Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tích hợp các kiến thức toán học, vật lí, sinh học, địa lí, văn hóa dân gian, thực tiễn đời sống vào ôn tập chương 3 cấu trúc rẽ nhánh và lặp tin học 11 giúp nâng cao chất lượ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.01 KB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo
MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................22

Năm học 2016 - 2017

1


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

I. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhiều nghiên cứu và thực tế giáo dục trên thế giới đã chỉ ra rằng có rất nhiều
phương thức dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra trong đó
dạy học tích hợp là phương thức dạy học duy nhất có thể đạt được mục tiêu giáo
dục là phát triển năng lực cho người học để nhằm phục vụ cho các quá trình
học tập sau này hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như
vậy, để dạy học tích hợp thành công chúng ta phải vận dụng quan điểm tích hợp
từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa đến khâu tổ chức dạy
học (nhất là lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học) đưa học sinh
vào trong những tình huống thực để các em tìm tòi và tự phát hiện, giải quyết
vấn đề qua đó phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho các em[1].
Nhận thấy tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích hợp, bộ GD&ĐT đã
phát động cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” để khuyến khích giáo viên
nhằm tích cực trau dồi kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học. Song dù đã


được trải qua nhiều đợt tập huấn nhưng khi tham gia thực hiện theo phương
pháp dạy học mới này rất nhiều giáo viên nói chung và giáo viên Tin học nói
riêng còn rất lúng túng, bỡ ngỡ không hiểu sẽ thiết kế, xây dựng một giáo án dạy
học tích hợp như thế nào cho đúng và phù hợp với học sinh của mình vì “dạy
học theo chủ đề tích hợp” là một phương pháp dạy học mới đối với tất cả giáo
viên chúng tôi và hiện tại quá ít hoặc thậm chí không có tài liệu nào để tham
khảo đặc biệt là môn Tin học ở cấp THPT. Bản thân khi làm quen với phương
pháp dạy học mới này tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng hiểu được ý nghĩa,
tác dụng và hiệu quả của dạy học tích hợp, là một giáo viên luôn luôn mong
muốn tìm tòi những phương pháp dạy học tích cực để truyền đạt kiến thức cho
học sinh tôi đã nhiệt tình tham gia cuộc thi do nhà trường phát động và đã được
hội đồng khoa học của Sở GD&ĐT Thanh Hoá đánh giá cao (giải nhì).
Mặt khác trong quá trình giảng dạy môn Tin ở trường THPT Thạch Thành 4
đặc biệt là Tin học 11, tôi nhận thấy học sinh của mình dù học tốt các môn tự
nhiên như Toán, L‎í, Hoá…nhưng khi học lập trình ở Tin học 11 các em luôn kêu
là khó, là phức tạp vì bản thân môn Tin là môn phụ nên các em không đầu tư
thời gian nhiều để học mà môn Tin học 11 là một môn cần sự logic và tư duy
cao. Từ đó các em không có hứng thú với môn học dẫn đến các tiết dạy môn tin
11 nhàm chán với học sinh. Từ những khó khăn đó nếu lồng ghép các môn học
khác trong chương trình và các kiến thức mà các em có được từ thực tiễn đời
sống vào dạy môn tin học chắc chắn sẽ gây hứng thú được cho các em, quá trình
dạy học chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, tự học, tự tìm tòi phát
hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới quan điểm như vậy là tất yếu nếu
không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt hậu so với xu thế chung của giáo dục
thế giới mà theo định hướng của UNESCO gồm 4 trụ cột đó là : “Học để biết,
học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Năm học 2016 - 2017

2



Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

Trong chương 3: “ Cấu trúc rẽ nhánh và lặp” sách giáo khoa Tin học 11 các
em đã được học về cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp, đây là hai loại cấu trúc rất
quan trọng trong ngôn ngữ lập trình Pascal nói riêng và trong lập trình nói
chung. Nắm chắc hai loại cấu trúc này mới tạo tiền đề vững chắc cho các em học
kiến thức ở những chương tiếp theo trong chương trình học như học về cấu trúc
mảng, xâu, chương trình con nên việc ôn tập lại kiến thức trong chương 3 này
hết sức cần thiết cho học sinh. Chính vì những lí do trên nên tôi quyết định chọn
đề tài: “TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC TOÁN HỌC, VẬT LÍ, SINH HỌC,
ĐỊA LÍ, VĂN HÓA DÂN GIAN, THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG VÀO ÔN TẬP
CHƯƠNG 3: “CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP” - TIN HỌC 11 GIÚP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC
SINH KHỐI 11 Ở TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4” giới thiệu và mong
được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh khắc sâu được các kiến thức và kĩ năng sử dụng cấu trúc rẽ
nhánh và cấu trúc lặp trong lập trình.
- Giúp học sinh có hứng thú hơn với môn học, phát huy tư duy, sáng tạo
trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
- Học sinh nhận thức được ứng dụng của cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp nói
riêng và ngôn ngữ lập trình Pascal nói chung khi giải quyết các bài toán cụ thể.
- Học sinh có cách nhìn tổng quan về mối liên hệ giữa các môn học với nhau
và với thực tiễn đời sống.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là sử dụng cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp và các kiến

thức liên môn như toán học, vật lí, sinh học, địa lí, văn hoá dân gian và thực
tiễn đời sống để lập trình giải quyết một số bài toán thường gặp trong các môn
học và trong đời sống. Từ đó giúp học sinh nắm chắc và vận dụng thành thạo
hơn hai loại cấu trúc này, đồng thời tạo niềm đam mê hứng thú hơn khi học môn
tin học 11.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu các tài liệu khoa học về: tích hợp, dạy học tích
hợp, cấu trúc rẽ nhánh và lặp, các biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực
chủ động của người học.
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Quan sát, thu thập thông tin, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh
nghiệm, tham vấn chuyên gia về các kiến thức nội dung chương 3 “ Cấu trúc rẽ
nhánh và lặp” SGK Tin học 11, các kiến thức thuộc các môn Toán, Vật lí, Sinh
học, Địa lí, Văn hoá dân gian và thực tiễn đời sống. Từ đó lựa chọn những bài
toán tiên biểu để tích hợp kiến thức các môn học với môn tin.
* Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tiến hành dạy học thực nghiệm từ đó phân tích, so sánh hoạt động nhận thức,
kết quả học tập của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Năm học 2016 - 2017

