Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nâng cao kết quả học tập môn sinh học 12 thông qua phương pháp giải bài tập đột biến số lượng nhiễm săc thể do rối loạn phân bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.78 KB, 15 trang )

I - MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học luôn là mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu
trong chiễn lược phát triển giáo dục toàn diện của mỗi quốc gia .Đối với nước ta,
trong những năm qua nền giáo dục đã và đang có những bước chuyển mình tích
cực.Từ chỗ học sinh đóng vai trò thụ động trở thành chủ thể chủ động trong hoạt
động học tập .Do đó vị thế của giáo viên cũng thay đổi : từ người hoàn toàn quyết
định truyền tải kiến thức đến người học chuyển sang vai trò là người gợi mở ,định
hướng giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức rèn luyện kĩ năng . Để phát huy
vai trò chủ thể tích cực từ phía người học, Bộ giáo dục và đào tạo đã biên soạn
chương trình và có nhiều thông tư chỉ thị ,nhiều tài liệu hướng dẫn đổi mới phương
pháp cải tiến chương trình, cách dạy, cách học, cách kiểm tra đánh giá ...Chính điều
này thôi thúc anh ,chị em giáo viên tích cực tìm tòi nghiên cứu để hướng tới tìm ra
những phương pháp dạy học thông minh,sáng tạo và hiệu quả nhất
Trong những năm gần đây đăc biệt trong các kì thi tuyển sinh vào đại học và cao
đẳng thì trong đề thi có những câu hỏi về đột biến số lượng nhiễm sắc thể do rối
loạn phân bào, đa số các em khó giải quyết bài toán này thậm chí đối với nhiều
giáo viên cũng không tránh khỏi bối rối ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và
thi cử của các em .Hơn nữa trong thực tế chưa có tài liệu nhiều hướng dẫn giải
quyết bài tập này dùng cho học sinh và giáo viên nghiên cứu để nâng cao chất
lượng. Do vậy trong sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi mạnh dạn đưa ra phương
pháp “ Nâng cao kết quả học tập môn sinh học 12 thông qua phương pháp giải
bài tập đột biến số lượng nhiễm săc thể do rối loạn phân bào”
Thông thường trong một tiết dạy giáo viên chưa chú trọng đến việc tăng cường
luyện tập hay ưu tiên các hoạt động cho học sinh khá giỏi, học sinh yếu kém ít
được quan tâm, vì vậy kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh còn hạn chế, dẫn đến
tình trạng học sinh hiểu vấn đề nhưng lại không trình bày, diễn giải từng bước theo
đúng yêu cầu. Đa số giáo viên chỉ tập trung nhiều vào các hoạt động trên bảng,
dành quá nhiều thời gian cho việc khai thác kiến thức mới. Học sinh ít được thực


hành hay rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Các hoạt động thảo luận nhóm, hợp tác nhóm
nhỏ ... ít được giáo viên quan tâm tổ chức phần vì ngại thay đổi, phần vì khó khăn
hơn trong việc quản lý lớp học.
Năm nay là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới quản lí, đổi mới phương pháp dạy
học: Đổi mới soạn giảng, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, đổi mới
cách kiểm tra đánh giá…nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh. Để hưởng ứng
chủ chương đổi mới của ngành và thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và
đặc biệt xuất phát từ thực trạng thực tế trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy môn
Sinh được nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách ôn thi học sinh giỏi và ôn thi đại
học, cao đẳng, tôi thấy để nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh, sự đổi mới
phương pháp dạy học là thực sự cần thiết, vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã mạnh dạn
đưa ra các giải pháp để cả tổ bàn bạc, thống nhất, áp dụng và thực hiện góp phần
2


