Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

KIẾN THỨC CHUNG - KIẾN THỨC CHUYÊN NGHÀNH TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.53 KB, 21 trang )

CÂU HỎI THI SÁT HẠCH GIÁO VIÊN
I. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON
1. Theo Điều lệ trường mầm non, nhà trường thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm
sóc-giáo dục trẻ từ độ tuổi nào?
Trả lời: Theo Điều lệ trường Mầm non, nhà trường sẽ thực hiện việc nuôi dưỡng
chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình Giáo dục mầm non.
2. Hãy nêu quy định tại Điều lệ về số trẻ tối đa trong một nhóm đối với nhóm trẻ
từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi?
Trả lời: - Nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi là 15 trẻ/ nhóm
- Nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi là 20 trẻ/ nhóm
- Nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi là 25 trẻ/ nhóm
3. Hãy nêu quy định tại Điều lệ về số trẻ tối đa trong một lớp đối với trẻ mẫu
giáo từ 3 - 5 tuổi?
Trả lời: - Lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi là 25 trẻ/ lớp
- Lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi là 30 trẻ/ lớp
- Lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi là 35 trẻ/ lớp
4. Theo quy định hiện hành một lớp bán trú có bao nhiêu giáo viên phụ trách?
Trả lời: Một lớp bán trú có từ hai giáo viên trở lên thì phải có một giáo viên phụ
trách chính.
5. Trong trường mầm non, Mẫu giáo được quy định tại Điều lệ có bao nhiêu tổ?
Trả lời: Trong trường mầm non theo quy định có hai tổ: Tổ chuyên môn và Tổ
văn phòng
+ Tổ chuyên môn gồm: Giáo viên, người làm công tác thiết bị và cấp dưỡng. Tổ
chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.
+ Tổ văn phòng gồm: Nhân viên y tế, văn thư, kế toán và nhân viên khác.
6. Qui định trong Điều lệ sinh hoạt ở tổ chuyên môn mấy lần/ tháng?
Trả lời: Sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
7. Chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà
trẻ, lớp MG trên địa bàn do ai thực hiện ?
Trả lời: Phòng GD-ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với
mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.


8. Em hãy cho biết thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, chia tách, giải
thể nhà trường, nhà trẻ công lập, nhà trẻ dân lập, tư thục ?
Trả lời:
+ Chủ tịch UBND cấp Huyện quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ
công lập và cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục.
+ Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện cho phép hoạt động giáo dục,
đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ.

1


9. Hãy nêu nhiệm vụ của giáo viên trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em trong trường mầm non?
Trả lời: Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương
trình giáo dục mầm non. Lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các
hoạt động; Đánh giá và quản lý trẻ em, chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em , tham gia hoạt động của tổ chuyên môn.
10. Em hãy cho biết trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên Mầm non theo quy
định trong Điều lệ ?
Trả lời: Theo điều lệ trình độ chuẩn của giáo viên mầm non là có bằng tốt
nghiệp trung cấp Sư phạm mầm non
11. Theo Luật sửa đổi, bổ sung của Điều lệ trường mầm non cấp thẩm quyền nào
bổ nhiệm hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đối với nhà trường, nhà trẻ công lập và tư
thục?
Trả lời: Theo luật sửa đổi, bổ sung của Điều lệ trường mầm non Hiệu trưởng và
phó hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường,
nhà trẻ công lập và tư thục.
12. Hãy nêu các hành vi giáo viên không nên làm đối với trẻ trong trường mầm
non?
Trả lời: Xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp. Bỏ giờ

bỏ lớp, tùy tiện cắt xén chương trình, đối xử không công bằng với trẻ em, bớt xén khẩu
phần ăn, làm việc riêng khi đang tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ, ép buộc trẻ học thêm để thu tiền.
13. Trẻ mầm non có độ tuổi và sức khỏe như thế nào thì được nhận vào trường?
Trả lời:
+ Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi được nhận vào trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập.
+ Không tiếp nhận trẻ em đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh bẩm sinh nguy
hiểm vào học trong các cơ sở giáo dục mầm non.
14. Trẻ em có nhiệm vụ gì khi đang theo học trong các trường mầm non?
Trả lời:
+ Đi học đều, tham gia đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
dành cho trẻ em, thực hiện các quy định của nhà trường
+ Có lời nói, cử chỉ, thói quen vệ sinh văn minh phù hợp với lứa tuổi. Trang
phục gọn gàng, sạch sẽ thuận tiện cho các hoạt động học và chơi.
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường, lớp, nơi công cộng.
15. Trẻ em được hưởng quyền lợi và chính sách gì khi đang học trong trường
mầm non?
Trả lời:

2


+ Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục
mầm non của Bộ GDĐT ban hành. Trẻ em khuyết tật hào nhập theo quy định và được
lập hồ sơ cá nhân.
+ Được cân đo, khám sức khỏe, chữa bệnh không phải trẻ tiền ở các cơ sở y tế
công lập…
16. Gia đình có trách nhiệm gì đối với trẻ đang học trong trường mầm non?
Trả lời: Gia đình thường xuyên quan hệ với nhà trường để được thông báo kịp

thời tình hình của trẻ, nhằm phối hợp trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ Tham gia các hoạt động các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, góp phần nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
17. Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ gồm những hoạt động nào?
Trả lời:
+ Các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ gồm: Chăm sóc dinh dưỡng, giấc ngũ,
vệ sinh, sức khỏe và đảm bảo an toàn.
+ Hoạt động giáo dục bao gồm: hoạt động học, chơi, lao động, hoạt động ngày
hội, ngày lễ.
+ Tuyên truyền phổ biến nuôi con theo khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ cho các cha mẹ và cộng đồng.
18. Trách nhiệm nhà trường phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương và xã
hội để làm gì?
Trả lời: Nhà trường chủ động đề xuất các biện pháp với cấp ủy, chính quyền địa
phương với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô phát triển của nhà trường, các
biện pháp giáo dục và quan tâm giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
19. Để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non lớp mẫu giáo cần
chuẩn bị những gì?
Trả lời: Để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non lớp học mẫu
giáo cần có thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu phục vụ chương trình giáo dục mầm
non, khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu, thiết bị hiện đại để nâng cao chương
trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
20. Trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo
Điều lệ có mấy loại hình?
Trả lời: Theo điều lệ trường mầm non có 3 loại hình: Công lập, dân lập và tư
thục.

3



CÂU HỎI TẮC NGHIỆM THI TUYỂN GIÁO VIÊN MẦM NON
I. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON
1. Theo Điều lệ trường mầm non, nhà trường thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sócgiáo dục trẻ từ độ tuổi nào ?
a. 3 tháng tuổi (x)
b. 4 tháng tuổi
c. 6 tháng tuổi
d. 12 tháng tuổi
2. Lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ?
a. Phẩm chất, kiến thức, kỹ năng sư phạm
b. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
c. Phẩm chất chính trị , đạo đức, lối sống ; kiến thức và kỹ năng sư phạm (x)

d. Lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm
3. Ai là người được biết kết quả đánh giá xếp loại của giáo viên ?
a. Chỉ có hiệu trưởng biết kết quả xếp loại của giáo viên
b. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng biết kết quả xếp loại
c. Tổ chuyên môn và hiệu trưởng là biết kết quả xếp loại
d. Kết quả đánh giá xếp loại phải được công khai trước tập thể nhà trường (x)
4. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực ,
sáng tạo của trẻ . Đây là tiêu chí thuộc về :
a. Lĩnh vực phẩm chất chính trị
b. Lĩnh vực kiến thức
c. Lĩnh vực kỹ năng sư phạm
d. Câu b và c đúng (x)
5. Trong trường mầm non được quy định tại Điều lệ có bao nhiêu tổ?
a. Có 3 tổ: tổ văn phòng , tổ chuyên môn, tổ nuôi
b. Có 2 tổ : Tổ văn phòng và tổ chuyên môn (x)
c. Có 4 tổ: tổ văn phòng, tổ nuôi, tổ chuyên môn, tổ khối
d. Câu a và c sai


4


6. Chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ,
lớp MG trên địa bàn do ai thực hiện ?
a.Chủ tịch UBND cấp Huyện
b.Chủ tịch UBND cấp xã
c. Sở GD-ĐT
d. Phòng GDĐT (x)
7. Đối với hội chứng “chân tay miệng” điều gì ghi dưới đây là đúng ?
a. Hiện nay chưa có vac-xin phòng ngừa hội chứng cũng như chưa có thuốc điều
trị đặc hiệu
b. Hiện nay đã có vac-xin ngừa cũng như đã có thuốc trị đặc hiệu
c . Bệnh rất dễ lây truyền qua đường ăn uống và có thể lây qua phân người bệnh
d. Câu a và c đúng (x)
8. Nhiệm vụ của giáo viên trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong
trường mầm non là
a. Thực hiện công tác nuôi dưỡng,
b. Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
c. Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tổ chức các hoạt động, đánh
giá, chịu trách nhiệm, tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn. (x)
d. Câu a và c đúng.
9. Các hành vi giáo viên không nên làm đối với trẻ trong trường mầm non?
a. Xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em, bớt xén khẩu phần ăn
b. Bỏ giờ bỏ lớp, tùy tiện cắt xén chương trình, đối xử không công bằng với trẻ
em. làm việc riêng khi đang tổ chức hoạt động
c. Cả a và b đều đúng (x)
10. Gia đình có trách nhiệm gì đối với trẻ đang học trong trường mầm non?
a. Gia đình thường xuyên quan hệ với nhà trường để được thông báo kịp thời