3


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

* Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
Định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống kê.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
* Khái niện về tích hợp
Theo từ điển Tiếng Việt:“Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng.
Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh
vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên
thế giới thực hiện.[1]
* Ý nghĩa của dạy học tích hợp:
Theo Xavier Roegiers- tiến sĩ khoa học Giáo dục, chuyên gia về phát triển
chương trình giảng dạy và phương pháp tiếp cận năng lực nổi tiếng trên thế giới
thì: “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập góp phần hình
thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết
cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai hoặc nhằm hoà
nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy, sư phạm tích hợp nhằm làm
cho quá trình học tập có nghĩa ý”[2]. Cũng theo tiến sĩ Phạm Văn L‎ập, “Tích
hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học được ở môn học này, phần này
của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn
học khác, trong các phần khác của cùng một môn học. Thí dụ, toán học được sử
dụng như một công cụ đắc lực trong nghiên cứu sinh học. Tin học được sử dụng
như một công cụ để mô hình hoá các quá trình sinh học v.v…”[2].
Mặt khác trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của L‎uật giáo dục đã nêu rõ: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng

phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[2] . Như
vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được
khẳng định cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là
giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ
động mà dạy học tích hợp là phương thức dạy học có thể đạt được mục tiêu
giáo dục đó một cách hiệu quả nhất.
* Cấu trúc rẽ nhánh và lặp:
Định lí Bohn Jacopini trong SGK tin học 11 có viết: “Mọi quá trình tính
toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên ba cấu trúc cơ bản là cấu trúc tuần
tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp”. Như vậy có thể nói cấu trúc rẽ nhánh và
Năm học 2016 - 2017

4


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

lặp là hai cấu trúc rất quan trọng trong lập trình nói chung và lập trình sử dụng
ngôn ngữ lập trình Pascal nói riêng.
- Ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh: Cấu trúc rẽ nhánh là một điều khiển chọn
thực hiện hay không thực hiện công việc phù hợp với một điều kiện đang xảy ra.
Thực chất là “dạy máy” học cách xử lí tình huống[3].
- Ý nghĩa của của cấu trúc lặp: Cấu trúc lặp là điều khiển thực hiện công việc
lặp đi lặp lại khi chưa đủ số lần lặp hoặc khi một điều kiện nào đó còn đúng[3].
- Cấu trúc rẽ nhánh thiếu: IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>;
- Cấu trúc rẽ nhánh đủ:IF <điều kiện> THEN <câu lệnh1> ELSE <Câu lệnh2>;
- Câu lệnh ghép được đặt trong


BEGIN < dãy lệnh> END;

- Cấu trúc lặp biết trước số lần lặp
FOR <biến đếm>:=<giá trị đầu> TO <giá trị cuối> DO <câu lệnh>;
FOR <biến đếm>:=<giá trị cuối> DOWNTO <giá trị đầu> DO <câu lệnh>;
- Cấu trúc lặp chưa biết trước số lần lặp
WHILE <điều kiện> DO <câu lệnh>;
* Kiến thức các môn học cần vận dụng để giải quyết chủ đề:
- Kiến thức môn Toán học[5]
+ Cách giải phương trình bậc hai bằng cách xét 3 trường hợp của delta, công
thức nghiệm trong từng trường hợp của delta
+ Vận dụng kiến thức toán học để hiểu cách tính giai thừa:
n! = 1.2.3.4.....(n -1).n
+ Vận dụng kiến thức trong hình học để kiểm tra 3 số thực a, b, c
(a > 0; b > 0; c > 0) thỏa mãn là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác là: a + b > c

a + c > b
b + c > a

+ Sử dụng công thức Hê-rông để tính diện tích của tam giác:
a+b+c
)
S = p(p - a)(p - b)(p - c) (Với p là nửa chu vi của tam giác p =
2
- Kiến thức môn Vật lí[5]
+ Tính điện trở tương đương của mạch điện gồm các điện trở mắc nối tiếp và
mắc song song.
+ Vận dụng định luật Ôm để tính hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện.
- Kiến thức môn Sinh học[5]

+ Quá trình nguyên phân của một tế bào ruồi giấm từ đó tính được số lượng
2k
tế bào con sinh ra sau k lần nguyên phân của một tế bào ruồi giấm là:
+ Vận dụng tính tổng số nuclêôtit trong 1 gen là:
A(Ađênin) + T(Timin) + G(Guanin) + X(Xitôzin) Trong đó: A=T, G=X
A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
Năm học 2016 - 2017

5


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

- Kiến thức môn Địa lí[5]
+ Xác định được năm nhuận thì có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.
+ Điều kiện để kiểm tra một năm là năm nhuận hay không (Năm nhuận là năm
chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100, hoặc là năm chia hết cho 400.
Những năm khác là không nhuận).
+ Số ngày của từng tháng trong năm nhuận và năm không nhuận.
+ Vận dụng kiến thức trong địa lí dân số để tính số dân sau n năm với tốc độ
tăng dân số là k% một năm.
- Kiến thức văn hóa dân gian[5]
Đọc hiểu một bài thơ đố trong văn hóa dân gian, từ đó tìm được mối liên hệ
giữa các dữ liệu đã cho để lập trình giải bài thơ đố.
- Các kiến thức từ thực tiễn đời sống
L‎à các kiến thức mà học sinh có được từ tìm hiểu trong thực tiễn đời sống.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM

* Về phía Giáo viên- Nhà trường:
Trường THPT Thạch Thành 4 là một ngôi trường mới thành lập được 10
năm, đa phần là giáo viên trẻ dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng luôn luôn
nhiệt tình, hết mình với công tác giảng dạy và tham gia rất nhiệt tình các phong
trào hay cuộc thi do sở GD&ĐT phát động. Song dù đã được tập huấn nhiều lần
nhưng tích hợp là một phương pháp dạy học mới nên khi bắt tay vào để thiết kế
một giáo án “Dạy học theo chủ đề tích hợp” không tránh được những lúng túng,
bỡ ngỡ sẽ “tích” như thế nào cho “hợp” với nội dung chương trình dạy, với đối
tượng học sinh là cả một vấn đề.
Ngoài kiến thức của môn tin để tích hợp được giáo viên cần phải tự tìm tòi
và nghiên cứu kiến thức của các môn học khác và các kiến thức thực tế nên cũng
mất nhiều thời gian và công sức để thiết kế một giáo án dạy học tích hợp.
Nhà trường, Ban giám hiệu, các tổ nhóm chuyên môn rất đầu tư và dành
nhiều thời gian cùng nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề
tích hợp. Tuy nhiên do cơ sở vật chất còn hạn chế, số lượng máy tính còn ít nên
gặp nhiều hạn chế đến chất lượng dạy-học môn Tin trong nhà trường.
* Về phía học sinh:
Bộ môn Tin học THPT thường ít được học sinh quan tâm, yêu thích vì nó
không thuộc tổ hợp môn thi ĐH nào. Nhất là Tin học lớp 11, một nội dung kiến
thức cần rất nhiều sự tư duy sâu và khả năng sáng tạo cao. Mặt khác tin học 11
không như tin học 10, 12 là các chương trình ứng dụng, dễ hiểu, dễ vận dụng, dễ
hình dung. Tin học 11 thường rất ít ứng dụng do vậy khó tiếp cận, khó gần gũi
đối với các em học sinh. Trong nhiều năm giảng dạy, tôi thấy việc tạo hứng thú
cho học sinh yêu thích môn tin học là một việc làm rất cần thiết và cần đầu
tư[4].
THPT Thạch Thành 4 là trường thuộc vùng núi cao của tỉnh Thanh Hoá nên
phần lớn học sinh là người dân tộc Mường. Mặc dù học sinh đa phần là ngoan,
có ý thức vươn lên trong học tập tuy nhiên điều kiện kinh tế gia đình thấp nên
Năm học 2016 - 2017