hưởng ứng chủ trương đổi mới của ngành học và thực hiện nhiệm vụ năm học của
nhà trường. Tôi xin được trình bày những suy nghĩ và việc làm của mình trong
những năm học qua với đề tài “ Nâng cao kết quả học tập môn sinh học 12 thông
qua phương pháp giải bài tập đột biến số lượng nhiễm săc thể do rối loạn phân
bào”
Chương trình sinh học 12 kiến thức nhiều ,phần lý thuyết dài thời lượng phân
bố tiết dạy trên lớp ít ,nên trong những giờ học chính khoá hầu như giáo viên chỉ
đảm bảo truyền thụ những kiến thức lí thuyết cơ bản còn kĩ năng thực hành và giải
bài tập gần như không có thời gian để thực hiện
Đối với các bài toán phần đột biến trong phân phối chương trình không có thời
lượng phân phối dạy học riêng về cách thức phương pháp giải bài tập về đột biến
mà các em chỉ được học trong chương trình sinh học lớp 10 . Vì vậy để đảm bảo
truyền tải kiến thức cơ bản về rối loạn phân bào đến học sinh ,vừa rèn luện kĩ năng
giải bài tập phần này, việc nâng cao tìm tòi phương pháp giải bài tập thông minh,
khoa học, chính xác là vô cùng cần thiết

2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập, kỹ năng tính toán suy luận
lôgic.
- Giúp các em chủ động làm các bài tập, không chỉ đơn thuần là các bài tập thầy
giáo ra trên lớp, cho về nhà mà còn tự làm các bài tập ở các tài liệu, các đề thi đại
học, cao đẳng và đề thi học sinh giỏi các cấp.
- Rèn luyện phương pháp chuyên môn và kiến thức chuyên sâu cho bản thân giáo viên.
-Giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi trung học phổ thông quốc gia
3. Đối tượng nghiên cứu.
Dùng để dạy các em học sinh ôn thi THPT quốc gia và thi học sinh giỏi cấp Tỉnh,
Quốc gia.
- Rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân giáo viên trong dạy học
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu về phương pháp dạy và học của GS Trần Bá Hoành, Bài tập di truyền
của Vũ Đức Lưu, Lê Đình Trung,Nguyễn Minh Công ,Phan Khắc Nghệ
- Nghiên cứu cấu trúc đề thi của các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Quốc gia
và đề thi THPT quốc gia mẫu của bộ giáo dục .
-Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thông kê
xử lý số liệu

II. NỘI DUNG :NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 12
THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG
NHIỄM SẮC THỂ DO RỐI LOẠN PHÂN BÀO.
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm .

3


Bài tập “Đột biến số lượng nhiếm sắc thể “ là dạng bài tập hay, tương đối

khó, đi sâu vào nghiên cứu thì nó sẽ phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi phải tư duy lôgic
tính toán khá nhiều. Do vậy nội dung đề tài chủ yếu dùng để ôn thi học sinh khá,
giỏi trường THPT Lê Viết Tạo thi học sinh giỏi các cấp và ôn thi vào đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a) Thuận lợi.
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học môn sinh học đã và đang đổi mới và là
trong những môn có chuyển biến mạnh về đổi mới phương pháp dạy học
Chương trình sách giáo khoa sinh học mới có nhiều đổi mới về mục tiêu cấu trúc,
sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học cho học sinh.
Thông qua bài học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát
hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học
Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc cha mẹ học sinh tích cực phối hợp
cùng nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
b) Khó khăn.
Đối với học sinh trung học thì chương trình học nặng nề về số môn học và với cả
lượng kiến thức khổng lồ. Môn sinh học cũng là môn kiến thức nhiều mà đòi hỏi
các em phải tư duy và nhớ rất kĩ các kiến thức căn bản thì có thể làm bất cứ dạng
bài tập nào.
Nhiều học sinh không nhớ nổi kiến thức phân bào nguyên phân và giảm phân thì
rất khó khăn trong giải các bài tập về đột biến số lượng nhiếm sắc thể. Nhiều học
sinh còn lười học,không xác định được mục đích học tập nên mất gốc ngay từ đầu
nên khi giải quyết bài tập đột biến số lượng nhiếm sắc thể thì vô cùng khó khăn.
3. Giải pháp
A. Đột biến lệch bội.
a) Khái niệm lệch bội: Lệch bội là hiện tượng trong tế bào biến đổi số lượng
nhiễm sắc thể ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
b) Cơ chế phát sinh lệch bội:
* Xảy ra trong giảm phân: do tác nhân gây đột biến làm rối loạn quá trình giảm
phân làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly tạo ra các loại giao

tử không bình thường. Các giao tử thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể kết hợp với nhau
hoặc kết hợp giao tử bình thường trong thụ tinh tạo ra hợp tử lệch bội
VD: 2n một cặp NST không phân ly trong giảm phân tạo ra hai loại giao tử n +1 và
n-1. Cơ thể 2n có 2 cặp NST không phân ly trong giảm phân tạo ra 2 loại giao tưt
không bình thường n +1 +1 và n-1 -1 hoặc n +1 -1 và n -1 +1
P: 2n
2n
G: n+1 n-1
n
F
2n+1 ( Tam nhiễm)
2n -1 ( Một nhiếm)
4


