Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học tin học 10 ở trường THPT nguyễn xuân nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.47 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu:...........................................................................................3
Một số khái niệm, căn cứ lý thuyết để hình thành sáng kiến kinh nghiệm:....................3
2.3.1. Phương pháp sử dụng các thiết bị vật lí của máy tính để mô tả trực
quan...............................................................................................................5


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại hiện nay, thời đại của nền kinh tế tri thức, trong đó yếu tố
con người trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Và phương tiện cho sự phát triển đó chính là tri thức công nghệ - Tin học đóng
vai trò then chốt cho sự sáng tạo, mở đường, thúc đẩy cho sự phát triển các
ngành các lĩnh vực khác. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước đã chính
thức đưa bộ môn tin học vào các nhà trường giảng dạy từ năm 2006. Đến nay,
môn Tin học cũng giống như nhiều môn học khác ở trường THPT, nó có một vị
trí đặc biệt không thể thiếu được trong quá trình lĩnh hội tri thức của nhân loại.
Trong những năm gần đây, việc thay sách giáo khoa và mở các lớp bồi
dưỡng, tập huấn của Bộ và của các Sở giáo dục – Đào tạo đồng thời cũng là việc
bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ cấp Trung học cơ sở
đến bậc Trung học phổ thông. Theo các nhà chuyên môn thì một trong những
tình trạng học sinh yếu kém đó là do “Phương pháp giảng dạy chưa tốt”. Nghị
quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn nhấn mạnh cần phải đổi
mới chương trình và phương pháp giảng dạy để ngày càng đạt chất lượng cao,
đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước ta. Như vậy, phương pháp giảng dạy
trong quá trình lên lớp của giáo viên ở nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt,
nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định, vì người giáo viên dù có chuẩn bị
nội dung phong phú và chu đáo đến đâu đi nữa nếu không sử dụng đúng phương
pháp giảng dạy thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò
bị hạn chế và kết quả sẽ không đạt được như mục tiêu đề ra trong tiết học.


Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kiến thức Tin học rất hay, bổ ích và
cần thiết đối với học sinh. Nhưng chương trình tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất
cao của các giáo viên, đồng thời là sự nhạy bén, tư duy, quan sát và sáng tạo của
học sinh. Tin học đòi hỏi học phải đi đôi với hành, yêu cầu học sinh phải vững lý
thuyết để áp dụng vào thực hành. Đặc biệt đối với Tin học 10 là cơ sở để hình
thành kiến thức, kỹ năng thực hành máy tính của bộ môn Tin học ở cấp THPT,
giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, bài tập thực hành tin học
là công cụ hữu hiệu để kiểm tra học sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ
của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập tin
học. Đồng thời có biện pháp giúp các em mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng
đạo đức, kỹ năng cho học sinh ngay từ những ngày đầu tiên. Như vậy thông qua
môn tin học 10 học sinh được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, về đạo đức và
tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập, nghiên cứu bộ môn đối với học
sinh trong những năm tiếp theo.
Với kinh nghiệm giảng dạy ở nhiều năm trước, tôi nhận thấy để có một
kết quả giảng dạy bộ môn tin học 10 tốt, giáo viên cần phải phối hợp nhiều
phương pháp giảng dạy, đối với mỗi bài học cần có phương pháp dạy học tương
ứng, phù hợp thì học sinh mới tiếp thu bài tốt, hiệu quả tiết học cao hơn, các em
dễ dàng móc nối giữa các kiến thức với kỹ năng thực hành. Hiện tại trường
2


THPT Nguyễn Xuân Nguyên chưa có tài liệu và đề tài nào nghiên cứu về các
phương pháp dạy học tin học 10, nhà trường và các đồng nghiệp cũng nhận thấy
được sự cần thiết của vấn đề, xong vẫn chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể.
Với những lí do như trên, để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy tin
học lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, tôi xin trình bày đề tài: “Một
số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học tin học 10 ở trường THPT
Nguyễn Xuân Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu:

Với chủ trương của giáo dục: lấy học sinh làm trung tâm, người thầy
đóng vai trò dẫn dắt học sinh, đồng thời hướng dẫn các em để cho các em và làm
được bài. Muốn học sinh hiểu được, thì giáo viên phải nghiên cứu cách giảng
dạy, làm sao truyền đạt được đúng, đủ kiến thức, nhưng phải dễ hiểu nhất, cụ thể
nhất. Giáo viên phải thật sự tận tâm, nhiệt huyết với bài dạy thì cũng mới truyền
được cảm hứng học tập cho các em, tránh được sự mệt mỏi, buồn ngủ, nhàm
chán của tiết học. Khi học sinh đã hiểu, nắm vững kiến thức của bài học, thì các
em có thể thực hành một cách dễ dàng.
Đề tài được xây dựng nhằm mục đích đưa ra những phương pháp mới,
cách dạy mới để giúp các tiết học tin trở nên sinh động hơn, hào hứng, khơi dậy
sự sáng tạo. Không những kích thích các em học tập môn tin mà còn tạo cho các
em sự hứng khởi, say mê học tập, truyền lửa cho các em để các em có tinh thần
phấn chấn, tập trung học tập tiếp thu tốt các kiến thức của môn học khác.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu nội dung và kiến thức chương trình Tin học phổ thông, cụ
thể là tin học 10
- Nghiên cứu về kỹ năng, phương pháp dạy học, đổi mới theo hướng tích
cực, lấy học sinh làm trung tâm
- Nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh THPT
- Tổng kết các phương pháp đã áp dụng mang lại hiệu quả dạy học các lớp
học ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Các kiến thức tin học, tin học 10, các
tài liệu về giáo dục học, tâm lý học.
- Tham khảo tài liệu về phương pháp dạy học, mô hình dạy học
- Thu thập thông tin, khảo sát thực tế, phân tích đánh giá...
- Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Một số khái niệm, căn cứ lý thuyết để hình thành sáng kiến kinh nghiệm:

Phương pháp được hiểu là con đường, là cách thức để đạt những mục tiêu nhất
định.
3


Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy gây nên
những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
Phương pháp nâng cao chất lượng là cách thức tiến hành các hoạt động
dạy học để nâng cao quá trình tiếp thu bài của học sinh.
Phương pháp dạy học Tin học là nghiên cứu những mối liên hệ có tính
quy luật giữa các thành phần của quá trình dạy học môn Tin học chủ yếu là giữa
mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của việc
dạy học môn này theo các mục đích đặt ra.
“Trích Phương pháp dạy học đại cương môn tin học - Nhà xuất bản ĐHSP”
2.2. Thực trạng vấn đề
Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên là ngôi trường mang tên vị giáo sư
nhãn khoa đầu ngành của Việt Nam, được đóng trên địa bàn xã Quảng Giao,
huyện Quảng Xương. Với số lượng hơn 1000 học sinh, được dìu dắt bởi hơn 70
cán bộ giáo viên trong trường, là ngôi trường có bề dày về thành tích, và trong
những năm về đây, trường luôn được vinh danh bởi kết quả học sinh giỏi quốc
gia, học sinh giỏi tỉnh, số lượng học sinh đậu đại học. Những thành tích đó là
niềm tự hào của mỗi cán bộ giáo viên và học sinh trong trường.
Để đạt được những thành tích đó là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các
cấp lãnh đạo đối với nhà trường, là năng lực quản lý của ban giám hiệu, và sự cố
gắng của toàn bộ cán bộ giáo viên, đã đưa nhà trường lên tầm nhìn mới. Nhà
trường luôn quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phòng máy thực hành,
máy chiếu, thư viện sách có nhiều tài liệu, sách tham khảo cho học sinh và giáo
viên. Đội ngũ giáo viên trẻ, được đào tạo theo đúng chuyên ngành, có nhiều tâm
huyết, thường xuyên trao đổi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm và góp ý, bổ
sung cho nhau. Học sinh chăm ngoan, chịu khó, ý thức học tập cao. Đối với bộ

môn tin nói riêng, bản thân tôi và các giáo viên trong tổ tin học luôn trau dồi
kiến thức, học hỏi, thảo luận và góp ý kiến cho nhau. Học sinh thì rất thích học
tin học, các em ham học hỏi, khám phá và mong muốn tìm hiểu cái mới.
Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy một số khó khăn trong quá trình dạy học
tin học tại trường:
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn chế, số lượng phòng máy
và máy tính chưa đủ để đáp ứng nhu cầu dạy học.
- Phần lớn là học sinh nông thôn, ven biển, bố mẹ bận việc và thường
xuyên đi làm ăn xa, ít có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con. Gia
đình các em hầu như chưa có máy tính, nên khả năng tự thực hành, ôn bài ở nhà
khó.
- Các em học sinh khi tiếp xúc với tin học 10, đa số đều bỡ ngỡ vì lần đầu
tiên được biết đến máy tính, chưa biết cách sử dụng máy tính.
- Một số học sinh có tư tưởng môn tin học là môn phụ, không thi đại học,
không thi tốt nghiệp nên các em có suy nghĩ học đối phó, không chú trọng.
- Số tiết thực hành trong chương trình sách giáo khoa còn chưa đủ, học sinh
chưa kịp làm quen với thao tác thực hành máy tính thì thời lượng giành cho tiết
4


thực hành đã hết, nên chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng, dẫn đến học sinh
cảm thấy không hứng thú học  dẫn đến chán học dẫn đến lười học dẫn
đến không hiểu bài, kết quả thấp.
- Tin học lớp 10 phần lớn là lý thuyết kết hợp với thực hành nhưng nhiều
giáo viên chỉ đơn thuần khai thác kiến thức như lâu nay chúng ta vẫn làm - dạy lý
thuyết trên lớp đến bài thực hành học sinh mới được thực hành, khi đó bài học trở
nên khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh, vì khi đó học sinh gần như quên
lý thuyết, phải giở sách vở xem lại rồi mới thực hành được.
2.3. Một số phương pháp đã tiến hành để nâng cao chất lượng tin học 10
ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên

Để đạt được mục đích dạy học của mỗi bài học luôn là niềm trăn trở của mỗi
người thầy giáo, mỗi giáo viên có cách truyền thụ, phương pháp riêng, nhưng điều
quan trọng đầu tiên là làm thế nào để học sinh hào hứng trong mỗi tiết giảng, từ đó
yêu thích môn học của mình, say mê học tập nghiên cứu, sáng tạo.... Một tiết học
thành công không những đem lại kiến thức cho học sinh mà còn đem lại niềm vui,
khơi dậy tình yêu nghề cho giáo viên. Dưới đây là một số biện pháp đối với môn
Tin học 10 mà tôi đã áp dụng.
2.3.1. Phương pháp sử dụng các thiết bị vật lí của máy tính để mô tả trực quan
Kiến thức tin học là kiến thức khá mới đối với học sinh, hầu hết học sinh
còn nhiều bỡ ngỡ, nhiều kiến thức về máy tính giờ học sinh mới được làm quen.
Với tin học 10, những bài đầu mang tính chất khái niệm, giới thiệu về máy tính,
các thành phần của máy tính. Nếu giáo viên chỉ dạy theo phương pháp sử dụng
sách giáo khoa, đọc cho học sinh ghi, thì chắc chắn các em sẽ không thể có hiểu
biết sâu về các thiết bị của máy tính, tất cả các khái niệm chỉ là mơ hồ và việc
ghi nhớ kiến thức này cũng rất khó khăn. Vì vậy, để dạt hiệu quả trong bài dạy,
và mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, tôi đã thay phương pháp giáo viên đọc,
học sinh ghi bằng việc mô tả trực quan sinh động bài học bằng các thiết bị cụ
thể. Tiết học trở nên sinh động, ấn tượng, học sinh nắm kiến thức dễ dàng.
Ví dụ 1: Bài 3: “Giới thiệu về máy tính”
Áp dụng phương pháp khi giảng về phần cứng của máy tính. Vì một lớp
học khá đông, hơn 40 học sinh, nếu cho các em xuống phòng máy tính thì sẽ gây
lộn xộn, mất trật tự, thay vì nhìn các bộ phận của máy tính bằng hình ảnh sách
giáo khoa, học sinh sẽ được tìm hiểu cụ thể từng thành phần ở trên lớp, được
mắt thấy tai nghe các bộ phận của máy tính.
Kinh nghiệm những năm giảng dạy trước, tôi nhận thấy: khi học phương
pháp cũ, học sinh sau khi quan sát sơ đồ cấu trúc máy tính trong sách giáo khoa
thì chưa hình dung ra các bộ phận máy tính là như thế nào, khi nêu tên và tác
dụng các thành phần luôn bị nhầm lẫn. Khái niệm :“CPU là thành phần quan
trọng nhất của máy tính, là bộ não của máy tính”, nhiều em khi được hỏi về
CPU còn cho rằng CPU chính là cây của máy tính.


5


SKKN: Trước hết tôi mang lên lớp học 1 cây máy tính nguyên vẹn để
giới thiệu cho học sinh và cũng chỉ ra rằng cây máy tính sẽ hoạt động nếu có
nguồn điện, ta sẽ được thấy các chương trình của máy tính (chính là phần mềm
máy tính) khi có màn hình.
Hình ảnh một số cây máy tính

- Đồng thời tôi mang lên lớp các thiết bị rời của máy tính như ổ cứng, ổ mềm,
ổ đĩa CD, mainboard, thanh ROM, RAM, CPU.... (các thiết bị này lấy từ
máy tính khác, có thể lấy các thiết bị đã hỏng.

6


- Mỗi thiết bị sẽ được giáo viên
nêu tên, tác dụng và vị trí đặt
thiết bị trong cây máy tính (giáo
viên sẽ mở nắp của cây máy tính
để chỉ cụ thể vị trí của từng thiết
bị cho học sinh quan sát)

- CPU là thành phần quan trọng, Giáo viên nêu chức năng của CPU, chỉ rõ vị
trí của CPU, và khẳng định CPU không phải là cây máy tính giống như một
số em nhầm tưởng.( Nếu có thể, giáo viên có thể mang một số loại CPU để
các em quan sát và giải thích những ảnh hưởng của CPU tới cấu hình máy)

* Nhiều học sinh mơ hồ khi phân biệt Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài. Các em

còn có suy nghĩ sai lầm rằng: Bộ nhớ trong là bộ nhớ đặt bên trong cây máy
tính, còn bộ nhớ ngoài là bộ nhớ đặt bên ngoài cây máy tính. Chính vì vậy giáo
viện cần phải có những thiết bị, hình ảnh cụ thể để làm sáng rõ vấn đề này.
- Một số thiết bị Bộ nhớ ngoài mang lên phòng học: thẻ nhớ, USB, đĩa cứng,
đĩa CD, đĩa mềm...

USB

CD-ROM

HDD

7


- Đối với Bộ nhớ trong: ROM và RAM.=> GV cho học sinh quan sát kỹ thanh
RAM, ROM, vị trí, khe cắm
=> Học sinh rất hay nhầm lẫn 2 khái niệm ROM và RAM, trong quá trình
dạy giáo viên vừa đưa thiết bị để học sinh quan sát, vừa trình bày khái niệm. Tôi
tin rằng sau khi được quan sát, được cầm xem trực tiếp thì các em sẽ nhớ rõ 2
khái niệm này.
RAM
ROM
- Bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu
- Chứa chương tình hệ thống được
- Khi tắt máy, dữ liệu trong RAM sẽ
hãng Sản xuất nạp sẵn
bị mất đi
- Dữ liệu không xóa được
- Khi tắt máy dữ liệu trong ROM

không mất đi

Sau khi dạy xong tôi đưa ra một số câu hỏi, và đa phần các em đều trả lời
đúng:
Câu 1: Em hãy cho biết máy tính gồm bao nhiêu bộ phận?
Câu 2: CPU là gì? Tầm quan trọng của CPU như thế nào? Em biết các hãng sản
xuất CPU hiện nay không?
Câu 3: CPU có phải là cây máy tính không?
Câu 4: Em hãy cho biết sự khác biệt giữa Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài, kể các
loại của hai bộ nhớ trên?
Tương tự như vậy, khi dạy học sinh về thiết bị vào, thiết bị ra thì tôi cũng
đã mang lên lớp các thiết bị để giới thiệu cho học sinh, nêu rõ tên, tác dụng của
từng thiết bị:
- Thiết bị vào tôi đã giới thiệu cho học sinh thấy: Bàn phím, chuột, webcam,
máy quét
- Thiết bị ra tôi đã giới thiệu cho học sinh thấy: Màn hình mỏng, Máy in, Máy
chiếu thì các em đã được quan sát khi giáo viên bộ môn dạy học, Tai nghe,
loa (nhỏ), Modem.
Thông qua Bài dạy: “Giới thiệu về máy tính” bằng phương pháp sử
dụng các thiết bị của máy tính để mô tả trực quan, nhận được những phản hồi
tích cực từ học sinh. Tôi thấy học sinh rất chăm chú quan sát, thái độ học tập
tích cực, hợp tác, tinh thần sôi nổi. Các em đã có hiểu biết cụ thể về thành phần
của máy tính, không còn nhầm lẫn về tên gọi cũng như chức năng của từng
thành phần.
8


