Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tổ chức lao động và năng suất lao động trong xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 23 trang )

Năng suất lao động

Work sampling

TIỂU LUẬN
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG &
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Nhóm 4

Trang 1


Năng suất lao động

Work sampling

NỘI DUNG
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG
1. Giới thiệu môn học
2. Thành lập nhóm nghiên cứu năng suất lao động
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Đối tượng nghiên cứu
7. Giới thiệu công trình

CHƯƠNG II : THU THẬP SỐ LIỆU
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG & AN TOÀN LAO ĐỘNG


CHƯƠNG V : ĐỀ XUẤT

Nhóm 4

Trang 2


Năng suất lao động

Work sampling

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
I.1. Giới thiệu môn học
Nội dung của môn học này là cung cấp một số khái niệm về năng suất lao động và
tổ chức lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong xây dựng, phương
pháp đo lường năng suất lao động, ý nghĩa và phương thức nâng cao năng suất lao động
trong thi công xây dựng.

I.1.1. Mục tiêu môn học
Nhiệm vụ của đơn vị thi công và mong muốn của chủ đầu tư là hoàn thành dự án
đúng thời hạn đạt chất lượng và trong phạm vi kinh phí dự trù. Vấn đề năng suất lao
động và cải tiến năng suất lao động, sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm chi phí thi công
và đem lại sự thành công cho dự án xây dựng

I.1.2. Định nghĩa về phương pháp lấy mẫu công việc
− Là phương pháp áp dụng lý thuyết và kỹ thuật lấy mẫu theo phương pháp
thống kê để đo lường việc sử dụng thời gian của công nhân
− Là phương pháp đo lường hiệu quả của quản lý
− Là phương pháp quan sát ngẫu nhiên để có được thông tin về công việc thực

hiện
− Là phương pháp sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để làm rõ các mặt của vấn
đế quản lý không hiệu quả tại hiện trường

I.1.3. Work Sampling
− Số liệu thu thập theo quy trình dựa trên quy luật của lý thuyết xác suất
− Một mẫu được lấy ra từ đám đông một cách ngẫu nhiên thì sẽ có cùng một số
đặc điểm hay tất cả các đặc điểm của đám đông ấy
− Phải biết trước các thông số thời gian số lượng công nhân và dạng công việc
để xác định kích thước mẫu
− Thực hiện Work Sampling cho những công việc quan trọng
− Các yếu tố quan trọng: phải xác định rõ ràng mục đích của cuộc khảo sát, kinh
nghiệm của người quan sát, mức độ phức tạp của công việc, nhận thức của
người công nhân

I.1.4. Các phương pháp lấy mẫu
Hai cách lấy mẫu được xét đến đó là: Tổng thể và chi tiết.
 Phương pháp tổng thể cung cấp cho người phụ trách một cái nhìn tổng thể
về hiệu quả quản lý công việc.


Xem như đám đông là tất cả công nhân ở công trường và lấy mẫu toàn bộ

− Có thể lấy được mẫu lớn trong thời gian ngắn
Nhóm 4

Trang 3


Năng suất lao động


Work sampling

 Phương pháp chi tiết sẽ cho một cái nhìn chính xác chi tiết về công việc
đặc biệt là đối với những nguyên nhân gây ra chậm tiến độ.
− Chọn một số tổ đội công nhân và lấy mẫu từ các tổ đội này.
− Sau một khoảng thời gian ngắn làm quen, người quan sát có thể nhận diện
được mỗi thành viên trong tổ và có thể ghi nhận được sự vắng mặt không lý
do.

I.1.5. Ưu nhược điểm của WS
− Chi phí ít tốn kém hơn so với phương pháp quan sát liên tục
− Không đòi hỏi những người quan sát có kinh nghiệm và chuyên môn đặc biệt
− Đạt được độ chính xác cần thiết
− Các tổ trưởng có thể tham gia vào cuộc khảo sát
− Có thể so sánh với kết quả khảo sát lần trước để đánh giá sự tiến bộ
− Ngoài ra còn có những bất cập đó là không xem xét được thao tác của công
nhân là nhanh hay chậm, không chỉ ra được phương pháp làm việc nào tốt hơn,
đôi khi đưa ra kết quả làm cho người đọc hiểu sai bản chất của vấn đề và đưa
ra cách giải quyết sai

