Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Lồng ghép giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua bài 21 công thức phân tử hợp chất hữu cơ”(SGK hóa học lớp 11 ban cơ bản) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.87 KB, 22 trang )

I. MỞ ĐẦU
I.1,LÍ DO CHỌ ĐỀ TÀI
Người xưa đã từng quan niệm: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”
(bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra) để nhắc nhở việc cẩn trọng trong
từng miếng ăn, lời nói. Chưa bao giờ vấn đề đó lại được mọi người ngày nay
quan tâm nhiều đến thế. Không còn mong muốn ăn no, mặc ấm nữa người hiện
đại mong muốn ăn ngon, món ăn đẹp - bắt mắt. Và đỉnh cao của những yêu cầu
đó có lẽ phải còn là ăn uống an toàn. [3]
Tuy nhiên thực trạng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra thường xuyên ở
nước ta, chỉ một đoạn đường nhỏ ở thị trấn hay thành phố, cảnh quan, hình ảnh
quán cóc, quán vỉa hè, các gánh hàng rong đã trở thành quen thuộc, nhắc đến thì
ai cũng biết. Thử đặt một câu hỏi nhỏ rằng: “Liệu những quán đó có hợp vệ sinh
an toàn thực phẩm?”. Chắc hẳn ai cũng đã rõ câu trả lời. Vệ sinh đâu khi ngồi
thưởng thức một bát phở mà bên cạnh lại là những bãi rác bốc mùi nồng nặc,
nước cống đen ngòm, khói bụi dày đặc . Vệ sinh đâu khi người bán dùng tay
không bốc những thức ăn rồi đặt vào tô. Những điều đó ai cũng biết nhưng vẫn
thản nhiên ngồi thưởng thức những món ăn một cách bình thường, thậm chí là
ngon lành với lí do: “Giá ở đây rẻ, hợp túi tiền”, “Ăn ở đây vừa nhanh, vừa tiện”
còn có ý kiến cho rằng“ Ngồi đây cho thoáng mát”. Nhiều người khi ăn chỉ nhìn
món ăn sau khi chế biến rất ngon lành mà đâu ngờ rằng trước đó nó là cái gì? Là
một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang lúc phân hủy.
Những vụ mà báo chí đã phanh phui khiến chúng ta không khỏi giật mình. Đa
phần là do những nguyên nhân như: những người dân đã dùng những thực phẩm
đó một cách quen thuộc từ lâu nhưng chỉ khi được phát hiện thì mới bắt đầu
phòng tránh. Những bất cập trong việc quản lí về vệ sinh an toàn thực phẩm đã
ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân.
Hóa học là một trong những nhân tố chính giúp giải quyết vấn đề lượng thực
thực phẩm của nhân loại khi mà hóa học đã góp phần nghiên cứu và sản xuất các
chất hóa học có tác dụng bảo vệ, phát triển thực vật, động vật giúp tăng sản
lượng, chất lượng và bảo quản tốt hơn, tuy nhiên, nếu con người sử dụng
nó vào mục đích xấu thì sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trong,


đặc biệt lên cả tính mạng cộng đồng.
Nhưng thực tế trong quá trình dạy học GV và HS gặp không ít khó khăn về
nhiều mặt.Việc giảng dạy HÓA HỌC còn mang nặng tính lí thuyết thụ động và
chưa phù hợp với yêu cầu xã hội.
Là một người GV, người định hướng cho tương lai tôi thấy mình: phải có trách
nhiệm tìm tòi, kết hợp tốt các phương pháp, để có thể giáo dục an toàn thực
phẩm thông qua môn Hóa Học .Vì thế tôi đã chọn đề tài: Lồng ghép giáo dục vệ
sinh an toàn thực phẩm thông qua Bài: 21" Công thức phân tử hợp chất hữu
cơ”(SGK Hóa Học Lớp 11 - Ban cơ bản) Nhằm tạo hứng thú học tập cho
học sinh THPT .
I.2, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1


- Nghiên cứu nội dung hóa học liên quan đến an toàn thực phẩm trong chương
trình hóa học THPT
- Xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo hướng tích hợp về giáo dục vệ sinh an
toàn thực phẩm
- Giúp học sinh nắm được các vấn đề nóng hiện nay về vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm thông qua các bài tập hóa học trong các đề đại học.
I.3, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh của trường THPT Thọ Xuân 5 trong các tiết học Hóa Học có vận
dụng phương pháp lồng ghép để giáo dục an toàn thực phẩm vào bài giảng của
giáo viên dạy học Hóa Học tại trường THPT Thọ Xuân 5
I.4, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí thuyết để nghiên cứu SGK, tài liệu, văn bản có liên quan đến đề
tài
- Nghiên cứu cơ sở để xây dựng bài tập từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi và bài
tập cho đề tài

- Điều tra - Phỏng vấn - Dự giờ
- Thực nghiệm sư phạm
- Thông kê toán học
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1,CƠ SỞ LÍ LUẬN
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hiện tượng ngộ độc thực
phẩm ngày càng xảy ra nhiều trong cả nước. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra
không chỉ trong các tập thể như nhà máy, xí nghiệp, trường học...mà còn xảy ra
ngay cả trong gia đình, kể cả thành thị cho đến nông thôn.
Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho
con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, thực phẩm còn là nguồn tạo ra
độc tố cho con người nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh thực phẩm hữu
hiệu.
Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết để làm cơ sở cho nhận thức
và hành vi cá nhân để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Giáo dục
vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp con
người nhận thức đúng trong việc tìm những nguồn thực phẩm sạch đảm bảo cho
sức khỏe con người.
II.1.1, Hóa học và vấn đề lương thực, thực phẩm [2]
Môn hóa học ở trường phổ thông có nhiều điều kiện thuận lợi để giáo dục vệ
sinh an toàn thực phẩm vì hóa học là một trong những nhân tố chính giúp giải
quyết vấn đề lượng thực thực phẩm của nhân loại khi mà hóa học đã góp phần
nghiên cứu và sản xuất các chất hóa học có tác dụng bảo vệ, phát triển thực vật,
động vật giúp tăng sản lượng, chất lượng và bảo quản tốt hơn. Thí dụ:
2