tình hình của trẻ.
b. Gia đình phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.
c. Tham gia các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em.
d. Cả 3 câu đều đúng (x)
11. Người lành cần làm gì để có thể phòng bệnh tránh nhiễm HIV/ AIDS ?
5


a. Không nên dùng chung với người khác các dụng cụ có thể dây dính máu như :
dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ cắt móng tay, tránh tiêm chích không cần
thiết, chỉ nhận truyền máu khi máu đã được kiểm tra HIV (x)
b. Không nên có những tiếp xúc thân mật như: ôm hôn xã giao , ăn uống chung,
sử dụng chung nhà vệ sinh với người bị nhiễm HIV
c. Câu a và b đúng
d. Tất cả đều sai
12. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, sốt… đó là
những biểu hiện khá đặc trưng của bệnh gì ?
a. Trẻ bị say nắng
b. Trẻ bị ngộ độc thức ăn (x)
c. Trẻ bị tiêu chảy mất nước
d. Tất cả đều đúng
13. Ngày nay khi nói đến khái niệm “suy dinh dưỡng “ có nghĩa là :
a. Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng về cân nặng ( thiếu cân )
b. Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng về chiều cao ( thấp còi )
c. Trẻ chỉ bị suy dinh dưỡng về cân nặng còn chiều cao thì không tính
d. Câu a và b đúng (x)
14. Để giúp trẻ phát triển tốt ta cần cho trẻ ăn như thế nào ?
a. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản
b. Cho trẻ ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm

c. Cho trẻ ăn chủ yếu là thực phẩm giàu chất đạm
d. Câu a và b đúng (x)
15. Tiêu chí “ Đảm bảo an toàn cho trẻ” thuộc yêu cầu nào?
a.Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
b.Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
c.Kỹ năng quản lý lớp học. (x)
d.Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.
16. Nhóm thực phẩm nào cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu nhưng lại rẻ tiền nhất
giúp cơ thể hoạt động?
a.Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.
b.Nhóm thực phẩm giàu chất béo.
c. Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường.
d.Nhóm thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng (x)
17. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi:
a.Tham gia bảo hiểm xã hội trước khi sinh đủ 3 tháng.
b. Tham gia bảo hiểm xã hội trước khi sinh đủ 4 tháng.
c.Tham gia bảo hiểm xã hội trước khi sinh đủ 5 tháng.
6


d. Tham gia bảo hiểm xã hội trước khi sinh đủ 6 tháng.(x)
18. Nguyên nhân làm trẻ dễ bị chảy máu răng, chảy máu lợi ?
a. Chế độ ăn của trẻ bị thiếu vitamin A
b. Chế độ ăn bị thiếu vitamin C
c. Chế độ ăn bị thiếu chất Fluor (x)
d. Chế độ ăn bị thiếu Iốt
19. Việc ăn cua, ốc nướng có thể làm trẻ bị mắc các bệnh nhiễm ký sinh trùng nào
dưới đây ?
a. Nhiễm bệnh giun
b. Nhiễm bệnh sán

c. Nhiễm trùng đường ruột
d. Câu a, b, c đều đúng (x)
20. Trong 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý điều nào ghi dưới đây là đúng ?
a. Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn
bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú tới 18-24 tháng .(x)
b. Cho trẻ bú mẹ sau khi sinh 3 giờ, bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và không
cai sữa trước 12 tháng
c. Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ 5 tháng và cai sữa
khi trẻ được 12 tháng
d. Cho trẻ bú mẹ sau khi sinh 2 giờ, không cho trẻ ăn bổ sung trước 5 tháng,
không cai sữa khi trẻ chưa được 12 tháng tuổi

