Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số kinh nghiệm giúp giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức ở trường THCSTHPT thống nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.8 KB, 16 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
GIÁO DỤC HỌC SINH “CÁ BIỆT” VỀ ĐẠO ĐỨC
Ở TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Gần đây trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình, mạng
internet đã phản ánh khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt về đạo đức. Hiện
nay trong các nhà trường nói chung và trường THCS&THPT Thống Nhất nói
riêng đều có một bộ phận nhỏ học sinh không chấp hành tốt nội qui nhà trường,
học tập không nghiêm túc, gây gổ đánh nhau, sống buông thả, vô lễ … Học
sinh cá biệt dù không nhiều nhưng đã làm ảnh hưởng đến nền nếp và chất
lượng học tập của lớp, của trường, gây ít nhiều khó khăn trong giảng dạy của
các giáo viên bộ môn và tạo nên sự mệt mỏi của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra mục tiêu tổng
quát: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục,
đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn
diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu
gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.
Để có được mục tiêu đó, đòi hỏi người giáo viên trong mỗi nhà trường
gắn liền với hai nhiệm vụ: Vừa dạy chữ vừa dạy người, đào tạo ra những học
sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách.
Bản thân là cán bộ quản lý, đã trải qua nhiều năm làm công tác chủ
nhiệm, tôi dần nắm bắt được tâm lý học trò, hiểu được những khó khăn của đội
ngũ giáo viên chủ nhiệm khi lớp có học sinh cá biệt về đạo đức. Mặc dù việc
giáo dục học sinh cá biệt là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy
cảm. Nhưng tôi vẫn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm của mình, giúp đội ngũ
GVCN cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả.
Trường THCS&THPT Thống Nhất là Trường có mô thức THCS và
THPT, đứng chân ở vùng trung du giáp 4 huyện: Yên Định – Thọ Xuân – Ngọc


Lặc – Cẩm Thuỷ. Học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc Mường
huyện Ngọc Lặc, huyện Cẩm Thuỷ và của xã miền núi huyện Yên Định, Thọ
Xuân. Chất lượng tuyển sinh chưa cao, nên qua quá trình học tập một bộ phận
học sinh đã có tình trạng như thường xuyên không thuộc bài, không làm bài
tập, bỏ học, bỏ giờ, mê chơi game, không chấp hành nội quy nề nếp trường lớp,
từ đó dẫn đến các tiêu cực khác và trở thành học sinh cá biệt. Những học sinh
cá biệt về đạo đức dù số lượng không nhiều, nhưng gây không ít khó khăn
trong công tác của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Với quyết tâm giúp đội ngũ
thầy cô làm công tác chủ nhiệm tôi mạnh dạn viết đề tài “Một số kinh nghiệm
giúp giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức ở trường
THCS&THPT Thống Nhất”.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu của tôi giúp giáo viên chủ nhiệm có phương pháp tốt trong
giáo dục đạo đức học sinh, đồng thời làm cho những học sinh cá biệt về đạo
đức có sự chuyển biến, thay đổi ý thức trong học tập rèn luyện theo hướng tích
cực. Giúp các em biết tự tôn trọng bản thân mình và nhận thức tốt hơn việc học
tập tu dưỡng.
Tôi cũng mong rằng qua đề tài này, phần nào giúp cho các thầy cô thấy
rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối công tác chủ nhiệm. Đồng thời
giúp cho một số ít thầy cô xóa đi tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử lạnh lùng,
khắt khe với những học sinh chưa ngoan.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về công tác giáo dục học sinh cá biệt
về đạo đức ở trường THCS&THPT Thống Nhất trong các năm học gần đây.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp quan sát các hoạt động tập thể của học sinh, trò chuyện với học

sinh để hiểu rõ tâm tư nguyên vọng .
- Phương pháp khảo sát: khảo sát các hoạt động chủ nhiệm lớp của một số
đồng nghiệp cùng trường và khác trường.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả tu dưỡng rèn
luyện ở những tập thể lớp có sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm so với các
lớp chưa được giáo viên chủ nhiệm quan tâm.
- Phương pháp điều tra, thống kê : Điều tra thái độ và phân tích kết quả rèn
luyện của học sinh. Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu tài liệu, thu thập thêm thông
tin từ tài liệu, internet.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ nội dung Giáo dục của
Chương trình giáo dục mới là: “Tiếp tục tập trung vào những giá trị cơ bản
của văn hoá, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại; bảo
đảm yêu cầu cơ bản, hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi của
HS các cấp học”
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng,
muốn trở thành người có ích cho xã hội thì cần phải hội đủ hai điều kiện : đức
và tài như Bác Hồ đã từng nói :“ Có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó , còn có tài mà không có đức thì là người vô dụng ”
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục:
“ Tiên học lễ, hậu học văn”. Ngày nay, phương châm “ Dạy người, dạy chữ,
dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức,
như Bác Hồ đã dạy: “ Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là
đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ
không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là
cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân


2


cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân. Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục đào tạo trong giai đoạn
hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh bởi vì dạy học không chỉ
dạy chữ mà dạy làm người, đi học không phải chỉ học chữ mà học làm người.
Đối với học sinh PTTH độ tuổi tâm sinh lí có nhiều thay đổi, tuổi nhanh
nhẹn, sôi nổi, có nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, khám phá, thích giao lưu để khẳng
định mình, tuổi có nhiều ước mơ. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
bên cạnh mặt tích cực không tránh khỏi các mặt tiêu cực làm cho một bộ phận
học sinh có biểu hiện sa sút về đạo đức, nhận thức lệch lạc, thiếu ý thức cộng
đồng, tình trạng bạo lực còn diễn ra… Các em chưa có ý thức trách nhiệm cao
về hành vi của mình dễ dẫn đến những sai phạm. Thực trạng đó khiến công tác
chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có những kĩ
năng, phương pháp và cả tấm lòng thì mới có thể giáo dục các em có hiệu quả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây, sự phát triển Kinh tế - Xã hội đã mang lại
không ít những thuận lợi cho công tác giáo dục trong nhà trường. Sự quan tâm
đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ xã hội, cơ sở vật
chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đảm bảo cho
việc dạy và học. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh
trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối
hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động giáo dục của giáo viên
chủ nhiệm.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn
gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ
và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho
nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học

sinh: xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn
viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online… Chính
những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân
cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ
nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức, quản lí học sinh.
Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc làm ăn nên thời
gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà
trường và xã hội. Học sinh thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình,
dễ bị kẻ xấu lôi cuốn sa ngã. Một số em do được chiều chuộng nên nảy sinh
tính ích kỉ, ương bướng, khó bảo.
Thực tế công tác chủ nhiệm là kiêm nhiệm, chưa có một khoá đào tạo
chính thức nào về nghiệp vụ cho GVCN. Vì vậy, GV làm chủ nhiệm chủ yếu
bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi đồng nghiệp trong
nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN còn ít, chưa tương xứng với
công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên
chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy còn
nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành cho giáo dục công dân, giáo dục đạo

3


đức học sinh còn quá ít. Hơn nữa tuổi học sinh là tuổi có nhiều nhu cầu hiểu
biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình...,
trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế,
nếu không có phương pháp giáo dục tốt thì chiều hướng học sinh hư, lười học,
vi phạm đạo đức ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm
tính, chưa có phương pháp sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có
người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách
máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí thì cả giáo viên và học sinh đều như bị áp

lực.
*Một số nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt về đạo đức:
- Do tác động của xã hội, bị bè bạn không tốt lôi kéo.
- Sự kích động của phim ảnh, các trò trơi bạo lực từ game.
- Chưa có sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái.
- Do gia đình khá giả, chỉ biết cung cấp tiền cho con mà không quan tâm đến
kết quả học tập của con mình, dẫn đến tính ỷ lại.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải làm thêm giúp gia đình nên thường
xuyên bỏ học, học lực sa sút.
- Do cho mẹ ly hôn, dẫn đến buồn chán.
- Do GVCN chưa có phương pháp giáo dục hiệu quả…
*Một số biểu hiện của học sinh cá biệt về đạo đức :
- Bỏ học, bỏ tiết, đi học muộn.
- Không mặc đồng phục, không đeo phù hiệu.
- Đầu tóc dị hình dị màu.
- Luôn có tư tưởng quấy phá, gây mất trật tự trong giờ học.
- Không chú ý nghe thầy cô giảng dạy
- Thiếu văn hóa (nói tục, chửi thề).
- Đùa giỡn, chọc ghẹo, thiếu lễ phép, thích trêu ngươi người khác
- Sách vở không đầy đủ, thường xuyên không chép bài.
- Mê chơi game, lôi kéo, rủ rê bè bạn.
- Hay cãi lí với bố mẹ và thầy cô; Sẵn sàng bỏ học đi chơi cùng bạn
- Thường nói dối, thậm chí nói láo với người trên …
Khắc phục những khó khăn trên trong công tác giáo dục đạo đức học
sinh cá biệt không phải là điều dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, tôi xin được
đưa ra một số kinh nghiệm để chia sẻ cùng đội ngũ GVCN.
2.3. Một số kinh nghiệm giúp GVCN giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức
2.3.1. Luôn có phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”
- Bản thân người GVCN phải luôn là tấm gương sáng, luôn có tâm, sống và
làm việc mẫu mực và hiểu biết tâm lý từng học sinh mình chủ nhiệm.

- Người GVCN phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, yêu thương học
sinh và luôn luôn xác định phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
- Biết kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, có sự nhạy cảm sư phạm, biết
dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư phạm để cảm hóa học sinh cá biệt.

4


- Luôn tìm hiểu nguyên nhân một cách cặn kẽ mỗi sự việc, hiện tượng, tìm hiểu
sở trường, tính cách, hoàn cảnh của HS.
a) Những điều nên tránh:
- Tuyệt đối không cô lập học sinh cá biệt đối với tập thể
- Tuyệt đối không xúc phạm danh dự của học sinh trước tập thể.
- Không nên quá khắt khe bằng những hình thức kỷ luật nặng nề, không nên đe
dọa, không dùng lời lẽ chỉ trích, nói như một nhà sư phạm “không được dùng
búa để mổ một con gà”
- Tuyệt đối không được đánh học sinh, theo lời giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, thì
“Quả đấm không phải là khoa học”.
- Không nên phủ nhận những chuyển biến tích cực dù là nhỏ của HS cá biệt.
b) Những điều nên làm:
- Đối với HS cá biệt, người GVCN phải biết nhìn bằng con mắt của tình
thương và sự thông cảm, nên có sự bao dung của người mẹ, người cha, sự gần
gũi cảm thông của người anh, người chị và cái thân thiết của một người bạn.
- Giành thời gian để tâm tình, gặp gỡ, trao đổi với các em, với gia đình, người
thân của các em ...
- Nhẹ nhàng phân tích những mặt ưu, khuyết, đúng sai trong nhận thức, suy
nghĩ của các em ... Giúp các em nhận biết những ưu điểm của mình để phát
huy. Không nên nói những câu phũ phàng, như : “ở em chẳng có điểm nào tốt
cả”, “Người như em thật chẳng ra gì!”. Hoặc bi đát hơn “cuộc đời em rồi chẳng
ra làm sao đâu”...

