Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sử dụng hệ thống bài tập liên quan đến thực tế vầ bảo vệ môi trường và BĐKH chương 6 oxi lưu huỳnh lớp 10 cơ bản, cho học sinh trường THPT thường xuân 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.09 KB, 19 trang )

1. MỞ DÂU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Môi trường và khí hậu có vai trò đặc biệt đối với sự sống và chất lượng cuộc sống
của con người. Con người cần có các yếu tố môi trường, khí hậu trong lành, tài nguyên
thiên nhiên thích hợp để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất, cần có không khí trong lành
để thở, cần có nước sạch để sinh hoạt hằng ngày, cần có một môi trường văn hoá - xã hội
lành mạnh văn minh để hình thành, phát triển nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống cả
về vật chất và tinh thần.
Môi trường và khí hậu là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế
giới. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt, dưới tác động của khoa
học kỹ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường – khí hậu bị biến đổi chưa
từng thấy. Nhiều nguồn tự nhiên bị vắt kiệt, nhiều hệ sinh thái bị tàn phá mạnh, nhiều cân
bằng trong tự nhiên bị rối loạn, môi trường lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu, trở
thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.
Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt các vấn
đề phức tạp, trong đó có vấn đề GDMT - BĐKH. GDMT - BĐKH là một trong những biện
pháp có hiệu quả nhất, giúp cho con người có nhận thức đúng trong việc khai thác, sử dụng
và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, khí hậu. Việc GDMT - BĐKH
trong nhà trường phổ thông chiếm một vị trí đặc biệt, nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ,
những người chủ tương lai của đất nước, những người làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục,
khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường của đất nước.
Thực tế ở trường phổ thông Việt Nam nói chung, trường THPT Thường Xuân 2 nói
riêng thì việc giảng dạy các môn học có khai thác kiến thức GDMT – BĐKH được thể hiện
còn ít và sơ sài, vì vậy những hiểu biết về môi trường của học sinh còn yếu.
Hoá học là khoa học thực nghiệm, hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
của chúng ta. Hoá học đóng góp một phần rất quan trọng vào giải thích các hiện tượng
trong thực tế, giúp cho mỗi chúng ta có ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Trong giảng dạy
hoá học ở trường phổ thông, nếu chúng ta lồng ghép được những hiện tượng xảy ra trong
thực tế, những bài tập về bảo vệ môi trường và khí hậu có liên quan đến bài học thì sẽ làm
cho tiết học trở nên sinh động hơn, gây hứng thú và sức thu hút đối với học sinh và thông
qua đó tuyên truyền giáo dục môi trường cho học sinh.


Mặt khác bài tập là phương tiện cơ bản để luyện tập, củng cố, hệ thống hóa, mở
rộng, đào sâu kiến thức và để kiểm tra - đánh giá, nghiên cứu học sinh về khả năng như:
Trình độ tư duy, mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng…
Có nhiều hình thức tổ chức thực hiện giáo dục BVMT và BĐKH trên lớp cũng như
ngoài lớp. Trong các hình thức đó thì việc sử dụng bài tập hóa học có liên quan đến thực
tiễn sẽ có tác dụng rất lớn góp phần GDMT cho học sinh. Chính vì những lý do trên tôi
chọn đề tài: "Sử dựng hệ thống bài tập liên quan đến thực tế về bảo vệ môi trường và
BĐKH chương 6: Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 cơ bản", cho học sinh trường THPT Thường
Xuân 2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Khai thác những nội dung kiến thức trong sách giáo khoa xây dựng hệ thống bài
tập liên quan đến thực tế về BVMT và BĐKH chương 6: Oxi – Lưu huỳnh góp phần
GDMT- BĐKH cho học sinh trung học phổ thông.

1


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu và tìm hiểu các cơ sở khoa học môi trường, ô nhiễm môi trường, đặc
biệt là môi trường không khí.
- Xây dựng hệ thống bài tập về bảo vệ môi trường chương oxi – lưu huỳnh để đánh
giá kiến thức hoá học, thông qua đó GDMT - BĐKH cho học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả GDMT.
# Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Là quá trình dạy hoá học ở trường phổ thông.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập liên quan đến thực tế về BVMT - BĐKH
chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 – Cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về môi trường thông qua các tài liệu, giáo trình,
sách giáo khoa, tạp chí về MT.

- Nghiên cứu cơ sở, kỷ thuật xây dựng bài tập trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm
khách quan, để từ đó xây dựng hệ thống bài tập và câu hỏi.
- Thực nghiệm sư phạm.

2


2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
2.1.1. Môi trường và chức năng cơ bản của môi trường
2.1.1.1. Môi trường [4]
MT là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác
động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất kể một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn
tại và diễn biến trong một MT.
MT sống của con người - môi trường nhân văn là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá
học, kinh tế – xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và
cả cộng đồng con người. MT sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và trái
đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Trong MT sống này luôn luôn tồn tại sự
tương tác giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh.
Về mặt địa lý trái đất được chia thành:
- Thạch quyển (MT đất): bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 – 70 km trên phần lục
địa và 2 – 8km dưới đáy đại dương. Thành phần hoá học, tính chất vật lý của thạch quyển
tương đối ổn định và có ảnh hưởng lớn đối với sự sống trên trái đất.
- Thuỷ quyển (MT nước): là thành phần nước của trái đất bao gồm các đại dương, sông,
suối, ao hồ, nước dưới đất, băng tuyết và hơi nước. Thuỷ quyển đóng vai trò không thể thiếu
trong việc duy trì cuộc sống của con người, sinh vật và cân bằng khí hậu toàn cầu.
- Khí quyển (MT không khí): là lớp không khí tầng đối lưu bao quanh trái đất, khí
quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống và quyết định tính chất khí hậu.
Về mặt sinh học, trên trái đất có sinh khí quyển bao gồm các cơ thể sống, thuỷ quyển và
khí hậu tạo nên môi trường sống của sinh vật. Sinh quyển bao gồm các thành phần hữu sinh và

vô sinh có quan hệ tương tác phức tạp với nhau.
Các thành phần của MT luôn chuyển hoá trong tự nhiên, diễn ra theo chu trình và thông
thường ở dạng cân bằng. Các chu trình phổ biến nhất trong tự nhiên là chu trình sinh địa hoá
như: Chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình phốt pho… Khi các chu trình này không giữ
trạng thái cân bằng thì các sự cố về môi trường xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và
sinh vật ở khu vực hoặc quy mô toàn cầu.
2.1.1.2. Chức năng cơ bản của môi trường
- MT là không gian sống của con người và các loài vật.
- MT là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người.
- MT còn là nơi chứa đựng các phế thải của con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
- MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên
trái đất.
2.1.2. Ô nhiễm môi trường
2.1.2.1. Sự ô nhiễm môi trường [3]
- Ô nhiễm MT là sự thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý,
hoá học, sinh thái học của bất kỳ thành phần nào của MT vượt quá mức cho phép đã được xác
định.
- Tác nhân gây ô nhiễm là những chất, những hỗn hợp hoặc những nguyên tố hoá học
có tác dụng biến đổi môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Những chất này thường được gọi
khái quát là chất ô nhiễm.
2.1.2.2. Sự ô nhiễm khí quyển

