Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học củng cố, ôn tập phần tiến hóa sinh 12 cơ bản THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.73 KB, 20 trang )

Phần 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Là một giáo viên dạy học môn Sinh ở trường THPT và 6 năm tiếp cận
với bộ SGK mới hiện hành tôi thấy: Sinh học hiện đại là dựa trên lý thuyết về
các cấp độ tổ chức của sự sống, xem thế giới hữu cơ như những hệ thống có cấu
trúc, gồm các thành phần tương tác với nhau và với môi trường, tạo nên khả
năng tự thân vận động, phát triển của hệ thống. Sinh học ngày nay đã bao gồm
cả một hệ thống các khái niệm, quy luật, quá trình mang tính đại cương và mang
tính lý thuyết cao cho phép chúng ta đi sâu vào bản chất của các đối tượng sống
ở mọi cấp độ tổ chức. Điều này đã được thể hiện rõ trong cấu trúc chương trình
Sinh học phổ thông.
Trong đó, chương trình Sinh học lớp 12 gồm 3 phần là Di truyền học, Tiến
hóa, Sinh thái học với khối lượng kiến thức rất lớn, mang tính khái quát hóa,
trừu tượng hóa cao và có tính hệ thống kiến thức rất chặt chẽ nên để HS hiểu,
nhớ thì rất cần đưa các kiến thức đó vào một hệ thống các khái niệm.
Nếu sử dụng bản đồ khái niệm trong giảng dạy môn Sinh học trong tiết ôn tập
hoặc khâu củng cố sẽ giúp học sinh nắm được những khái niệm chìa khóa và mối
quan hệ giữa chúng theo một hệ thống. Điều này giúp các em sẽ hiểu hơn, nhớ lâu
hơn, biết cách làm việc khoa học hơn. Mặt khác bản đồ khái niệm còn giúp giáo viên
truyền tải rõ ràng và tổng quát về chủ đề nào đó và mối quan hệ giữa chúng với người
học. Với bản đồ khái niệm, giáo viên ít bỏ sót và ít giải thích sai bất kỳ khái niệm quan
trọng nào.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: Thiết kế và sử dụng bản
đồ khái niệm trong dạy học củng cố, ôn tập phần Tiến hóa Sinh học 12 cơ bản
THPT.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học củng cố, ôn tập phần Tiến
hóa - Sinh học lớp 12 cơ bản THPT, nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các bản đồ khái niệm Sinh học phần Tiến hóa Sinh học 12 cơ bản.
- Học sinh lớp 12 Trường THPT Đông Sơn 1.


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài: tài liệu giảng dạy bằng sơ đồ hóa, bằng
bản đồ khái niệm, tài liệu chuyên môn, SGK, SGV...
1


4.2. Phương pháp điều tra
Điều tra chất lượng học tập của học sinh ở các lớp 12A2, 12A3 THPT Đông Sơn 1.
4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm về dạy ôn tập, củng cố thông qua việc sử dụng bản
đồ khái niệm nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, so sánh giữa lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng để khẳng định hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

2


Phần 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Bản chất của bản đồ khái niệm
Bản đồ khái niệm là công cụ đồ họa cho việc tổ chức và minh họa kiến thức.
Bản đồ khái niệm bao gồm các khái niệm, thường kèm theo trong vòng
tròn hoặc các loại hộp và mối quan hệ giữa các khái niệm được chỉ ra bởi một
đường kết nối liên kết giữa hai khái niệm.
Bản đồ khái niệm cũng có thể là cách thể hiện mối quan hệ giữa các ý tưởng,
các hình ảnh hoặc từ. Trong một bản đồ khái niệm mỗi từ, cụm từ liên kết với các
từ, cụm từ khác và liên kết ngược trở lại với các ý tưởng, từ, cụm từ ban đầu.
Trong một bản đồ khái niệm, những khái niệm, thường là đại diện bằng
những từ đơn kèm theo trong một hình chữ nhật (hộp), được kết nối với hộp khái
niệm khác bằng mũi tên. Hộp khái niệm lớn sẽ có đường đến và đi từ hộp khái

