết loại thể để định hướng hoạt động tiếp nhận.
- Năng lực cảm xúc thẩm mĩ
- Năng lực tự nhận thức.
- Năng lực đánh giá.
Như vậy, trong hoạt động tiếp nhận văn học thì năng lực nhận biết loại thể sẽ
dẫn dắt người đọc đến những định hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác phẩm.
Mỗi thể loại có một thi pháp riêng nên nếu không ý thức sự khác biệt của mỗi
2


loại thể văn học người đọc sẽ dễ lạc hướng. Chẳng hạn như đối với Truyện ngắn
mà để ý nhiều tới cảm xúc lại bỏ qua cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện thì
nhất định người đọc không thể tiếp nhận được sáng tác của nhà văn. Do đó,
nhận biết được thể loại của tác phẩm văn học và nắm được những đặc trưng của
nó là điều vô cùng cần thiết trên hành trình khám phá văn chương.
2.1.2. Hơn nữa, trong nhà trường phổ thông, việc dạy tác phẩm văn học theo
thể loại đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn dạy và học. Điều này không chỉ định
hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác phẩm mà còn phát huy được tính chủ
động tích cực của người học, góp phần phát huy vai trò đồng sáng tạo của học
sinh đối với tác phẩm văn học. [5]
Với "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành, cần chú ý tiếp nhận tác phẩm
không đơn thuần như một truyện ngắn tự sự mà tác phẩm còn mang những nét
đặc trưng riêng biệt của truyện ngắn trữ tình. Nếu như Phan Tứ hay Anh Đức
thường đưa vào truyện của mình những chi tiết chân thực để cố gắng biểu hiện
cuộc sống với tất cả vẻ gồ ghề, gai góc của nó thì trái lại, Nguyễn Trung Thành

thường đi sâu vào những chi tiết giàu chất thơ, những gì đã xúc động nhà văn
một cách mạnh mẽ. Cảnh vật, cuộc sống, con người trong văn của Nguyễn
Trung Thành bao giờ cũng đẹp, một vẻ đẹp huyền ảo như được tô điểm bằng
những màu sắc lãng mạn làm cho người đọc phải say sưa, ngây ngất.
Vì vậy, để dạy học "Rừng xà nu" một cách hiệu quả cần phải đặt tác phẩm
vào đặc trưng của thể loại: Truyện ngắn trữ tình.
2.1.3. Truyện ngắn trữ tình “Rừng xà nu”: [9]
Nguyễn Trung Thành được nhớ đến như nhà văn của Tây Nguyên. Tác phẩm
của Nguyễn Trung Thành luôn chất chứa chất thơ làm say lòng người. Văn của
ông mang đậm cảm hứng trữ tình, giọng điệu đằm thắm sôi nổi, cảm xúc tinh tế,
ngọt ngào, cái nhìn trong trẻo, lối hành văn vừa phới phới lại sâu lắng, trang
trọng, giàu tính sử thi.
Sở trường của Nguyễn Trung Thành là miêu tả những nhân vật anh hùng với
những nét khái quát cô đọng, hàm xúc tạo nên những hình khối lớn, những tính
cách kiên cường: “Nguyên Ngọc suốt đời đi tìm cái hùng – cũng là cái đẹp trong
cảm quan thẩm mĩ của anh. Đối với Nguyên Ngọc đó là một nhu cầu tự thân,
một sự thôi thúc bên trong, thôi thúc của máu…” (Nguyễn Đăng Mạnh). [13]
“Rừng xà nu” viết về những con người Tây Nguyên yêu nước thiết tha. Tình
yêu ấy bắt nguồn rất cụ thể: Từ tình yêu con suối, cánh rừng, đường đi lối rẽ.
Người Tây Nguyên quyết tâm đánh đuổi đến cùng kẻ đã tàn phá quê hương yêu
dấu máu thịt của mình. Đó chính là tình yêu nước lớn lao vĩ đại. “Rừng xà nu”
là truyện ngắn trữ tình; là bài ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng: là bài ca về
chất sử thi hoành tráng.
2.2. Thực trạng vấn đề:
2.2. 1. Thực trạng chung.
Ngày nay, xu thế chung của xã hội là phát triển các ngành khoa học kĩ thuật.
Dưới mái trường phổ thông, các em học sinh thường chú trọng đến bộ môn khoa
học tự nhiên hơn là bộ môn khoa học xã hội. Dù hôm nay môn Ngữ văn rất quan
trọng với kỳ thi vượt cấp và kỳ thi tốt nghiệp quốc gia nhưng đại đa số học sinh
vẫn chưa quen với sự ngang hàng giữa bộ môn khoa học xã hội với bộ môn khoa

3


học tự nhiên. Trường THPT Lê Văn Linh đi từ trường Bán công lên Công lập
nên tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao so với trường bạn. Đa số học sinh dự tuyển
vào trường THPT Lê Văn Linh có học lực từ khá trở xuống nên có nhiều hạn
chế trong học tập. Dù có những học sinh vốn có năng khiếu về văn học, yêu
thích văn chương nhưng vẫn vô cùng khó khăn trong việc tiếp cận với bộ môn
khoa học giàu tính nhân văn này. Bởi vậy, mỗi giờ học văn diễn ra trong tâm thế
còn thờ ơ đón nhận của học sinh và trong nỗi niềm trăn trở của người thầy.
2.2. 2. Thực trạng đối với giáo viên.
Trong đổi mới phương pháp dạy học văn, người giáo viên nhất thiết phải chú
trọng dạy theo thể loại. Dạy thơ trữ tình phải dạy cho ra được tâm trạng, cảm
xúc, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh chứa đựng trong tác phẩm. Dạy tác phẩm tự
sự phải quan tâm tới nhân vật, cốt truyện, chi tiết đặc sắc. Dạy tác phẩm kịch
phải chú ý tới xung đột kịch thể hiện qua mâu thuẫn trong ngôn ngữ, hành động
của từng nhân vật.
Đến với "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn trữ tình
- một thể loại đặc sắc của văn học dân tộc nhưng phần lớn giáo viên mới chỉ
khai thác tác phẩm như một truyện ngắn tự sự. Đại bộ phận giáo viên vẫn sử
dụng phương pháp tiếp cận tác phẩm theo lối cũ. Sự đơn điệu của cách dạy này
trước hết ở nội dung giảng dạy, ở cách khai thác, phân tích tác phẩm văn
chương. Vì thế người tiếp nhận không lĩnh hội được những vấn đề ở bề sâu, bề
xa của tác phẩm. Thực tế cho thấy hầu hết giáo viên khi dạy tác phẩm “Rừng xà
nu” của Nguyễn Trung Thành mới chỉ chú ý đến nội dung tư tưởng chứ chưa
thực sự quan tâm tới phương diện thể loại. Thiết nghĩ, dạy học tác phẩm “Rừng
xà nu” cần được chú trọng đúng đắn hơn nữa về phương diện thể loại.
2.2. 3. Thực trạng đối với học sinh:
Viết về chiến tranh, về Tây Nguyên không phải là mới, “Rừng xà nu” đã đem
lại cái lạ, cái thật, cái ảo, cái thực trong thế giới hình tượng nghệ thuật gợi mở ra

