Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tìm hiểu truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu qua tình huống truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.29 KB, 32 trang )

TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
QUA TÌNH HUỐNG TRUYỆN
A- PHẦN MỞ ĐẦU.
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn xuôi mà nhất là văn xuôi truyện ngắn chiếm một số lượng lớn trong các
sáng tác văn học nói chung và trong chương trình giảng dạy phổ thông nói riêng.
Điều này cho thấy vị trí của truyện ngắn trong đời sống cũng như trong giảng dạy
và học tập là vô cùng lớn. Tuy nhiên việc khai thác, khám phá ,tìm hiểu truyện
ngắn sao cho có hiệu quả cao nhất vẫn là một vấn đề khó khăn đối với không chỉ
riêng học sinh mà còn đối với tất cả các giáo viên giảng dạy.
Một trong những biểu hiện cho thấy sự khó khăn trong khai thác khám phá
một truyện ngắn đó là không biết nên đi theo hướng nào? Bắt đầu từ đâu? Khai thác
những cái gì?.v.v…điều này đã dẫn đến việc tác phẩm khai thác không triệt để .Các
góc cạnh, các phương diện kiến thức không được xâu chuỗi , thiếu lô gic , học sinh
không có cái nhìn bao quát toàn diện về tác phẩm… và bài giảng cũng không tạo
được sự hứng thú cho học sinh.
Việc khai thác truyện ngắn lâu nay chúng ta vẫn thường sử dụng các
phương pháp quen thuộc nếu không muốn nói đó là thành lối mòn đó là khai thác
nhân vật,khai thác tình tiết , chi tiết, khai thác kết cấu , diễn biến của cốt truyện…
những cách khai thác này bên cạnh những cái được thì cũng có nhiều hạn chế như
đã nêu trên.
Đối với giáo viên ,việc áp dụng một phương pháp duy nhất vào tất cả các
bài dạy cho tất cả các đối tượng học sinh đã không đem lại hiệu quả như mong
muốn. Học sinh không nắm được bài, không nhớ kiến thức, không hứng thú và chủ
động trong học tập. Giáo viên cũng không khai thác hết được cái hay cái đẹp của
tác phẩm mà nhất là đối với những tác phẩm tự sự.
Trong cuốn “ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG THEO LOẠINXBĐHQG HÀ NỘI- năm 2001 Tác giả Nguyễn Viết Chữ viết “ Vấn đề cơ bản của
truyện ngắn là tình huống của nó. Dù trữ tình hay tự sự thì cũng phải quan tâm
đến tình huống cụ thể của nó” (- Trích trang 120)
Với “biển thông tin” như hiện nay và với mục tiêu giảng dạy hiện nay, để tiếp


cận tốt cần có phương pháp tốt, mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt:
ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng , khả năng sáng tạo, phát huy
tính chủ động tích cực của học sinh ,đem lại sự mới mẻ hứng thú cho học sinh …
Thì bên cạnh việc phát huy cách dạy truyền thống ,chúng ta cần mạnh dạn đưa ra

1


những phương pháp dạy học tích cực . Theo tôi ,một trong những phương pháp
tích cực đó chính là khai thác truyện ngắn từ tình huống truyện.
Trong chương trình sách khoa phổ thông có nhiều tác phẩm các tác giả đã xây
dựng được nhiều tình huống truyện độc đáo thú vị, như Chí Phèo của Nam Cao,
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân , Vợ nhặt của Kim Lân …Đặc biệt là Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu .Nhận thức được tác dụng ý nghĩa tích cực
của phương pháp này, tôi đã lựa chọn đề tài : TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN CHIẾC
THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU QUA TÌNH HUỐNG TRUYỆN với mong
muốn phát huy được tính chủ động tích cực cho học sinh , đem lại sự mới mẻ khi
dạy tác phẩm và góp phần vào sự đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo
dục hiện nay.
II- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
Việc lựa chọn đề tài này trước hết là để bản thân và đồng nghiệp có thêm một
hướng đi mới trong khai thác tác phẩm CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN
MINH CHÂU. Tạo ra những sự hứng khởi nhất định trong công việc giảng dạy.
Với học sinh, việc đưa ra phương pháp dạy này sẽ góp phần tạo nên hứng thú
học tập cho học sinh. Tạo khả năng ghi nhớ và hệ thống hóa kiến thức trong hoàn
cảnh mà khối lượng kiến thức yêu cầu học sinh phải nắm bắt ngày càng nhiều để
đáp ứng yêu cầu thi cử hiện nay.
Cao hơn nữa , đề tài góp phần vào sự thay đổi cách dạy và học theo lối cũ.
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này trước hết sẽ tiến hành khảo sát việc dạy và học của học sinh theo

phương pháp truyền thống. Cho tiến hành kiểm tra , ghi chép số liệu.Từ số liệu cụ
thể, tiến hành phân tích số liệu và đi đến đưa ra phương pháp dạy học mới.
Phần chính của đề tài sẽ đi vào giới thiệu những nét về tác giả , tác phẩm về

cách

TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH
CHÂU QUA TÌNH HUỐNG TRUYỆN

Phần kết luận sẽ có những tổng kết đánh giá về ý nghĩa của đề tài.