niệm khác tạo ra một mạng lưới.
Theo TS. Phan Đức Duy, bản đồ khái niệm là một dạng hình vẽ, có cấu trúc
không gian hai chiều, gồm các khái niệm và đường nối có gắn nhãn. Trong số
các khái niệm đó có một khái niệm là khái niệm trọng tâm, còn các khái niệm
khác nhằm làm rõ nội hàm của khái niệm trọng tâm đó hoặc mở rộng khái niệm
trọng tâm. Khái niệm được đóng khung trong các hình tròn, elíp hoặc hình chữ
nhật. Đường nối đại diện cho mối quan hệ giữa các khái niệm, có gắn nhãn để
miêu tả rõ ràng mối quan hệ đó. Nhãn thường là từ nối hay các cụm từ nối, định
rõ mối quan hệ giữa hai khái niệm. Phần lớn nhãn của các khái niệm là một danh
từ, đôi khi chúng là các ký hiệu như “+” hay “%”… Sau đây là ví dụ về hai khái
niệm Tạo cá thể mới và khái niệm Sinh sản được được liên kết với nhau bởi
đường nối và nhãn:
Quá trình tạo ra cá thể mới
đường nối



nhãn

Khái niệm

Sinh sản

Như vậy, bản đồ khái niệm bao gồm các “nút” tượng trưng cho các khái niệm và
các đường liên kết tượng trưng cho các mối quan hệ giữa các khái niệm - tương
ứng với các “đỉnh” và các “cung” trong lý thuyết Graph. Bản đồ khái niệm là
phương pháp hệ thống hóa theo mối quan hệ giữa khái niệm giống và khái niệm
loài. Những khái niệm được sắp xếp theo trật tự logic, mỗi khái niệm là một
nhánh của bản đồ. Đa số những khái niệm mang tính chất tổng quát được xếp ở
đỉnh của bản đồ, những khái niệm có tính chất cụ thể hơn được xếp ở dưới.

3


Ví dụ: Các thuyết tiến hóa (T.H)
Thuyết tiến hoá

Thuyết tiến hoá cổ điển

Thuyết T.H
Học thuyết
của Lamac

Thuyết T.H
Học thuyết
của Đacuyn

Thuyết tiến hoá hiện đại

Thuyết T.H
tổng hợp

Thuyết T.H
trung tính
( Kimura)

Đặc trưng quan trọng khác của bản đồ khái niệm là đường nối ngang
(crosslinks). Đường nối này thể hiện mối quan hệ (những mệnh đề) giữa các
khái niệm trong những lĩnh vực khác nhau của bản đồ khái niệm. Đường nối
ngang giúp chúng ta thấy một số lĩnh vực kiến thức trên bản đồ liên quan đến
nhau như thế nào. Trong sự tạo thành kiến thức mới, đường nối ngang thường

thể hiện tính sáng tạo của người học.
Một đặc tính cuối cùng của bản đồ khái niệm là những ví dụ ở cuối khái
niệm, chúng có vai trò làm rõ ý nghĩa của khái niệm đó. Vì nếu lấy được ví dụ
mới hiểu được vấn đề.
2. Vai trò của bản đồ khái niệm trong dạy - học
Theo Tiến sỹ Phan Đức Duy, bản đồ khái niệm có ý nghĩa đối với cả giáo viên
và đặc biệt đối với học sinh trong quá trình dạy - học. Cụ thể:
2.1. Đối với giáo viên
a. Dạy một chủ đề
Giúp giáo viên (GV) xác định rõ vai trò trọng tâm của khái niệm và mối
quan hệ giữa các khái niệm.
b. Củng cố kiến thức
Sử dụng bản đồ khái niệm giúp học sinh (HS) dễ củng cố kiến thức.
c. Kiểm tra việc học và xác định kiến thức sai
Sử dụng bản đồ khái niệm có thể giúp đỡ GV trong việc đánh giá kết quả
của quá trình giảng dạy. Chúng có thể đánh giá thành tích của HS bằng việc nhớ
những khái niệm và xác định kiến thức sai.
d. Đánh giá
Thành tích của HS có thể được kiểm tra hay khảo sát bởi bản đồ khái niệm.
e. Lập kế hoạch giảng dạy
Bản đồ khái niệm có thể có lợi ích rất lớn trong lập kế hoạch chương trình
giảng dạy. GV có thể xây dựng bản đồ trình bày những ý tưởng chính cho toàn
4


bộ môn học, chương trình học, hay chỉ trình bày cấu trúc kiến thức một phần
môn học như một chương, một bài cụ thể nào đó.
2.2. Đối với học sinh
a. Bản đồ khái niệm giúp HS nghiên cứu tài liệu mới một cách có hệ thống.
b. Bản đồ khái niệm giúp HS củng cố và hệ thống hóa kiến thức trong quá trình học

