Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

vì sao samsung lại chọn việt nam là điểm đầu tư chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.82 KB, 11 trang )

vì sao Samsung lại chọn Việt Nam là điểm đầu tư chiến lược
1. Tập đoàn Sony đã quyết định đóng cửa nhà máy lắp ráp hàng điện tử duy nhất của
mình ở Việt Nam và sắp tới có thể sẽ có thêm một số doanh nghiệp khác cũng nối gót
Sony ra đi. Trong khi đó, một tập đoàn điện tử khác là Samsung lại quyết định ngược
lại. Ngoài nhà máy sản xuất ở TPHCM, Samsung còn đầu tư thêm 670 triệu đô la Mỹ
để xây dựng ở tỉnh Bắc Ninh một trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động
lớn nhất thế giới, với công suất dự kiến 120 triệu sản phẩm mỗi năm. Ngày
25/03/2013, tại Thái Nguyên, Samsung đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện
thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao thứ 2 tại Việt Nam với tổng vốn
đầu tư lên tới 2 tỉ USD. Bạn hãy cho biết chiến lược sản xuất của Samsung và giải
thích vì sao Samsung lại chọn Việt Nam là điểm đầu tư chiến lược.
2. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thường xuyên Thái Bình
Dương ( TPP) và đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.
I. Bạn hãy cho biết chiến lược sản xuất của Samsung và giải thích vì sao Samsung
lại chọn Việt Nam là điểm đầu tư chiến lược.
Trả lời:
1. Chiến lược sản xuất của Samsung.
Các tập đoàn đa ngành hầu như không còn chỗ đứng ở các nước công nghiệp từ
vài thập kỷ trở lại đây, nhưng Samsung là một ngoại lệ. Khác với những tập đoàn
phương Tây lừng lẫy một thời nay đã vắng bóng như Gulf + Western hay Sunbeam,
Samsung là điển hình cho tinh thần tập trung tối đa vào mục tiêu và tận dụng triệt để
các cơ hội. Các chiến lược của Samsung bao gồm:
Chiến lược 1: Nghiên cứu kỹ lường và đầu tư mạnh vào công nghệ
Có thể hình dung nguyên tắc của Samsung qua cách thức Samsung Electronics
bước chân vào một lĩnh vực sản phẩm nào đó. Cũng giống như các tập đoàn khác của
Hàn Quốc – chẳng hạn như LG hay Hyundai – bước đầu tiên là thực hiện một khởi
đầu nhỏ: sản xuất một linh kiện quan trọng nào đó trong lĩnh vực này. Sẽ là lý tưởng
nếu linh kiện đó đòi hỏi thật nhiều tiền khi đầu tư sản xuất – ví dụ như bộ vi xử lý hay
memory chip – vì như vậy sẽ giúp công ty giới hạn bớt sự cạnh tranh.
1