bao nhiêu điều thú vị trong trường liên tưởng của người đọc. Vì vậy học sinh
khó có thể cảm nhận hết được cái đẹp, cái hay của tác phẩm.
Trước thực trạng này, chúng ta cần phải tìm cách làm xích lại gần hơn nữa
giữa đối tượng khám phá với đối tượng tiếp nhận. Yêu cầu có tính cấp thiết hiện
nay là phải xác định đúng “chất của loại” trong khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu
tác phẩm. Bởi giảng dạy tác phẩm theo loại thể chính là phương diện lớn của
việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức với nội
dung, một sự giảng dạy đi đúng hướng với quy luật và bản chất của văn học
đồng thời đảm bảo hiệu quả cao nhất.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của thể loại Tự sự và Truyện
ngắn:
* Về khái niệm:
Tự sự là thể loại văn học tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của
nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống
trong không, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.
Bằng cách kể lại sự việc, chi tiết, miêu tả tính cách nhân vật … thông qua một
cốt truyện tương đối hoàn chỉnh, được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.
4


Qua tác phẩm, nhà văn bày tỏ một thái độ, một cách đánh giá nhất định với cuộc
đời và con người [8]
Truyện ngắn là tác phẩm phản ánh cuộc sống qua một chuỗi các sự kiện, chi
tiết, nhân vật, tình huống… gọi là hệ thống cốt truyện mà qua đó người nghệ sỹ
bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình. Truyện ngắn có một vị trí quan trọng trong
chương trình học tập và thi cử của học sinh ở bậc THPT. [8].
* Về đặc trưng cơ bản:
- Về ngôn ngữ:
+ Văn bản tự sự thường dùng lời kể và miêu tả để thông báo thời gian, địa

điểm gợi ra đặc điểm của nhân vật, sự kiện, phân tích tâm trạng, tình huống
nhằm làm nổi bật bức tranh đời sống.
+ Tác phẩm tự sự giàu các loại hình ngôn ngữ. Ngoài ngôn ngữ người kể
chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật, mỗi nhân vật lại có ngôn ngữ riêng. Bên cạnh
các đối thoại còn có độc thoại. Lời người kể chuyện khi đứng độc lập, khi lại
hòa vào lời của nhân vật và ngược lại lời nhân vật đôi khi lại thành lời người kể
chuyện… Nhìn chung ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự đa dạng và phong phú.
- Nhân vật: Tác phẩm tự sự có khả năng thể hiện nhân vật trong một phần
hoặc toàn bộ cuộc đời, tính cách, số phận với nhiều mặt hoạt động và biểu hiện
của đời sống.
- Cốt truyện: Là các biến cố xảy ra liên tiếp trong tác phẩm, xô đẩy nhau tới
đỉnh cao buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì chuyện dừng lại hoặc nảy sinh
biến cố mới tùy theo dung lượng, sức khái quát cuộc sống của tác phẩm và dụng
ý nghệ thuật của nhà văn.
2.3.2.Phương pháp và biện pháp thích hợp dạy - học tác phẩm “Rừng xà
nu” từ góc độ thể loại:.
2.3.2.1. Đọc diễn cảm “Rừng xà nu” – một biện pháp thủ công đặc biệt: [9].
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ văn bản trong sách giáo khoa tiến tới đọc diễn
cảm. Yêu cầu đọc đoạn đầu, đoạn mô tả cây xà nu với chất giọng ngọt ngào, sâu
lắng. Phần sau, đặc biệt đoạn kể chuyện của cụ Mết giọng đọc phải trầm hùng,
hào sảng, ngân vang.
- Gợi ý học sinh đọc tư liệu tham khảo cần thiết. Chú ý trong tác phẩm có
một số đoạn hay viết về hình tượng cây xà nu, có thể yêu cầu học sinh đọc nhiều
lần hoặc đọc thuộc.
2.3.2.2. Vận dụng đan xen bốn phương pháp lớn trong giờ dạy – học “Rừng
xà nu”. [4]
- Phương pháp đọc sáng tạo:
Đọc để nhận thức được nội dung tác phẩm, phong cách tác giả thể hiện trong
tác phẩm. Tác phẩm được dạy trong hai tiết, giáo viên hướng dẫn cho học sinh
đọc trước ở nhà. Giáo viên cần làm rõ đâu là giọng kể, đâu là giọng tả, đâu là

giọng trần thuật, giọng đối thoại. Việc đọc phải làm nổi bật được những cung
bậc tình cảm của tác giả làm cho lời văn đọc lên lúc âm vang, lúc thiết tha sâu
lắng. Đọc làm sao để sống dậy những tâm tư, tình cảm của nhân vật gửi đằng
sau câu chữ ngủ yên.
- Sử dụng phương pháp gợi mở và biện pháp nêu vấn đề thông qua việc xây
dựng hệ thống câu hỏi trong bài giảng để tạo bầu không khí văn chương:
5


Coi học sinh là bạn đọc sáng tạo, người giáo viên cần tôn trọng sự tiếp nhận
của cá nhân học sinh, đồng thời khơi gợi tổ chức cho học sinh tự hoạt động để
đến với tác phẩm của mình một cách dễ dàng. Trong khi giảng, giáo viên cần sử
dụng biện pháp nêu vấn đề. Cơ chế của biện pháp này là: Giáo viên đặt câu hỏi,
học sinh tri giác, giáo viên tổ chức quy trình giải quyết.
- Phương pháp giảng bình:
Giảng bình đã trở thành bí quyết trong giảng văn, khiến giờ giảng văn trở
nên hứng thú mang màu sắc cảm xúc và văn học rõ rệt.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu cần được vận dụng nhằm giúp học sinh hình thành
và rèn luyện năng lực hoạt động tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, do thời gian có hạn,
phương pháp này chỉ nên thực hiện dưới dạng những bài tập ở nhà hoặc trong
buổi ngoại khóa.
2.3.2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi: [10].
Chú ý câu hỏi hình dung tưởng tượng, giảm câu hỏi phát hiện. Câu hỏi
hướng vào ba hình tượng: Rừng xà nu, cụ Mết, Tnú và dân làng Xô Man, Tnú và
hình tượng đôi bàn tay đậm chất sử thi. Ngoài ra, các câu hỏi nên hướng vào các
hình tượng nghệ thuật, các chi tiết nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của tác phẩm.
Câu hỏi 1: Hãy đặt cho tác phẩm tên khác và lý giải tại sao tác giả lại đặt tên
tác phẩm là “Rừng xà nu” ?
Dự kiến trả lời:

Tên khác: “Làng Xô Man” hay “Tnú” – một trong hai tên này có thể gây
cảm giác cụ thể hơn nhưng sẽ mất đi sức khái quát, sự gợi mở, không nêu được
tinh thần của tác phẩm, không thể hiện được đây là truyện ngắn trữ tình. Vì thế
đặt tên cho tác phẩm: “Rừng xà nu” không chỉ ghi nhận tâm hồn, tình cảm của
tác giả mà còn hàm chứa toàn bộ vẻ đẹp của tác phẩm, vẻ đẹp của thế giới sinh
động, ngân vang, nồng căng sự sống,…
Câu hỏi 2: Cảm nhận của anh / chị về không khí chiến tranh trong tác phẩm?
Dự kiến trả lời:
- Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã mở đầu bằng câu văn chắc
nịch: “Làng ở trong tầm đại bác”. Câu văn báo trước một sự hủy diệt bạo tàn
khốc liệt.
- Cảnh rừng xà nu bị tàn phá trong phần đầu tác phẩm (chi tiết cụ thể).
Câu hỏi 3: Qua việc miêu tả đó, tác giả đã cho thấy một hiện thực gì nơi
đây? Cho ta liên tưởng tới phẩm chất gì của dân làng Xô Man?
Dự kiến trả lời:
Làng phải đối mặt với đồn giặc, phải chấp nhận sự đối đầu, thử thách, hy
sinh và trong đấu tranh sẽ bộc lộ toàn bộ sức mạnh tiềm tàng: kiên cường, bất
khuất, sức sống mãnh liệt…
Câu hỏi 4: Cây tre với người dân miền Bắc không chỉ là người bạn thân thiết
mà còn “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Có thể nói
vậy về cây xà nu đối với người dân Xô Man không?
Dự kiến trả lời:
- Cây xà nu gắn bó với con người và cuộc sống dân làng:
+ Xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày như tự ngàn đời nay của dân làng:
6


“Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che trở cho dân làng”; ngọn lửa xà
nu có mặt trong bếp mỗi nhà, trong đống lửa nhà Ưng tập hợp dân làng, ngọn
đuốc xà nu cháy sáng soi những đoạn rừng đêm, khói xà nu làm tấm bảng cho

Tnú và Mai học chữ…
+ Xà nu tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống chống Mỹ:
ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết và tất cả dân làng vào rừng lấy giáo
mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, đêm người dân làng Xô Man thức dưới ánh đuốc
xà nu mài vũ khí; giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu…; cũng
ngọn lửa từ những đuốc xà nu soi sáng rực cái đêm cả làng nổi dậy, soi rõ xác
mười tên lính giặc bị giết ngổn ngang quanh đống lửa lớn giữa làng…
+ Xà nu chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm, ý chí
quật khởi của dân làng Xô Man: ánh lửa xà nu soi sáng lời dặn của anh Quyết:
“Người còn sống thì phải chuẩn bị vũ khí, sẽ có ngày dùng tới…”. Lửa xà nu
thử thách ý chí cũng như lòng dũng cảm của Tnú: “ Không có gì đượm bằng
nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc”. Lòng
căm thù cháy giần giật như nhựa xà nu bén nhạy để “bàn tay hận thù” thành
“bàn tay trả thù”.
Câu hỏi 5: Việc chọn cây xà nu để miêu tả nhiều lần làm phông nền trong
tác phẩm có tác dụng gì?
Dự kiến trả lời:
Hình tượng cây xà nu tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi lãng mạn cho
câu chuyện về làng Xô Man kiên cường, là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn
Trung Thành. Với hình tượng này, nhà văn đã thể hiện không gian nghệ thuật
rộng, phản ánh được bức tranh hoành tráng của cuộc kháng chiến ở Tây Nguyên
làm nên cho câu chuyện mang vẻ đẹp trữ tình, chất thơ nhưng cũng mang đậm
chất anh hùng ca.
Câu hỏi 6: Ấn tượng sâu sắc của anh/ chị về nhân vật cụ Mết?
Dự kiến trả lời:
- Là nhân vật tượng trưng cho lịch sử, cho truyền thống của buôn làng:
+ Ông cụ mang vẻ đẹp cường tráng, tư thế kiêu dũng “ngực căng như một
cây xà nu lớn…”, mang vẻ đẹp như ta đã bắt gặp ở huyền thoại Đăm Săn.
+ Ông cụ còn mang sức mạnh tinh thần và vẻ đẹp về phẩm chất, là cầu nối
giữa quá khứ với hiện tại và mở ra tương lai “ Nhớ lấy, ghi lấy…”; Cụ từng

khẳng định: “ Cán bộ là Đảng….”.
Câu hỏi 7: Câu chuyện về cuộc nổi dậy của làng Xô Man và số phận, cuộc
đời Tnú được ai kể lại? Lời kể và không gian kể chuyện có tác dụng gì?
Dự kiến trả lời:
Xuất hiện qua lời kể cụ Mết, sự hồi tưởng của một già làng. Câu chuyện
được kể trong một đêm thiêng liêng, ngoài nhà Ưng lấm tấm trận mưa đêm,
trong nhà một đống lửa lớn được bốc lên, xung quanh dân làng nín lặng lắng
nghe, giọng cụ Mết trang nghiêm. Lời kể và không gian ấy khiến cho câu
chuyện về Tnú trở thành chuyện của lịch sử, của buôn làng, truyền thống. Tnú
đã trở thành niền tự hào của dân làng.
Câu hỏi 8: Qua câu chuyện, hãy hình dung con đường giác ngộ cách mạng
của Tnú?
7


Dự kiến trả lời:
- Hoàn cảnh xuất thân: Tnú có một tuổi thơ nghèo khổ, là đứa con của làng
Xô Man “cha mẹ nó mất sớm, làng Xô Man này nuôi nó…”. Tnú đã tiếp nối
truyền thống của làng như một lẽ tự nhiên và còn làm rạng rỡ hơn truyền thống
ấy:
+ Lúc dân làng bị giặc khủng bố, Tnú cùng Mai vẫn đưa cơm cho cán bộ.
+ Tnú có quyết tâm cao khi học chữ: không nhớ được mặt chữ, Tnú lấy đá
ghè vào đầu chảy máu.
+ Tnú rất gan dạ, dũng cảm: đi liên lạc, Tnú xé rừng mà đi, bơi qua sông
chọn chỗ nước mạnh,… bị giặc bắt tra tấn dã man, chúng hỏi cộng sản ở đâu?
Tnú đặt tay lên bụng mà nói “cộng sản ở đây này”…
- Lớn lên Tnú đi làm cách mạng, vượt lên bi kịch cá nhân:
+ Vượt ngục trở về cùng dân làng chuẩn bị vũ khí đánh giặc nhưng cũng là
thời điểm bi thương nhất với anh: Vợ con anh bị giặc bắt tra tấn rồi giết một
cách dã man trước mặt anh. Tnú tận mắt chứng kiến, đôi mắt anh như hai cục