3


Nguồn gốc của các chất độc hại, gây ô nhiễm MT không khí là do sản xuất công nghiệp
và do quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Có thể mô tả tóm tắt các chất ô nhiễm, nguồn gốc và cách phân loại chúng theo bảng:

Chất ô nhiễm
Nguyên nhân
Khí cacbonic
Núi lửa
Sự hô hấp của sinh vật, Sự đốt nhiên liệu
Cacbonmono oxit
Núi lửa
Động cơ đốt trong
Các hợp chất hữu cơ
Công nghiệp hoá học
Khí
Đốt rác thải, các chất hữu cơ
SO2 và chất dẫn xuất của lưu Núi lửa, bụi nước biển, Vi khuẩn
huỳnh
Đốt nhiên liệu
Dẫn xuất của nitơ
Vi khuẩn
Đốt nhiên liệu
Chất phóng xạ
Nhà máy điện hạt nhân
Nổ bom hạt nhân
Kim loại nặng
Núi lửa, thiên thạch
Hợp chất vô cơ
Xói mòn do gió, bụi, nước biển, công
nghiệp, động cơ đốt trong
Bụi
Hợp chất hữu cơ hay tổng hợp
Cháy rừng, Công nghiệp hoá học
Nông nghiệp (thuốc trừ sâu)….

2.1.2.3. Sự ô nhiễm đất [5] [6]
Ô nhiễm đất là tất cả các hiện tượng, quá trình làm bẩn đất, thay đổi các tính chất lý, hoá
tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm dẫn đến làm giảm độ phì nhiêu của đất.
Để thuận lợi cho việc giám sát môi trường ta phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm:
- Ô nhiễm do tác nhân hoá học
- Ô nhiễm do tác nhân sinh học:
- Ô nhiễm do tác nhân vật lý:
2.1.2.4. Ô nhiễm nước [5]
Trong nước tự nhiên các hợp chất vô cơ và hữu cơ tồn tại dưới dạng ion hoà tan hoặc
dạng khí hoà tan, dạng rắn hoặc lỏng, luôn tồn tại những quan hệ qua lại giữa các sinh vật với
nhau và với môi trường, tạo nên trạng thái cân bằng, giữ cho chất lượng nước ít bị biến đổi.
Các sản phẩm phế thải từ các lĩnh vực khác nhau đã đưa vào nước, làm ảnh hưởng xấu đến giá
trị sử dụng của nước, cân bằng sinh thái tự nhiên bị phá vỡ và nước bị ô nhiễm.
2.1.3. Giáo dục môi trường
2.1.3.1. Quan niệm về giáo dục môi trường [5]
GDMT là một phương pháp tiếp cận xuyên bộ môn giúp cho mọi người hiểu về môi
trường với mục đích hàng đầu là chăm sóc phát triển và có thái độ cam kết, thái độ này sẽ nuôi
dưỡng niềm mong ước năng lực hành động có trách nhiệm trong môi trường. GDMT với
không chỉ kiến thức mà còn tình cảm, thái độ, kỹ năng và hành động.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của việc GDMT thông qua các môn học trường có thể hiểu
giáo dục môi trường có thể gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái
độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp tìm ra giải pháp cho những
vấn đề MT hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra trong tương lai.
2.1.3.2. Mục tiêu giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông [1]
a. Kiến thức

4


+ Nắm được những kiến thức cơ bản về MT, các yếu tố của MT và sự tác động qua lại

giữa chúng với nhau.
+ Biết được vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người đối với
MT, giải thích được hiện tượng bất thường của MT xảy ra trong tự nhiên.
+ Hiểu biết về luật pháp và các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về BVMT.
b. Kỹ năng:
Hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản về BVMT, biết ứng xử tích cực đối với
những vấn đề MT cụ thể.
c. Thái độ:
Quan tâm đến MT, mỗi học sinh tự ý thức được hành động của mình trước vấn đề MT
cụ thể, đồng thời trở thành tuyên truyền viên tích cực và BVMT trong gia đình, nhà trường, địa
phương.
2.1.4. Nội dung giáo dục môi trường ở trường phổ thông
2.1.4.1. Các nội dung cơ bản
- Khái niệm về hệ sinh thái và MT.
- Các thành phần cấu tạo MT và các tài nguyên.
- Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên MT.
- Các nguồn năng lượng với vấn đề MT.
- Ô nhiễm MT, chất thải
- Đô thị hoá và MT.
- Các vấn đề gay cấn của MT toàn cầu (nóng lên toàn cầu, suy giảm tầng ozon,
elnino…) .
- Sự suy giảm đa dạng sinh học.
- Dân số môi trường và sự phát triển bền vững.
- Các biện pháp BVMT .
- Luật bảo vệ môi trường, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT.
- Ý thức và trách nhiệm BVMT.
2.1.4.2. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động ngoài giờ lên lớp và
hoạt động ngoại khoá
- Câu lạc bộ: Câu lạc bộ môi trường sinh hoạt các chủ đề về sử dụng năng lượng, rác
thải, bệnh tật học đường.

- Hoạt động tham quan danh lam thắng cảnh, nơi xử lý rác thải, nhà máy sản xuất.
- Hoạt động trồng cây xanh hoá nhà trường, tổ chức nhân dịp tết trồng cây, ngày thành
lập đoàn 26/3, ngày môi trường thế giới 5/6.
- Hoạt động Đoàn về bảo vệ môi trường: Tổ chức chiến dịch truyền thống tuyên truyền
giáo dục môi trường ở nhà trường, địa phương.
2.1.4.3. Nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hoá học 10.
Chương/ bài
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
Chương 6
- Vai trò của oxi và ozon đến với đời sống con người.
Nhóm oxi – lưu huỳnh
- Tình trạng phá huỷ tầng ozon do sử dụng các hoá chất như
cloflocacbon (CFC), do khí thải chứa NO…
- Trách nhiệm của học sinh và cộng đồng với việc bảo vệ
tầng ozon.
Hiện tượng mưa axit và tác hại của nó do trong các khí thải
chứa các tác nhân có tính axit như SO 2 (một trong những
nguyên nhân chính), CO2…