6


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

các em không có thiết bị máy tính thực hành tại nhà vì vậy ảnh hưởng lớn đến
chất lượng của môn học đặc thù như môn tin. Hơn nữa những khó khăn mà học
sinh gặp phải trong quá trình giảng dạy chương 3: “Cấu trúc rẽ nhánh và lặp” là:
- Học sinh chưa thực sự hiểu rõ ứng dụng của cấu trúc rẽ nhánh và lặp để giải
quyết các bài toán trong thực tế.
- Rất khó khăn khi sử dụng cấu trúc rẽ nhánh và lặp để viết chương trình cho bài
toán cụ thể.
- Tất cả những kiến thức trên đều được học sinh tiếp thu một cách thụ động và
còn đang rất lúng túng chưa hiểu rõ được bản chất của vấn đề.
* Kết quả tổng hợp bài kiểm tra thực hành của học sinh khi học xong chương
3: “Cấu trúc rẽ nhánh và lặp” năm học 2015-2016 như sau:
Điểm chấm bài (Chưa vận dụng sáng kiến)
Lớp
Sĩ số
9-10
7-8
5-6
Dưới 5
11B1
45
2
16
22

5
11B2
46
2
13
25
6
11B3
44
0
10
29
5
Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy số lượng học sinh đạt điểm 9-10 còn quá
ít mà vẫn còn một số học sinh dưới điểm trung bình. Vì vậy cần phải đổi mới
phương pháp dạy học nếu không chất lượng của môn học sẽ bị giảm.
2.3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ
Với đề tài này, tôi xin đưa ra các sáng kiến kinh nghiệm, đó là tích hợp các
kiến thức liên môn giữa các môn học khác, kiến thức thực tiễn với môn tin để
lập trình giải các bài toán ví dụ tiêu biểu mà tôi đã sử dụng thành công trong bài
giảng tích hợp. Ngoài mục đích giúp học sinh nắm chắc hơn cấu trúc rẽ nhánh
và cấu trúc lặp thì thông qua các ví dụ này sẽ cung cấp cho học sinh thêm một số
thông tin mới, cách đặt vấn đề, cách hướng dẫn học sinh sao cho phù hợp nhất
để học sinh tự tìm tòi và phát hiện ra vấn đề, từ đó sẽ tạo được hứng thú cho học
sinh trong tiết học:
1. TÍCH HỢP KIẾN THỨC TOÁN HỌC
2
VÍ DỤ 1: Giải phương trình ax + bx + c = 0 ( a ≠ 0)
Với a, b, c là các số thực nhập vào từ bàn phím.

L‎à bài toán quá quen thuộc trong toán học nên HS sẽ thấy gần gũi khi lập trình,
GV hướng dẫn bằng các câu hỏi sau
GV: đặt câu hỏi: Trong toán học để giải bài toán này các em sẽ làm như thế
nào?
Do hệ số a khác 0 nên phương trình trở thành phương trình bậc 2 HS dẽ dàng
đưa ra cách làm
HS: + tính ∆ = b2 − 4ac
+ Nếu ∆ < 0 thì phương trình vô nghiệm
b
+ Nếu ∆ = 0 thì phương trình có nghiệm kép x1 = x 2 = 2a
+ Nếu ∆ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt
Năm học 2016 - 2017

7


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

-b -Δ
-b + Δ
x =
; x =
1
2
2a
2a
GV: thuyết trình: Dựa vào kiến thức trong toán học ta thấy nghiệm của phương
trình phụ thuộc vào điều kiện của delta (với 3 trường đã xét ở trên). Vậy trong

chương trình ta khai báo thêm biến D là biến kiểu số thực, gán D:=b*b - 4*a*c;
sau đó so sánh giá trị D với 0 ứng với từng trường hợp đưa ra nghiệm của
phương trình. Để viết chương trình cho bài toán ta dùng cấu trúc câu lệnh gì?
HS: Câu lệnh rẽ nhánh if-then
Từ đó GV sẽ hướng dẫn HS viết chương trình theo hướng dẫn chuyển từ toán
học sang ngôn ngữ Pascal
Program giai_pt_bac2;
var a,b,c,D,x1,x2:real;
Begin
write('nhap a,b,c:');readln(a,b,c);
2
+ tính ∆ = b − 4ac
D:=b*b-4*a*c;
+ Nếu ∆ < 0 thì phương trình vô if D<0 then writeln('phuong trinh vo
nghiệm
nghiem')
else
+ Nếu ∆ = 0 thì phương trình có
if D=0 then writeln('phuong trinh co
b
nghiệm kép x = x = nghiem kep:',-b/(2*a):4:2)
1
2
2a
else
+ Nếu ∆ > 0 thì phương trình có
begin
hai nghiệm phân biệt
x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a);
x2:=(-b+sqrt(D))/(2*a);

-b -Δ
-b + Δ
x =
; x =
write('phuong trinh co 2 nghiem phan
1
2
2a
2a
biet:x1=', x1:4:2,' ','x2=',x2:4:2);
end;
Readln
End.
GV cho HS chạy chương trình với nhiều bộ Input, từ đó giúp HS thấy được lợi
ích của lập trình trong toán học.
VÍ DỤ 2: Cho n là số nguyên dương ( n ≤ 12) nhập vào từ bàn phím.
Viết chương trình tính và đưa ra màn hình giá trị s biết: s = n!
GV: Đặt câu hỏi gợi ý: Trong toán học n! được hiểu và tính như thế nào?
HS nhớ lại cách tính giai thừa
HS: n!=1.2.3.4.....(n -1).n
Với cách tính đó GV hướng dẫn: Từ cách tính đó ta thấy việc tính giá trị của s
bằng cách nhân liên tiếp các giá trị từ 1 đến n. Vậy trong chương trình khai báo
thêm biến i kiểu số nguyên, i nhận giá trị tăng liên tiếp từ 1 đến n.
Khởi tạo s ¬ 1, khi đó ứng với mỗi giá trị của i thì thực hiện tuần tự s ¬ s*i .
Với cách làm như vậy trong chương trình ta sử dụng câu lệnh gì?

