Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

sử dụng phần mềm kiểm tra trắc nghiệm NT test trong mạng lan giúp cho giáo viên tổ chức một tiết kiểm tra hoặc ôn tập nhanh chóng và học sinh ôn tập hiệu quả hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.2 KB, 19 trang )

Mục lục

Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
2.3.1. Đề thi.
5
2.3.1.1. Nhập câu hỏi vào phần mềm.
5
2.3.1.2. Tạo mã đề.
7
2.3.2. Kỳ thi.
8
2.3.3. Thí sinh.
9


2.3.3.1. Nhập thông tin thí sinh vào phần mềm.
9
2.3.3.2. Sửa thông tin thí sinh.
10
2.3.3.3. Xuất kết quả thi.
10
2.3.4. Đăng ký dự thi và tiến hành thi.
11
2.3.4.1. Đăng ký dự thi.
11
2.3.4.2. Làm bài thi.
12
2.3.5. Tổ chức ôn tập.
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với 14
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
16
- Kết luận.
16
- Kiến nghị.
17


SỬ DỤNG PHẦN MỀM THI TRẮC NGHIỆM NT.TEST TRÊN MẠNG
LAN GIÚP GIÁO VIÊN TỔ CHỨC MỘT TIẾT KIỂM TRA, ÔN TẬP
NHANH CHÓNG VÀ GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP HIỆU QUẢ HƠN
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, các thành tựu của tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt

động của xã hội và đem lại nhiều thành quả to lớn. Các mặt hoạt động chính của xã
hội như sản xuất hàng hóa, quản lý, giáo dục và đào tạo, đảm bảo đời sống vật chất
và tinh thần trong thời đại tin học hóa sẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các
mạng máy tính. Cùng với việc phát triển các phương tiện kỹ thuật hiện đại có hàm
lượng tin học ngày càng cao năng suất lao động được nâng cao rõ rệt. Lao động
chân tay sẽ được bớt dần và con người sẽ tập trung chủ yếu vào lao động trí óc để
không ngừng nâng cao hiệu quả trong mọi công việc. Và giáo dục là công việc trí
tuệ vì vậy chúng ta càng phải áp dụng nhiều sản phẩm công nghệ cao mang tính trí
tuệ.
Một kết quả kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng chính xác sẽ giúp giáo
viên nắm được sự phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có
biện pháp giúp đỡ học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi; có cơ sở thực tế để điều
chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy học. Giúp cho học sinh biết được khả năng học
tập của mình so với mục tiêu đề ra và với yêu cầu của chương trình; tìm được
nguyên nhân sai sót, hạn chế, từ đó điều chỉnh hoạt động của mình; phát triển kĩ
năng tự đánh giá. Giúp cho cha mẹ học sinh và cộng đồng biết được kết quả dạy
học. Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục nắm được các thông tin cơ bản về thực trạng
dạy và học ở đơn vị để có sự chỉ đạo kịp thời, đúng hướng. Do vậy đổi mới kiểm
tra đánh giá là hết sức cần thiết trong quá trình triển khai đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông để đảm bảo và giữ vững quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông, đặc
biệt tạo điều kiện thiết yếu cho việc đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt
động học tích cực, chủ động có mục đích rõ ràng của người học. Kiểm tra đánh giá
kết quả học tập là sự phân tích đối chiếu thông tin về trình độ kĩ năng học tập của
từng học sinh so với mục tiêu dạy học được xác định. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho
nhà trường và các giáo viên là:
- Làm thế nào để việc kiểm tra đánh giá được hiệu quả, chính xác, khách quan,
phản ánh được thực chất kết quả học tập của học sinh, giúp các em tự đánh giá
được lực học của mình có tâm lý bình tĩnh khi bước vào các kỳ thi, tạo cảm giác
quen thuộc khi thi cử cũng giống như đi học bình thường.
- Làm sao để tổ chức một tiết kiểm tra nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời

gian và công sức.

