VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN NHÂN ÁI
NGHIÊN CỨU PHƢƠNG TIỆN LIÊN KẾT HỒI CHỈ
TRONG DIỄN NGÔN TRÊN BÌNH DIỆN DỤNG HỌC
(THEO CỨ LIỆU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 62 22 02 41
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỒNG CỔN
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Nhân Ái
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN .........................................................................................................................6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về liên kết và LKHC ..................................6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về liên kết và LKHC của diễn ngôn trong tiếng Anh ..6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu liên kết và LKHC trong tiếng Việt ..........................13
1.2. Cơ sở lí luận ......................................................................................................19
1.2.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn ..............................................................19
1.2.2. Liên kết và quy chiếu trong diễn ngôn .......................................................26
1.2.3. Liên kết quy chiếu hồi chỉ trong diễn ngôn ................................................39
1.2.4. Phân tích đối chiếu và phân tích đối chiếu diễn ngôn ................................46
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................54
CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG TIỆN LIÊN KẾT HỒI CHỈ CHỈ NGÔI
TRONG DIỄN NGÔN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .....................................56
2.1. Dẫn nhập ...........................................................................................................56
2.2. Các phƣơng tiện LKHC trong diễn ngôn tiếng Anh.....................................57
2.2.1. Nhận diện các phương tiện LKHC chỉ ngôi trong diễn ngôn tiếng Anh ....57
2.2.2. Mô tả đặc điểm chung của các phương tiện LKHC chỉ ngôi trong tiêng Anh ..58
2.2.3. Đặc trưng dụng học của các phương tiện LKHC trong tiếng Anh (nghiên
cứu trường hợp LKHC chỉ ngôi trong tác phẩm “Call of the wild” (Tiếng gọi của
hoang dã) của Jack London ..................................................................................69
2.3. Các phƣơng tiện liên kết hồi chỉ chỉ ngôi trong diễn ngôn tiếng Việt .........75
2.3.1. Nhận diện các phương tiện liên kết hồi chỉ chỉ ngôi trong diễn ngôn tiếng
Việt ........................................................................................................................75
1.3.2. Mô tả đặc các phương tiện LKHC chỉ ngôi trong tiếng Việt ..................76
2.3.3
Đặc điểm dụng học của các phương tiện LKHC chỉ ngôi trong tiếng Việt
(nghiên cứu trường hợp) tác phẩm “Số đỏ” (Dumb luck) của Vũ Trọng Phụng) 90
2.4. Nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa các phƣơng tiện LKHC chỉ
ngôi trong tiếng Anh và tiếng Việt .........................................................................99
2.4.1. Những điểm giống nhau ...........................................................................100
2.4.2. Những điểm khác nhau .............................................................................100
2.5. Tiểu kết chƣơng 2 ...........................................................................................110
CHƢƠNG 3: CÁC PHƢƠNG TIỆN LIÊN KẾT HỒI CHỈ CHỈ ĐỊNH TRONG
DIỄN NGÔN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..................................................112
3.1. Dẫn nhập .........................................................................................................112
3.2. Các phƣơng tiện liên kết hồi chỉ chỉ định trong diễn ngôn tiếng Anh ......112
3.2.1. Nhận diện các phương tiện LKHC chỉ định trong diễn ngôn tiếng Anh.........112
3.2.2. Mô tả các phương tiện LKHC chỉ định trong tiếng Anh ..........................113
3.2.3. Đặc trưng dụng học của các phương tiện LKHC chỉ định trong tiếng Anh (qua
tác phẩm „Call of the wild‟ (Tiếng gọi của hoang dã) của Jack London)...............117
3.3. Các phƣơng tiện liên kết hồi chỉ chỉ định trong diễn ngôn tiếng Việt .......123
3.3.1. Nhận diện các phương tiện liên kết hồi chỉ chỉ định trong diễn ngôn tiếng
Việt ......................................................................................................................123
3.3.2. Mô tả các phương tiện LKHC chỉ định trong tiếng Việt ..........................124
3.3.3. Đặc trưng dụng học của các phương tiện liên kết hồi chỉ chỉ định (qua tác
phẩm “Số Đỏ” (Dumb luck) của nhà văn Vũ Trọng Phụng) ...................................133
3.4. Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về các phƣơng tiện liên kết hồi chỉ
chỉ định trong diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt ..............................................137
3.4.1. Những điểm giống nhau ...........................................................................137
3.4.2. Những điểm khác nhau .............................................................................140
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................142
KẾT LUẬN ............................................................................................................143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................148
Tiếng Việt ...............................................................................................................148
Tiếng Anh ...............................................................................................................153
NGUỒN NGỮ LIỆU .............................................................................................158
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Quy chiếu (reference) là một trong những vấn đề đầu tiên được các nhà
ngôn ngữ học quan tâm khi nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức bởi lẽ
quy chiếu là một trong những phương tiện thể hiện được mối quan hệ mật thiết giữa
ngôn ngữ, người sử dụng ngôn ngữ và hiện thực khách quan làm nên ngữ cảnh của
hoạt động giao tiếp. Do đó, quy chiếu bằng ngôn ngữ đã trở thành một phương tiện
được dùng để mở ra cánh cửa vào thế giới của diễn ngôn, bất chấp các đặc điểm
riêng về thể loại diễn ngôn hay đặc trưng của ngôn ngữ cụ thể được sử dụng để tạo
lập ra diễn ngôn.
1.2. Trong diễn ngôn văn học, ngôn ngữ được xem như một loại mã với những
nguyên tắc xử lí và giải mã riêng. Việc tìm hiểu hệ thống các phương tiện ngôn ngữ
dùng để quy chiếu đến vật được quy chiếu của chúng thể hiện trong tác phẩm văn
học sẽ là những thao tác cần thiết mà bất kì người đọc bình thường nào cũng phải
tiến hành nếu muốn hiểu tác phẩm. Một trong những phương thức liên kết diễn
ngôn phổ biến là liên kết quy chiếu (referential cohesion). Có thể nói, nếu liên kết
quy chiếu không được sử dụng khi cần thiết hoặc sử dụng không chính xác, không
phù hợp,… thì nhiều khía cạnh văn bản sẽ bị ảnh hưởng như ý nghĩa bị mơ hồ, thông
tin diễn ngôn có khả năng bị diễn dịch không đúng với ý đồ giao tiếp của người
viết/nói; về mặt văn phong, có thể sẽ mất đi tính nghệ thuật của văn bản,… Liên kết
quy chiếu, vì vậy, là một phương thức liên kết được đề cập đến đầu tiên trong phân
tích diễn ngôn (discourse analysis).
1.3. Khi nói đến liên kết quy chiếu, không thể không nhắc đến hiện tượng liên
kết “hồi chỉ” (anaphoric cohension) mà chúng tôi gọi là liên kết hồi chỉ (LKHC). Đó
là việc sử dụng một biểu thức (thông qua một từ hay ngữ) để chỉ một sở chỉ (referent)
đã được đề cập (được diễn đạt) bởi môt từ hay một ngữ phía trước, tạm gọi là “tiền
ngữ” (attencedent) trong chuỗi diễn ngôn. Hãy xét một mẩu đối thoại tiếng Anh đơn
giản sau đây: Ví dụ:
(1) A: What do you think about the new secretary?
1
B: Well, she‟s quite fickle and talkative.