Sau khi đã chuẩn bị hạ tầng xong xuôi, Samsung sẽ bắt đầu bán sản phẩm linh
kiện cho các công ty khác. Quá trình này sẽ giúp họ học hỏi, nhận biết cách thức vận
hành của toàn ngành công nghiệp. Và khi Samsung quyết định mở rộng hoạt động, bắt
đầu cạnh tranh với những công ty vốn dĩ là khách hàng của mình, họ sẽ đầu tư với quy
mô khổng lồ cho các nhà máy, nghiên cứu công nghệ, nhằm chiếm lĩnh cho mình một
vị thế mà các đối thủ không thể cạnh tranh lại. Năm ngoái, Samsung Electronics dành
tới 21,5 tỷ USD cho chi phí vốn (capital expenditure), nhiều hơn gấp hai lần so với chi
phí mà Apple bỏ ra trong cùng thời gian. Samsung rất chịu khó tiêu tiền vì công nghệ,
Họ nghiên cứu vấn đề rất kỹ lưỡng, và chấp nhận đặt cược bằng cả đống tiền.
Chiến lược 2: Phát triển sản phẩm có trọng tâm
Năm 1991, Samsung bắt đầu sản xuất các tấm màn hình LCD và bán cho các
nhà sản xuất TV. Năm 1994, công ty bắt đầu sản xuất bộ nhớ flash cho các thiết bị
dạng như điện thoại di động. Nhưng ngày nay, Samsung là nhà sản xuất TV LCD số
một thế giới, đồng thời bán số lượng bộ nhớ flash và chip RAM nhiều hơn bất kỳ công
ty nào khác. Năm 2012, họ cũng vượt mặt Nokia để trở thành nhà sản xuất điện thoại
di động lớn nhất thế giới.
Khi Samsung nổi lên thì những đối thủ khác gục ngã một cách kịch tính.
Motorola bị phân mảnh, bộ phận sản xuất thiết bị cầm tay bị bán cho Google. Nokia
chứng kiến vị thế số 1 của mình sụp đổ do không kịp trở tay theo sự phát triển của thị
trường điện thoại thông minh. Mối quan hệ hợp tác liên doanh Sony-Ericsson tan rã.
Palm bị hòa tan vào Hewlett-Packcard. BlackBerry tiếp tục rơi vào diện giám sát 24
tiếng và một phần tài sản bị trưng thu. Trong ngành sản xuất phần cứng điện thoại di
động, ngày nay chỉ hiện hữu Apple, Samsung, và một nhóm những thương hiệu khác
đang bí bách trong nỗ lực tìm cách vượt ra khỏi cái gọi là “đám còn lại”.
Chiến lược 3: Cách ra mắt sản phẩm ấn tượng, đặc biệt
Tương quan thực lực giữa Samsung và các đối thủ thể hiện rõ qua cung cách ra
mắt các sản phẩm. Để ra mắt Galaxy S 4 vào giữa tháng 3 vừa qua ở thành phố New
York, Samsung tổ chức một sự kiện vô cùng đình đám thuê toàn bộ tòa nhà Radio City

Music Hall trong một đêm thứ 5. Những xe chuyên dụng của các hãng truyền thông
đậu phía ngoài, trong khi đoàn người xếp hàng rồng rắn kéo dài cả một khúc phố.
Sảnh đường đông chật cứng. Trên sân khấu, dẫn chương trình là Will Chase, diễn viên
Broadway, xen giữa những tiểu phẩm trong đó diễn viên đóng vai khách hàng sử dụng
2


Galaxy S 4 trong nhiều tình huống khác nhau. Những cảnh trí được dàn dựng công
phu, mô phỏng những khung cảnh thay đổi nối tiếp nhau, từ một trường học, một khu
phố Paris, quang cảnh Brazil. Hỗ trợ cho sân khấu là một dàn nhạc giao hưởng, nổi
lên trên sàn diễn bằng thiết bị nâng thủy lực. Trong khi đó, chỉ 6 tháng trước khi
Motorola ra mắt sản phẩm cũng ở thành phố New York trong một sự kiện mà thương
hiệu tổ chức được bán cho Haier, một nhà sản xuất Trung Quốc. Còn sự kiện của
Nokia trong cùng ngày diễn ra ở một địa điểm gần đó, nhưng vô cùng khiêm tốn.
Chiến lược 4: Linh hoạt trong mọi tình huống
Năm 2009, Samsung đưa ra quyết định chiến lược trong lĩnh vực sản xuất điện
thoại di động là chọn hệ điều hành Android của Google, và cho ra lò thiết bị Android
đầu tiên của mình với tên gọi Galaxy. Khi đó Android vẫn còn giai đoạn trứng nước,
bị thua kém hoàn toàn so với hệ điều hành iOS của iPhone. Nhưng Android có mã
nguồn mở, nghĩa là nó hoàn toàn miễn phí cho bất kỳ nhà sản xuất nào có nhu cầu.
Năm 2010, Samsung giới thiệu dòng Galaxy S, thí điểm cho quyết định chiến
lược thứ hai của họ, đó là sử dụng màn hình lớn hơn. Màn hình của Galaxy S lớn hơn
đáng kể so với màn hình của Galaxy và các mẫu điện thoại Android khác. Có rất nhiều
tranh cãi quanh chuyện này. Nhưng thực tế đã chứng minh màn hình to đem lại thắng
lợi trên thị trường, và Samsung tiếp tục cho ra các mẫu Galaxy S II và S III với màn
hình còn lớn hơn. Ngày nay, điện thoại thông minh của Samsung có các kích cỡ màn
hình từ 2,8 inch tới 5 inch (chưa kể họ còn làm các phablet, sản phẩm pha trộn giữa
điện thoại và máy tính bảng, với kích cỡ lên tới 5,5 inch). Chẳng ai biết kích cỡ màn
hình nào là hợp lý nhất, vì thế Samsung làm ra đủ mọi cỡ để xem loại nào thì ăn
khách. Sản xuất cùng một loại sản phẩm với nhiều kích cỡ khác nhau để tìm ra loại