I.2. Thành lập nhóm nghiên cứu năng suất lao động:
Trong quá trình học tập, các học viên của lớp QLXD2006 đã từng bước tìm hiểu
lẫn nhau và quyết định thành lập một nhóm làm bài báo cáo phân tích năng suất lao động
bằng phương pháp Work Sampling. Mỗi cá nhân trong nhóm là một thành phần quan
trọng không thể thiếu để có thể hoàn thành bài tập này.
Danh sách thành viên của nhóm 4:
Bùi Mạnh Tuân
Trần Thành Trung
Lại Văn Khá

Nguyễn Sơn Cảnh
Nguyễn Quang Vinh
Nguyễn Ngọc Duy Thanh
Nguyễn Trọng Hải
Đỗ Lê Minh

I.3. Mục đích nghiên cứu
Hiện nay trong lĩnh vực xây dựng ở nước ta việc nghiên cứu về vấn đề nâng cao
năng suất lao động chưa được quan tâm nhiều, trong khi đó ở các nước đang phát triển
thì vấn đề này cần phải được quan tâm đặc biệt.
Mục tiêu của việc nâng cao năng suất lao động trong xây dựng là
− Quản lý tốt hơn cách sử dụng tài nguyên.

Nhóm 4

Trang 4


Năng suất lao động

Work sampling

− Sử dụng loại tài nguyên tốt hơn.
Mục đích chính của nhóm khi khảo sát là học hỏi phương pháp lấy mẫu, hiểu
được bản chất của vấn đề từ đó có thể phân tích được các mặt của nó. Xa hơn nữa là có
thể áp dụng được vào các nghiên cứu sâu hơn, trên diện rộng hơn ở các công trường xây
dựng tại Việt Nam. Cụ thể, nhóm đã xác định mục tiêu của mình như sau:
− Tìm hiểu quá trình thi công và cách thức tổ chức công việc;
− Thu thập dữ liệu;
− Phân tích dữ liệu;

− Đánh giá năng suất lao động đạt được;
− Kiến nghị một số biện pháp cải tiến năng suất.

I.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đo lường và đánh giá năng suất lao động, trong thi công xây dựng có 2 phương
pháp là trực tiếp và gián tiếp.
Trong phương pháp trực tiếp thì các kỹ thuật cần được lưu ý là bấm giờ hoặc quan
sát bằng camera…
Phương pháp gián tiếp thì được nghiên cứu bằng các phương pháp như Work
sampling, Work study hay bảng câu hỏi phỏng vấn…
Trong phạm vi bài tiểu luận này, Nhóm 4 đã tiến hành đo lường và đánh giá năng
suất lao động bằng phương pháp Work Sampling. Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để
làm rõ các mặt của vấn đề quản lý không hiệu quả tại công trường.

I.5. Phạm vi nghiên cứu
Vì một số hạn chế về tài nguyên, công việc này được tiến hành lấy mẫu và phân
tích số liệu để đưa ra kết luận về năng suất lao động cho 3 công tác:
− Công tác xây gạch;
− Công tác tô tường;
− Công tác bê tông.
Với công trình hiện tại mà chúng tôi tham gia, tình hình thực tế là công trình đã
gần như thực hiện xong 90% khối lượng công việc. Vì vậy hiện nay có một số công tác
mà chúng tôi cho là tương đối có ích cho việc nghiên cứu đó là công tác xây tường, tô
tường , đổ bê tông.
Số lượng mẫu để đạt độ chính xác ở mức tin cậy 95% là:
N=

z 2 p (1 − p )
= 384 mẫu; Chọn N = 400 mẫu
σ2


Trong đó:
z=2 cho độ tin cậy 95%
p=0.4
σ=5%
Nhóm 4

Trang 5


Năng suất lao động

Work sampling

Để đánh giá về vấn đề này, chúng tôi cho rằng công việc đang thực hiện có một số
ưu thế nhất định mà đáng được lưu ý đến đó là trong nhóm chúng tôi có thành viên đang
làm việc tại công trường, kinh nghiệm làm việc 3 năm. Vì thế việc nghiên cứu Work
Sampling là có thể thu thập với các số liệu là rất đáng tin cậy. Nhưng cũng không thể
thừa nhận rằng, vì thời gian còn hạn hẹp, phạm vi thực hiện công việc này còn bó gọn
trong một vài công tác. Cho nên nó không thể phản ảnh tường tận những gì xảy ra ở công
trường khác cũng như trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

I.6. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu này là các công nhân xây dựng, các
thành viên của các tổ đội thi công tại các công trường xây dựng.
Các công nhân xây dựng vốn đã có sự quen biết với người thực hiện phần lấy số
liệu nên nhận thức của họ về công việc là tương đối khách quan.