bài.
c. Bản đồ khái niệm còn tạo điều kiện cho hoạt động nhóm.
3. Nội dung phần Tiến hóa - Sinh học lớp 12 cơ bản THPT
Phần: Tiến hóa. Phần này gồm 10 tiết chia thành 2 chương.
Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa. Qua chương này học sinh sẽ
biết được có nhiều loại bằng chứng chứng minh cho quá trình tiến hóa của các
loài sinh vật như bằng chứng phôi sinh học, giải phẫu so sánh, tế bào học và sinh
học phân tử, học sinh phải nêu được vai trò của từng bằng chứng đó.
Các em sẽ biết những luận điểm cơ bản trong học thuyết tiến hóa cổ điển
của Lamac như vai trò ngoại cảnh và tập quán hoạt động trong sự thích nghi của
sinh vật; những luận điểm cơ bản của Đacuyn. Thuyết tiến hóa hiện đại các em
biết được đặc điểm thuyết tiến hoá tổng hợp, phân biệt và nêu mối quan hệ giữa
tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn, nắm được những luận điểm cơ bản của thuyết tiến
hoá bằng các đột biến trung tính. Các bài đi sâu phân tích các quan niệm hiện
đại về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa của các loài như vai trò của quá trình đột
biến đối với tiến hoá nhỏ là cung cấp nguyên liệu sơ cấp; vai trò của quá trình
giao phối đối với tiến hoá nhỏ là cung cấp nguyên liệu thứ cấp; vai trò của di
nhập gen đối với tiến hoá nhỏ và trình bày, nêu vai trò của các hình thức CLTN.
Chương II. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất. Học
sinh sẽ được giới thiệu sự phát sinh của sự sống qua các giai đoạn tiến hóa hóa học
và tiến hóa tiền sinh học, tiến hoá sinh học; phân tích được mối quan hệ giữa điều
kiện địa chất, khí hậu và sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất như đại Thái
cổ, đại Cổ sinh, đại Tân sinh. Các em sẽ giải thích được sự phát sinh loài người từ
nguồn gốc động vật qua các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh,
đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người. Ngoài ra các em phải trình
bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản
ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn đó là các vượn người hoá thạch, người
tối cổ, người cổ, người hiện đại.
4. Khả năng sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học ôn tập, củng cố kiến
thức phần tiến hóa - Sinh học lớp 12 cơ bản

Qua nghiên cứu tôi nhận thấy rằng sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học
ôn tập, củng cố ở bộ môn Sinh học nói chung và phần tiến hóa - lớp 12 cơ bản
nói riêng là khả thi và sẽ đem lại hiệu quả cao hơn vì các lý do sau đây:
5


Thứ nhất, việc sử dụng bản đồ khái niệm vào dạy học ôn tập, củng cố có
thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng hợp tác của học sinh
trong quá trình học.
Thứ hai, học sinh lớp 12 đã được làm quen với nhiều phương pháp dạy học
tích cực ở các lớp dưới nên kỹ năng đọc SGK, tài liệu, cũng như khả năng phân
tích, tổng hợp, so sánh, hợp tác theo nhóm đã được nâng cao. Vì vậy, khi giáo
viên hướng dẫn học sinh cùng xây dựng một bản đồ khái niệm hoặc phân theo
nhóm xây dựng hay ra bài cho HS về nhà tự xây dựng thì các em đã biết tự đọc tài
liệu, tìm các khái niệm cơ bản, tìm mối liên hệ giữa các khái niệm rồi hệ thống
chúng thành dạng bản đồ khái niệm.
II. Thực trạng dạy - học của Giáo viên và Học sinh về sử dụng bản đồ khái
niệm trong dạy - học Sinh học ở Trường THPT Đông Sơn 1
Qua một số giờ dự từ đồng nghiệp tôi thấy việc sử dụng bản đồ khái niệm chưa
được áp dụng nhiều chưa thường xuyên. Một số giáo viên cho biết ở SGK sinh 10 có
đề cập đến ôn tập bằng bản đồ khái niệm nhưng còn sơ sài chưa hướng dẫn giáo viên
cách xây dựng cũng như sử dụng nên đa số giáo viên chưa mặn mà với phương pháp
này. Về phía cá nhân tôi tôi đã từng viết sáng kiến kinh nghiệm về xây dựng và sử
dụng bản đồ khái niệm dạy học chương 1 - Sinh học 12 nâng cao và tôi áp dụng vào
dạy học thấy kết quả phát huy hoạt động học tích cực của học sinh, lần này tôi tiếp
tục xây dựng bản đồ khái niệm cho phần Tiến hóa - Sinh 12 cơ bản THPT.
III. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC
ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC PHẦN TIẾN HÓA – SINH HỌC 12 CƠ
BẢN THPT
1. Quy trình xây dựng bản đồ khái niệm