Năm học 2016 - 2017

8



Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

HS sẽ liên hệ cách tính giai thừa với cấu trúc và hoạt động của câu lệnh lặp đã
học nên có thể đưa ra cách giải quyết bài toán như sau:
Số lần lặp s ¬ s*i được xác định trước là n lần (ứng với số lần i tăng từ 1 đến n)
nên có thể sử dụng câu lệnh for-do. Tuy nhiên ta cũng có thể sử dụng câu lệnh
while-do và lặp trong điều kiện i<=n cho đến khi i>n thì vòng lặp while-do kết
thúc đưa giá trị n ra màn hình.
GVcó thể chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 5 phút, yêu cầu các nhóm viết
chương trình cho bài toán trên (vào bảng phụ đã chuẩn bị trước):
Nhóm 1: Sử dụng câu lệnh for-to-do
Nhóm 2: Sử dụng câu lệnh for-downto-do
Nhóm 3: Sử dụng câu lệnh while-do
Nhóm 4: Sử dụng câu lệnh while-do
Hết giờ thảo luận yêu cầu các nhóm treo bảng phụ lên bảng. GV nhận xét và sửa
lỗi chương trình cho từng nhóm
Sử dụng câu lệnh
Sử dụng câu lệnh
Sử dụng câu lệnh forWhile-do
for-do
downto-do
Program tinh_gt;
Program tinh_gt;
Program tinh_gt;
var s:longint;
var s:longint;
var s:longint;

i,n:integer;
i,n:integer;
i,n:integer;
Begin
Begin
Begin
write('nhap
write('nhap
write('nhap
n:');readln(n);
n:');readln(n);
n:');readln(n);
s:=1; i:=1;
s:=1;
s:=1;
while i<=n do
for i:=1 to n do
for i:=n downto 1 do
begin s:=s*I; i:=i+1; s:=s*i;
s:=s*i;
end;
write('s=',s);
write('s=',s);
write('s=',s);
readln
readln
readln
end.
end.
end.

VÍ DỤ 3: Cho 3 số thực a, b, c nhập vào từ bàn phím ( a > 0;b > 0;c > 0). Kiểm
tra xem 3 số thực a, b, c có phải là độ dài 3 cạnh của một tam giác hay không.
Nếu a, b, c thỏa mãn là độ dài 3 cạnh của một tam giác thì hãy tính diện tích
của tam giác đó.
Với bài này HS sẽ thấy hào hứng vì đây là bài toán đã gặp trong môn toán. Từ
đó tôi sẽ hướng dẫn HS bằng các câu hỏi:
GV: Đặt câu hỏi: Dựa vào kiến thức toán học điều kiện để 3 số thực a, b, c là độ
dài 3 cạnh của 1 tam giác là gì?
HS: là a, b, c thỏa mãn đồng thời a+b>c, a+c>b, b+c>a
GV: Khi viết chương trình dùng cấu trúc câu lệnh gì để kiểm tra điều kiện này?
HS: cấu trúc câu lệnh if-then
GV: Nếu thỏa mãn là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác ngoài viết lệnh thông báo ra
màn hình còn phải tính diện tích tam giác. Vậy trong trường hợp này ta tính diện
tích tam giác bằng cách nào là nhanh nhất?
Năm học 2016 - 2017

9


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

HS có thể nêu ra nhiều cách để tính
GV: Nhận xét và hướng dẫn: Trong toán học có thể tính diện tích tam giác khi
biết độ dài 3 cạnh bằng nhiều cách. Tuy nhiên, để chương trình thực hiện nhanh
và thuật toán ít phức tạp nhất ta nên áp dụng công thức hêrông
Yêu cầu HS nêu công thức hêrông :
S = p(p - a)(p - b)(p - c)
HS:

a +b+c
(S: là diện tích tam giác, p: là nửa chu vi của tam giác p =
)
2
GV hướng dẫn HS viết chương trình:
Program tamgiac;
Var a,b,c,p,s: real;
Begin
write('nhap a,b,c:'); readln(a,b,c);
if ((a+b>c) and (a+c>b) and (b+c>a)) then
begin
writeln('a,b,c la do dai 3 canh cua tam giac');
p:=(a+b+c)/2; s:=sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)); write('dien tich tam giac
la: ',s:4:2); end
else write( ' a,b,c khong phai la do dai 3 canh cua tam giac');
readln
End.
2. TÍCH HỢP KIẾN THỨC VẬT LÍ
VÍ DỤ 1:Cho 3 điện trở R1, R2, R3 có giá trị là a ( Ω )(a là giá trị thực khác 0,
nhập vào từ bàn phím). Sử dụng cả ba điện trở này để tạo ra ba mạch điện có
điện trở tương đương khác nhau bằng cách mắc theo các sơ đồ như hình vẽ.
Viết chương trình tính và kiểm tra xem với cách mắc nào tạo thành điện trở
tương đương lớn nhất?
R1
R1
R2

R2

R3

R1

R3

R2

R3

GV thuyết trình: Mỗi cách mắc sẽ cho một điện trở tương đương khác nhau. Để
biết mắc theo sơ đồ nào tạo ra điện trở tương đương lớn nhất ta phải tính được
điện trở tương đương của từng mạch điện. Vậy dựa vào kiến thức vật lí điện trở
tương đương của từng mạch điện được tính như thế nào?
GV cho HS quan sát các sơ đồ mắc nối các điện trở. Từ đó HS sẽ quan sát và
dựa vào kiến thức vật lí mà các em đã được học để đưa ra cách tính điện trở
tương đương trong từng sơ đồ:

Năm học 2016 - 2017

10


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

sơ đồ 1: 3 điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp nên điện trở tương đương của mạch
điện là R1+R2+R3
sơ đồ 2: 3 điện trở R1, R2, R3 mắc song song nên điện trở tương đương của
R1.R2.R3
mạch điện là

R1.R2 + R1.R3+ R2.R3
sơ đồ 3: 2 điện trở R1, R2 mắc song song rồi mắc nối tiếp với R3 nên điện trở
tương đương của mạch điện là : R1.R2 + R3
R1+ R2
GV: yêu cầu HS nêu ý tưởng xây dựng chương trình
Gợi ý: Trong chương trình khai báo 3 biến x, y, z (là 3 biến kiểu số thực), gán x,
y, z lần lượt nhận các giá trị là điện trở tương đương của 3 mạch điện mắc theo
sơ đồ 1, sơ đồ 2, sơ đồ 3. Dùng câu lệnh if-then để tìm số lớn nhất trong 3 số
thực x, y, z từ đó chọn được sơ đồ tương ứng và đưa kết quả ra màn hình.
HS: cài đặt chương trình theo hướng dẫn của GV:
Program vd;
uses crt;
var x,y,z,max,a:real;
Begin
Write('nhap a:'); readln(a);
x:=a+a+a;
writeln(x:4:2);
y:=a*a*a/(3*a*a); writeln(y:4:2);
z:=a*a/(2*a)+a; writeln(z:4:2);
max:=x;
if y>x then max:=y else if xif x=max then writeln('so do 1');
if y=max then writeln('so do 2');
if z=max then write('so do 3');
readln
End.
VÍ DỤ 2: Cho mạch điện một chiều có cường độ dòng điện không đổi đi qua
mạch điện là 2A. Cần phải mắc nối tiếp ít nhất bao nhiêu điện trở có giá trị
bằng a Ω để hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện lớn hơn hoặc bằng U(V).
(Với a, U là giá trị thực nhập vào từ bàn phím, a>0; U ≥ 2a )