Nhóm 4


Trang 6


Năng suất lao động

Work sampling

I.7. Giới thiệu công trình
Dưới đây là một vài nét chính về công trình mà nhóm đã thực hiện bài tập đo
lường năng suất lao động bằng phương pháp Work Sampling:
Tên công trình :

Chung cư Cao cấp 25D Nguyễn Văn Đậu

Địa điểm XD :

Quận Bình Thạnh - TP.HCM

Chủ đầu tư :

Cty TNHH XD-KDN Phú Nhuận

Đơn vị giám sát:

Cty Kiểm định Xây dựng Sài Gòn (SCQC)

Đơn vị thi công:

Cty TNHH XD-KDN Phú Nhuận


Thời gian xây dựng :

Khởi công : 10/2005

Công năng sử dụng:

Nhà ở, khu kinh doanh.

Kết thúc:

12/2006

Khu đất được xây dựng có tổng diện tích mặt bằng vào khoảng 3500 m 2. Nơi đây
có địa hình thuận lợi cho việc thi công với sự tiếp giáp của các con đường có chiều rộng
15 m và 20m ở hai phía của công trình. Địa hình tại khu vực là tương đối bằng phẳng với
nhiều hộ dân lân cận. Địa chất nền móng tại khu vực này có độ ổn định tường đối tốt,
trước đây là các nhà cửa của các hộ dân. Vị trí này sẽ được xây mới với diện tích của
công trình vào khoảng 2900m2. Cơ sở hạ tầng tại các khu vực lân cận là tương đối thoả
mãn cho công tác thi công và sử dụng sau này, hệ thống kỹ thuật và đường dây điện đã
được các công ty chuyên dụng phục vụ từ lâu.
Công trình Chung cư Nguyễn Văn Đậu là một khối chung cư cao tầng 15 tầng với một
tầng hầm. Toàn bộ công trình là căn hộ ở, với sự kết hợp kinh doanh dưới tầng trệt,
phòng quản lý chung cư và nhà trẻ. Tầng hầm được sử dụng để giữ xe.
Giải pháp kết cấu của công trình này là móng cọc ép bê tông cốt thép, khung bê tông cốt
thép toàn khối, mái lợp ngói. Vật liệu xây dựng chủ yếu sản xuất trong nước, tường sơn
nước, sàn nền lát gạch thạch anh, cửa sắt kính sơn dầu và khung cửa gỗ, nhôm kính. Các
căn hộ di chuyển bằng thang máy hoặc thang bộ kết hợp thoát hiểm. Hệ thống phòng
cháy chữa cháy tự động.
Trang trí nội ngoại thất với phần chủ đạo là sơn nước, trần thạch cao khung nhôm chìm,
với các thiết bị vệ sinh cao cấp.

Phương án thi công được thực hiện bằng các phương pháp truyền thống, đó là thi công
các phần dưới của công trình lên dẩn đến mái; hoàn thiện từ trên xuống và từ trong ra
ngoài.
Trong quá trình thi công, chủ đầu tư cung cấp vật tư chậm dẫn đến tiến độ thi công chậm,
không chủ động trong phân công công việc cho công nhân là một thiệt thòi cho việc đáp
ứng tốc độ phát triển công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, các vướng mắc về thay đổi thiết
kế được các bên chủ đầu tư, thiết kế, TVGS vốn là vấn đề thường hay gặp phải trong các
dự án xây dựng ở Việt Nam thì đã giải quyết rất nhanh.
Hiện nay công trình đã thực hiện được 90% khối lượng, sắp sửa đi vào giai đoạn bàn
giao công trình.