Quy trình thiết kế bản đồ khái niệm nên chỉ có 6 bước như sau:
Bước 1: Ghi lại các thuật ngữ chính hoặc khái niệm về một chủ đề;
Bước 2: Xác định các khái niệm chung nhất, trung gian và cụ thể;
Bước 3: Bắt đầu vẽ bản đồ khái niệm:
 Khoanh các khái niệm vào các hộp
 Đặt các khái niệm chung nhất ở đầu
 Đặt các khái niệm trung gian dưới khái niệm chung
 Đặt các khái niệm cụ thể về phía dưới
Bước 4: Vẽ đường nối giữa các khái niệm liên quan.
Bước 5: Ghi nhãn các dòng với "những từ liên kết" để chỉ các khái niệm có liên
quan như thế nào .
Bước 6: Chỉnh, sửa lại bản đồ (nếu cần thiết)
1.1. Quy trình xây dựng bản đồ dạng lưới
Theo Tiến sỹ Phan Đức Duy, quy trình xây dựng bản đồ khái niệm dạng lưới
gồm bảy bước liên tục sau đây:
6


a. Xác định chủ đề, khái niệm trọng tâm (bằng cách xác định câu hỏi trọng tâm).
b. Xác định và liệt kê những khái niệm quan trọng nhất, chung nhất liên quan
đến chủ đề.
c. Các khái niệm được sắp xếp ở những vị trí phù hợp: khái niệm tổng quát, trừu
tượng xếp trên đỉnh, tiếp theo là các khái niệm cụ thể hơn. Các khái niệm được
đóng khung trong hình tròn, elip hoặc hình chữ nhật.
d. Nối các khái niệm bằng mũi tên có kèm từ nối mô tả mối quan hệ giữa các
khái niệm
e. Tìm kiếm các đường nối ngang cho thấy sự tương quan giữa các khái niệm.
g. Cho các ví dụ (nếu có) tại đầu mút của mỗi nhánh.
h. Cuối cùng, bản đồ được xem xét lại và có thể có những thay đổi cần thiết về
cấu trúc và nội dung.

(Xem trang sau)

Thủ công

Xây dựng bản đồ khái niệm

bằng
Máy tính

Xác định chủ đề,
Khái niệm trọng tâm

bằng cách
xác định

Với

ới

Phần mềm IHMC
Cmap tools

Câu hỏi trọng tâm

để

1




Các khái niệm cần

Xác định các KN liên quan
khoảng

15 đến 20 khái niệm

Sau đó

2

Sắp xếp khái niệm
3

Theo cách

Khái niệm trừu tượng xếp
trên đỉnh, khái niệm cụ thể
xếp ở dưới.

Sau đó

Nối các khái niệm

Các
bước

bằng

Mũi tên có gắn nhãn


Sau đó
4
chỉ ra

Mối quan hệ giữa các khái
niệm trong các lĩnh vực.

Làm rõ

Ý nghĩa của KN trước đó

Xác định đường nối ngang

5

Sau đó

Đưa ra các ví dụ

6

Sau đó

7
Hiệu đính và hoàn thiện bản đồ

Tốt nhất bằng



Sơ đồ 1.1. Bản đồ khái niệm về các bước xây dựng bản đồ khái niệm
Ví dụ : Khi học xong bài 1 “Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của AND”,
GV củng cố khái niệm “Gen” ở cuối bài bằng bản đồ khái niệm. Quy trình xây
dựng bản đồ về khái niệm “Gen” như sau:
a. Xác định khái niệm trọng tâm: Cấu trúc di truyền mà các em được
nghiên cứu ở bài này là gì? Đó là “Gen”.
b. Xác định và liệt kê các khái niệm quan trọng nhất liên quan đến chủ đề. Chủ
đề “Gen” có các khái niệm quan trọng liên quan như: định nghĩa khái niệm gen, cấu
trúc gen, các loại gen, đặc điểm gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
8


c. Sau đó sắp xếp các khái niệm ở vị trí phù hợp: Định nghĩa khái niệm
gen là một khái niệm trừu tượng được xếp lên trên, các khái niệm cụ thể như cấu
trúc, các loại được xếp phía dưới. Các khái niệm được đóng khung trong hình
tròn, chữ nhật hoặc êlip.
d. Nối các khái niệm đó bằng các mũi tên có kèm từ nối, như giữa khái
niệm gen với khái niệm gen cấu trúc, gen điều hoà ta gắn nhãn “các loại”.
Gen

Các loại

Gen điều hoà

Gen cấu trúc

đ. Tìm kiếm đường nối ngang: bản đồ này không có đường nối ngang.
e. Ví dụ: bản đồ này không có ví dụ.
g. Sau khi vẽ xong cơ bản, GV có thể chỉnh sửa về mặt hình thức hoặc nội
dung bản đồ sao cho phù hợp và có tính thẩm mỹ nhất.