Trong ví dụ trên, she như đã biết, về ngữ pháp và ngữ nghĩa, là một đại từ
nhân xưng quy chiếu đến một sở chỉ là là ngôi thứ ba số ít (third singular number),
thuộc giới nữ (giống cái). She được dùng ở ngữ cảnh này là để thay thế cho tiền ngữ
the new secretary xuất hiện ở câu trước, hay nói cách khác là nó được dùng với chức
năng là phương tiện quy chiếu hồi chỉ (hồi chiếu) cho tiền ngữ “the new secretary”
trước đó.
Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau.
Thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết (ngôn ngữ khuất chiết, hay ngôn ngữ chuyển dạng)
các phương tiện liên kết văn bản nói chung và LKHC nói riêng trong văn bản tiếng
Anh luôn luôn thay đổi dạng thức trong những ngữ cảnh sử dụng cụ thể. Trong khi
đó, thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính, các phương tiện liên kết văn bản
nói chung và LKHC nói riêng trong văn bản tiếng Việt không thay đổi hình thức của
chúng. Chính vì vậy việc chuyển các văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược
lại luôn luôn gây nên những khó khăn trong việc dịch thuật cũng như trong việc học
ngoại ngữ. Do đó, nghiên cứu các phương tiện LKHC trong văn bản tiếng Anh và
tiếng Việt, chuyển dịch các phương tiện liên kết này trong hai ngôn ngữ là một vấn đề
cân thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn, nhất là hiện nay tiếng Anh trở
thành một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội trên toàn thế giới.
Trong luận án này, chúng tôi tìm hiểu các phương tiện LKHC trong các diễn
ngôn văn học tiếng Anh và tiếng Việt nhằm xác định được các phương tiện LKHC
thường được sử dụng trong hai ngôn ngữ. Đồng thời như một nghiên cứu trường hợp
luận án nghiên cứu các phương tiện LKHC trong văn bản văn học tiếng Anh (qua tác
phẩm “Call of the wild” (Tiếng gọi của hoang dã) của Jack. London) và tiếng Việt
(qua tác phẩm “Số Đỏ” (Dum Luck)của Vũ Trọng Phụng). Trên cơ sở đó luận án tiến
hành so sánh các phương tiện LKHC để chỉ ra những đồng nhất và khác biệt trong
cách sử dụng các phương tiện LKHC này trong hai ngôn ngữ.
2
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu để triển khai luận
án là "Nghiên cứu phương tiện liên kết hồi chỉ trong diễn ngôn trên bình diện
dụng học (theo cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt)".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở khảo sát, miêu tả và phân tích các phương tiện LKHC trong diễn
ngôn qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, luận án làm sáng rõ vai trò, chức năng của
các phương tiện LKHC được sử dụng thực tế trong các diễn ngôn tiếng Anh và tiếng
Việt, từ đó đối chiếu để xác định những điểm giống nhau và khác nhau trong cách sử
dụng các phương tiện LKHC giữa hai ngôn ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu dưới đây:
a. Tổng quan tình hình nghiên cứu về liên kết, quy chiếu nói chung và liên kết quy
chiếu hồi chỉ nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam;
b. Trình bày một số cơ sở lí luận chủ yếu phục vụ cho việc triển khai đề tài luận án
như: lí thuyết về diễn ngôn, phân tích diễn ngôn, các khái niệm liên kết, mạch lạc,
quy chiếu và các phương thức quy chiếu trong diễn ngôn, LKHC và các phương
tiện LKHC trong diễn ngôn; lí thuyết đối chiếu ngôn ngữ và phân tích đối chiếu
diễn ngôn giữa các ngôn ngữ;
c. Miêu tả, phân tích phương tiện LKHC được thực hiện bằng phép quy chiếu hồi
chỉ chỉ ngôi và chỉ định trong tiếng Anh và tiếng Việt.
d. Đối chiếu phương tiện LKHC bằng đại từ chỉ ngôi, đại từ chỉ định trong diễn
ngôn văn học tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ dụng học.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các phương tiện LKHC trong tiếng Anh
và tiếng Việt (thể hiện qua diễn ngôn văn học tiếng Anh và tiếng Việt).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3
Luận án tập trung nghiên cứu phương tiện LKHC được thể hiện bằng quy
chiếu chỉ ngôi và quy chiếu chỉ định trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trên cơ sở đó,
với tư cách một nghiên cứu trường hợp, luận án nghiên cứu các phương tiện LKHC
được thể hiện bằng quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu chỉ định trong diễn ngôn văn học
tiếng Anh và tiếng Việt: tác phẩm “Call of the wild” (Tiếng gọi của hoang dã) của
Jack. London và “Số đỏ” (Dumb Luck) của Vũ Trọng Phụng.
Do dung lượng luận án có hạn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát hai phương tiện
LKHC chủ yếu là là hồi chỉ chỉ ngôi và hồi chỉ chỉ định trong các diễn ngôn tiếng Anh
và tiếng Việt, còn phương tiện LKHC so sánh, qua kết quả khảo sát thấy ít xuất hiện
nên chúng tôi không xem xét trong nghiên cứu này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: được sử dụng để khảo sát đặc điểm hình thức (kết học),
chức năng (dụng học) của các phương tiện LKHC trong tiếng Anh và tiếng Việt
(qua các diễn ngôn văn học Anh - Việt).
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: được sử dụng để phân tích vai trò của các
phương tiện LKHC trong việc tạo lập mạng liên kết, tính hệ thống của các sự kiện
được thể hiện trong các diễn ngôn văn học của hai ngôn ngữ.
- Phương pháp đối chiếu: được sử dụng để phân tích, đối chiếu các phương tiện
LKHC trong tiếng Anh và tiếng Việt về các mặt hình thức, chức năng và dụng
nhằm làm rõ những tương đồng và những khác biệt của các phương tiện liên kết này
trong hai ngôn ngữ.
Ngoài ra luận án còn được sử dụng một số thủ pháp như: thống kê, phân loại,
cải biến, phân tích ngữ cảnh để xác định các phương tiện LKHC trong diễn ngôn
văn học được khảo sát.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Nghiên cứu các phương tiện LKHC về phương diện dụng học trong diễn ngôn
tiếng Anh và tiếng Việt, luận án góp phần vào việc nghiên cứu phân tích diễn ngôn và
các phương tiện LKHC được sử dụng thực tế trong các diễn ngôn văn học bằng các
4
ngôn ngữ khác nhau. Ở một chừng mực nhất định, luận án cố gắng nêu lên được đặc
điểm ở bình diện dụng học của các phương tiện LKHC được sử dụng trong diễn ngôn
văn học tiếng Anh và tiếng Việt.
6. Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận: Với việc làm sáng rõ đặc điểm của các phương tiện LKHC
trong tiếng Anh và tiếng Việt và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của các
phương tiện liên kết này trong hai ngôn ngữ, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ
góp phần làm sáng tỏ vai trò, chức năng của các phương tiện LKHC trong tổ chức
diễn ngôn nói chung và liên kết diễn ngôn (hay văn bản) nói riêng.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu luận án có thể được áp dụng vào việc giảng
dạy tiếng Anh ở Việt Nam, cũng như trong công tác biên, phiên dịch tài liệu tiếng
Anh sang tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể được áp dụng để
giảng dạy, phân tích các văn bản về phương diện sử dụng các phương tiện liên kết
ngôn ngữ để tạo lập sự liên kết các nội dung của văn bản.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có cấu
trúc gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Các phƣơng tiện liên kết hồi chỉ chỉ ngôi trong diễn ngôn tiếng Anh
và tiếng Việt
Chƣơng 3: Các phƣơng tiện liên kết hồi chỉ chỉ định trong diễn ngôn tiếng Anh
và tiếng Việt
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về liên kết và liên kết hồi chỉ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về liên kết và liên kết hồi chỉ của diễn ngôn
trong tiếng Anh
1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu về liên kết trong tiếng Anh
Vấn đề liên kết trong diễn ngôn tiếng Anh, đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này.