Nhóm 4

Trang 7


Năng suất lao động

Nhóm 4

Work sampling

Trang 8


Năng suất lao động

Work sampling

CHƯƠNG II

THU THẬP SỐ LIỆU
II.1. Công tác lấy số liệu
Nhóm đã hoạch định và lường trước các công việc cần phải làm cho công tác lấy
số liệu. Các biểu mẫu được lập sao cho khi ra công trường có thể thực hiện một cách dễ
dàng và linh động nhất mà không gây khó khăn cho người quan sát.
Tổ quan sát bao gồm sáu thành viên chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm quan sát một
công tác. Mỗi nhóm quan sát sẽ sử dụng một biểu mẫu và ghi nhận những gì quan sát
được một cách khách quan cho mỗi ngày. Thời gian thực hiện là 8 ngày làm việc, kể từ
ngày 18 tháng 10 năm 2006.
Vị trí quan sát của các thành viên quan sát cũng được lưu ý sao cho đảm bảo được
công tác lấy số liệu.
Quá trình thực hiện công việc như sau:
− Tiến hành quan sát và lấy mẫu theo phương pháp chi tiết nghĩa là chọn ra một
số tổ đội công nhân thực hiện các công tác muốn lấy và lấy mẫu từ các tổ đội
này. Các thành viên thực hiện quan sát đã có thời gian làm quen với công
trường xây dựng nên trong quá trình lấy mẫu không làm ảnh hưởng đến năng
suất lao động của công nhân.
− Thu thập số liệu ở các thời điểm ngẫu nhiên vào khoảng thời gian có mức độ
chính xác trong công tác đo lường cao, đó là khoảng thời gian từ 8 giờ đến 11
giờ vào buổi sáng và từ 2 giờ đến 4 giờ buổi chiều. Khoảng cách giữa các lần
quan sát vào khoảng 5 phút, như vậy trong một ngày làm việc, chúng tôi có thể
thu thập được số quan sát vào khoảng 50 quan sát.
− Mỗi nhóm sẽ đảm trách việc quan sát một tổ, ví dụ như tổ thợ xây, thợ tô, thợ
bêtông … Vì các thành viên trong nhóm đều có kinh nghiệm về thi công xây
dựng nên các công tác sẽ quan sát là tương đối đơn giản để phân biệt được đâu
là công việc hiệu quả, hỗ trợ hay vô ích.
− Phân tích và xử lý số liệu: tính toán được tỉ lệ phần trăm của công việc hiệu
quả, phụ trợ và công việc không hiệu quả. Đánh giá sai số của kết quả thu thập.
− Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động ở công trường.
− Đề xuất phương án cải tiến nâng cao năng suất lao động.


II.2. Biểu mẫu
Các biểu mẫu mà nhóm quan sát sử dụng cho các công tác xây gạch, tô tường, đổ
bê tông lần lượt như sau:

Nhóm 4

Trang 9


Năng suất lao động

Work sampling

BẢNG SỐ LIỆU WORK SAMPLING
Công trình: Chung cư cao cấp 25D Nguyễn Văn Đậu
Ngày

Tờ số …/8

Thời điểm bắt đầu:
Thời điểm kết thúc:

Tổ xây gạch

Thời tiết

Người quan sát: Đỗ Lê Minh, Trần Thành Trung
Phân loại công việc


Số lần
quan sát

Tổng cộng

Phần trăm

Công việc hiệu quả:
Lắp giàn giáo
Trải vữa
Trét vữa vào gạch
Lấy gạch để xây
Cắt gạch
Đặt gạch theo hàng
Trét vữa xây vào mạch vữa đứng
Miết gạch
Căng dây để xây hàng gạch kế
Kiểm tra độ ngang và đứng

Công việc phụ trợ
Đo để xác định vị trí
Đọc bản vẽ
Nghe hướng dẫn
Chờ giám sát kiểm tra
Đẩy xe vận chuyển vật tư
Xếp gạch, xúc vữa
Lắp chi tiết neo, khung cửa
Trộn vữa, tiếp liệu
Rửa máy trộn
Dọn vữa thừa

Tưới ẩm

Công việc không hiệu quả
Nói chuyện
Hút thuốc
Đi vệ sinh
Uống nước
Nghỉ ngơi
Tìm dụng cụ lao động
Chờ vật liệu
Tháo dỡ do không đạt yêu cầu
Chờ hướng dẫn hoặc phản đối
Làm các việc không liên quan
Sửa dụng cụ lao động
Đi lại

Nhóm 4

Trang 10


Năng suất lao động

Work sampling

BẢNG SỐ LIỆU WORK SAMPLING
Công trình: Chung cư cao cấp 25D Nguyễn Văn Đậu
Ngày

Tờ số …/8


Thời điểm bắt đầu:
Thời điểm kết thúc:

Tổ tô tường

Thời tiết

Người quan sát: Nguyễn Sơn Cảnh, Nguyễn Ngọc Duy Thanh
Phân loại công việc

Số lần
quan sát

Tổng cộng

Phần trăm

Công việc hiệu quả:
Lắp giàn giáo
Tưới ẩm
Ghém
Trét vữa
Cán vữa
Xoa mặt
Kiểm tra độ ngang và đứng