GV: đặt câu hỏi gợi ý: Áp dụng các kiến thức mà các em đã học trong vật lí thì:
+ điện trở tương đương của mạch điện gồm n điện trở mắc nối tiếp được tính
như thế nào ?
HS: điện trở tương đương của mạch điện gồm n điện trở mắc nối tiếp được tính
theo theo công thức R= R1+R2+R3+…Rn
+ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện bằng công thức nào?
HS nhớ lại cách tính hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch là kiến thức đã học
trong vật lí:
U
Áp dụng định luật Ôm trong dòng điện không đổi: I=
R
Năm học 2016 - 2017

11


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

Trong đó
+ I: cường độ dòng điện qua mạch điện
+ U: Hiện điện thế giữa hai đầu mạch điện
+ R: điện trở tương đương của mạch điện
Suy ra U=IR
GV: Khuyến khích HS dựa vào kiến thức trong vật lí trên để nêu ý tưởng xây
dựng chương trình.
Gợi ý:
+ Cần khai báo những biến nào?
+ Sử dụng câu lệnh gì để viết chương trình?

+ Điều kiện lặp là gì?
+ Câu lệnh lặp là gì?
+ Khởi tạo giá trị đầu cho các biến như thế nào?
HS: nêu ý tưởng
GV: nhận xét, chốt kiến thức:Trong chương trình khai báo thêm biến n nguyên
(là số điện trở cần tìm), biến R kiểu số thực là điện trở tương đương của đoạn
mạch.
R¬ a
Khởi tạo n ¬ 1 ;
Sử dụng câu lệnh While-do để kiểm tra biểu thức 2*Rthì n ¬ n+1; R ¬ R+a ; cho đến khi biểu thức 2*Rlặp while-do kết thúc, đưa giá trị n ra màn hình.
Cài đặt chương trình
Program vd;
var a,r,U:real; n:integer;
begin
write('nhap a,U:');readln(a,U);
r:=a; n:=1;
while 2*rbegin
n:=n+1; r:=r+a;
end;
write(n);
readln
End.
3. TÍCH HỢP KIẾN THỨC SINH HỌC
GV:Trình chiếu hình ảnh ruồi giấm nhằm tạo hứng thú cho HS:

GV: Em có biết đây là hình ảnh con gì không?
Năm học 2016 - 2017


12


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

HS: hình ảnh ruồi giấm
GV: Thuyết trình: Ruồi giấm (Danh pháp khoa học: Drosophilidae) là một
phức hợp họ ruồi bao gồm cả các loài ruồi trái cây. Đây là một họ ruồi được sử
dụng trong các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về sinh học. Ruồi giấm được sử
dụng để thí nghiệm và minh họa cho đột biến sinh học ở dạng đột biến nhiễm
sắc thể, là đối tượng được nghiên cứu rất nhiều trong sinh học[2].
Bây giờ chúng ta cùng giải một số bài toán liên quan đến ruồi giấm.
VÍ DỤ 1: Viết chương trình trả lời cho câu hỏi:
Một tế bào ruồi giấm nguyên phân k lần tạo ra bao nhiêu tế bào con?
( Với k là số nguyên dương nhập vào từ bàn phím, k ≤ 30 ).
GV: thuyết trình: để viết được chương trình cho bài toán này ta phải xác định
được số tế bào con tạo ra sau k lần nguyên phân của một tế bào ruồi giấm. Vậy
dựa vào kiến thức đã học trong môn sinh học em hãy nêu cách tính số tế bào
con tạo ra sau k lần nguyên phân của một tế bào ruồi giấm.
GV giúp HS nhớ lại quá trình nguyên phân của 1 tế bào bằng cách phân tích
theo sơ đồ ( HS đã được học trong môn sinh học):
nguyên phân lần 1

nguyên phân lần 2
1

nguyên phân lần 3


2

nguyên phân lần k

1TB
2 TB
2 TB
2 TB. . .
2k TB
Vậy sau k lần nguyên phân số tế bào con tạo ra là s= 2k tế bào
GV: Em hãy nêu ý tưởng xây dựng chương trình
HS: nêu ý tưởng
GV: chốt kiến thức:
- Khai báo biến s kiểu longint, biến i kiểu integer. Khởi tạo s ¬ 1;
- i nhận giá trị tăng liên tiếp từ 1 đến k, ứng với mỗi giá trị của i thì thực hiện
tuần tự s ¬ s *2
- Đưa giá trị s ra màn hình
Với cách làm như vậy trong chương trình ta có thể sử dụng câu lệnh gì?
HS: câu lệnh for-do, while-do
GV Cho HS hoạt động nhóm để viết chương trình:
Sử dụng while-do
Sử dụng for-to-do
Sử dụng for-downto-do
Program ruoigiam;
uses crt;
var k,i:integer; s:longint;
Begin
clrscr;
write('nhap k=');readln(k);

s:=1; i:=1;
while i<=k do
begin
i:=i+1; s:=s*2;end;
write('so te bao con duoc sinh
ra: ',s);
readln
End.

3

Program ruoigiam;
uses crt;
var k,i:integer;
s:longint;
Begin
clrscr;
write('nhap
k=');readln(k);
s:=1;
for i:=1 to k do s:=s*2;
write('so te bao con
duoc sinh ra: ',s);
readln
End.

Năm học 2016 - 2017

Program ruoigiam;
uses crt;

var k,i:integer; s:longint;
Begin
clrscr;
write('nhap
k=');readln(k);
s:=1;
for i:=k downto 1 do
s:=s*2;
write('so te bao con duoc
sinh ra: ',s);
readln
End.