- Sản xuất các loại phân bón hóa học có tác dụng tăng năng suất cây trồng như:
Phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng,...
- Tổng hợp hóa chất có tác dụng diệt trừ cỏ dại tạo điều kiện cho cây lương thực

phát triển.
- Tổng hợp hóa chất diệt nấm bệnh,... để bảo vệ cây lương thực tránh được dịch
bệnh như Etirimol, benoxyl, đồng sunfat...
- Sản xuất những hóa chất bảo quản lương thực và thực phẩm, làm chậm sự phát
triển của nấm vi khuẩn gây hại cho lương thực, thực phẩm.
- Nghiên cứu chế biến thức ăn tổng hợp để tăng sản lượng chăn nuôi gia súc, gia
cầm, thủy sản.
Chế biến thực phẩm nhân tạo hoặc chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa
học.
Hóa học giúp thay thế nguồn nguyên liệu làm lương thực, thực phẩm dùng trong
công nghiệp hóa học bằng nguyên liệu phi lương thực, phi thực phẩm. Thí dụ:
- Thay thế tinh bột bằng hợp chất hiđrocacbon để sản xuất ancol etylic; thay thế
việc sản xuất xà phòng giặt từ chất béo bằng sản xuất bột giặt tổng hợp.
- Sản xuất glucozơ từ những chất thải như vỏ bào, mùn cưa, rơm rạ,...
- Tổng hợp chất béo nhân tạo (bơ magarin) từ axit stearic và glixerol, sự chuyển
hóa dầu ( chất béo lỏng) thành bơ, mỡ (chất béo rắn)....
- Chế biến protein từ protein tự nhiên.
Cùng với ngành công nghệ sinh học, hóa học đã góp phần tạo nên những chất
hóa học giúp tạo nên những giống mới có năng suất cao hơn. Thí dụ: Người ta
đã nghiên cứu tạo nên giống mới như ngô, đu đủ, khoai tây, cà chua, lúa có khả
năng sinh trưởng tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn.
Hóa học đã góp phần tạo nên những thực phẩm riêng dành cho những người
mắc bệnh khác nhau. Thí dụ: Thực phẩm dành ho những người ăn kiêng như
bánh, sữa, đường....
Ngành hóa thực phẩm cũng đã chế biến được nhiều loại sản phẩm làm tăng
tính thẩm mĩ và hấp dẫn của thực phẩm. Thí dụ: Chế biến đồ hộp để tạo nên vị
ngon và bảo quản tốt những thực phẩm cho con người. Một số loại hương liệu,
phụ gia thực phẩm làm cho thực phẩm thêm hấp dẫn bởi màu sắc, mùi thơm
nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay đã sản xuất
được 200 chất phụ gia cho thực phẩm.

II.1.2, Các chất độc hại đang khiến chúng ta phải “ăn bẩn” dưới góc nhìn
Hóa học.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn biến ngày một phức tạp và là
một điểm nóng được cả xã hội quan tâm. “Ăn gì để tồn tại?” ngày càng khó trả
lời khi mà có quá nhiều chất độc hại, thuốc cấm được tìm thấy trong các loại
thực phẩm được bày bán công khai ở khắp các chợ cóc, chợ lớn và các siêu thị,
dưới góc nhìn Hóa học ta sẽ thấy rõ hơn.
1. Chất tạo nạc Salbutamol

3


Chất tạo nạc hay chất tăng trọng là một hợp chất hóa học thuộc họ β- agonist
được Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp
vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới. Trong đó,
Salbutamol là một trong 3 chất đứng đầu trong danh mục chất kháng sinh và hóa
chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Salbutamol được sử dụng với liều lượng rất nhỏ để điều trị bệnh hen suyễn dưới
sự kiểm soát chặt chẽ của y bác sĩ. Khi sử dụng trái phép trong chăn nuôi, chất
này được dùng với liều lượng cao hơn 5 -10 lần mức cho phép, gây nguy hiểm
cho sức khỏe khi ăn vào. Người chăn nuôi pha chất này với thức ăn cho lợn
trong khoảng 1 – 2 tháng, sau đó phải xuất chuồng luôn nếu không lợn sẽ thoái
hóa và chết. [3]
Họ β-agonist gồm 2 nhóm:
Nhóm β1-agonist: gồm các chất có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều
trị sốc tim, suy tim cấp tính như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol,
Epinephrine….
Nhóm β2-agonist: Gồm các chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn,
bệnh phổi mãn tính: Salbutamol(Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine,
Epinephrine ( thúc chín tố) Fenoterol,Formoterol,Isoproterenol(β1and β2),

Metaproterenol,Salmeterol, Terbutaline, Clenbuterol,Isoetarine, pirbuterol,
procaterol, ritodrine, epinephrine. [6]
2. Hóa chất Metabisulfite biến thịt heo thối thành thịt bò
Sodium Metabisulfite có công thức hóa học là Na 2S2O5 [6] chỉ được phép sử
dụng để bảo quản rau củ và thủy sản không được phép dùng bảo quản thịt. Hóa
chất này có dạng bột pha lê màu trắng hoặc vàng nhạt. Có tính chống ôxi hóa.
Nó có thể gây tác dụng dị ứng đối với những thứ nhạy cảm với sunfit, bao gồm
các ảnh hưởng đến hệ hô hấp như hen phế quản, tính quá mẫn cảm và các ảnh
hưởng riêng biệt khác. [4]
Thịt heo nái nguyên mảng được cắt từng khối khoảng nửa kg hoặc cắt lát mỏng
ngâm vào một dung dịch được pha với tỉ lệ: 100g hóa chất : 6 lít huyết bò : 56 lít
nước lọc. Thịt heo sau khi được ngâm trong dung dịch này sẽ có màu đỏ tươi, có
mùi như thịt bò và khử được mùi thịt heo nái. [3]
3. Gà nhuộm da vàng óng bằng “bột sắt”
“Bột sắt” là loại màu công nghiệp chứa 2,4 diaminoazobenzene hydrochloride.
[6] Chất này được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc,
sản xuất cao su, mực in… Hóa chất này là một dạng độc tố, khi tích lũy trong cơ
thể người có khả năng gây tổn hại cho gan và thận, gây ung thư da, ung thư bàng
quang. Tiếp xúc thường xuyên sẽ gây viêm da nặng, kích ứng mắt và chảy nước
mắt, hen suyễn, viêm dạ dày, suy thận, chóng mặt, run, co giật, hôn mê.
Chất này chỉ được sử dụng trong ngành công nghiệp, tuyệt đối cấm sử dụng
trong ngành thực phẩm. Loại bột này được dân buôn gà sử dụng để nhuộm da
gà. Chỉ cần nửa thìa cà phê “bột sắt” là có thể nhuộm được 100 con gà, sau khi
nhuộm xong gà sẽ có màu vàng óng, phẩm màu ngấm sâu vào da gà, rửa nước
cũng không phai màu nên rất khó phát hiện. [3]
4