* Xảy ra trong nguyên phân: Thể lệch bội có thể xảy ra trong nguyên phân do
một hoặc một số nhiễm sắc thể không phân ly.
1 NST không phân ly

2n

2 NST không phân ly

2n

2n +1 v à 2n- 1
2n +1 +1 và 2n-1 -1 hoặc 2n +1 -1 và 2n-1 +1

1 cặp NST không phân ly


2n
2n

2n +2 và 2n -2
2 cặp NST không phân ly

2n +2 +2 và 2n -2 -2 hoặc 2n +2 -2 và 2n -2 +2

Dạng 1: Tính số loại lệch bội
Bước 1: Xác định dạng lệch bội
Bước 2: Tìm số cặp NST bị đột biến =x
Bước 3: Số loại lệch bội = C nx
( x là số cặp NST biến đổi số lượng, n là số cặp NST)
Ví dụ 1: Ở đậu Hà Lan 2n =14. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu dạng thể ba?
Bước1: Dạng đột biến là thể ba nghĩa là một cặp NST nào đó có ba chiếc.
Bước2: Có một cặp NST bị biến đổi số
Bước 3: Số loại thể lệch bội là: C 17 =7
Ví dụ 2: Ở Cà độc dược 2n =24. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu thể ba kép?
Bước1: Dạng đột biến thuộc dạng thể ba kép
Bước 2: Có 2 cặp NST bị biến đổi số lượng NST
Bước 3: Số loại thể ba kép là: C 122 =66
Dạng 2: Tính số loại thể lệch bội có nhiều loại lệch bội trong một tế bào
Bước 1: Xác định số loại lệch bội trong tế bào
Bước 2: Xác định số cặp NST bị biến đổi trong mỗi loại
z
y
Bước 3: Số loại lệch bội = C nx .C n−
x .C n − x − y
n là số cặp NST, x là số cặp NST biến đổi loại lệch bội 1, y là số cặp NST biến
đổi loại lệch bội 2, z là số cặp NST biến đổi loại lệch bội 3

Ví dụ 1 Ở Ngô 2n= 20. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu loại thể 1, thể ba, thể
không trong một tế bào?
Bước1: Trong tế bào có ba dạng lệch bội: Thể một, thể ba, thể không
5


Bước 2: Thể một có một cặp biến đổi , thể ba có 1 cặp biến đổi, thể không có một
cặp biến đổi
Bước 3: Số loại lệch bội là: C 110 .C 19 .C 18 = 720
Ví dụ 2: : Ở một loài thực vật 2n =24. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu loại
thể một, thể ba kép, thể khuyết nhiễm trong một tế bào?
Giải:
Bước1: Trong tế bào có ba dạng lệch bội: Thể một, thể ba, thể không
Bước 2: Thể một có một cặp biến đổi , thể ba có 2 cặp biến đổi, thể không có một
cặp biến đổi
Bước 3: Số loại lệch bội là: C 112 .C 112 .C 19 = 5940
B. Xác định các loại giao tử và số kiểu gen khi có rối loạn giảm phân 1 hoặc rối
loạn giảm phân 2
Bước 1: Cần xác định rõ đề bài cho rối loạn giảm phân nào.
Bước 2: Viết sơ đồ giảm phân khi có rối loạn giảm phân
Bước 3: Sử dụng sơ đồ lai để xác định kiểu gen lệch bội
Ví dụ 1 : Cho tế bào cặp NST mang cặp gen Aa. Tìm các loại giao tử tạo thành khi
cặp NST không phân li ở giảm phân 1 hoặc hoặc giảm phân 2
Giải :
Trường hợp 1: Cặp NST không phân li ở giảm phân 1
Aa (n +1)
A*A, a*a
Aa (n+1)
Nhân đôi
0 (n-1)