Khái niệm liên kết (cohension) cùng với khái niệm mạch lạc (coherence)
được dùng nhiều trong Ngôn ngữ học văn bản (Text linguistics) và trong Phân tích
diễn ngôn (Discourse Analysis). Hai khái niệm này có quan hệ với nhau cả trong tên
gọi (tiếng Anh) lẫn về đối tượng nghiên cứu. Trong tiếng Anh, thuật ngữ liên kết
được M. A. K. Halliday và R. Hassan đưa ra năm 1976 và hiểu đó là những phương
tiện ngôn ngữ khác nhau giúp cho các câu và các khúc đoạn lớn hơn câu có thể nối
lại với nhau về mặt nghĩa. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu văn bản và diễn
ngôn của các nhà ngôn ngữ học nước ngoài, có thể nói Cohesion in English của M.
A. K. Halliday và Ruquaiya Hassan là công trình nổi bật nhất. Kể từ khi ra đời công
trình này được xem là nền tảng cho các khái niệm, luận điểm và các kiến giải cụ thể
liên quan đến các phép liên kết với đơn vị khảo sát chủ yếu là cú trong văn bản
tiếng Anh. Tính liên kết đặt trên cơ sở nghĩa và các yếu tố ngôn ngữ được dùng làm
phương tiện liên kết có quan hệ nghĩa với nhau theo kiểu yếu tố này giải thích cho
yếu tố kia, làm cho yếu tố kia trở thành cụ thể hoặc xác định theo một cách nào đó.
Mặt khác, M. A. K. Halliday và R. Hassan quan niệm liên kết là một phần
trong hệ thống của một ngôn ngữ và khái niệm liên kết là một khái niệm thuộc ngữ
nghĩa. Nó liên quan đến những quan hệ về ý nghĩa tồn tại trong văn bản và chính
những quan hệ này xác định nó là một văn bản. Và liên kết chỉ có khi việc giải thích
một yếu tố nào đó trong văn bản hay trong diễn ngôn tùy thuộc vào một yếu tố
khác. Những yếu tố này cùng xuất hiện đan xen vào nhau trong văn bản. Việc giải
thích hay hiểu những yếu tố chưa rõ nghĩa có thể dựa vào phép liên kết mà người
6
tạo lập văn bản đã sử dụng kết hợp với sự bổ sung tương tác của người tiếp nhận
văn bản. Ví dụ:
(2) It was an ugly, horrible house. Its windows was large. But there was
nothing to watch from them but the flat backyard and the tall, grey paling fence.
[NNL 10]
[Đó là một ngôi nhà xấu xí và đáng sợ. Những cửa sổ của nó thì rộng.
Nhưng nhìn qua chúng thì chẳng thấy gì ngoài các sân sau phẳng lì và dãy hành
rào cao màu xám nhạt].
Các phát ngôn trên có liên kết với nhau theo kiểu quy chiếu: its là từ dùng trong
quy chiếu chỉ định, xác định rõ danh từ windows với vật quy chiếu là house. Them là từ
quy chiếu chỉ ngôi liên quan đến danh từ windows. Như vậy, như những quan hệ ngữ
nghĩa khác, liên kết được biểu hiện qua việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ.
M. A. K. Halliday và R. Hassan dùng thuật ngữ kết nối (tie) để chỉ quan hệ
liên kết giữa hai yếu tố ngôn ngữ. Nếu hiểu văn bản như một không gian liên tục
trong đó các các thông điệp riêng lẻ liên tiếp nhau thì những yếu tố liên kết chính là
hai đầu của kết nối. Đầu kết nối này có thể ở vị trí trung gian, sát gần hoặc xa cách
với đầu kết nối kia. Một đầu có thể là một phần của thông điệp và đầu kia là một
phần của thông điệp kế tiếp. Quan hệ giữa hai đầu kết nối có thể hồi chỉ hay khứ
chỉ. Bản chất của sự kết nối thuộc ngữ nghĩa, nghĩa là hai yếu tố ngôn ngữ của bất
kì sự kết nối nào cũng gắn chặt vào nhau qua quan hệ ngữ nghĩa nào đó. Halliday và
Hassan xác định "những quan hệ ngữ nghĩa như vậy hình thành cơ sở cho sự liên
kết giữa các thông điệp của một văn bản" [115; tr.72]. Ví dụ:
(3) Wash and core six cooking apples. Put the apples into a fireproof dish.
[Hãy rửa và lấy lõi sáu quả táo được dùng để nấu ăn ra. Để những quả táo (này)
vào một cái đĩa chịu lửa].
Trong ví dụ này có hai kết nối: một là quan hệ bằng phép lặp từ apples ở
phát ngôn trước và phát ngôn sau và một là quy chiếu hồi chỉ giữa the trong the
apples và six cooking apples. The cho biết apples ở phát ngôn sau là apples trong
six cooking apples đã được đề cập ở phát ngôn trước đó. Trong tiếng Anh mạo từ
xác định the là một trong những phương tiện liên kết được dùng trong quy chiếu chỉ
7
định có ý nghĩa xác định rõ đối tượng đang được đề cập. Trong tiếng Anh, mạo từ
xác định the thường được dùng với ý nghĩa liên kết ngoại chỉ. Ví dụ:
(4) We always use the car since it is large enough to put everything inti it.
[Chúng tôi lúc nào cũng dùng chiếc xe hơi này vì nó đủ rộng để cho hết mọi
thứ vào trong đó].
The có ý nghĩa liên kết ngoại chỉ được dùng để nói đến chiếc xe mà người
nói hiện có, nghĩa là đối tượng hay vật quy chiếu mà cả người nói và người nghe
đều tự xác định được. Quy chiếu đến thế giới ngoài văn bản là quy chiếu ngoại chỉ.
Quy chiếu nội chỉ là mối quan hệ đồng nhất hoặc tương tự được xác lập giữa các
đơn vị ngữ pháp thường gặp giữa các yếu tố ngôn ngữ trong một văn bản. Quy
chiếu nội chỉ có vai trò quan trọng trong việc giải thích các yếu tố ngôn ngữ trong
văn bản. Trong tiếng Anh, quy chiếu hồi chỉ thường liên quan đến việc sử dụng từ
chỉ ngôi, từ sở hữu và từ chỉ định. Ví dụ:
(5) Susie is a healthy woman and does not neet to work, but she still loves
markihỉ vớing things happen (*). She said recently, "Right now I'm trying to work
less" (**). My children are growing up, and I want to spend more time with them
while they are young (***). (International Express - Intermediate)
[Susie là một phụ nữ khỏe mạnh và không cần làm việc, nhưng cô vẫn thích
làm mọi việc. Gần đây cô đã nói "Ngay bây giờ tôi đang cố làm việc ít hơn". Các
con của tôi đang lớn lên, và tôi muốn dành nhiều thời gian hơn cho chúng trong
lúc chúng còn nhỏ].