13


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

VÍ DỤ 2: Viết chương trình cho bài toán: Một gen ruồi giấm có 3000
nuclêôtit và 3800 liên kết hiđrô. Viết chương trình tính và đưa ra màn hình số
lượng từng loại nuclêôtit của gen.
GV gợi ý bằng các câu hỏi dẫn dắt:
+ 1 gen ruồi giấm có mấy loại nuclêôtit đó là những loại nào?
HS: có 4 loại: A(Ađênin), T(Timin), G(Guanin), X(Xitôzin)
GV:
Vậy theo đề bài A(Ađênin) + T(Timin) + G(Guanin) + X(Xitôzin) = 3000
Ngoài ra số lượng các loại nuclêotit có đặc điểm gì?
HS: A=T; G=X

GV: nên ta có A+G=1500 (*)
GV: A liên kết với T bằng mấy liên kết hiđrô ?
G liên kết với X bằng mấy liên kết hiđrô ?
HS: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô
G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
GV: nên ta có 2A+3G=3800 (**)
Vậy bài toán của ta trở thành viết chương trình tính A, G thỏa mãn (*) và (**)
GV: Cho HS nêu ý tưởng xây dựng chương trình.
HS: nêu ý tưởng.
GV: chốt kiến thức:
Trong chương trình khai báo 2 biến A và G kiểu số nguyên.
Từ (*) do A, G là các biến nguyên dương nên A, G chỉ nhận các giá trị từ 1 đến
1500. Có thể dùng câu lệnh for-do, for-downto-do hoặc while-do để duyệt giá trị
của A và G trong phạm vi từ 1 đến 1500, nếu thỏa mãn đồng thời (*) và (**) thì
đưa giá trị A, T, G, X ra màn hình.
GV: yêu cầu HS lên cài đặt chương trình.
Program vd;
uses crt;
var a,g:integer;
begin
clrscr;
for a:=1 to 1500 do
for g:=1 to 1500 do
if (a+g=1500) and (2*a+3*g=3800) then write('A=T= ',a,' ','G=X= ',g);
readln
end.
GV: Yêu cầu HS về nhà sử dụng câu lệnh while-do để cài đặt chương trình.
4. TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ
VÍ DỤ 1: Viết chương trình tính và đưa ra màn hình số ngày của năm N và
số ngày của tháng T trong năm N đó (Với N, T là hai số nguyên dương nhập

vào từ bàn phím T ≤ 12).

Năm học 2016 - 2017

14


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

Khi đưa ra bài toán này tôi thấy học sinh rất thích thú, là kiến thức mà các em
đã được tìm hiểu trong môn địa lí và trong đời sống nên các em có thể trả lời
nhanh các câu hỏi
- Một năm N bất kì có bao nhiêu ngày?
HS: có 365 hoặc 366 ngày.
- Những năm nào có 365 ngày và những năm nào có 366 ngày?
HS: Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.
- Điều kiện để kiểm tra một năm có phải là năm nhuận hay không là gì?
HS có thể tranh luận về câu hỏi này khi đó GV chốt kiến thức: Năm nhuận là
năm chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100, hoặc là năm chia hết cho 400.
Những năm khác là không nhuận.
GV: Sau khi kiểm tra được năm N là năm nhuận hay không ta sẽ xác định được
số ngày của năm N đó. Vậy số ngày của tháng T bất kì (T ≤ 12) trong năm N
được xác định như thế nào?
HS sẽ quên hoặc nhầm lẫn khi trả lời câu hỏi này. Khi đó GV sẽ hướng dẫn cách
nhớ nhanh số ngày của tháng T bất kì trong năm bằng cách nắm hai bàn tay lại
và xác định như hình vẽ GV trình chiếu:

- Các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 luôn có 31 ngày.

- Các tháng 4, 6, 9, 11 luôn có 30 ngày.
- Riêng tháng 2 có thể có 28 hoặc 29 ngày tùy theo năm (nhuận hay không
nhuận). Năm nhuận thì tháng 2 sẽ có 29 ngày, không nhuận thì tháng 2 sẽ có 28
ngày.
GV: Từ toàn bộ kiến thức đã học trong môn địa lí em hãy nêu ý tưởng xây dựng
chương trình giải bài toán?
HS: Nêu ý tưởng.
GV: nhận xét, chốt kiến thức: Trong chương trình sử dụng câu lệnh if-then để
kiểm tra năm N là năm nhuận hay không và kiểm tra tháng T là tháng nào trong
năm N để đưa ra số ngày trong năm N và số ngày trong tháng T.
GV: Yêu cầu HS lên cài đặt chương trình vào máy tính.
Program thang_nam;
var n,t,sn,st:integer;
Begin
write('nhap n,t:');readln(n,t);
if (n mod 400=0)or((n mod 4=0) and(n mod 100<>0)) then
begin
sn:=366;
Năm học 2016 - 2017

15


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

if (t=1)or(t=3)or(t=5)or(t=7)or(t=8)or(t=10)or(t=12) then
st:=31
else if (t=4)or(t=6)or(t=9)or(t=11) then st:=30 else st:=29;

end
else
begin
sn:=365;
if (t=1)or(t=3)or(t=5)or(t=7)or(t=8)or(t=10)or(t=12) then
st:=31
else if (t=4) or (t=6) or (t=9) or(t=11) then st:=30 else st:=28;
end;
writeln('so ngay cua nam ',n,': ',sn,' ngay');
write('so ngay cua thang ',t,' trong nam ',n,' :',st,' ngay');
readln
End.
VÍ DỤ 2: Viết chương trình tính và đưa kết quả ra màn hình cho bài toán
sau: Dân số của nước ta năm 2006 là A=84,2 triệu người, tốc độ tăng dân số
là k=1,1% một năm. Vậy nếu với tốc độ tăng dân số này thì sau n năm dân số
của nước ta đạt bao nhiêu người? (Với n là số nguyên dương nhập vào từ
bàn phím, n<18).[3]
Bài toán ngoài đưa ra yêu cầu cần giải quyết thì còn cung cấp cho HS một số
thông tin như dân số Việt Nam, tỉ lệ tăng dân số năm 2006. Việc giải quyết được
bài toán sẽ dự đoán được số dân của nước ta những năm tiếp theo, vì vậy sẽ tạo
được hứng thú cho HS khi giải quyết bài toán
GV: Dựa vào kiến thức đã học trong môn địa lí em hiểu tốc độ tăng dân số
k=1,1% một năm là như thế nào?
HS: là sau một năm dân số tăng thêm 1,1% so với dân số năm trước đó.
GV: Vậy nếu với tốc độ tăng này thì sau năm thứ nhất dân số nước ta được tính
như thế nào?
HS: Sau năm thứ 1 là: A+A.k=A.(1+k)
GV: sau năm thứ 2?
2
HS: Sau năm thứ 2 là: A.(1+ k) + A.(1+ k).k = A.(1+ k).(1+ k) = A.(1+ k)

GV: sau năm thứ 3 ?
HS: Sau năm thứ 3 là: A.(1+ k)2 + A.(1+ k)2.k = A.(1+ k)2.(1+ k) = A.(1+ k)3
GV: Vậy tổng quát sau n năm dân số nước ta là : A.(1+ k)n(người)
Đặt t=1+k suy ra dân số nước ta sau n năm là A.tn (người)
Ta sẽ viết chương trình để tính A.t n (n nhập vào từ bàn phím)
GV: yêu cầu HS nêu ý tưởng thiết kế chương trình
(GV gợi ý : Sử dụng câu lệnh for-to-do hoặc for-downto-do hoặc while-do để
tính t n sau đó gán B ¬ A.t n rồi đưa giá trị B ra màn hình).
Program tang_ds;
const a=84200000; k=0.011;
Năm học 2016 - 2017