Sau khi thiết kế xong chúng ta có bản đồ khái niệm về khái niệm “Gen” như sau:
Ví dụ 1:

Gen không
phân mảnh
Gen phân
mảnh

một đoạn phân tử AND mang thông
tin mã hóa cho một sản phẩm xác
định (chuỗi pôlipepit hoặc ARN).
gọi


exôn

SV nhân sơ

Gen
gọi


Vùng điều hoà



Exôn+
SV nhân thực
intrôn


cấu trúc

Vùng mã hoá
Vùng kết thúc

Các loại

Gen cấu trúc
sản phẩm

Đảm nhận cấu trúc,
chức năng TB.

Gen điều hòa
sản phẩm

Kiểm soát hoạt
động của gen khác

1.2. Quy trình xây dựng bản đồ khái niệm theo thứ bậc (dạng phân nhánh)

9


Khi xây dựng bản đồ khái niệm dạng phân nhánh có một số điểm khác so
với xây dựng bản đồ dạng lưới như không có từ nối (nhãn) giữa các khái niệm,
khác về phương pháp và quy tắc xây dựng bản đồ.
Trước hết xác định khái niệm trọng tâm cần phát triển (còn gọi là khái
niệm giống). Sau đó, phân chia khái niệm giống thành những khái niệm nhỏ hơn
(khái niệm loài) rồi đến lượt khái niệm loài lại tiếp tục phân chia, cuối cùng

được những khái niệm nhỏ nhất.
Ví dụ: Khái niệm trọng tâm để tiến hành xây dựng bản đồ là khái niệm
“Biến dị”. Khái niệm này được phân chia thành khái niệm biến dị di truyền và
biến dị không di truyền, khái niệm biến dị di truyền lại được chia thành biến dị
tổ hợp và đột biến. Tương tự như vậy, chúng ta có thể phân chia đến đột biến dị
bội ở NST thường, ở NST giới tính; hoặc mất đoạn NST chứa tâm động, không
chứa tâm động…
Về cách phân chia này ở mỗi bậc của mỗi nhóm ta phải lấy một tiêu chuẩn
nào đó làm cơ sở và phải tuân theo một số quy tắc phân chia khái niệm sau:
Tổng ngoại diên của các khái niệm nhỏ bằng ngoại diên của khái niệm lớn được chia.
Ví dụ: Phân chia khái niệm biến dị (S) thành biến dị di truyền (S 1) và không di
truyền (S2).
S = S1 + S2

Di truyền

Các loại

Biến dị

Không di
truyền

Ở mỗi bậc phân chia phải dựa vào cùng một thuộc tính hay cùng một tiêu
chuẩn. Tuỳ theo mục đích chúng ta phân chia mà ở mỗi thứ bậc ta lấy một tiêu
chuẩn nào đó làm căn cứ.
Ví dụ: Căn cứ vào tiêu chuẩn là biến dị có di truyền được cho thế hệ sau
Thuyết tiến hoá
hay không ta có thể phân chia thành
biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

Nhưng cũng khái niệm này người khác lại căn cứ vào tiêu chuẩn xác định
hay không xác định mà chia thành: Biến dị xác định và biến dị không xác định.
Thuyết tiến hoá hiện đại

Thuyết tiến hoá cổ điển

Các khái niệm nhỏ được phân chia phải ngang hàng, không chồng chéo.
Ví dụ 2: Dưới đây là ví dụ bản đồ hình cây (dạng phân nhánh) về các thuyết
tiến hóa:
Thuyết T.H trung tính
Học thuyết của Lamac
Thuyết T.H
Học thuyết
của Đacuyn

tổng hợp

( Kimura)

10
Tiến hoá nhỏ

Tiến hoá lớn


những dẫn liệu để xác
nhận mối quan hệ
nguồn gốc giữa các
2. Hệ thống bản đồ khái niệm được thiếtloài
kế để ôn tập, củng cố phần tiến


hóa - Sinh học lớp 12 cơ bản THPT



2.1. Hệ thống bản đồ khái niệm dùng
để củng
kiến thức
Bằng chứng
tiếncố
hóa
* Củng cố bài 24 “CÁC BẰNG CHỨNG
gồm TIẾN HOÁ”
(xem trang sau)
Giải phẫu
học so sánh
So sánh


quan
tương
đồng


quan
thoái
hóa

Biết được


Sự
tiến
hóa
phân li
các
loài.