2


IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Giáo viên tiến hành nghiên cứu các tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên,
chuẩn kiến thức, các bài lí luận về phương pháp giảng dạy của các tác giả Phan
Trọng Luận, Nguyễn Viết Chữ v.v..
Tham khảo các bài dạy theo cách khai thác tình huống truyện.
Phương pháp thực nghiệm:
Lên kế hoạch giảng dạy tác phẩm trên lớp theo phương pháp truyền thống
như khai thác nhân vật, tình tiết, cốt truyện…. kiểm tra đánh giá ghi chép và sử lí
số liệu cụ thể để từ đó có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài.
Tổ chức dạy tác phẩm theo phương pháp khai thác tình huống truyện..
Kiểm tra đánh giá hiệu quả của phương pháp khai thác tình huống truyện..
Biên soạn tài liệu và tiến hành bổ sung kiến thức cho các em trong các giờ dạy
bồi dưỡng.
B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
B.1- CƠ SỞ LÍ LUẬN

Theo Hêghen, nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức (1770- 1831) trong
tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã dành nhiều trang viết về tình huống: “Nói chung
tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định.
Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có
được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật”.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả
có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế
xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa…Những nhà văn có tài đều là những
người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính
phổ biến hoặc tượng trưng” và “…những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn
ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống
đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…nhưng
bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất,
cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một
đời người, một đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, NXB
KHXH,Năm 1994,tr.258).
Như vậy, tình huống còn được gọi là tình thế và các nhà văn Việt Nam quen
dùng tình thế hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản
chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập
trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một

3


tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ”. (Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết
truyện ngắn và ký, NXB Thanh niên, Năm 2000, tr. 44).
Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề
tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của
truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt […] Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng
cách nắmbắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị

che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày”. (Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn –
những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB ĐHQGHN, Năm 2000, tr. 114).
Từ một số ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau: Đối
với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là
cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc
sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét
nhất.
Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám phá và tìm
hiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm nên
nét độc đáo cho câu chuyện. Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người
đọc khám phá và tìm hiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo
những bất ngờ và làm nên nét độc đáo cho câu chuyện. Tình huống truyện là hoàn
cảnh bất bình thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình.
Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện
số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi
khám phá tác phẩm.
Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện bắt đầu
từ những sự kiện có vấn đề đó là tình huống. Chính ở đó, nhà văn bộc lộ tài năng
của mình. Nói cách khác, tình huống chính là một lát cắt của cuộc sống, là vực
xoáy trên dòng sông, tình huống gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng tác
phẩm. Nếu như đi khai thác một bài thơ chúng ta chú ý tới hình ảnh, cấu tứ, nhịp
điệu…, thì khai thác một tác phẩm tự sự phải chú ý tới nhân vật ở các góc cạnh từ
đó mà phát hiện ra chân giá trị cuộc sống, cùng thông điệp mà nhà văn gửi tới bạn
đọc. Để khám phá nhân vật cần bắt đầu từ việc khai thác tình huống truyện. Muốn
vậy học sinh phải nắm vững tác phẩm hiểu được diễn tiến của câu chuyện từ đó
phát hiện ra đâu là hoàn cảnh có vấn đề. Một tác phẩm hay thì bao giờ nhà văn
cũng có những phát hiện độc đáo khi khai thác vấn đề trong cuộc sống.
Nói như vậy để thấy tình huống có vai trò nhất định quyết định tới cách tác
giả sẽ vẽ chân dung nhân vật của mình như thế nào. Vì vậy khi tìm hiểu nhân vật
điều cốt yếu trước hết chúng ta phải phát hiện ra hoàn cảnh đặc biệt, cái nền mà

nhân vật bộc lộ con người thực của mình. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ giải mã những
điều thầm kín mà nhà văn gửi gắm thông qua hình tượng nhân vật.( Tham khảo đề
tài Tình huống truyện – Trên internet Tác giả Chu Văn Sơn)

4


B.2- CƠ SỞ THỰC TIỄN
Để kiểm tra khả năng nắm bắt kiến thức, hệ thống và ghi nhớ kiến thức của
học sinh cũng như tinh thần thái độ tâm lí của học sinh khi học tác phẩm, khai thác
tác phẩm bằng cách phân tích cốt truyện và nhân vật trong năm học 2014-2015, tôi
đã tiến hành dạy 6 tiết ở 2 lớp . Sau đây là bảng mô tả kết quả .
Mức độ Nắm bắt ghi nhớ
Lớp
12 a10
12a1

Nắm bắt ghi nhớ từ 50%

Nắm bắt ghi nhớ từ

dưới 50% kiến thức

đến dưới 80 % kiến thức

80 đến 100 % kiến

bài giảng.
SL
24/44

5/49

bài giảng.
SL
16/44
31/49

thức bài giảng.
SL
TL
4/44
9,09 %
13/49
26,53 %

TL
52,27 %
10,2 %

TL
36,36 %
63,26 %

Bên cạnh về khả năng nắm bắt kiến thức còn hạn chế như trên thì bài giảng
không tạo nhiều hứng thú cho học sinh, bản thân giáo viên cũng cảm thấy nhàm
chán đơn điệu, thiếu sâu sắc trong bài giảng của mình .
Xuất phát từ thực trạng , từ nhu cầu đòi hỏi của giáo viên của học sinh và để
đáp ứng yêu cầu thi cử hiện nay, tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài : TÌM HIỂU TRUYỆN
NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU QUA TÌNH HUỐNG
TRUYỆN.


B 3- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
I- GIẢI PHÁP CHUNG

5


Để hướng dẫn học sinh có thể khai thác truyện ngắn này theo cách khai thác
tình huống truyện, trước hết giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản về tình huống truyện. Từ đó học sinh có cơ sở khoa học và đi vào khai
thác tình huống truyện của tác phẩm cũng như bất kì một truyện ngắn nào một cách
đầy đủ khoa học hơn.
1) Khái niệm tình huống truyện: Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó
chứa đựng một tình thế bất thường của quan hệ đời sống.
2) Phân loại tình huống truyện :
- Nếu căn cứ Về tính chất có thể thấy truyện ngắn chứa đựng ba dạng tình huống
truyện căn bản :
+.Tình huống hành động. Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới
một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này
thường hướng tới một kiểu nhân vật : Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ
yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi hành động của nó các bình diện khác ít
được quan tâm. Do đó nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn
giàu kịch tính. Thậm chí mỗi thiên truyện ở dạng rõ nét nhất có thể coi như một
màn kịch một vở kịch ngắn trong y phục văn xuôi. Tình huống Chí Phèo đến nhà
Bá kiến lần thứ nhất với mục đích trả thù, tình huống Chí Phèo gặp Thị Nở. Tình
huống Tràng nhặt được vợ trong truyện Ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân
+. Tình huống tâm trạng. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi
vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình
huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là : Con người tình cảm. Nghĩa là kiểu
nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó nhà văn tạo dựng nên

hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác cảm xúc với
các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình hành
động lí tính…) ít được quan tâm. Và vì thế nó quyết định đến diện mạo của toàn
truyện : truyện ngắn trữ tình. Trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có
tình huống như : Những lo lắng của quản ngục muốn biệt đãi Huấn cao hay Những
suy nghĩ của cô bé Liên khi đoàn tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa
trẻ của Thạch Lam.
+ Tình huống nhận thức. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật
được đẩy tới một tình thế bất thường : đối mặt với một bài học nhận thức bật lên
một vấn đề (về nhân sinh về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ giác ngộ. Kiểu nhân vật của
dạng tình huống này đương nhiên là : nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật
được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt
nên nhân vật là hệ thống những quan sát phân tích suy lí đúc kết chiêm nghiệm
toan tính v.v… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư
tưởng được nhân vật hoá vậy. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên

6


là nghiêng về triết luận Ví dụ Như những thay đổi trong suy nghĩ của Phùng và
Đẩu khi mời người đàn bà lên tòa án. Hay nhưng thay đổi trong suy nghĩ của Chí
Phèo sau khi gặpThị Nở.
Cũng cần phải lưu ý rằng : sự phân loại này là tương đối. Trong thực tế các dạng
ấy đều ít nhiều có tính pha tạp chứ không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả. Viêc
nhận diện chỉ dựa vào sự nổi trội của yếu tố nào đó.
- Nếu căn cứ Về số lượng có thể thấy tình huống truyện ngắn có hai loại :
+. Truyện một tình huống. Cả truyện ngắn chỉ xoay quanh có một tình huống duy
nhất bao trùm. Có thể nói đây là loại truyện ngắn điển hình. Ví dụ truyện ngắn Vợ
nhặt của Kim Lân……
+. Truyện ngắn nhiều tình huống. Cả thiên truyện được dệt từ nhiều tình huống.

Tuy nhiên trong đó chúng cũng phân vai thành chính - phụ (nghĩa là có cái nào đó
là chủ chốt) chứ không phải tất cả đều ngang hàng nhau theo lối dàn đều. Đây là
dạng truyện ngắn không thật điển hình. Chúng thường có dáng dấp của một truyện
dài thu nhỏ hơn là một truyện ngắn thực thụ (trong chương trình cấp ba có thể ví dụ
: Chí phèo của Nam Cao Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ...)
(Tham khảo đề tài Tình huống truyện Trên internet –- Tác giả Chu Văn Sơn)
3- Các bước tiếp cận tình huống truyện.
3.1- Phương pháp tiếp cận tình huống.
Từ những nội dung lí thuyết trình bày trên đây ít nhất có thể rút ra những ý
nghĩa phương pháp luận đối với việc tiếp cận sau : với người đọc bước vào một
truyện ngắn tuy không thể bỏ qua việc phân tích tìm hiểu các thành tố khác cấu
thành cái thực thể sinh động là truyện ngắn (như nhân vật cảnh vật cốt truyện kết
cấu ngôn ngữ...) nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì coi như chưa nắm được
chiếc chìa khoá quan trọng nhất để mở vào thế giới bí ẩn của truyện ngắn ấy. Đọc
vào truyện ngắn thì điều tối quan trọng là phải đọc cho ra tình huống truyện của nó.
3.2- Xác định tình huống truyện :
- Đặt câu hỏi : Sự kiện nào chi phối toàn bộ thiên truyện này ?
- Tổng hợp các tình tiết : Lướt qua những tình tiết chính và xác định : một trong
các tình tiết ấy đóng vai trò bao trùm chi phối quán xuyến toàn truyện hay chúng
chỉ là những thành tố nối kết với nhau để làm thành một sự kiện lớn hơn sự kiện ấy
mới trùm lên tất cả ? Đáng chú ý nhất ở đấy là cái tình thế bất thường nào đó mà
chúng chứa đựng.
- Tìm tên gọi để định danh. Đây là khâu khá then chốt chưa tìm được tên thích hợp
thì xem như tình huống vẫn còn nằm ngoài tầm tay của ta vậy.
3.3) Phân tích tình huống . Cần tiến hành phân tích các bình diện cơ bản sau đây :
- Diện mạo của tình huống (bình diện không gian)
- Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian)

7



- Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức
hình thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn)
3.4 ) Rút ra ý nghĩa của tình huống :
Tức là rút ra cái thông điệp thẩm mĩ mà tình huống chứa đựng
- Về quan niệm : Toát lên quan niệm gì về nhân sinh thẩm mĩ ?
- Về cảm xúc : Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ?
II- GIẢI PHÁP CỤ THỂ :
1-Mục tiêu cần đạt.
1.1- Kiến thức:
Phát hiện ra tình huống truyện độc đáo và đây là một khám phá mới của tác giả
về đời sống.
- Qua tình huống này học sinh nhận ra cuộc đời số phận của nhân vật từ đó thấy
điều nhà văn thể hiện quan niêm sâu sắc về cái nhìn cuộc đời cũng như đưa ra
những sứ mệnh đối với nghệ thuật.
1.2- Kĩ năng : Học sinh có kĩ năng tiếp cận tình huống truyện không chỉ tác phẩm
này mà còn với nhiều tác phẩm khác
1.3- Bài học : bài học về cách nhìn đời nhìn người về cách đánh giá sự vật hiện
tượng con người.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- sách giáo khoa, sách tham khảo
- Thiết kế dạy học
- Vở ghi chép…
3- Cách thức tiến hành
- Giáo viên nêu câu hỏi
- Hs thảo luận
- GV hoàn chỉnh bổ sung
4- Tiến trình lên lớp.
4.1- Hướng dẫn tìm hiểu về chung tác giả tác phẩm.
a- Tác giả :