nào ăn khách nhất là một cách làm quá tốn kém mà đa số các công ty thường tránh.
Nhưng khả năng chế tạo màn hình, bộ nhớ, bộ xử lý, và các linh kiện công nghệ cao
khác giúp Samsung có được sự linh hoạt mà không đối thủ nào có thể so được.
Trong khi cách tiếp cận của Apple là làm ra một số ít mẫu điện thoại, mỗi mẫu
được thiết kế cực kỳ tinh xảo, thì cách tiếp cận của Samsung là thử làm tất cả mọi kiểu
cách, và làm thật nhanh. Khi cho ra lò mẫu Galaxy S III, nghiên cứu của Samsung cho
thấy thiết bị này quá to đối với một số khách hàng. Vì thế Samsung làm ra cùng một
kiểu điện thoại với màn hình chỉ 4 inch, và gọi mẫu này là Galaxy S III mini. Để ra
3


được thiết bị nhỏ hơn như vậy cần từ 4 tới 6 tháng. Samsung quan sát thị trường, và
Samsung ngay lập tức phản ứng thích nghi. Mẫu Galaxy S 4 được tung ra chỉ 9 tháng
sau mẫu Galaxy S III. Samsung đa dạng hóa sản phẩm của mình ở trình độ bậc thầy.
Chiến lược 5: Có tầm nhìn rộng
Hiện nay Samsung đang nỗ lực tăng cường vị thế của mình bằng cách mở một
trung tâm phát triển phần mềm ở Silicon Valley. Có thể không bao giờ đạt được sự
kiểm soát hệ thống điều hành trên thiết bị như Apple, nhưng có thể nói rằng cách
Samsung khai thác chiều sâu và sự linh hoạt trong năng lực sản xuất của mình cũng
đem lại lợi thế to lớn không kém Apple. Samsung không chỉ tự sản xuất bộ xử lý,
memory chip, camera trên thiết bị của mình mà còn cung cấp cho các nhà sản xuất
khác – bao gồm cả bộ vi xử lý trong iPhone 5. Những công nghệ mới thường tốn rất
nhiều thời gian để nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là những công nghệ dùng cho sản
phẩm sản xuất với khối lượng lớn. Có được từ sớm những thông tin về chuỗi sản xuất
[các cấu kiện] là một trong những yếu tố chính làm thành lợi thế của Samsung, Họ
được nhìn thấy mọi thứ từ trước 3 năm.
Mặc dù công ty tuyên bố chính sách của mình rằng mọi tổ chức hoạt động sản
xuất linh kiện cấu phần luôn độc lập tách biệt với tổ chức hoạt động sản xuất sản
phẩm hoàn chỉnh, và rằng tổ chức này không được biết tổ chức kia đang làm gì,
nhưng ít người tin rằng Samsung tự lấy tay che mắt mình. Đây chính là vấn đề gây