- GVCN phải tìm cách giúp học sinh cá biệt khắc phục sửa chữa những sai
phạm của mình và động viên khích lệ kịp thời, vì một lời khen học sinh cá biệt
sẽ có tác dụng hơn là một tờ tự kiểm.
Trong sự nghiệp trồng người thì học sinh cá biệt giống như trồng cái cây
không mọc thẳng, đòi hỏi mỗi GVCN phải dày công dạy dỗ. Đổi lại sự vất vả
là niềm vui thật sự khi biện pháp giáo dục của mình thành công, khi người học
sinh chưa ngoan của mình biết nhận lỗi một cách thành khẩn, khi cái tâm thanh
thản khi ta đã cố gắng hết khả năng của mình.
2.3.2. Sưu tầm các vở kịch ngắn để học sinh cá biệt cùng tham gia đóng vai
a. Tác dụng
Giúp học sinh cá biệt có thêm kỹ năng hòa nhập, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng ứng xử, từ vai diễn học sinh đặt mình vào vị trí của người khác để từ đó
biết điều chỉnh hành vi, cách thức ứng xử của mình trong lớp.
Không cần sử dụng những câu nhắc nhở suông, nhàm chán như trước
đây, việc đóng vai thông qua những lời đối thoại, những động tác biểu diễn,
giúp các em tự tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái, thay đổi nhận thức một
cách nhanh chóng, đồng thời còn tạo ra tiếng cười vui vẻ của thầy và trò khi
bước vào giờ học mới.
b. Quy trình thực hiện
Giờ sinh hoạt 15 phút, hoặc sinh hoạt cuối tuần GVCN giành thời gian
giới thiệu cho học sinh câu chuyện ngắn, tình huống mà các em sẽ đóng vai,
Phân vai cho các học sinh ( để HS cá biệt được đóng vai ) Các “diễn viên” đọc

5


kịch bản và chuẩn bị lên biểu diễn trước tập thể lớp. GVCN Trao đổi rút ra bài
học kinh nghiệm cần thiết.
Ví dụ : Nội dung vở kịch ngắn “ Vết thương”
Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu đưa cho

cậu một túi đinh và nói rằng mỗi khi con nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà
đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh
lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và
số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng
kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào.
Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói
với cha và ông bảo cậu: “ nếu ngày nào con không nổi nóng con hãy nhổ một
cái đinh ra khỏi hàng rào”. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé
báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng
cậu đến bên hàng rào và nói với cậu rằng "Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn
những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi.
Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những
lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác. Dù sau đó con có nói
xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần
cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy. Những người xung quanh ta,
bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi
chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở
rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha..."
Tình huống trên muốn gửi tới học sinh một thông điệp rất ý nghĩa. Trong
cuộc sống, mỗi người biết kiềm chế sự nóng giận của mình, đừng vội vàng nổi
nóng buộc người khác phải theo ý mình một cách máy móc. Chúng ta phải đặt
mình vào vị trí của người khác khi họ bất đồng quan điểm với mình thì mối
quan hệ với mọi người sẽ hài hòa hơn, cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Học sinh “
cá biệt” được tham gia đóng vai sẽ tự nhìn ra con người mình, tự rút kinh
nghiệm cho mình và có cách xử sự đúng với mọi người.
Tương tự như vậy, GVCN có thể sưu tầm trên mạng, hoặc tự xây dựng
các vở kịch, tiểu phẩm giáo dục HS biết chấp hành các quy định về an toàn
giao thông, biết lễ phép giúp đỡ người lớn tuổi, không tham gia trò chơi bạo
lực, giữ vệ sinh môi trường...
2.3.3. Kể những câu chuyện có giá trị giáo dục .

Việc kể chuyện luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái, có tác dụng giáo
dục cao nhưng nhẹ nhàng. Vừa nâng cao vốn hiểu biết về xã hội, cuộc sống cho
học sinh vừa phát huy tính tích cực trong hoạt động và học tập và quan trọng
nhất là hình thành nhân cách cho học sinh.
GVCN Chọn những câu chuyện ngắn, hấp dẫn, có nội dung phù hợp với
mục đích cần đạt được. Khi kể không nói tên chuyện, có thể đặt câu hỏi có liên
quan đến các tình huống trong chuyện. Kết thúc câu chuyện, yêu cầu học sinh
đặt cho câu chuyện vừa nghe theo các cách thể hiện khác nhau.
Ví dụ 1: GVCN Yêu cầu cả lớp lắng nghe và đặt tên cho câu chuyện.
Trong quá trình kể cô sẽ hỏi các em về diễn biến của câu chuyện.