5


- Các chất thải độc hại trong quá trình điều chế các hợp chất
của S (H2S, H2SO4).
2.2. HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TẾ VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHƯƠNG 6 - OXI – LƯU HUỲNH
HÓA HỌC 10 – CƠ BẢN
2.2.1/ Tác dụng của bài tập trong dạy học
Cùng với việc truyền thụ kiến thức hóa học cho học sinh thì việc giải bài tập có ý nghĩa
rất quan trọng trong phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp học tập tích cực. Đây là một

phương pháp mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy hóa học trong nhà trường.
Bài tập hóa học có ý nghĩa tác dụng to lớn về nhiều mặt:
Về mặt trí dục, bài tập hóa học làm chính xác các khái niệm hóa học, hiểu sâu các lý
thuyết đã học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi
vận dụng kiến thức vào việc giải quyết bài tập, học sinh mới nắm vững kiến thức một cách sâu
sắc. Giải bài tập là cách ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tập học
sinh sẽ buồn chán nếu chỉ yêu cầu nhắc lại kiến thức. Thực tế cho thấy, học sinh chỉ thích giải
bài tập trong giờ ôn tập.
Bài tập hóa học làm phong phú thêm sự hiểu biết của học sinh về thực tiễn, tự nhiên và
môi trường và BĐKH
Những bài tập có nội dung gắn liền với thực tế và đi sâu vào những hiện tượng tự nhiên,
môi trường sống, những hóa chất có ứng dụng trong thực tiễn, sẽ có tác dụng mở rộng sự hiểu
biết về thiên nhiên, con người và cuộc sống, từ đó gây hứng thú học tập bộ môn.
Bài tập hóa học rèn luyện kỹ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng, tính
toán theo công thức hóa học và phương trình hóa học. Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn luyện
cho học sinh các kỹ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học
sinh.
Như vậy, song song với tác dụng trí dục thì bài tập hóa học giúp phát triển học sinh cách
tư duy lôgic, khái quát, độc lập, thông minh, sáng tạo.
Bài tập hóa học còn có tác dụng giáo dục tư tưởng cho học sinh. Bởi vì thông qua việc
giải bài tập rèn luyện cho học sinh đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê
khoa học.
Có thể khẳng định rằng việc sử dụng bài tập hóa học đúng lúc, phù hợp có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong giảng dạy. Giúp cho học sinh hiểu - nhớ - vận dụng các kiến thức vững
vàng, thành thục. Từ đó khơi dậy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển tư duy, đồng thời
kích thích sự tò mò, đam mê với bộ môn hóa học.
Bài tập hóa học còn có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho
học sinh. Những quy trình, các giai đoạn sản xuất các chất trong thực tiễn được đưa vào nội
dung bài tập sẽ giúp các em hứng thú hơn đối với khoa học và góp phần định hướng về nghề
nghiệp của các em trong tương lai.

Học sinh được hiểu biết thêm các hiện tượng trong thực tế, từ đó tạo hứng thú trong học
tập, không làm nặng nề về khối lượng kiến thức của học sinh và sau khi giải bài tập sẽ nắm
vững và nhớ kiến thức lâu hơn.
2.2.2. Sử dụng bài tập có liên quan đến thực tiễn trong giảng dạy
2.2.2.1. Sử dụng bài tập trong các giờ lên lớp

6


Việc sử dụng bài tập nói chung cũng như bài tập có liên quan đến thực tế về BVMT
trong giảng dạy hóa học hiện nay vẫn còn hạn chế. Bên cạnh những hạn chế về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, thời gian thì nội dung và phương pháp sử dụng bài tập như thế nào cũng là vấn đề
đáng quan tâm. Để phát huy được tác dụng của bài tập dạng này trong giáo dục môi trường cho
học sinh ở các giờ lên lớp cần phải phối hợp các dạng bài tập khác nhau.
2.2.2.2. Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới
a. Sử dụng bài tập nêu vấn đề và giải quyết vấn đề đặt ra.
Hiện nay dạy học nêu vấn đề đang là phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả trong
việc hoạt động hoá người học, phát triển con người tự chủ, sáng tạo. Để giải quyết tình huống
có vấn đề thì một trong các phương pháp tối ưu là sử dụng các bài tập. Ví dụ khi dạy đến phần
sản xuất axit sunfuric giáo viên có thể đưa ra câu hỏi : Trong công nghiệp sản xuất axit HCl,
H2SO4 đều theo phương pháp ngược dòng. Đối với axit HCl người ta dùng nước để hấp thụ
khí HCl, với axit H2SO4 có nên dùng nước để hấp thụ khí SO3 được không? Tại sao?
Với những vấn đề đặt ra như vậy nhằm kích thích tính tò mò, tư duy tích cực của học
sinh. Để giải quyết vấn đề đặt ra thông thường giáo viên đưa ra các bài tập để học sinh tự giải
quyết dưới sự điều khiển của giáo viên.
b. Sử dụng bài tập trong việc củng cố kiến thức và kỹ năng.
Đối với tiết học nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức và kỹ năng mới được hình thành sẽ
chưa vững chắc nếu không được củng cố ngay. Sử dụng bài tập hoá học trong đó có bài tập liên
quan đến thực tế về bảo vệ môi trường là một hình thức củng cố, ôn tập, hệ thống hoá kiến thức
một cách sinh động và có hiệu quả. Khi giải bài tập học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học,

phải đào sâu một khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải huy động kiến thức để có thể giải
quyết được bài tập. Tất cả các thao tác tư duy đó góp phần củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến
thức cho học sinh.
2.2.2.3 Sử dụng bài tập khi luyện tập, ôn tập
Các bài tập được sử dụng trong tiết học này phần lớn là các bài tập có tính chất tổng hợp
nhằm mục đích củng cố và giúp học sinh nắm vững kiến thức kỹ năng đã học.
Ví dụ trong tiết ôn tập chương oxi-lưu huỳnh giáo viên đưa ra bài tập sau:
Mức độ tối thiểu cho phép H2S trong không khí là 0,01 mg/l. Để đánh giá sự nhiễm bẩn
trong không khí của 1 nhà máy. Người ta làm như sau: Lấy 2 lít không khí cho lội từ từ qua
dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy dung dịch bị vẫn đục đen. Lọc kết tủa, rửa nhẹ làm khô cân
được 0,3585 mg. Hỏi nồng độ H2S có vượt mức cho phép không?
A) CH2S = 0,051 mg/l, vượt mức cho phép.
B) CH2S = 0,00255 mg/l, không vượt mức cho phép.
C) CH2S = 0,75 mg/l, vượt mức cho phép.
D) Ý kiến khác.
Giải bài tập này học sinh được rèn luyện kỹ năng giải toán, đồng thời các em biết được
nồng độ cho phép của H2S trong không khí và phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm khí H2S
.
2.2.2.4 Sử dụng bài tập trong tiết thực hành
Tiết thực hành ở trường phổ thông rất quan trọng trong việc giúp học sinh nắm vững
kiến thức, phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm. Sử dụng bài tập liên
quan đến thực tiễn khai thác kiến thức môi trường không những sẽ củng cố kiến thức, kiểm
chứng lý thuyết mà còn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục đức tính cần cù, cẩn thận
trong quá trình làm việc.

