Tải bản đầy đủ (.pptx) (58 trang)

phong trào cách mạng theo khuynh hướng cách mạng vô sản và tư sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 58 trang )

Chào mừng cô và các bạn đến với bài
thuyết trình của nhóm 1


Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong
kiến và tư sản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX


Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta năm 1858 đến năm 1884 Pháp chính thức đặt ách thống trị trên toàn cõi
nước ta. Năm 1883 triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký hiệp ước Ác- Măng, năm 1884 ký hiệp ước Patơnốt, đầu
hàng thực dân Pháp, song nhân dân ta vẫn trỗi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược mộ cách mạnh mẽ.
Tiêu biểu là các hong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến và chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước
Việt Nam.
→∞∞∞←


I.Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) do vua Hàm Nghi và cụ Tôn Thất Thuyết lãnh đạo.
Khởi nghĩa Ba Đình (1881-1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.
Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1885 – 1913) do Hoàng Hoa Thám và Lương Văn Nắm.


Phong trào Cần Vương
(1885 – 1896)


Tiểu sử của Tôn Thất Thuyết



Tôn Thất Thuyết (1839 –1913) là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu
biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương.


Xuất thân
Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1835 tại làng Phú Mộng, bên bờ
sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế.
Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của chúa Hiền vương
Nguyễn Phúc Tần.


Tiểu sử của Hàm Nghi

Hàm Nghi là vị vua thứ tám triều Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, sinh năm 1872. Ông là con của Kiến Thái
vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, em ruột vua Kiến Phúc, cháu vua Tự Đức. Năm 1884, ông được đưa lên ngôi lúc 13 tuổi, lấy
niên hiệu là Hàm Nghi.


Tiểu sử của Hàm Nghi

Ngày 5 tháng 7 năm 1885, đại thần Tôn Thất Thuyết, lãnh đạo phái chủ chiến trong triều đình Huế đã chỉ huy tấn
công quân Pháp ở Huế. Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi rút lên miền núi các tỉnh Quảng Trị,
Quảng Bình, Hà Tĩnh, nhân danh vua ra chiếu Cần Vương kêu kêu gọi nhân dân ra sức giúp vua, cứu nước, được
nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng.
Ngày 01 tháng 01 năm 1888, Hàm Nghi bị Trương Quang Ngọc phản bội, bắt và giao cho Pháp. Sau đó, thực dân
Pháp đưa ông đi an trí ở Angiêri.
Ông mất năm 1943.



Phong trào Cần Vương

Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) do vua Hàm Nghi và cụ Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, hoạt động tại
Bắc Kỳ và Trung Kỳ. (Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương
phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Ngày 1/11/1888, vua Hàm Nghi bị
Pháp bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển cho đến năm 1896 mới kết thúc. Thất bại của các
phong trào trên đã chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu
nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc Việt Nam.) 


Khởi nghĩa Ba Đình
(1881-1887)


Đinh Công Tráng (1842-1887)
Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm Dần (1842), quê ở làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (Hà Nam).
Là một người yêu nước và thiết tha với vận mệnh của tổ quốc, ông không thể ngồi yên khi đất nước bị Pháp
giày xéo. Đang làm chánh tổng, Đinh Công Tráng đã rời quê gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm. Khi
Hoàng Kế Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc cầm cự với Henri Rivière, Đinh Công Tráng đã
tham gia trận đánh ở Cầu Giấy. Nhờ có kinh nghiệm chiến đấu, ý chí dũng cảm và tư chất thông minh nên ông
đã trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.


Phạm Bành (?-1887)
Phạm Bành là một viên quan chủ chiến, quê ở làng Tương Xá (Hậu Lộc, Thanh Hóa) đã treo ấn
từ quan về quê vận động sĩ phu và nhân dân khởi nghĩa. Trong nghĩa quân ông là người đứng thứ
hai sau Đinh Công Tráng.


Khởi nghĩa Ba Đình




Khởi nghĩa Ba Đình dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt và một số tướng
lĩnh khác.



Khởi nghĩa Ba Đình là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của nhân
dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra vào năm 1886-1887 tại xã Ba Đình, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.



Lực lượng nghĩa quân Ba Đình gồm khoảng 300 người, có lúc đông tới hai vạn người.