4. Chất kháng sinh tiêm vào tôm
OTC là dẫn chất Tetracycline được dùng chữa lậu, giang mai, tả, sốt định kỳ, sốt

rét… ngoài ra còn được dùng để chữa bệnh cho tôm, cá với liều dùng được kiểm
soát chặt chẽ và phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Tại Việt Nam, người dân
và người nuôi tôm không quá xa lạ với tác hại của chất này. [4] Việc sử dụng
kháng sinh liều cao sẽ dẫn đến việc phá vỡ sự cân bằng vi sinh trong đường ruột
ở người, sản sinh nhiều vi khuẩn độc hại và dẫn đến tình trạng nhờn thuốc.
5. Chất tẩy trắng gạo
Trên thị trường hiện nay xuất hiện một số hóa chất giúp gạo trở nên trắng bóng
và cơm nở. Hóa chất này có xuất xứ từ Trung Quốc và được bán ở một số chợ
lớn tại Việt Nam. Theo các chuyên gia chất này là bezoyl peroxide và calcium
peroxide[6]. Bezoyl peroxide là một chất tẩy màu, chất xử lý bột mì và có tác
dụng bảo quản bột mì. Calcium peroxide là một chất diệt nấm và vi trùng
thường được sử dụng để bảo quản trái cây được tươi lâu.
Đây là 2 chất được cho phép sử dụng trong thực phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên,
tại Mỹ, Nhật, châu Âu và Canada chúng từ lâu đã bị cấm sử dụng để tẩy trắng và
bảo quản bột mỳ, gạo. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu lạm dụng 2 chất này sẽ
dẫn đến suy gan, suy thận và tăng nguy cơ gây ung thư ở người.
6. Cá nhiễm độc thủy ngân
Thủy ngân là một nguyên tố hóa học có ký hiệu là Hg. Thủy ngân là kim loại
lưỡng tính, ở thể lỏng, không tan trong nước và dễ dàng bay hơi trong không khí
ở nhiệt độ phòng[2]. Thủy ngân dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông
qua đường hô hấp và qua tiếp xúc với da. Nó được xem là một chất vô cùng độc
hại, bởi khi hít vào nó sẽ nhanh chóng tấn công hệ thần kinh trung ương, ảnh
hưởng trực tiếp đến não bộ, hệ nội tiết, phổi, răng, các cơ và gây khuyết tật ở
thai nhi.
Theo báo cáo khoảng 70% thủy hải sản nhiễm thủy ngân ở mức độ cho phép và
có thể ăn được. Thủy ngân hữu cơ trong chất thải của các nhà máy công nghiệp
thải ra biển đang khiến lượng thủy ngân trong môi trường nước ngày một tăng
cao và vượt quá mức cho phép. Cá tôm sống trong môi trường này cũng vì vậy
mà nhiễm độc thủy ngân, khiến người dân mắc bệnh khi ăn vào. Ô nhiễm thủy
ngân hiện được coi là vấn đề toàn cầu và cần được ngăn chặn ngay khi phát hiện

để tránh những hậu quả lâu dài cho nhân loại [3].
II.2,THỰC TRẠNG
II.2.1,Thực trang chung
Giáo dục an toàn thực phẩm trong dạy - học ở các trường học là rất cần thiết.
Để làm cơ sở cho nhận thức hành vi cá nhân và để đảm bảo sức khỏe cho bản
thân và cho cộng đồng.
Thế hệ trẻ đặc biệt những em học sinh những tương lai của đất nước. Vì vậy
việc giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường phổ thông có vị trí đặc
biệt, nhà trường là nơi đào tạo những người chủ tương lai của đất nước, nên giáo
dục vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế và thực sự chưa mang lại hiệu
quả
5


Với đặc thù hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến thực
tiễn cuộc sống nên hóa học cũng thuận lợi cho việc giáo dục vệ sinh an toàn
thực phẩm cho học sinh. Qua giảng dạy hóa học chúng ta có thể lồng ghép
những nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm để qua đó khai thác kiến thức, lồng
ghép với thực tế làm cho giờ học trở nên sinh động và có ý nghĩa thực tiễn cao.
Qua đó giúp cho mỗi học sinh có ý thức hơn về việc bảo vệ sức khoẻ bản thân
cũng như cộng đồng. Trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông nếu chúng ta
khai thác được kiến thức lồng ghép những hiện tượng trong thực tế, bài tập về
giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong chính bài học sẽ làm cho giờ học trở
nên sinh động, học sinh trở nên yêu thích hứng thú với môn học, từ đó có được
kiến thức, thái độ, tình cảm, ý thức về an toàn thực phẩm sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà
phải tuỳ từng nội dung phù hợp để tránh áp đặt, sáo rỗng. Tuỳ vào từng mục tiêu
cụ thể, GV có thể sử dụng nhiều hình thức lồng ghép khác nhau trong tiết học
nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học
là một điều thú vị, là một sự mới mẻ. Đồng thời nâng cao hiệu quả cho việc giáo

dục an toàn thực phẩm mà không mất đi những sai lệch về mục đích, mục tiêu
bài dạy.
II.2.2, Thực trạng tại trường THPT Thọ xuân 5
Tại trường THPT Thọ xuân 5 học sinh chủ yếu là con em nông dân, kinh tế
của gia đình các em chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt nên việc giáo dục cho các
em về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua bài học là rất cần thiết, để các em
giống như một tuyên truyền viên đến gia đình, xã hội, từ đó cũng bảo vệ gia
đình mình trước những thực phẩm bẩn và tuyên truyền để gia đình có trách
nhiệm hơn trong việc nuôi trồng của gia đình những thực phẩm cung cấp ra bên
ngoài xã hội.
Bản thân tôi lựa chọn bài " Công thức phân tử hợp chất hữu cơ” lồng ghép
để giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm vì: Đây là bài xác định CTPT dựa vào tỉ
lệ của các nguyên tố nên chỉ cần có các dữ kiện về các nguyên tố là có thể xác
định CTPT theo ý của GV, không bị bó hẹp công thức giống một số bài dạy khác
nên GV dạy chỉ cần cố gắng tìm tòi các chất rất phổ biến hiện nay giữa hóa học
và thực phẩm để lồng ghép vào.
Muốn được như vậy GV phải chịu khó thu thập tư liệu (bài viết, phóng sự,
tranh ảnh,...). Sau đó, GV phải biết chắt lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ
dàng khi sử dụng.
Khoa học Hoá học thường có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề về thực phẩm .
Tuy nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng chứa đựng nội dung này. Chính
vì vậy GV cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng và cân nhắc để đưa kiến
thức giáo dục an toàn thực phẩm vào một cách sống động. Bởi vì nếu không
logic và phù hợp thì nội dung truyền tải sẽ sáo rỗng, mất giá trị, không còn khoa
học.
Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, tuỳ theo từng nội dung cụ thể mà
có thể tích hợp giáo dục an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức khác nhau.
6