2


- Làm sao để kết hợp giữa kiểm tra và ôn tập để đánh giá được toàn diện học
sinh.
- Làm thế nào để kiểm tra bài cũ được cả lớp trong vòng 5 phút đầu giờ.
* Mục tiêu giáo dục đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết:
- Đổi mới phương pháp giáo dục.
- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Giáo dục toàn diện, đánh giá toàn diện.
- Tránh học tủ, học lệch.
Trước những vấn đề này đã thúc đẩy tôi suy nghĩ tìm giải pháp để cải thiện
phương pháp kiểm tra đánh giá, giúp học sinh học tập và ôn tập tốt hơn.
Từ những năm học trước đã có một số môn thi tốt nghiệp THPT được tổ chức
thi bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan, đến năm học này đa phần các môn
thi được tổ chức dưới hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Trong trắc nghiệm
khách quan, hệ thống cho điểm là hoàn toàn khách quan, không chủ quan như thi tự
luận, kết quả chấm điểm không phụ thuộc vào người chấm.
Trên nền tảng cơ sở vật chất của nhà trường đã có một phòng với 50 chiếc
máy tính được kết nối mạng lan từ năm 2010 đến nay, kết hợp với phương pháp
kiểm tra trắc nghiệm, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh ngiệm “sử dụng phần
mềm kiểm tra trắc nghiệm NT.Test trong mạng lan giúp cho giáo viên tổ chức một
tiết kiểm tra hoặc ôn tập nhanh chóng và học sinh ôn tập hiệu quả hơn”. Đây là
việc làm cần thiết, quan trọng thực tiễn khi chúng ta đổi mới phương pháp giáo
dục, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Bản thân là một giáo viên tin học tôi luôn mong muốn được đóng góp sức
mình, ứng dụng được nhiều thành tựu của công nghệ thông tin phù hợp với điều

kiện cơ sở vật chất của nhà trường vào trong công việc giúp cho bản thân tôi cùng
đồng nghiệp thuận lợi trong công tác và học sinh học tập tốt hơn.
Năm 2010 tôi đã đưa ứng dụng mạng lan vào trong quản lý thực hành, trên nền
tảng phòng máy có nối mạng lan tôi muốn đưa thêm nhiều ứng dụng mới hữu ích
cho quá trình dạy và học trong nhà trường, trong đó có phần mềm kiểm tra trắc
nghiệm NT.Test trong mạng lan này.
Để tài nghiên cứu phương tiện giúp cho giáo viên:
- Tổ chức kiểm tra trắc nghiệm hoặc ôn tập bằng câu hỏi trắc nghiệm một cách
dễ dàng và nhanh chóng.
- Tiết kiệm thời gian, công sức trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành kiểm
tra.
- Tiết kiệm chi phí trong công tác chuẩn bị cho tiết kiểm tra.

3


- Đảm bảo tính an toàn, khách quan, công bằng trong việc đánh giá chấm điểm
học sinh.
- Khơi gọi sự tự chủ, tích cực của học sinh trong học tập.
- Giúp giáo viên tổ chức một buổi ôn tập thuận lợi hơn.
- Học sinh chủ động tích cực trong học tập và tự ôn tập.
- Giúp học sinh có một công cụ hiệu quả để ôn tập trước khi bước vào các kỳ
thi quan trọng cũng như trước khi kiểm tra chính thức. Và là một phương pháp đổi
mới trong kiểm tra đánh giá.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Ứng dụng phần mềm thi trắc nghiệm trong mạng lan vào trong kiểm tra đánh
giá và ôn tập cho học sinh bằng hình thức trắc nghiệm.
- Học sinh trường THPT Trần Ân Chiêm, lớp thực nghiệm 10A2 và 10A3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một hoạt động tất yếu, không thể
thiếu. Trong đó kiểm tra là hoạt động thu thập thông tin về mức độ thực hiện mục
tiêu, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động dạy và học. Đánh giá đúng hay chưa phụ
thuộc vào mức độ khách quan, chính xác của kiểm tra; kiểm tra đánh giá là công cụ
quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức của người học, điều chỉnh quá
trình dạy và học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học “thi sao học vậy”,
góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
Ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả tốt
trong giáo dục. Tiềm năng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và
kiểm tra đánh giá là rất lớn, tuy tôi không tự tạo ra được những sản phẩm công
nghệ nhưng tôi cố gắng ứng dụng thật nhiều các sản phẩm công nghệ vào trong
cuộc sống cũng như công việc của mình trong đó có kiểm tra đánh giá học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hình thành từ thực tế khi phân tích quá
trình tổ chức thi trắc nghiệm tại trường trong những năm vừa qua. Khi mà gần như
mọi công việc đều thông qua con người, trong khi đó bây giờ công nghệ thông tin
phát triển mạnh mẽ có rất nhiều công việc chúng ta cần nghiên cứu áp dụng công
nghệ thông tin vào trong công việc sẽ giảm bớt sức lao động của con người, tăng
4


năng suất lao động, nâng cao độ chính xác, khách quan, loại trừ các yếu tố do cảm
tính, chủ quan từ con người; nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Quá trình kiểm tra trắc nghiệm trên giấy còn có một số hạn chế như sau:

- Đảo đề bằng tay: mất nhiều thời gian công sức để tạo ra một mã đề. Để tạo ra
một mã đề chúng ta phải di chuyển thứ tự các câu hỏi hoặc đáp án trong câu hỏi.
Đối với bài kiểm tra với số lượng câu hỏi lớn đây là một việc làm tốn khá nhiều
thời gian.
- Tốn nhiều thời gian, công sức và kinh phí cho việc in đề thi, chấm thi, làm
phách, lên điểm, tổng hợp điểm....
- Trước khi kiểm tra chúng ta phải tiến hành in đề thi, sắp xếp đề thi theo từng
lớp hay phòng thi.
- Sau khi thi xong chúng ta phải sắp xếp khá nhiều thời gian để chấm bài rồi
lên điểm, tổng hợp, thống kê điểm...
* Thông thường khi tổ chức ôn tập chúng ta thường đi theo quy trình: Gọi một
số học sinh lên bảng kiểm tra bài cũôn tập lại lý thuyết đã học, vận dụng giải câu
hỏi và bài tậpKiểm tra nhanh mức độ nắm bài của học sinh bằng bài test trên
giấy. Với hình thức ôn tập này có một số hạn chế như sau:
- Số lượng học sinh được kiểm tra đầu giờ ít.
- giáo viên không nắm được hết mức độ học bài cũ và tiếp thu bài của từng
học sinh như thế nào.
-Tốn thời gian công sức và chi phí để chuẩn bị bài test trên giấy.
- tốn thời gian công sức để chấm trả bài test cho học sinh.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
Để khắc phục những hạn chế khi kiểm tra trắc nghiệm trên giấy tôi đã ứng
dụng phần mềm kiểm
tra trắc nghiệm trên
mạng lan là NT.Test
vào trong việc kiểm tra,
đánh giá và ôn tập cho
học sinh như sau.
Phần mềm này
được dùng trong mạng

lan nên có 2 phần: phần
cài đặt trên máy chủ là
NT.Test server giúp cho

5


giáo viên quản trị kỳ thi và phần được cài đặt trên máy trạm là NT.Test client dùng
cho học sinh làm bài.
* Đối với giáo viên: chúng ta khởi động phần mềm NT.Test server, trong phần
mềm này có các thành phần: KỲ THI, ĐỀ THI và THÍ SINH (Hình 1). Để học sinh
có thể làm bài trên phần mềm giáo viên cần cài đặt như sau:
2.3.1 Đề thi.
2.3.1.1 Nhập câu hỏi vào phần mềm
Là chức năng giúp đưa đề thi từ một tệp đề thi được soạn trên MS Word vào
trong phần mềm. Đề thi trên Word được soạn ở nhà bằng nhiều hình thức khác
nhau vào những thời gian thuận tiện, có thể được lưu trữ, dùng làm tài liệu ôn tập
cho học sinh sau khi thi xong….
- Bắt đầu buổi thi, giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn một đề trắc nghiệm soạn trên MS Word
với quy ước như sau:
+ <mod> :tên modun số mấy
+ <cb>: Câu hỏi với kiến thức ở mức cơ bản
+ <nc>: Câu hỏi với kiến thức ở mức nâng cao
+ <**>: Đáp án đúng.
+ Tổng số đáp án: 4
+ Số câu hỏi tối đa: 120 câu
+ Câu hỏi và các đáp án được phân cách bằng phím Enter xuống dòng
+ Nếu muốn trong nội dung câu hỏi hoặc đáp án xuống dòng thì nhấn Shift+Enter
+ Các đối tượng hình ảnh nếu có thì chèn ở chế độ Layout: In Line With Text
- Giả sử đáp án 2 là đáp án đúng ta có cấu trúc câu hỏi như sau:


6


- Ví dụ:

Mở phần mềm NT.Test sever, sau đó nhấn vào “ĐỀ THI”, tiếp theo nhấn
chuột vào biểu tượng “Nhập câu”, chọn tệp chứa đề thi theo quy ước trên, tự động
các câu hỏi trong đề thi sẽ load lên phần mềm theo thứ tự đã cho.