Aa
A*A, a*a
0
0 (n-1)
- Có ba loai giao tử nếu xét về bản chất NST : Aa và 0
- Có 2 loại giao tử nếu xét về số lượng NST n +1 và n-1 với tỉ lệ 1 : 1
Trường hợp 2: Cặp NST không phân li ở giảm phân 2
AA (n +1)
A*A,
0
(n-1)
Nhân đôi
aa (n+1)
Aa
A*A, a*a
a*a
0 (n-1)
- Có tối đa ba loai giao tử nếu xét về bản chất NST : AA , aa , 0
Ví dụ 2 : Cho tế bào cặp NST mang cặp gen XAXa. Tìm các loại giao tử tạo thành
khi cặp NST không phân li ở giảm phân 1 hoặc hoặc giảm phân 2
Giải:
Trường hợp 1: Cặp NST không phân li ở giảm phân 1

6


X A *XA Xa *Xa
Nhân đôi
a


X A Xa (n +1)
X A Xa (n+1)
0
(n-1)
0
(n-1)

XAX
X A *XA Xa *Xa
0
- Có ba loai giao tử nếu xét về bản chất NST : X A Xa và 0
- Có 2 loại giao tử nếu xét về số lượng NST n +1 và n-1 với tỉ lệ 1 : 1
Trường hợp 2: Cặp NST không phân li ở giảm phân 2
X A XA (n +1)
X A *XA
0
(n-1)
a
a
Nhân đôi
X X
(n+1)
a
A
a
a
a
a
A
A

X X
X *X X *X
X *X
0
(n-1)
- Có ba loai giao tử nếu xét về bản chất NST : X A XA, Xa Xa và 0
Ví dụ 3 : Cho tế bào cặp NST mang cặp gen XaY. Tìm các loại giao tử tạo thành
khi cặp NST không phân li ở giảm phân 1 hoặc hoặc giảm phân 2
Trường hợp 1: Cặp NST không phân li ở giảm phân 1
XaY (n +1)
Xa *Xa,Y*Y
XaY (n+1)
Nhân đôi
0
(n-1)
a
a
a
XY
X *X , Y*Y
0
0
(n-1)
- Có ba loai giao tử nếu xét về bản chất NST :Xa Yvà 0
- Có 2 loại giao tử nếu xét về số lượng NST n +1 và n-1 với tỉ lệ 1 : 1
Trường hợp 2: Cặp NST không phân li ở giảm phân 2
Xa *Xa (n +1)
Xa *Xa
0
(n-1)

Nhân đôi
Y*Y
(n+1)
a
a
a
XY
X *X , Y*Y
Y*Y
0
(n-1)
- Có ba loai giao tử nếu xét về bản chất NST : Xa Xa, YY và 0
Bài 1. Ở người bệnh mù màu do gen m gây ra nằm trên NST giới tính X không
tương đồng trên Y, alen M quy định bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường,
sinh được một đứa con trai mù màu và bị hội chứng Claiphentơ, trình bày cơ chế
phát sinh đứa trẻ bị bệnh nói trên ? Biết rằng không có đột biến gen mới.
Giải.
M bình thường, m bị bệnh
- Bố bình thường có kiểu gen XMY
7


- Mẹ bình thường (XMX-), sinh đứa con bị bênh mắc hội chứng Claiphentơ
(XmXmY) => Giao tử XmXm nhận từ mẹ => Mẹ có kiểu gen XMXm, mẹ cho giao tử
XmXm => Mẹ bị rối loạn giảm phân 2. Bố giảm phân bình thường
P : XMXm x XMY
G : XmXm ,..
XM, Y
F
XmXmY( mù màu , Claiphentơ)

Bài2. Một tế bào có kiểu gen AaBb, cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly
trong giảm phân 1 giảm phân 2bình thường, cặp Bb phân ly bình thường, các loại
giao tử tạo ra là ?
A. AaB và b hoặc Aab và B
C. AAB và b hoặc aab và B
B. AaB ,b, Aab , B
D. Aab và b hoặc aab và B
Giải :
Trường hợp 1:
AaB
A*A, a*a
AaB
Nhân đôi
B*B
b
AaBb
A*A, a*a
b*b
b
B*B,b*b
- Có 2 loại giao tử : AaB và b
Trường hợp 2:
Aab
A*A, a*a
Aab
Nhân đôi
b*b
B
AaBb
A*A, a*a