7


2.2.3/ Xây dựng các bài tập hóa học liên quan đến thực tế về bảo vệ môi trường và
BĐKH chương oxi - lưu huỳnh

Dựa vào mục đích, nội dung chương trình hóa học phổ thông và phương pháp dạy học;
dựa vào mục tiêu của chương oxi - lưu huỳnh; dựa vào đặc điểm bộ môn hóa học, ta có thể
xây dựng các bài tập hóa học có nội dung liên quan đến thực tế về BVMT – Biến đổi khí hậu
và phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai chương oxi - lưu huỳnh
Ví dụ 1: SO2 là một trong những chất khí chủ yếu gây ra những cơn mưa axit làm tổn
hại cho những công trình được làm bằng thép, đá. Hãy giải thích quá trình tạo ra axit và sự phá
huỷ của các công trình bằng thép, đá. Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
Ví dụ 2: Khí thoát ra từ hầm bioga (có thành phần chính là khí metan) được dùng đun
nấu thường có mùi rất khó chịu (mùi trứng thối). Nguyên nhân chính gây ra mùi đó là gì? Theo
em làm cách nào để khắc phục điều đó?
Hướng dẫn: Nguyên nhân chính gây ra mùi đó là do có lẫn khí hidrosunfua trong quá
trình lên men phân huỷ chất hữu cơ trong phân động vật.
Việc loại bỏ khí H2S là rất quan trọng vì trước hết nó là chất ăn mòn mạnh và thứ hai là
khi cháy nó tạo thành khí SO2 là một trong những chất chủ yếu gây ra mưa axit, nên cần phải
loại bỏ đến mức tối đa, đặc biệt là khi chuyên chở bằng đường ống.
Có thể loại mùi khí H2S bằng cách dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong H 2S
bị giữ lại theo phản ứng: H2S + Ca(OH)2 → CaS↓+ H2O
Các bài tập đề xuất:
* Bài tập trắc nghiệm khách quan:
Bài tập 1[10]: Trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh H2S , trong khí thải công nghiệp
chứa nhiều H2S mặt khác H2S nặng hơn không khí. Tại sao trên mặt đất lại không bị tích tụ?
A) Vì H2S dễ phân hủy tạo S.
B) Vì H2S tan nhiều trong nước.
C) Vì H2S tác dụng với oxi không khí.
D) Vì H2S tác dụng với các kim loại trong không khí.
Hướng dẫn: H2S không tích tụ lại vì phản ứng giữa H2S và O2 trong không khí xảy ra
nhanh: 2H2S + O2 KK → 2S ↓ + 2H2O
=>Đáp án đúng là: C
Bài tập 2: Hg rất độc và dễ bay hơi, nếu sơ ý để Hg rơi xuống sàn nhà ta phải:
A) Dùng vôi bột rắc lên.

B) Dùng bột than bột rắc lên.
C) Dùng muối ăn rắc lên.
D) Dùng bột lưu huỳnh rắc lên.
Hướng dẫn: Hg tác dụng với S ở nhiệt độ thường: Hg + S → HgS ↓
=> Đáp án đúng là: D .
Bài tập 3: Hít phải khí H2S nhiều gây độc cho con người là do:
A) H2S có mùi mùi trứng thối rất khó chịu.
B) H2S có tính khử mạnh.
C) H2S có khả năng phá hủy hồng cầu.
D) H2S có tính axit.
Hướng dẫn: Hemoglobin trong máu chứa Fe2+, hít phải H2S nhiều hồng cầu bị phá
hủy (máu hóa đen): H2S + Fe2+ → FeS ↓ + 2H+
màu đen
=>Đáp án đúng là: C
Bài tập 4: Bạc để lâu trong không khí bị hoá đen, nguyên nhân do:
A) Trong không khí chứa một lượng SO2. B) Trong không khí chứa N2.
C) Trong không khí chứa O2.
D) Trong không khí chứa một lượng H2S.

8


Hướng dẫn: Trong không khí chứa một lượng nhỏ khí hiđrosunfua, bạc tiếp xúc với
không khí có H2S bị biến thành Ag2S màu đen:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S +2H2O
Bài tập 5:Trong các câu sau, câu nào sai khi nói về ứng dụng của ozon?
A) Không khí chứa hàm lượng lớn khí ozon thì cây cối và các sinh vật sẽ sinh trưởng,
phát triển tốt hơn vì ozon có khả năng diệt khuẩn.
B) Trong không khí chứa 1 lượng nhỏ ozon có tác dụng làm trong lành không khí.
C) Dùng ozon để tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và các chất khác.

D) Dùng ozon để khử trùng nước, khử mùi.
Hướng dẫn: Với 1 lượng nhỏ ozon thì có tác dụng làm không khí trong lành. Còn nếu
không khí chứa hàm lượng lớn ozon thì ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như sinh vật.
=> Đáp án đúng là: A
Bài tập 6: Ozon là chất cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì:
A) Nó làm trái đất ấm hơn.
B) Nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại (tia cực tím).
C) Nó có khả năng diệt khuẩn.
D) Cả A, B, C
Hướng dẫn: Đáp án B.
Bài tập 7: Trong công nghiệp có 2 cách điều chế CuSO4 theo phương trình phản ứng:
Cách 1:
2Cu + O2 + 2H2SO4 → 2CuSO4 + 2H2O
Cách 2:
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O
Sử dụng cách nào có lợi hơn?
A) Cách 1.
B) Cách 2.
C) Cả 2 cách đều như nhau.
Hướng dẫn: Ở cách 2 tốn axit H2SO4 nhiều hơn và còn tạo khí SO2 là một khí độc
nên cách 1 có lợi hơn về cả kinh tế và không gây ô nhiễm môi trường.
=> Đáp án đúng là: A
Bài tập 8: Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự tạo thành mưa axit?
A) CO2
B) SO2.
C) H2S.
D) CO.
Hướng dẫn: Khí SO2 (Nguồn phát thải khí SO2 lớn nhất trong tự nhiên là núi lửa và
cháy rừng. Nguồn phát thải nhân tạo là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch) là một
trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit:

SO2 + H2O → H2SO3
xt
2 SO2 + O2 →
2SO3

SO3 + H2O
H2SO4
Axit tạo thành theo mưa, tuyết, sương rơi xuống đất. => Đáp án đúng là B
Bài tập 9: Mức độ tối thiểu cho phép H2S trong không khí là 0,01 mg/l. Để đánh giá sự
nhiễm bẩn trong không khí của 1 nhà máy. Người ta làm như sau: Lấy 2 lít không khí cho lội từ
từ qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy dung dịch bị vẫn đục đen. Lọc kết tủa, rửa nhẹ làm khô
cân được 0,3585 mg. Hỏi nồng độ H2S trong không khí có vượt mức cho phép không?
A) CH2S = 0,051 mg/l, vượt mức cho phép.
B) CH2S = 0,00255 mg/l, không vượt mức cho phép.
C) CH2S = 0,75 mg/l, vượt mức cho phép.
D) Ý kiến khác.
Hướng dẫn: Phương trình phản ứng: Pb(NO)3 + H2S → PbS ↓ +2HNO3