Câu hỏi đã
được load
lên
Nhập câu
hỏi

Hình 2: Màn hình sau khi nhập đề thi

7


2.3.1.2. Tạo mã đề
- Trước khi tạo các mã đề, chúng ta cần xác định các câu hỏi nào không cần “đảo
đáp án” bằng cách click vào câu hỏi đó và bỏ đánh dấu vì đôi khi có những câu trắc
nghiệm chúng ta không thể đảo thứ tự các đáp án. Ví dụ câu 7, câu 14, câu 15
modun 2 (Hình 3).

Hình 3: màn hình làm việc khi load câu hỏi lên.
- Trong hình 2 này có: tổng số câu hỏi là 40 câu, 3 modun, nội dung kiến thức đều
thuộc mức cơ bản.

- Bây giờ để xác định số câu hỏi trên một đề thi chúng ta xác định số câu hỏi trên
mỗi modun, trong hình 4 modun 1 tôi chọn 2 câu, modun 2 chọn 5 câu, modun 3
chọn 5 câu như vậy tổng số câu hỏi trên 1 đề thi của tôi là 12 câu. Như vây các mã
đề được tạo ra sẽ lấy ngẫu nhiên 12 câu hỏi trên 40 câu. Như vậy tỉ lệ đề trùng nhau
là rất ít. Giúp chúng ta tăng tính khách quan trong quá trình kiểm tra, ôn tập.
- Sau khi đã xác định xong chúng ta tiến hành tạo mã đề bằng cách nhấn vào nút
“Tạo đề” bên dưới mục “ĐỀ GỐC”. Mỗi mã đề thứ tự các câu hỏi và đáp án của
từng câu sẽ có sự xáo trộn ngẫu nhiên. Càng tạo nhiều mã đề kỳ thi sẽ càng tăng
tính khách quan vì hạn chế học sinh có cùng mã đề khi ngồi gần nhau. Trong hình 4
tôi đã tạo 4 đề gốc để sử dụng là Goc_40, Goc_78, Goc_88, Goc_94. Trong đề
Goc_40 tôi tạo ra 24 mã đề như vậy mỗi họ sinh là một mã đề khác nhau. Chúng ta
có thể xóa mã đề nếu cần thiết bằng cách chọn mã đề và nhấn nút “Xóa đề”

8


Hình 4:Màn hình làm việc sau khi tạo đề gốc và mã đề.
- Ngoài ra phần mềm còn cho phép chúng ta “Xuất đề thi ra Word” với mục đích
lưu trữ hoặc cho học sinh thi trên giấy nếu cần với các mã đề chúng ta đã tạo. Đặc
biệt có thể dùng tạo mã đề cho các môn trong các kỳ thi tập trung như thi học kỳ,
khảo sát chất lượng,…với số lượng học sinh lớn mà phòng máy không đáp ứng
được, một cách dễ dàng hiệu quả hơn so với một số phần mềm trộn để đã sử dụng
tại trường.
2.3.2. Kỳ thi.
* Quản lý thông tin kỳ thi và phát đề
- Thao tác cuối cùng để
học sinh có thể tiến hành
thi đó là nhập các thông
tin kỳ thi như: Tên kỳ
thi, môn thi, thời gian thi,

hình thức thi (Hình 5).
+ Tên kỳ thi: Có thể là
thi học kỳ, kiểm tra một
tiết, 15 phút,....