7


CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Tình huống: Trong giờ hoạt động vui chơi đang diễn ra bình thường, Nam đang
chơi với chiếc ô tô màu đỏ, thì bất ngờ Bảo chạy đến giật, Nam giật lại và cắn Bảo
chảy máu. Gặp tình huống như thế bạn sẽ xử lý như thế nào?
Cách giải quyết:
- Trước hết giáo viên phải sát trùng và băng vết thương cho Bảo. Sau đó tìm hiểu
nguyên nhân “Vì sao Nam cắn Bảo?”
- Giải thích hành động cắn bạn của Nam là không đúng và cho Nam xin lỗi Bạn
Bảo.
Còn bạn Bảo giật đồ chơi của bạn là sai. Nếu con muốn chơi phải hỏi mượn bạn,
nếu bạn không cho thì nói cô biết chứ không được cắn bạn. Con thấy hành động của
con như thế nào? Cho Bạn Bảo xin lỗi Nam.
- Giáo dục, giới thiệu vài đồ chơi mới, hướng cháu chơi chung và chờ tới lượt,
không giành giật đồ chơi.
- Chiều trả trẻ cô trao đổi với phụ huynh của 2 cháu để thu thập thông tin. Kết

hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ.

8


ĐỀ THI TUYỂN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2016-2017
PHẦN THI KIẾN THỨC
( Thời gian làm bài 180 phút)
1. Phần câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo gồm nôi dung
nào?
a . Giáo dục trẻ có kĩ năng cơ bản của hoạt động âm nhạc và tạo hình năng.
b. Giáo dục trẻ có khả năng thể hiện cảm xúc sáng tạo trong các hoạt động âm
nhạc tạo hình
c. Giáo dục trẻ có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống, và
trong tác phẩm nghệ thuật . Có khả năng thể hiện cảm xúc ,sáng tạo trong các
hoạt động âm nhạc ,tạo hình và hứng thú tham gia vào các hoạt động nghệ
thuật .
Câu 2: Theo anh chị những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến việc chuẩn bị
kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1
a. Đặc điểm phát triển của trẻ, môi trường giáo dục, năng lực của giáo viên
b. Đặc điểm phát triển của trẻ, môi trường giáo dục, gia đình và sự phối hợp
của gia đình.
c. Đặc điểm phát triển của trẻ ,môi trường giáo dục, gia đình và sự phối hợp
của gia đình.năng lực của giáo viên
Câu 3: Đánh giá trẻ hàng ngày với những nội dung nà sau đây:
a. Đánh giá về tình trạng sức khỏe trong ngày của trẻ;
b . Đánh giá về trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ;
c . Đánh giá về kiến thức và kĩ năng của trẻ.
d . Cả a,b,và c

Câu 4. Trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là
a.Tăng cường thực hành vận dụng kiến thức.
b.Phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ.
c. Dạy kiến thức cơ bản vững chắc.
Câu 5: Theo anh chị giáo dục kỹ năng xã hội gồm những nội dung nào?
a. Giáo dục trẻ tự tin vào bản thân, biết tuân thủ các quy định
b. Giáo dục trẻ tự tin vào bản thân, biết tự bảo vệ bản thân và mọi người xung
quanh, biết tuân thủ các quy định, biết hợp tác chia sẽ với mọi người xung quanh
c. Giáo dục trẻ tự tin vào bản thân, biết tự bảo vệ bản thân và mọi người xung
quanh
Câu 6: Khi tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định của GV chúng ta tiến
hành mấy bước? Đó là những bước nào?
a. 4 bước đó là: Tạo hứng thú cho trẻ đến với HĐ Chơi-Tập ; Cung cấp
biểu tượng kết hợp hành động, “thao tác mẫu” ; Tổ chức luyện tập,
củng cố ; Động viên, khuyến khích trẻ liên hệ với thực tế.
b. 3 bước đố là: Tạo hứng thú cho trẻ đến với HĐ Chơi-Tập ; Tổ chức
luyện tập, củng cố ; Động viên, khuyến khích trẻ liên hệ với thực tế.
Câu 7: Khi xây dựng các góc hoạt động ta căn cứ vào phương án nào?
a. Diện tích phòng học và đồ dùng học liệu.
9


b. Nội dung cụ thể từng chủ điểm.
c. Độ tuổi và số trẻ trong lớp.
d. Cả. a,b,c
Câu 8 : Việc thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên
trong các trường học dựa vào những văn bản nào?
a. Thông tư 26/2012/TT- BGDĐT; Thông tư 36/2011/TT- BGDĐT
b. Thông tư 26/2012/TT- BGDĐT; Thông tư 36/2011/TT- BGDĐT; kế hoạch
BDTX của phòng giáo dục; Kế hoạch BDTX của nhà trường