9


mPbS = 0,3585 mg => nPbS =

0,3585.10 − 3 =1,5.10-6(mol)
239

Theo phương trình phản ứng thì:
nPbS = n H2S = 1,5.10-6 (mol)
−6


CH2S = 1,5.10 .34( g ) = 2,55.10-5 g/l
2(l )
CH2S = 0,0255 mg/l > 0,01mg/l
Như vậy nồng độ H2S trong không khí vượt mức cho phép
=> Đáp án đúng là: B
Bài tập 10: Để xác định khí độc H2S trong không khí người ta làm thí nghiệm:
Lấy 30 lít không khí nhiễm bẩn H2S (d = 1,2g/l) cho đi qua thiết bị phân tích có bình
hấp thụ đựng lượng dư dung dịch CdSO4 để hấp thụ hết khí H2S ở dạng CdS màu vàng. Sau
đó axit hóa toàn bộ dung dịch chứa kết tủa trong bình hấp thụ. Cho toàn bộ H2S thoát ra hấp thụ
hết vào 10ml dung dịch I2 dư phản ứng vừa đủ với 12,85 ml dung dịch Na 2S2O3 0,01344 M
theo sơ đồ phản ứng:
I2 + Na2S2O3 → Na2S4O6 + NaI.
Xác định hàm lượng H2S trong không khí (Số mg H2S trong 1g không khí)?
A) 23,4 mg.
B) 19,5 mg.
C) 17,2 mg.
D) Ý kiến khác.
Hướng dẫn: Phương trình phản ứng hấp thụ H2S trong mẩu không khí:
H2S + CdSO4 → CdS ↓ + H2SO4 (1)
Phương trình phản ứng khi axit hóa bình hấp thụ:
CdS + 2H+ → Cd2+ + H2S
(2)
Phương trình phản ứng oxi hóa H2S bằng lượng dư dung dịch I2:
H2S + I2 → S↓+ 2HI
(3)
Phương trình phản ứng giữa lượng dư I2 và Na2S2O3:
I2 + 2Na2S2O3 → Na2S4O6 + 2NaI (4)
Ta có:
nI 2 (4) =


1
n Na 2S2O3 = 12 . 12,85 . 0,01344.10-3 = 8,6352 . 10-5 (mol)
2

nI 2 (3) = 10.10-3 . 0,0107 - 8,6352.10-5 = 2,0648.10-5 (mol)
nI 2 (3) = n H2S = 2,0648.10-5 (mol)

=> Hàm lượng H2S trong không khí là:
2,0648.10-5.

34
= 19,5.10-6(g) H2S/ 1(g) không khí
30.1,2

=>Hàm lượng H2S trong không khí 19,5.10-3mg/1g không khí .
=>Đáp án đúng là: B.
Bài tập 11: Cho không khí có SO2 đi qua bình nước khí chứa dung dịch H2O2 với tốc
độ 15 l/phút trong 20 phút. Ở đây SO2 bị H2O2 oxi hóa thành axit sunfuric, lượng H2SO4 tạo
thành phản ứng hết với 22,2 ml NaOH 0,00102 M. Xác định thành phần phần trăm thể tích SO 2
trong không khí, biết khối lượng riêng của SO2 là 0,00285 g/ml.
A) 0,0847 %
B) 0,1694 %
C) 0,339 %
D) Ý kiến khác.

10


Hướng dẫn: Phương trình phản ứng:
SO2 + H2O2 → H2SO4

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
nNaOH = 22,2.10-3 . 0,00102 = 2,2644.10-5 (mol)
Theo (1) và (2):

(1)
(2)

n SO2 = n H2SO4 = 1 nNaOH = 1,1322.10-5 (mol)
2

VSO2 = mSO2 = (1,1322.10-5 . 64)/0,00285 = 0,2542 (lít)
D
=> Phần trăm thể tích SO2 trong không khí:

0,2542.100%
= 0,0847% =>Đáp án đúng: A
15.20

Bài tập 12: Nồng độ O3 trong không khí nếu bé hơn 0,06 mg/m 3 thì không gây tác hại
đến con người ở vùng nọ khi phân tích 100 lít không khí có 1,044.10 -7 mol O3. Hỏi nồng độ
ozon ở vùng đó, đánh giá môi trường ở đó có ô nhiễm không?
A) CO3 = 0,05 mg/m3, không bị ô nhiễm.
B) CO3 = 1,04.10-3 mg/m3, không bị ô nhiễm.
C) CO3 = 0,1 mg/m3, bị ô nhiễm.
D) Ý kiến khác.
Hướng dẫn: CO3 =

1,04167.10−7 (mol ).48( g )
= 0,5.10-7(g/l)= 0,05 (mg/m3)
100(l )


→ CO3 = 0,05 mg/m3 < 0,06 mg/m3 => Không khí ở đây không bị ô nhiễm
=> Đáp án đúng là: A.
Bài tập 13: Trong 1 vùng công nghiệp giới hạn cho phép nồng độ H2SO4 trong khí thải
là 35 mg/m3. Để xác định mức độ ô nhiễm người ta lấy 2 lít không khí cho lội qua dung dịch
Ba(OH)2. Lọc kết tủa sấy khô được
2,33.10-4g. Hỏi nồng độ H2SO4 trong không khí là bao nhiêu và có vượt giới hạn cho phép
không?
A) CH2SO4 = 98 mg/m3 , vượt giới hạn cho phép.
B) CH2SO4 = 49 mg/m3 , vượt giới hạn cho phép.
C) CH2SO4 = 24,5 mg/m3 , không vượt giới hạn cho phép.
D) Ý kiến khác.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng: H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2H2O
−4

n H2SO4 = n BaSO4 = 2,33.10 = 10-6 (mol)
233
−6
CH2SO4 = 10 .98( g ) = 49.10-6 (g/l) = 49 mg/m3
2(l )
=>Nồng độ H2SO4 trong không khí vượt giới hạn cho phép. Đáp án đúng là: B
Bài tập 14: SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường do:
A) SO2 là khí mùi hắc, nặng hơn không khí.
B) SO2 vừa có tính oxi hóa mạnh.
C) SO2 gây ra mưa axit.
D) SO2 có tính khử.

11



Hướng dẫn: SO2là một trong những chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, và là một
trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit tàn phá nhiều rừng cây, công trình kiến trúc,
biến đất đai trồng trọt thành hoang mạc, gây ảnh hưởng đến sức khổe con người (viêm phổi,
da...)
=> Đáp án đúng là: C .
Bài tập 15: Trong dây chuyền sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta không dùng
trực tiếp nước để hấp thụ SO3 vì:
A) Phản ứng giữa SO3 và H2O là phản ứng thuận nghịch, hiệu suất không cao.
B) Sẽ tạo mù axit, ăn mòn hệ thống máy móc và gây tổn thất lượng lớn axit.
C) Phản ứng giữa SO3 và H2O toả nhiệt mạnh.
D) Cả A, B và C
Hướng dẫn : Nếu dùng nước hấp thụ SO3 khi đó mù axit sunfric, là những hạt H2SO4
không ngưng tụ thành giọt lớn để cho ta H2SO4 lỏng mà theo dòng khí bay ra ngoài trời gây tổn
thất một phần lớn H2SO4, ăn mòn hệ thống kim loại ảnh hưởng môi trường. Đáp án đúng là: B.
Bài tập 16: Để thu hồi S từ khí H2S trong khí thải nhà máy ta thực hiện:
A) Trộn khí thải với 1 lượng tùy ý khí oxi, sau đó thực hiện phản ứng oxi hoá.
B) Trộn khí thải với 1 lượng thiếu oxi, sau đó thực hiện phản ứng oxi hóa.
C) Trộn khí thải với 1 lượng dư oxi, sau đó thực hiện phản ứng oxi hóa.
D) Trộn khí thải với 1 lượng vừa đủ oxi, sau đó thực hiện phản ứng oxi hoá.
Hướng dẫn : H2S cháy trong không khí: 2H2S + 3O2 → 2SO2 + H2O
Nếu thiếu oxi thì:
2H2S + O2 → 2S ↓ + 2H2O
Lợi dụng tính chất này người ta thu hồi S từ khí H2S có trong khí thải nhà máy. Trộn khí
thải với lượng thiếu oxi không khí thực hiện phản ứng oxi hóa với xúc tác boxit thu được S tự
do => Đáp án đúng là : B
Bài tập 17: Nếu nồng độ ozon trong khí quyển tăng lên thì nhiệt độ trái đất:
A) Giảm xuống
B) Tăng lên
C) Không ảnh hưởng