Công việc phụ trợ
Đo để xác định vị trí
Đọc bản vẽ

Nghe hướng dẫn
Chờ giám sát kiểm tra
Đẩy xe vận chuyển vật tư
Trộn vữa, tiếp liệu
Lắp chi tiết neo, khung cửa
Rửa thùng chứa vật liệu
Dọn vữa thừa

Công việc không hiệu quả
Nói chuyện
Hút thuốc
Đi vệ sinh
Uống nước
Nghỉ ngơi
Tìm dụng cụ lao động
Chờ vật liệu
Tháo dỡ do không đạt yêu cầu
Chờ hướng dẫn hoặc phản đối
Làm các việc không liên quan
Sửa dụng cụ lao động
Đi lại

Nhóm 4

Trang 11


Năng suất lao động

Work sampling


BẢNG SỐ LIỆU WORK SAMPLING
Công trình: Chung cư cao cấp 25D Nguyễn Văn Đậu
Ngày

Tờ số …/8

Thời điểm bắt đầu:
Thời điểm kết thúc:

Tổ đổ bê tông

Thời tiết:

Người quan sát: Nguyễn Trọng Hải, Bùi Mạnh Tuân
Phân loại công việc

Số lần
quan sát

Tổng cộng

Phần trăm

Công việc hiệu quả:
Đổ cốt liệu vào
Quay máy trộn
Đổ bê tông ra
Xúc bê tông vào xe
Đẩy xe vận chuyển

Đổ bê tông
San bê tông
Chạy máy đầm
Đầm
Vỗ mặt
Kiểm tra cao độ đổ bê tông
Kiểm tra độ sụt
Lấy mẫu bê tông

Công việc phụ trợ
Làm đường vận chuyển
Đọc bản vẽ
Nghe hướng dẫn
Chờ giám sát kiểm tra
Rửa thùng chứa vật liệu
Dọn dẹp mặt bằng thi công
Tiếp nhiên liệu
Bảo quản mẫu bê tông

Công việc không hiệu quả
Nói chuyện
Hút thuốc
Đi vệ sinh
Uống nước
Nghỉ ngơi
Tìm dụng cụ lao động
Chờ vật liệu
Tháo dỡ do không đạt yêu cầu
Chờ hướng dẫn hoặc phản đối
Làm các việc không liên quan

Sửa dụng cụ lao động
Đi lại

Nhóm 4

Trang 12


Năng suất lao động

Work sampling

CHƯƠNG III:
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
III.1. Tổng hợp số liệu cho từng công tác
III.1.1. Xây tường
STT

Thời điểm

1
2
3
4
5
6
7
8

18/10/2006

19/10/2006
20/10/2006
21/10/2006
23/10/2006
24/10/2006
25/10/2006
26/10/2006
Tổng
Tỷ lệ

Số lao động
hiệu quả

Số lao động
hỗ trợ

138
117
135
114
132
115
137
118
129
113
141
118
134
116

138
118
1,084
929
35%
30%
Hiệu quả làm việc:

Số lao động
vô ích
136
140
138
134
143
132
142
137
1,102
35%

Tổng
391
389
385
389
385
391
392
393

3,115
42.26%

III.1.2. Tô tường
STT

Thời điểm

Số lao động
hiệu quả

Số lao động
hỗ trợ

Số lao động
vô ích

Tổng

1

18/10/2006

231

172

199

602


2

19/10/2006

236

174

194

604

3

20/10/2006

226

165

202

593

4

21/10/2006

224


167

201

592

5

23/10/2006

230

175

195

600

6

24/10/2006

229

169

199

597


7

25/10/2006

227

167

197

591

8

26/10/2006

230

174

194

598

Tổng

1,833

1,363


1,581

4,777

Tỷ lệ

38%

29%

33%

Hiệu quả làm việc:

45.50%

III.1.3. Đổ bê tông

Nhóm 4

Trang 13


Năng suất lao động

Work sampling

STT


Thời điểm

Số lao động
hiệu quả

Số lao động
hỗ trợ

Số lao động
vô ích

Tổng

1

18/10/2006

263

93

142

498

2

19/10/2006

258


91

139

488

3

20/10/2006

260

89

146

495

4

21/10/2006

264

94

134

492


5

23/10/2006

256

87

140

483

6

24/10/2006

259

89

139

487

7

25/10/2006

261


90

144

495

8

26/10/2006

257

89

141

487

Tổng

2,078

722

1,125

3,925

Tỷ lệ


53%

18%

29%

Hiệu quả làm việc:

57.54%

III.2. Thể hiện tỷ lệ phần trăm từng loại công việc cho từng công tác
III.2.1. Xây tường

III.2.2. Tô tường

Nhóm 4

Trang 14


Năng suất lao động

Nhóm 4

Work sampling

Trang 15



Năng suất lao động

Work sampling

III.2.3. Đổ bê tông

Nhóm 4

Trang 16


Năng suất lao động

Work sampling

CHƯƠNG IV
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG & AN TOÀN LAO ĐỘNG
IV.1. Phân tích các nhân tố gây ảnh hưởng đến năng suất lao động
IV.1.1. Những nguyên nhân gây nên thời gian làm việc không hiệu quả
IV.1.1.1. Các nhân tố do đặc điểm ngành
− Công trình xây dựng là duy nhất và có nhiều lao động thủ công
− Các vị trí xây dựng thì khác nhau
− Chịu ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu
− Phụ thuộc vào nền kinh tế
− Quy mô các công ty không lớn
− Thiếu nghiên cứu phát triển
− Các ràng buộc, quy định về xây dựng và sử dụng lao động

IV.1.1.2 Các nhân tố liên quan đến lao động

− Tỉ lệ chi phí nhân công cao
− Sự biến đổi của năng suất lao động
− Công nhân ít có cơ hội được học hỏi
− Có nguy cao xảy ra tai nạn lao động
− Động cơ làm việc của công nhân kém

IV.1.1.3 Liên quan đến quản lý
− Hệ thống theo dõi chi phí và kiểm soát quá trình thực hiện chưa hiệu quả
− Tiến độ thi công không phát huy tác dụng.
− Không có một hệ thống chuẩn để đo lường và đánh giá được năng suất lao
động tại hiện trường.

IV.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong thi công xây dựng
Phương thức quản lý
− Việc hoạch định kế hoạch và lập tiến độ thi công
− Tổ chức nhân sự và giám sát

Nhóm 4

Trang 17


Năng suất lao động

Work sampling

− Các yếu tố liên quan đến cong người và chế độ khuyến khích tinh thần làm
việc của công nhân

Tổ chức Thi công tại công trường

− Hệ thống quản lý và trao đổi thông tin
− Giám sát và kiểm tra chất lượng

Ứng dụng kỹ thuật
− Vật liệu mới
− Phương pháp thi công mới
− Sử dụng máy thi công

Công nh ân
− Động cơ làm việc
− Việc đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp
− Tự ý thay đổi chỗ làm và vắng mặt
− Thiết kế
− Sự chuẩn hoá
− Tính khả thi
− Sai sót trong thiết kế
− Các dạng hợp đồng
− Các nhân tố khác như phát sinh, chậm trễ, các yêu cầu về chất lượng, điều kiện
kinh tế, các quy định về mặt an toàn lao động

IV.1.1.5 Các nhân tố góp phần nâng cao năng suất lao động
Chương trình đào tạo bồi dưỡng tay nghề
− Biện pháp an toàn lao động
− Vật liệu mới và thiết bị thi công tiên tiến
− Các cấu kiện được gia công sẵn
− CPM, lập tiến độ thi công và theo dõi thực hiện
− Value engineering
− Bê tông đúc sẵn và bê tông ứng lực trước
− Các chương trình khích lệ tinh thần làm việc của công nhân
− Hoạch định kế hoạch thực hiện và tất cả các công việc

− Thường xuyên lập tiến độ thi công chi tiết
− Cung ứng hợp lý
− Thi đua giữa các tổ đội
Nhóm 4

Trang 18


Năng suất lao động

Work sampling

− Trả lương theo hiệu quả công việc
− Sử dụng có hiệu quả các nhà thầu phụ
− Đầy đủ dụng cụ lao động
− Giám sát tốt
− Báo cáo chi phí thường kỳ
− Sử dụng phương pháp đo lường năng suất lao động

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
− Làm ngoài giờ và quá sức
− Sai sót trong thiết kế
− Phát sinh và thay đổi nhiều
− Thiết kế phức tạp, chưa hoàn chỉnh
− Quá nhiều tổ đội
− Thiếu giám sát
− Phân công không rõ ràn, thường xuyên thay đổi
− Vị trí bãi chứa không thuận lợi
− Thời tiết xấu
− Ánh sáng không thích hợp