nhiều tranh cãi và xung đột giữa Samsung và các khách hàng của mình.
Apple kiện Samsung ở Mỹ và các thị trường khác với cáo buộc vi phạm các
bản quyền, từ hình dạng cơ bản của chiếc điện thoại tới cách thiết kế hiệu ứng giao
diện màn hình nảy ngược lại khi người sử dụng miết tới sát cạnh đáy. Samsung bác bỏ
những cáo buộc này, và kiện ngược lại. Cuộc chiến pháp lý này tới nay vẫn chưa có
dấu hiệu kết thúc. Apple thắng kiện ở sân nhà vào tháng 8, khi bồi thẩm đoàn tòa án
liên bang công nhận Apple được bồi thường thiệt hại lên tới 1 tỷ USD, nhưng vấp phải
kháng cáo, và gần đây thẩm phán giảm mức phạt xuống còn khoảng một nửa.
Nhưng dù các vụ tranh chấp đi đến kết cục nào thì Samsung vẫn chẳng cần vi
phạm luật pháp để khai thác lợi thế của một nhà cung cấp linh kiện. Mỗi khi một công
ty khách hàng tìm đến Samsung với đề nghị cung cấp một loại vi xử lý mới, thì thông
tin đó hiển nhiên đã đem lại giá trị cho Samsung.
2. Giải thích vì sao Samsung lại chọn Việt Nam là điểm đầu tư chiến lược.
4


Quyết định chọn Việt Nam làm điểm đầu tư chiến lược của Samsung phần nào
bắt nguồn từ sự thành công của Samsung Vina.
Thứ nhất, bắt đầu hoạt động từ năm 1994, với thị phần gần như bằng không,
đến nay Samsung Vina đã trở thành công ty điện tử hàng đầu ở Việt Nam, chiếm
36,7% thị phần ti vi LCD và 26% đối với ti vi đèn hình, 19% thị phần điện thoại di
động (nguồn: GfK, tính đến tháng 6-2008). Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng khác của
Samsung Vina như tủ lạnh 2 cửa “side by side”, màn hình máy tính, máy in, ổ đĩa
cứng và đĩa quang… cũng chiếm một trong hai vị trí đầu trên thị trường. Doanh thu
của Samsung Vina tăng nhanh qua các năm. Năm 2007, doanh thu của Samsung Vina
đạt gần 400 triệu đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu 88 triệu đô la Mỹ. Samsung Vina đang
đặt mục tiêu đạt doanh số một tỉ đô la Mỹ vào năm 2010.
Thứ hai, Cũng như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga, Việt Nam là thị trường
mới nổi mà các nhà đầu tư nước ngoài không thể không chú ý. Dù dân số không bằng
Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil, nhưng với gần 85 triệu dân cộng với nền kinh tế đang

trên đà tăng trưởng nhanh, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành thị trường tiêu thụ
lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Thứ ba, vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam cũng là yếu tố quan trọng để
Samsung đưa ra quyết định đầu tư. Với vị trí gần Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất
thế giới, và cách không xa Ấn Độ, lại có giao thông thuận lợi về đường biển, Việt
Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất sản phẩm để cung cấp cho khu vực châu Á.
Thứ tư, hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn,
nhưng điều đó cũng không làm giảm vai trò của Việt Nam trong chiến lược phát triển
của Samsung ở khu vực châu Á. Ngoài Samsung Electronics, nhiều công ty khác
thuộc tập đoàn Samsung cũng đang đến Việt Nam để xem xét và rất có thể họ cũng sẽ
quyết định đầu tư những dự án lớn tại đây. Không riêng Samsung, nhiều tập đoàn điện
tử khác như Canon, Panasonic, Intel, Foxcon… cũng đã chọn Việt Nam để xây dựng
trung tâm sản xuất và cung ứng sản phẩm cho thị trường thế giới.
Thứ năm, việc xóa bỏ chính sách bảo hộ đối với hàng điện tử để hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới có thể khiến Việt Nam mất đi một số cơ sở lắp ráp
nhỏ, nhưng lại thu hút được hàng loạt những dự án đầu tư lớn. Đây là cơ hội tốt cho
ngành công nghiệp sản xuất linh kiện phát triển, điều mà Việt Nam đã không làm
được trong gần 15 năm thực hiện chính sách bảo hộ vừa qua. Trong thời kỳ toàn cầu
5