lửa lớn, anh nhảy xổ vào bọn lính, dang hai cánh tay chắc nịch như hai cánh lim
ôm lấy mẹ con Mai.
+ Tnú không cứu được vợ con, bản thân anh bị giặc bắt, đốt 10 đầu ngón tay
bằng giẻ tẩm nhựa xà nu.
+ Anh đi lực lượng, “bàn tay hận thù” đã thành bàn “tay trả thù”.
Câu hỏi 9: Tại sao Tnú có sức mạnh về thể chất, có lòng dũng cảm, sự gan
góc cùng tình thương yêu vô hạn với vợ con mà không bảo vệ được vợ con?
Không những vậy, bản thân anh bị bắt, bị đốt 10 đầu ngón tay? Hình ảnh về bàn
tay Tnú bị đốt cháy gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? [11]
Dự kiến trả lời:
Hình ảnh đó không chỉ tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù mà còn nêu lên một
chân lý vô cùng sâu sắc: Khi Tnú chưa có vũ khí trong tay thì thứ nhựa thấm
đượm của núi rừng Tây Nguyên cũng thành ngọn lửa hủy duyệt bàn tay Tnú.
Câu hỏi 10: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Tnú?
Dự kiến trả lời:
- Ngôn ngữ trang trọng giúp xây dựng nhân vật đẹp đến mức lý tưởng, đẹp
nhất là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Dùng những hình ảnh ấn tượng và biểu tượng: Hình ảnh bàn tay gợi những
chặng đường đời của Tnú vừa gợi ra những nét phẩm chất cụ thể: đó là bàn tay
nuôi dấu cán bộ, bàn tay cầm phấn viết chữ, bàn tay lấy đá ghè vào đầu đến chảy
máu, bàn tay tình nghĩa khi gặp lại Mai, bàn tay khắc cốt ghi xương mối thù và
trở thành bàn tay quả báo.
Câu hỏi 11: Khi gặp Dít, Tnú chợt nhận ra “Mai! Trước mặt anh là Mai
đấy!” Anh/chị có suy nghĩ gì về hình tượng Dít? Có phải Dít là sự tiếp nối vẻ
đẹp của Mai không? [16]
Dự kiến trả lời:
- Mai xưa kia chỉ biết yêu thương còn Dít bây giờ không chỉ biết yêu thương
mà còn biết căm giận, biết vùng lên, biết chiến đấu, biết bảo vệ. Đây là hình
tượng cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh, trưởng thành trong phong trào chống
Mỹ để trở thành người lãnh đạo tuyệt vời.

8


- Nét nổi bật của nhân vật này là gan dạ, giặc bắt uy hiếp tinh thần mà vẫn
bình thản. Dít là biểu tượng của cây xà nu mà không một tội ác nào diệt nổi. Ở
hình tượng cô gái này, nổi bật lên là sự rắn rỏi.
Câu hỏi 12: Bé Heng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trẻ em làng Xô Man
trong tương lai? [16]
Dự kiến trả lời:
- Bé Heng nhỏ tuổi nhưng mang nét tiêu biểu của người Xô Man. Heng cũng
giống như Mai và Tnú xưa kia, cậu bé ít nói nhưng nhanh nhẹn, lanh lợi, đưa
đường thành thục, rắn rỏi.
- Heng là bóng dáng của hình tượng Tnú ngày trước nhưng còn đi rất xa, xa
hơn nhiều trên con đường của Đảng, của Bác.
2.3.2.4. Tăng cường biện pháp hoạt động liên môn với các phương tiện kĩ
thuật của các ngành nghệ thuật.
Có thể cho hs xem một số tác phẩm hội họa về hình tượng cây xà nu, về
hình tượng đôi bàn tay Tnú.
Hoặc cho hs xem một vài đoạn trích trong phim “Rừng xà nu” của đạo diễn
điện ảnh Nguyễn Văn Thông khi thực hiện chuyển thể tác phẩm cùng tên.
Hay cho hs nghe âm hưởng một bài ca hào hùng về núi rừng Tây Nguyên để
tạo không khí giờ học.
2.3.3. Kiểm định qua bài dạy cụ thể:
Tiết 63 - 64 :

Rừng xà nu
(Nguyễn Trung Thành)
A. Mức độ cần đạt: Giúp HS
- Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng
nhân vật chính; trên cơ sở đó, nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ, lớn lao của

truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay.
- Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác
phẩm một không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi tráng và
một ngôn ngữ nghệ thuật được trau truốt kĩ càng.
- Thuần thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm
văn chương tự sự.
Từ đó HS có thể hình thành các năng lực sau:
- Phát hiện và giải quyết những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình
đọc hiểu văn bản.
- Có cách tiếp cận và cắt nghĩa độc đáo về nội dung, giá trị của tác phẩm;
- Cùng tìm hiểu, cắt nghĩa, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm;
- Độc lập, chủ động khám phá giá trị của tác phẩm;
- Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt phù hợp, hiệu quả trong quá trình đọc hiểu.
B. Phương tiện thực hiện:
- Giáo viên(G): SGK, SGV, Giáo án, sưu tầm một số tư liệu có liên quan đến
bài học.
9


- Học sinh( H): SGK, Vở soạn, sưu tầm những tư liệu có liên quan đến bài
học.
C. Phương pháp và cách thức tổ chức:
Tổ chức dạy học kết hợp phương pháp: quy nạp, đọc, gợi tìm, phát vấn, thảo
luận nêu vấn đề trên cơ sở vận dụng tích cực khả năng tự học của học sinh.
D - Tiến trình dạy học:
* Bước 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
* Bước 2: Bài mới:
* GV giới thiệu bài mới: [15,16,17]
Hoạt động của GV và HS
Tiết 63

Hoạt động 1: Tổ chức tìm
hiểu chung
1. HS đọc phần Tiểu dẫn
1.
(SGK) kết hợp với những hiểu
biết cá nhân để giới thiệu về
nhà văn Nguyễn Trung Thành
(cuộc đời, sự nghiệp, đặc điểm
sáng tác,…) và cho biết xuất
xứ của truyện ngắn Rừng xà
nu.

H: Xuất xứ truyện ngắn Rừng
xà nu?

2. HS bằng việc tham khảo
tài liệu và hiểu biết lịch sử, cho
biết hoàn cảnh ra đời của
truyện ngắn Rừng xà nu.
GV điều chỉnh, nhận xét và

Mức độ cần đạt
I. Tìm hiểu chung
Tác giả:
+ Tên khai sinh của Nguyễn Trung Thành
(Nguyên Ngọc) là Nguyễn Ngọc Báu. Ông
sinh năm 1932, quê ở Thăng Bình, Quảng
Nam.
+ Nguyễn Trung Thành là bút danh được nhà
văn Nguyên Ngọc dùng trong thời gian hoạt

động ở chiến trường miền Nam thời chống Mĩ.
+ Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm
phóng viên báo quân đội nhân dân liên khu V.
Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến
trường miền Nam.
+ Tác phẩm: Đất nước đứng lên- giải nhất, giải
thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955;
Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc
(1969); Đất Quảng (1971- 1974);…
+ Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà
nước về văn học nghệ thuật.
2. Truyện ngắn “Rừng xà nu”
- Xuất xứ:
Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên
Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung
Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập
Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền
Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc.
Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền
Nam lúc đó muốn viết "hịch thời đánh Mĩ".
Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà
cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ.
10


cho những HS khác phát biểu Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của
bổ sung.
chiến trường miền Trung Trung bộ.

+ Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy
của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng
khởi trước 1960 nhưng chủ đề tư tưởng của tác
phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình
thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra
đời.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc- II. Đọc- hiểu
hiểu văn bản tác phẩm.
1. GV đọc đoạn mở đầu. HS 1. Đọc- tóm tắt:
đọc tiếp một số đoạn và tóm tắt + Đọc với giọng hào sảng thể hiện âm hưởng
toàn bộ tác phẩm.
sử thi và cảm hứng lãng mạn của tác phẩm.
+ Tóm tắt tác phẩm cần đảm bảo những chi
tiết chính:
- Rừng xà nu- hình tượng mở đầu và kết thúc.
- Tnú nghỉ phép về thăm làng.
- Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời
Tnú và lịch sử làng Xô Man từ những năm đau
thương đến đồng khởi nổi dậy.
2. Qua việc đọc và chuẩn bị ở 2. Cốt truyện và cách tổ chức bố cục tác
nhà, HS nhận xét về cốt truyện phẩm
và cách tổ chức bố cục tác + Rừng xà nu được kể theo một lần về thăm
phẩm (HS thảo luận và phát làng của Tnú sau 3 năm đi bộ đội.
biểu tự do).
+ Rừng xà nu là sự lồng quyện hai cuộc đời:
GV định hướng, nhận xét và cuộc đời Tnú và cuộc đời làng Xô Man. Hai
điều chỉnh, nhấn mạnh những ý cơ cuộc đời ấy đều đi từ bóng tối đau thương ra
bản.
ánh sáng của chiến đấu và chiến thắng, đi từ
hai bàn tay không đến hai bàn tay cầm vũ khí

đứng lên dùng bạo lực cách mạng chống lại
bạo lực phản cách mạng.
+ Cốt truyện Rừng xà nu căng ra trong xung
đột quyết liệt một mất một còn giữa một bên là
nhân dân, một bên là kẻ thù Mĩ - Diệm.
3. HS phát biểu cảm nhận về 3. Nhan đề tác phẩm
nhan đề tác phẩm: Anh/chị + Nhà văn có thể đặt tên cho tác phẩm: "Làng
hãy đặt cho tác phẩm một cái Xô Man" hay đơn giản hơn là "Tnú" sẽ mất đi
tên khác và lý giải tại sao tác sức khái quát và sự gợi mở.
giả lại đặt cho tác phẩm tên + Rừng xà nu chứa đựng cảm xúc của nhà
“Rừng xà nu”? (Hs thảo luận văn, linh hồn tư tưởng chủ đề tác phẩm.
và phát biểu tự do). GV định + Rừng xà nu còn ẩn chứa cái khí vị khó quên
hướng, nhận xét và điều chỉnh, của đất rừng Tây Nguyên, gợi vẻ đẹp hùng
nhấn mạnh ý cơ bản.
tráng, man dại - sức sống bất diệt của cây và
tinh thần bất khuất của người.
+ Rừng xà nu mang nhiều tầng nghĩa: cả ý
11


nghĩa tả thực lẫn ý nghĩa tượng trưng.
4. GV tổ chức cho HS tìm 4. Hình tượng rừng xà nu
hiểu về hình tượng rừng xà nu
theo các yêu cầu sau đây:
- Cảm nhận của anh/ chị về a. Vị trí “Rừng xà nu”
không khí chiến tranh trong + Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới
tác phẩm?
thiệu về rừng xà nu: "nằm trong tầm đại bác
Chú ý hình tượng rừng xà nu của đồn giặc", "Hầu hết đạn đại bác đều rơi
dưới tầm đại bác?

vào đồi xà nu cạnh con nước lớn".
- HS thảo luận, trình bày
Truyện mở ra một cuộc đụng độ lịch sử quyết
- GV định hướng, nhận xét và liệt giữa làng Xô Man với bọn Mĩ- Diệm. Cách
điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ mở của câu chuyện thật gọn gàng, cô đúc mà
bản.
vẫn đầy uy nghi tầm vóc.
- Qua việc miêu tả đó, tác
giả đã cho thấy một hiện thực
gì nơi đây? Anh/chị liên
tưởng đến phẩm chất gì của
dân làng Xô Man?
- Hướng dẫn hs chú ý tìm các
chi tiết miêu tả cánh rừng xà
nu đau thương và phát biểu
cảm nhận về các chi tiết ấy.
- HS thảo luận, trình bày
- GV định hướng, nhận xét và
điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ
bản.

b. Rừng xà nu đau thương
+ Với kĩ thuật quay toàn cảnh, Nguyễn Trung
Thành đã phát hiện ra: "cả rừng xà nu hàng vạn
cây không cây nào là không bị thưoơng”, "có
những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ
ào ào như một trận bão". Rồi "có những cây
con vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại
bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa
còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương

không lành được cứ loét mãi ra, năm mười
hôm sau thì cây chết". Các từ ngữ: vết thương,
cục máu lớn, loét mãi ra, chết,… là những từ
ngữ diễn tả nỗi đau của con người. Nhà văn đã
mang nỗi đau của con người để biểu đạt cho
nỗi đau của cây. Do vậy, nỗi đau của cây tác
động đến da thịt con người gợi lên cảm giác
đau đớn.
+ Cánh rừng xà nu trở thành biểu tượng của
đau thương. Đấy là sự đau thương của cả khu
rừng với hàng vạn nỗi đau nhưng cũng là phản
ảnh những đau thương của một thời mà dân tộc
ta, nhân dân ta phải chịu đựng
- Nếu như cây tre miền Bắc
c. Rừng xà nu gắn bó với con người và
không chỉ là người bạn thân
cuộc sống dân làng, mang sức sống mãnh
thiết mà còn “giữ làng, giữ
liệt
nước, giữ mái nhà tranh, giữ
+ Sức sống mãnh liệt của cây xà nu: "Trong
đồng lúa chín”. Có thể nói
rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như
vậy về cây xà nu đối với dân
vậy", "Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có
làng Xô Man không?
bốn năm cây con mọc lên". Tác giả sử dụng
- Chú ý đến sức sống man cách nói đối lập (ngã gục- mọc lên; một- bốn
dại, mãnh liệt của rừng xà nu ? năm) để khẳng định một khát vọng thật của sự
12



