Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thực hành dân chủ theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.16 KB, 3 trang )

bộ,
công chức phải cam kết trung thành với nhà nước và dân tộc Việt Nam, phải hoàn thành công vụ, không
tham nhũng, lãng phí của công, không xách nhiễu dân; được thăng tiến, đãi ngộ về vật chất xứng đáng
nhưng cũng sẽ bị trừng phạt, thậm chí truy tố trước toà án nếu có lỗi. Một xã hội thật sự dân chủ và pháp


quyền khi cơ quan nhà nước tận tụy phục vụ dân, làm việc cho dân và làm tốt. Nhà nước ấy phải có đội
ngũ công chức, viên chức là công bộc của dân, vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, tự hào với nghề
nghiệp và biết xấu hổ khi không làm tròn chức nghiệp bị dư luận phê phán. Cán bộ, công chức, viên
chức, phải thường xuyên được giáo dục tư tưởng, tự phê bình và phê bình, phải chịu sự giám sát của
dân, đồng thời phải bị xử phạt nghiêm minh theo luật. Tuyệt đối không có bất kỳ ai dù ở cương vị nào,
người trong Đảng hay ngoài Đảng được sống ngoài vòng pháp luật theo kiểu “xử nội bộ”, thiếu công
minh, thiên vị, có tội “nhưng không bị trừng phạt xứng đáng” [4].
- Có Hiến pháp và pháp luật đúng và đủ, có cơ quan công quyền trong sạch, vững mạnh, có đội ngũ
công chức, viên chức mẫn cán, đồng thời phải có hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có cơ
quan tư pháp phải thực sự “Dĩ công vi thượng”, không bị áp lực từ bất cứ ai, cơ quan nào. “Trong khi xét
xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp” (Điều 69, Hiến
pháp 1946). Hồ Chủ tịch đã từng dạy tư pháp phải “Phụng công thủ pháp” là chìa khoá để bảo vệ những
nguyên tắc dân chủ của chế độ ta. Do đó tư pháp phải công minh, công tâm, khoan dung và đại lượng,
không được “lạm dụng hình phạt”[5].
- Giáo dục pháp luật và nâng cao văn hoá dân chủ cho tất cả mọi người. Nâng cao dân trí và quan trí để
“nước ta là nước dân chủ, mọi người có quyền làm, có quyền nói”[6] trở thành hiện thực và tất cả các cơ
quan nhà nước phải tôn trọng các quyền dân chủ ấy của công dân. Dân có hiểu biết về pháp luật, biết
hành xử theo pháp luật thì đó là cơ sở để nhà nước thực thi đúng pháp luật. Hồ Chí Minh đã từng nói
“quan tham vì dân dại”[7]. Thực hành dân chủ sẽ chống lại có hiệu quả chủ nghĩa cá nhân, “tệ quan tham
lại nhũng” và các tệ nạn khác.
Ngày nay, dưới ánh sáng của sự nghiệp đổi mới, nhìn lại một thời đã qua và những gì là sự nỗ lực để đi
tới, chúng ta càng thấy những giá trị cao cả, đích thực trong Tư tưởng Hồ Chí Minh khi khẳng định “ thực
hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”[8].

[1]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG. H.2002, tr.698.


[2]. SĐD, tập 4, tr.133.
[3]. SĐD, tập 4, tr.427.
[4]. SĐD, tập 5, tr.73.
[5]. SĐD, tập 4, tr.20.
[6]. SĐD, tập 12, tr.225.
[7]. SĐD, tập 5, tr.641.

[8]. SĐD, tập 12, tr 249.
Trần Đình Huỳnh
Viện trưởng Viện Công nghệ và Đào tạo Thăng Long



×