Hướng dẫn: Ozon cũng giống như CO2 là chất khí gây nên hiệu ứng nhà kính. Khi
nồng độ ozon trong khí quyển tăng lên 2 lần thì nhiệt độ trái đất tăng lên 10.
Bài tập 18: Khó khăn chính trong việc dùng ozon để khử trùng nước là:
A) Ozon có tính oxi hóa yếu.
B) Ozon tác dụng với nước.
C) Ozon tan ít trong nước.
D) Ozon độc.
Hướng dẫn: Do ozon tan ít trong nước nên trong quá trình làm sạch nước thì sự
khuếch tán ozon đóng vai trò quyết định.
=> Đáp án đúng là: C
Bài tập 19: Để xử lý một lượng khí SO2. Người ta dẫn khí SO2 qua A để hấp thụ hết
SO2 được dung dịch B. Sau đó axit hóa dung dịch B tái tạo lại SO2. Vậy A là:
A) Dung dịch Ca(OH)2.
B) Dung dịch NaOH.
C) Dung dịch Ba(OH)2.
D) Cả A, B, C.
Hướng dẫn: Phương trình phản ứng xảy ra:
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
(1)
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 ↓ + H2O
(2)
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
(3)
Như vậy ở đây chỉ khi dẫn khí SO2 qua dung dịch NaOH thì mới thu được dung dịch B
là Na2SO3. Còn ở phản ứng (1) và (2) đã tạo ra kết tủa. Axit hóa dung dịch B:
Na2SO3 + H+ → SO2 ↑ +2Na+ + H2O

12



=>Đáp án đúng là: B.
Bài tập 20:[8] Chất nào có thể gây ra sự phá hủy tầng ozon?
A) Cloflocacbon (CFC)
B) Cl2
C) NO
D) Cả A, B, C
Hướng dẫn:
- Dưới tác dụng của tia tử ngoại thì cloflocacbon và Cl2 bị phân hủy tạo gốc Cl.
UV
CFC → Cl.
UV
Cl2 → 2Cl.
Gốc tự do Cl. phá hủy tầng ozon
Cl. + O3 → ClO. + O2
ClO. + O. → Cl. + O2
=>
O3 + O. → 2O2
Khí NO do khí thải của các máy bay có thể phá hủy tầng ozon theo phản ứng: NO +
O3 → NO2 + O2
=> Đáp án đúng là: D
Bài tập 21: Trong dây chuyền sản xuất H2SO4 giai đoạn điều chế SO2 từ quặng pirit sắt,
để tránh sự thất thoát SO2 ra ngoài môi trường thì:
A) Luôn giữ áp suất trong lò đốt quặng cao hơn áp suất khí quyển.
B) Giữ áp suất trong lò bằng áp suất khí quyển.
C) Giữ áp suất trong lò bé hơn áp suất khí quyển.
Hướng dẫn: Áp suất trong lò đòi hỏi bao giờ cũng giữ thấp hơn áp suất ngoài khí quyển
để SO2 không bay ra ngoài làm ảnh hưởng môi trường.
=> Đáp án đúng là: C
Bài tập 22: Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi
trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-5 mol/m3 không khí coi như

ô nhiễm. Người ta lấy 50 ml không khí ở thành phố phân tích có 0,012 mg SO 2. Hỏi nồng độ
SO2 trong thành phố đó là bao nhiêu và không khí ở đó có bị ô nhiễm không?
A) CSO2 = 3,75.10-6 mol/m3, không khí không bị ô nhiễm.
B) CSO2 = 3,75.10-3 mol/m3, không khí bị ô nhiễm.
C) CSO2 = 1,875.10-4 mol/m3, không khí bị ô nhiễm.
D) Ý kiến khác.
Hướng dẫn:

CSO2 =

0,012.10 − 3
64.50.10

−3

= 3,75(mol/l) = 3,75.10-3(mol/m3)

Như vậy CSO2 = 3,75.10-3 mol/m3 >3.10-5mol/m3
=> Không khí vùng đó bị ô nhiễm => Đáp án đúng là: B.
* Bài tập tự luận:
Bài tập 1: Các chất freon gây ra hiện tượng “lỗ thủng ozon”.
Cơ chế phân huỷ ozon bởi freon (thí dụ CF2Cl2) được viết như sau:
CF2Cl2 UV
→ Cl. + CF2Cl (a)

13


O3 + Cl. → O2 + ClO.
(b)

.
.
O3 + ClO → O2 + Cl
(c)
Giải thích tại sao một phân tử CF2Cl2 có thể phân huỷ hàng chục ngàn phân tử ozon?
Hướng dẫn: Phản ứng phân huỷ ozon là phản ứng dây chuyền theo cơ chế gốc.
Nguyên tử Cl. sinh ra ở phản ứng (c) tiếp tục tham gia phản ứng (b). Quá trình đó điều kiện lặp
đi lặp lại hàng chục ngàn lần, do đó mỗi phân tử CF2Cl2 có thể phân huỷ hàng chục ngàn phân
tử O3.
Bài tập 2: Để loại bỏ SO2 trong khí thải nhà máy luyện kim có thể dùng: Na2SO3, MgO,
CaO. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Hướng dẫn: Các tác nhân mang tính kiềm đều có khả năng hấp thụ SO 2. natrisunfit,
magie oxit, canxi oxit đều là những chất hấp thụ SO2 tốt:
H2O + Na2SO3 + SO2 → 2NaHSO3
MgO + SO2 → MgSO3
CaO + SO2 → CaSO3
Bài tập 3: Hãy cho biết quá trình tạo thành ozon trên tầng cao khí quyển và nguồn sản
sinh ozon trên mặt đất. Ozon ở đâu có vai trò bảo vệ sự sống? Ở đâu gây hại cho sự sống?
Hướng dẫn : Trên tầng bình lưu của khí quyển (cách trái đất từ 10 - 80 km) lớp ozon
xuất hiện ở độ cao 18 – 30 km.
Dưới tác dụng của tia cực tím, oxi chuyển thành ozon:
3O2 → 2O3
Ozon nằm ở bình lưu có tác dụng ngăn ngừa các tia tử ngoại chiếu xuống trái đất, bảo
vệ sự sống.
Tuy nhiên ở mặt đất, ozon được hình thành khi oxi hoá các hợp chất hữu cơ chẳng hạn
nhựa thông. Nồng độ nhỏ của ozon trên mặt đất có tác dụng kích thích hô hấp. Nếu nồng độ
zon cao sẽ gây ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người.
Bài tập 4: Nhà máy nước thường xử lý nước ngầm để cung cấp nước sạch cho thành
phố. Người ta thường tiến hành theo những cách sau:
Cách 1: Bơm nước ngầm cho chảy qua các giàn mưa.