She trong (*), I và she trong (**) là các đại từ nhân xưng liên kết hồi chỉ với
Susie trong (*). My là từ sở hữu trong (***) liên kết liên kết với Susie theo quy
chiếu chỉ định. Them và they trong (***) cũng liên kết hồi chỉ với my children.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu liên kết hồi chỉ trong diễn ngôn tiếng Anh
Nói về LKHC, George Yule chỉ ra rằng “Chúng ta thường phải lưu giữ dấu vết
của người hoặc của vật mà ta đang nói đến trong hơn một câu. Sau phần giới thiệu
ban đầu về một thực thể nào đó, người nói sẽ dùng những cách diễn đạt khác nhau để
duy trì sự quy chiếu, như trong (*) [106]. Tuy nhiên, trước khi công nhận sự đa dạng
8
về các loại biểu thức LKHC, hầu hết các học giả nghiên cứu tiếng Anh đều xác định
biểu thức tiêu biểu nhất là các đại từ thay thế, đại diện cho đối tượng là sự vật khác.
Halliday đã từng đề cập đến vấn đề này rất sớm. Theo ông, quy chiếu đã tiến
hóa như một mối quan hệ “ngoại chỉ”, she, it, they có thể được sử dụng theo “ngoại
chỉ”, nghĩa là như một phương tiện nối “những cái ở bên ngoài” với một hay một
vật thể nào đó trong một trường (field) [115]. Ví dụ:
(6) In the film, a man and a woman were trying to wash a cat. The man was
holdoing the cat while the woman poured water on it. He said something to her and
they started laughing.
[Trong phim, một người đàn ông và một người đàn đang cố tắm cho một con
mèo. Người đàn ông giữ con mèo trong khi người đàn bà dội nước lên nó. Ông ta nói
gì đó với bà ta và họ bắt đầu cười].
Theo Halliday [31], thường thì trong tất cả các ngôn ngữ mà chúng ta biết,
những đơn vị ấy lại có chức năng hồi chỉ (anaphoric). Nghĩa là chúng không chỉ ra
ngoài môi trường mà lại chỉ về phần trước (backwards) của văn bản, nằm ngay trong
văn bản đó. “Chúng ta có thể giả thuyết một giai đoạn tưởng tượng trong quá trình
tiến hóa của ngôn ngữ khi phạm trù quy chiếu cơ bản NGÔI (PERSON) có chức
năng CHỈ TRỎ (DEICTIC) theo nét nghĩa nghiêm ngặt của nó, “được giải thích
trong mối liên hệ với tình huống theo thời gian và không gian”. “Do đó I (tôi) là
“ngƣời nói”; you (bạn) là người được nói với”; he (anh ấy), she (cô ấy), it (nó),
they (họ) là những bên thứ ba, “những người khác trong tình huống”. Ngôi thứ nhất I
và ngôi thứ hai you vẫn giữ nguyên nét nghĩa chỉ trỏ này một cách tự nhiên; ý nghĩa
của chúng được xác định trong hành động lời nói. Dưới đây là một ví dụ điển hình:
(7) Peter, Peter, pumpkin eater,
[Peter, Peter, thằng ăn bí ngô,
Had a wife and couldn‟t keep her.
Có vợ mà không giữ được nàng.
He put her in a pumpkin shell,
Hắn đặt nàng trong vỏ của quả bí,
And there he kept her very well.
Và ở đó hắn giữ được nàng.]
Ở đây he và her là tham chiếu “hồi chỉ”, lần lượt “chỉ” Peter và vợ của anh
ta. Mối quan hệ này được gọi là liên kết. Được thể hiện bằng một trong những từ
này, người nghe phải nhìn đến chỗ khác để giải thích nó; và nếu họ nhìn ngược trở
9
lại cái đã được nói trước đó, thì điều này có tác dụng nối hai đoạn văn lại thành một
thể thống nhất mạch lạc. Chúng trở thành một phần của một ngôn bản đơn lẻ. Bên
cạnh đó hầu hết các tác giả đều cho rằng những từ được đề cập ở trước trong diễn
ngôn được quy chiếu bởi biểu thức hồi chiếu (anaphor) được gọi là tiền biểu thức
(antecedent, hay là tiền từ).
Đại diện cho hướng nghiên cứu này là các nhà nghiên cứu như: Asher
(1987); Edellberg (1986); Geach (1967); Kamp (1990); King (1994). George Yule
(1997) đã đưa ra những ví dụ nói về quy chiếu hồi chỉ trong việc dạy và học tiếng
Anh. Ví dụ:
(8) Peel and slice six potates. Put them in cold salted water. [106]
[Gọt và thái sáu củ khoai tây. Cho chúng vào nước lạnh có muối]
Ở ví dụ trên ta thấy biểu thức ban đầu được hồi chỉ đến là (“sáu củ khoai
tây”) lại đồng nhất với một cái gì đó khác so với đại từ hồi chỉ “them” (“chúng”) là
từ cần được hiểu là “the six peeled and sliced potatoes” (“sáu củ khoai tây đã được
gọt và thái lát”). Cũng đi theo hướng nghiên cứu này, vào đầu những năm 1980,
các tác giả như Irene Heim (1982) và Hans Kamp (1981), đã tiến hành một nghiên
cứu cụ thể nhằm tìm ra các phương thức giải quyết những lỗi câu hồi chỉ.
Thậm chí Morton Ann Gernsba Cher chỉ đề cập đến hồi chỉ của đại từ They
(„The case of the English singular They‟). Gần đây nhất trong cuốn“The Syntax and
Semantics of do so Anaphora” (2010) của mình, Michael John Houser đã đi sâu phân
tích về bản chất của biểu thức LKHC theo bình diện cú pháp và ngữ nghĩa. [135]
Trong cuốn “Phân tích diễn ngôn”, Gilliam Brown [107] nhìn nhận vấn đề
quy chiếu dưới một tên gọi khác là thuật ngữ “đồng quy chiếu” (co-reference). Các
hình thức đồng quy chiếu là những hình thức mà “thay vì được giải thuyết theo ngữ
nghĩa như tư cách của chúng (…) thì lại quy chiếu đến một cái gì khác để giải
thuyết”. Khi giải thuyết của chúng nằm ngoài văn bản, trong bối cảnh, mối quan hệ
đó được gọi là quan hệ ngoại chiếu (exophoric) và hình thành nên sợi dây liên kết
kết văn bản. Theo tác giả quan hệ nội chiếu chia thành hai loại là quan hệ hồi chỉ
(anaphora) và quan hệ khứ chỉ (cataphora). Trong đó, quan hệ ngược chiều là quan
hệ hồi chỉ. Nó là những quan hệ theo hướng ngược lại văn bản để có được giả
10
thuyết. Với hướng này các yếu tố hồi chỉ có tần suất sử dụng rất cao so với quan hệ
ngược với nó tức khứ chỉ. Ví dụ:
(9)
Look at the sun. It‟s rising quickly.
Mối quan hệ đồng quy chiếu tồn tại giữa một biểu thức có nghĩa từ vựng đầy
đủ là “the sun” với một biểu thức đại từ it. It quy chiếu trở lại the sun, hay nói cách
khác hai câu chứa hai biểu thức it và the sun đã liên kết với nhau bằng LKHC (quan
hệ hồi chỉ).
Một số tác giả như Davies và Martin (1981); Groenendijk, J. và M.Stokhof
(1991); Hay Kanazawa và Makoto (1994a). Carl Pollard (1992); cũng đã có những
công trình nghiên cứu về LKHC trong tiếng Anh.