Nhưng dù thế nào di nữa, GV cũng phải nắm vững và chính xác mục tiêu bài
dạy để từ đó đưa nội dung giáo dục an tồn thực phẩm vào sẽ khơng bị khập
khiễng, thiếu logic.
II.3, ĐỀ XUẤT GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
Tiết: 30 Bài: 21 CƠNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức :
HS biết :
- Khái niệm hợp chất hữu cơ , hóa học hữu cơ và đặc điểm chung của hợp chất
hữu cơ .
- Cách phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần hoặc theo mạch cacbon.
-Phương pháp xác định định tính định lượng trong hợp chất hữu cơ.
HS hiểu:
Vì sao tính chất của các hợp chất hữu cơ lại khác so với tính chất của hợp chất
vơ cơ. Tầm quan trọng của phân tích ngun tố trong hợp chất hữu cơ.
2. Kỹ năng :
Giải bài tập định tính, định lượng hợp chất hữu cơ.
3. Thái độ:
Có hứng thú học tập mơn hố hữu cơ
4. Tích hợp giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.GV: - Bảng phân loại hợp chất hữu cơ(SGK)
2.HS: - Ơn tập kiến thức về hợp chất hữu cơ đã học ở cấp THCS.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số, tác phong của học sinh.
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy học bài mới: (35phút)
1. Đặt vấn đề:
* Gợi ý HS viết sơ đồ q trình xác định cơng thức phân tử hợp chất hữu cơ.

Phâ
n tích
→ Thành phần ngun tố 
→ Cơng
Hợp chất hữu cơ 
đònh tính
đònh lượng

Phâ
n tích

→ Cơng thức phân tử.
thức đơn giản nhất 
hoặ
c biệ
n luậ
n
Dựa và
o M (g/mol)

2. Dạy học bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

NỘI DUNG GHI BẢNG

Hoạt động 1:
3 -Cách thiết lập cơng thức phân tử
GV: đưa ra 3 phương
pháp để lập CTPT hơp
chất hữu cơ. [7]

Hướng dẫn học sinh
thực hiện các bước
GV: Đưa ra 3 TD chia
7


học sinh thành 3 nhóm
Yêu cầu mỗi
nhóm thực hiện một
phương pháp khác
nhau, đại diện từng
nhóm lên báo cáo
Nhóm 1: Dựa vào
thành phần phần
trăm khối lượng các
nguyên tố [1].
Gv giới thiệu về cách
tìm CTPT Dựa vào
thành phần phần trăm
khối lượng các nguyên
tố

a/ Dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các
nguyên tố
Xét sơ đồ:
CxHyOz  xC +
yH + zO
M(g)

12,0x(g) 1,0y (g) 16,0z(g)


Phần trăm khối lượng
100%
Lập tỉ lệ:

%C

%H

%O

12,0x 1,0y 16,0z
M
=
=
=
%C
%H
%O 100%

Từ tỉ lệ suy ra x, y, z.
TD1:
Hợp chất A là một ancol đa chức có chứa
C(39,131% ), H(8,695%), O (52,174%) .Biết phân tử
khối của A là 92 .Hãy xác định công tức phân tử của
A [7].
GV: Ancol A là glixerol
có CTCT là
HO-CH2-CHOHCH2OH
nhưng khi ta thay một

nhóm OH bằng ion Clcó CTCT là
HO-CH2-CHOHCH2Cl tên gọi đầy đủ
3MonoCloPropanĐiol
tên viết tắt là 3MCPD
Trong một số quảng
cáo trên truyền hình,
ta thường thấy giới
thiệu về loại nước
tương an toàn “không
có3-MCPD”. Đây là

- Xác định khối lượng mol
MA = 92 (g/mol).
ta thấy %C+%H+%O 100% nên đặt công thức phân
tử là CxHyOz
92.39,131
=3
12.100
92.8, 695
y=
=8
1.100
92.52,174
z=
=3
16.100
x=

→ CTPT của A là C3H8O3 CTCT C3H5(OH)3


8


chất độc sinh ra trong
quá trình lên men tự
nhiên dùng trong sản
xuất tương truyền
thống, là tác nhân gây
ung thư rất mạnh.
Thông qua bài tập này
học sinh có thể biết
được công thức hoá
học của 3MCPD và
trong một số loại nước
tương có chất3-MCPD
gây ung thư(trên các
phương tiện truyền
thông đã cảnh báo) từ
đó biết cách lựa chọn
những loại nước tương
an toàn cho sức khỏe .
[3]
Hoạt động 2:

b) Thông qua CT đơn giản nhất.
CTĐG. CaHbOc
(CaHbOc)n(12,0.a+1,0.b+16,0.c)n= Mx
Biết a, b, c và M  n  CTPT.

Nhóm 2: Thông qua

CT đơn giản nhất.
[1].
Gv giới thiệu về cách
tìm CTPT thông qua
công thức đơn giản
nhất
GV lí giải thêm Vì
nguyên tử của mỗi
nguyên tố trong CTPT
là số nguyên lần (n) số
nguyên tử của nó
trong CTĐG. CaHbOc
GV: giải thích
Salbutamol là chất
được sử dụng để bào
chế thuốc làm giãn
phế quản trị hen suyễn
và hiện vẫn được Bộ Y
tế cấp phép nhập khẩu.
Tuy nhiên, từ lâu Tổ
chức Lương thực và

TD 2. Về mặt hóa học, salbutamol là một chất hữu cơ
có M = 239g/mol.và hàm lượng các nguyên tố C, H,
O, N lần lượt là 65,27%; 8,79%; 5,86%; 20,08%.
Công thức phân tử của salbutamol là: [7]
A.C26H40N2O6
B. C13H21NO3
C. C7H11NO2
D. C13H23NO3

Đặt CTPT X là CxHyOzNt

9


Nông nghiệp Liên
Hợp Quốc (FAO) đã
khuyến cáo không sử
dụng chất này trong
chăn nuôi do có nhiều
tác động nguy hiểm
tới sức khỏe con người
nếu tích lũy lâu dài
trong cơ thể.
Hiện nay, vì lợi ích
kinh tế trước mắt,
nhiều trang trại chăn
nuôi ở Việt Nam đã
trộn thuốc này vào
thức ăn gia súc để lợn
lớn nhanh hơn, mông,
vai nở hơn, tỷ lệ nạc
cao hơn và màu sắc
thịt đỏ đẹp hơn…, gây
ra rất nhiều lo lắng,
bức xúc đối với người
tiêu dùng. [3]

khi đó ta có :


Hoạt động 3:

CxHyOz +

Nhóm 3: Tính trực
tiếp theo khối lượng
sản phẩm cháy[1].