9


+ Môn thi: Tin, Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, GDCD...
+ Thời gian thi: Sẽ khống chế thời gian làm bài của học sinh
+ Hình thức thi: Nếu là ôn tập thì sau khi học sinh hoàn thành bài thi và nộp bài thì
sẽ hiển thị đáp án đúng của từng câu hỏi để học sinh có thể nhận biết, nếu là kiểm
tra thì sẽ không hiển thị để tránh học sinh làm xong trước hướng dẫn lại học sinh
làm sau.
- Để học sinh có thể đăng nhập làm bài thì chúng ta cần nhấn vào nút “Phát đề”,
nhưng để thực hiện được thao tác này chúng ta cần chọn ít nhất là một mã đề ở mục
“ĐỀ THI” bằng cách đánh dấu vào “Chọn”.
Sau khi phát đề học sinh có thể tiến hành làm bài với thời gian thi ở trên, tuy nhiên
vì một lý do nào đó giáo viên có thể thu bài của học sinh mà không để hết thời gian
thì khi đó chỉ cần nhấn vào nút “Thu bài”
2.3.3. Thí sinh
2.3.3.1. Nhập thông tin thí sinh vào phần mềm
Phần mềm hỗ trợ nhập danh sách thông tin thí sinh dự thi trực tiếp từ tệp MS Excel.
- Để học sinh có thể đăng nhập dự thi và kết thúc kỳ thi thì bắt buộc phải có thông
tin gồm: Số báo danh, họ và tên, ngày sinh, lớp. Các thông tin này trên tệp Excel
phải tuân theo quy ước như hình 6. Trong đó các cột phải đặt ở định dạng Text.

Hình 6: Mẫu danh sách học sinh.

- Tại nút “Nhập thí sinh từ Excel” giáo viên sẽ chọn tệp danh sách thí sinh như trên,

danh sách sẽ tự động load lên phần mềm (Hình 7)

Hình 7: Trang quản lý thí sinh.
10


- Giáo viên có thể thực hiện các thao tác xóa một hoặc tất cả thí sinh bằng cách
nhấn vào thí sinh cần xóa cho hiện lên nút “chỉnh sửa”, “xóa thí sinh” để sửa thông
tin thí sinh hoặc xóa thí sinh thông tin của một thí sinh nào đó, hoặc nhấn nút “Xóa
tất cả thí sinh” để xóa tất cả danh sách thí sinh đã nhập (Hình 8).

Hình 8: Màn hình trang quản lý thí sinh.
2.3.3.2. Sửa thông tin thí sinh
- Có thể chỉnh sửa thông tin thí sinh bằng hai cách: Chọn thí sinh muốn chỉnh sửa
sau đó nhấn vào nút “Chỉnh sửa” hoặc nhấn chuột hai lần vào thí sinh muốn thay
đổi thông tin. Trong phần này chúng ta có thể thay đổi tình trạng thi của thí sinh.
Một thí sinh có tình trạng: Chưa thi, đang thi và đã thi; nếu thí sinh đã thi thì giáo
viên có thể cho học sinh thi lại bằng cách cập nhật lại thành chưa thi nhưng nếu học
sinh đang thi hoặc chưa thi thì không cho phép cập nhật lại thành tình trạng khác.

Hình9: Màn hình quản lý thí sinh khi cho phép sửa thông tin thí sinh.
2.3.3.3. Xuất kết quả thi
Phần mềm cung cấp cho người dùng chức năng xuất bảng điểm theo lớp, phiếu trả
lời của thí sinh nào đó hoặc của tất cả thí sinh.
11


- Bảng điểm cho chúng ta biết thí sinh nào đã thi, chưa thi và điểm số mã đề của thí
sinh đã thi (Hình 10)


Hình 10:Kết quả thi được xuất ra trên word.
- Nếu chúng ta
chọn thí sinh đã
thi và nhấn vào
nút “In phiếu
trả lời” phần
mềm sẽ xuất
phiếu trả lời
của thí sinh đó
hoặc nếu nhấn
vào nút “In tất
cả phiếu trả
lời” thì phần
mềm sẽ xuất

Hình 11: Phiếu trả lời được in ra sau khi học sinh thi xong

tất cả các phiếu trả lời của thí sinh đã hoàn thành bài thi (Hình 11)
- Phiếu trả lời hiển thị đầy đủ và chính xác các câu hỏi và đáp án đúng của mã đề
thí sinh làm cũng như đáp án đã chọn của thí sinh cho từng câu hỏi.
2.3.4. Đăng ký dự thi và tiến hành thi.
2.3.4.1 Đăng ký dự thi
- trong các máy trạm giáo viên
cài đặt phần mềm NT.Test client,
học sinh khi vào thi phải khởi
động phần mềm này lên.
- Thí sinh muốn làm bài được
trước hết phải có thông tin do
giáo viên nhập trên máy chủ và
Hình 12: Cửa sổ đăng nhập để dự thi.

phải tiến hành đăng nhập dự thi bằng số báo danh.

.

12

.