c. Thông tư 26/2012/TT- BGDĐT; kế hoạch BDTX của phòng giáo dục; Kế
hoạch BDTX của nhà trường
Câu 9: Nghị quyêt số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và
đào tạo đã xác định rõ mục tiêu của giáo dục mầm non là:
a.... Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mĩ, hình thành
các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1”
b. Hoàn thành giáo dục phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào
năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn
học phí năm 2020
c. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục
mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với từng địa phương và cơ sở
giáo dục.
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 10: Mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo là:
a. Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên; có khả năng thể hiện
cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc tạo hình
b. Yêu thích , hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật
c. Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác
phẩm nghệ thuật; có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động
âm nhạc tạo hình; Yêu thích , hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật
d. Cả a và b
2. Phần câu hỏi tự luận
Câu 1: Khi tổ chức cho trẻ HĐ dạo chơi GV cần lưu ý đến những gì?( 3 điểm)
Câu 2. Anh chị hãy nêu các tiêu chí trong kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ,
đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng được quy định tại điều 7 của chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non? (2 điểm)
Câu 3: Để phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ là giáo viên đồng chí đã làm
gì? Đồng chí cần phải làm gì để phòng tránh trẻ thất lạc?(5 điểm)
Câu 4: Anh chị hãy trình bày cách tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ tại nhóm, lớp
mình phụ trách ? (2 điểm)

Câu 5: Anh chị hãy cho biết các yêu cầu Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non
và Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non? (3 điểm)
( Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không được giải thích
gì thêm)

10


ĐỀ THI LÝ THUYẾT VIÊN CHỨC GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2015- 2016:
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao nhận đề)
Họ và tên người dự thi……………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………
Trình độ chuyên môn:……………………………………...
PHẦN I: PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Hãy chọn các câu trả lời sau đây bằng cách khoanh tròn vào a (b, c, d)
đúng nhất:
Câu 1. Theo anh chị, các nội dung để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non gồm:
a) Phẩm chất tư tưởng, chính trị; kỹ năng chuyên môn; kỹ năng sư phạm
b) Phẩm chất tư tưởng, chính trị; nâng cao tay nghề; phẩm chất đạo đức lối
sống.
c) Nâng cao tay nghề; đảm bảo ngày giờ công; rèn luyện sức khỏe.
d) Phẩm chất đạo đức; ý thức tổ chức; trình độ tay nghề.
Câu 2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em là gì?
a) Tiêu chuẩn phát triển của trẻ cần phải đạt ở từng độ tuổi
b) Là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác
động của giáo dục.
c) Là những yêu cầu về những gì trẻ cần phải biết có thể làm được dưới sự
hướng dẫn của giáo dục.

d) Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3. Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em là gì?
a) Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục, chuần bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1
b) Là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các
bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm
nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em
c) Tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia
đình
d) Câu c sai?
Câu 4. Tổ chức cho trẻ hoạt động góc thiên nhiên nhằm phát triển:
a) GD tình cảm yêu thiên nhiên và sự hứng thú tìm tòi các hiện tượng khoa
học trong thiên nhiên và mối liên quan giữa chúng. Giáo dục ý thức lao động.
b) Bồi dưỡng kỹ năng suy nghĩ và năng lực hoạt động trí tuệ.
11


c) Bồi dưỡng khả năng hứng thú và phát triển ngôn ngữ.
Câu 5. Sắp xếp góc hoạt động như thế nào là phù hợp?
a) Cần bảo đảm an toàn cho trẻ
b) Bày biện dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi phải làm sao cho trẻ dễ lấy, dễ cất, dễ
thao tác. Đồ dùng cần sinh động, nhưng không quá nhiều gây cảm giác hỗn độn
và trẻ mất tập trung chú ý.
c) Cả a và b đều phù hợp.
Câu 6. Nội dung giáo dục tuổi mẫu giáo lĩnh vực phát triển thể chất phần giáo
dục dinh dưỡng và sức khoẻ gồm có các nội dung nào?
a) Làm quen cách đánh răng lau mặt. Tập làm một số việc tự phục vụ trong
sinh hoạt. Tập rửa tay bằng xà phòng. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm
thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ
b) Làm quen cách đánh răng lau mặt. Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn ngủ