1mol



x mol

nx



n CO2

Gv giới thiệu về cách
tìm CTPT Tính trực
tiếp theo khối lượng
sản phẩm cháy

65, 27 9, 79 20, 08 5,86
:
:
:
12

1
16
14
= 5, 439 : 8, 79 :1, 255 : 0.418 =13 : 21: 3 :1

x : y : z : t =

Chất hữu cơ salbutamol có CTĐGN là C13H21O3N
Vậy CTPT của salbutamol
( 12,0.13 + 1.21+ 16.3+ 14,0.1 ) n = 239
239,0n = 239 vậy n = 1  albutamol: C13H21O3N
Đáp án đúng là B

c/ Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy

x=

nCO2
nX

y
 y z
t0
→ x CO 2 + H 2 O
 x+ + ÷O 2 
2
 4 2

;y=


y
mol
2
n H 2O

nH 2O
nX

Từ MX , x,y  MX = 12.x +y+16z z
TD 3: Hợp chất Y là một ancol chứa các nguyên tố
C,H,O. Đốt hoàn toàn 13,8g Y  26,4g CO2 + 16,2g
H2O. DY/Hiddro=23. Xác định CTPT Y [7].
Giải:
MY=23.2=46g/mol; nY =

13,8
= 0.3mol
44

22, 6
= 0,6 mol
44, 0
16, 2
=
=
18, 0 0,9 mol.

nco2 =
nH 2 O


Đặt CTPT Y là CxHyOz (x,y,z nguyên dương)
PTHH:

10


CxHyOz + (x +

y z
y
− )O2 → xCO2 + H2O
4 2
2

(mol) 1
0,3
Ta có tỉ lệ:

x
0,6

y/2
0,9

1
x
y/ 2
=
=
0,3 0,6 0,9


 x=2; y=6
GV:giới thiệu CTCT và Từ MY=12,0.2+1,0.6+z.16,0=46  z=1
tên gọi đây là ancol Vậy CTPT Y là C2H6O CTCT C2H5OH
etylic là loại rượu mà
người Việt ta hay dùng
để ngâm với thảo
dược, động vật hoặc
bộ phận của chúng
gọi chung là rượu
thuốc. Nghiên cứu
khoa học cũng cho
thấy trong thành
phần của các loại
rượu thuốc đều có
chứa rất nhiều hoạt
chất sinh học có
“dược tính” quý, góp
phần chữa được
nhiều loại bệnh và
nâng cao sức khẻ,
thể trạng. [3].
Các em có biết cơ sở
khoa học của việc
ngâm rượu là như
thế nào không ?
Trả lời . Ancol etylic
là dung môi tốt,
hòa tan được nhiều
hoạt chất sinh học

cả phân cực và
không phân cực.
11


GV mở rộng thêm
Thời gian gần đây
ta hay nghe trên
truyền thông về
tình trang bị ngộ
độc rượu cô có VD
sau : Ancol nào mà
chỉ một lượng nhỏ vào
cơ thể cũng có thể gây
ra mù loà, lượng lớn
có thể gây tử vong
(thường có trong rượu
sắn)
?
A.CH3OH
B.C2H5OH
C.CH3CH2CH2OH
D.CH3CH(OH)CH3

Đáp án là A [3].
Hoạt động 4:
GV cho TD 4 yêu cầu
học sinh làm theo 3
phương pháp trên
TD 4 Trong Sudan I, C chiếm 77,42%C; 4,84%H;

11,29%N và 6,45%O về khối lượng. CTPT của
Nhóm 1: Thông qua
Sudan I là: biết D Sudan I /Hiđro=124. [9]
CT đơn giản nhất.
Nhóm 2: Tính trực A.C24H20N4O
tiếp theo khối lượng B. C18H16N2O
C. C22H16N4O
sản phẩm cháy
D. C16H12N2O
Nhóm 3: Dựa vào
thành phần phần CTPT là C16H12ON2
trăm khối lượng các
nguyên tố
GV: giải thích cho
học sinh Sudan là 1
nhóm phẩm màu azo
được sử dụng rộng rãi

đáp án đúng là D

12


trong công nghiệp,
thực phẩm và mỹ
phẩm. Tuy nhiên, thời
gian gần đây, sudan
dần bị hạn chế và cấm
sử dụng do được
chứng minh có thể làm

tăng nguy cơ bị ung
thư trên người.
Sudan gồm nhiều loại,
trong đó Sundan I là
chất hữu cơ có màu đỏ
thẫm thường được
dùng để tạo màu đỏ
trong các loại thực
phẩm, ớt bột, tương ớt,
tương cà, pizza…. và
son môi. [3]
HS cử đại diện lên báo
cáo kết quả
IV. Củng cố : (5 phút)
BT1: HCHC A chứa:%C=24,24%; %H=4,04%; %Cl=71,72%.
Xác định công thức đơn giản nhất A.
Xác định CTPT A biết DA/CO2=2,25. [7]
BT2: Đốt cháy hoàn toàn 2,85g chất hữu cơ X  4,40g CO2, 1,8g H2O.
Xác định CTĐGN của X.
Xác định CTPT A biết nếu bay hơi 1,10g X thì thu được thể tích hơi bằng thể
tích của 0,40g khí O2 ở cùng nhiệt độ, áp suất. [7]
GV mở rộng một số kiến thức liên quan giữa hóa học và đời sống
Ví dụ 1: Tào phớ (còn gọi là phớ, tàu hũ…) là món ăn vặt làm từ đậu
tương được ưa thích ở châu Á. Tương tự đậu phụ, để làm tào phớ,
trong cách làm truyền thống, người ta thêm “nước chua” vào dung
dịch nước đậu tương đã được nấu chín (đậu tương được xay cùng với
nước rồi lọc và đun sôi), khi đó “óc đậu” sẽ bị kết tủa, sau khi trải qua
quá trình lọc, ép… chế biến, sẽ thu được thành phẩm tương ứng.
Gần đây, vì lợi nhuận, nhiều người sản xuất đậu phụ, tào phớ thay vì
dùng “nước chua” để làm “óc đậu” lại thay thế bằng thạch cao gây ra

nhiều lo ngại về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Kết luận nào dưới đây là đúng?
13