16


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

var i,n:integer; t,b:real;
Begin
write('nhap n:'); readln(n);
t:=1+k;
for i:=2 to n do t:=t*t;
b:=a*t;
write('so dan la:',b:4:2,’nguoi’);
readln
End.
GV: Yêu cầu HS về nhà sử dụng câu lệnh while-do để cài đặt chương trình
5. TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HOÁ DÂN GIAN

Những bộ môn tự nhiên như toán, lí, hóa, tin, sinh thường khô khan nhưng khi
được viết dưới dạng các thể loại như thơ đố, vè, ca dao lại rất hay, sinh động nên
sẽ gây được thích thú cho HS
GV Đặt vấn đề: Trong kho tàng văn hóa dân gian mà ông cha ta để lại có rất
nhiều bài toán đố hay được viết dưới nhiều thể loại khác nhau như thơ đố, vè,
cao dao... ví dụ bài “Vừa gà, vừa chó”, “bổ cau”, “hái chè”...Sau đây chúng ta
sẽ ứng dụng cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp để giải một số bài thơ đố đó.
Để tạo hứng thú cho HS với những bài toán này GV có thể tìm đoạn video, hình
ảnh sinh động phù hợp để trình chiếu nội dung bài toán
VÍ DỤ 1:Viết chương trình giúp Bờm tính số gà, số chó cho bài toán dân
gian sau:
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn

GV: Trình chiếu ví dụ, yêu cầu HS: Đọc hiểu bài thơ đố trong văn hóa dân gian
em hãy xác định bài toán?
HS: Bài toán cho:
+ tổng số gà và số chó là 36 con
+ tổng số chân gà và chân chó là 100 chân
Yêu cầu tìm: số gà và số chó.
GV: Trong chương trình khai báo 2 biến ga và cho (là kiểu số nguyên dương).
Em hãy lập mối liên hệ giữa các biến này.
HS: ga+cho=36 (*)
2*ga+4*cho=100 (**)
GV: Cho HS nêu ý tưởng xây dựng chương trình sau đó chốt kiến thức: Dùng
câu lệnh for-do cho biến ga nhận giá trị tăng liên tiếp từ 1 đến 36, ứng với 1 giá
trị của ga thì cho:=36-ga. Khi đó sử dụng câu lệnh if-then nếu ga và cho thỏa
mãn (**) thì đưa kết quả ra màn hình.

GV cho HS cài đặt chương trình
Năm học 2016 - 2017

17


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

Program ga_cho;
uses crt;
var ga,cho:integer;
Begin
clrscr;
for ga:=1 to 36 do
begin
cho:=36-ga;
if 2*ga+4*cho=100 then write('so ga:',ga,' con so cho: ', cho,' con');
end;
readln
End.
GV: có thể sử dụng câu lệnh for-downto-do hoặc While-do để viết chương trình.
Yêu cầu HS về nhà làm.
VÍ DỤ 2: Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam có bài thơ đố
“Trăm trâu trăm cỏ” sau đây:
Trăm trâu trăm cỏ
Trâu đứng ăn năm
Trâu nằm ăn ba
Lụ khụ trâu già

Ba con một bó
Viết chương trình tính và đưa ra màn hình câu trả lời cho câu hỏi: “có bao
nhiêu trâu đứng, bao nhiêu trâu nằm, bao nhiêu trâu già?”
GV: Trình chiếu ví dụ. Yêu cầu HS: đọc hiểu bài thơ đố trong văn hóa dân gian
em hãy xác định bài toán
HS: Bài toán cho biết:
- số trâu đứng + số trâu nằm + số trâu già = 100 con
- 5 x số trâu đứng + 3 x số trâu nằm + số trâu già = 100 bó cỏ
3
Yêu cầu tìm: số trâu đứng, số trâu nằm, số trâu già.
GV hướng dẫn giúp HS đưa ra các kiến thức: Trong chương trình khai báo 3
biến x, y, z là 3 biến kiểu nguyên (ứng với số trâu đứng, trâu nằm, trâu già cần
tìm) khi đó:
x + y + z =100 (*) 5x + 3y + z =100 (**)
3
Từ (*) thì x, y, z chỉ nhận giá trị nguyên từ 1 đến 100 nên ứng với mỗi bộ (x, y,
z) trong phạm vị từ 1 đến 100 nếu thỏa mãn đồng thời (*) và (**) thì đưa giá trị
(x, y, z) ra màn hình (có thể sử dụng câu lệnh for-do, for-downto-do hoặc whiledo để viết chương trình).
GV: Yêu cầu HS lên viết chương trình.
Program trau;
Năm học 2016 - 2017

18


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

uses crt;

var x,y,z:byte;
Begin
clrscr;
for x:=1 to 100 do
for y:=1 to 100 do
for z:=1 to 100 do
if (x+y+z=100)and (5*x+3*y+z/3=100) then
writeln('trau dung: ',x,'con; trau nam: ',y,' con ; trau gia: ',z,' con');
readln
End.
6. TÍCH HỢP KIẾN THỨC TRONG THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG
GV đặt vấn đề: Ngoài giải quyết các bài toán trong các môn học thì cấu trúc rẽ
nhánh và cấu trúc lặp còn được ứng dụng vào giải quyết rất nhiều bài toán trong
thực tiễn đời sống. Chúng ta cùng tìm hiểu một số bài toán sau:
VÍ DỤ 1: Viết chương trình tính tiền giờ hát cho một quán karaoke theo
quy định trong một ngày từ 6 giờ đến 18 giờ như sau: Nếu hát từ 6 giờ đến
12 giờ thì mỗi giờ 20000 đồng. Từ 12 giờ đến18 giờ mỗi giờ 30000 đồng (giả
sử giờ bắt đầu hát và giờ kết thúc hát đều là các số nguyên)[3].
GV: Từ kiến thức hiểu biết trong thực tiễn đời sống: Gọi x, y lần lượt là giờ bắt
đầu hát và giờ kết thúc hát (theo đề bài x, y nguyên dương) thì x, y chia làm mấy
trường hợp? ứng với các trường hợp đó số tiền hát được tính như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và chốt kiến thức: chia làm ba trường hợp:
+ 6 ≤ x ≤ 12, 6 ≤ y ≤ 12
tiền hát = (y-x).20000
+ 6 ≤ x ≤ 12, 12 ≤ y ≤ 18
tiền hát = (12-x).20000 + (y-12).30000
+ 12 ≤ x ≤ 18, 12 ≤ y ≤ 18
tiền hát = (y-x).30000
GV: Cho HS nêu ý tưởng, sau đó chốt kiến thức: Từ đó trong chương trình khai

báo 2 biến x, y (ứng với giờ bắt đầu hát và giờ kết thúc hát) là kiểu byte và biến t
(số tiền hát) là kiểu longint. Sử dụng câu lệnh if - then xét 3 trường hợp như trên
để tính và đưa ra màn hình giá trị của t.
GV: Yêu cầu HS lên cài đặt chương vào máy tính
HS: Thực hiện.
Program tinh_tien;
uses crt;
var x,y:byte;
t:longint;
Begin
clrscr;
write('nhap x,y:'); readln(x,y);
if (6<=x) and(x<=12) and (6<=y)and(y<=12) then t:=(y-x)*20000;
if (6<=x) and(x<=12) and (12<=y)and(y<=18) then t:=(12-x)*20000+(y12)*30000;
Năm học 2016 - 2017

19


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

if (12<=x) and(x<=18) and (12<=y)and(y<=18) then t:=(y-x)*30000;
write('so tien hat la:',t,’dong’);
readln
End.
VÍ DỤ 2: Nhập từ bàn phím tuổi cha và tuổi con (hiện tại cha lớn hơn hai lần
tuổi con và tuổi cha hơn tuổi con ít nhất 25). Đưa ra màn hình câu trả lời cho
câu hỏi “Bao nhiêu năm nữa thì tuổi cha gấp đôi tuổi con?”[3].