Thí sinh nhập số báo
danh và Enter thì phần mềm
sẽ hiển thị thông tin thí sinh
để thí sinh xác nhận (Hình 13)


- Nếu đúng thông tin thí sinh
có thể nhấn nút “Vào thi” để
làm bài. Trong trường hợp thí
sinh đã thi rồi thì phần mềm
sẽ thông báo và không cho
phép làm lại trừ khi
Hình13: Xác nhận thông tin thí sinh

.

giáo viên cập nhật lại tình trạng “đã thi” thành “chưa thi”. Nếu thí sinh đang thi
hoặc chưa thi thì phần mềm sẽ cho phép tiến hành thi tùy từng trường hợp cụ thể
như sau:
Nếu đang thi (trong trường hợp chưa nộp bài mà xảy ra sự cố) thì khi đăng
ký làm tiếp màn hình làm bài sẽ hiển thị về đúng ngay thời điểm xảy ra sự cố

đó, kể cả thời gian.
• Nếu chưa thi thì bắt đầu với thời gian quy định và màn hình ở trạng thái ban
đầu
2.3.4.2. Làm bài
thi
- Thí sinh có
thể sử dụng chuột
để chọn câu hỏi và
đáp án hoặc có thể
sử dụng các phím
mũi tên và các
phím kí tự A, B, C,
D để làm bài


Hình 14:Màn hình bài thi sau khi thí sinh đã nộp bài.
- Câu nào thí sinh đã làm sẽ được đánh dấu
- Có thể phóng to-thu nhỏ màn hình câu hỏi
13


- Sau khi hết thời gian hoặc thí sinh hoàn thành bài thi trước có thể sử dụng phím
Esc để nộp hoặc nhấn vào nút “Nộp bài”. Màn hình kết quả sẽ hiển thị:

2.3.5. Tổ chức ôn tập.
Để tổ chức một buổi ôn tập, tôi chuẩn bị: 2 bộ đề câu hỏi có nội dung sát với
mục tiêu và nội dung ôn tập được cài đặt vào trong phần mềm NT.Test trong phòng
máy tính. Và tiến hành theo quá trình cơ bản như sau:
- Trước khi bước vào ôn tập tôi cho tất cả học sinh làm một bộ đề xem như là kiểm
tra bài cũ.

- Ôn tập lý thuyết, vận dụng để trả lời câu hỏi và giải bài tập.
- gần cuối tiết học tôi cho học sinh làm bộ đề còn lại.
- Việc kiểm tra đầu giờ học và cuối giờ học nhằm mục đích giúp tôi có kết quả để
có thể so sánh mức độ tiếp thu bài của học sinh, giúp tôi có cơ sở thực tế để điều
chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy học, đồng thời giúp cho học sinh biết được khả
năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra và với yêu cầu của chương trình; tìm
được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động của mình; phát triển kĩ năng
tự đánh giá, tự giác, chủ động trong học tập.
Sau khi làm bài sẽ có được kết quả giống khi ta tiến hành kỳ thi như trên,
ngoài ra phần mềm còn có một số tính năng sau:
- Hiển thị các câu hỏi bị sai (màu tím)và đáp án đúng của từng câu và cho biết
câu đó thí sinh làm đúng hay sai (Hình 15a và Hình 15b)

Đáp án học sinh chọn là D, đáp
án đúng là D hiển thị trên nền
màu xanh

Hình 15a: Màn hình bài thi sau khi nộp bài ở chế độ “ôn tập”
14


Đáp án học sinh chọn là A, đáp
án đúng là C hiển thị trên nền
màu đỏ

Hình 15b: Màn hình bài thi sau khi nộp bài ở chế độ “ôn tập”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kiểm tra đánh giá là một trong những phương pháp nắm bắt chất lượng học
sinh rất hiệu quả đặc biệt trong trường hợp kiểm tra đánh giá khách quan. Giúp

