Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

LÀM QUEN CHỮ CÁI U Ư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.18 KB, 3 trang )

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG NGÀY
Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2016
*Thực hiện đánh giá mục tiêu: 21
I/ ĐÓN TRẺ
II/ THỂ DỤC SÁNG
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC
* LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: NGÔN NGỮ
* ĐỀ TÀI: - Làm quen chữ cái u , ư
A/ MỤC TIÊU - YÊU CẦU
- Kiến thức:
- Trẻ nhận biết chữ cái u , ư và phát âm đúng các âm u, ư.
- Tìm được các chữ cái u, ư trong từ .
- Trẻ biết phân biệt u – ư theo đặc điểm cấu tạo nét.
- Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phát âm, kĩ năng phân tích, so sánh và phân biệt các chữ cái
u, ư.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh ngôi nhà của mình sạch
sẽ, gọn gàng.
B/ CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô:
- file powerpoint hình ảnh các nghề có chữ “ chú thợ mộc cưa gỗ”
- Chữ cái u, ư cát bằng xốp bitiits (để trẻ sờ)
- Các dụng cụ cắt rời có gắn chữ cái u, ư để trẻ chơi.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ có 1 rổ đựng dây điện, thẻ chữ cái u, ư
C/ TIẾN HÀNH:
* Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”


Trò chuyện :
+ Các cháu vừa hát bài hát gì ?
+ Trong bài hát có nhắc đến những nghề gì?
+ Ngoài các con còn biết đến nghề gì nữa?
* Giáo dục: Trẻ biết yêu mến, quí trọng tất cả các nghề.
* Cung cấp kiến thức
1.Làm quen chữ cái:
- Cho trẻ xem file hình ảnh “ chú thợ mộc cưa gỗ”
- Cho trẻ đọc từ dưới hình
- Cô dùng thẻ chữ rời ghép thành từ giống từ dưới hình
- Cho trẻ lên lấy chữ cái đã làm quen và phát âm


- Cô giới thiệu chữ cái mới trẻ làm quen là chữ u và chữ ư
* Làm quen chữ cái u :
- Cô giới thiệu chữ u và phát âm.
- Mời cả lớp phát âm
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Cô cho từng tổ sờ các nét của chữ u. Sau đó cô hỏi trẻ:
- Chữ u gồm có những nét gì ?
- Cô phân tích cấu tạo các nét của chữ u trên máy: Chữ u gồm hai nét, một
nét móc lên và một nét thẳng, phát âm là “u”.
- Ngoài chữ u in thường cô còn có chữ U in hoa và chữ u viết thường vào
lớp một các con sẽ được học.
- Ba chữ cái này cách đọc thì giống nhau, nhưng cách viết thì khác nhau.
- Cô mời cả lớp cùng phát âm lại chữ u.
* Làm quen chữ cái ư:
- Trời tối ! trời sáng !
- Đây là chữ cái gì ?
- Cô giới thiệu chữ cái ư và phát âm.

- Mời cả lớp phát âm
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Cho trẻ sờ và nhận xét các nét của chữ ư.
+ Chữ ư gồm có những nét gì ?
- Cô phân tích cấu tạo các nét của chữ ư : Chữ ư gồm hai nét, một nét móc
lên và một nét thẳng và một dấu móc nhỏ phía trên nét thẳng.( cho 2 -3 trẻ
nhắc lại cấu tạo chữ ư)
+ Các con vừa làm quen được chữ cái ư gì đây?
- Ngoài chữ ư in thường cô còn có chữ Ư in hoa và chữ ư viết thường vào
lớp một các con sẽ được học.
+ Các con có nhận xét gì về 3 mẫu chữ này?
- Mời cả lớp phát âm lại chữ ư.
* So sánh giống nhau và khác nhau Chữ u - ư :
+ Các cháu vừa làm quen chữ cái gì?
( Cho 2 – 3 trẻ trả lời )
+ Các cháu quan sát xem chữ cái u, ư có điểm gì giống nhau ? ( Chữ cái
u, ư giống nhau đều có một nét móc lên và một nét thẳng)
+ Chữ u, ư có gì khác nhau ? ( Chữ cái ư có một dấu móc nhỏ phía trên
nét thẳng, còn chữ cái u không có)
- Cô cho trẻ phát âm lại chữ u, ư .
3. Luyện tập:
*Trò chơi 1 : “Tay khéo, tai tính"
- Trẻ luyện tập theo yêu cầu của cô.
+ Lần 1 : Cho trẻ tạo chữ cái u, ư bằng dây điện.
+ Lần 2 : cho trẻ xếp cái chữ cái ra và phát âm.


+ Lần 3 : Cô cho trẻ chọn thẻ chữ cái giơ lên theo yêu cầu của cô. Trẻ xếp
xong thì chỉ tay vào chữ cái vừa xếp và phát âm.
* Trò chơi 2: Thi ai nhanh

- Cách chơi: Cô chia làm 2 đội, đội 1 lên gắn các dụng cụ có chữ u, đội 2
lên gắn các dụng cụ có chữ ư. Bạn đầu tiên chạy lên gắn 1 dụng cụ rồi
chạy về đập tay bạn tiếp theo sau đó chạy về cuối hàng. Cứ như vậy cho
đến khi trò chơi kết thúc.
- Luật chơi: Đội nào gắn nhanh và đúng thì đội đó sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 2 lần.
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- Cô nhận xét – tuyên dương trẻ.
- Cho cả lớp hát bài "Cháu yên cô thợ dệt” và nghỉ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×