M.A.K Halliday cũng đã đề cập đến “đơn vị quy chiếu là CHỈ ĐỊNH TỐ
(DEMONSTRATIVE), this/ that, these/ those (này kia) với tư cách như là đại từ hay
chỉ định từ (Determiner). Tác giả cho rằng các yếu tố chỉ định cũng có thể hoặc khứ
chỉ hoặc hồi chỉ; về nguồn gốc có lẽ chúng giống với các hình thức ngôi thứ ba,
nhưng chúng giữ lại được đặc điểm chỉ trỏ mạnh mẽ hơn các yếu tố, và đã tiến hóa
thành các chức năng hồi chỉ khu biệt của chúng.” [115].
Năm 2008, các tác giả Volker Gast & Ekkehard Koning đã tiến hành một
nghiên cứu về sự so sánh phương tiện hồi chỉ (anaphora) giữa tiếng Anh và tiếng
Đức “Sentence Anaphora in English and German” của Volker Gast & Ekkehard
Koning (Freie university Berlin 2008).
So sánh đối chiếu các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều của tiếng Việt
(“Chúng ta” và “Chúng tôi”) và tiếng Anh (We/Us/Ours) như là những biểu thức
hồi chỉ mang tính chất ngữ dụng học, Ngô Hữu Hoàng đã phân tích các đại từ nhân
xưng này và cho rằng: “Trong tiếng Anh, we vẫn được tri nhận và diễn đạt bởi
người bản ngữ nhưng không có hai hình thái rõ ràng như “chúng ta” và “chúng
tôi” như tiếng Việt mà chỉ thông qua một hình thái duy nhất là WE, tân ngữ là US
và sở hữu là OURS”. Tác giả đưa ra ví dụ:
(10)
Nếu (chúng) ta đi vắng quá lâu thì nhà (của chúng) ta ai sẽ trông coi?
(11)
Nếu chúng tôi đi vắng quá lâu thì nhà (của) chúng tôi ai trông coi?
11
và phân tích rằng “trong câu ví dụ (10) bất kì một người Việt Nam nào cũng hiểu
rằng người nói và người nghe đều sẽ tham gia hành động “đi vắng” và người nói và
người nghe đều sở hữu căn nhà. Có thể hiểu người nói và người nghe có khả năng
là thành viên thuộc về một gia đình. Nhưng nếu phát ngôn này được chuyển chủ
ngữ (và tất nhiên sở hữu cách cũng buộc phải thay đổi để nghĩa tương thích) như ví
dụ (11) thì bất kì một người Việt Nam nào cũng hiểu (10) người nghe sẽ không
tham gia hành động “đi vắng” với người nói và (11) chỉ có người nói (đại diện cho
một hoặc vài người khác không phát ngôn) là sở hữu căn nhà. Khi dịch phát ngôn
này sang tiếng Anh thì chúng ta chỉ được một phát ngôn duy nhất”. Ví dụ:
(12)
If we are out for a long time, who will look after our house?
Trong cuốn sách Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) của mình, David
Nunan [98] chỉ xác định ba loại biểu thức liên kết trong phép LKHC, đó là:
+ LKHC bằng đại từ nhân xưng (Personal reference). Ví dụ:
(13)
Mikhail Gorbachew didn‟t have to change the world. He could have chosen
to rule much as his predecessors did.
+ LKHC bằng đại từ chỉ định hoặc các chỉ định từ (this, that, these, those)
(demonstrative reference). Ví dụ:
(14)
Recognising that his country had to change, Gorbachev could have become a
cautious modernizer in the Chinese fashion, promoting economic reform and sponsoring
new technology while holding firm against political change. This did not happen.
+ LKHC so sánh (Comparative reference). Ví dụ:
(15)
A: Would you like these seats?
B: No, as a matter of fact. I‟d like the other seats.
David Nunan đã phân định rất rõ giữa liên kết quy chiếu với liên kết thay
thế (subsituition), liên kết tỉnh lược (ellipsis) và liên kết từ vựng (lexical cohesion)
[98, tr. 22].
Quan điểm trên của NuNan (tất nhiên tác giả này cũng tham khảo nhiều quan
điểm của tác giả khác) có phần gây tranh cãi. M.A.K. Halliday & R. Hasan đã
nghiên cứu phép tỉnh lược chủ yếu dựa trên bản chất hoạt động của các từ loại
(danh từ, tính từ, động từ) trong hệ thống ngữ pháp. Theo các tác giả, trong các
12
nhóm từ thuộc từ loại khác nhau, chúng có những cương vị ngữ pháp và cú pháp
khác nhau, vì vậy khả năng lâm thời vắng mặt (tỉnh lược) còn tùy vào các loại khác
nhau. Halliday & Hasan [115] cho rằng không phải bất kì từ nào cũng có thể cho
phép người nghe (người đọc) chấp nhận đưa vào một “cấu trúc mang tính giả định”,
“Một hình thức thông qua tỉnh lược (ellipsis), nơi mà chúng ta tiền giả định một
thành phần nào đó bằng thành phần bị bỏ ngỏ. Giống như tất cả các phương tiện
liên kết tỉnh lược góp phần vào cấu trúc ngữ nghĩa ngôn bản”.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu liên kết và liên kết hồi chỉ trong tiếng Việt
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về liên kết trong diễn ngôn tiếng Việt
Ở Việt Nam thuật ngữ diễn ngôn và văn bản được sử dụng rộng rãi từ cuối thập
niên 80 của thế kỉ 20. Công trình “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc
Thêm xuất bản năm 1985 đã đánh dấu mốc ra đời của ngôn ngữ học văn bản ở Việt
Nam. Trong tác phẩm này, văn bản được nghiên cứu theo quan điểm riêng của tác giả
với những kiến giải sâu sắc về hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt. Tác giả cho
rằng bản thân văn bản là một hệ thống, trong đó phần tử là các câu và giữa các câu - phần
tử ấy tồn tại những mối quan hệ, liên hệ và làm thành cấu trúc của văn bản. Hiểu văn bản
như một hệ thống nên tác giả quan niệm "sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và
liên hệ ấy" [68, tr.22]. Sự liên kết ở đây cũng chủ yếu được đặt trên cơ sở ngữ nghĩa
(giống như quan niệm của Halliday và nhiều nhà nghiên cứu khác), phần liên kết hình
thức thuần túy chiếm một tỉ lệ rất thấp. Do đó, tên gọi liên kết hình thức là tên quy ước
để chỉ các phương tiện hình thức của ngôn ngữ dùng để thể hiện các quan hệ ngữ nghĩa,
theo đó nó được phân biệt với liên kết nội dung. "Giữa liên kết hình thức và liên kết nội
dung có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống
các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu được dùng để diễn đạt
sự liên kết nội dung liên kết" [68, tr.24]. Phương thức liên kết là việc sử dụng các
phương tiện hình thức của ngôn ngữ vào nhiệm vụ liên kết câu với câu, nhờ đó các
phương thức này góp phần làm bộc lộ các kiểu câu được phân loại căn cứ vào tính hoàn
chỉnh về nghĩa.
Lí thuyết về liên kết văn bản bao gồm cả mặt liên kết hình thức lẫn mặt liên
kết nội dung. Trần Ngọc Thêm cho rằng "liên kết nội dung và liên kết hình thức là
13
hai mặt gắn bó mật thiết với nhau", nên "tính liên kết chính là nhân tố quan trọng
nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản"[68, tr.22]. "Liên kết nội
dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên
kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung" [68, tr.24]. Liên kết nội
dung sẽ được nhận rõ hơn thông qua việc xem xét hai bình diện của nó là liên kết
chủ đề và liên kết lô gic. Sau công trình này việc nghiên cứu về diễn ngôn và văn
bản đã phát triển theo các hướng khác nhau.