A. Đậu tương có hàm lượng đạm cao nhờ có vi khuẩn cố định đạm ký
sinh trong nốt sần của rễ cây.
B. “Nước chua” được sử dụng trong quá trình làm đậu bản chất là
dung dịch axit có pH cao.
C. Sự hình thành “óc đậu” có bản chất là sự biến tính và đông tụ
của protein dưới tác dụng của axit.
D. Để tào phớ thu được rắn chắc và đẹp mắt hơn nên thêm vào quá
trình chế biến thật nhiều thạch cao. [3]
Ví dụ 2: Để sát trùng (diệt vi khuẩn) các loại rau ăn sống (salad, nộm,
gỏi, ….) trước khi ăn người ta thường ngâm chúng với dung dịch nước
muối loãng trong khoảng 10 – 15 phút. Tác dụng diệt khuẩn của nước
muối trong trường hợp này là do
A.Dung dịch NaCl điện li ra ion Na+, ion này có tính bazơ mạnh nên
tiêu diệt được vi khuẩn.
B. Vi khuẩn chết vì mất nước do thẩm thấu.
C. Dung dịch NaCl điện li ra ion Na+, ion này có tính oxi hóa mạnh
nên tiêu diệt được vi khuẩn.
D. Dung dịch NaCl điện li ra ion Cl-, ion này có tính oxi hóa mạnh nên
tiêu diệt được vi khuẩn [5].
Ví dụ 3: Các loại hộp xốp đựng thực phẩm được sử dụng phổ biến
trên thị trường hiện nay chủ yếu được chế tạo từ nhựa polipropilen
(PP) và polistiren (PS).
Đây là những loại nhựa không độc hại và an toàn. Tuy nhiên, PS có
đặc điểm là dễ bị nhiệt phân, ngay ở nhiệt độ khoảng 100 oC, sản
phẩm tạo thành là các phân tử stiren.

Ngoài ra, quá trình sản xuất PS có thể còn tồn dư một lượng nhỏ
etylbenzen và stiren. Các hợp chất thơm như etylbezen và stiren đều
là những hoá chất gây ung thư mạnh, ảnh hưởng gan tuỵ và thần
kinh. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Propilen, stiren và etylbenzen đều làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện
thường.

14


B. Phản ứng nhiệt phân polistiren còn gọi là phản ứng đepolime
hoá.
C. Sử dụng hộp xốp để đựng thực phẩm nguội là nguy hiểm, bị cấm sử dụng.
D. Propilen, stiren và etylbenzen đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp. [4]
V. Hướng dẫn học tập:( 3 phút)
- Về nhà làm các bài tập sgk, sbt.
- Sưu tầm bài tập về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Chuẩn bị bài nội dung ôn tập HKI.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
--------------------

II.4,XÂY DƯNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG GIÁO DỤC VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM
1. Bài tập có kiến thức về các chất gây ngộ độc thực phẩm
Câu 1 : Lá của cây thuốc lá có chứa một loại amin rất độc với cơ thể chất đó là:
A. Côcain

B. Hêroin
C. Nicôtin D. Anilin
Hướng dẫn: Qua bài amin, học sinh sẽ trả lời được đó là Nicôtin
Thông qua bài tập này học sinh biết được trong thuốc lá có chứa một amin rất
độc hại với cơ thể. Giáo dục ý thức cho học sinh không hút thuốc lá. [2]
Câu 2: Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng...có tác dụng giúp
cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra
những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc
trừ sâu ,thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu
cho thu hoạch để sử dụng đảm bảo an toàn thường là :
A. 1-2 ngày
B. 2 - 3 ngày
C .12 - 15 ngày
D. 30 - 35 ngày
Hướng dẫn : Đáp án C.
Qua bài tập này cung cấp thêm kiến thức cho học để từ đó phổ biến cho mọi
người biết cách sử dụng rau, quả an toàn nhất là sau khi bón phân , phun thuốc
trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng,... [4]
Câu 3: Cách bảo quản thực phẩm (thịt ,cá, ...) bằng cách nào sau đây được coi là
an toàn ?
A. Dùng fomon , nước đá
B. Dùng phân đạm,nước đá
C. Dùng nước đá và nước đá khô D. Dùng nước đá khô ,fomon
Hướng dẫn: Phương án C
Cách bảo quản thực phẩm ( thịt ,cá, ...) bằng cách dùng fomon , phân đạm rất
độc hại với cơ thể , từ đó biết cách lựa chọn cách bảo quản thực phẩm an toàn
cho sức khỏe .

15



Câu 4: Dẫn xuất halogen có tác dụng diệt sâu bọ (trước đây được dùng
nhiều trong nông nghiệp) một trong những nguyên nhân gây ngộ độc rau quả là :
A. ClBrCH - CF3
B. CH3C6H2 (NO2)3
C. C6H6Cl6
D. Cl2CH - CF2 - OCH 3
Hướng dẫn: Phương án C.
Chất C6H6Cl6 (666) [6] trước đây dùng làm thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
,nhưng do rất độc hại với cơ thể và ô nhiễm môi trường nên hiện nay đã thay thế
bằng các loại thuốc khác.
2. Bài tập có kiến thức về quá trình biến đổi các chất gây ngộ độc thực
phẩm
Câu 1:Sau khi làm thí nghiệm với photpho trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc
với hoá chất này cần được ngâm trong dung dịch nào để khử độc?
A. HCl
B. NaOH
C. CuSO4
D. Na 2CO3
Hướng dẫn: Photpho trắng rất độc nên các dụng cụ tiếp xúc với hoá chất này cần
phải khử độc :
2H3PO4 + 5H2SO4 + 5Cu →2P + 5CuSO4↓ + 8H2O
Phương án đúng: C [1].
Câu 2:Melamin có công thức C3N3(NH2)3[6]. Đưa melamin vào thực phẩm
nhằm mục đích gì ? Nêu một số tác hại mà melamin gây nên ?
Hướng dẫn:
Trong công thức melamin có 66% là nitơ. Đưa melamin vào thực phẩm
thì khi kiểm nghiệm sẽ cho chỉ số nitơ toàn phần cao làm cho người ta hiểu
lầm là lượng đạm cao nhưng đây chỉ là lượng đạm cao “giả” (vì nitơ trong
melamin không có tính dinh dưỡng như nitơ trong protein thật). Có hai cách