− Mực nước ngầm cao
− Công nhân thường xuyên nghỉ việc và thay đổi cchỗ làm
− Thiếu vật tư
− Tỉ lệ tai nạn lao động cao
− Tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng
− Thiếu công nhân lành nghề
− Thái độ làm việc của công nhân chưa tích cực
− Kích thước thành phần tổ đội của công nhân
− Điều kiện kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp
− Quy mô công trình và thời hạn thi công
− Thời gian làm việc/ngày; số ngày làm việc/tuần
− Các trang thiết bị tối thiểu không phù hợp
− Máy thi công bị hỏng không lý do và không kiểm soát được
− Ra quyết định chậm trễ

IV.2. Nhận xét:
IV.2.1. Xây tô:
Nhóm 4

Trang 19


Năng suất lao động

Work sampling

− Thiếu vật liệu
− Chờ đợi tổ đội khác
− Chờ đợi giám sát kiểm tra.


IV.2.2. Bê tông:
− Thiếu vật liệu: ximăng
− Công việc phải làm lại: do thay đổi thiết kế, không đảm bảo chất lượng.
− Chờ đợi tổ đội khác
− Chờ đợi giám sát kiểm tra

IV.2.3. Nhận xét chung:
Từ số liệu khảo sát và các hình ảnh ghi nhận được, nhóm nhận thấy có một số
nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất lao động trên của cônh nhân xây dựng:
− Bố trí mặt bằng công trường không hợp lý, vật liệu xắp xếp bừa bãi không
đúng vị trí, vệ sinh mặt bằng công trường không tốt gây khó khăn cho công
nhân khi thực hiện công việc và vận chuyển trong công trường. Ngoài ra còn
gây hao phí nguyên vật liệu.
− Phân công công việc không hợp lý, có những công tác có quá nhiều công nhân
làm cùng một lúc làm cho tỷ lệ công nhân làm công việc phụ trợ hoặt không
làm gì lớn. Ngoài ra mặt bằng thi công chật hẹp cũng gây khó khăn cho công
nhân thao tác.
− Giám sát chưa chặt chẽ, đa số công việc không hiệu quả là do công nhân
không làm gì do thiếu giám sát hoặc phân công công việc không hợp lý.
− Tiến độ thi công là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động của
công nhân. Khi lập kế hoạch và tiến độ thi công hợp lý thì có thể giảm thời
gian chờ đợi của công nhân và thiết bị, cung cấp vật tư đầy đủ, có sự phối hợp
tốt giữa các bộ phận quản lý sẽ kịp thời xử lý những yếu tố bất thường xảy ra
trên công trường. Từ đó nâng cao năng suất lao động và góp phần làm tăng
hiệu quả cảu dự án.
− Động cơ làm việc của công nhân: Công nhân không có tinh thần làm việc là
một trong những nhân tố chính làm giảm năng suất lao động. Tại công trường
mà nhóm tiến hành lấy mẫu, vấn đề này đã xuất hiện khi sự giám sát chưa chặt
chẽ hoặc phân công công việc không hợp lý.


IV.2.4. An toàn lao động trên công trường :
Là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ làm việc của công nhân
và do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động của họ
Nhìn chung, vấn đề an toàn lao động trên công trường mà nhóm quan sát được
đảm bảo và được kiểm soát tốt. Trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân được cung
cấp đầy đủ. Các thiết bị bảo hộ cho công nhân làm việc trên cao được chú trọng. Chỉ có
một số ít trường hợp không đảm bảo an toàn lao động do ý thức của công nhân chưa cao
hoặt do giám sát không chặt chẽ. Bên cạnh đó công nhân đều được phổ biến kiến thức về

Nhóm 4

Trang 20


Năng suất lao động

Work sampling

an toàn lao động để họ hiểu được tầm quan trọng của vấn đề từ đó có thái độ tích cực
trong việc giữ an toàn cho bản thân họ và cho toàn công trường xây dựng

Nhóm 4

Trang 21


Năng suất lao động

Work sampling


CHƯƠNG 5:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
V.1. Kết luận
Dựa trên sự dữ liệu thu thập được và tình hình thi công thực tế tại công trường,
Nhóm 4 có một số nhận xét sau:
− Năng suất lao động của công nhân trong các tổ đội quan sát tại công trường là
cao là do:





Do phương thức quản lý tốt;
Do hình thức trả lương khoán thúc đẩy công nhân làm việc tích cực hơn;
Do chủ đầu tư giám sát chặt chẽ về tiến độ thi công;
Do công trình đang ở vào giai đoạn nước rút để kịp nghiệm thu bàn giao.