- Khuynh hướng nghiên cứu liên kết văn bản: Sau công trình nêu trên của Trần
Ngọc Thêm còn có một số tác giả nghiên cứu theo hướng này, như Nguyễn Thị Việt
Thanh với công trình “Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt”, Phạm Văn Tình với
“Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt.”
- Khuynh hướng tiếp cận văn bản theo hướng văn PTDN. Theo đó, đối tượng
nghiên cứu là từng kiểu loại văn bản cụ thể, được xem xét trong hoạt động của ngôn
ngữ. Nhiều tác giả đã theo hướng nghiên cứu này như: Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu
Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Hòa,... Các công trình nghiên cứu về diễn ngôn/
văn bản của họ đã được xuất bản:
Diệp Quang Ban: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp, diễn ngôn và
cấu tạo văn bản (1998, 2009)
Đỗ Hữu Châu: Đại cương ngôn ngữ, t.2 (2001)
Nguyễn Thiện Giáp: Dụng học Việt ngữ (2000)
Nguyễn Hòa: Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp (2003)
Một số nghiên cứu đã áp dụng lí thuyết PTDN vào khảo sát, phân tích một số
loại diễn ngôn cụ thể. Chẳng hạn, đề tài nghiên cứu của Lê Hùng Tiến “Phân tích
diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong
dịch văn bản luật pháp”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Hương “Đối chiếu
ngôn ngữ phóng sự trong báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt” (2003), v.v.
Những năm gần đây, những công trình nghiên cứu về diễn ngôn và phân tích
diễn ngôn ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng về cách tiếp cận. Xin
điểm qua đó là một số công trình có tính định hướng trong nghiên cứu diễn ngôn là
công trình Văn bản và liên kết trong tiếng Việt của Diệp Quang Ban. Trong công
14
trình này tác giả chú ý đặc biệt đến hiện tượng liên kết theo hướng ứng dụng lí
thuyết mới vào vào tiếng Việt trong giảng dạy. Trong đó, tác giả trình bày các phép
liên kết theo hệ thống liên kết của Halliday và Hassan được ứng dụng vào tiếng
Việt. Diệp Quang Ban cho rằng: "Liên kết, xét tổng thể, là kiểu quan hệ nghĩa giữa
hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này
thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu (mệnh đề) chứa
chúng liên kết được với nhau. Các kiểu quan hệ nghĩa này làm thành những cấu
hình nghĩa của liên kết, hay những khuôn hình tạo sinh diễn ngôn" [4, tr.347]. Định
nghĩa này về liên kết được xây dựng dựa vào khả năng vượt qua biên giới câu của
sự liên kết, để giúp cho một chuỗi câu trở thành một thể hoàn chỉnh toàn vẹn, cụ thể
là bằng cách giải thích nghĩa cho nhau giữa hai yếu tố nằm trong hai câu khác nhau,
thường là xét hai câu kề cận nhau. Ví dụ:
(16) Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. [Hồ Chí Minh]
Từ đó, trong câu thứ hai trên đây là từ có nghĩa chưa cụ thể, muốn hiểu nghĩa
của nó thì phải tìm ở câu trước. Nghĩa của toàn bộ câu trước có tác dụng giải thích
nghĩa cho từ đó ở câu sau. Mối quan hệ giải thích nghĩa này giúp cho câu sau liên
kết với câu trước. Ví dụ:
(17) Nhà tôi mới mua một con mèo tam thể rất đẹp. Sáng nay nó chạy mất rồi.
Trong ví dụ này, nó được cụm từ một con mèo tam thể rất đẹp giải thích nghĩa.
Các yếu tố ngôn ngữ đó cùng chỉ con mèo mà nhà tôi mua (đồng chiếu).
Ngoài hai kiểu liên kết hình thức và liên kết nội dung như nhiều công trình
nghiên cứu đã nêu ra, Diệp Quang Ban đã đề xuất một kiểu liên kết khác nữa là liên
kết phi cấu trúc tính. Theo ông, "liên kết theo Diệp Quang Ban quan điểm phi cấu
trúc tính cũng lấy nghĩa làm cơ sở. Nét riêng của quan điểm này là chỉ tính đến các
phương tiện hình thức tạo liên kết, trên cơ sở đó mà xếp loại các phương tiện liên
kết (các phép liên kết)" [4, tr.174].
Công trình “Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề về lí luận và phương pháp”
của Nguyễn Hòa (2003) là 1 công trình chuyên sâu, tập trung nghiên cứu và hệ
thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiễn của PTDN. Các đường hướng chính trong
15
PTDN đã được tác giả trình bày một cách rõ ràng, khúc chiết. Đó là các đường
hướng: dụng học, biến đổi ngôn ngữ, ngôn ngữ học xã hội tương tác, dân tộc học
giao tiếp, phân tích hội thoại, tâm lí học xã hội, giao tiếp văn hóa, phương pháp
phân tích tổng hợp. Tác giả cũng đã lựa chọn và phân tích một số thể loại diễn ngôn
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu liên kết hồi chỉ trong diễn ngôn tiếng Việt
Việc nghiên cứu LKHC trong tiếng Việt còn khiêm tốn. Ngoài những tài liệu
có giá trị và có tính tiêu biểu nghiên cứu về liên kết trong tiếng Việt đã nêu trên, hầu
hết các tài liệu khác đều chỉ đề cập đến các phép liên kết văn bản với những chứng
minh qua mệnh đề, câu, đoạn văn mà chưa đi sâu vào tất cả các phép liên kết. Có thể
thấy những đề tài đã được nghiên cứu gần đây như:
- Công trình Sở chỉ và đồng sở chỉ trong tiếng Việt của Nguyễn Tú Quyên
(2010). Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu thức sở chỉ và đồng sở chỉ
trong tiếng Việt được dùng để chỉ cá thể nhân vật được khảo sát qua các tác phẩm
văn chương. Trên cơ sở đó, luận án tiến hành tìm hiểu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa
và chức năng của các biểu thức sở chỉ;phân tích các cơ sở tạo lập, thay thế và nhận
diện các biểu thức đồng sở chỉ, đồng thời tìm ra giá trị của các biểu thức này.
- Luận án Các biểu thức chiếu vật chứa "trăng", "hoa", "gió" trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du (so sánh với ca dao và thơ mới) của Đặng Thị Thu Hiền (2015) nghiên
cứu đặc điểm của các biểu thức chiếu vật chứa "trăng", "hoa", "gió" trong Truyện Kiều
trên các bình diện cấu tạo, quan hệ kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác và sự vật
được quy chiếu của các biểu thức chiếu vật đó, tiến hành so sánh các đặc điểm này của
các biểu thức chiếu vật trong Truyện Kiều với ca dao và Thơ mới nhằm tìm ra giá trị
riêng của các biểu thức chiếu vật này đối với việc thể hiện sự tiếp biến và chuyển hóa ý
nghĩa của các biểu tượng trăng, hoa, gió cũng như việc thể hiện các quan niệm về quan
hệ giữa thiên nhiên và con người trong Truyện Kiều.
- Luận văn thạc sĩ Liên kết và LKHC trong tiếng Việt của Đinh Thị Hồng Hạnh
(2004) đã mô tả và phân tích vai trò của liên kết hồi chỉ và khứ chỉ trong liên kết nội
chỉ với chủ định chứng minh sự liên kết giữa hai hay nhiều yếu tố ngôn ngữ trong văn
bản xét theo vị trí và hướng giải thích nghĩa của chúng.