6


Thời kỳ "oai hùng" của Nguyễn Vũ Xuân Trường kéo dài khá lâu nhưng
"lừng lẫy" nhất là lúc học lớp 10. Đá bóng trong sân trường, đi học muộn, bỏ
giờ, chơi điện tử, tóc húi cua, phá bàn ghế, đánh nhau... là những chuyện
thường xuyên có mặt Trường.
Từ hồi Trường còn bé, người mẹ tội nghiệp của Trường đã nhiều lần
phải tới trường với tư cách không lấy gì làm tự hào cho lắm - phụ huynh của
một học sinh cá biệt. Luôn tiên phong trong các trò nghịch ngợm, Trường cũng
"tiên phong" trong hàng ngũ đội sổ của lớp - một kỷ lục mà nhiều năm liền anh
không chịu "nhường" cho ai. Năm lớp 10, điểm của Trường chỉ vừa đủ để
không bị lưu ban, tức chỉ 3,5 điểm và hơn một tí cho tất cả các môn.
Cho rằng việc học không quan trọng, Trường đã bỏ học ngay đầu năm
lớp 11 và sau hai năm lao động tự do
(Câu hỏi 1: Sau 2 năm lao động Trường có cảm nhận như thế nào?)
Một ngày nọ, khát vọng trở lại trường học cháy bỏng trong Trường. Hai
năm bỏ bê đèn sách, mất kiến thức căn bản, và 18 tuổi để bắt đầu đi học trở
lại... đó là những khó khăn thách thức Trường trên con đường mới.

Ngay khi còn chưa biết phải làm gì thì cô giáo chủ nhiệm của anh tại
Trung tâm giáo dục thường xuyên đã dìu anh những bước đầu tiên khó nhọc.
Ngoài giờ học trên lớp, giờ ra chơi, sau giờ tan học, hay những buổi tối tại nhà,
cô và trò đã từng bước khuất phục sự "khiêu khích" đáng ghét của môn Hóa môn yếu nhất của Trường.
(Câu hỏi 2: Hãy dự đoán xem kết quả học tập của Trường sẽ như thế nào?)
Cứ thế, ngoài việc đi làm thêm, Trường lại vùi đầu vào sách vở. Một học
kỳ, rồi thêm một học kỳ, từ chỗ mất căn bản, anh học trò lớn tuổi nhất lớp này
đã tiến thẳng lên tốp khá của lớp, điểm số môn nào cũng cao. Nhưng điều mà
có lẽ khó để một học sinh cá biệt nào có thể làm được chính là đỗ vào Trường
Đại Học.
GV Yêu cầu học sinh đặt tên cho câu chuyện: ( Sự thức tỉnh của một học
sinh cá biệt; tương lai rộng mở với những người có nghị lực …)
Qua câu chuyện, học sinh nhất là những học sinh cá biệt nhận thức rõ
rằng, nếu mình có quyết tâm, có nghị lực thì cánh cửa tương lai sẽ rộng mở.
Mình phải cố gắng thực hiện quyết tâm đó khi còn chưa muộn.
Sau khi sử dụng phương pháp này, tôi đã thấy được sự chuyển biến tích
cực, từ việc các học sinh cá biệt nghỉ học thường xuyên, không xin phép, đến
xin phép khi vắng học và sau đó các em đi học đầy đủ. Các em đã có cố gắng
học bài và làm bài đầy đủ từ đó kết quả học tập có sự tiến bộ, phong trào thi
đua của lớp được nâng lên. Ngoài ra, các em cũng tự tin, cởi mở hơn khi giao
tiếp với bạn bè, thầy cô, mạnh dạn hỏi về những vấn đề mình chưa hiểu rõ.
Ví dụ 2: Giáo viên kể câu chuyện
Một buổi tối, Lý cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo, cô đùng đùng
ra khỏi nhà. Trong lúc đang lang thang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình
chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về
nhà. Cùng lúc đó, cô đi ngang qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt
làm cô chợt cảm thấy đói ngấu. Cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có

7



tiền. Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng bèn hỏi: “ Này cô
bé, cô có muốn ăn một tô mì không?”.
(Câu hỏi 1: Cô bé sẽ trả lời như thế nào?)
“ Nhưng … nhưng cháu không mang theo tiền…” – cô thẹn thùng trả lời.
“ Được rồi, chú sẽ đãi cháu – người bán nói – Vào đây, chú cho cháu một tô
mì”.
Mấy phút sau, chủ quán bưng tới cho cô một tô mì bốc khói. Ngồi ăn được mấy
miếng, Lý lại bật khóc.
“ Có chuyện gì vậy?” – ông ta hỏi.
“ Không có gì. Tại cháu cảm động quá!” – Lý vừa nói vừa lấy tay quẹt nước
mắt.
“ Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì, còn
mẹ cháu, sau khi cháu cự cãi đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn
tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu…bả ác độc quá!” – Cô bé nói với người
bán mì.
(Câu hỏi 2: Chủ quán sẽ nói gì với cô bé ?)
Nghe Lý nói, ông chủ quán thởi dài: “ Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy?
Chú mới chỉ đãi cháu có một tô mì mà cháu đã cảm động như vậy, còn mẹ cháu
đã nuôi cháu từ khi cháu còn nhỏ xíu, sao cháu lại không biết ơn mà còn dám
cãi lời mẹ nữa?”
Lý giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó. “ Tại sao mình lại không nghĩ
ra nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ mình đã
nuôi mình hàng bao năm qua mà thậm chí mình chưa bào giờ tỏ ra quan tâm
đến mẹ dù chỉ một chút. Chỉ vì một chuyện nhỏ, mình lại cự cãi với mẹ”, mình
sai rồi .
Trên đường về, cô thầm nghĩ trong đầu những điều cô sẽ nói với mẹ: “
mẹ ơi, con xin lỗi. Con biết đó là lỗi của con, xin mẹ tha thứ cho con…”
( Câu hỏi 3: Đoán xem, cô bé sẽ nhìn thấy điều gì khi về đến nhà?)
Khi bước lên thềm cửa, cô nhìn thấy mẹ đang mệt mỏi và lo lắng vì đã