- Tiểu sử :
Nêu những nét chính về cuộc đời con người nhà văn nguyễn Minh Châu có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự nghiệp sáng tác của ông ?
+. Thời đại : Nguyễn Minh Châu ( 1930-1989)
+. Quê quán : Quỳnh Lưu – Nghệ An
+. Gia nhập quân đội năm 1950 sau đó công tác ở tạp chí văn nghệ quân đội.
+. Năm 2000 được tặng giải thưởng Hồ chí minh về văn học nghệ thuật.
- Sự nghệp :
Nêu quan niệm sáng tác của Nguyễn Minh Châu? Sáng tác của Nguyễn Minh
Châu chia làm mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn đó có đặc điểm gì ?

8


+. Quan niệm sáng tác: Suốt đời trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của
nhà văn là phải tìm ra sự thật. Ông cũng là nhà văn suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn chứa
bên trong tâm hồn con người.
+. Quá trình sáng tác : Sáng tác của Minh Châu được chia làm hai giai đoạn,giai
đoạn trước 1975 mang khuynh hướng sử thi trữ tình lãng mạn. Giai đoạn sau 1975
mang cảm hứng thế sự với những vẫn đề về đời sống đạo đức và triết lí nhân sinh
Hãy cho biết vị trí của Nguyễn Minh Châu trong chặng đường đổi mới văn học sau
1975?
+. Vị trí của Nguyễn Minh Châu trong gia đoạn đổi mới văn học sau 1975:
“ Người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” trong thời
kì đổi mới.( Sách giáo khoa Ngữ văn 12–tập 2 Nxb giáo dục-2015 -Phan Trọng
Luận chủ biên)
b) Tác phẩm :
- Hoàn cảnh ra đời : Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, tổ quốc thống nhất ,
vấn đề chiến tranh tạm gác lại nhưng những vấn đề về đời sống vật chất , tinh thần ,
đạo đức ..lại được đặt ra . Khi đất nước bước vào thời kì đổi mới những quan niệm

về đạo đức lối sống có thêm những quan niệm mới. Trước những đổi thay đó văn
học Lúc này cần phải có những chuyển biến kịp thời nhằm đáp ững những chuyển
biến đó. Chiếc thuyền ngoài xa chính là một tác phẩm như vậy. Tác phẩm mang xu
thế của văn học thời kì đổi mới: Hướng nội, đi sâu khai thác số phận cá nhân trong
muôn mặt của cuộc sống đời thường. .( Sách giáo viên Ngữ văn 12–tập 2 Nxb giáo
dục-2015 -Phan Trọng Luận chủ biên)
- Xuất xứ : Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được in lại
trong tập truyện cùng tên (in năm 1987).Là một trong những sáng tác tiêu biểu của
văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
- Tóm tắt: Theo lời của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng
ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho
cuốn lịch năm sau.Sau nhiều ngày “phục kích”, anh đã phát hiện và chụp được cảnh
một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương.Nhưng khi chiếc
thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến cảnh từ trong thuyền bước
ra một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã
đánh trả lại cha mình.Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh
phải can thiệp…Theo lời mời của chánh án Đẩu (đồng đội cũ của anh), người đàn
bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người đàn bà đã từ chối sự giúp đỡ của
Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu.Chị đã kể câu chuyện về
cuộc đời mình và đó cũng là lí do cho sự từ chối trên.Rời vùng biển với khá nhiều
ảnh, Phùng đã chọn được một tấm ảnh về “thuyền và biển” cho tờ lịch năm ấy. Tuy
nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, anh bao giờ cũng thấy hình ảnh người đàn bà
lam lũ, nghèo khổ bước ra từ bước tranh.

9


- Bố cục: 3 phần
+. Phần 1: Từ đầu …. đến “Chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”: Hai phát hiện của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

+. Phần 2 : tiếp theo đến “…chống chọi với sóng gió giữa phá ” : Câu chuyện của
người đàn bà hàng chài ở toà án huyện.
+. Phần 3 : Phần còn lại : Tấm ảnh được chọn vào bộ lịch năm ấy.
.( Sách giáo viên Ngữ văn 12–tập 2 Nxb giáo dục-2015 -Phan Trọng Luận chủ
biên)
4.2- Hướng dẫn tìm hiểu tình huống truyện.
? Em hiểu tình huống truyện là gì ?
- Khái niệm: Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế
bất thườngnhững mâu thuẫn những nghịch lí của quan hệ đời sống.Nhờ tình huống
truyện mà cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ và tư tưởng
của tác phẩm được chuyển tải.
? Hãy chỉ ra tình huống truyện trong tác phẩm ?
- Tình huống cụ thể trong tác phẩm: Một là những nghịch lí mà Phùng phát hiện
ra trên bãi biển . Hai là những nghịch lí trong câu chuyện ở tòa án huyện.Từ hai
tình huống này nhân vật đã có những nhận thức mới về cuộc sống và nghệ thuật.
=> Như vậy ngay trong một câu chuyện đã chứa đựng những nghịc lí . Những
nghịch lí đó chính là những tình huống trong tác phẩm cũng như ở đời thường.
a) Tình huống ngoài bãi biển - Nghịch lí của hai phát hiện.
- Tóm tắt ngắn gọn tình huống như sau: Sau nhiều ngày phục kích Phùng đã phát
hiện ra cảnh đẹp “ đắt trời cho” ( Phát hiện thứ nhất) . Trong lúc Phùng đang vô
cùng hạnh phúc và say sưa tận hưởng cảnh đẹp mà mình vừa phát hiện ra thì
Phùng lại kinh ngạc hết sức khi chứng kiến cảnh xung đột trong gia đình của chính
con thuyền đó.( Phát hiện thứ hai)
Nội
dung
tìm hiểu.
Cự li
nhìn

Diễn


Phát hiện thứ nhất
Chiếc thuyền ngoài xa

Phát hiện thứ hai
Cảnh gã chồng đánh vợ.