16
- Trong công trình Liên kết quy chiếu trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
của Tống Khánh Ngọc (2006), liên kết quy chiếu được tác giả khảo sát và so sánh ở
bình diện cấu tạo, ngữ nghĩa, cú pháp và chức năng trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng
Anh. Quy chiếu cũng được đề cập đến như một trong những phép liên kết quan
trọng gắn liền với ngữ cảnh giao tiếp.
Trong công trình Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Diệp Quang Ban
đã đi sâu nghiên cứu quy chiếu và quy chiếu trong văn bản. Ông cho rằng quy chiếu
và liên kết là hai hiện tượng khác nhau về thực chất và có phần nào đó quan hệ với
nhau: liên kết sử dụng một phần của sự quy chiếu để làm cơ sở cho sự tồn tại của
mình. Đối với việc tạo lập và hiểu văn bản, nhất là đối với sự liên kết giữa câu với
câu trong văn bản thì kiểu quy chiếu nội hướng giữ vai trò rất quan trọng. Đề cập
đến “hướng quy chiếu”, Diệp Quang Ban [4] cho rằng, việc xác định hướng quy
chiếu được đặt ra với trường hợp quy chiếu nội hướng, tức là sự quy chiếu giữa hai
yếu tố ngôn ngữ có quan hệ quy chiếu tồn tại trong cùng một văn bản. Một trong hai
yếu tố đó là yếu tố có nghĩa cụ thể có tác dụng giải thích nghĩa cho yếu tố có nghĩa
chưa cụ thể. Theo đó, yếu tố có nghĩa cụ thể được gọi là yếu tố giải thích (hay yếu
tố được tiền giả định), yếu tố có nghĩa chưa cụ thể được gọi là yếu tố được giải
thích (hay yếu tố chứa tiền giả định). Hướng quy chiếu được xét theo cách xuất phát
từ yếu tố chưa cụ thể đến yếu tố cụ thể. Tùy theo vị trí tương đối giữa hai loại yếu tố
này mà có sự phân biệt hai hướng quy chiếu là hồi chiếu (anaphora, còn dịch là hồi
chỉ, hồi quy) và khứ chiếu (cataphora, còn dịch là khứ chỉ, dự báo).
Theo ông, hồi chiếu là trường hợp yếu tố giải thích xuất hiện trước, yếu tố
được giải thích xuất hiện sau trong văn bản. Do vậy, muốn hiểu yếu tố được giải
thích, yếu tố có nghĩa chưa cụ thể, thì phải quay ngược trở lại với yếu tố giải thích,
yếu tố có nghĩa cụ thể nằm ở phần trước văn bản.
Theo Nguyễn Thiện Giáp [27], thuật ngữ quy chiếu (reference) được các
nhà ngôn ngữ học dùng để chỉ mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ với các sự vật,
biến cố, hành động và tính chất mà chúng thay thế. Quy chiếu là dấu hiệu đầu tiên
thể hiện quan hệ giữa hoàn cảnh giao tiếp với diễn ngôn.
Tác giả Cao Xuân Hạo [34] cũng đã nói đến hồi chỉ dựa trên khung đề thuyết
“Ngay khi dùng một đại từ hồi chỉ (thứ danh ngữ có thể coi là có tính xác định cao hơn
17
cả) làm đề, người nói (người viết) có thể không cần biết đến người nghe (người đọc) có
xác định được sở chỉ hay không. Trong truyện Chí Phèo, Nam Cao mở đầu bằng câu:
(18)
“Hắn vừa đi vừa chửi.” [NNL 2]
Vì trước câu này chưa có một câu nào khác, người đọc không thể nào biết hắn
là ai, và dĩ nhiên là người viết cũng biết như thế. Lẽ đương nhiên, khi mở đầu truyện
ngắn như vậy, tác giả có chủ ý làm như thể người đọc biết hắn là ai, đó là thủ pháp tự
sự nhằm đưa ngay tức khắc người đọc vào trung tâm của sự việc bằng cách coi người
đọc như một người chứng kiến sự việc từ trước. Vậy ta có thể nhận thấy rằng cái “xác
định” không phải là cái “biết sẵn”.
Tác giả Đỗ Hữu Châu [11] cũng đã nói về chiếu vật và các phương thức
chiếu vật. “Phương thức chiếu vật là phương thức tổ chức các kiểu biểu thức chiếu
vật nhờ chúng mà người nói thực hiện sự chiếu vật và người nghe suy ra nghĩa
chiếu vật. Qua biểu thức chiếu vật, người nói (người viết) thể hiện ý định chiếu vật
và người nghe (người đọc) khi suy nghĩ ý để tìm ra nghĩa chiếu vật là đã thừa nhận
ý định chiếu vật của người nghe. Khi quyết định dùng một biểu thức chiếu vật nào
đó, người nói (người viết) tin vào khả năng suy ý chiếu vật của người nghe và khi
suy ý chiếu vật, người nghe (người đọc) đã dựa vào niềm tin của mình, vào ý định
chiếu vật của người nói (người viết) khi người này dùng biểu thức đó dù cho niềm
tin vào khả năng suy ý chiếu vật và vào ý định chiếu không được nói ra một cách
hiển ngôn, trừ khi người nói và người nghe được hỏi. Vì lẽ đó, cho nên cùng một sự
vật, nhưng nói với người này, một người nói có thể dùng một biểu thức chiếu vật
hết sức sơ sài, còn nói với một người nghe khác, anh ta phải dùng một biểu thức
chiếu vật phức tạp, kĩ lưỡng hơn.
Khi nghiên cứu hiện tượng tỉnh lược, Phạm Văn Tình cho rằng sở chỉ ở phát
ngôn giữ vai trò chủ thể hành động ở các phát ngôn. Yếu tố hồi chỉ được chuyển
tiếp từ phát ngôn cho trước giữ một chức năng ngữ pháp khác ở cấu trúc được giả
định ở yếu tố phát ngôn. Đây là sự chuyển tiếp theo logic diễn giải và lần lượt xuất
hiện trên trật tự tuyến tính. Trong mạch diễn ngôn, không có những tiền đề logic
như vậy không thể hình thành một mạch liên kết. Các yếu tố hồi chỉ không tường
minh trong phát ngôn tỉnh lược bắt buộc chúng ta phải sử dụng quy tắc chiếu vật để
xác lập sở chỉ của các phát ngôn và tiếp theo là vị trí nó đảm nhiệm [71, tr. 82 - 83].
18
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn
1.2.1.1. Về khái niệm diễn ngôn
Z.Harris – nhà cấu trúc luận Mỹ đã đặt tên phân tích diễn ngôn là một phần
tiếp theo của ngôn ngữ học cấu trúc, ban đầu người ta sử dụng bộ thuật ngữ nghiên
cứu câu của cấu trúc luận vào nghiên cứu diễn ngôn (đơn vị trên bậc câu), nên nó có
tên gọi “cú pháp văn bản”, nhưng gần 30 năm vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Vào
thập kỷ 70, mối quan hệ về lĩnh vực phân tích diễn ngôn bùng nổ. Các nhà ngôn
ngữ học của thế hệ chức năng như Dik [99], Givon [109], Halliday [115], Palmer
[139] là những người đã có những nghiên cứu cụ thể đầu tiên về lĩnh vực này. Các
nhà ngôn ngữ mới nhận ra rằng, diễn ngôn là đơn vị thuộc về nghĩa, không thuộc về
cấu trúc như đơn vị câu, cho nên không thể dùng bộ thuật ngữ của việc nghiên cứu
câu vào việc nghiên cứu diễn ngôn được.