hóa với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, tốc độ, chi phí và chất
lượng của linh kiện, phụ kiện đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của
sản phẩm. Khi quyết định chọn Việt Nam để xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di
động, Samsung đồng thời cũng kêu gọi các doanh nghiệp vệ tinh đến đầu tư sản xuất
linh kiện để đáp ứng cho nhu cầu của mình. Tôi cho rằng các tập đoàn khác như Intel,
Foxcon, Canon… cũng làm như vậy, vì đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp
sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có chi phí thấp. Chính vì thế, tôi tin chắc ngành công
nghiệp phụ trợ Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần. Nếu Chính phủ
có thêm những chính sách cần thiết để hỗ trợ cho ngành này, thì Việt Nam sẽ sớm có

ngành công nghiệp điện tử mạnh, thu hút vốn đầu tư của ngước ngoài.
Thứ sáu, Samsung đầu tư quy mô lớn vào Việt Nam trước tiên bởi sự ổn định
và nhất quán về chính trị của Việt Nam. Nguồn lao động dồi dào và đầy tiềm năng của
Việt Nam cũng là nhân tố rất quan trọng để Samsung lựa chọn Việt Nam là điểm đến.
Hiện nay, có khoảng 54.000 lao động làm việc tại 2 nhà máy của Samsung tại Việt
Nam. Lao động của Samsung không chỉ đến từ Bắc Ninh, Thái Nguyên mà còn từ
nhiều tỉnh, thành phố khác, từ miền Trung trở ra. Nguyên lý kinh doanh của Samsung
là sự bền vững và ổn định chính. Vì vậy, khi quyết định đầu tư tại bất kỳ quốc gia nào,
Samsung luôn đặt mục tiêu lâu dài. Đó chính là lý do tại sao mà ngoài Việt Nam, tại
các quốc gia khác như Trung Quốc hay Brazil Samsung đều có 2 nhà máy/quốc gia.
Thứ bảy, Samsung thêm một lần nữa chọn lựa VN không phải do giá nhân
công rẻ, vì so ra ở yếu tố này VN còn chi phí cao hơn ở Ấn Độ hay một số địa phương
của Trung Quốc. Tuy nhiên, yếu tố lợi thế lớn của VN là có một nền chính trị và kinh
tế khá ổn định, sự quan tâm hỗ trợ của chính phủ trung ương và chính quyền địa
phương thống nhất.
Thứ tám, dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam, giá lao động được xếp vào mức rẻ
mạt, theo tính toán trung bình, mỗi tháng, Samsung sẽ chỉ phải trả cho một nữ công
nhân Việt Nam bao gồm cả tiền lương và tiền làm thêm giờ khoảng 353 USD, tức là
chưa bằng 1/10 tiền lương của một công nhân tại Hàn Quốc. Đây cũng là lời giải đáp
cho việc tại sao trong năm 2012, Samsung lại tuyển đến gần 20.000 lao động Việt
Nam vào làm trong các nhà máy, khu công nghiệp của mình, trong khi đó, con số này
ở Gumi chỉ khiêm tốn 175 người.

6


Cuối cùng, một lý do nữa cũng được coi là nguyên nhân thúc đẩy việc
Samsung gấp rút đổ những khoản tiền lớn vào Việt Nam là do nền các chính sách hỗ
trợ cũng như các chế độ ưu đãi rất lớn từ Chính phủ. Nếu như ở Hàn Quốc, mỗi năm
Samsung phải đóng thuế ở mức 22%, thì khi vào đến Việt Nam, Samsung không phải

trả một đồng nào trong suốt 4 năm liền cho thứ gọi là thuế doanh nghiệp. Sau 4 năm,
số tiền thuế doanh nghiệp mà Samsung phải nộp cho ngân sách nhà nước cũng rất ít
ỏi, 5%/năm cho kỳ 12 năm tiếp theo và 10%/năm cho kỳ 34 năm sau đó. Việc
Samsung liên tiếp đầu tư số tiền khổng lồ lên đến hàng tỷ USD để xây dựng nhà máy
tại Việt Nam đã khẳng định sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam so với các
khu vực khác.

II. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thường xuyên
Thái Bình Dương ( TPP) và đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp cho DN.
1. Tác động tích cực và tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thường xuyên Thái Bình Dương ( TPP).
a) Tác động tích cực
Thứ nhất, các DN Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển, mở rộng hoạt động xuất
nhập khẩu của mình khi mức thuế suất được giảm về bằng hoặc gần bằng 0%. Với
một nền kinh tế định hướng xuất khẩu như của Việt Nam, việc tiếp cận các thị trường
lớn như Hoa Kỳ, Australia… với mức thuế suất bằng hoặc gần bằng 0% đã tạo ra một
lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một tương lai hứa hẹn cho nhiều ngành hàng, kéo
theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động trong các lĩnh vực
phục vụ xuất khẩu. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng Việt Nam
có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, thủy sản mà còn là động lực để nhiều nhóm
ngành khác hiện có kim ngạch xuất khẩu khiêm tốn gia tăng năng lực cạnh tranh. Nói
cách khác, đây là cơ hội không chỉ nhìn từ thời điểm hiện tại mà còn thấy được cả
tiềm năng trong tương lai.

7


Thứ hai, các DN có cơ hội tiếp cận với các thị trường lớn trong thương mại
dịch vụ và đầu tư. Về lý thuyết, các DN Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ

của các nước thành viên tham gia một cách thuận lợi hơn và ít rào cản hơn. 8 nước
thành viên còn lại tạo ra một thị trường lớn đầy tiềm năng cho các DN xuất khẩu của
Việt Nam.
Thứ ba, các DN được mua nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước TPP với chi
phí thấp. Các ngành sản xuất sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước thành
viên TPP làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế hàng nhập
khẩu , qua đó mua được nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất, qua đó giúp
nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này.
Thứ tư, các DN có cơ hội được tham gia đấu thầu minh bạch, công khai khi
mở cửa thị trường mua sắm công. Mặc dù mức độ mở cửa đối với thị trường mua sắm
công trong khuôn khổ TPP chưa được xác định cụ thể nhưng nhiều khả năng các nội
dung trong Hiệp định mua sắm công trong WTO sẽ được áp dụng cho TPP và nếu
điều này trở thành hiện thực thì đây là cơ hội để giải quyết các bất cập trong các hợp
đồng mua sắm công và hoạt động đấu thầu chưa minh bạch ở Việt Nam hiện nay. Điều
này rất có ý nghĩa đối với các DN kinh doanh lành mạnh, minh bạch hiện nay.
Thứ năm, TPP sẽ tạo cơ hội tốt cho các DN thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi
trường và bảo vệ người lao động khi Việt Nam thực thi các tiêu chuẩn về lao động,
môi trường theo các cam kết đã ký trong Hiệp định.
Thứ sáu, các DN Việt Nam sẽ được hưởng những tác động tích cực từ việc cải
cách và thay đổi thể chế nhằm tuân thủ những cam kết chung của TPP. TPP dự kiến sẽ
bao trùm cả những cam kết về những vấn đề như sự hài hòa giữa các quy định pháp
luật, tính cạnh tranh, khối các DN vừa và nhỏ, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển…
Đây là những lợi ích lâu dài, xuyên suốt và đặc biệt có ý nghĩa với cộng đồng DN Việt
Nam.
b) Tác động tiêu cực
Thứ nhất, nguy cơ mất khả năng cạnh tranh. Việc giảm thuế quan chắc chắn sẽ
dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng trong luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào
Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Hệ quả tất yếu là DN đối mặt với sự cạnh tranh gay
gắt, thị phần hàng hóa của Việt Nam sẽ bị thu hẹp lại, thậm chí là nguy cơ mất thị
phần nội địa. Nguy cơ này đặc biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản, vốn là