Cách 2: Sục oxi vào bể chứa nước.
Hãy giải thích cách làm trên?
Hướng dẫn: Trong nước ngầm thường chứa muối Fe(II) tan trong nước có ảnh hưởng
không tốt tới sức khoẻ con người. Để loại bỏ hợp chất sắt trong nước ngầm, các nhà máy nước
sử dụng một trong 2 cách trên, mục đích làm cho Fe(II) sẽ bị oxi hoá thành Fe(III) tồn tại dưới
dạng kết tủa.
Bài tập 5: Trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp hàm lượng oxi trong nước luôn
được chú ý, vì nếu hàm lượng oxi nhiều sẽ gây ăn mòn kim loại các đường ống xử lý nước.
Chính vì thế khi khử oxi người ta thường dùng các hợp chất sau: Na2SO3, SO2, Na2S2O3. Hãy
viết phương trình phản ứng?
Hướng dẫn: Cơ sở của phương pháp này là đưa vào nước các chất dễ bị oxi hoá bằng
oxi hoà tan. Khi cho các chất khử vào thì nồng độ oxi hoà tan giảm:
2Na2SO3 + O2 → 2 Na2SO4
SO2 + Ca(HCO3)2 → CaSO3 + 2CO2 + H2O
CaSO3 + O2 → 2CaSO4
2Na2S2O3 +5O2 →4Na2SO4

14


Bài tập 6: Để diệt chuột trong một nhà kho, người ta dùng phương pháp đốt lưu huỳnh,
đóng kín nhà kho lại. Chuột hít phải sẽ sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị
ngạt mà chết. Chất gì đã làm chuột chết?
Có nên sử dụng phương pháp diệt chuột này một cách rộng rãi không?
Hướng dẫn : Đốt S tạo ra khí SO2 là khí độc có khả năng làm tê liêt cơ quan hô hấp.
S + O2→ SO2
Khí SO2 không những độc với động vật mà cả với con người (gây bệnh viêm phổi,
da…) và môi trường xung quanh, là nguyên nhân chính gây ra mưa axit. Do vậy không nên sử
dụng rộng rãi phương pháp diệt chuột nêu trên.
Bài tập 7: Các dẫn xuất F2, Cl2 của hiđocacbon (gọi tắt là CFC) là những chất khí nặng

hơn không khí, tương đối trơ và quá trình chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí thu rất
nhiều nhiệt. Vì vậy trước đây người ta thường sử dụng CFC là một chất sinh hàn trong công
nghiệp làm lạnh. Tại sao ngày nay điều này bị cấm?
Hướng dẫn : Ngày nay chúng bị cấm là do chúng là một trong những nguyên nhân làm
thủng tầng ozon. Các chất CFC (như CCl 2F2, CCl3F, C2Cl3F3, CBrClF2…) dưới tác dụng của
bức xạ tử ngoại (khoảng 200nm) sinh ra gốc clo, sau đó gốc clo tác dụng với O3 tạo ra O2 nên
tầng ozon bị phá huỷ.
Cl. + O3 → ClO. + O2 →…
Bài tập 8: Các nguyên tắc vận tải axit sunfuric đậm đặc đựng trong các toa thùng yêu
cầu một cách nghiêm ngặt phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát sau khi tháo axit ra khỏi toa
thùng. Tại sao sau khi tháo axit ra rồi mà khoá chặt ngay vòi lại thì toa thùng không bị hư hỏng,
còn nếu cứ để mở thì sẽ không dùng được toa thùng nữa?
Hướng dẫn: H2SO4 đặc được vận chuyển bằng các toa thùng bằng thép , do sắt bị thụ
động hoá trong axit H2SO4 đặc nguội nên không có phản ứng. Khi tháo H2SO4 ra sẽ có một
lượng nhất định axit sunfuric còn lại trong toa thùng. Nếu không đóng kín lại thì hơi ẩm sẽ xâm
nhập vào làm loãng dung dịch axit. Khi đó H2SO4 loãng sẽ phản ứng với toa xe làm hỏng toa.
Bài tập 9 [12]: Trong quá trình sản xuất H2SO4 bằng phương pháp tiếp xúc, giai đoạn
đầu là đốt S thành SO2. Luật bảo vệ môi trường quy định không được vượt quá 0,05% SO2 thải
ra khí quyển.
a) Muốn sản xuất 2000 tấn H2SO4 nguyên chất mỗi ngày, lượng khí SO2 được phép thải
ra khí quyển là bao nhiêu?
b) Mỗi năm Mĩ sản xuất 40 triệu tấn H 2SO4. Vậy lượng SO2 thải ra khí quyển là bao
nhiêu?
c) Một trong những phương pháp ngăn chặn không cho SO 2 bay ra khí quyển là xử lí khí
thải bằng nước vôi trong :
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O
2 CaSO3 + O2 → 2 CaSO4
Vậy mỗi ngày phải dùng bao nhiêu tấn vôi sống để thu hồi hết lượng SO2 ở phần a) ?
d) CaSO4 có thể dùng làm gì?
Hướng dẫn:

a)Ta có sơ đồ dây chuyền sản xuất H2SO4 là:
S → SO2 → SO3 →H2SO4
64g
98g
Để sản xuất 2000 tấn H2SO4 mỗi ngày thì lượng SO2 cần thiết là:

15


mSO2 =

2000.64
=1306,122 (tấn)
98

Theo luật bảo vệ môi trường lượng SO2 được phép thải ra ngoài khí quyển là 0,05%
.Vậy để sản xuất 2000 tấn H2SO4 mỗi ngày thì lương SO2 được phép thải ra là:
1306,122 : 99,95% . 0,05% = 0,653 (tấn)
b) Mỗi năm Mĩ sản xuất 40 triệu tấn H2SO4
40.10 6.0,653
m
=> SO2 (được phép thải ra) =
=13060 (tấn)

c) Ta có nCaO = n Ca (OH)2 = n SO2

2000
0,653.10 6
=
=10203,125 (mol)

64

mCaO = 10203,125 . 56 = 571375 (g) ≈ 0,571 (tấn)
d) CaSO4 là thạch cao, nó có nhiều ứng dụng như là :
- Bó chỉnh hình trong ngành y.
- Dùng làm khuôn đúc.
- Dùng làm phấn viết bảng.
Bài tập 10 : Có các thí nghiệm sau: [8]
TN1: Cho một mảnh Cu nhỏ vào một ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng.TN2:
Cho một mảnh Cu nhỏ vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 đặc và đậy nút bông lắc đều.
a) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra trong 2 thí nghiệm trên và giải thích? Viết phương
trình phản ứng nếu có.
b) Cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn cho thí nghiệm 2?
c) Nút bông nên được tẩm hoá chất gì để không gây ô nhiễm môi trường?
Hướng dẫn:
a)TN 1: Không có hiện tượng gì xảy ra.
TN2: Có khí thoát ra mùi xốc, dung dịch có màu xanh do phản ứng:
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
H2SO4 đặc có tính oxi hoá rất mạnh, nó oxi hoá được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) .
b) Do khí SO2 rất độc nên để đảm bảo an toàn cho thí nghiệm thì hệ thống thí nghiệm
cần phải kín để hạn chế tối đa sự thoát khí SO2 ra ngoài môi trường .
c) Nút bông nên tẩm dung dịch NaOH loãng để giữ khí SO 2 lại theo phương trình phản
ứng : 2NaOH +SO2 →Na2SO3 + H2O