Từ xa

ở gần

? Em hãy nêu những chi
tiết về phát hiện thứ
nhất của nhiếp ảnh
Phùng ?
“ Mũi thuyền in một

? Trong lúc đang say sưa thưởng thức vẻ
đẹp của chiếc thuyền ngoài xa Phùng đã
phát hiện ra điều gì? ?
“Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng

10


biến của
Cảnh
tượng
của tình
huống.


Tính

nét mơ hồ lòe nhòe
vào bầu sương mù
trắng như sữa có pha
đôi chút màu hồng
hồng do ánh mặt trời
chiếu vào. Vài bóng
người lớn lẫn trẻ con
ngồi im phăng phắc
như tượng trên chiếc
mui khum khum, đang
hướng mặt vào bờ. Tất
cả khung cảnh ấy nhìn
qua những cái mắt lưới
và tấm lưới nằm giữa
hai chiếc gọng vó hiện
ra dưới một hình thù y
hệt cánh một con dơi”
(SGK Ngữ văn 12–tập 2
NXBGD-2015- Phan
Trọng Luận chủ biên)

Phùng đánh giá đây là
một cảnh đẹp như thế
nào ?

vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn
ông và một người đàn bà rời chiếc

thuyền. …. Bất giác tôi nghe người đàn
ông nói chõ lên thuyền như quát: "Cứ
ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả
mày đi bây giờ"…Họ đi đến bên chiếc
xe rà phá mìn… chẳng nói chẳng rằng
lão trút cơn giận như lửa cháy bằng
cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp
vào lưng người đàn bà,…Người đàn bà
với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục
không hề kêu một tiếng, không chống
trả, cũng không tìm cách trốn chạy…
Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt
tôi. ..Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt
lưng da đã nằm trong tay thằng bé,…
liền dướn thẳng người vung chiếc khóa
sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm
vỡ cháy nắng …Lão đàn ông định
giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng
được nữa, liền giang thẳng cánh cho
thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo
đảo ngã dúi xuống cát…Người đàn bà
dường như lúc này mới cảm thấy đau
đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ,
nhục nhã.
- Phác, con ơi!
Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi
xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm
chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay
vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thế
rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ

ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi cát xe tăng
hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai
người lại trở về chiếc thuyền.” (SGK
Ngữ văn 12–tập 2NXBGD-2015- Phan
Trọng Luận chủ biên)
Theo Phùng và theo em thì đây là một
cảnh tượng như thế nào ?

11


chất đặc
điểm của
cảnh
tượng.

Tâm
trạng
thái độ
của
Phùng

- “cảnh "đắt" trời
cho… trước mặt tôi là
một bức tranh mực tầu
của một danh họa thời
cổ…toàn bộ khung
cảnh từ đường nét đến
ánh sáng đều hài hòa
và đẹp, một vẻ đẹp

thực đơn giản và toàn
bích” (SGK Ngữ văn
12–tập 2-NXBGD2015- Phan Trọng Luận
chủ biên)
Tâm trạng, thái độ của
Phùng khi phát hiện ra
cảnh đẹp là gì?

- Ngang trái phũ phàng tàn nhẫn đau lòng.
- Những mối quan hệ bị rạn nứt đổ vỡ.
- Những chuẩn mực đạo đức bị chà đạp.

- “..đứng trước nó tôi
trở nên bối rối, trong
trái tim như có cái gì
bóp thắt vào?” “Trong
giây phút bối rối, tôi
tưởng chính mình vừa
khám phá thấy cái
chân lý của sự toàn
thiện, khám phá thấy
cái khoảnh khắc trong
gần tâm hồn.” (SGK
Ngữ văn 12–tập 2
NXBGD-2015- Phan
Trọng Luận chủ biên)

- Kinh ngạc hết sức” Trong máy phút cứ
đứng há hốc mồm ra mà nhìn”
- Là tâm trạng nhức nhối lẫn chút hoài

nghi đâu đớn.

=> Đó là niềm hân
hoan hứng khởi hạnh
phúc của Phùng.
- Lí do:
+ Sau bao nhiêu ngày
phục kích mới bắt gặp.
+ Thực hiện được nhiệm
vụ giao phó.

Tâm trạng, thái độ của Phùng khi chứng
kiến cảnh tượng này là gì ?Lí do của tâm
trạng đó?

- Lí do :
+.Anh không ngờ rằng mới chỉ mấy phút
trước đây con thuyền hiện lên kì diệu đẹp
đẽ vậy mà giờ đây trong phút chốc cái ác
lại đang hiển hiện ngự trị.

12


+. Thỏa mãn niềm đam
mê về cai đẹp
Suy nghĩ
đánh giá
của
Phùng


Tính
cách các
nhân vật

Thông
điệp của
tác giả

+. Mới khẳng định cái đẹp là đạo đức vậy
mà bên trong cái đẹp lại chính là sự vô
đạo đức.
Em có bình luận suy nghĩ gì về cảnh
tượng trên?
- Đó là cảnh tượng phu phàng tàn nhẫn.
- Đó cũng là một cảnh tượng đau lòng

Phùng có suy nghĩ đánh
giá bình luận nào về cái
đẹp?
- Cái đẹp chính là đạo
đức- Cái đẹp thanh lọc
tâm hồn cái đẹp giúp
con người sống tốt hơn.
Nêu nhận định của em về tính cách các nhân vật?
- Nhân vật Phùng
+.Là một người đam mê cái đẹp khao khát khám phá cái đẹp, là
người trân trọng cái đẹp.
+.Không thờ ơ vô cảm trước những tình cảnh số phận con người.
- Nhân vật gã đàn ông: Vũ phu cục cặn thô lỗ tàn bạo tàn nhẫn.