Ví dụ 2: Trong bài 20: Mạng máy tính cũng có rất nhiều thiết bị mạng
liên quan đến kết nối mạng mà học sinh hầu như chưa bao giờ được thấy. Thì
việc để học sinh tận mắt nhìn thấy các thiết bị vật lý về mạng là cần thiết, khi đó

học sinh dễ dàng nhận biết và tư duy được phương tiện truyền thông của mạng
máy tính, kết nối có dây, kết nối không dây.
- Qua dạy học tôi nhận thấy học sinh chưa phân biệt được cáp mạng là gì? Đôi
khi lên phòng thực hành các em còn nhầm đó là dây điện. Rất nhiều học sinh
chưa biết thiết bị modem, bộ phát wifi là gì.

- Phòng máy nhà trường Nguyễn Xuân Nguyên có cả 2 phương tiện truyền
thông là kết nối có dây và Wifi. Khi cho các em lên phòng máy, các em
thường có thắc mắc tại sao các máy tính để bàn của học sinh lại chỉ kết nối
mạng có dây, còn máy laptop của giáo viên lại bắt được sóng wifi.
=> Để học sinh hiểu rõ được điều này, giáo viên cần giải thích cụ thể về vỉ
mạng: máy để bàn chỉ có vỉ mạng có dây nên chỉ nối được mạng có dây, còn
máy laptop có vỉ mạng không dây nên bắt được sóng wifi.
2.3.2. Biện pháp trực tiếp cầm tay chỉ việc:
Trong chương II + III, Tin học 10 có rất nhiều kiến thức liên quan đến kỹ
năng thực hành của học sinh, mà chỉ có qua các giờ thực hành trên máy mới
phát huy được tối đa kiến thức cũng như kỹ năng vận dụng của học sinh. Lâu
nay phần lớn giáo viên đều dạy lý thuyết ở phòng học, áp dụng hình thức truyền
thống: thầy dạy – trò nghe, thầy đọc – trò viết. Tôi không phủ nhận hình thức
này không mang lại hiệu quả, nhưng trong quá trình dạy ở trường THPT Nguyễn
Xuân Nguyên tôi rút ra kinh nghiệm rằng nếu vẫn áp dụng hình thức cũ vào dạy
học ở một số bài tin học 10 thì hiệu quả bài dạy không cao. Lý thuyết học tuần
này, tuần sau mới được thực hành, nên học sinh sau khi học lý thuyết sẽ rất
nhanh quên, muốn thực hành được lại phải xem lại sách vở hoặc nhờ giáo viên
9


hướng dẫn. Hơn nữa các giờ thực hành trên máy theo phân phối chương trình lại
không đáp ứng đủ, chính vì lẽ đó tôi đã thực hiện giảng một số tiết lý thuyết tại
phòng máy tính. Khi đó giáo viên giới thiệu đến phần lý thuyết nào học sinh sẽ

được thực hành ngay phần đó. Hình thức dạy lý thuyết ở phòng thực hành chính
là phương pháp cầm tay chỉ việc, học sinh sẽ được mắt thấy, tai nghe, tay làm,
kết quả học tập sẽ cao hơn.
Ví dụ 1: Bài 11: Tệp – quản lý tệp
Nội dung kiến thức giúp học sinh có khái niệm về tệp và thư mục, phân
biệt tệp thư mục, cách tạo thư mục. Nhưng qua những năm giảng dạy, qua kiểm
tra, tôi nhận thấy nếu học sinh không được thực hành và quan sát cụ thể trên
máy tính thì các em vẫn bị mắc một trong các lỗi sau:
- Học sinh lẫn lộn 2 khái niệm tệp và thư mục. Chưa xác đinh được rõ tệp là
cái nào, thư mục là cái nào trong máy tính.
- Trong thư mục có thể chứa thư mục nhỏ và tệp bên trong nhưng học sinh
cũng nhầm lẫn rằng tệp cũng có thể chứa được thư mục và tệp. (điều này tôi đã
nhận thấy khi cho các em làm bài kiểm tra lý thuyết yêu cầu vẽ cây thư mục)
- Cách viết đường dẫn của cây thư mục nhiều khi chưa chính xác.
Khi dạy bài này, tôi thực hiện tại phòng máy: giáo viên sử dụng máy chiếu
để đưa ra các khái niệm về tệp, thư mục, chỉ rõ hình ảnh về tệp và thư mục trong
máy, yêu cầu các em quan sát máy tính của mình, chỉ ra tệp và thư mục trên máy
đó (giáo viên có thể xuống lớp để hỏi một số em). Giáo viên hướng dẫn các em
tạo thư mục, yêu cầu mỗi học sinh tạo một thư mục với tên và lớp của mình (ví
dụ: Nguyễn Trang – 10B6). Từ ví dụ cụ thể học sinh tạo tệp, tạo thư mục, đặt tên
tệp, thư mục cùng với sự hướng dẫn của giáo viên với các tình huống cụ thể như
đặt tên tệp, thư mục sai, dài, ngắn... học sinh được làm việc trực tiếp với máy
tính.
Giáo viên trình chiếu cây thư mục, yêu cầu học sinh tạo các thư mục, các tệp
theo cây thư mục đó trong máy của mình. Ví dụ:

10


-Từ đó chỉ cho học sinh biêt đâu là thư mục gốc, thư mục con, tệp trong cây thư

mục. Giáo viên khẳng định thư mục có thể chứa thư mục nhỏ, tệp bên trong,
còn tệp tin chính là lá ngoài cùng của cây thư mục nên không thể chứa tệp và
thư mục. Yêu cầu học sinh chỉ được đường dẫn đến tệp, thư mục.
Học sinh được mắt thấy tai nghe, được làm trực tiếp nên sẽ ghi nhớ kỹ,
thành thạo cách tạo thư mục để đến khi thực hành về phần soạn thảo văn bản,
các em có thể thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, đó là: Tự tạo cho mình một
thư mục theo tên, lớp để lưu lại những bài thực hành Word của mình để giáo
viên tiện kiểm tra và chấm điểm.
Trong chương III - SOẠN THẢO VĂN BẢN có nhiều nội dung có thể
thực hiện bằng biện pháp cầm tay chỉ việc. Chương này mục đích cuối cùng là
làm cho học sinh hiểu thế nào là soạn thảo văn bản, thành thạo các kỹ năng cơ
bản trong soạn thảo.
Ví dụ 2:
Trước khi học bài 16: Định dạng văn bản đã có bài thực hành 6, học
sinh đã được thực hành ở phòng máy và đã soạn được đoạn văn bản “ Đơn xin
nhập học”. Đoạn văn bản đã được lưu vào thư mục của các em (khi dạy thực
hành tôi luôn yêu cầu học sinh ngồi đúng vị trí máy của mình, không cho các em
chạy lung tung mỗi hôm thực hành mỗi máy, muốn quản lý tốt điều này thì ngay
từ những buổi thực hành đầu tôi đã đánh số máy, ghi tên từng học sinh tương
ứng từng máy của mỗi lớp). Đến tiết học này các em sẽ được học cách định dạng
ngay trên chính văn bản của mình.
Giáo viên yêu cầu học sinh mở đoạn văn bản đó lên. Giáo viên sử dụng
máy chiếu hướng dẫn học sinh từng thao tác cụ thể về định dạng, giáo viên dạy
đến đâu, học sinh sẽ quan sát và thực hành đến đó. Mỗi thao tác định dạng, giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh định dạng bằng nhiều cách: Sử dụng menu lệnh,
hoặc sử dụng các biểu tượng trên thanh công cụ, hoặc sử dụng các tổ hợp phím
tắt. Các em sẽ được làm quen và thực hành tất cả các cách đó, từ đó các em sẽ
rút ra cho mình, cách nào là dễ làm nhất, thuận tiện và phù hợp, dễ nhớ với bản
thân nhất, để thường xuyên sử dụng.
Sau khi hoàn tất các thao tác định dạng, giáo viên hướng dẫn học sinh

lưu văn bản vừa định dạng vào một file văn bản với tên khác. Yêu cầu học sinh
mở lại file văn bản cũ, quan sát 2 văn bản đó => Học sinh sẽ nhận thấy rõ sự
khác biệt của văn bản trước và sau khi định dạng. Từ đó các em sẽ nhận thấy
được ý nghĩa và sự cần thiết của việc định dạng văn bản.
Kinh nghiệm giảng dạy cho thấy: khi thực hành, nhiều em học sinh cứ gõ
được vài từ hoặc một đoạn ngắn thì lại quay sang thao tác định dạng luôn, điều
này cũng không sai nhưng sẽ không khoa học, mất thời gian. Vì vậy, một lưu ý
mà tôi luôn nhắc học sinh đó là: Để soạn thảo được một văn bản nhanh, hoàn
chỉnh, chính xác thì các em nên soạn thảo văn bản trước, có thể soạn từ đầu đến
hết văn bản, rồi sau đó mới tiến hành định dạng, như vậy quá trình soạn thảo
mới nhanh hơn, và quá trình định dạng sẽ khoa học hơn.

11


Ví dụ 3: Bài 19: Tạo và làm việc với bảng:
Khi dạy bài 19 tôi cũng áp dụng phương pháp dạy lý thuyết tại phòng
thực hành. Qua mỗi bước, mỗi thao tác giới thiệu cho học sinh, tiến hành cho
học sinh thực hành ngay tại chỗ. Gọi một học sinh lên làm lại các thao tác mà
giáo viên vừa hướng dẫn, các em khác quan sát và thực hành trên máy của mình.
Sau khi thực hiện thao tác xong tất cả các học sinh lại chú ý lên bảng để đến với
nội dung tiếp theo của bài.
Để kiến thức trở nên gần gũi với học sinh, khi hướng dẫn về cách tạo
bảng, trình bày bảng tôi hướng dẫn học sinh thực hành tạo bảng thời khóa biểu
của các em. Hướng dẫn cách thêm dòng, thêm cột, xóa dòng cột, xóa bảng...
Thao tác hòa ô, tách ô là thao tác khó, tôi thấy nếu với cách dạy cũ, giáo
viên hướng dẫn trong giờ lý thuyết, tiết sau học sinh mới được thực hành (bài
thực hành số 9 - bảng 2) thì đa số học sinh quên cách hòa ô trong bảng, các em
thường rất lúng túng, quay lại đọc lý thuyết nhưng cũng không dễ dàng thực
hiện được, một số học sinh phải nhờ giáo viên hướng dẫn lại. Vì vậy, với