vệ sinh. Tập rửa tay bằng xà phòng. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông
thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ
c) Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối
với sức khoẻ. Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt, giữ gìn sức khỏe
và an toàn.
d) Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ
chất. Tập rửa tay bằng xà phòng. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông
thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ
Câu 7. Để sử dụng dinh dưỡng hợp lý chúng ta cần thực hiện bao nhiêu nguyên
tắc?
a) 8 nguyên tắc
b) 10 nguyên tắc
c) 12 nguyên tắc
d) cả 3 câu trên đầu sai
Câu 8. Danh mục đồ dùng dạy học theo thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT dùng
cho giáo dục mầm non bao gồm cho mấy nhóm lớp.
a) 4 nhóm lớp
b) 5 nhóm lớp
c) 6 nhóm lớp
Câu 9. Chương trình giáo dục mầm non mới bàn hành kèm theo Thông tư số:
a) 17/ 2009/TT/BGD&ĐT ngày 25/7/2009
b) 09/ 2009/TT/BGD &ĐT ngày 7/5/2009
c) 32/ 2010/TT/BGD&ĐT ngày 2/12/2010
Câu 10. Trình tự lập kế hoạch theo chủ đề gồm các bước nào sau đây?
a) Mạng nội dung-> Mục tiêu_> Mạng hoạt động-> kế hoạch tuần-> kế
hoạch
ngày
b) Mục tiêu-> mạng nội dung- kế hoạch tuần -> Kế hoạch ngày
c) Mục tiêu-> Mạng nội dung-> Mạng hoạt động – > kế hoạch tuần( Chủ đề
nhánh ) – Kế hoạch ngày

12


Câu 11. Mục đích thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5
tuổi nhằm để làm gì?
a) Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi trong cả nước đều được đến lớp,.
b) Chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý
sẳn sàng đi học.
c) Bảo đảm chất lượng cho trẻ em vào lớp 1.
d) Cả a, b,c đều đúng.
Câu 12. Hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc theo Chương trình GDMN mới
nếu hoạt động Dạy hát thì nội dung kết hợp?
a) Vận động theo nhạc, nghe nhạc – nghe hát
b) Nghe hát- Nghe nhạc – Trò chơi âm nhạc
c) Nghe nhạc- sinh hoạt văn nghệ
d) Cả a và b đều đúng
Câu 13. Mã số MN 56 1001 là mã số của tên thiết bị nào?
a) Đồ dùng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
b) Thiết bị dạy học, đồ chơi và học liệu cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
c) Sách tài liệu băng đĩa
Câu 14. Tại sao phải thực hiện chế độ chế biến món ăn riêng cho từng độ tuổi:
a) Vì trẻ chưa mọc răng đủ
b) Vì yêu cầu năng lượng của từng độ tuổi khác nhau
c) Để phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ ở từng độ tuổi
d) Vì lượng ăn của trẻ không đồng đều
Câu 15. Lập kế hoạch năm học có mấy nội dung?
a) Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học. Các chuyên đề trọng tâm
trong năm học. Chỉ tiêu cụ thể. Biện pháp. Dự kiến các chủ đề trong năm học
b) Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học. Các chuyên đề trọng tâm
trong năm học. Biện pháp. Dự kiến các chủ đề trong năm học

c) Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học. Các chuyên đề trọng tâm
trong năm học. Chỉ tiêu cụ thể. Biện pháp.
d) Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học. Mục tiêu giáo dục (5
mặt phát triển). Các chuyên đề trọng tâm trong năm học. Chỉ tiêu cụ thể. Biện
pháp. Dự kiến các chủ đề trong năm học
Câu 16. Những lỗi thường gặp khi cân, theo dõi sự tăng trưởng bằng biểu đồ:
a) Không kiểm tra cân;
b) Trẻ mặc quá nhiều quần áo; Không kiểm tra cân
c) Trẻ mặc quá nhiều quần áo; đi dày dép, giãy giụa hiếu động khi cân đo;
Không kiểm tra cân; đọc sai kết quả, cân khi trẻ mới ăn no.
Câu 17. Các nội dung đánh giá trẻ gồm?
a) Tình trạng sức khoẻ của trẻ; Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của
trẻ; kiến thức và kỹ năng của trẻ.
b) Tình trạng tiếp thu của trẻ; tình hình học tập trong ngày; kết quả thực hiện
các hoạt động do cô tổ chức.
c) Các chủ đề trẻ được tham gia; tình hình sức khoẻ; kiến thức và kỹ năng
của trẻ.
d) Câu b và c sai.
13