So
sánh


quan
tương
tự

Biết được

Nguồn
gốc
của
loài

Địa lý
sinh học

Phôi sinh
học so sánh
sánh

Phôi

các
loài
ĐV

Biết được

Sự
tiến
hóa
đồng
quy

So
sánh

Hệ Động,
TV một
số vùng
đặc trưng

Biết được

Quan
hệ họ
hàng
giữa
các
loài

Biết được


Điều
kiện
phát
sinh của
loài

Tế bào
học

Sinh học
phân tử
So
sánh

So
sánh

TB
của
các
loài

AND và
Prôtêin
các loài

Biết được

Nguồn gốc,

quan hệ họ
hàng giữa
các loài.

Suy ra

Các loài đều được
tiến hóa từ một
nguồn gốc tổ tiên.

11


* Củng cố bài 25 “HỌC THUYẾT LAMAC VÀ ĐACUYN”
12


Nhân tố
tiến hóa

Nội dung

- tập quán hoạt động
-tác dụng ngoại cảnh

Hình thành
các đặc điểm
thích nghi




Hình thành
loài mới



- biến đổi nhỏ được
DT, tích lũy dẫn đến
hình thành đặc điểm
thích nghi.
- biến đổi đồng loạt ở
các cá thể.

Học thuyết của
Lamac

- Ưu Nhược
Thuyết tiến
hoá cổ điển

Học thuyết của
Đacuyn

- CM SV PT từ đơn giản đến phức tạp.
- chưa nêu được các nhân tố tiến hóa.

Nhân tố
tiến hóa

Nội

dung

gồm

Hình thành
các đặc điểm
thích nghi

Hình thành
loài mới

- Ưu
- Nhược

- được hình thành
từ loài cũ, không
có loài nào bị thải.

- Biến dị cá thể
- CLTN





- sinh sản tạo ra
các BD cá thể.
CLTN giữ lại các
cá thể thích nghi.


- được hình thành
từ từ qua nhiều
dạng trung gian,
theo con đường
phân li tính trạng.

- giải thích thành công cơ chế hình
thành các đặc điểm thích nghi, đi sâu
vào con đường hình thành loài mới.
- chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh,
cơ chế di truyền các BD.

13


* Củng cố phần kiến thức “TIẾN HOÁ NHỎ” ở BÀI 26 HỌC THUYẾT TIẾN
HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

quá trình biến đổi tần
số alen và thành phần
kiểu gen của quần thể.


diễn ra trong

Quần thể

Tiến hóa nhỏ

- quy mô nhỏ.

- thời gian ngắn.
- có thể nghiên
cứu thực nghiệm.

đặc điểm

dẫn đến

Hình thành
loài mới

biến đổi vật chất
di truyền ở cấp
độ phân tử hoặc
cấp độ TB.



Gồm các nhân tố

Đột biến

Vai
trò

Các yếu tố
ngẫu nhiên


Di nhập gen


Vai
trò

Thay đổi
tần số
alen và
thành
phần
kiếu gen
không
theo
hướng
nhất
định.

Tạo nguồn
nguyên liệu sơ
cấp cho tiến hóa.

sự truyền gen từ
quần thể này sang
quần thể khác.


Thiên
tai
hoặc
chia
cắt địa

lí…

Vai trò

Giao phối không
ngẫu nhiên



thay đổi tần số
tương đối các alen
và vốn gen.

Giao phối có lựa chọn,
giao phối gần, tự phối.

Vai trò

Làm thay đổi t/p KG của quần thể


Chọn lọc
tự nhiên

Vai trò

quá trình tích lũy các BD có lợi, đào
thải các BD có hại cho cơ thể SV.
Phân hóa khả năng sống sót của các
kiểu gen khác nhau trong quần thể.

14


*Củng cố bài 32 “NGUỒN GỐC SỰ SỐNG ”
Nguồn gốc sự sống

Các giai đoạn

đến
Tiến hoá hoá học

NL

từ

đến
Tiến hoá tiền Sinh học

nhờ kết hợp

Tiến hoá Sinh học

từ

Tác động
Các chất vô cơ

ARN và ADN

Tế bào

nguyên thuỷ

với
Hình thành
CLTN

Prôtêin
Các chất hữu cơ
đơn giản

Hình thành


Màng
lipoprôtêin

Hình thành

SV nhân sơ

CLTN

Hình thành
Các đại phân tử
( prôtêin, lipit…)

Hình thành

Các đại phân tử
tự nhân đôi

(ARN và ADN)

Tế bào
nguyên thuỷ
Đặc điểm

Hình thành

SV nhân thực

Sử dụng
năng lượng,
TĐC, phân
chia.

15


2.2. Bản đồ dùng để ôn tập
* Bản đồ ôn tập THUYẾT TIẾN HÓA
Thuyết tiến hóa

Thuyết tiến
hóa cổ điển

Học thuyết
của Lamac

Thuyết tiến
hóa hiện đại


Học thuyết
của Đacuyn

Thuyết tiến
hóa Tổng hợp

Tiến
hoá nhỏ
Nghiên cứu

Sự hình
thành loài
mới.