phương pháp: dạy bài 19 ở phòng thực hành, sau khi giáo viên hướng dẫn cách
hòa ô, tách ô, học sinh được thực hành luôn trên máy của mình. Chính vì vậy
các em rất thành thạo, không hề bị lúng túng khi thực hành thao tác này ở tiết
học sau.
Áp dụng phương pháp trên đối với các bài lý thuyết mà sau đó là bài thực
hành, thì học sinh đã phần nào không còn bỡ ngỡ trước bài thực hành, như vậy
học sinh đã được tăng thêm thời lượng thực hành so với tiết thực hành theo
PPCT cho mỗi học sinh, đặc biệt là với các học sinh ít được tiếp xúc với máy
tính như học sinh Nguyễn Xuân Nguyên.
2.3.3. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
- Nhằm tránh lối học thụ động: thầy đọc, trò viết, một trong những
phương pháp tôi đã áp dụng để dạy tin học 10 đó là phương pháp thảo luận
nhóm. Tôi nhận thấy đây là một phương pháp kích thích tư duy, sáng tạo của
học sinh. Là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.
Với mô hình thảo luận nhóm, học sinh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên
cứu, phát biểu trong nhóm, tinh thần hợp tác trong nhóm được phát huy, và có
sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Khi thảo luận nhóm, học
sinh hoạt động dưới sự giám sát của giáo viên, những thói quen xấu như nói
chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn...ít nhiều được loại trừ. Động lực trong
nhóm sẽ được phát huy, những động lực tiềm tàng của mỗi cá nhân có dịp được
bộc lộ.
Các bước tiến hành thảo luận nhóm cần thực hiện:
- Chia nội dung bài dạy thành những vấn đề nhỏ liên kết nhau
- Chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ
- Cử ra nhóm trưởng của mỗi nhóm
- Giao nhiệm vụ từng cá nhân, từng nhóm
- Các nhóm thảo luận, trình bày sản phẩm trước lớp
12



- Các nhóm khác đặt câu hỏi, phản hồi, giáo viên đóng vai trò trọng tài, cố
vấn, kiểm tra, kết luận.
Ví dụ 1:
Bài 8: Những ứng dụng của tin học
Bài học này có 8 nội dung, tôi sẽ chia lớp thành tương ứng 8 nhóm nhỏ,
mỗi nhóm là 1 bàn 4 người, chịu trách nhiệm tìm hiểu và trình bày một nội
dung:
- Giải các bài toán Khoa học kỹ thuật
- Hỗ trợ việc quản lý
- Tự động hóa và điều khiển
- Truyền thông
- Soạn thảo, in ấn, lưu trữ..
- Trí tuệ nhân tạo
- Giáo dục
- Giải trí
Giáo viên yêu cầu các nhóm bám sát sách giáo khoa và thực tế để trình
bày nội dụng, nêu được các ví dụ cụ thể, sát thực. Sau thời gian thảo luận, mỗi
nhóm sẽ cử ra một bạn đại diện để trình bày. Giáo viên nhận định đúng sai, tổng
hợp ý kiến. => sự kết hợp làm việc nhóm giúp thay đổi không khí lớp học, loại
bỏ được sự nhàm chán, thụ động, nghe viết của học sinh.
Ví dụ 2: Bài 9: Tin học và xã hội
Với bài này tôi đã đưa 1 dự án dạy học, áp dụng hình thức thảo luận, trình
bày nhóm. Mục đích của bài học nhằm mạng lại giờ học tích cực cho học sinh.
Giúp học sinh hiểu hơn về bài học và đam mê môn học. Ngoài việc học được
những bài học liên quan đến chủ đề tin học và xã hội, các em còn có thêm một
số kỹ năng: thuyết trình, làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin, gây thiện cảm, tự
tin nói chuyện trước đám đông..
Tôi chia lớp thành 4 nhóm, tương ứng 4 tổ, mỗi tổ sẽ đảm nhận một nội dung
trình bày:
+ Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội

+ Xã hội tin học hóa là gì?
+ Facebook là gì? Suy nghĩ của em về Facebook?
+ Internet và cuộc sống?
Các đề tài được giao cho các nhóm chuẩn bị trước một tuần. Giáo viên
hướng dẫn cho từng nhóm về nội dung chính xoay quanh đề tài, những nhiệm vụ
các em cần nghiên cứu. Tránh tình trạng các em đi sai hướng. Yêu cầu các em
trình bày ngắn gọn cô đọng, mỗi nhóm có 10 phút trình bày. Hình thức trình bày
tự chọn: trình chiếu, thuyết trình, đóng kịch, hình ảnh, bảng phụ, video minh
họa...
Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp giảng dạy
có hiệu quả nhằm khơi dậy sự nhiệt tình, tính năng động và sáng tạo của học
sinh, khuyến khích học sinh tham gia thảo luận nhóm và học sinh theo đó cũng
có cơ hội trao đổi, học tập lẫn nhau. Đồng thời, học sinh cũng dần dần làm quen
với những tình huống phức tạp và có thật trong cuộc sống sau này.
13


2.3.4 Biện pháp chia đối tượng học sinh:
Để áp dụng phương pháp này, giáo viên cần phải có sự quan sát, sát sao
học sinh trong quá trình học lý thuyết và thực hành để đánh giá và phân loại
được học sinh khá giỏi, trung bình, yếu.. Để từ đó có những thay đổi trong
phương pháp dạy, sự quan tâm, kích thích học hỏi của học sinh.
* Với học sinh khá giỏi:
Với học sinh có nhận thức, có tư duy tốt, giáo viên cần tạo điều kiện cho
các em khám phá tìm hiểu sâu hơn so với yêu cầu đạt được của bộ môn. Chương
soạn thảo văn bản đây là chương hầu như chủ yếu hướng dẫn học sinh biết và sử
dụng phần mềm vào trong công việc thực tế - Sách giáo khoa chỉ giới hạn những
kiến thức kỹ năng cơ bản để học sinh bước đầu biết về soạn thảo văn bản.
Những học sinh đã có kỹ năng sử dụng máy tính các em hầu như rất hào hứng
được khám phá sáng tạo của mình, khi đó giáo viên có thể hướng dẫn các em