tìm kiếm cô khắp nơi. Nhìn thấy Lý, mẹ cô mừng rỡ nói: “ Lý, vào nhà đi con.
Chắc con đói bụng lắm rồi phải không? Cơm nước mẹ nấu xong nảy giờ rồi,
vào mà ăn ngay cho nóng…” Không thể kiềm giữ được cảm xúc, Lý òa khóc
trong tay mẹ.
GVCN Yêu cầu học sinh rút ra bài học từ câu chuyện.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta dễ cảm kích với những hành động nhỏ
mà một số người xung quanh làm cho chúng ta, nhưng đối với những người
thân thuộc, nhất là cha mẹ, thầy cô … chúng ta lại xem sự hy sinh của họ như
chuyện đương nhiên.
Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà
chúng ta được tặng từ khi mới chào đời. Cha mẹ không mong đợi chúng ta trả
công nuôi dưỡng, nhưng…Liệu có bao giờ cúng ta biết quý trọng sự hy sinh vô
điều kiện này của cha mẹ chúng ta chưa?
GVCN Yêu cầu học sinh đặt tên cho câu chuyện: học sinh đã đặt
nhiều tên khác nhau, giáo viên đều ghi lại những tên đó lên bảng, ghi cả tên

8


chuyện mà giáo viên đã chuẩn bị: ( tô mì của người lạ, tình mẫu tử, chữ
hiếu…)
Sau khi thực hiện phương pháp này, tôi nhận thấy học sinh tham gia vào
việc trả lời câu hỏi và đặt tên chuyện rất tích cực. Điều này chứng tỏ các em rất
chú ý vào câu chuyện tôi kể, rất hào hứng và thoải mái khi tham gia, phát huy
được tính tích cực của học sinh.
Qua câu chuyện, học sinh được giáo dục về tình cảm gia đình, lòng biết
ơn, thái độ ứng xử với đấng sinh thành. Bên cạnh đó, khai thác một tình tiết
nhỏ khi cô bé được hỏi có muốn ăn một tô mì không? Cô bé đã trung thực trả
lời là cháu không mang theo tiền. Đây là tình tiết giáo dục học sinh về tính
trung thực trong cuộc sống ngay cả khi mình rất cần đến nó nhưng vẫn trả lời

ngay thẳng không gian dối.
2.3.4. Giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức bằng “đòn tâm lý”:
Đối với học sinh cá biệt việc gần gũi với các em quả là một vần đề
không đơn giản, nếu GVCN thiếu tế nhị thì khó mà có thể gần gũi với các em
được, chẳng hạn thường xuyên phê bình, dùng nhiều lới xúc phạm đến các
em ... đều có thể làm tổn thương đến mối quan hệ này. Hơn nữa vì các em
thường xuyên vi phạm nên các em càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên chủ
nhiệm lớp.
Để thấy được hết cá tính của học sinh, GVCN cần tạo đựơc mối quan hệ
gần gũi với các em, thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy của các em. Chú ý khi giao
tiếp với các em ta phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóa được các em,
khi có được mối quan hệ tốt các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình cảm với
GVCN mà không một chút ngần ngại. Những lời khuyên răn dạy bảo của
chúng ta sẽ có tác dụng lớn đối với các em.
Ví dụ : Trường hợp Em Hồ Phượng Hoàng là một HS nằm trong một
hoàn cảnh đặc biệt, cha mất sớm, một mình mẹ nuôi em ăn học, vất vả vì công
việc, thu nhập ít, đời sống vô cùng chật vật, không có thời giờ để quan tâm
nhiều đến em. Hoàng theo bạn, bỏ học, đánh lộn, chơi điện tử, bi da, có hôm
lấy trộm tiền của các bạn trong lớp.
Sau khi theo dõi và tìm hiểu phân tích hoàn cảnh của Hoàng, tôi cùng
GVCN đã gặp riêng em để khuyên nhủ em, bắt đầu từ việc hỏi thăm gia đình
em, mẹ em thế nào? hiện nay còn đi bán Dứa không? vừa qua mẹ em bị ốm
nặng bây giờ thế nào rồi... trước sự quan tâm chân tình của chúng tôi với bản
tính lương thiện của trẻ em- Hoàng nói chuyện chân tình. Khi thấy em không
ngần ngại gì trong tâm sự, GVCN bắt đầu gợi ý nhắc nhở từng vi phạm của em,
GVCN dùng tình cảm của người mẹ để tâm sự cùng em: Em là niềm an ủi duy
nhất đối với mẹ - mẹ là chỗ dựa duy nhất của em, mẹ tần tảo nuôi em ăn học là
muốn em trở thành người tốt, bao vất vả nặng nhọc mẹ đều gánh chịu để em
được có điều kiện tốt mà học tập bằng bạn bằng bè, vừa rồi mẹ em bị ốm là do
biết em theo các bạn bỏ học, trộm cắp... em không thương mẹ sao? đến đây, đôi

mắt Hoàng chớp chớp, rưng rưng... Từ đó GVCN đã đã cảm hoá được em,
thường xuyên trao đổi với em, mỗi lần trao đổi riêng GVCN tìm cách cách