16


3. KẾT LUẬN
3.1. Nhận xét:
Dựa vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài. Tôi đã giải

quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn sau:
1. Tìm hiểu và nghiên cứu các cơ sở khoa học MT - BĐKH, hóa học MT qua tài liệu,
chuyên ngành, tạp chí.
2. Xây dựng và sưu tầm hệ thống bài tập chương oxi – lưu huỳnh liên quan đến thực tế
về BVMT - BĐKH.
3. Thiết kế mẫu một số bài soạn sử dụng các bài tập đề xuất.
4. Xây dựng một số tờ rời có nội dung GDMT.
5. Tiến hành giảng dạy thực nghiệm, sau đó kiểm tra đối chiếu và đi đến kết luận: Sử
dụng các bài tập liên quan đến thực tế về BVMT giúp học sinh hiểu biết hơn về MT và giáo
dục ý thức BVMT cho học sinh.
6. Học sinh ở câc lớp nắm vững bài hơn; kết quả điểm kiểm tra cao hơn. Khi phân tích
kết quả kiểm tra và so sánh chúng tôi nhận thấy mức độ tái hiện cũng như vận dụng kiến thức
cao hơn.
7. Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi ở các lớp nhiều hơn, đặc biệc không khí học tập sôi
nổi hơn và độ bền kiến thức chắc hơn, HS hiểu sâu và nhớ lâu.
Như vậy ta có thể kết luận được rằng việc sử dụng hợp lý các câu hỏi và bài liên quan
đến thực tế bảo vệ môi trường và BĐKH trong giảng dạy hóa học với những nội dung và biện
pháp nêu trên đã đem lại kết quả cao : học sinh hứng thú hơn trong học tập; kiến thức thu nhận
được chắc chắn hơn, bền hơn và được vận dụng sáng tạo hơn.
3.2. Kết quả:
Sau một thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài "Sử dụng hệ thống bài tập liên
quan đến thực tế về bảo vệ môi trường và BĐKH chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 cơ
bản". Tôi đã thực hiện được nhiệm vụ đề ra như sau :
1. Nghiên cứu được cơ sở lý luận của đề tài.
2. Sưu tầm, biên soạn được hệ thống câu hỏi và bài tập theo từng mức độ của quá
trình phát triển tư duy của học sinh chương Oxi – lưu huỳnh (Hóa 10) ban cơ bản trong
đó có bài tập định tính và bài tập định lượng.
3. Nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập này để xây dựng giáo án, giảng dạy các
loại bài nghiên cứu tài liệu mới và ôn tập; luyện tập.
4. Tiến hành dạy thực nghiệm 2 giáo án trên 4 lớp

5. Chấm được 98 bài kiểm tra đánh giá hiệu quả giờ học ở các lớp và phân tích kết
quả thu được.
Bảng 1: Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra của học sinh khối 12:
Lớp
Tổng số Số học sinh đạt điểm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đối chứng
49
0
0
1
2
4
11 12 11 6
2
0
Thực nghiệm 49
0
0
0

1
2
8
10 13 10 4
1

17


Bảng 2: Bảng thống kê tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình, khá giỏi.
Số % học sinh
Lớp
Tổng số
Yếu kém
Trung bình
Khá giỏi
Đối chứng
49
14,29
46,94
38,78
Thực nghiệm
49
6,12
36,73
57,14
Trên cơ sở những kiến thức; phương pháp nghiên cứu và kết quả thu được trong
thời gian tới tôi sẽ cố gắng tiếp tục xây dựng, lựa chọn câu hỏi và bài tập các dạng cho các
chương nhóm khác thuộc chương trình hóa học trung học phổ thông. Dựa trên hệ thống
bài tập này để tiếp tục soạn kỹ hơn các giáo án nghiên cứu tài liệu mới, giáo án luyện tập

ôn tập theo hướng phát triển tư duy cho học sinh. Phối hợp sử dụng bài tập trắc nghiệm
với bài tập tự luận trong giảng dạy để kiểm tra đánh giá học sinh
3.3. Đề xuất
Để GDMT và BĐKH có hiệu quả hơn nữa, chúng tôi nêu ra một số kiến nghị sau:
- Cần tăng cường và xây dựng và sử dụng các bài tập liên quan đến thực tế về BVMT
trong giảng dạy.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá nội dung về MT cho học sinh .
- Cần có những nội quy quy định học sinh thực hiện nhiệm vụ BVMT học đường và ở địa
phương.
- Và chúng tôi mong muốn có thêm nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề
MT để góp phần nâng cao hiểu biết về MT cho tất cả mọi người có ý thức giữ gìn, BVMT.
Trên đây chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu trong một khoảng thời gian hạn hẹp và
khả năng bản thân còn hạn chế; chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý
kiến nhận xét; góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để công việc giảng dạy của
tôi sau này được thuận lợi và đạt kết quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Thường Xuân, ngày 28/4/2017
XÁC NHẬN CỦA BGH

NGƯỜI VIẾT
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Lương Chí Chình

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Trường - Phương pháp dạy học ở trường phổ thông. NXB GD -2005.
2. Phạm Viết Vượng - Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. NXB GD – 2001.
3. Tăng Văn Đoàn-Trần Đức Hạ – Kỷ thuật môi trường. NXB GD -2004.
4. Trần Thị Bính – Phùng Tiến Đạt – Lê Viết Phùng – Phạm Văn Thưởng – Hoá học công
nghệ và môi trường.
5. Cao Thị Kim Thu- Xây dựng và sử dụng các mô đun giáo dục môi trường khai thác từ
kiến thức hoá học để giáo dục môi trường. Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục ĐHSP HN 2002.
6. Võ Thị Hoà - Hoá học môi trường - Đại học Vinh 2000.
7. Sách giáo khoa, sách bài tập hoá học 10 chương trình nâng cao và cơ bản.
8. Đặng Thị Oanh – Phạm Văn Hoan – Trần Văn Ninh - Bài tập trắc nghiệm hoá học 10.
NXB GD 2006.
9. Phạm Thị Hồng Hà - Thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan chương “halogen” và
chương “ oxi-lưu huỳnh” (Hoá học 10)-ĐH Vinh -2006.
10. Cao Cự Giác - Các dạng đề thi trắc nghiệm hoá học - NXB GD- 2007.
11. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT (chu kỳ 3 - 2004 - 2007).
12. Tài liệu Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai ở trường THPT (năm 2014)

19



×