Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu phương tiện liên kết hồi chỉ trong diễn ngôn trên bình diện dụng học (theo cứ liệu tiếng anh và tiếng việt) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.08 KB, 27 trang )

các đại từ nhân xưng ngôi thứ ba
số ít và số nhiều làm phương tiện LKHC, tiếng Việt còn sử dụng các từ chỉ quan hệ
thân tộc, các từ chỉ chức vị, nghề nghiệp gọi chung là các từ xưng hô làm phương
tiện LKHC chỉ trong diễn ngôn.
Sự đa dạng và phong phú của hệ thống từ chỉ ngôi tiếng Việt đã cho phép
nhiều khả năng trong việc lựa chọn các phương tiện LKHC với những sắc thái
nghĩa và thông tin dụng họckhác nhau. Trong khi đó, ý nghĩa ngữ dụng của từ chỉ
ngôi tiếng Anh có sự hạn chế hơn về số lượng và thiên về ngữ pháp khi sử dụng.
Các phương tiện LKHC chỉ ngôi trong tiếng Anh ngoài việc sử dụng các đại từ
nhân xưng ngôi thứ ba số ít và số nhiều còn sử dụng các đại từ sở hữu và đại từ
phản thân làm phương tiện LKHC. Các phương tiện liên kết này phản ánh sự khác
biệt về loại hình ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Để biểu thị các phương
tiện LKHC đặc thù của tiếng Anh (đại sở hữu, đại từ phản thân), tiếng Việt phải sử
dụng các phương tiện từ vựng chuyên dụng. Tiếng Việt không có hình thái sở hữu
riêng biệt như tiếng Anh. Cho nên các từ chỉ ngôi (gồm đại từ nhân xưng, từ chỉ
quan hệ thân tộc, từ chỉ chức vị, nghề nghiệp) được sử dụng để diễn đạt ý nghĩa
tương đương với các hình thái sở hữu tiếng Anh về ngôi, giống, số, tuổi tác và quan
hệ, tùy theo hình thái của chúng và tùy vào ngữ cảnh mà chúng xuất hiện.
5. LKHC chỉ định là trường hợp sử dụng các từ chỉ định đây, đấy, đó, này,
ấy, kia, v.v. trong tiếng Việt và this, that, these, those, here, there trong tiếng Anh
trong việc liên kết diễn ngôn hay trong văn bản theo phương thức quy chiếu hồi
chỉ. Trong sử dụng, chúng có thể được dùng độc lập hoặc trong sự kết hợp với danh
23


từ chỉ loại hay một vài yếu tố ngôn ngữ khác để tạo thành những ngữ đoạn có ý
nghĩa quy chiếu hồi chỉ về phía trên diễn ngôn/ văn bản. Nhờ đó mà tạo ra sự liên
kết trong văn bản. Luận án đã thực hiện việc miêu tả và phân tích các phương tiện
LKHC chỉ định trong diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt; thống kê và khảo sát các
phương tiện LKHC chỉ định trong diễn ngôn văn học tiếng Anh và tiếng Việt (qua
tác phẩm Tiếng gọi của hoang dã của Jack London và Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).


Từ những miêu tả, phân tích đầy đủ và có hệ thống các phương tiện LKHC chỉ định
trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án đã xác định được những điểm giống nhau và
khác nhau của các phương tiện LKHC này về phương diện kết học, nghĩa học và
dụng học trong hai ngôn ngữ.
Từ chỉ định trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có ý nghĩa chỉ xuất và ý nghĩa
hồi chỉ trong diễn ngôn / văn bản. Về cấu tạo, từ chỉ định tiếng Anh có sự thay đổi
hình thái, từ liên quan đến ý nghĩa ngữ pháp. Trong khi đó, từ chỉ định tiếng Việt
không có sự thay đổi theo ý nghĩa ngữ pháp. Việc xác định ý nghĩa của chúng phải
dựa vào ngữ cảnh. Ngoài ra, cách sử dụng chúng trong hai ngôn ngữ giống nhau ở
chỗ có sự phân biệt theo vị trí gần – xa của người tạo ra diễn ngôn / văn bản và vật
hồi chỉ hay đối tượng được đề cập đến. Việc nhận dạng quy chiếu và xác định đối
tượng hay vật quy chiếu bằng phép LKHC chỉ định trong diễn ngôn/ văn bản tiếng
Anh và tiếng Việt là tương đối dễ dàng và dễ nhận biết.
6. Đặc điểm lớn nhất chi phối hầu như toàn bộ phép liên kết nói chung, liên
kết hồi chỉ nói riêng là loại hình ngôn ngữ. Sự khác nhau về loại hình ngôn ngữ tất
yếu dẫn đến những khác nhau về các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, v.v. và
ảnh hưởng rất lớn đến việc so sánh đối chiếu các hiện tượng ngôn ngữ, Trong tiếng
Anh, sự liên kết nói chung, liên kết hồi chỉ nói riêng, có liên quan chặt chẽ đến bình
diện hình thức ngữ pháp, cách quy chiếu, các phương tiện quy chiếu, cấu trúc về
ngữ nghĩa của các thành phần tham gia liên kết và liên kết hồi chỉ trong diễn ngôn/
văn bản. Trong tiếng Việt, sự liên kết được thực hiện bằng ý nghĩa từ vựng của các
phương tiện tham gia liên kết hơn là ý nghĩa ngữ pháp của bản thân từ, ý nghĩa của
câu hay phát ngôn trong đó chúng hiện diện.
7. Trong liên kết diễn ngôn/ văn bản, giá trị của các phương tiện liên kết
khác nhau tùy theo vai trò của chúng trong các phép liên kết tương ứng. Giá trị này
được xác định bởi tác dụng giải thích ý nghĩa của chúng với những yếu tố ngôn ngữ
mà chúng có quan hệ liên kết. Chính sự biểu hiện chức năng của tất cả các phương
tiện liên kết và những yếu tố hữu quan làm cho diễn ngôn/ văn bản có sự liên kết
mạch lạc. Do vậy, để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, diễn ngôn/ văn bản nào cũng
cần có sự hiện diện của nhiều phương thức liên kết, của các phương tiện liên kết

khác nhau được người tạo lập diễn ngôn/ văn bản vận dụng chúng một cách nhuần
nhuyễn, uyển chuyển.

24


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Nhân Ái, (2016), Các chiến lược sử dụng đại từ nhân xưng
trong diễn văn nhậm chức của cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama, Tạp chí nhân lực Khoa học xã hội số tháng 2/ 2017.
2. Nguyễn Nhân Ái, (2016), Các phương tiện quy chiếu trong truyện
ngắn Nam Cao, Từ điển học & bách khoa thư số tháng 2/2017.
3. Ngô Hữu Hoàng & Nguyễn Nhân Ái (2015), Từ „Hắn‟ trong truyện
Chí Phèo của Nam Cao, Tạp chí Từ điển bách khoa thư, số 5/2015.

25



×