9


khen ngợi những tiến bộ của em. Từ đó em đã ngoan ngoãn, đi học chuyên cần
và bỏ được các thói hư.
Một trường hợp khác, Em Lê Trung Huy gia đình kinh tế khá giả, cha
mẹ buôn bán, lo việc kinh doanh không quan tâm đến việc học tập của con,
Huy là một học sinh học khá từ những năm tiểu học, lên THCS Huy theo bạn
bè hay bỏ học, được cha mẹ thường xuyên cho tiền nên Huy tha hồ chơi điện
tử, thường xuyên bỏ học ... Với Huy tôi hướng dẫn GVCN dùng biện pháp
khác tôi và GVCN theo dõi em nhiều hơn, hễ em có vi phạm gì là chúng tôi
biết ngay và mỗi lần trao đổi với em GVCN đều đưa ra những chi tiết rất chính
xác, ví dụ chiều nay em bỏ học tiết 2, 3 đi chơi điện tử ở quán.... với em..., sáng
thứ ba em xin nghỉ học với lý do ốm nhưng cô biết em chơi điện tử với
bạn...lớp ....Tất cả việc làm của em cô đều biết, em biết vì sao cô biết nhiều về
em như vậy không? em biết vì sao cô quan tâm tới em nhiều không? Cha,
mẹ bận bịu công việc cốt tạo sự nghiệp và cũng là tạo điều kiện để em ăn học,
lo cho tương lai của em, nhiều bạn gia đình vất vả mà các bạn vẫn cố gắng học
tốt như bạn Trinh, bạn Thơm... còn em có điều kiện tốt mà không lo học tập.
Chơi bời với các bạn thời gian rồi sẽ chán, em có thể chơi cả đời được không?
nếu bây giờ không lo học thì sau này em có thể làm được gì? rồi cha mẹ em sẽ
ra sao? có xấu hổ với mọi người vì đã có một đứa con như em không? Dần dần
Huy thấy được cái sai của mình và Huy cũng đã sửa đổi.
Với học sinh cá biệt, GVCN phải biết đứng về phía các em, quan tâm
điều các em nghĩ, bàn về những đề tài các em thích. Thỉnh thoảng, sử dụng
“thuật ngữ” của các em. Đó là cách mang các em đến gần mình hơn. Khi mối
quan hệ đủ thân thiện, khi niềm tin đủ lớn, người thầy sẽ thuận lợi trong việc

uốn nắn hành vi,
khai sáng tư duy, định hướng nhận thức...
Nên xử lý mềm mỏng, nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm
trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, GVCN không xử
lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi
thì luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để
vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng
lại vi phạm thường xuyên thì không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy
theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ cũng xử lí
trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt,
giao cho em đó thời gian thử thách, không ép các em vào đường cùng.
Thường GVCN không giao nhiệm vụ cho những học sinh cá biệt, vì cho
rằng những học sinh này sẽ không làm được gì, coi thường các em mà chỉ luôn
quát nạt, nhắc nhở là chính. Điều đó không khéo dễ làm hỏng các em hơn, cho
nên đối với những HS này, GVCN nên tạo cho các em một cơ hội để các em
thấy được vai trò của mình trong tập thể, đồng thời phát huy tính làm chủ của
các em và nhận thấy rằng mình không bị lạc lõng, không bị bỏ rơi. Như tham
gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian, các hoạt
động thể thao, tham gia làm báo tường, cắm trại nhân các ngày lễ hội của

10


trường tổ chức… Khi hoàn thành nhiệm vụ GVCN phải đánh giá kết quả bằng
cách nêu gương trước tập thể lớp.
2.3.5 Giáo dục học sinh cá biệt bằng tập thể :
Ở tuổi HS THPT, bạn bè có một vị trí rất lớn trong mối quan hệ xã hội
của các em, thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được việc nào là cần
thiết hơn, chính vì thế đa phần trong quan hệ với thầy cô giáo các em thường
có biểu hiện bao che cho nhau, nhất là những khi đề cập tới các đối tượng học

sinh cá biệt, mặc dù biết việc làm của bạn là sai, tuy vậy khi hỏi đến phần lớn
các em đều trả lời một câu chung nhất: em không biết - cũng có thể các em
ngại không dám nói ra sự thật vì sợ sự đe doạ của các bạn... Nhưng phải nói
rằng tất cả những suy nghĩ, những việc làm của các em cá biệt thì chính các em
học sinh cùng lớp, cùng khối là biết rõ nhất.
Về vấn đề này GVCN cần khéo léo trong cách điều tra, có thể là điều tra
bằng cách giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp hoặc một HS
đáng tin cậy nhất nào đó và sẽ trao đổi với các em bằng cách bảo mật thông
tin. Thường thì những em này sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn tin chính xác
nhất.
Sau khi nắm được thông tin, phân tích tình hình, GVCN hướng dẫn các
em gần gũi và giúp đỡ khuyên bảo bạn, nên tạo được quan hệ tốt và nhất là tạo
cho những em cá biệt có niềm tin với mình. GVCN thường xuyên giữ mối
quan hệ với các em này và nắm bắt những khó khăn khi phải khuyên bảo,
thuyết phục HS cá biệt, để hướng dẫn cách tháo gở khó khăn cho các em,
thường xuyên cung cấp biện pháp xử lý kịp thời và động viên các em, tạo cho
các em có niềm tin và kiên trì thuyết phục, giúp đỡ học sinh cá biệt tiến bộ.
Trong biện pháp này cũng có thể dùng cách: Lấy độc trị độc. Qua các
hoạt động của lớp, GVCN cần theo dõi kỹ, qua từng hoạt động các em có
những biểu hiện như thế nào: say mê, hứng thú, nhiệt tình, tích cực hay qua loa
chiếu lệ, đùn đẩy, ...Hoạt động này em thích dẫn đến nhiệt tình, hoạt động kia
không thích thì né tránh..
Từ việc theo dõi trên GVCN có biện pháp phát huy sở trường của từng
em lấy đó làm đòn bẩy và là cơ sở để ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực khác
nảy sinh ở các em.
Ví dụ: Em Trần Văn Khanh là học sinh thường xuyên nói chuyện riêng
trong lớp, khi ban cán sự lớp phê bình là em hăm doạ đánh bạn. Để vừa ngăn
chặn được sự mất đoàn kết trong lớp đồng thời xây dựng nề nếp tiết học tốt tôi
đề nghị GVCN phân em làm lớp phó kỷ luật - giao nhiệm vụ theo dõi các bạn
đồng thời trước lớp phải quy định những em cán sự lớp là người luôn gương

mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, nếu vi phạm thì hình thức kỷ luật sẽ nặng
hơn. Khi nhận chức danh lớp phó Khanh rất thích, tuần đầu tiên Khanh có tiến
bộ nhưng vẫn còn một vài lần bị phê bình là nói chuyện riêng, cuối tuần nhận
xét tình hình chung của lớp tôi cho các em phát biểu phê bình vai trò trách
nhiệm của Khanh. Sau đó tôi nhận xét chung."Tuy rằng trong tuần qua bạn
Khanh vẫn còn sai sót - có vi phạm kỷ luật, nhưng so với các tuần trước nề nếp

11


của lớp ta tuần này tiến bộ hơn và bản thân Khanh cũng có tiến bộ, vì sự tiến
bộ của lớp ta có thể xí xoá cho bạn và cho bạn cơ hội để khẳng định vai trò
của mình ở tuần học tiếp theo". Về sau Khanh đã ý thức được trách nhiệm của
mình và không còn vô kỷ luật như trước nữa.
Đối với những đối tượng thích gây rối tập thể, nghịch ngợm (lớp bị phê
bình là niềm vui của các em)... Đối với đối tượng này tôi dùng cách đẩy mạnh
các hoạt động của lớp để các em thấy được những việc làm của mình không có
tác dụng gì khi cả lớp đều có chung một sự quyết tâm nỗ lực vươn lên và vô
hiệu hoá những hành động nghịch ngợm của các em. Không làm hại được tập
thể lại bị tách ra khỏi tập thể, các em tự khắc thấy mình như bị hụt hẫng, xấu
hỗ. Từ đó chính các em có mong muốn được sống chung trong một tập thể
đoàn kết. Khi các đối tượng này thấy được những lỗi lầm của mình, GVCN lớp
cần động viên HS trong lớp gần gũi khích lệ để các em hoà nhập với tập thể.
2.3.6. Kết hợp với phụ huynh học sinh:
Có thể trao đổi qua các cuộc họp phụ huynh học sinh chung của lớp,
GVCN báo cáo kết quả rèn luyện của từng em và có thể mời phụ huynh ở lại
để trao đổi riêng, tránh sự mặc cảm của phụ huynh.
Có thể trao đổi qua việc đến thăm gia đình học sinh. Thường học sinh cá
biệt thì lại có phụ huynh cá biệt ; một là không quan tâm đến việc học của con
em, hoặc không dám đối diện với sự thật về những sai phạm của con

mình...thường những phụ huynh này ít tham gia vào các cuộc họp chung kể cả
những lúc có giấy mời riêng cũng không đến. Đối với phụ huynh này GVCN
cần nhiệt tình hơn, có thể đến thăm gia đình để tìm hiểu điều kiện sinh hoạt của
gia đình và nắm được tình hình của các em ở nhà, thường họ ngại nói những
điều sai của con em họ vì thế GVCN nên tổng hợp những điểm tốt mà các em
có được dù đó chỉ là một việc không đáng kể để khen ngợi các em, sau đó lồng
một vài khuyết điểm của các em; tránh nêu hoàn toàn hoặc một loạt khuyết
điểm thì phụ huynh sẽ có sự mặc cảm, hoặc nảy sinh sự tiêu cực, buông xuôi,
ngại nói ra những điều mà ta cần tìm hiểu, trao đổi.
Có thể trao đổi bằng phiếu liên lạc, bằng tin nhắn điện tử. Để tránh
trường hợp các em giả mạo việc nhận xét vào phiếu liên lạc, đầu năm học cần
yêu cầu phụ huynh ghi đầy đủ thông tin và ký tên vào sổ, nộp cho GVCN, hằng
tuần có việc cần thiết liên hệ với phụ huynh, GVCN sẽ ghi vào sổ để các em
đem về trình với phụ huynh vào ngày thứ bảy và nộp lại cho GVCN vào thứ
hai. Cách làm này cũng có thể thường xuyên trao đổi với phụ huynh và kịp thời
giáo dục, chấn chỉnh những sai phạm của các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức nếu chỉ bằng việc nhắc nhở, bằng
các biện pháp cứng rắn, bằng kỷ luật … vẫn là một việc làm khá phổ biến ở
các nhà trường, tuy nhiên chắc chắn hiệu quả không được như mong muốn.
Việc tìm ra cách thức giáo dục đạo đức vừa nhẹ nhàng, vừa sinh động, vừa hấp
dẫn thu hút các em lại có hiệu quả giáo dục cao là một việc làm đòi hỏi GVCN
phải trăn trở, đầu tư và có tính sáng tạo.