Nghiên cứu

Sự hình
thành loài
mới.

Nghiên cứu

Sự hình
thành loài
mới.

bổ sung

Tiến

hoá lớn

Thuyết tiến hóa
Trung tính

Nghiên cứu

Nghiên cứu

Sự hình thành
các đơn vị
trên loài.

Tiến hóa ở
cấp độ
phân tử.

3. Sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học ôn tập, củng cố
Bản đồ khái niệm trong dạy học đưa lại hiệu quả là rất lớn song hiệu quả
đạt được lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào phương pháp và biện pháp sử dụng bản
đồ. Có 3 mức độ sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học:
a) Mức thứ nhất, mức độ thấp GV xây dựng bản đồ rồi giới thiệu cho HS bằng
phương pháp giải thích minh họa. Với phương pháp sử dụng này hiệu quả dạy học
ôn tập rất thấp vì chưa phát huy được tính tự lực, sáng tạo của HS, HS chỉ lắng nghe.
b) Mức thứ hai cao hơn là bản đồ khái niệm do GV xây dựng được sử
dụng như một phương tiện tổ chức hoạt động tự học của HS. GV tổ chức cho HS
tự lực nghiên cứu SGK rồi yêu cầu HS:
- Sử dụng bản đồ khái niệm để diễn đạt nội dung đọc được.
- Điền tiếp bản đồ khái niệm dạng khuyết thiếu, bản đồ câm.
- Tìm những bất hợp lý trong bản đồ khái niệm, sửa lại những bất hợp lý đó.

Ở mức thứ hai này đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
c) Mức thứ ba là GV đưa ra chủ đề yêu cầu HS tự xây dựng bản đồ khái
niệm, sau đó giáo viên nhận xét, góp ý. Phương pháp này sẽ phát huy tính tích
cực, sáng tạo của HS nhất trong ba mức đã đưa ra. Mức này thường chỉ áp dụng
16


cho những đối tượng HS khá, đã quen với bản đồ khái niệm thì HS mới có khả
năng làm được.
Trong ba mức trên, mức hai thường được sử dụng nhất. Trong đó cách thường
xuyên được sử dụng là điền tiếp bản đồ khái niệm khuyết thiếu, bản đồ câm.
Ví dụ: Khi dạy củng cố kiến thức mục I. Bằng chứng giải phẫu so sánh
- GV yêu cầu HS hãy hoàn thiện bản đồ khái niệm sau đây về bằng chứng giải
phẫu so sánh - điền tiếp những nội dung còn thiếu vào dấu ? ở bản đồ:
Giải phẫu
học so sánh
So sánh


quan
?


quan
thoái
hóa

?

Sự

tiến
hóa
phân li
các
loài.


quan
?

Biết được

….

?

Sự
tiến
hóa
đồng
quy

Ví dụ: Khi củng cố mục II. Bằng chứng phôi sinh học - GV yêu cầu HS hãy
hoàn thiện bản đồ khái niệm sau đây về bằng chứng giải phẫu phôi sinh học điền tiếp những nội dung còn thiếu vào dấu ? ở bản đồ sau:
Bằng chứng
phôi sinh học

?

Phôi các loài

động vật

Biết được

?

Ví dụ: Khi dạy củng cố mục III. Bằng chứng địa lí các loài sinh vật học
GV yêu cầu HS Hãy hoàn thiện bản đồ khái niệm sau đây về bằng chứng
địa lí sinh học, bằng cách điền vào những khái niệm còn thiếu vào các
khoảng trống đã cho. Đến mục này HS đã quen với cách học GV cũng có
thể gọi những HS nổi trội lên xây dựng bản đồ.
17


So sánh

Biết được

Hệ động thực

?

? Khi dạy xong bài 25.Các bằng chứng tiến hóa – GV yêu cầu HS khái
Ví dụ:
vật 1 số vùng
quát toàn bộ kiến thức của bài đặc
bằng
cách điền vào những chỗ chấm ... và dấu ?
trưng
trong bản đồ sau:


Hoặc giáo viên có thể dùng kĩ thuật mảnh ghép để yêu cầu HS hoàn thiện bản
đồ khái niệm Các bằng chứng tiến hóa này.
những dẫn liệu xác
nhận…..



Bằng chứng tiến hóa
gồm

Giải phẫu
học so sánh

?
?


quan
tương
đồng
?

?

?

So sánh



quan
tương
tự

biết được

Phôi
các
loài
ĐV
?