- HS thảo luận, trình bày
sống: "…cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên
- GV định hướng, nhận xét và lao thẳng lên bầu trời". Xà nu đẹp một vẻ đẹp
điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ hùng tráng, man dại đẫm tố chất núi rừng.
bản.
Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà
còn bảo vệ sự sống, bảo vệ làng Xô Man: "Cứ
thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực
lớn ra che chở cho làng". Hình tượng xà nu
chứa đựng tinh thần quả cảm, một sự kiêu hãnh
trong bão táp chiến tranh.
+ Rừng xà nu biểu tượng cho sức sống, tinh
thần quật cường bất diệt của buôn làng Tây
Nguyên nói riêng, của nhân dân ta nói chung.
Biện pháp nhân hóa như một phép tu từ chủ
đạo: lấy nỗi đau và vẻ đẹp của con người làm
chuẩn mực để nói về xà nu khiến xà nu trở
thành một ẩn dụ cho con người, một biểu
tượng của Tây Nguyên bất khuất, kiên cường.
Các thế hệ con người làng Xô Man cũng
tương ứng với các thế hệ cây xà nu. Cụ Mết có
bộ ngực "căng như một cây xà nu lớn", tay
"sần sùi như vỏ cây xà nu". Cụ Mết chính là
cây xà nu cổ thụ hội tụ tất cả sức mạnh của
rừng xà nu. Tnú cường tráng như một cây xà
nu được tôi luyện trong đau thương đã trưởng
thành mà không đại bác nào giết nổi. Dít
trưởng thành trong thử thách với bản lĩnh và

nghị lực phi thường cũng giống như xà nu
phóng lên rất nhanh tiếp lấy ánh mặt trời. Cậu
bé Heng là mầm xà nu đang được các thế hệ xà
nu trao cho những tố chất cần thiết để sẵn sàng
thay thế trong cuộc chiến cam go còn có thể
phải kéo dài "năm năm, mười năm hoặc lâu
hơn nữa".
- Việc chọn cây xà nu để
+ Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác
miêu tả nhiều lần và làm
phẩm (đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến
phông nền trong tác phẩm có hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài
tác dụng gì?
những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời) gợi ra
- HS thảo luận, trình bày
cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất
- GV định hướng, nhận xét và diệt, gợi ra sự bất diệt, kiêu dũng và hùng tráng
điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ của con người Tây Nguyên nói riêng và con
bản.
người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại.
Tiết 64
5. GV tổ chức cho HS tìm 5. Cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân
hiểu về cuộc đời Tnú và cuộc làng Xô Man
13


nổi dậy của dân làng Xô Man
theo các nội dung sau:
- Anh/chị hãy hình dung

con đường giác ngộ cách
mạng của Tnú?
- Phẩm chất của người anh
hùng Tnú.
- HS thảo luận, trình bày
- GV định hướng, nhận xét và
điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ
bản.
- Tại sao Tnú có đủ sức
mạnh về thể chất, có lòng
dũng cả, sự gan góc cùng tình
thương yêu vô hạn với vợ con
mà không bảo vệ được vợ
con, bản thân anh bị bắt, bị
đốt 10 đầu ngón tay? Hình
ảnh đôi bàn tay Tnú bị đốt
cháy gợi cho anh/chị suy nghĩ
gì?
- HS thảo luận, trình bày
- GV định hướng, nhận xét và
điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ
bản.
- Nhận xét về nghệ thuật
xây dựng hình tượng nhân
vật Tnú?
- HS thảo luận, trình bày
- GV định hướng, nhận xét và
điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ
bản.


Câu chuyện Tnú gắn liền với câu chuyện
làng Xô Man:
+ Hoàn cảnh xuất thân: “Cha mẹ nó mất sớm,
làng Xô Man này nuôi nó…”. Tnú đã tiếp nối
truyền thống của buôn làng.
+ Phẩm chất, tính cách của người anh hùng:
- Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi
cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết).
- Lòng trung thành với cách mạng được bộc
lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú
ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh
vẫn gan góc, trung thành).
- Số phận đau thương: không cứu được vợ
con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu
ngón tay).
- Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt
bọn ác ôn.
+ "Tnú không cứu được vợ con"- cụ Mết
nhắc tới 4 lần để nhấn mạnh: khi chưa cầm vũ
khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả
những người thương yêu nhất Tnú cũng không
cứu được. Câu nói đó của cụ Mết đã khắc sâu
một chân lí: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là
con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được
những gì thân yêu, thiêng liêng nhất.
+ Ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ấn tượng
và biểu tượng.
+ Số phận của người anh hùng gắn liền với số
phận cộng đồng.
- Khi chưa cầm vũ khí, làng Xô Man cũng

đầy đau thương: Bọn giặc đi lùng như hùm
beo, tiếng cười "sằng sặc" của những thằng ác
ôn, tiếng gậy sắt nện "hừ hự" xuống thân
người. Anh Xút bị treo cổ. Bà Nhan bị chặt
đầu. Mẹ con Mai bị chết rất thảm. Tnú bị đốt
10 đầu ngón tay.
- Cuộc sống ngột ngạt đầy đau thương, căm
thù: Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay, làng Xô Man
đã nổi dậy "ào ào rung động", "xác mười tên
giặc ngổn ngang", tiếng cụ Mết như mệnh lệnh
chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!"
Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển
núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con
người trở thành câu chuyện một thời, một
14


6. HS nhận xét về các nhân
vật: cụ Mết, Mai, Dít, Heng
- Ấn tượng sâu sắc nhất của
anh/chị về nhân vật cụ Mết?
(GV gợi ý: Các nhân vật này
có đóng góp gì cho việc khắc
họa nhân vật chính và làm nổi
bật tư tưởng cơ bản của tác
phẩm?).
- HS thảo luận, trình bày
- GV định hướng, nhận xét và
điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ
bản.

- Khi gặp Dít, Tnú chợt
nhận ra “Mai! Trước mặt
anh là Mai đấy ! ». Anh/chị
có suy nghĩ gì về hình tượng
Dít ? Có phải hình tượng Dít
là sự tiếp nối vẻ đẹp của Mai
không ?
- Bé Heng gợi cho anh/chị
suy nghĩ gì về trẻ em làng Xô
Man ?
7. Qua những phân tích trên,
HS phát biểu chủ đề của
truyện.
GV điều chỉnh và nhấn mạnh.
8. GV nêu vấn đề để HS tìm
hiểu vẻ đẹp nghệ thuật của tác
phẩm.

nước. Như vậy, câu chuyện về cuộc đời Tnú đã
mang ý nghĩa cuộc đời một dân tộc. Nhân vật
sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai
sứ mệnh lịch sử to lớn.
6. Vai trò của các nhân vật: cụ Mết, Mai,
Dít, Heng.
* Cụ Mết:
+ Cụ Mết là nhân vật tượng trưng cho lịch sử,
cho truyền thống của dân làng.
+ Cụ Mết "quắc thước như một cây xà nu
lớn" là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng,
biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy

đồng khởi.
+ Cụ mang sức mạnh tinh thần và vẻ đẹp
phẩm chất, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại
và mở ra tương lai: “nhớ lấy, ghi lấy…” ; cụ
từng khẳng định: “cán bộ là Đảng…”
*Mai, Dít : Là thế hệ hiện tại.
+ Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít
của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự
kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
+ Dít là hình tượng cô gái trẻ giàu nghị lực,
có bản lĩnh đã trưởng thành mau chóng trong
phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh
đạo tuyệt vời. Nét nổi bật của hình tượng Dít là
gan dạ, rắn rỏi.
*Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh
để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
Dường như cuộc chiến khốc liệt này đòi hỏi
mỗi người Việt Nam phải có sức trỗi dậy của
một Phù Đổng Thiên Vương.
7. Chủ đề tác phẩm
Chủ đề tác phẩm: Chúng nó đã cầm súng,
mình phải cầm giáo!", tức là phải dùng bạo lực
cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
8. Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm:
Rừng xà nu là tác phẩm đậm đà tính sử
thi và cảm hứng lãng mạn
- Tính sử thi:
+ Khuynh hướng sử thi thể hiện đậm nét ở tất
cả các phương diện: nhan đề, đề tài, chủ đề,
hình tượng, hệ thống nhân vật, giọng điệu,…

+ Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua
lời kể của cụ Mết (già làng), kể bên bếp lửa gợi
nhớ lối kể " khan" sử thi.
15


- Cảm hứng lãng mạn: tính lãng mạn thể hiện
ở cảm xúc của tác giả bộc lộ trong lời trần
thuật, thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp của thiên
nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn
bạo của kẻ thù.
Hoạt động 3: Tổ chức tổng IV. Tổng kết
kết
+ Phong cách sử thi Nguyễn Trung Thành:
Qua truyện ngắn Rừng xà nu, hướng vào những vấn đề trọng đại với cái nhìn
HS nhận xét về phong cách lịch sử và quan điểm cộng động.
Nguyễn Trung Thành.
+ Rừng xà nu là thiên sử thi của thời đại mới.
Tác phẩm đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao
của dân tộc và thời đại: phải cầm vũ khí đứng
lên tiêu diệt kẻ thù bạo tàn để bảo vệ sự sống
của đất nước, nhân dân.
* Bước 3: GV dặn dò HS về nhà học kĩ bài này, làm hoàn chỉnh các bài tập
và soạn bài tiếp theo trong SGK: “Bắt sấu rừng U Minh Hạ”.
2.4. Hiệu quả của SKKN với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp, nhà trường:
2.4.1. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục:
Lý thuyết về phương pháp dạy tác phẩm văn học theo loại thể đã khẳng định:
Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một loại thể nhất định, đòi hỏi
một phương pháp, một cách thức giảng dạy phù hợp với nó.

Vấn đề loại thể văn học trong thực tiễn giảng dạy ở trường THPT không
những đặt ra như một vấn đề tri thức mà chủ yếu còn là vấn đề phương pháp. Sử
dụng phương pháp thích hợp để dạy tốt tác phẩm văn học từ góc độ thể loại đòi
hỏi người thầy phải đem hết tâm huyết của mình, đánh thức, khơi gợi niềm say
mê, hứng thú của học sinh.
Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà văn đầu tiên mở cánh cửa văn
học vào Tây Nguyên. Trên mảnh đất ấy nhà văn gặt hái được nhiều thành quả.
Nổi bật nhất phải kể tới “Rừng xà nu”. Khi áp dụng đề tài: "Hiệu quả từ phương
pháp dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành từ góc độ thể loại"
chúng ta không chỉ đến với một nhà văn lớn, đặc sắc cho thời đại văn học dân
tộc mà còn đến với những gì tinh hoa, tinh tuý nhất của thời đại. Tìm hiểu một
cây bút có sức hút lớn, một thi phẩm có giá trị như tác phẩm "Rừng xà nu", thực
chất chúng ta đang hướng bạn trẻ tìm về với niềm say mê, hứng thú khi học văn.
Đề tài định hướng đến một cách tiếp cận tích cực, theo hướng tiếp nhận tác
phẩm mới phù hợp với cách dạy học hiện đại nên có ý nghĩa thiết thực đối với
sự nghiệp giáo dục hôm nay.
2.4.2. Hiệu quả của SKKN đối với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường.
Tổ chức giờ dạy tác phẩm tự sự theo cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác
phẩm từ góc độ thể loại là cách làm phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi mới
phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là nơi ghi lại cuộc đấu tranh lớn lao ở
Tây Nguyên. Cả cuộc chiến đấu ấy “nhốt” chặt trong hai mươi trang sách tạo
16


nên một thuyên truyện ngắn chứa đựng được cái dài, cái lớn, cái sâu sắc. Tác
phẩm viết về cuộc đấu tranh chống Mỹ ở Tây Nguyên, thể hiện lòng yêu nước,
sức sống kiên cường và chân lý của thời đại đánh Mỹ. Việc tiếp cận tác phẩm từ
góc độ thể loại hay nhưng sẽ rất khó nếu người thầy không có phương pháp và
biện pháp thích hợp. Đi từ phương diện thể loại, tôi mong muốn mở ra hướng

mới dễ tiếp cận hơn với tác phẩm "Rừng xà nu".
Tiếp cận tác phẩm "Rừng xà nu" theo hướng này tại các lớp trực tiếp giảng
dạy của trường PTTH Lê văn Linh, tôi đã thu được kết quả khả quan:
- Học sinh các lớp sau khi được áp dụng hướng tiếp cận đều có thái độ hứng
thú, tích cực hơn trong giờ học Ngữ văn.
- Học sinh tiếp cận văn bản có độ hiểu bài sâu, phong phú và biết liên hệ bản
thân theo hướng tích cực.
- Học sinh có thái độ, tư tưởng, tình cảm đúng đắn hơn với môn học và có ý
thức trách nhiệm về bổn phận hơn với cuộc đời .
Sau khi tham gia dự giờ, thăm lớp áp dụng đề tài, đồng nghiệp cảm thấy
hứng thú hơn với tiết giảng văn tác phẩm tự sự. Tôi thiết nghĩ trong dạy học, đặc
biệt dạy học môn Ngữ văn, người thầy nên chủ động tìm ra hướng khai thác mới
giúp học sinh tiếp cận bài học một cách chính xác, khoa học, dễ dàng.
2.4.3. Kết quả kiểm nghiệm:
Với phương pháp trên, tôi thực hiện ở các lớp: 12A, 12C tại trường THPT
nơi tôi đang công tác năm hoc 2016 - 2017. Học sinh được kiểm tra trắc nghiệm
khách quan dạng câu hỏi "có hoặc không?": Anh/ chị có thích học tác phẩm
"Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành không? Kết quả như sau:
Lớp
12A
12C

Tổng số
học
sinh
40
40

Có hứng thú


Không hứng thú

Số học sinh

Tỉ lệ %

Số học sinh

Tỉ lệ %

36
38

90%
95%

4
2

10%
5%

Còn với câu hỏi kiểm tra kiến thức, kĩ năng như: Phẩm chất cao đẹp của con
người Tây Nguyên qua các nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu? Kết quả như
sau:
Giỏi
Tổng
số
Số
Lớp

Tỉ lệ
học học
%
sinh sinh
12A
40
4
10
12C
40
6
15

Khá
Số
học
sinh
25
27

Tỉ lệ
%
62,5
67,5

TB
Số
học
sinh
11

7

Yếu
Tỉ lệ
%
27,5
17,5

Số
học
sinh
0
0

Tỉ lệ
%
0
0

Như vậy, dạy học theo hướng tiếp cận từ phương pháp thể loại đã tạo ra
hứng thú và hiệu quả hơn trong việc tiếp nhận và lĩnh hội tác phẩm từ hướng
khai thác khác.