Khái niệm diễn ngôn được các nhà ngôn ngữ học định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Nếu các nhà cấu trúc luận quy diễn ngôn cho một loại đơn vị nào đó như
câu, đoạn văn, chương sách… thì các nhà chức năng luận lại xem xét khái niệm này
một cách tổng thể hơn như một ngôn ngữ hành chức hay tương tác xã hội. Diễn
ngôn (discourse) trong thực tế thường đi kèm với một khái niệm song hành khác là
văn bản (text). Halliday & Hasan [31] thì chỉ đơn giản định nghĩa diễn ngôn gắn với
chức năng giao tiếp của nó, đó là “văn bản (hay diễn ngôn) là đơn vị ngôn ngữ chức
năng giao tiếp”. Cho dù bằng cách này hay cách khác, các định nghĩa về diễn ngôn
cũng tập trung vào các khía cạnh chuỗi nhiều câu liên tục và chức năng giao tiếp
của ngôn ngữ của văn bản đó. Broww & Yule [107] coi: "văn bản là sự thể hiện
ngôn từ của một hành động giao tiếp". Ở chỗ khác hai tác giả này lại cho rằng: "văn
bản là sự thể hiện của diễn ngôn". Nunan [98] dùng thuật ngữ văn bản để chỉ "sự
ghi lại (thể hiện) bằng ngôn ngữ viết một sự kiện giao tiếp", còn "diễn ngôn chỉ việc
hiểu một sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh". Là người chủ trương phân biệt giữa
diễn ngôn và văn bản giống với Brow & Yule và Nunan, Widdowson [103] đã định
nghĩa diễn ngôn như sau: "Diễn ngôn là một quá trình giao tiếp. Kết quả về mặt tình
huống của quá trình này là sự thay đổi trong sự thể: thông tin được chuyển tải, các ý
định được làm rõ và sản phẩm của quá trình này là Văn bản".
19
Như vậy, để đưa ra một định nghĩa cho diễn ngôn, các nhà nghiên cứu đã xuất
phát từ phương diện cấu trúc, hình thức hay chức năng. Từ phương diện cấu trúc,
diễn ngôn là đơn vị ngôn ngữ lớn hơn câu. Từ phương diện chức năng, diễn ngôn là
ngôn ngữ trong sử dụng, trong quá trình giao tiếp, ý nghĩa của ngôn ngữ được dựa
trên ngữ cảnh để xác định. Theo đó, cùng một đơn vị ngôn ngữ ở những ngữ cảnh
khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau.
Với cách nhìn nhận như vậy, rõ ràng là trên một phương diện nhất định, diễn
ngôn hay văn bản có thể coi là hai mặt của một sự vật, tuy ngoại diên của diễn ngôn
rộng hơn so với văn bản, bởi lẽ với tư cách là một quá trình giao tiếp hay sự kiện
giao tiếp, nó còn bao hàm cả các yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh tình huống,
yếu tố dụng học, và tác động của các chiến lược văn hóa (cultural strategy) ở người
sử dụng ngôn ngữ. Chúng ta có thể hiểu văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ ghi
nhận lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh
giao tiếp xã hội cụ thể.
Do đã xác định được là một sự kiện hay quá trình giao tiếp, cho nên diễn
ngôn không phải chỉ là một đoạn hay một chuỗi các câu bất kỳ, mà nó là toàn bộ sự
kiện giao tiếp có tính mục đích, thống nhất và có mạch lạc được ghi lại bằng toàn bộ
văn bản. Chính vì vậy, chúng ta có thể quan niệm diễn đích không giới hạn được sử
dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể [41].
Diễn ngôn là tổ chức, là chuỗi do các đơn vị của ngôn ngữ kết hợp với nhau
theo các quy tắc kết học, vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của giao tiếp. Qua các
diễn ngôn mà người tham gia giao tiếp tác động lẫn nhau [11].
Diễn ngôn có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
* Cách phân loại theo loại hình văn bản như: phân loại theo cấu trúc nội
tại của văn bản; phân loại theo khuôn hình văn bản; phân loại theo chức năng của
văn bản; phân loại theo phong cách học.
* Cách phân loại theo ngữ vực theo quan niệm Nguyễn Hòa cho rằng có
thể dùng ngữ vực theo quan niệm của Halliday để phân loại diễn ngôn. Khi phân
định các diễn ngôn tiếng Anh, Halliday đã phân loại thành các ngữ vực và các tiểu
ngữ vực như văn chương, chính luận, khoa học, báo chí và hội thoại thường ngày.
20
Ngữ vực văn chương gồm có các tiểu ngữ vực như: văn xuôi, thơ, văn học dân gian
các tiểu ngữ vực có các thể loại cụ thể như: truyện ngắn, tiểu thuyết văn học, tiểu
thuyết lịch sử thơ ca,...
Luận án sử dụng cách phân loại diễn ngôn theo ngữ vực, chọn đối tượng
nghiên cứu là truyện ngắn, tiểu thuyết văn học thuộc ngữ vực văn chương.
1.2.1.2. Các đặc trưng của diễn ngôn
Là một sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh, diễn ngôn phải có tính chủ đề từ chủ đề
bộ phận đến chủ đề chung. Diễn ngôn cũng phải có tính mạch lạc. Để tạo mạch lạc,
diễn ngôn không những phải thể hiện sự liên kết trên nhiều phương diện mà còn có
sự tổ chức một cách hợp lí của các yếu tố quan yếu của diễn ngôn (các yếu tố tình
huống ngoài ngôn ngữ đối với sự hoạt động của ngôn ngữ; các yếu tố văn hóa; yếu
tố dụng học).
Cũng cần thấy rằng, trong thực tế rất khó có thể phân biệt rạch ròi giữa diễn
ngôn và văn bản, bởi lẽ, như cách hiểu nêu trên về diễn ngôn, thì trong văn bản sẽ
có cái diễn ngôn, trong diễn ngôn sẽ có cái văn bản.Vì vậy, sự phân biệt giữa diễn
ngôn và văn bản chỉ mang tính chất tương đối.Thông thường người ta vẫn sử dụng
hai khái niệm này thay thế lẫn nhau.
Khi tìm hiểu đặc trưng của văn bản/ diễn ngôn, Diệp Quang Ban đã chỉ rõ
các tác giả sử dụng tên gọi văn bản và diễn ngôn không thống nhất và không phân
biệt với nhau một cách chặt chẽ. Theo ông, ở mặt thực hành, văn bản / diễn ngôn có
các đặc trưng sau:
a. Mục đích sử dụng của văn bản / diễn ngôn có quan hệ với đề tài - chủ đề, lĩnh vực
xã hội của việc sử dụng văn bản, phương tiện truyền tải văn bản (nói hay viết). Mục
đích sử dụng chi phối cách cấu tạo văn bản, phản ánh cấu trúc của văn bản.
b. Yếu tố nội dung: Văn bản có đề tài - chủ đề xác định, giúp phân biệt nó với chuỗi
câu nối tiếp tình cờ đứng cạnh nhau (gọi là phi văn bản), mặc dù có thể có liên kết
bằng các phương tiện hình thức, nhưng không tạo ra được một đề tài thống nhất.
c. Yếu tố cấu trúc: Văn bản có cấu trúc về hình thức và về nội dung phù hợp với các
lĩnh vực hoạt động xã hội sử dụng ngôn ngữ.
21