Diễn biến



Nghĩa quân của Đinh Công Tráng đã đánh nhiều trận giành thắng lợi Năm 1886,



Ngày 12 tháng 3 năm 1886 lợi dụng phiên chợ đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa. Và tiếp đó, nghĩa quân đã tấn công
nhiều phủ thành, chặn đánh các đoàn xe, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.




Từ 18-12-1886 đến 20-1-1887 Đại tá Brissand thống lĩnh 76 sĩ quan và 3.500 quân vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình



 Đến sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887, quân Pháp mới chiếm được Ba Đình. Sau đó, quân Pháp đã triệt hạ hoàn toàn cả ba
làng của căn cứ Ba Đình,



Mùa hè 1887, vì tham tiền viên Lý trưởng làng Chính An đã mật báo cho quân Pháp đến bắt và sát hại Đinh Công Tráng.


Giá trị lịch sử



Cuộc khởi nghĩa Ba Đình và lãnh tụ Đinh Công Tráng được lịch sử đánh giá rất cao. Chính
người Pháp đã phải thừa nhận “1886-1887, cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc
chiến đấu này thu hút nhiều quân lực nhất và làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất.



Hiện nay di tích lịch sử Chiến khu Ba Đình thuộc xã Ba Đình, cách trung tâm huyện Nga Sơn
4 km về phía Tây - Bắc đã được xếp hạng cấp quốc gia.


Khởi nghĩa Bãi Sậy
(1883-1892)



Tiểu sử Nguyễn Thiện Thuật
Nguyễn Thiện Thuật, quê làng Xuân Dục huyện
Click to edit Master text styles
Second level
Third level
Hào tỉnh Hưng Yên), là con cả của một gia đình
Fourth level
Fifth level

Đường Hào (nay là làng Xuân Đào xã Xuân Dục, huyện Mỹ
nhà nho nghèo, thuộc dòng họ hậu duệ của Nguyễn Trãi. Cha

ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế sau
này cũng đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy.
Năm 1874, khi đã đỗ Tú tài, ông được cử làm Bang biện do có công đánh giặc ở Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
Năm (Bính Tý) 1876 ông tiếp tục dự kỳ thi nho học nhưng chỉ đậu Cử nhân, cùng khoa thi này Phan Đình
Phùng vào năm sau đỗ Đình nguyên Tiến sĩ. Sau đó Nguyễn Thiện Thuật được thăng chức tri phủ ở Từ Sơn
tỉnh Bắc Ninh. Rồi ông được bổ nhiệm giữ chức Tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương.


Khởi nghĩa Bãi Sậy

Người lãnh đạo: Đinh Gia Quế (từ năm 1883 - 1885) và
Nguyễn Thiện Thuật (từ năm 1885).
Thời gian: Từ năm 1883 - 1892.
Địa bàn: Vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn
Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên.


Diễn biến:

Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở cả vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ
Hai Sông. Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt, tiêu diệu đến 40 tên địch, bắt sống chỉ huy.
Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm nhưng lực lượng ngày càng giảm sút
và rơi dần vào thế bị bao vây, cô lập.
Cuối tháng 7/1889, căn cứ Hai Sông cùng bị Pháp bao vây. Đốc Tít chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt, nhưng bị đáhn bật khỏi đại
bản doanh Trại Sơn.
Đến năm 1982, các tướng lĩnh quay về với nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế.

Kết quả, ý nghĩa: Khởi nghĩa thất bại, song đã thể hiện tinh thần yêu nước, khích lệ phát triển giải phóng dân tộc.


Khởi nghĩa Hương Khê
(1885-1896)


Tiểu sử Phan Đình Phùng

Phan Đình Phùng  (1847-1895) là một lãnh tụ của phong trào
chống Pháp cuối thế kỷ 19 ở Việt Nam.
Ông sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã
Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.


Sự nghiệp
Năm 1877, ông thi đậu đình nguyên đồng tiến sĩ, được bổ làm Tri huyện Yên Khánh
(tỉnh Ninh Bình). Sau đó ông được đổi về kinh đô Huế, sung chức Ngự sử đô sát viện.
Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về việc phế vua Dục Đức, lập Hiệp
Hòa ông bị cách chức, về quê lập trại cày, tự hiệu là "Châu Phong".



Tiểu sử Cao Thắng

Cao Thắng (1864-1893) là một trợ thử đắc lực của Phan Đình Phùng,
và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (18851896) trong lịch sử Việt Nam ở cuối thế kỉ XIX.


Khởi nghĩa Hương Khê

Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.


×