− Hầu hết các công nhân đều làm việc với một thái độ tích cực vì họ được hưởng
những quyền lợi xứng đáng với lao động của họ.
− Việc cung cấp vật tư của nhà thầu ở một số khâu chưa thật sự được tốt nên có
ảnh hưởng đến năng suất lao động và tiến độ của công trình do công nhân phải
đợi vật tư.
− Ở các công tác đòi hỏi phải thi công trên cao như công tác điện hoặc xử lý các
mối của các tấm cách nhiệt đòi hỏi phài có những giàn giáo đặc biệt thì nhà
thầu vẫn chưa cung cấp đủ. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất lao động.
− Các công nhân đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị lao động và được
cung cấp thông tin đầy đủ về công việc trước khi thực hiện công việc, do đó ít
xảy ra trường hợp công nhân phải chờ đợi công việc ( chính sách luân chuyển
công nhân trên công trường của nhà thầu )
− Các công nhân đều được phổ biến kiến thức về an toàn lao động, đồng thời tại

công trường luôn có sẵn lực lượng bảo vệ kiêm phụ trách an toàn lao động
giám sát do đó ý thức về an toàn lao động của công nhân khá cao. Tuy nhiên
vẫn có một số hiện tượng do thói quen nên khi không có mặt lực lượng này
công nhân đã không sử dụng các trang thiết bị bảo hộ nên dẫn đến việc các kỹ
sư phải nhắc nhở làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

V.2. Kiến nghị
V.2.1. Về tài nguyên:
− Nhân công: lương, quan hệ, tay nghề, khả năng đáp ứng, động cơ làm việc vấn
đề tự ý thay đổi chỗ làm vắng mặt, vấn đề làm ngoài giờ.
− Về vật tư: khả năng đáp ứng, kế hoạch cung ứng, vận chuyển
Nhóm 4

Trang 22


Năng suất lao động

Work sampling

− Về thiết bị và dụng cụ thi công: khả năng đáp ứng, kế hoạch sử dụng và bảo trì

V.2.2. Chương trình cải tiến năng suất lao động
− Trình tự: chọn công việc, lập kế hoạch, thu thập số liệu và thông tin, phân tích
số liệu, đề xuất phương pháp đối với công nhân và các tổ trưởng thực hiện, ghi
nhận, và lưu trữ số liệu.
− Công việc dễ thực hiện sự cải tiến nhất : vượt tiến độ, thấp hơn chi phí
− Công việc dễ thấy sự cải tiến nhất: chu kỳ ngắn, tổ nhân công ít người, thường
xuyên lặp đi lặp lại.
Trên cơ sở những phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lao

động, Nhóm 4 có một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất lao động trong thi công xây
dựng:
− Vấn đề quản lý phải được chú trọng. Hệ thống quản lý phải phát huy được hiệu
quả. Muốn vậy, người quản lý phải lập được kế hoạch và có khả năng tổ chức
tốt để thực hiện công việc có hiệu quả nhất.
− Lập tiến độ và kế hoạch thi công hợp lý.
− Tổ chức mặt bằng thi công hợp lý.
− Cung ứng vật tư đầy đủ và tập kết vật tư một cách hợp lý.
− Tạo ra những điều kiện làm việc tốt và nâng cao động cơ làm việc của công
nhân. Để làm được điều này, người quản lý cần có sự quan tâm thới tinh thần
và thái độ của công nhân trên cơ sở những hiểu biết về tâm lý con người.
− Nhà thầu cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với đơn vị thiết kế, giám sát để có thể
nhanh chóng khắc phục được những sai sót do các đơn vị thiết kế; và thống
nhất quy trình tiến hành nghiệm thu với TVGS để giảm thời gian chờ đợi.
− Nâng cao nhận thức về an toàn lao động (ATLĐ) và phải thực hiện tốt ATLĐ
trong thi công. Cần xử lý nghiêm khắc những công nhân không tuân thủ các
qui định về ATLĐ mà nhà thầu đã đề ra.
− Áp dụng vật liệu mới, thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm cơ giới hoá, nâng
cao năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc.
− Cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của năng suất lao động và học tập
các phương pháp tổ chức nhằm nâng cao năng suất.

Nhóm 4

Trang 23



×