giáo viên biết được những học sinh nào còn yếu về kiến thức nào để phụ đạo, bồi
dưỡng thêm cho học sinh. Và cũng giúp học sinh được tiếp xúc nhiều với bài thi,
nội dung kiến thức để biết được mình còn đang học chưa tốt phần kiến thức nào để
cố gắng bổ sung và rèn luyện kỹ năng bình tĩnh xử lý tốt các tình huống khi đi thi.
Đối với bản thân tôi đã ứng dụng phần mềm thi trắc nghiệm này cho học sinh
cả 3 khối 10, 11, 12 làm bài thi 15 phút trong 2 năm học 2015 – 2016 và 2016 –
2017 này, ngoài ra khối 10 còn cho học sinh làm bài kiểm tra 1 tiết số 1, số 2 của
học kỳ 1. Các học sinh rất hào hứng với việc được kiểm tra bằng phần mềm này vì
sau khi kiểm tra xong học sinh được biết ngay kết quả thi của mình. Và tôi không
phải chấm bài thi nên có nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và soạn những câu
hỏi trắc nghiệm cho các em. Bảng bên dưới là một số kết quả so sánh những lợi thế
của giáo viên khi cho học sinh một lớp thi kiểm tra khảo sát chất lượng trên giấy
tại lớp và bằng phần mềm trên mạng lan:
Công việc coi chấm thi
Thời gian
thông thường

Soạn đề thi
Như nhau
Tạo các mã đề thi (4 mã đề 4 tiết học
5 phút
thi bằng tay)
In đề thi

1 tiết học

không

Công việc coi chấm
 thi bằng phầm mềm

Soạn đề thi
Đưa đề thi vào máy
Tạo đề gốc và tạo mỗi
thí sinh một mã đề
In đề thi
15


Sắp sếp đề thi
Phát đề thi
Trông thi
Thu bài
Làm phách
Chấm bài
Hồi phách
Lên điểm
Thông báo kết quả

1 tiết học
10 phút

không
1 cái nhấp
chuột
Như nhau
10 phút
1 cái nhấp
chuột
20phút
Không

3 tiết
Không
30 phút
Không
30 phút
Không
1 ngày sau khi Ngay sau
thi
khi kết thúc
làm bài

Sắp xếp đề thi
Phát đề thi
Trông thi
Thu bài
Làm phách
Chấm bài
Hồi phách
Lên điềm
Thông báo kết quả

Phần mềm này đặc biệt hiệu quả trong các buổi ôn tập bằng hình thức câu hỏi
trắc nghiệm. Trong phần thông tin kỳ thi tôi để là hình thức “ôn tập”. Mỗi tiết bài
tập hay ôn tập tôi sẽ dành thời gian từ 5 phút đến 10 phút cho học sinh làm kiểm tra
trắc nghiệm trên máy tùy theo tình huống bài học. Học sinh nào làm bài xong trước
thì có thể nộp bài trước. Sau khi nộp bài học sinh sẽ xem được kết quả mình làm.
Câu nào làm đúng câu nào làm sai. Những câu làm sai học sinh chỉ cần bấm vào
câu hỏi đó sẽ xem được đáp án đúng. Hết thời gian làm bài, thời gian còn lại tôi sẽ
ôn lại lý thuyết cho học sinh và cho học sinh thảo luận chỉ ra vấn đề mình đã sai
trong bài kiểm tra. Máy chủ tôi kêt nối với máy chiếu chiếu kết quả kiểm tra cho cả

lớp cùng xem, vì là kết quả được biết và công khai ngay sau khi kiểm tra nên khi ở
nhà học sinh sẽ cố gắng ôn bài để hôm sau làm bài mình không kém các bạn khác.
Và học sinh nói rằng các em cảm thấy thích thú với hình thức ôn tập này các em
không nhàm chán giống những tiết ôn tập bình thường như trước đây, các em được
tiếp xúc nhiều hơn với kiểm tra trắc nghiệm, tạo cho các em kỹ năng làm bài thi
trắc nghiệm tốt hơn. Kết quả của các bài kiểm tra trong các lớp được ôn tập theo
hình thức này trong quá trình học cao hơn so với các lớp không được sử dụng hình
thức ôn tập này.
Thực nghiệm giảng dạy được tổ chức học kỳ 1 năm học 2016 - 2017 tại hai
lớp: 10A2 và 10A3 là hai lớp có học sinh học tương đối khá, tiếp thu nhanh.
Lần 1: Lớp 10A2 tôi dạy thực nghiệm, 10A3 tôi dạy đối chứng, không áp dụng
phương pháp ôn tập của đề tài. Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng, tôi đã tiến
hành kiểm tra 15 phút với cùng một đề thi, tôi thu được kết quả như sau:

16


Lớp

Tổng
Loại giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Số bài Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
Lượng (%) Lượng (%) Lượng (%) Lượng (%)