một số chức năng cao hơn chẳng hạn như: định dạng chữ to đầu dòng, chia cột
trong văn bản, chèn ảnh, ký hiệu đặc biệt, các đường nét trong bảng biểu.... và
khuyến khích các em hướng dẫn các học sinh yếu hơn.
Khi dạy học sinh bài 4: Bài toán và thuật toán, tôi cũng luôn để ý, quan
sát những học sinh có tố chất, tư duy về toán học và thuật toán, giao thêm cho
các em một số bài toán khác, yêu cầu các em tìm hiểu, trình bày thuật toán. Kích
thích sự đam mê tin học, lập trình, xây dựng nguồn cho đội tuyển học sinh giỏi
tin 11.
* Đối với học sinh yếu, trung bình
Học sinh chưa có kỹ năng sử dụng máy tính giáo viên cũng nên tạo điều
kiện cho các em thực hành nhiều hơn để làm chủ được với thao tác trên máy
tính, khi các em đã làm được những điều mà trước đó các em chưa làm được thì
các em có suy nghĩ rất hào hứng và muốn khám phá nhiều hơn, tạo ấn tượng tốt
cho bộ môn. Hơn nữa các em mạnh dạn hơn khi hỏi một số bạn biết hơn chỉ cho
mình, khuyến khích tinh thần “ học thầy không tày học bạn”.
Đôi khi các em tự ti, giấu dốt, không thực hành được thì bỏ qua, nói với
giáo viên là xong rồi => Giáo viên phải quan tâm tới các em nhiều hơn, đặc biệt
trong giờ thực hành phải quan sát các em, nếu chỗ nào các em làm sai, chưa làm
được thì phải hướng dẫn cho các em.
2.3.5. Biện pháp thay đổi phương thức kiểm tra đánh giá.
Việc đánh giá học sinh là cần thiết, xong với bản thân tôi, tôi nhận thấy
không cần thiết phải kiểm tra các em qua cách thức kiểm tra miệng, gọi học sinh
lên bảng trả lời lý thuyết, bởi môn tin là môn thiên về kỹ năng, hình thức kiểm
tra lý thuyết như vậy chỉ mang tính chất học vẹt. Phần lớn điểm miệng của học
sinh tôi đều thực hiện bằng hình thức trả lời câu hỏi trên lớp, tinh thần xung
phong, hay lấy điểm giờ thực hành. Điều này sẽ làm giảm đi sự căng thẳng của
tiết học, các em không phải lo lắng 5 phút kiểm tra đầu giờ, đồng thời tiết học
luôn sôi nổi, học sinh hăng hái phát biểu, tiết thực hành học sinh cũng nghiêm
14



túc và cố gắng làm bài hơn. Ngoài ra tôi cũng hay áp dụng hình thức kiểm tra
cuối giờ, sau khi giao bài tập thực hành, yêu cầu học sinh nghiêm túc thực hành,
cuối mỗi buổi thực hành khoảng 5 phút, tôi thường gọi lần lượt 2, 3 học sinh lên
kiểm tra thực hành lại một số yêu cầu của giáo viên ngay trên máy của giáo
viên, điều này sẽ bỏ được tâm lý e ngại của học sinh, học sinh sẽ không còn cảm
giác sợ sai trước các bạn khi kiểm tra bài cũ trước lớp, và các em cũng không
còn ngần ngại khi hỏi giáo viên những chỗ các em chưa làm được, nhờ giáo viên
hướng dẫn lại. Nhờ vậy mà khoảng cách giữa thầy trò được rút ngắn, học sinh
thấy gần gũi với giáo viên hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến:
Từ thực tế dạy học của bản thân những năm gần đây các lớp 10 tại THPT
Nguyễn Xuân Nguyên, tôi nhận thấy khi áp dụng những phương pháp này có
những mặt tích cực sau đây:
Giờ học trở lên sinh động, giảm bớt kiến thức trừu tượng, không xa vời
thực tế mà thiết thực với học sinh, gây hứng thú thực sự cho học sinh, sự yêu
thích môn học tăng lên rõ rệt. Phát huy được sự tích cực chủ động của học sinh
trong nắm bắt kiến thức từ thực tiễn và từ kỹ năng thực hành. Chất lượng giáo
dục ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt, không những kết quả học tập của môn
tin thay đổi mà các môn học khác học sinh cũng đã chủ động học tập, tinh thần
tự giác, học hỏi được lên cao.
Phương pháp này này đã được tôi áp dụng đối với 4 lớp 10 của trường
THPT Nguyễn Xuân Nguyên trong năm học 2015 – 2016 vừa qua. Trước khi áp
dụng, để có được số liệu so sánh kết quả học tập của học sinh, Tôi căn cứ vào
kết quả học tập môn tin học trong năm học 2014 - 2015 của 4 lớp và một số tiết
kiểm tra khảo sát để nắm được tình hình cụ thể của học sinh, kết quả được tổng
hợp như sau:
•Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra định kì khi chưa áp dụng SKKN
cho 4 Lớp 10( B3,B4,B5,B6) năm học 2014 – 2015:
Điểm

Lớp

Sĩ số

10 B3

36

10 B4
10 B5

0 – 2.0
SL

%

2.5 – 3.0
SL

%

3.5 – 4.5
SL

%

5.0 – 6.5
SL

38,


Tổng

143

L
1

%

8.5– 10.0
SL

%

27,

0,0

1

2,8

4

11,1

14

9

31,

0

8
25,

7

19,4

0

0,0

2

5,7
11,

5

14,3

11

4
34,

9


7
20,

8

22,9

0

0,0

4

4
10,

7

20,0

12

3
40,

7

0
27,


5

11,3

1
1

2,7
0,7

4
1

8
7,7

5
2

13,5
14,

15
5
52 36,3

8
3


0
23,

4
2

10,8
16,

35
37

S

0
35

10 B6

%

7.0 - 8.0

15


1

1


7

4

8

4

8

•Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra định kì sau khi áp dụng SKKN cho
4 Lớp 10(B3,B4,B5,B6) năm học 2015 – 2016:
Điểm
Lớp Sĩ số
10 B3
10 B4