B*B
B
B*B,b*b
- Có 2 loại giao tử : Aab và B
=> Đáp án A. AaB và b hoăc Aab và B
Bài 3. Một tế bào có kiểu gen AaBb, cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly
trong giảm phân 1 giảm phân 2bình thường, cặp Bb phân ly bình thường, số loại
giao tử tạo ra là ?
A. 4
C. 3
B. 2
D. 6
Giải :
Trường hợp 1:

Nhân đôi

AaBb

A*A, a*a
B*B,b*b

A*A, a*a
B*B
b*b

AaB
AaB
b
b


8


- Có 2 loại giao tử : AaB và b
Trường hợp 2:

Nhân đôi

AaBb

A*A, a*a
b*b
B*B

Aab
Aab
B
B

A*A, a*a
B*B,b*b
- Có 2 loại giao tử : Aab và B
=> Đáp án : B. 2 loại giao tử
Bài 4.( Đề thi đại học 2013)
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♀ AaBb x AaBb ♂. Giả sử trong quá
trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen A a không
phân ly trong giảm phân 1, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái diễn ra
bình thường. Theo lý thuyết,sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái
trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại

hợp tử lệch bội?
A. 4 và 12
C. 9 và 6
B. 12 và 4
D. 9 và 12
Giải.
P: ♀ AaBb x AaBb ♂
-P: ♂Aa x ♀Aa
G: Aa,0,A, a A, a
F: AAa Aaa A a AA 2Aa aa
=> 4 kiểu gen lệch bội. 3 kiểu gen lưỡng bội
- P: ♂Bb x ♀Bb
G: B, b
B,b
F: 1BB 2Bb 1bb
=> 3 kiểu gen lưỡng bội
=> Trong phép lai có 4.3 = 12 kiểu gen lệch bội, 3. 3= 9 kiểu gen lưỡng bội
=> Đáp án D
Bài 5. ( Đề thi đại học 2014)
Phép lai P : ♀ AaBbDd x ♂AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao
tử đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân
1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái
diễn ra bình thường. Theo lý thuyết phép lai trên đã tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu
loại kiểu gen ?
A. 42
C. 18
B. 24
D. 56
9



Giải.

Phép lai P : ♀ AaBbDd x ♂AaBbdd
- P : Aa
x
Aa
G Aa, 0 ,A ,a
A,a
F: AAa Aaa A a AA 2Aa aa
=>Có 7 kiểu gen

- P: ♂Bb x ♀Bb
G: B, b
B,b
F: 1BB 2Bb 1bb
 3 kiểu gen
- P: ♂dd x ♀Dd
G: d
D, d
F: 1Dd
1dd
 2 kiểu gen
 Số kiểu gen tối đa của phép lai trên là 7.3.2 = 42
 Đáp án A
Bài 6.( Đề thi đại học 2011) Có 4000 tế bào sinh tinh của một loài thực 2n =14 vật
tham gia giảm phân hình thành giao tử, trong đó có 20 tế bào có một cặp NST
không phân ly trong giảm phân 1. Tỉ lệ giao tử mang 6 NST là?
A. 4%
C. 16%

B. 0,5%
D. 8%
Giải : 4000 tế bào giảm phân
tạo ra 8000 giao tử
40 giao tử n-1= 6
20 tế bào giảm phân hình thành 80 giao tử trong đó có
40 giao tử n+1 = 8
=> Tỉ lệ giao tử n-1 = 6 là 40/8000 = 0,5%
=> Đáp án B
B. ĐỘT BIẾN TỰ ĐA BỘI.
a) Khái niệm. Đột biến tự đa bội là hiện tượng trong tế bào của loài có bộ nhiếm
sắc thể là bội số của bộ nhiếm sắc thể n nhưng lớn hơn 2n.
b) Cơ chế phát sinh tự đa bội
* Xảy ra trong giảm phân.
Do tác nhân gây đột biến làm rối loạn quá trình giảm phân làm cho tất cả các nhiềm
sắc thể không phân ly tạo ra giao tử 2n ( Giao tử không giảm phân). Giao tử 2n kết
hợp giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo ra hợp tử 3n -> Tam bội
P : 2n
x
2n
G : 2n
n
F
3n ( Tam bội)
* Xảy ra trong nguyên phân.