8


nhóm gắn liền với đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân. Ngoài ra,
điều này cũng dẫn đến việc DN trong nước phải cạnh tranh với nhau và DN nào yếu
kém sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Chỉ DN nào tự thích nghi, tự điều chỉnh nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình mới tồn tại được.
Ngoài ra, tham gia TPP đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường dịch vụ, là mảng
hoạt động thương mại mà mức độ mở cửa của Việt Nam là hạn chế và dè dặt nhất từ
trước đến nay. Việc mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến cho các nhà cung cấp có tiềm
lực lớn, có kinh nghiệm và danh tiếng lâu năm, có ưu thế về cung cấp dịch vụ trên thế
giới "đổ bộ" vào thị trường Việt Nam, khiến cho các đơn vị cung cấp dịch vụ của Việt
Nam gặp khó khăn nghiêm trọng và việc mất thị phần là nguy cơ có thể dự báo trước
được.
Không những thế, so với các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình
đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển trong khi WTO vẫn có
chính sách ưu tien cho các quốc gia đang phát triển. Như vậy, rõ ràng đây là bất lợi
lớn cho các DN Việt Nam khi không có đủ năng lực để cạnh tranh bình đẳng, sòng
phẳng với các DN của Hoa Kỳ hay Australia.
Thứ hai, thách thức từ việc thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động,
cạnh tranh… và các ràng buộc mang tính thủ tục trong các quy định liên quan đến rào
cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ. Các kết quả đàm phán FTA của Hoa Kỳ trong giai đoạn
gần đây cho thấy quốc gia này đặc biệt nhấn mạnh đến việc tuân thủ các yêu cầu cao
về môi trường và lao động hay các ràng buộc về các quy định về TBT, SPS… Điều
này đã tạo ra những khó khăn cũng như làm phát sinh thêm chi phí cho DN Việt Nam,
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các DN.
Thứ ba, thách thức từ việc thực thi các yêu cầu cao liên quan đến việc bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ. Mỹ là đối tác rất cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ cả trong WTO lẫn trong các FTA của nước này. Đối với TPP,
vấn đề này cũng được Mỹ thể hiện tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề

lớn đối với các DN Việt Nam vì hiện nay, tuy đã tham gia Công ước Bern nhưng Việt
Nam vẫn chưa có các thiết chế bảo hộ hiệu quả, số vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ còn
rất lớn. Do đó, nếu bảo hộ chặt chẽ sẽ dẫn tới những khó khăn cho DN Việt Nam khi
phải bỏ chi phí nhiều hơn trước đây cho cùng một loại sản phẩm. Dĩ nhiên, cần nhận
thức đầy đủ rằng tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay cần
9


phải được chấm dứt nếu muốn phát triển nền kinh tế một cách lành mạnh. Tuy nhiên,
thực hiện ngay và toàn bộ, thay vì thực hiện dần dần, các yêu cầu của hiệp định bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) sẽ là bất khả thi và sẽ tạo ra rất nhiều hệ lụy cho các DN.
Thứ tư, thách thức từ việc mở cửa thị trường mua sắm công. Mua sắm công là
một vấn đề phức tạp và hiện vẫn đang là lĩnh vực tương đối "đóng" đối với tự do
thương mại. Trong WTO, Hiệp định về mua sắm công có sự tham gia của một số
lượng rất hạn chế các nước do nhiều quốc gia vẫn giữ quan điểm thận trọng với vấn đề
này. Trong TPP, Mỹ sẽ đưa ra yêu cầu này cho các đối tác tham gia đàm phán bằng
việc yêu cầu các đối tác TPP tham gia Hiệp định về mua sắm công của WTO hoặc đưa
ra các quy định của Hiệp định này vào TPP. Đối với DN Việt Nam, việc mở cửa thị
trường mua sắm công theo cách này sẽ gây ra những tác động bất lợi do sự thâm nhập
của các nhà thầu nước ngoài khiến nhà thầu nội địa không cạnh tranh nổi trong khi
khả năng tiếp cận và thắng thầu của các nhà thầu nội địa trên thị trường mua sắm công
của các đối tác TPP là hầu như không có do hạn chế về năng lực cạnh tranh.
Thứ năm, thách thức từ việc chứng minh xuất xứ của nguyên liệu đầu vào.
Theo TPP, một ngành chỉ hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu nếu chứng minh được
nguồn nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ các nước tham gia TPP. Ví dụ, ngành dệt
may của Việt Nam chẳng hạn là ngành xuất khẩu chủ lực nhưng 75% nguyên vật liệu
phải nhập từ Trung Quốc trong khi Trung Quốc không tham gia TPP nên rõ ràng
ngành dệt may sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan như các ngành khác. Do công
nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển nên rất nhiều ngành sản xuất khác của
Việt Nam cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. Trong trường hợp này, DN Việt Nam hoàn