2.5 – 3.0

3.5 – 4.5

5.0 – 6.5

7.0 - 8.0

8.5– 10.0

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%
30,

SL

%
41,

SL

%
25,

0

0,0

0


0,0

1

2,8

11

6
28,

15

7
37,

9

0
25,

0

0,0

0

0,0

3


8,6

10

6
40,

13

1
31,

9

7
21,

0

0,0

0

0,0

2

6,3
11,


13

6
38,

10

3
29,

7

9
17,

0

0,0

1

13

0,0

1

4
1


7

0

2,9
0,

4
35,

6
3

6
22,

0

47

10
4

7

7,3

2
34,

3

8

0

1

7

36
35

10 B5

32

10 B6

34

Tổng

0 – 2.0

137

Từ kết quả thu được ở bảng trên ta nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về
chất lượng học tập của học sinh. So sánh kết quả tương đối giữa 2 năm ta thấy:
• Khi chưa thực hiện SKKN thì:

• Mức điểm yếu, kém là:
23,1%.
• Mức điểm trung bình, khá là:
60,1%.
• Mức điểm giỏi là:
16,8%
• Sau khi thực hiện SKKN thì:
• Mức điểm yếu, kém giảm còn: 8,0%.
• Mức điểm trung bình, khá là:
69,3%.
• Mức điểm giỏi là:
22,7%
Kết quả cho thấy thành tích của học sinh tăng lên đáng kể, điều này mang
lại niềm vui rất lớn đối với những giáo viên như tôi, khích lệ phong trào dạy học
của các đồng nghiệp, phấn đấu đưa kết quả dạy học của nhà trường lên tầm cao
mới.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục là chủ chương của Đảng, Nhà nước và của Ngành Giáo dục trong các năm
gần đây, do vậy ta thấy được sự cần và cấp thiết đổi mới phương pháp giảng dạy
của từng giáo viên, từng bộ môn, từng thời kỳ.
Bản thân là một giáo viên, đứng trước chủ chương của ngành, của đơn vị
tôi luôn trăn trở rằng làm thế nào để nâng cao chất lượng của bộ môn góp phần
16


nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Từ đó tôi đã áp dụng các
phương pháp như đã trình bày ở trên, ban đầu do học sinh chưa quen nên cũng
găp khó khăn như: vừa học lý thuyết học sinh vừa thao tác thực hành ngay dẫn

đến mất nhiều thời gian, “cháy” giáo án. Với phương pháp thảo luận nhóm,
nhiều học sinh không bám sát nội dung nên trình bày lan man, dàn trải. Nhưng
sau một thời gian thực hiện cũng đã cho kết quả khả quan. Học sinh hứng thú
học, ham học, yêu thích môn học, tiếp thu bài tốt hơn và kết quả cao hơn.Thông
qua đó trang bị cho cho học sinh kỹ năng thực hành sử dụng máy tính và mạng
máy tính phục vụ học tập, bước đầu vận dụng vào cuộc sống, đó cũng chính là
một phần hành trang tương lai của các em sau này.
Trong môi trường dạy học, với đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị, cùng
với chủ trương của giáo bộ giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học, tôi nhận
thấy việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi vừa trình bày ở trên vào dạy học
là khả thi và cần thiết. Nhờ vận dụng phương pháp này trong những năm qua ở
trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên đã đạt được một số kết quả nhất định: Học
sinh cởi mở, hứng thú, lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn làm cho học sinh tự tin
hơn vào việc học tập của bản thân, tạo cơ hội cho học sinh khám phá tri thức.
3.2. Kiến nghị, đề xuất.
Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học đang là vấn đề cần thiết. Để
dạy học Tin học trong nhà trường có hiệu quả, tôi đề nghị một số vấn đề như
sau:
Để thực hiện tốt bài giảng đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, tâm
huyết với môn học, đầu tư thời gian tìm tòi sáng tạo hơn nữa. Thay đổi các
phương pháp, áp dụng cho từng tiết học, từng lớp học.
Là giáo viên ai cũng có thể thực hiện và thực hiện tốt sáng kiến này.
Nhà trường cần đầu tư thêm cơ sở vật chất cho phòng máy, về số lượng,
chất lượng máy. Nếu có thể thì nên có một người quản lý phòng máy, để hỗ trợ
giáo viên trong những tiết thực hành và sửa chữa máy trong trường hợp máy tính
hư hỏng để học sinh đủ máy để thực hành.
Với thực trạng học Tin học trong nhà trường và yêu cầu đổi mới phương
pháp hạy học Tin học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến
vào việc nâng cao chất lượng Tin học.
Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong

được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề
tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 05 năm 2016

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, không sao chép nội dung của
người khác.
17


Nguyễn Thị Hằng

18


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lí luận và phương pháp dạy học tin học
(Tài liệu tham khảo dùng cho sinh viên do thầy Trần Thanh Hải biên soạn)
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo - Sách giáo khoa tinh học 10- NXB Giáo dục
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo - Sách giáo viên tin học 10 - NXB Giáo dục
4. Phương pháp dạy học đại cương môn tin học – NXB Đại học Sư phạm
5. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn tin học 11.
Tác giả: Hồ Cẩm Hà (chủ biên), Lê Khắc Thành, Nguyễn Chí Trung

19



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIN HỌC 10
Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN môn: Tin học

THANH HOÁ, NĂM 2016
20



×