17


3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
- Vấn đề dạy học văn theo phương pháp thể loại là vấn đề rất quan trọng của
phương pháp dạy học văn. Dạy học văn theo thể loại giúp học sinh tránh được

lối hiểu chung chung, đại khái, đánh đồng các tác phẩm cũng như phát huy được
vai trò, chủ động, tích cực của học sinh, rút ngắn khoảng cách: tác phẩm - giáo
viên – học sinh.
- Nguyễn Trung Thành thuộc nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông là nhà văn có công đưa mảnh đất Tây
Nguyên hoang sơ đến với văn học hiện đại Việt Nam. Rừng xà nu có thể được
xem là bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc
chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên anh hùng. Tìm hiểu truyện ngắn “Rừng xà
nu” không chỉ tìm hiểu đơn giản ở thể loại truyện ngắn mà phải tìm hiểu ở góc
độ truyện ngắn trữ tình. Tiếp cận truyện ngắn từ góc độ thể loại thực chất thông
qua các bước gợi từ đó học sinh phát huy tối đa năng lực tiếp nhận và sáng tạo
cũng như khả năng chủ động, tích cực hóa mọi hoạt động trong quá trình học
cũng như làm bài tập. [1].
- Sự thành công của một nhà văn, nhà thơ không phải chỉ ở số lượng tác
phẩm mà còn ở chính giá trị mà tác phẩm mang lại. Nguyễn Trung Thành đã tiếp
nối những tinh hoa văn học truyền thống và với cá tính sáng tạo riêng, nhà văn
góp vào nền văn học nước nhà tiếng nói riêng, hấp dẫn qua cách thể hiện những
áng văn hay chất chứa chất thơ làm say lòng người. Đó là một cảm hứng trữ tình
thấm đượm, giọng điệu đằm thắm sôi nổi, cảm xúc tinh tế, ngọt ngào,… Với sự
thể hiện của lối hành văn riêng biệt khiến truyện ngắn “Rừng xà nu” đã dũng
cảm băng mình vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời gian bằng chính sức lực
của nó. [6].
- Mặt khác, để việc tiếp thu của học trò có chất lượng và hứng thú hơn nữa,
mỗi bài học cũng cần tìm ra hướng tiếp cận riêng, độc đáo. Bởi lẽ, mỗi tác phẩm
văn học ở thời kì nào đều chứa đựng một thông điệp thẩm mĩ giàu tính hiện đại,
giàu giá trị nhân văn. Tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành là bài
hịch chống Mỹ cứu nước, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên
bất khuất, là chân lí của thời đại đánh Mỹ. Nhiệm vụ của giáo viên là phải xích
gần khoảng cách giữa tác phẩm với người học. Có như vậy mỗi giờ học văn sẽ
không còn là sự thờ ơ đón nhận của học trò.

3.2. Đề xuất:
Qua thực nghiệm giảng dạy, tôi có những đề xuất sau:
- Dạy học văn theo phương pháp thể loại đã tìm kiếm con đường đi kích
thích hứng thú học tập của học sinh, xóa đi sự đơn điệu, nhàm chán. Vì vậy nên
tăng cường việc trao đổi trong nhóm, tổ chuyên môn để tìm ra cách tiếp cận tác
phẩm phù hợp với thực tế địa phương và đối tượng học sinh.
- Đẩy mạnh công tác chuyên môn, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
tạo động lực thúc đẩy sự tì tòi sáng tạo của giáo viên.
- Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại trường THPT, tôi
rất mong đồng nghiệp của mình có những hướng tiếp cận văn bản mới sao cho
18


đáp ứng được nhu cầu dạy học hiện nay cũng như giúp học sinh thật sự hứng thú
với việc học tập môn Ngữ văn.
Với đóng góp nhỏ trên, tôi mong rằng sẽ được đồng nghiệp tham khảo, góp
ý, giúp tôi hoàn thiện hơn nữa mảng đề tài này để tiết dạy 63, 64 "Rừng xà nu"
có hiệu quả hơn, thực sự đem lại hứng thú cho học trò.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Ký tên

Trần Thị Sơn


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp (ĐHSPKT TPHCM)
[2]. Giới thiệu một số phương pháp dạy học cải tiến (ĐHKHTN - ĐHQG
TPHCM)
[3].. Dạy học tích hợp (Nguyễn Thị Thúy Hồng - Bộ GD&ĐT)
[4]. Phương pháp dạy học hiện đại (NXB Giáo dục 2001)
[5]. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm (Bộ GD&ĐT - NXB Hà
Nội)
[6]. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Bộ GD&ĐT - NXB Giáo dục.
[7]. Cấu trúc năng lực Văn - Giáo sư Phan Trọng Luận.
[8]. . Dạy học Văn ở trường phổ thông (Nguyễn Thanh Hương - NXB ĐHQG
Hà Nôi 2001)
[9]. Phương pháp dạy học Văn (Phan Trọng Luận - NXB ĐHQG 1999)
[10]. . Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại (Nguyễn Viết
Chữ - NXB ĐHQG 2001)
[11]. . Bàn tay Tnú và cây xà nu – Nhị Ca – Văn nghệ quân đội.
[12]. . Bài giảng văn học THPT – Huỳnh Tấn Kim Khánh - NXB trẻ.
[13]. . Nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận – Nhiều tác giả - 2005 - NXBGDD.
[14]. . Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
NXB ĐHQG HN, 1997
[15]. . Ngữ văn 12 - Tập 2 (NXB GD)
[16]. . Để học tốt Ngữ văn 12 tập 2 - NXB Hà Nội 1997.
[17]. . Sách GV Ngữ văn 12 tập 2 – NXBGD
[18]. Ngoài ra còn tham khảo một số SKKN của đồng nghiệp.

20



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN LINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

"Hiệu quả từ phương pháp dạy tác phẩm
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
từ góc độ thể loại”.
(Chương trình Ngữ Văn 12 - Cơ bản)

Người thực hiện: Trần Thị Sơn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HOÁ, NĂM 2017
21



×