GV: Hướng dẫn: Từ dữ liệu của bài toán trong chương trình khai báo 2 biến x,
y kiểu byte (ứng với tuổi con và tuổi cha), biến n (kiểu byte) là số năm cần tìm
Vì hiện tại cha lớn hơn hai lần tuổi con và tuổi cha hơn tuổi con ít nhất 25
nên ta khởi tạo giá trị đầu cho x, y, n bằng bao nhiêu?
HS: x ¬ 1; y ¬ 26; n ¬ 0
GV hướng dẫn HS: Sử dụng câu lệnh lặp while-do kiểm tra biểu thức 2*x<>y.
Nếu biểu thức còn nhận giá trị true thì:
x ¬ x +1
y ¬ y +1
n ¬ n +1
cho đến khi biểu thức nhận giá trị False thì đưa giá trị n ra màn hình
GV: Yêu cầu HS lên cài đặt chương trình
HS: Thực hiện
GV: Nhận xét, sửa lỗi giúp HS hoàn thiện chương trình.
Program cha_con;
uses crt;
var x,y,n:byte;
Begin
clrscr;
x:=1; y:=26; n:=0;
while 2*x<>y do
begin
x:=x+1;
y:=y+1;
n:=n+1;
end;
write('sau ',n,' nam thi tuoi cha gap doi tuoi con');
readln
End.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHHIỆM

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng sáng kiến vào dạy học
ở khối lớp 11 năm học 2016-2017 thì kết quả nhận được là rất khả quan, các giờ
dạy có ứng dụng sáng kiến này đã tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh
yêu thích môn tin học hơn, chất lượng giờ học được nâng cao rõ rệt, được các
đồng nghiệp đánh giá cao về tính hiệu quả và thực tiễn của đề tài.

Năm học 2016 - 2017

20


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

Kết quả so sánh điểm tổng kết môn Tin cả năm của 3 lớp của khối 11 ở
trường THPT Thạch Thành IV cụ thể qua 2 năm học 2015-2016 (chưa vận
dụng sáng kiến) và năm học 2016-2017 (đã vận dụng sáng kiến) cho thấy:
L‎ớp


số

Chưa vận dụng sáng kiến
Giỏi Khá T.bình Yếu

L‎ớp


số


Đã vận dụng sáng kiến
Giỏi Khá T.bình Yếu

11B
11C
45
3
20
20
2
47
7
35
5
0
1
1
11B
11C
46
2
23
18
3
46
6
31
9
0

2
2
11B
11C
44
0
15
27
2
45
2
29
14
0
3
3
Thực tế cho thấy sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy
tôi thấy tỉ lệ % kết quả của học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài có sự khác
biệt rõ rệt, rõ ràng kết quả của học sinh sau khi ứng dụng đề tài cao hơn hẳn so
với khi chưa thực hiện đề tài.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. KẾT LUẬN
Việc sử dụng kiến thức của các môn học khác và kiến thức thực tiễn vào ôn
tập cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp cho học sinh lớp 11 ở trường THPT Thạch
Thành 4 đã tạo được hứng thú học tập, tăng khả năng tư duy sáng tạo và nâng
cao kết quả học tập của học sinh. Đây là một phương pháp dạy học mới rất hiệu
quả trong dạy học môn tin nói riêng và các môn học khác nói chung nên rất cần
được nhân rộng để các giáo viên có thể áp dụng.
Dạy học tích hợp sẽ giúp giáo viên luôn trau dồi kiến thức không những
chuyên môn của mình mà còn nhiều kiến thức khác. Tuy nhiên khi áp dụng

phương pháp dạy học này thì giáo viên cần lưu ý đến các kiến thức tích hợp cần
phải thật chính xác, gần gũi và phù hợp với học sinh thì mới đem lại hiệu quả
cao trong dạy học tích hợp.
L‎à phương pháp dạy học mới có thể áp dụng với tất cả các môn học, tất cả
các cấp học và sẽ đều đem lại hiệu quả cao trong học tập.
3.2. ĐỀ XUẤT
- Đối với lãnh đạo trường: Đáp ứng các nhu cầu về tư liệu, cơ sở vật chất để
phục vụ cho cách dạy học nêu trên.
- Nhân rộng cách thức cho các lớp khác, giáo viên khác.
- Mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các đồng nghiệp để cách
thức thực hiện được tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 2 tháng 6 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Năm học 2016 - 2017

21


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

Lê Thị Thảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Hà Thị L‎an Hương Viện NCSP-Trường ĐHSP Hà Nội“DẠY HỌC TÍCH HỢP VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN
DỤNG KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH” Đề tài nghiên cứu khoa học, năm 2015.
2. Trang tìm kiếm
3. SGK Tin học 11, Sách giáo viên Tin học 11-Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Hồ Cẩm
Hà, Trần Đỗ Dũng, Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyễn Thanh Tùng, Ngô Ánh TuyếtNhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2014; Sách bài tập Tin học 11, Lê Viết
Chung (chủ biên), Nguyễn Lê Trí Toàn-Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm
2010.
4. Phạm Thị L‎an Hương, GV trường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên - “TẠO
HỨNG THÚ HỌC TIN 11 VỚI HỆ THỐNG BÀI TẬP TÍCH HỢP”- SKKN năm học
2015-2016.
5. Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp thuộc các chuyên môn Toán, Vật lí, Sinh
học, Địa lí, Văn học, Tin học…kết hợp tham khảo các tài liệu SGK, sách bài tập
thuộc các mônToán, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Văn học thuộc cấp THCS và THPT

Năm học 2016 - 2017

22


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thảo

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên giả:


Lê Thị Thảo

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Tin học Trường THPT Thạch Thành 4

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm
học
đánh
giá xếp
loại

Sở GD&ĐT
tỉnh Thanh
Hóa

C


20152016

Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố
bài dạy giúp học sinh nắm vững
1

nội dung bài học trong chương
trình Tin học lớp 11 ở trường
THPT Thạch Thành 4

Năm học 2016 - 2017

23