đưa melamin vào thực phẩm:
+ Trộn melamin vào các bột gạo protein (có tiêu chuẩn hàm lượng
protein cao, gọi là gluten) để làm thức ăn cho chó mèo, gia súc (phát hiện tháng
4/ 2007 tại Mỹ).
+ Cho melamin vào nước, tạo ra một hỗn dịch giống sữa, rồi trộn với
sữa tươi sẽ làm tăng lượng sữa tươi lên, rồi đem bán cho nhà máy sản xuất sữa
bột. Melamin có trong sữa bột sẽ làm tăng cân nặng của sữa bột (phát hiện năm
2008 tại Trung Quốc).
Có rất ít công trình nghiên cứu về độc hại của melamin. Với người: Trẻ
em chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh, melamin sẽ làm cho trẻ em bị sỏi
thận và có thể tử vong (nếu trẻ quá nhỏ và melamin tích tụ nhiều). Người lớn
ít bị độc hơn trẻ nhưng cũng có thể phá hủy bộ máy sinh sản, gây suy thận, sỏi
thận.
Câu 3:Cây trồng hấp thu hiệu quả lượng chất dinh dưỡng từ phân bón thì
tránh được sự dư thừa trong đất gây ô nhiễm và ngộ độc rau quả. Bón phân
đúng thời điểm làm tăng hiệu quả hấp thu của cây trồng. Thời điểm nào sau đây
là thích hợp để bón phân ure cho lúa?
A. Buổi sáng sớm
B. Buổi trưa nắng.

16


C. Buổi chiều vẫn còn ánh nắng.
D. Buổi chiều tối, mặt trời vừa lặn.
Hướng dẫn: Cây hấp thụ đạm ure dưới dạng ion NH4+ và đạm dễ phân huỷ
dưới ánh sáng mặt trời. Vì thế, muốn bón đạm cho lúa thì cần có nước và
nhiệt độ thích hợp nên phải bón đạm lúc chiều tối khi tắt ánh sáng mặt trời, đêm
sương xuống cây sẽ hấp thụ đạm tốt.
(NH4)2CO3→(NH2)2CO + 2H2O

Bón buổi sáng sớm sương còn đọng trên lá khi đó cây chưa hấp thụ đạm được
nhiều thì ánh sáng mặt trời phân huỷ một lượng đạm đáng kể. Còn buổi trưa
nắng hoặc chiều vẫn còn ánh nắng thì đạm bị phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời
và cây bị héo.
Câu 4:Khi bón phân vô cơ hoặc phân chuồng có thể gây ô nhiễm môi trường và
ngộ độc các loại rau quả vì:
A. Tích luỹ các chất độc hại, thậm chí nguy hiểm cho đất do phân để lại.
B. Tăng nồng độ các chất, làm có tác dụng xấu đến việc cung cấp oxi
C. Tích luỹ nitrat trong nước ngầm làm giảm chất lượng của nước uống.
D. Làm tăng lượng NH3 không mong muốn trong khí quyển và lượng N 2O do
quá trình nitrat hoá phân đạm dư hoặc bón không đúng chỗ.
E. Tất cả các trường hợp trên.
Hướng dẫn : Phương án E [1]
3.Bài tập có kiến thức chất bảo quản thực phẩm
Câu 1:Nước đá “ khô ” không nóng chảy mà thăng hoa nên thường dùng
để tạo môi trường lạnh và khô thuận tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá
khô là:
A. CO rắn
B. H 2O rắn
C. SO2 rắn
D. CO2 rắn
Hướng dẫn: Nước đá khô là CO2 [6]chọn đáp án D.
Câu 2:Urê là loại hóa chất không được phép sử dụng bảo quản thực phẩm. Với
hàm lượng nhỏ, nó có thể gây ngộ độc thực phẩm và nếu tích lũy lâu ngày dễ
gây ra ung thư.
a. Viết phương trình phản ứng điều chế urê trong công nghiệp ?
b. Vì sao urê lại được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm?
Hướng dẫn:
a. Phản ứng điều chế urê trong công nghiệp 2NH3 + CO2 → (NH2)2CO +H2O[1]
b. Khi urê hòa tan trong nước, nó thu một lượng nhiệt khá lớn, vì vậy làm lạnh

môi trường xung quanh (sự hòa tan thu nhiệt), nhờ vậy ngăn cản khả năng hoạt
động của vi sinh vật. Một số người buôn bán đã lợi dụng tính chất này để bảo
quản thịt, cá được tươi lâu.
Câu 3:Trong nước mắm với hàm lượng urê quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc
thực phẩm. Người ta cho thêm urê vào nước mắm với mục đích gì ?
A. Tăng độ đạm
C. Tạo màu
B. Bảo quản nước mắm D. Tăng thể tích
Hướng dẫn : do chứa hàm lượng nitơ cao nên người ta cho thêm urê vào để tăng
độ đạm ( tương tự cho melamin vào nước mắm) [5].
Câu 4:Trong kỹ nghệ, sodium benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản thực
phẩm để khỏi bị hư và có tính chống mốc. Hóa chất này sẽ giúp thực phẩm
17


không bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các thành phần
cấu tạo sản phẩm cũng như không làm biến dạng. Tuy nhiên thực tế chất bảo
quản này thường gây ngộ độc thực phẩm. Hãy xác định công thức hóa học của
sodium benzoate và giải thích vì sao chất này lại gây độc cho thực phẩm?
Hướng dẫn:
+ Công thức hoá học của sodium benzoate là NaO-C6H5. [6]
+ Vì sodium benzoate được điều chế từ phênol nên thường có lẫn
phênnol do đó gây ngộ độc.
4.Bài tập về cách xử lí chất gây ngộ độc thực phẩm
Câu 1:Nêu phương pháp để loại bỏ một lượng lớn khí SO 2, NO2, HF trong khí
thải công nghiệp? [5].
Hướng dẫn: Dùng nước vôi trong dẫn khí thải qua bể nước vôi trong, khí độc sẽ
bị giữ lại. Do:
CaSO3 + H2O →SO2 + Ca(OH)2
Ca (NO2)2 + Ca(NO3)2 + 2H2O→4NO2 + 2Ca(OH)2