- Nhân vật người đàn bà hàng chài: Nhẫn nhịn, cam chịu, Yêu
thương con cái ,lo lắng cho con cái.
- Nhân vật Phác : Thâm trầm ít nói,mạnh mẽ, yêu thương mẹ, căm
gét cái ác cái tàn nhẫn.
? Nêu những thông điệp của tác giả gửi gắm qua hai phát hiện trên?
- Trong một sự vật hiện tượng con người tồn tại những mặt đối lập
tốt xấu trắng đen phải trái.
-Trong một sự vật hiện tượng con người đôi khi hay dùng vỏ bọc
bên ngoài để che đậy bản chất. Những biểu hiện bên ngoài đôi khi
không phải bản chất . vì vậy để đánh giá đúng bản chất chúng ta cần
phải có cái nhìn ở cự li gần, toàn diện ,tránh cái nhìn phiến diện hời
hợt từ xa bên ngoài. Nếu không có thể sẽ dễ dẫn đến những đánh gia
sai lầm.
- Với người nghệ sĩ chân chính không được vì cái đẹp mà bỏ quên
cái thiện
- Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải có cả chân ,thiện và mĩ.
(Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12 Nxb giáo dục-2015
-Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên)

b ) Tình huống trên tòa án .
Câu chuyện ở tòa án

Cuộc đời tính cách

Tính cách nhân vật

13


? Nêu hình ảnh người đàn bà ở tòa

án?
- Hình ảnh người đàn bà : “Người
đàn bà vẫn mặc chiếc áo mầu bạc
phếch vì nước mặn, một miếng vá
bằng vải xanh bằng bàn tay trên
vai, những nốt rỗ trên mặt có vẻ
thưa ra… người đàn bà vẫn có vẻ
sợ sệt, lúng túng ...” (SGK Ngữ văn
12–tập 2 NXBGD-2015- Phan
Trọng Luận chủ biên)

người đàn bà
Phùng và Đẩu.
Qua đó em nhận định
như thế nào về người
đàn bà nhìn từ dáng vẻ
bên ngoài?
- Lam lũ ,khổ sở , khó
nhọc, nghèo túng, nhút
nhát…

Qua lí do mục đích
đó em rút ra điều
gì về con người
của Phùng và
Đẩu ?
- Là người bất bình
với cái ác,
có trách nhiệm,
có lòng thương yêu

con người.

? Lí do, mục đích nào Phùng và
Đẩu mời người đàn bà lên tòa án?
- Lí do: “ Người đàn bà thường
xuyên bị đánh đập”
- Mục đích : Khuyên và giúp
người đàn bà bỏ chồng để bà có
một cuộc sống yên ổn hơn.
? Lời khẩn cầu của người đàn bà
là gì ?
Lời khẩn cầu của người đàn bà:
“Quí tòa bắt tội con cũng được,
phạt tù con cũng được, đừng bắt
con bỏ nó..”(SGK Ngữ văn 12–tập2
NXBGD-2015- Phan Trọng Luận
chủ biên)
? Phùng và Đẩu có đạt được mục
đích của mình không? Việc từ chối
đó khiến Phùng và Đẩu cảm thấy
như thế nào ?
- Phùng và Đẩu không đạt được
mục đich.Điều này khiến cho
Phùng và Đẩu cảm thấy bực bội bất
bình phẫn nộ.

Qua lời khẩn cầu này
trong thâm tâm em có
nhận định như thế nào
về người đàn bà ?

- Bất hạnh, khổ cực,
ngờ nghệch, nhếch
nhác, dại dột và cam
chịu……

? Qua thái độ của
Phùng và Đẩu khi
bị người đàn bà từ
chối cho em biết
thêm điều gì về
con người Của
Phùng và Đẩu ?
Là người nghiêm
khắc có trách
nhiệm có lương

14


Người đàn bà đã đưa ra những lí
do nào để từ chối sự giúp đỡ của
Phùng và Đẩu ?
-“Lòng các chú tốt, nhưng các chú
đâu có phải là người làm ăn... cho
nên các chú đâu có hiểu được cái
việc của các người làm ăn lam lũ,
khó nhọc... các chú không phải là
đàn bà, chưa bao giờ các chú biết
như thế nào là nỗi vất vả của người
đàn bà trên một chiếc thuyền không

có đàn ông...” (SGK Ngữ văn 12–
tập 2-NXBGD-2015- Phan Trọng
Luận chủ biên)
- “Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa
con gái xấu, lại rỗ mặt…Cũng vì
xấu, trong phố không ai lấy, tôi có
mang với một anh con trai ...Lão
chồng tôi khi ấy … cục tính nhưng
hiền lành lắm, không bao giờ đánh
đập tôi.”
- “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là
lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn
ông thuyền khác uống rượu.. (SGK
Ngữ văn 12–tập 2NXBGD-2015Phan Trọng Luận chủ biên)
- “đám đàn bà hàng chài ở thuyền
chúng tôi cần phải có người đàn
ông để chèo chống phong ba, để
cùng làm ăn nuôi nấng đặng một
sắp con, … Đàn bà ở thuyền chúng
tôi phải sống cho con chứ không
thể sống cho mình như ở trên đất
được! ” (SGK Ngữ văn 12–tập 2

Qua mỗi lí do đó em
hãy rút ra những nhận
xét của mình người
đàn bà hàng chài ?

tâm với công việc.