toàn không được hưởng lợi gì từ việc ký kết TPP.
2. Đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp cho DN.
Để nắm bắt được các cơ hội, loại bỏ thách thức, cộng đồng DN Việt Nam cần
phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tuân thủ các quy định, chủ động trước thời cơ và
thách thức…
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của mỗi DN là yếu tố quyết định trong "sân
chơi TPP". Do đó, để tồn tại được, điều tối quan trọng với các DN là phải nâng cao
năng lực cạnh tranh của DN mình để có đủ sức cạnh tranh với các DN nước ngoài trên
thị trường trong nước cũng như trên thị trường của nước đối tác

10


Thứ hai, thực tế trên nhiều lĩnh vực hiện nay nhiều DN Việt Nam không thể
cạnh tranh được với DN nước ngoài, do họ có bề dầy kinh nghiệm, tiềm lực tài chính,
thương hiệu, uy tín… Do đó, DN Việt Nam thay vì đối đầu trực tiếp trên các thị
trường lớn thì hãy chọn các thị trường ngách, thị trường nhỏ với chiến lược "đại
dương xanh" - khai phá mảng thị trường có thể nhỏ hẹp nhưng mới và ít đối thủ cạnh
tranh. Ngay trong mảng mua sắm công, thay vì tham gia đấu thầu trực tiếp những hợp
đồng lớn, DN Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn trở thành nhà thầu phụ. Điều này
phù hợp với tiềm lực và khả năng của DN Việt Nam hơn.
Thứ ba, những quy định về môi trường, lao động hay bảo hộ sở hữu trí tuệ là
xu hướng phát triển tất yếu của môi trường kinh doanh lành mạnh, văn mình. Dù
muốn hay không thì DN cũng phải chấp nhận xu hướng này. Do đó, thay vì cố tình trì
hoãn, đi theo lối kinh doanh cũ, DN Việt Nam từng bước cải cách hoạt động của DN
mình cho phù hợp với xu thế của thời đại.
Thứ tư, TPP khi được ký kết sẽ gây ra những tác động, trực tiếp đến hoạt động
của DN. Do đó, DN phải lên tiếng, thông qua các hiệp hội hay Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam vì quyền lợi của DN mình, kiến nghị với Chính phủ để đàm
phán những điều kiện có lợi cho các DN nội địa.

Có thể thấy, việc xuất hiện TPP là một tất yếu khi có rất nhiều vấn đề mà các
FTA hiện tại chưa giải quyết được. Với riêng DN Việt Nam, cơ hội có nhiều nhưng
thách thức cũng không nhỏ và nếu không nỗ lực hết mình thì rất có thể DN Việt Nam
sẽ thua ngay khi TPP bắt đầu có hiệu lực. Điều này đòi hỏi sự đầu tư công sức của các
nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và bản thân mỗi DN để tìm được
hướng đi phù hợp nhất cho DN của mình.

11



×