CaF2 + 2H2O→2HF + Ca(OH)2
Câu 2:Trong các nhà máy sản xuất rượu bia, nước ngọt, nước là nguyên liệu
quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Nước khử trùng bằng Clo thường có mùi khó chịu. Do vậy các nhà máy đã sử
dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozôn để không có mùi lạ. Ozôn được
bơm vào nước với hàm lượng 0, 5 - 5g/m3.
a. Vì sao ozôn có tính sát trùng?
b. Tính khối lượng ozôn cần dùng để khử trung lượng nước đủ sản xuất
400 l rượu (để sản xuất một lít rượu cần 5 l nước).
Hướng dẫn:
a. Vì ozôn có tính oxi hoá mạnh nên có khả năng sát trùng.
b. VH O = 5.400 = 2000 l = 2 m3
Khối lượng ozôn cần dùng: (2.0, 5)g [5]
Câu 3:Hơi thủy ngân rất độc và có thể gây ngộ độc thực phẩm, do đó phải thu
hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:
A. Nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân. B. Nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
C. Rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân. D. Rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
Hướng dẫn: : Đáp án C vì thuỷ ngân có thể tác dụng với lưu huỳnh ngay ở nhiệt
độ thường: Hg + S → HgS [2].
Câu 4:Photpho trắng là chất độc có thể gây ngộ độc thực phẩm, phốt pho trắng
được bảo quản bằng cách ngâm trong:
A. dầu hoả
B. nước
C. benzen
D. ete
Hướng dẫn : Đáp án A. [1]
II.5, KẾT QUẢ VẬN DỤNG
Sau khi thực hiện phương pháp lồng ghép giáo dục vệ sinh an toàn thực
phẩm vào bài học tôi thấy HS có một số biến đổi tích cực sau:
2


18


Mỗi khi có tiết Hóa HS lại háo hức chờ đợi xem hôm nay cô giáo đưa ra
câu hỏi như thế nào về vệ sinh an toàn thực phẩm có gần gũi với đời sống không
để từ đó chuẩn bị kiến thức để vận dụng vào đời sống
HS tập trung vào bài học, chú ý và chăm chỉ học bài hơn, số lượng HS
tham gia giơ tay phát biểu bài so với trước khi không áp dụng phương pháp lồng
ghép này, tăng rõ rệt.
Qua tiến hành khảo sát thử nghiệm với đối tượng học sinh ở các lớp
11B1, 11B3,đã đạt được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài
Lớp
Tì lệ ≥ 5,0

11B1
63,15 %

11B3
51,19 %

Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đề tài
Lớp
Tì lệ ≥ 5,0

11B1
86,87%

11B3

74, 67%

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1, KẾT LUẬN
Môn Hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và
phương pháp hợp lí phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động
trong việc tiếp thu, cảm nhận.Trước tình hình đó, Hóa học phải đổi mới phương
pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một
trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả là phải thường xuyên liên hệ các
bài học với thực tiễn cuộc sống, để làm cho bài học thêm sinh động hơn, giúp
học sinh có những hiểu biết và có kiến thức toàn diện hơn, đặc biệt là những
môn học thực nghiệm có liên quan đến thực tiễn cuộc sống như môn hoá học,
nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
Hóa học có mối liên hệ rất chặt chẽ với vấn đề lương thực, thực phẩm, chính
điều này là một cơ hội tốt để giáo viên giáo dục cho các em về vệ sinh an toàn
thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân.
Trong quá trình thực nghiệm đề tài này tại trường THPT Thọ Xuân 5, tôi đã
kết hợp hài hoà trong phong cách dạy của mình có thể làm cho giờ học mang
không khí rất thoải mái, kết quả đã nâng lên rất nhiều. Đây là một điều mà tất cả
giáo viên dạy Hóa Học trong trường thấy rất phấn khởi, bản thân tôi sẽ tiếp tục
duy trì trong những năm sau và sẽ tìm tòi, sưu tầm, vận dụng vào các khối
10,12.
III.2, KIẾN NGHỊ:
Hàng năm nhà trường liên hệ với trung tâm y tế về trường tuyên truyền tổ
chức cho trường, cho các em học sinh hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm và cách
phòng ngừa các dịch bệnh thường xuyên xảy ra trong trường, ở hộ gia đình
19


Đồng thời phòng tránh các dịch bệnh như: Phun thuốc diệt muỗi, các loại côn

trùng có hại....Các cơ quan chức năng tiếp tục đầu tư và sửa chữa bổ sung các
công trình vệ sinh có chất lượng tốt phục vụ cho nhà trường. Tham mưu với các
ban ngành, các nhà hảo tâm xây dựng cho trường những công trình nước sạch để
đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các em học sinh ngày một có chất lượng. Trên đây
là một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà tôi áp dụng trong
nhà trường đạt hiệu quả cao, chắc rằng vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong hội
đồng khoa học các cấp góp ý bổ sung cho công trình nghiên cứu của tôi được
hoàn hảo hơn. Tôi chân thành cám ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày10 tháng 5năm2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đào Thị Quỳnh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Sách giáo khoa hóa học lớp 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[2].Sách giáo khoa hóa học lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn: />- Nguồn: zinh.vn
- Nguồn: alfazi.com
[4].Hóa học và ứng dụng (Tạp chí của hội hóa học Việt Nam)
[5].Con người và những phát minh (Bách khoa thư chuyên đề – NXB GD 1998)
[6]. Từ điển hoá học phổ thông.
[7]. Phương pháp giảng dạy môn hóa học ở trường THPT (Trịnh Văn Biều)

20



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT
Họ và tên tác giả:
ĐÀO THỊ QUỲNH
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo Viên Trường THPT Thọ Xuân 5
TT
1.

Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm lồng ghép

Kết quả đánh
Năm học đánh giá
giá xếp loại (A,
xếp loại
B, hoặc C)
C
2010-2011

giáo dục bảo vệ môi trường
2.

trong dạy học Hóa Học
Kinh nghiệm vận dụng thơ ca,

C


2015 - 2016

21


câu đố vào bài 26 “luyện tập
nhóm halogen” (sgk lớp 10 – ban
cơ bản ) nhằm nâng cao hiệu quả
dạy và học môn hóa học ở
trường thpt
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

22



×