-Suy nghĩ sâu xa , sắc
sảo, thấu hiểu lẽ đời

- Sống có tình nghĩa
trước sau.

- Yêu chồng , thấu hiểu
nỗi khổ của chồng.

- Yêu con , hi sinh hết
mình vì con

- Biết trân trọng hạnh
phúc nhỏ bé của mình.

15


NXBGD-2015- Phan Trọng Luận
chủ biên)
- “vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng
có lúc vợ chồng con cái chúng tôi
sống hòa thuận, vui vẻ….Vui nhất
là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng
nó được ăn no...” (SGK Ngữ văn
12–tập 2NXBGD-2015- Phan
Trọng Luận chủ biên)
-“Mụ cho chúng tôi biết, vì sợ
thằng bé có thể làm điều gì dại dột
đối với bố nó, mụ đã phải gửi nó

lên rừng nhờ bố mình nuôi đã nửa
năm nay”
-“Người đàn bà đã khóc khi nghe
tôi nhắc đến thằng Phác. Nhưng
tình thương con cũng như nỗi đau,
cũng như cái sự thâm trầm trong
việc hiểu thấu cái lẽ đời hình như
mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề
ngoài.” (SGK Ngữ văn 12–tập 2
NXBGD-2015- Phan Trọng Luận
chủ biên)
?Sau khi nghe những lí do đó Đẩu
có những thay đổi như thế nào?
“Một cái gì mới vừa vỡ ra trong
đầu vị Bao Công của cái phố huyện
vùng biển, lúc này trông Đẩu rất
nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.”
(SGK Ngữ văn 12–tập 2
NXBGD-2015- Phan Trọng Luận
chủ biên)

- Luôn lo lắng cho
chồng cho con cho
tương lai của con cái .

- Kín đáo nội tâm thâm
trầm sâu sắc , tự trọng.
=> Bên ngoài rách
rưới lam lũ mệt mỏi
khổ cực xấu xí thô

kệch nhưng bên trong
là một tâm hồn đẹp
đẽ.=> “Hạt ngọc ẩn
chứa bên trong tâm
hồn con người”.
Qua những thay
đổi của Đẩu cho
thấy trước đó Đẩu
là người như thế
nào?Và sau này là
người như thế
nào?
- Trước đó:
+. Nông nổi, hời
hợt chỉ biết trong
sách vở cứng nhắc
còn ngoài đời với
nhiều nghịch lí thì
chưa thấu hiểu
+.Là người có cái
nhìn nghiêm khắc
nhưng cứng nhắc

16


của người lính.
- Sau này : Là
người cầu thị ,biết
nhìn nhận lại sự

việc và nhìn lại
mình, họ không
còn cứng nhắc
trong nhìn nhận
đánh giá sự việc và
con người.

- Những nghịch lí trong câu chuyện trên tòa án.
+. Nghịch lí giữa mục đích , giữa mong muốn của Phùng và Đẩu với những gì
thực tế diễn ra sau đó .
+. Nghịch lí giữa hiện thực đau khổ mà người đàn bà phải gánh chịu với những
gì bà đang chấp nhận.Đó là bà chấp nhận sống đau khổ trong khi có thể giải thoát
được cho mình.
+. Nghịch lí giữa hình thức bên ngoài với vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà.
+. Nghịch lí giữa lòng tốt, ý thức trách nhiệm nhưng hoàn cảnh không phù hợp
cho lòng tốt được thể hiện.
- Thông điệp của tác giả:
+.Để đánh giá đúng đắn và đi đến những quyết định sáng suốt chúng ta cần phải
đặt sự việc , hiện tượng con người vào những hoàn cảnh cụ thể của nó. Tránh việc
quy chụp, áp đặt cho mọi đối tượng.
+. Luật pháp , công lí và lòng tốt là cần thiết nhưng chưa đủ, luật pháp công lí và
lòng tốt phải đặt đúng nơi đúng lúc đúng chỗ , việc áp dụng cho mọi đối tượng đôi
khi là phản tác dụng.
+Cuộc chiến bảo vệ công lí lẽ phải đạo đức ….là một cuộc chiến còn cam go dai
dẳng khó khăn hơn cả cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược.
+.Nhà nước chính quyền phải có trách nhiệm vớí cuộc sống của nhân dân. Vì
nghèo đói chính là nguyên nhân của sự suy thoái đạo đức và can thiệp ,phá vỡ
hạnh phúc của con người.
(Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12 Nxb giáo dục-2015 -Nguyễn Đăng
Mạnh chủ biên)


17


4.3- Bức ảnh được chọn vào bộ lịch năm ấy.
? Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật sau: “…mỗi lần ngắm kĩ tôi vẫn thấy
cái màu hồng hồng của ánh sướng mai và nếu nhìn lâu hơn bao gờ cũng thấy
người đàn bà bước ra khỏi tấm ảnh”
- ý nghĩa:
+. Màu “hồng hồng …” biểu trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật.
+. “Người đàn bà …” biểu trưng cho cuộc sống
=> Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống phải vì cuộc sống gắn bó với cuộc sống
không được rời xa cuộc sống đó mới là nghệ thuật chân chính.
4.4- Ý nghĩa nhan đề.
? Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm ?
- Con Thuyền: Chính là cuộc sống. Cuộc sống nhìn từ xa thì hiện lên đẹp đẽ
nhưng nếu nhìn gần đôi khi là sự thật phũ phàng . Nhan đề tác phẩm nói lên một
cách nhìn một kiểu nhìn cuộc sống của con người nói chung và người nghệ sĩ nói
riêng. Đó là cách nhìn cuộc sống có phần phiến diện nông cạn hời hợt từ xa bên
ngoài…..
4.5) Nghệ Thuật.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.Nghệ thuật đối lập.Nghệ thuật kể chuyện,
ngôi kể là nhân vật tạo tính khách quan chân thực và chuyển cảnh linh hoạt cũng
như tạo ra sự đa dạng về ngôn ngữ.
- Hình ảnh : Nhiều hình ảnh vừa chân thực vừa lãng mạn.
- Văn phong đậm tính triết lí.
4.6-Tổng kết.
? Tình huống truyện góp phần thể hiện những giá trị nào của tác phẩm? Từ những
bài học triết lí, em rút ra được những bài học gì cho bản thân ?
- Tình huống truyện giúp thể hiện giá trị hiện thực như:Cuộc sống chứa đầy