10A2
42
10
23.8
25
59.5
7
16.67
0
0
1
2
10A3
42
4
9.52
20
47.6
15
35.71
3
7.15
2
Lần 2: Lớp 10A3 tôi dạy thực nghiệm, 10A2 tôi dạy đối chứng, không áp dụng
phương pháp ôn tập của đề tài. Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng, tôi đã tiến
hành kiểm tra 15 phút với cùng một đề thi, tôi thu được kết quả như sau:
Lớp

Tổng
Loại giỏi

Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Số bài Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
Lượng (%) Lượng (%) Lượng (%) Lượng (%)
10A3
42
9
21.4
27
64.2
6
14.28
0
0
3
9
10A2
42
5
11.90
22
52.3
13
30.95
2

4.77
8
Phần mềm thi trắc nghiệm trên mạng lan NT.Test không chỉ phục vụ riêng cho tôi
mà tôi đã hướng dẫn cho các đồng nghiệp khác ở trong trường cùng sử dụng, đặc
biệt là những môn thi THPT quốc gia có thi trắc nghiệm như toán, tiếng anh, lí hóa,
sử ,địa, GDCD… Và được các đồng nghiệp khá yêu thích sử dụng vì những tiện ích
đã nêu ở trên, ngoài ra do tiết kiệm được thời gian công sức cũng như kinh phí nên
giáo viên các bộ môn cho các em làm được nhiều bài thi trắc nghiệm hơn, giúp các
em quen thuộc với mỗi dạng bài thi này là hành trang cho các em chính thức bước
vào kỳ thi THPT quốc gia.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
Lợi ích của việc ứng dụng phần mềm trắc nghiệm NT.Test vào kiểm tra trắc
nghiệm đánh giá học tập của học sinh trực tiếp trên phòng máy thực hành :
+ Học sinh ý thức học tập tốt hơn, hạn chế việc xem bài nhau, xem tài liệu
+ Tiết kiệm được kinh phí chi cho photo đề cho học sinh, chấm thi.
+ Tiết kiệm thời gian sao lưu đề thi, chấm thi, lên điểm… của giáo viên.
+ Bảo mật đề kiểm tra tốt hơn
+ Giáo viên hạn chế được sai sót khi chấm bài.
+ Có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp thi trắc nghiệm của các môn học
khác như : Toán, vật lí, hóa học, anh văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân…
17


+ Thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng trước hoặc sau khi ôn tập của học
sinh.
Hạn chế:
+ Số lượng thí sinh trong một lần kiểm tra phụ thuộc vào số máy tính được cài
đặt trong mạng lan trong phòng thi.
- Kiến nghị.

+ Đề nghị nhà trường cải tạo, nâng cấp thêm phòng máy tính và máy tính để có thể
áp dụng kiểm tra cho số lượng lớn học sinh cả khối lớp để có thể áp dụng vào trong
những kỳ thi lớn hơn với số lượng thí sinh đông hơn như: thi học kỳ tập trung...
+ Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về việc ứng dụng CNTT trong đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá.
+ Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ
tin học và xây dựng ý thức vận dụng CNTT vào dạy học.
Trên đây là SKKN được đúc rút từ thực tiễn dạy học và kiểm tra đánh giá học
sinh mà tôi thực sự thấy hữu ích để giúp giảng dạy và học tập tốt hơn. Đây có thể
là ý kiến chủ quan của riêng cá nhân tôi, rất mong được sự đóng góp của đồng
nghiệp - những người giáo viên có kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn để tôi được
hoàn thiện hơn về kỹ năng nghề nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày.... tháng ... năm...
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Hà Thị Hương

18


* Tài liệu tham khảo:
+ Các bài viết từ internet:
1) Đánh giá ứng dụng CNTT trong nhà trương THPT ;
2) kiểm tra đánh giá và phương pháp trắc nghiệm khách quan, ứng dụng phần
mềm EMPTEST trong kiểm tra đánh giá môn tin học 10 . của Hà phượng
Linh đại học Sư Phạm Hà Nội.

+ Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm NT.Test của tác giả Nguyễn Ngọc Toàn.
* Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng
GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên:
1. Năm học 2010 – 2011: “Một số giải pháp quản lí phòng máy thực hành tin
học trong các trường THPT”.
2. Năm học 2013 -2014 “ sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin trên internet
giúp học sinh ôn tập tốt hơn”

19



×