12


Năm học 2014-2015 và 2015-2016 tôi đã hướng dẫn đội ngũ GVCN
thực hiện một số phương pháp như đã đề cập, hiệu quả mang lại rất rõ nét,

thầy Hoàng Thanh Hà – GVCN lớp 12 A4, Thầy Trịnh Xuân Khải – Trưởng
Ban trực nề nếp của trường cùng nhận định “Tình hình học sinh vi phạm nội
quy nhà trường giảm rõ rệt, ý thức đạo đức của các em đã nâng lên. Các em có
thái độ và hành vi tốt với cộng đồng, môi trường xung quanh; kỹ năng giao tiếp
của các em cũng có nhiều tiến bộ, nhiều học sinh học tốt hơn, nhiều học sinh
được phát huy năng lực của mình thông qua biểu diễn tiểu phẩm...
Năm
học
20142015
20152016
So sánh
Tăng (+)
Giảm (-)

Hạnh kiểm (%)

TB

Yếu

Trường

Tỉnh

HS Đỗ
ĐH, CĐ
%

45


51

0.5

32

29

52

4.5

55

40

0.5

52

31

-

+

+

-


=

+

+

Văn hóa đại trà (%)

Tốt

Khá

TB Yếu Giỏi Khá

75

20

5

0

3.0

76

20

4


0

+

=

-

=

Số HS giỏi

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Công tác giáo dục đạo đức trong mỗi nhà trường có vị trí, vai trò quan
trọng. Vì vậy, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là học sinh cá
biệt trong là rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Việc giáo dục
đạo đức cho học sinh cá biệt luôn gặp không ít khó khăn, thách thức. Để nâng
cao hiệu quả công tác này, cần áp dụng phối hợp các biện pháp một cách linh
hoạt.
Trước thực trạng của học sinh và học sinh cá biệt về đạo đức ở trường
THCS&THPT Thống Nhất , tôi đã thực hiện một số phương pháp giúp giáo
viên chủ nhiệm giáo dục khá hiệu quả đạo đức cho học sinh :
1. Luôn có phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”
2. Sưu tầm các vở kịch ngắn để để học sinh cá biệt được tham gia đóng
vai
3. Kể những câu chuyện có giá trị giáo dục .
4. Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt bằng đòn tâm lý:
5. Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt bằng tập thể :
6. Kết hợp với phụ huynh học sinh:

Qua thực tiễn và kết quả khảo sát thu được cho thấy tính hiệu quả và khá
phù hợp để mọi GVCN trong các nhà trường đều có thể áp dụng. Chắc chắn
rằng sẽ còn nhiều phương pháp hay, nhiều cách làm có hiệu quả hơn trong việc
giáo dục đạo đức học sinh cá biệt so với những kinh nghiệm của tôi .
Giáo dục thế hệ trẻ để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước là
nhiệm vụ hàng đầu. Công tác giáo dục học sinh nói chung, học sinh cá biệt nói
riêng đòi hỏi các ngành, các cấp cùng toàn xã hội quan tâm và phối hợp. Với
13


một số kinh nghiêm tích lũy được, hy vọng sẽ đóng góp phần nào cho công tác
chủ nhiệm của thầy, cô trong trong các nhà trường những năm học tới.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Với Sở Giáo dục - Đào tạo
- Cần cung cấp tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, GVCN, phụ huynh về
nội dung, biện pháp GDĐĐ cho học sinh phù hợp với giai đoạn hiện nay.
- Tăng cường chế độ, chính sách hỗ trợ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
3.2.2. Với các trường THPT
- Thành lập Ban Nề nếp, Ban tuyên truyền và tích cực phối hợp với các lực
lượng trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho học sinh.
- Cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động vui chơi, giải trí cho học sinh để các em
có được sân chơi lành mạnh, bổ ích.
- Cần tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em, để các em hiểu
thêm về vai trò, trách nhiệm của lứa tuổi học đường.
3.2.3. Với gia đình học sinh
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức.
- Tăng cường mối liên hệ thường xuyên với nhà trường để nắm bắt được tình
hình học tập, rèn luyện của con em, phối hợp với nhà trường để giáo dục học
sinh./.
XÁC NHẬN

CỦATHỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Văn Thành

Lưu Vĩnh Tuấn

14


MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Một số kinh nghiệm giúp GVCN giáo dục học sinh cá biệt về

Trang
1
1
2

2
2
2
2
3
4

đạo đức
2.3.1. Luôn có phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”
2.3.2. Sưu tầm các vở kịch ngắn để học sinh cá biệt cùng tham gia

4
5

đóng vai
2.3.3. Kể những câu chuyện có giá trị giáo dục .
2.3.4. Giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức bằng “đòn tâm lý”:
2.3.5 Giáo dục học sinh cá biệt bằng tập thể :
2.3.6. Kết hợp với phụ huynh học sinh:
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

6
9
11
12
12

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

3.2. Kiến nghị

13
13
14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/Phương pháp dạy học tích cực – Nguyễn Kỳ, NXB Giáo dục 1995
2/Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
2011.
3/Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học sư phạm 2010.

15


4/Thông tư 58/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011 về việc ban hành quy chế đánh
giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.
5/ Báo mạng: VietBao.vn mục bài học đạo đức
6/ Báo mạng: ĐờiSống.vn mục Quà tặng cuộc sống
7/ Báo mạng: SachGiai.com mục Câu chuyện tình huống và pháp luật

16



×