những mâu thuẫn nghịch lí. Cuộc sống nghèo khổ của nhân dân sau cuộc chiến.
Cuộc chiến bảo vệ công lí đầy gian nan. Sự chọn lựa của người nghệ sĩ trong cuộc
đấu tranh giữa một bên là nghệ thuật vị nghệ thuật và một bên là nghệ thuật vị nhân
sinh….
- Tình huống truyện giúp thể hiện giá trị nhân đạo như: Sự cảm thông của nhà
văn với những kiếp người nghèo khổ,tố cáo cái ác , sự lo lắng của tác giả cho số
phận những đứa bé như thằng Phác, mong muốn chính quyền chăm lo cho cuộc
sống của nhân dân.Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ, người phụ nữ. Thể hiện niềm
tin bất diệt vào những phẩm chất của con người. Đồng thời cũng nêu ra một thông
điệp với người nghệ sĩ, đó là người nghệ sĩ phải gắn bó cuộc đời và những sáng tác
của mình với cuộc sống của nhân dân lao động…..

18


- Bài học cho bản thân: Đó là bài học về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá sự
vật hiện tượng trong cuốc sống.
B.4- HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .
Với việc tăng cường cách giảng dạy này cho học sinh,trong năm học 20152016, những lớp được giảng dạy theo phương pháp này, các em đã có những
chuyển biến rõ rệt về nhận thức, về tư duy, về kĩ năng tổng kết, khái quát tổng hợp
và hệ thống hóa kiến thức.
Về nhận thức: Các em đã nắm rất vững nội dung kiến thức tác phẩm
Về thái độ: Các em yêu thích hơn , hăng hái ,mạnh dạn hơn trong học tập.
Về kĩ năng: Các em đã thành thạo hơn với rất nhiều về kĩ năng như kĩ năng
phát hiện tình huống, phân tích tình huống đánh giá tình huống kĩ năng tư duy
lôgic, kĩ năng khái quát tổng hợp, kĩ năng hệ thống hóa.
Kết quả đạt được : Sau một năm giảng dạy cho học sinh theo phương pháp
này, qua kiểm tra miệng, qua kiểm tra viết ,tôi đã thu được kết quả sau đây:
Bảng mô tả kết quả nắm bắt kiến thức của học sinh.
Mức độ Nắm bắt ghi nhớ

Lớp
12 a10
12a1

Nắm bắt ghi nhớ từ 50%

Nắm bắt ghi nhớ từ

dưới 50% kiến thức

đến dưới 80 % kiến thức

80 đến 100 % kiến

bài giảng.
SL
2/44
0

bài giảng.
SL
3/44
2/49

thức bài giảng.
SL
TL
39/44
88,63 %
47/49

95,91 %

TL
4,54 %
0%

TL
6,81 %
4,08 %

Đối với bản thân, quá trình thực hiện đề tài này cũng giúp cho tôi có thêm
hướng đi mới trong khai thác tác phẩm nói riêng và các tác phẩm tự sự nói chung.
Bản thân cảm thấy hào hứng hơn khi lên lớp cũng như nâng cao hơn khả năng tư
duy lôgic trong quá trình giảng dạy.
Không chỉ có vậy, với các đồng nghiệp họ cũng học tập được cách khai thác
này và có những áp dụng hợp lí đem lại hiệu quả nhất định đối với học sinh các lớp
khác.

19


C ) KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I-KẾT LUẬN:
Trên đây là quá trình và kết quả đã đạt được khi tôi thực hiện đề tài này. Để
cách khai thác này đem lại hiệu quả cao thì giáo viên cần phải căn cứ vào từng tác
phẩm ,từng đối tượng học sinh và mục tiêu giảng dạy cụ thể. Mặt khác, phần lí
thuyết về tình huống truyện có thể giáo viên cần phải cung cấp trước một cách kĩ
lưỡng cho học sinh ở các buổi học bổ trợ kiến thức ,để các em có điều kiện thời
gian nghiên cứu, am hiểu tường tận về tình huống truyện, tránh tâm lí bỡ ngỡ khi
tiếp xúc với cách khai thác này của giáo viên.

Đề tài này có thể là cơ sở áp dụng cho việc khai thác nhiều tác phẩm tự sự khác
theo hướng phân tích tình huống truyện.
Với khả năng và điều kiện nghiên cứu có hạn, tôi rất mong được sự góp ý của
các thầy cô và đồng nghiệp.
II- KIẾN NGHỊ.
Đây là một phương pháp dạy tuy không khó nhưng lại đòi hỏi phải đầu tư
nhiều thời gian để có một bài dạy tốt. Vì vậy các thầy cô cần chủ động thời gian,
giảng dạy kịp thời và thường xuyên cho các em được tiếp cận kiểu dạy này. Nhà
trường và tổ bộ môn cần đưa phương pháp giảng dạy này vào chương trình đổi
mới giảng dạy các tác phẩm tự sự. Tổ bộ môn cần đưa ra cách dạy này để thảo
luận trong sinh hoạt chuyên môn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 05 năm 2107
CAM KẾT KHÔNG COPY

Bùi Ngọc Tú

20


21


22


23



24


25


×