Sự
tiến
hóa
đồng
quy

?

So sánh

Hệ Động,
TV một
số vùng
đặc trưng

?

biết được


Quan
hệ họ
hàng
giữa
các
loài

?

Sinh học
phân tử
So sánh

?

?

AND và
Prôtêin
các loài

biết được

Nguồn gốc,
quan hệ họ
hàng giữa
các loài.

Suy ra


?
18


Tuy nhiên, ở tiết ôn tập hay khâu củng cố một tiết học chúng ta có thể vận
dụng nhiều cách khác nhau để sử dụng bản đồ khái niệm trong bài dạy của mình.
+ Ở tiết ôn tập: GV có thể dùng nhiều bản đồ khái niệm để ôn tập nhiều nội
dung khác nhau cho học sinh bằng cách:
- GV chuẩn bị sẵn bản phôtô các bản đồ khái niệm dạng khuyết thiếu. GV
chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 5 HS), phát các bản đồ khái niệm
đó và yêu cầu các nhóm thảo luận (nhỏ), điền vào bản đồ khuyết thiếu. GV cử
một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cũng có thể đưa ra một bản đồ khuyết thiếu chiếu trên màn hình của hệ
thống máy chiếu. Yêu cầu HS hoàn thành dần dần vào các chỗ còn khuyết thiếu.
+ Ở tiết dạy học bài mới, khâu củng cố: GV chỉ có thời gian rất ít (từ 5- 7
phút) vì vậy nên sử dụng các bản phôtô sẵn bản đồ khuyết thiếu và phát cho các
nhóm nhỏ để hoàn thành. Hoặc chia thành những mảnh ghép và yêu cầu HS
ghép lại thành 1 bản đồ khái niệm. Sau đó, GV cử một nhóm trình bày, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung, hoặc giao cho HS về nhà làm.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Chúng tôi chọn đối tượng thực nghiệm và chia thành 2 nhóm:
+ Lớp thực nghiệm là lớp 12 A3, sử dụng phương pháp dùng bản đồ khái niệm.
+ Lớp đối chứng là lớp 12 A2, sử dụng phương pháp hỏi – đáp, thuyết trình.
Sau khi cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng học xong phần kiến thức thực
nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra (mỗi lớp 2 lần kiểm tra) bằng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan, mỗi đề làm 15 phút và thu được kết quả như sau:
Lần KT

1


2

Lớp

Sĩ số

TN

Điểm
<5

5-7

8 - 10

47

12 (26%)

22 (47%)

13(28%)

ĐC

42

14 (33%)


18 (43%)

10(24%)

TN

47

9 (19,2%)

22 (46,8%)

16(34%)

ĐC

42

10 (22%)

22 (53%)

10 (25%)

Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy phương pháp sử dụng bản đồ khái
niệm vào dạy học đạt hiệu quả cao hơn, học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức
hơn. Cụ thể khi so sánh số HS đạt điểm giỏi từ 8 điểm trở lên bài kiểm tra (KT)
19



1 của lớp TN (28%) cao hơn lớp ĐC (24%), bài kiểm tra 2 lớp TN (34%) cao
hơn lớp ĐC (25%).
IV. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
1. Chúng tôi đã đưa ra phương pháp thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm vào
dạy học khâu củng cố, ôn tập ở phần Tiến hóa - Sinh học lớp 12 cơ bản.
2. Việc đưa bản đồ khái niệm vào dạy ôn tập, củng cố ở phần Tiến hóa - Sinh
học 12 là một vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức và tạo cho
HS khả năng tự học, tự nghiên cứu. Song, để thực hiện được đến mức độ nào đó
còn phải có quá trình nghiên cứu lâu dài để hoàn thiện phương pháp này.
3. Tôi đã thiết kế được 04 bản đồ khái niệm dùng để củng cố bài học, 01 bản đồ
khái niệm dùng để ôn tập ở phần Tiến hóa - Sinh học 12 cơ bản.
4.Từ số liệu thực nghiệm sư phạm ở 2 lớp 12 trường THPT Đông Sơn 1 đã cho
phép bước đầu khẳng định tính hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực này.
Cần tiếp tục nghiên cứu về phương pháp này.
2. Kiến nghị
Việc sử dụng được các phương pháp dạy học tích cực cần phải có sự hỗ trợ
các các thiết bị (máy vi tính, máy chiếu, máy phôtôcopy) và phần mềm dạy học,
kinh phí, thời gian... Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần hỗ trợ cho các trường học về
trang thiết bị, máy chiếu, kinh phí để các phương pháp dạy học tích cực được
triển khai trên quy mô rộng ở các trường THPT.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Ngô Thị Hoa


20



×