Câu 18. Tổ chức một bữa ăn cân đối chúng ta cần dựa vào các nguyên tắc sau:
a) Bữa ăn phải đa dạng, thay đổi hỗn hợp nhiều loại thực phẩm, cân đối giữa
lượng thức ăn vào và năng lượng tiêu hao, điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng.
b) Nhiều chất đạm và chất béo
c) Ăn nhiều rau quả và thịt cá.
d) Cả 3 câu trên đều đúng
đ) a,b đều đúng
Câu 19. Làm thế nào để trẻ ăn hết suất trong mỗi bữa ăn?
a) Món ăn chế biến ngon, hợp khẩu vị của trẻ, phù hợp với từng độ tuổi, phù

hợp theo mùa
b) Khẩu phần ăn đảm bảo tính cân đối, món ăn trình bày đẹp
c) Trẻ được hứng thú, động viên hợp lý trong bữa ăn
d) Tất cả câu trên đều đúng
Câu 20. Chế độ đảm bảo an toàn cho trẻ gồm những gì?
a) Phòng ngộ độc, phòng tránh hóc sặc, phòng tai nạn gây chấn thương,
phòng điện giật, cháy nhà, phòng bỏng, đề phòng chết đuối, thất lạc.
b) Phòng ngộ độc, phòng tránh hóc sặc, phòng tai nạn gây chấn thương, đề
phòng chết đuối, thất lạc.
c) Phòng ngộ độc, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng tránh hóc sặc, phòng
điện giật, cháy nhà, phòng bỏng, đề phòng chết đuối, thất lạc.
Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. Khi lập kế hoạch theo chủ điểm cần lưu ý những vấn đề gì? Bạn
hãy trình bày trình tự xây dựng kế hoạch theo chủ điểm? ( 2 điểm)
Câu 2. Tình huống: Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo, ở góc chơi
“Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh.
Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch
ống nghe mà không biết Hoa đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc bé Hoa bế
búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi
nghịch ống nghe say sưa… Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để
thỏa mãn nhu cầu chơi của bé Hoa ? (2 điểm)
Câu 3. Anh chị hãy nêu các hoạt động trong ngày cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non? (1 điểm)

14


ĐÁP ÁN ĐỀ THI

I. Phần thi trắc nghiệm
Câu 1: a
Câu 2: b
Câu 3: a
Câu 4: a
Câu 5: c
Câu 6: c
Câu 7: a
Câu 8: c
Câu 9: a
Câu 10: c

Câu 11: d
Câu 12: d
Câu 13: a
Câu 14: c
Câu 15: d
Câu 16: c
Câu 17: d
Câu 18: a
Câu 19: d
Câu 20: a

II. Phần thi tự luận
Câu 1. Khi lập kế hoạch theo chủ điểm chúng ta cần lưu ý một số điểm
sau: (2 điểm )
- Tên chủ điểm phải gần gũi quen thuộc với trẻ (0,2 điểm)
- Nội dung của chủ điểm phải đảm bảo từ gần đến xa, từ dễ đến khó phù hợp
với lứa tuổi, mức độ phát triển của trẻ (0,2 điểm)
- Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục nhằm khuyến khích trẻ tích cực tìm

hiểu, khám phá, thực hành, trải nghiệm, trao đổi, chia sẽ, trò chuyện với nhau
(0,2 điểm)
- Đảm bảo các bước theo trình tự lập kế hoạch nhằm đảm bảo đầy đủ nội
dung
Giáo dục theo chủ điểm phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, điều kiện thực
tế
của địa phương. (0,2 điểm)
- Kế hoạch rõ ràng, đầy đủ các nội dung và hoạt động phù hợp với chủ điểm
đã
chọn. Các nội dung và hoạt động phải đáp ứng được yêu cầu của chủ điểm đề ra.
(0,2 điểm)
* Sau khi chọn chủ điểm cho trẻ tìm hiểu, khám phá chúng ta tiến hành xây
dựng kế hoạch theo trình tự như sau: (1 điểm )
15


- Xác định yêu cầu của chủ điểm: Nêu cụ thể, rõ ràng những kiến thức, kỹ
năng
Và thái độ mà trẻ có thể học được qua chủ điểm. (0,3 điểm)
- Lập mạng nội dung: Liệt kê các nội dung liên quan tới chủ điểm phù hợp
với
nhu cầu, trình độ của trẻ. (0,3 điểm)
- Xây dựng kế hoạch theo tuần: Phân phối các nội dung và hoạt động giáo
dục
trẻ vào bản kế hoạch các tuần sao cho nội dung và hoạt động trong chủ điểm đó

thể thực hiện được hết. (0,4 điểm)
Câu 2. Cách giải quyết: (1,5 điểm)
- Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bệnh và rủ bé Hoa đi cùng. (0,5 điểm)
- Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô

hỏi bác sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì?… Cô nhận thuốc và cảm ơn
bác sĩ, chào bác sĩ và ra về cô nhắc bệnh nhân Hoa vào khám. (0,5 điểm)
- Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa
nhập vai mẹ bệnh nhân để thực hiện ý tưởng chơi “mẹ bệnh nhân”. (0,5 điểm)
Câu 3. Đ/C nêu các nội dung tổ chức hoạt động trong ngày cho trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non? (1,5 điểm).
* Gồm có các nội dung hoạt động trong ngày như sau.
- Đón trẻ, hoạt động tự chọn, thể dục sáng, trò chuyện, điểm danh
- Hoạt động chung cả lớp (tiết học).
- Hoạt động theo nhóm ở các góc (HĐG)
- Hoạt động ngoài trời
- Vệ sinh - ăn trưa
- Ngủ trưa
- Vệ sinh - ăn quà chiều
- Chơi hoạt động theo ý thích
- Vệ sinh, trả trẻ

16


BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

17


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………..

18


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………


ĐÁP ÁN ĐỀ THI
I. Phần thi trắc nghiệm
Câu 1: a
Câu 2: b
Câu 3: a
Câu 4: a
Câu 5: c
Câu 6: c
Câu 7: a
Câu 8: c

Câu 11: d
Câu 12: d
Câu 13: a
Câu 14: c
Câu 15: d
Câu 16: c
Câu 17: d
Câu 18: a
19


Câu 9: a
Câu 10: c

Câu 19: d
Câu 20: a

II. Phần thi tự luận

Câu 1. Khi lập kế hoạch theo chủ điểm chúng ta cần lưu ý một số điểm
sau: (1,5điểm )
- Tên chủ điểm phải gần gũi quen thuộc với trẻ (0,3)
- Nội dung của chủ điểm phải đảm bảo từ gần đến xa, từ dễ đến khó phù hợp
với lứa tuổi, mức độ phát triển của trẻ (0,3)
- Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục nhằm khuyến khích trẻ tích cực tìm
hiểu, khám phá, thực hành, trải nghiệm, trao đổi, chia sẽ, trò chuyện với nhau
(0,3)
- Đảm bảo các bước theo trình tự lập kế hoạch nhằm đảm bảo đầy đủ nội
dung
Giáo dục theo chủ điểm phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, điều kiện thực
tế
của địa phương. (0,3)
- Kế hoạch rõ ràng, đầy đủ các nội dung và hoạt động phù hợp với chủ điểm
đã
chọn. Các nội dung và hoạt động phải đáp ứng được yêu cầu của chủ điểm đề ra.
(0,3)
* Sau khi chọn chủ điểm cho trẻ tìm hiểu, khám phá chúng ta tiến hành xây
dựng kế hoạch theo trình tự như sau: (1,5 điểm )
- Xác định yêu cầu của chủ điểm: Nêu cụ thể, rõ ràng những kiến thức, kỹ
năng
Và thái độ mà trẻ có thể học được qua chủ điểm. (0,5)
- Lập mạng nội dung: Liệt kê các nội dung liên quan tới chủ điểm phù hợp
với
nhu cầu, trình độ của trẻ. (0,5)
- Xây dựng kế hoạch theo tuần: Phân phối các nội dung và hoạt động giáo
dục
trẻ vào bản kế hoạch các tuần sao cho nội dung và hoạt động trong chủ điểm đó

thể thực hiện được hết. (0,5)

Câu 2. Cách giải quyết:
- Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bênh và rủ bé Hoa đi cùng.
- Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô
hỏi bác sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì?… Cô nhận thuốc và cảm ơn
bác sĩ, chào bác sĩ và ra về cố nhắc bệnh nhân Hoa vào khám.
- Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa
nhập vai bênh nhân để thực hiện ý tưởng chơi “mẹ bệnh nhân”.
Câu 3. Đ/C nêu các nội dung tổ chức hoạt động trong ngày cho trẻ mẫu
giáo? (1điểm).
* Gồm có 8 nội dung hoạt động trong ngày .
20


- Đón trẻ, hoạt động tự chọn, thể dục sáng, trò chuyện, điểm danh ( 0,5
điểm)
- Hoạt động chung cả lớp (tiết học). ( 0,5 điểm)
- Hoạt động theo nhóm ở các góc (HĐG) ( 0,5 điểm)
- Hoạt động ngoài trời ( 0,5 điểm)
- Vệ sinh - ăn trưa ( 0,5 điểm)
- Ngủ trưa ( 0,5 điểm)
- Vệ sinh - ăn quà chiều ( 0,5 điểm)

21



×