10


Do tác nhân gây đột biên làm rối loạn quá trình nguyên phân cản trở sự hình thành

thoi tơ vô sắc làm cho nhiễm sắc thể nhân đôi mà không phân ly kết quả bộ nhiếm
sắc thể của tế bào tăng gấp đôi.
2n

Nhân đôi
Không phân ly

Nhân đôi

4n

4n

8n
Không phân ly

Bài 1. (Đề thi đại học 2009)
Cho cơ thể thực vật lưỡng bội 2n, người ta sử dụng hoá chất cônsixin để gây đa bội
hoá có thể tạo ra các dạng đột biến sau.
A. 2n, 4n, 6n ,8n, 10n
C. 2n, 4n,8n,16n
B. 2n, 4n,5n,8n , 16n
D. 2n,3n, 8n, 16n
Giải : Khi sử dụng hoá chất cônsixin sẽ cản trở sự hình thành thoi tơ vô sắc làm cho
NST nhân đôi mà không phân ly, do vậy tế bào có bộ nhiễm sắc thể tăng gấp đôi
=> Đáp án : C
Bài 2.( Đề thi trung học phổ thông quốc gia 2015)
Từ một tế bào xôma có bộ nhiếm sắc thể lưỡng bội 2n qua một số lần nguyên phân
liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên trong một lần phân bào, ở một tế bào con
có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân ly nên chỉ tạo ra một tế bào có

bộ nhiễm sắc thể 4n, tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân
bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân tạo ra 240
tế bào con. Theo lý thuyết, trong số các tế bào con hình thành có bao nhiêu tế bào
có bộ nhiễm sắc thể 2n?
A. 208
C. 224
B. 212
D. 128
Giải:
Số tế bào con tạo ra từ lầ nguyên phân thứ nhất là: 2k – 1 trong đó có:
- 2k – 2 tế bào 2n và 1 tế bào 4n
Số tế bào con tạo ra ở lần nguyên phân thứ 2 là: (2k - 1)2l = 240
- Khi l =1 => 2k – 1 = 120 ( loại)
- Khi l =2 => 2k – 1 = 60 ( loại)
- Khi l =3 => 2k – 1 = 30 ( loại)
- Khi l =4 => 2k – 1 = 15 (T/m)
- Khi l =5 => 2k – 1 = 7,5 ( loại)
=> Nghiệm thoả mãn l =4 => số tế bào 2n tạo thành là: (2k – 2)24 =224
=> Đáp án C
C. BÀI TẬP VÂN DỤNG:
Bài 1: Ở một loài thực vật, cặp NST ssó 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 mang
cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2,

11


cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra
các loại giao tử có kiểu gen:
A. AAb, AAB, aaB, aab, B, b
C. AAB, AAb

B. AaB, Aab. B, b
D. AABB, AAbb, aaBB, aabb
Bài 2. Ở phép lai ♂AaBb x ♀Aabb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu
gen AAAaBbbb. Đột biến được phát sinh ở.
A. lần giảm phân 2của giới đực và giảm phân 1 hoặc 2 của giới cái
B. lần giảm phân 1 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn
C. lần giảm phân 2 của giới đực và giảm phân 1 của giới cái
D. lần giảm phân 1 của giới đực và lần giảm phân 1 hoặc 2 của giới cái
Bài 3. Một loài có bộ NST 2n = 20. Một tế bào xô ma của thể đột biến tứ nhiễm
đang ở kì sau nguyên phân có số lượng NST trong tế bào là.
A. 44
C. 24
B. 22
D. 18
Bài 4. Một loài thực vật có bộ NST 2n =24. Trên mối cặp NST chứa một cặp gen dị
hợp. Trong quần thể người ta đã phát hiện 12 dạng thể ba, theo lý thuyết số kiểu
gen tôi đa về các dạng thể ba trong quần thể trên là.
A. 8503056
C. 6845771
B. 7456812
D. 1245687
Bài 5. Phép lai P : ♀ AaBbDd x ♂AaBbDd. Trong quá trình giảm phân hình
thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong
giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành
giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lý thuyết phép lai trên đã tạo ra F1 có tối đa
bao nhiêu loại kiểu gen ?
A. 56
C. 64
B. 42
D. 72

Bài 6. Có 2000 tế bào sinh tinh của một loài thực 2n =20 vật tham gia giảm phân
hình thành giao tử, trong đó có 80 tế bào có một cặp NST không phân ly trong
giảm phân 1. Tỉ lệ giao tử mang 11 NST là?
A. 2%
C. 4%
B. 0,2%
D. 8%
Bài 7. Ở đậu Hà Lan 2n= 14. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu loại thể 1, thể ba
kép, thể không trong một tế bào?
A. 420
C. 720
B. 450
D. 640

12


4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
a) KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau một thời gian thực hiện nghiêm túc các biện pháp trên, tôi thấy đã thu được
những kết quả hết sức khả quan:
- Đa số học sinh nắm được các kiến thức cơ bản để giải bài tập vê xác suất
- Nhiều kĩ năng về trình bày bài làm, cách tiến hành một số dạng bài cơ bản được
học sinh thực hiện thành thạo.
- Học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán thực tế
đơn giản.
- Học sinh rất hào hứng trước mỗi giờ ôn thi Sinh Học bởi vì khi đó những vướng
mắc của các em được giải đáp, nguyện vọng của các em được đáp ứng
Kết quả học tập môn Sinh được nâng lên rõ rệt ,nhiều em đạt điểm cao trong các kì
thi đại học và thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

b) Kết quả thực nghiệm cụ thể :
Trước khi áp dụng phương pháp trên:
Lớp
12A
12D
12G

Sĩ số
49
46
45

Giỏi
Số
HS
1
0
0

%
2
0
0

Khá
Số
HS
10
16
8


%
20
35
18

TB
Số
HS
30
20
29

%
60
43
64

Yếu
Số
HS
8
10
7

%
18
22
16


Kém
Số
HS
0
0
1

%
0
0
2

Sau khi áp dụng phương pháp trên
Lớp
12A
12D
12G

Sĩ số
49
46
45

Giỏi
Số
HS
7
5
4


%
14
11
9

Khá
Số
HS
32
26
21

%
66
56
51

TB
Số
HS
10
12
18

%
20
26
36

Yếu

Số
HS
0
3
2

%
0
7
4

Kém
Số
HS
0
0
0

%
0
0
0

13


III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ quá trình bồi dưỡng bồi dưỡng học của khối lớp và học sinh thi vào Đại
học ,cao đẳng tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc dạy bài tập nâng cao

chất lượng :
*Đối với học sinh :
+ Học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản dễ dàng ,nhẹ nhàng từ đó hứng thú trong học
tập và theo giờ giảng lý thuyết chăm chú.
+ Phải cho học sinh nắm vững các phương pháp cơ bản và cách nhận biết các dạng
bài tập thuộc các chương ,phần.
+ Phải cho học sinh nắm được phương pháp giải bài tập theo dạng, chủ đề.
+ Chất lượng học sinh tăng lên rõ rệt đảm bảo chính xác 100% học sinh hiểu bài và
vận dụng được sau khi học .
*Đối với giáo viên
+ Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức sâu rộng, khả năng bao quát kiến
thức, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
+ Trong công tác giảng dạy cần đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra phương pháp
dạy học phù hợp trong từng bài dạy .
+ Khi dạy học Sinh cần có sự nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, đặc điểm tình
hình học sinh để đưa ra kế hoạch bài học sát với khả năng của học sinh, chọn lọc
hệ thống bài tập phù hợp, có cách hướng dẫn hợp lý, dễ hiểu giúp học sinh dễ vận
dụng.
2.KIẾN NGHỊ
Trong đề tài tôi chỉ mới đề cập các bài tập thuộc chủ đề « Giải bài tập đột biến số
lượng nhiễm sắc thể do rối loạn phân bào ». Mong muốn đưa đề tài sáng kiến
kinh nghiệm phát triển theo nhiều chủ đề và được đưa vào áp dụng rộng rãi.
Hoằng Hoá ngày10/05/2016
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác

Hoàng Văn Tuyên

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Sách giáo khoa Sinh Học 10 và Sinh Học 12
Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Sinh học trung học phổ thông
Sách bài tập Sinh Học 12
Các vấn đề cơ bản về di truyền học – Vũ Đức Lưu
Các dạng toán về di truyền học - Nguyễn Minh Công – Lê Đình Trung
Các kiến thức chuyên sâu về di truyền – Phan Khắc Nghệ
Đề thi tuyển sinh đại học các năm

15



×